Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tổ chức dạy học phát triển toàn diện năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.51 KB, 23 trang )

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NĂNG LỰC
CHO THẾ HỆ TRẺ: MỘT SỐ KIẾN GIẢI
Đặng Quốc Bảo
Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã xác định cương lĩnh cho giáo dục dân tộc là phát
triển năng lực cho thế hệ trẻ. Sau Tuyên ngôn Độc lập do Bác Hồ đọc long trọng ở
Quảng trường Ba đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã
trình bày vấn đề nội chính của Chính phủ lâm thời. Diễn văn này nhấn mạnh:
“Nền giáo dục mới đang ở thời kỳ tổ chức. Chắc chắn là bậc tiểu học sẽ cưỡng
bách, bậc trung học không có học phí, học trò nghèo sẽ được cấp học bổng.
Việc giảng dạy hết sức thiết thực sẽ đặc biệt chú trọng đến sự rèn luyện đức
tính cần thiết trong cuộc đời đoàn thể rộng rãi và năng lực về kỹ thuật cần lai
của con người”.
Không lâu sau đó trong bức thư gửi ngày khai trường năm học đầu tiên của nền
giáo dục mới, Bác Hồ thể hiện lý tưởng của chế độ: “Ngày nay, các em được cái
may măn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc
lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích
cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng
lực sẵn có của các em” (Toàn tập 2010, t4, tr 34).
Gần bảy thập kỷ phát triển, giáo dục Việt Nam có những giai đoạn thực hiện có kết
quả cương lĩnh nêu trên.
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950), rồi cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai
(1956) đã đào tạo lớp người Việt Nam có năng lực thực hiện nhiệm vụ đấu tranh
bảo vệ tổ quốc và tái thống nhất đất nước.
Tuy nhiên khi đi vào thời kỳ đổi mới phải chấp nhận kinh tế thị trường, thì nhiều
nhà trường có những lung túng trong tổ chức dạy học, quán triệt lời dạy của Bác.
Nghị Quyết 29/TW được Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng CSVN Khóa
XI ban hành đã có sự uốn nắn với việc xác định: “Chuyển mạnh quá trình giáo
1
dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực phẩm chất
người học”.
Xin đề cập trong bài này một số ý tưởng về chủ đề nêu ra:


1. Tiếp cận về phạm trù năng lực
1.1 Thuộc tính đặc biệt của nhân cách
Nói đến nhân cách thì điều đầu tiên là nói tới năng lực (Tài) và phẩm chất (Đức)
Ở những hoạt động thông thường thì hai mặt trên còn khu biệt nhau, song ở các
hoạt động quan trọng thì Đức là một bộ phận của năng lực tổng thể.
Trong bối cảnh ngày nay khi nói một người có năng lực đáp ứng nhiệm vụ của
cuộc sống là xét đoán người đó trong sự kết hợp được Tài và Đức.
Năng lực là thuộc tính để con người đáp ứng yêu cầu của một nhiệm vụ về Trí lực,
về Thể lực hay một thoạt động thực tiễn nào đó.
Nó được tổng hợp từ ba nhân tố:
+ Cái sinh học của con người (còn gọi là cái tạng)
+ Cái tâm tính của con người
+ Cái hoàn cảnh xã hội của con người (còn gọi là cái phận)
Hai nhân tố đầu (Cái tạng, Cái tâm) mang tính chủ quan. Nhân tố thứ ba (Cái phận)
mang tính khách quan.
Một cái Phận thuận lợi làm cho cái bẩm sinh phát triển tốt
Một cái Phận hẩm hiu làm cho cái bẩm sinh phát triển khó khăn
Nền giáo dục dân chủ nhân văn sẽ tác động tích cực vào cả ba nhân tố nêu trên. Nó
cải biến được cái bẩm sinh theo hướng tính cực, đặc biệt nó làm cho cái phận có cơ
hội được bình đẳng trong phát triển.
2
Bác Hồ có luận điểm rất đặc sắc về giáo dục
“Thiện ác nguyên lai vô định tính
Đã do giáo dục đích yên nhân”
(Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên)
Bác không coi giáo dục là vạn năng, song giáo dục có vai trò to lớn đến phát triển
nhân cách, phát triển năng lực.
Khi Bác cam kết xây dựng “Nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực
sẵn có ” cho thế hệ trẻ là Bác thể hiện quyết tâm của chế độ mới làm cho mọi

