Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

câu hỏi ôn tập nghệ thuật học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.31 KB, 12 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGHỆ THUẬT HỌC
1 Nghệ thuật là gì? Trình bày các quan niệm khác nhau về nghệ
thuật.
2 Trình bày các tiêu chí phân loại nghệ thuật.
3 Trình bày các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật kiến trúc, điêu
khắc, hội họa, âm nhạc, điện ảnh, múa.
4 Viết một bài luận khoảng 1000 chữ (3 trang) về một tác phẩm,
một giai đoạn, một hiện tượng nghệ thuật cụ thể đã đem đến cho anh (chị)
những mĩ cảm cũng như những nhận thức mới mẻ.
5 Hãy bình luận ý kiến: Nghệ thuật sinh ra con người.
6 Có ý kiến cho rằng: Cảm xúc trong nghệ thuật là cảm xúc vĩnh
cửu. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không?
CÁC BÀI TẬP:
1 Tính tư tưởng của hôi họa siêu thực, trừu tượng.
2 So sánh nghệ thuật miêu tả chân dung trong hội họa, điêu khắc,
văn học.
3 Tính tượng trưng của kiến trúc qua một tác phẩm cụ thể.
4 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh qua một tác phẩm cụ thể.
5 Sự gặp gỡ của thơ và nhạc qua một tác phẩm cụ thể.
6 So sánh tính gợi trong hội họa và trong văn học.
7 Trình bày mối quan hệ khoa học và nghệ thuật qua một hiện
tượng cụ thể.
8 Trình bày một đặc điểm của nghẹ thuật trình diễn qua một hiện
tượng nghệ thuật cụ thể.
1. Nghệ thuật là gì?
Thời Cổ đại, người ta chia nghệ thuật ra làm bảy loại hình nghệ thuật tự do
(artes liberales) là: trivium (3 con đường) bao gồm: Văn phạm, Logic, Hùng biện;
và quadrivium (4 con đường) bao gồm: Số học (lý thuyết về các con số), Hình học
(các con số trong không gian), Âm nhạc (các con số trong thời gian), và Thiên văn
học (các con số trong không gian và thời gian). Mẹ của cả 7 nghệ thuật đó là Triết
học. Các nghệ thuật mang tính kỹ thuật như kiến trúc, nông nghiệp, hội họa, điêu


khắc, và các nghề thủ công khác được xếp ở hàng thấp hơn.
Thời Trung cổ, nghệ thuật được coi là đứa con của tự nhiên. Dần dần nghệ
thuật chỉ còn là những gì mà người xưa coi là nghề thủ công. Từ “nghệ thuật” đòi
hỏi một cái gì đó được tạo nên một cách khéo léo bởi người nghệ sĩ. Có điều chính
các nghệ sĩ đã phá bỏ các hạn chế do các định nghĩa loại đó tạo ra, thách thức các
định kiến của chúng ta, và vượt xa các triết gia, các nhà tâm lý học và phê bình,
chứ đừng nói chi đến đại chúng.
M. Duchamp, Đài phun, 1917/1964
Ngày nay, thật khó định nghĩa được nghệ thuật. Đã qua rồi cái thời có thể chỉ
ra được cái gì là nghệ thuật, cái gì không phải là nghệ thuật. Sau khi Marcel
Duchamp [4] triển lãm chậu đi tiểu vào năm 1917 tại New York, hay Andy Warhol
[5] bày ra các tranh in lưới hàng loạt các đồ hộp giống nhau như đúc vào những
năm 1962 - 1964, thì bất cứ cái gì cũng có thể là nghệ thuật. Quan niệm này có vẻ
phù hợp với nghệ thuật đương đại.
Vậy cái gì làm cho một bức họa trở thành một tác phẩm nghệ thuật? Có khá
nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Dưới đây chỉ liệt kê và bình luận một số
quan điểm tạm gọi là tiêu biểu nhất.
Có quan điểm cho rằng họa sĩ vẽ tranh, nhưng cần sự giám định của ít nhất
một đại diện của thế giới hội họa để khiến bức tranh trở thành một tác phẩm nghệ
thuật. Như vậy một người bình thường không thể trả lời được nghệ thuật là gì.
Chúng ta cần người “định hướng nghệ thuật” như tín đồ cần vị cố đạo để nói cho
biết chân lý ở đâu. Nếu quan niệm này đúng, nó loại trừ sự huyền bí trong nghệ
thuật, sẽ được nói đến bên dưới.
Trái với quan điểm mang tính ngoại suy kể trên, những người theo quan
điểm nội suy cho rằng tiêu chuẩn của nghệ thuật nằm trong tính trực cảm của bức
họa, rằng hành động vẽ phải có chủ đích, có nghĩa là họa sĩ phải chủ tâm tạo ra
nghệ thuật. Hành động vẽ phải được diễn ra theo một cách đặc biệt nhằm tạo ra
nghệ thuật. Như vậy người xem sẽ phải học cách làm sao nhận ra được tính trực
cảm đó. Ngoài ra, nếu nghệ thuật là cái do nghệ sĩ chủ tâm tạo ra, thì câu hỏi tiếp
theo sẽ là: “Vậy thì nghệ sĩ là ai?”