người, trước hết là thế hệ trẻ:
“Được đi học
Học được
Được bình đẳng về cơ hội
phát triển tài năng”
3
1.2 Phát triển hoàn toàn năng lực
Khi sinh ra con người đã có những tố chất ban đầu của cái Tâm, cái Trí, cái Thể
được biểu hiện trên ba bộ phận của cơ thể: Con tim, Cái đầu, Đôi tay.
Bắt đầu từ bầu vú của bà mẹ (ngôi trường đầu tiên của con người) rồi giáo dục gia
đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội, con người trưởng thành qua hai kênh:
Kênh 1: Cảm giác -> Tri giác ->Tri thức (Hình thành trí năng – Intelligence
Quotient)
Kênh 2: Cảm xúc -> Tình cảm –> Tình nghĩa (Hình thành cảm năng – Emotion
Quotient)
Hội tụ “Tri thức” và “Tình nghĩa”, con người hành động theo nhiệm vụ đặt ra cho
nghĩa vụ bản thân. Để hành động đứng đắn và không ngừng có kết quả (+), con
người cần được huấn luyện (Huấn: dạy, Luyện: Rèn):
Giáo dục thường xuyên (Tác động thường xuyên tốt vào con tim)
Đào tạo liên tục (Tác động liên tục tốt vào đôi tay)
Học tập suốt đời (Tác động đều đặn tốt vào cái Đầu)
Phạm trù mà ngày nay được gọi là “Xã hội học tập” là xã hội mà ở đó mỗi công
dân bắt đầu từ tuổi ấu thơ, tuổi niên thiếu, đến tuổi già được sống trong môi trường
có tác động sao cho tâm hồn trong sáng, trí tuệ vững vàng, thể chất cường tráng.
A
o
: Năng lực ban đầu, A
1
Năng lực tiếp theo
Nền giáo dục làm cho A

o
->A
1
, với yêu cầu A
1
> A
o
4
1.3 Năng lực thực hiện
Năng lực không tồn tại vu vơ, nó chỉ được xác định khi con người gắn vào một
công việc cụ thể. Nếu chưa, nó gọi là khả năng. Điều này trên các sách giáo dục
học gọi là năng lực thực hiện (competency). Nó được nhắc nhiều ở giáo dục kỹ
thuật nghề nghiệp. Ngày nay nó được phổ dụng trên nhiều lĩnh vực kinh tế văn
hóa.
Giáo dục đào tạo một con người là huấn luyện con người đó có năng lực thực hiện,
năng lực thực tiễn trước nhiệm vụ mà cuộc sống đặt ra cho con người đó.
Quá trình giáo dục một con người cần được thực hiện một cách hệ thống trên cả 4
khía cạnh.
+ Giáo dục kiến thức (Knowledge)
+ Giáo dục thái độ (Attitude)
+ Giáo dục kỹ năng (Skills)
+ Giáo dục hành vi (Behaviour)
làm gia tăng một cách đồng bộ cả Trí lực (Head), Tâm lực (Heart), Thể lực
(Hands) của con người.
Tựa vào Tiếng Anh và lấy các chữ cái đầu ta có cách diễn đạt năng lực mà giáo
dục phải hướng tới là
Hai tiểu cấu trúc “KABS”, “3H” liên tục tác động vào nhau, bổ sung cho nhau và
tích hợp vào nhau.
5
“KABS” & 3H

2. Năng khiếu và tám loại năng khiếu thiên phú
Khác với năng lực hình thành do giáo dục, rèn luyện, Năng khiếu là cái “Thiên
phú”. Nhân tố này khi có hoàn cảnh thuận lợi, lại được sự giáo dục chu đáo thì sẽ
phát triển thành năng lực vượt trội.
Howard Gardner là nhà tâm lý học kiệt xuất hiện đại người Mỹ. Ông nêu ra thuyết
“Đa thông Minh” với các loại:
(I) Thông minh âm nhạc
(II) Thông minh giác động
(III) Thông minh Logic – Toán
(IV) Thông minh ngôn ngữ
(V) Thông minh không gian
(VI) Thông minh nhân cách
(VII) Thông minh nội tâm
Dựa vào thuyết của Gardner, Tổ chức Nemours (Mỹ) phân ra tám loại năng khiếu
và viễn cảnh của trẻ khi năng khiếu thiên phú này phát triển.
6
• Năng khiếu âm nhạc - Trẻ có thể trở thành nhà soạn nhạc, ca sĩ giỏi
• Năng khiếu vận động - Trẻ có thể trở thành vũ công, vận động viên
• Năng khiếu logic toán học - Trẻ có thể trở thành nhà toán học, kế toán viên
tháo vát
• Năng khiếu hội họa không gian- Trẻ có thể trở thành họa sĩ, nhà kiến trúc
• Năng khiếu ngôn ngữ- Trẻ có thể trở thành văn sĩ, thi sĩ, luật gia
• Năng khiếu quan hệ con người - Trẻ có thể trở thành chính khách, nhà lãnh
đạo giỏi
• Năng khiếu thấu hiểu nội tâm - Trẻ có thể trở thành nhà tâm lý, bác sĩ giỏi,
thầy giáo giỏi
• Năng khiếu về khoa học tự nhiên - Trẻ có thể trở thành nhà nghiên cứu, khoa
học vật lý, hóa học, sinh học, địa lý
Có những trẻ em đồng thời có vài năng khiếu trên và phát triển khá sớm. Thí dụ
năng khiếu âm nhạc. Gọi là “Thiên phú” song thực tế cuộc sống cho thấy những

trẻ em có năng khiếu tốt là do sự nuôi dạy của bà mẹ, của gia đình.
Nhiều bà mẹ ngay từ lúc mang thai đã thấm nhuần “Thai giáo”, thấm nhuần câu
“Phúc đức tại mẫu” đã nuôi dạy con mình thành vĩ nhân cho đất nước.
Ba giai đoạn cho sự phát triển Năng khiếu – Năng lực đưa đến nguồn nhân lực chất
lượng cao, nhân tài của đất nước.
• Giai đoạn sinh học
• Giai đoạn sinh học – xã hội
• Giai đoạn xã hội
Nhà trường có vai trò quan trọng trong giai đoạn sinh học – xã hội. Nhờ giáo dục
nhà trường tốt mà năng khiếu không lụi tàn, nó nảy nở thăng hoa để con người tiếp
bước vững vàng vào cuộc sống xã hội.
7
Hiện nay ở một gia đình thấy con có sự thông minh sớm nghĩ con là “thần đồng”
đã ép con học tập rất nhiều như kiểu “Nhồi gà vỗ béo”
Hậu quả là những em này không tiến xa được. Một số em còn mắc bệnh “Sao”, thể
hiện sự kiêu ngạo đã làm cho nhân cách phát triển méo mó, cũng không có năng
lực hoàn toàn”
Nhà giáo dục, thầy cô giáo cần có con mắt tinh tế, tư vấn giúp đỡ cho các gia đình
phát triển các em có năng khiếu thực sự để đất nước có nguồn nhân lực có chất
lượng cao, trở thành người tài đức mà dân tộc ta gọi là hiền tài.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia
Nguyên khí mạnh thì thế nước cường
Nguyên khí suy thì thế nước yếu”
(Thông điệp của Lê Thánh Tôn – Thân Nhân Trung)
3. Trí năng và tám cấp độ của trí năng
Trí năng là thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc tổng thể của năng lực.
Nó tạo nên óc suy luận, khái quát, trừu tượng hóa khi con người tác động vào thực
tiễn.
Bloom và những môn đệ của ông phân ta tám cấp độ của trí năng như sau:
(1) Biết - Nhớ và lặp lại nguyên dạng một thông tin

(2) Hiểu - Hồi ức đa dạng về thông tin, tương đối có hệ thống, có thể tái hiện lại
đứng đắn
(3) Ứng dụng - Sử dụng được quy tắc, nguyên lý, thuật toán để giải quyết vấn đề
đặt ra.
Đây là quá trình biến cải được thông tin, kiến thức thu nhận qua sách vở, áp dụng
vào thực tiễn.
(4) Phân tích – Xác định được các thành phần, mối liên hệ của các thành phần, làm
nên sự kiện, sự việc
8
(5) Tổng hợp – Lập được cấu trúc của sự vật
(6) Đánh giá – Công thức hóa các phán xét định tính, định lượng, so sánh, phê
phán, chọn lọc nhân tố đề xuất được quyết định.
(7) Chuyển giao - Diễn giải, truyền thông được kết quả tới đối tác
(8) Sáng tạo – Hình thành, kiến tạo các giá trị mới, các tri thức mới.
Ông Raja Roy Singh Chuyên gia cao cấp UNESCO trong tác phẩm “ Nền giáo dục
cho thế kỷ 21, Những triển vọng của vùng Châu Á – Thái Bình Dương”(Viện
Khoa học Giáo dục xuất bản H 1999) có nhận xét sâu sắc sau: Bất cứ trẻ em nào có
thể trạng bình thường đều có thể giáo dục bồi dưỡng tới năng lực sáng tạo nếu ở đó
có người thầy tận tâm và niềm vui.
Xin nêu thêm một số ý kiến của các nhà sư phạm khả kính về vai trò người thầy
trong việc dạy học để người học có trí năng sáng tạo
• Nhà sư phạm tâm lý Carl Rogers
- Hãy quan tâm thường xuyên đến tình cảm người học
- Thường xuyên tận dụng được mục đích của người học vào nội dung truyền
đạt
- Đối thoại nhiều hơn với người học
- Khen ngợi người học thường xuyên
- Giao tiếp thích hợp
- Thực hiện sự truyền đạt làm thỏa mái các nhu cầu của người học
- Hãy cười nhiều hơn với người học