Quan điểm dựa trên lý thuyết về nguồn gốc của nghệ thuật lại cho rằng nghệ
thuật là các đồ vật hoặc hình ảnh do con người tạo ra với một ý nghĩa tượng trưng
như một phương thức giao tiếp. Tuy nhiên, không phải tất cả các hình ảnh đó đều
là nghệ thuật, mà một số chỉ đơn thuần là các ký hiệu mà thôi.
Gần với quan điểm nguồn gốc nghệ thuật kể trên là phát biểu của nhà vật lý
thiên tài Albert Einstein: “Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm là sự huyền
bí.” Như vậy sự huyền bí là nguồn gốc của mọi nghệ thuật đích thực. Chính vì lý
do đó chúng ta không có hy vọng có được một định nghĩa rõ ràng về nghệ thuật.
Nghệ thuật là cái gì đó chúng ta chỉ có thể cảm thấy mà không tài nào diễn giải
được bằng lời. Nó giống như một trải nghiệm huyền bí vậy.
Ngày nay các nghệ sĩ một mặt tiếp tục truyền thống chọc tức xã hội tư sản,
xã hội tiêu thụ, mặt khác đã mở rộng vai trò của mình. Thay vì vẽ tranh hay nặn
tượng, họ trưng bày xác các con vật ngâm trong formaldehyde, các vật thể đa dạng
kể cả sỏi đá, cành cây, và dây thừng. Nghệ thuật môi trường đã giải phóng các
triển lãm khỏi 4 bức tường của viện bảo tàng. Các hình thức nghệ thuật mới như
trình diễn, sắp đặt, cơ thể, v.v. đã và đang thách thức các quan niệm về ranh giới
giữa các loại hình nghệ thuật. Kể cả trình diễn thời trang, trò chơi điện tử video,
phun sơn lên tường, và các trang nhà trên internet cũng bắt đầu được coi là nghệ
thuật.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của phương
Đông và phương Tây cũng xích lại gần nhau hơn, chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Nghệ
thuật bonsai của Nhật Bản trở nên thời thượng ở phương Tây. Nhiều nhạc sĩ
phương Tây sử dụng nhiều yếu tố âm nhạc phương Đông trong các tác phẩm của
mình.
CHƯƠNG 3
Đặc điểm của kiến trúc Gôtích:
- Thường có chiều cao lớn (38-42m), riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m,
cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12m. Công trình cao lớn đồ sộ và các
bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với tỷ xích của con người. Cảm giác
về chiều cao của nhà thờ Gothic là do chiều cao thật của nó quyết định và một