• Ennest Melby
Một trong những điều quan trọng nhất đối với người thầy là mang đến cho
học sinh sự an ủi vỗ về và lấy đi nỗi lo âu buồn bã.
9
• Einstein (1879 - 1955)
Nghệ thuật tối thượng của người thầy là đánh thức niềm vui trong sự diễn đạt
và lĩnh hội tri thức sáng tạo
Khơi dậy ở trẻ niêm tin, niềm vui trong học tập là những điều kiện quan trọng để
trẻ có trí năng sáng tạo. Ở nước ta có nhiều nhà trường đã thực hiện được minh
triết đào tạo:
“Tất cả vì học sinh thân yêu
Mỗi ngày đi học là một ngày vui”
4. Bồi dưỡng sự hài hòa trong cấu trúc năng lực
4.1 Bốn chỉ số đặc trưng sự hài hòa năng lực
Tâm lý học nêu lên bốn chỉ số đặc trưng sự hài hòa trong cấu trúc năng lực của con
người trước cuộc sống hiện đại:
• IQ: Intelligence Quotient - Chỉ số đo năng lực thông minh trí tuệ
• EQ: Emotion Quotient - Chỉ số đo năng lực thông minh xúc cảm
• AQ: Adversity Quotient - Chỉ số đo năng lực vượt khó, vượt qua nghịch cảnh
• CQ: Creative Quotient - Chỉ số đo năng lực làm việc sáng tạo
Bác Hồ trong Thư gửi Ông Nguyễn Sơn (1948) khi Ông được phòng hàm Thiếu
tướng đã có ý tưởng 4 chỉ số này:
“Đảm dục dại (AQ)
Tân dục tế (EQ)
Trí dục viên (IQ)
Hành dục phương (CQ)”
IQ & EQ có tính hướng nội
AQ & CQ có tính hướng ngoại
10
Chỉ có năng lực hướng nội mà không có năng lực hướng ngoại nhân cách

chưa hài hòa. Tuy nhiên có năng lực hướng ngoại tốt mà năng lực hướng nội kém
thì nhân cách cũng chưa bền vững.
4.2 Tứ giác biểu thị nhân cách
Có thể hình tượng hóa sự biểu thị nhân cách qua Tứ giác ABCD với giao điểm O
của hai đường chéo AB và CD
OA đặc trưng cho giá trí “IQ”
OB đặc trưng cho giá trí “EQ”
OC đặc trưng cho giá trí “AQ”
OD đặc trưng cho giá trí “CQ”
Ai đó mà một giá trị trên “bằng không”
thì chưa là con người hoàn toàn. Trên
thực tế lúc đó không tồn tại tứ giác mà đã
trở thành Tam giác. Sự hài hòa về bốn chỉ
số IQ, EQ, AQ, CQ là điều kiện cần thiết
cho nhân cách phát triển bền vững.
Điều lý tưởng khi “ABCD” là tứ giác đều. Tùy cương vị của con người trong cuộc
sống mà độ lớn của Tứ giác phải phát triển tương ứng.
5. Ba hoạt động cơ bản của Nhà trường để hình thành ba năng lực căn cốt cho
học sinh.
5.1 Nhà trường: Nơi đưa thế hệ trẻ từ thế giới tình cảm vào thế giới công việc
Nhà trường là cầu nối đưa thế hệ trẻ từ gia đình vào xã hội làm cho thế hệ trẻ
không có hụt hẫng từ thế giới tình cảm sang thế giới công việc.
Quá trình giáo dục ở nhà trường đặt những cơ sở quan trọng để thế hệ trẻ được
phát triển hài hòan toàn năng lực và có sự hài hòa về cấu trúc năng lực.
11
5.2 Ba năng lực căn cốt nhà trường phải định hình cho học sinh
Có thể liệt kê rất nhiều năng lực mà nhà trường hình thành và phát triển cho học
sinh:
Năng lực tự học, học cách học
Năng lực tự chủ, tự quản lý bản thân

Năng lực giáo tiếp, hợp tác
Năng lực nhận thức
Năng lực công nghệ thông tin
Nhóm gộp lại, nhà giáo dục (từng cá nhân và cả tập thể) phải định hình từ cấp học
thấp đến cấp học cao ba loại năng lực căn cốt sau cho Thế hệ trẻ.
• Năng lực tư duy
• Năng lực quan hệ với con người
• Năng lực công việc
Thực tế thì sau này khi vào đời, bất cứ ai cũng phải có sự đồng bộ ba loại năng lực
trên để sinh tồn.
Sự chuẩn bị từ những bước đi đầu tiên trên ghế nhà trường cho học sinh tích lũy
đồng bộ ba loại năng lực trên là rất cần thiết
5.3 Ba hoạt động cơ bản trong nhà trường
Nhà trường diễn ra nhiều hoạt động. Song có ba loại hoạt động được gọi là cơ bản
có tác động mạnh mẽ đến ba năng lực căn cốt đã nêu đó là:
• Hoạt động nhận thức
• Hoạt động giao lưu
• Hoạt động cải tạo thực tiễn
- Hoạt động nhận thức lấy điểm nhấn là Hoạt động học tập
12
- Hoạt động giao lưu lấy điểm nhấn là Hoạt động sinh hoạt tập thể hoạt động vui
chơi
- Hoạt động cải tạo thực tiễn lấy điểm nhấn là hoạt động công tác xã hội, hoạt động
nghiên cứu khoa học, hoạt động lao động sản xuất
Đối với lứa tuổi còn nhỏ nhà trường tổ chức để học sinh chăm sóc vườn trường,
các công trình văn hóa địa phương Khi các em có thể chất cứng cáp mới đưa các
em vào hoạt động lao động sản xuất: Từ lao động chân tay đơn giản tiến đến các
lao động làm ra của cải vật chất, lao động nghiên cứu khoa học.
Những công việc này lại giúp các em cũng cố kiến thức đã thu được trên lớp, làm
phong phú cho sự trải nghiệm sáng tạo mà các em cần được rèn luyện.

6. Tổ chức dạy học hiệu quả : Con đường chủ đạo phát triển năng lực cho thế
hệ trẻ
6.1 Bản chất của việc dạy học
Việc dạy học, huấn luyện thường quy về “Tam giác 3T”: Tri – Trò - Thầy
Tri thức (bao gồm kiến thức, thái độ, kỹ năng) – Ký hiệu T1 được truyền đạt vào
người học (Trò) – Ký hiệu T2, qua tác nhân là người dạy (Thầy) ký hiệu T3
Người Thấy –T3 phải xử lý ba mối quan hệ
“T3->T1”: Thầy chọn lọc hệ thống tri thức cơ bản nhất, hiện đại nhất, thiết thực
nhất theo nhu cầu hoàn cảnh của trò, của cộng đồng
13
“T3 -> (T1-T2)”: Thầy tổ chức cho “Tri” đi vào “Trò” diễn ra một cách có kế
hoạch, có mục đích phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi của trò.
“T3 – T2”: Thầy duy trì được mối quan hệ với trò theo ba sứ mệnh:
Người truyền đạo
Người giải hoặc
Người thụ nghiệp
cho trò
6.2 Bốn trào lưu dạy học và những vấn đề đặt ra trong quan hệ Thầy – Trò
Lý luận dạy học truyền thống đến hiện đại có rất nhiều môn phái, song đều xoay
quanh bốn trào lưu sau:
Trào lưu sư phạm truyền thống
T1: Yêu cầu trò bắt chước hay lặp lại được tối thiểu một hoặc một vài đơn vị kiến
thức, thông tin nào đó
T2: Trò chấp hành điều thầy nêu ra
T3: Thầy - người chỉ huy quá trình dạy học
14
Trào lưu sư phạm Sôcrat
T1: Yêu cầu trò tái hiện lại đại thể thông tin kiến thức mà thầy truyền đạt
T2: Trò thi công kế hoạch dạy học do thầy đề ra
T3: Thầy - Người thiết kế kế hoạch dạy học