phần nữa là do ảo giác quyết định. Ảo giác này gây ra bởi cột cuốn, gờ sống và
vòm trần gây nên.
- Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng.
Đặc biệt tiêu biểu là các cửa sổ Hoa hồng rất lớn bằng kính màu, giàu tính trang trí,
thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc.
- Kiểu mặt bằng chữ thập La tinh, mặt đứng phía Tây có cửa vào được trang
trí lộng lẫy nhất, ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ hình nửa
đường tròn.
- Sử dụng vòm mái hình múi có sống, khung sườn và cuốn bay chịu lực,
tường xây mỏng, nhẹ.
- Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc được sử dụng rộng rãi.
Kiến trúc nhà thờ Gothic đã thể hiện bước phát triển vượt bậc so với các hạn
chế của kiến trúc nhà thờ Roman. Nếu nhà thờ Roman nặng nề khép kín với mái
vòm dày nặng, tốn kém vật liệu xây dựng thì nhà thờ Gothic thanh thoát, nhẹ
nhàng. Nếu nhà thờ Roman là đặc trưng kiểu kiến trúc thôn dã thì nhà thờ Gothic
lại tiêu biểu cho kiến trúc thị thành. Trong khi nhà thờ Roman thiếu ánh sáng,
không khí ảm đạm thì nhà thờ Gothic cao rộng, sáng sủa hơn rất nhiều. Nhà thờ
Gothic cũng gần gũi với đời sống nhân dân hơn, nhiều chức năng công cộng hơn…
Kết cấu đặc trưng:
- Mặt đứng phía Tây (là mặt chính) của kiến trúc nhà thờ Gothic tuân theo
những chế định nhất định, từ dưới lên trên được chia làm 3 phần (3 tầng): phần
dưới cùng là cửa, thường có 3 hốc cửa rất sâu (chiều sâu của hốc có khi chiếm hẳn
một bước nhà), phần giữa ở chính giữa có cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô
điểm những bông hoa hồng (cửa sổ Hoa hồng), phần trên cùng là hành lang và tháp
chuông.
- Điểm đặc trưng trong cấu tạo nhà thờ Gothic là việc áp dụng một hệ thống
khung sườn mạch lạc. Nó dùng hệ thống cột và vòm nhọn đỡ mái thay cho dùng
các mảng tường. Hệ cấu tạo này bao gồm các bộ 4 cột dựng theo hình vuông (hoặc
chữ nhật). Mỗi cặp hai cột đứng liền nhau đỡ một vòm nhọn cùng mặt phẳng và
hai cột chéo nhau đỡ một vòm cung nhọn, chụm nhau lại tại một điểm ở đỉnh gọi là

vòm Ô-giơ-vơ hình múi có sống. Khác với loại vòm nửa tròn trong kiến trúc
Roman, vòm này sở dĩ phải dựng theo hình đứng là nhằm giảm tối đa lực xô ngang
đạp lên tường và dồn lực nén vào cột. Toàn bộ gian chính của nhà thờ là sự nối dài
4 cột đỡ mái như trên. Hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic đưa đến kết quả tiết kiệm
được nhiều vật liệu cho vòm, chiều dày của vòm chỉ còn khoảng 25-30cm
Phía bên ngoài nhà thờ phải kể tới hệ thống cột chống cùng cuốn bay. Cuốn
bay là một thành phần quan trọng của hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic. Cuốn bay
bao gồm những cái cuốn nghiêng trong không trung, chia sẻ với cột tải trọng của
vòm, đỡ những lực đạp ở mặt bên, làm giảm tiếp diện của cột. Cuốn bay cũng góp
phần làm gắn bó hơn mối liên kết giữa nhịp lớn ở giữa (trung sảnh) và nhịp biên
(hành lang bên), khiến kích thước cột của hai bộ phận này giảm nhỏ. Nó làm
đường nét kiến trúc thêm thanh thoát, tạo cảm giác bộ mái đang bay lên trời và có
thể mở được những cửa sổ cao lớn.
* Nhà thờ Saint Denis (gần Paris) là nơi tiếng chuông đầu tiên cất lên để mở
màn thời đại các nhà thờ theo phong cách Gothic tại Pháp. Việc xây dựng do vị
trưởng lão của nhà thờ là B.Suger đề xướng vào năm 1135, và 8 năm sau thì hoàn
thành công trình.
Trang trí nội thất:
Trước hết phải nói về cửa sổ Hoa hồng. Đây là đặc trưng của kiến trúc nhà
thờ Gothic và cũng là nét hấp dẫn bậc nhất của loại kiến trúc này. Cửa sổ Hoa hồng
là những cửa sổ bằng kính nhiều màu, có thể vẽ trên đó nhiều tranh thánh. Ánh
sáng chiếu qua cửa kính đó, khi vào nhà thờ sẽ được biến đổi thành các màu sắc
khác nhau. Điều này làm cho không gian bên trong nhà thờ sáng một cách huyền
ảo. Cửa sổ Hoa hồng với nhiều màu sắc rực rỡ nhắc nhở mọi người rằng: mỗi
người như một sắc màu, thật đặc biệt. Nhưng những đứa con của Chúa sẽ còn đẹp
hơn thế nếu chúng ở bên cạnh nhau, đồng tâm với nhau.
- Nhà thờ Gothic cũng được trang trí bằng nhiều phù điêu và tượng. Chúng
được khắc chạm ở các gờ cửa, các hành lang,…
Một số nhà thờ tiêu biểu:
Canterbury ở xứ Kent

Exeter thờ thánh Peter ở Exeter là nhà thờ Anh giáo, hoàn thành năm 1400.
Nhà thờ Christ, Đức mẹ Đồng trinh Mary và thánh Cuthbert
Nhà thờ Đức mẹ Đồng trinh Maria xứ Lincoln
Nhà thờ Ely
Tu viện Westminter tại thủ đô London
Tác phẩm “ Mùa xuân” của Bottselli là một tuyên ngôn thời đại thay cho
hành động:
“Mùa xuân”
Đây là bức tranh lừng danh nhất của danh họa Ý Sandro Botticelli (1445 –
1510), cùng với bức Venus sinh thành. Vào thời đại Botticelli sáng tác bức mùa
xuân (Primavera), 1478, nhiều đầu óc đã mở ra với những tư tưởng mới của chủ
nghĩa nhân văn. Tôn giáo không còn là chủ đề chính cần thiết cho tác phẩm của
người nghệ sĩ nữa. Bottiseli đã dựa vào khinh thánh để “phản đề” lại kinh thánh.
Kinh thánh viết sau khi Adam và Eva được chúa tạo ra và cho sống ở khu vườn
thiên đàng với cuộc sống hạnh phúc nhưng không được chạm tới một thứ gọi là
“Trái cấm” và bị đày xuống trần thế. Với nội dung ấy, Bottiseli đã mô tả lại trong “
mùa xuân” của mình là thiên đường trĩu quả. Thiên đường ấy không phải là của
chúa mà đó là nơi cháu chắt của ông bà Adam và Eva đang mở hội tưng bừng, tự
do hái trái cấm để ăn, chẳng sợ gì chúa sẽ trừng phạt. Chúa đành chịu,vì vậy nữ
thần sắc đẹp và tình yêu liền cử tiểu thần Amua bắn tới tấp những mũi tên vàng
đến trái tim của họ,để tuổi trẻ biết thổn thức yêu đương. Botticelli sử dụng đề tài
mùa xuân để khai triển bốn tầng tranh luận: Thứ nhất là trật tự vũ trụ và tái tạo của
thiên nhiên, thứ hai là tính dục thiêng liêng của tự nhiên và xem hôn nhân là văn
minh, thứ ba là sự thịnh vượng về chính trị ở Florence dưới thời của Medici, và
cuối cùng là một cuộc phục hưng về văn hóa ở Florence cho thấy tư tưởng cao cả
và tài lãnh đạo của Medici. Nữ thần Venus như là biểu tượng của mùa xuân, được
các Mĩ thần (Graces) trang diểm bằng muôn hoa. Tuy ẩn dụ tượng trưng phức hợp
này vẫn còn trong vòng tranh cãi của lịch sử và nghệ thuật, nhưng có một điều gần
như được tán đồng chung là tác phẩm này đã được khởi hứng từ những tác phẩm
kinh điển như Ovid, Lucretius, va Poliziano.

Trong chi tiết bức Mùa Xuân, ở bên phải là thần gió tây Zephyrus sắc xanh
da trời với đôi cánh đang bay, thổi gió và đuổi theo nữ thần thượng ngàn Chloris
(“xanh lá cây”) để bắt nàng làm cô dâu của mình, và rồi nàng đã hóa thành nữ thần
của muôn hoa nảy nở trong một cuộc hôn phối tưng bừng được nhân cách hóa cho
mùa xuân. Botticelli đã chuyển hóa nhân vật Chloris từ thần thoại Hilạp thành nữ
thần Flora. Ở phía tay trái, chàng trai trẻ ngoài bìa bức tranh thần Mercery với đôi
xăng đan chắp cánh và chiếc mũ của kẻ lữ hành, đây là sứ giả của thần Jupiter và
biểu tượng cho tri thức. Ở đây, Mercury là nhân cách hóa của những nghành nghệ
thuật tự do, biểu hiện cho trí tuệ trần gian trong một cuộc lễ hôn phối thần tiên
được các thần linh tham dự. Thần Venus ở trung tâm khu vườn là nhân vật quan
trọng nhất trong cuộc hôn phối này, nàng là nguồn cảm hứng cho sức hồi sinh của
mùa xuân. Vị nữ thần này làm chủ về tính dục trong trời đất cũng như tình yêu hôn
phối và dục tình. Tính phồn thực của Venus thường được các văn sĩ thời cổ điển và
nhân văn của thời phục hưng đặt nàng vào những khu vườn hoa tình hoặc quang
cảnh điền viên. Như là những người đồng hành của Venus, ba Mĩ nữ thần (Graces)
xuất hiện trong nhiều đề tài gắn bó với nữ thần này. Các Mĩ nữ thần trong nghệ
thuật cổ điển và Phục hưng mô tả thường cho thấy đứng bên nhau một cách cân
xứng, những cánh tay hay bàn tay của ba nữ thần này đan hay quyện chặt vào với
nhau. Botticeli đã chuyển hóa ba Mĩ nữ thần thành những nhân vật tụng ca mùa
Xuân một cách năng động qua việc họ luân vũ. Một điệu vũ hình quây tròn để ca
ngợi sự ra đời của venus.
“Mùa xuân” của Botticelli là một tụng ca của chủ nghĩa nhân văn Phục
hưng đối với thiên nhiên như là một chốn của lạc thú tình yêu, vẻ đẹp thân xác, và
tính phồn thực của tình dục, tất cả đều được xem là thiêng liêng. Mùa xuân của
Boosttiselli không chỉ nói về luồng gió mới của thời đại mà còn khẳng định con
người mới-con người làm chủ cả trần thế lẫn thiên đường.Con người này là con
người khổng lồ.
Van Gogh là họa sĩ hàng đầu của hội họa hậu ấn tượng. Tranh của ông có
một sức hút kì lạ đối với người xem không chỉ bởi nét bút độc đáo mà còn bởi sự
khai thác triệt để cường độ của màu sắc pha trộn với sự cuồng nhiệt của cảm xúc,

cách thể hiện thời gian, không gian. Nếu như tranh của Paul Cézanne là những
hình khối, bố cục thì tranh của Van Gogh là những nét bút, những vệt màu cuồn
cuộn, xoáy tròn, chuyển động, chứa đựng đủ đầy nỗi đau khổ của một nghệ sĩ tài
hoa nhưng cả đời phải sống trong cảnh cô độc và bệnh tật. Chỉ có một tâm hồn đầy
bão tố, đầy bi kịch như Van Gogh mới có thể nhìn và thể hiện được như vậy.
Màu vàng là màu thường thấy trong các bức tranh của Van Gogh. Có nhiều
giả thuyết y học được đưa ra để giải thích việc Van Gogh ưa dùng màu vàng trong
các bức tranh của ông.
Buồn bã và mặc cảm về tài năng, về sự nghiệp hội họa mình theo đuổi mà
không thành công, Van Gogh thể hiện tất cả tấn bi kịch ấy trong những tác phẩm
của mình. Tranh Van Gogh là sự hòa trộn đậm nét của cảm xúc. Đặc biệt, Van
Gogh có rất nhiều tranh tự họa. Mỗi bức họa là một cách biểu hiện, là một tâm
trạng hay một giai đoạn nào đó trong cuộc đời ngắn ngủi của ông. Nếu xếp tất cả
những bức chân dung tự họa của Van Gogh theo thứ tự thời gian, người xem có thể
hiểu được cuộc đời ông, tâm hồn và tính cách của ông. Những bức tranh ấy tuy
khác nhau ở bề ngoài nhưng đều có một điểm chung, đó là ấn tượng của một đôi
mắt sáng, đau đáu một nỗi niềm về sự đam mê cuộc đời chưa được hóa giải.
Hình tượng Rồng trong kiến trúc Việt Nam thời Lý
“Rồng Lý” được coi như một quốc huy Đại Việt đương thời.
Hình tượng Rồng chỉ thực sự phát triển từ triều Lý (thế kỷ XI-XII), mở đầu
cho nền văn minh Đại Việt sau ngàn năm Bắc thuộcHình tượng Rồng mang tính
linh thiêng, cao quý. Đường nét mềm mại, tinh tế, bố cục hoàn chỉnh nhất quán,
mang rõ phong cách.Nhà Lý đã duy trì gìn giữ những biểu tượng của Rồng truyền
thống, và đưa lại ý nghĩa mới của vương quyền. Hình tượng Rồng thời Lý trở
thành biểu tượng cao quý - quyền uy của Vương quyền và linh thiêng của Thần
quyền (với đạo Phật là Quốc giáo).
Vương triều Lý, hình tượng Rồng có một phong cách độc đáo, và có kiểu
dáng nhất quán, được quy định thống nhất mang tính vương triều. Cái đẹp của
hình tượng Rồng thể hiện trên kiến trúc cung đình mang những đặc điểm sau:
• Về hình, khối: phần lớn chạm khắc không quá sâu (tức là khối không

làm nổi cao), mà chủ yếu chú ý nhiều đến hình dáng, mang nhiều chất hoạ.
• Về bố cục: được quy vào trong các loại hình học. Chẳng hạn bố cục
trong hình chữ nhật, hình tròn, hình bán nguyệt, hình lá đề, hình cánh hoa Sen
(thường thấy ở trụ đá kê chân cột ở một số công trình kiến trúc Lý mà Khảo cổ học
phát hiện được ở khu Hoàng Thành Thăng Long )
• Tạo hình: Mình Rồng kéo dài, thể hiện theo lối nhìn nghiêng. Đầu
Rồng với cổ ngước chếch lên cao. Trên lông mày Rồng kết xoắn giống hình số 3
ngửa (theo nhãn vòng Kim cô nhà Phật), và trước trán kết xoắn hình chữ S đứng
(ký hiệu tựa hình chớp của hiện tượng tự nhiên ý niệm cổ về uy lực của Phật Pháp
Lôi - Pháp Điện (sấm chớp). Sau gáy rồng, từ hai bên dưới mang tai có dải bờm
nhiều tua kết vào nhau bay thả uốn lượn vút nhọn ra phía sau. Chòm râu dưới cằm
rồng cũng kết xoắn uốn lượn tương tự phía dưới, nhưng nhỏ và ngắn hơn. Quanh
đầu có những viên ngọc lơ lửng và thường có mây quấn. Miệng rồng há rộng để
hứng viên ngọc báu. Trên hai hàm có răng nhọn, hai nanh cuối hàm kéo dài uốn
cong qua mép liền sát mũi. Mũi Rồng cũng được kéo dài thành một mào hình vòi.
Mào của Rồng cũng hơi uốn khúc và chung quanh có viền kiểu ngọn lửa. Môi dưới
của Rồng ngắn, còn lưỡi lại rất dài. Từ hàm dưới lưỡi vươn ra uốn lượn sóng để
đỡ lấy viên ngọc đang lơ lửng. Mắt Rồng to tròn và hơi lồi. Cũng còn có loại đầu
Rồng nữa là: cổ uốn xuống gấp khúc rồi ngược lên (trông cổ Rồng như rụt lại).
Thân Rồng cuộn khúc uốn lượn thuôn dần đến cuối đuôi. Đặc biệt là mình Rồng
tròn, trơn, uốn lượn mềm mại hình sin, các khúc uốn lượn phình to nhưng co lại
gần nhau, đều đặn, thon dần về đuôi. Hình dạng khúc cong giống như hình túi đáy
phình, miệng co (đặt xuôi, đặt ngược liên tục một mạch) thu dần về đuôi. Mình
Rồng để trơn (hoặc có vẩy trên thân những con rồng to). Mặc dầu trên lưng có vẩy
cứng nhưng không nổi cao, nên trông vẫn thon mượt. Rồng Lý có 4 chân, mỗi chân
đều có khuỷu, và có 3 móng ngón. Toàn bộ thân hình Rồng nằm gọn vào đúng một
nửa hình lá Đề, nở về phần đầu, thu nhọn về phía đuôi.
• Hình tượng Rồng thường được kết hợp với mây (dạng mây bay, mây
tụ, mây hình lửa, mây hình hoa ). Hình tượng Rồng để trang trí đăng đối (Rồng
chầu), Rồng còn được kết hợp với hình tượng Phượng, thành cặp Long- Phượng.

Hoặc Rồng trong bộ Tứ linh: “Long, Ly, Quy, Phượng”, hoặc kết hợp với hoa dây,
hoa Sen Hình tượng Rồng triều Lý (1010-1125) được chọn trang trí ở nơi trang
trọng trên các công trình của Vương triều, và các Chùa thời Lý (như các chùa:
Dạm, Phật Tích, Long Đọi, Chương Sơn, Quỳnh Lâm, Báo Ân, Linh Xứng, Sùng
Nghiêm, Diên Thánh )

×