Trào lưu sư phạm tích cực
T1: Yêu cầu trò tái tạo được tổng thể thông tin kiến thức mà thầy truyền đạt
T2: Trò lĩnh hội được các yêu cầu giáo dục mà thầy nêu ra
T3: Thầy- người lãnh đạo quá trình dạy học
Trào lưu sư phạm hợp tác
T1: Yêu cầu trò sáng tạo, tìm ra kiến thức mới, giá trị mới
T2: Trò khám phá
T3: Thầy - Người cố vấn
Đặc trưng 3T
Trào lưu
sư phạm
Tri (T1) Trò (T2) Thầy (T3)
Truyền thống Lặp lại một vài tri
thức kỹ năng của
bài giảng
Chấp hành Chỉ huy
Sô Crát Tái hiện đại thể bài
giảng
Thi công Thiết kế
Tích cực Tái tạo tổng thể bài
giảng
Lĩnh hội Lãnh đạo
Hợp tác Sáng tạo giá trị
mới
Khám phá Cố vấn
6.3 Quan thệ Thầy trò
15
Quan hệ “Thầy-Trò” có ý nghĩa quyết định cho việc dạy học đạt tới kết quả cao
Cần kiến tạo được mối quan hệ này như lời dạy của các nhà văn hóa lớn.
a) Khổng Tử: Nhà hiền Triết Trung hoa (551 – 479 TCN) được nhân loại tôn là

Vạn thế như biểu có lời bàn về công việc của Thầy và Trò
Trò : Bác học (học rộng)
Thâm vấn (Hỏi sâu)
Thận tư (Suy nghĩ cẩn thận)
Minh biện (Phân biệt rõ ràng)
Đốc hành (làm cho hết sức)
Thầy : Dụ (Động viên Trò phấn khởi vào cuộc học)
Trợ (hỗ trợ, giúp đỡ Trò)
Đạo (Chỉ đạo)
Khải (Thức tỉnh, đánh thức các tiềm năng sâu kín của Trò)
Phát (Phát triển hài hòa nhân cách của Trò)
b) Aristote (384 – 322 TCN)
“Quan hệ Thầy – Trò phải là quan hệ của tình bạn đạo đức”
c) Hồ Chí Minh (1890 -1969)
Trong trường cần có dân chủ, Thầy quý Trò – Trò kính Thầy
có việc gì bàn bạc với nhau nhưng không được cá đối bằng đầu”
Thầy Nguyễn Cảnh Toàn thường nêu “Sáu mọi” cho Trò và “Tứ sức” với Thầy
Sáu mọi: Học mọi nơi, Học mọi lúc, học mọi vấn đề, Học mọi người, Học bằng
mọi cách, Học trong mọi hoàn cảnh
Tứ sức: Thầy căn cứ khả năng của Trò
16
Sức chứa, Sức hút, Sức thấm, Sức chế biến mà có kế hoạch giảng dạy thích hợp
với năng lực tiếp nhận của trò.
7. Rèn luyện Trò thấu hiểu “Học để làm gì- Học cái gì” để có năng lực đích
thực
“Học để làm gì, Học cái gì” là những câu hỏi từng được nhân loại đề cập suốt
chiều dài lịch sử phát triển.
Xin tổng kết sau đây một số tiếp cận sau có ý nghĩa Minh Triết:
7.1 Tiếp cận của Jacques Delors (Tây), được thông điệp cuối thế kỷ 20
• Học để biết

• Học để làm
• Học để tồn tại
• Học để chung sống với nhau
7.2 Tiếp cận của Nho Gia (Đông), được truyền bá từ lâu ở Trung Quốc, Việt
Nam, Nhật bản
• Học để biết cách tu dưỡng bản thân (Tu thân)
• Học để biết cách lo liệu cho gia đình (Tề gia)
• Học để phụng sự Tổ quốc thịnh trị (Quốc trị)
• Học để góp phần làm cho nhân loại thanh bình (Thiên hạ: Bình)
7.3 Tiếp cận của Anvin Toffler (Bắc), được quảng bá khi nhân loại bước vào
kỷ nguyên hậu công nghiệp
• Học cách tích lũy sự kiện
• Học cách liên hệ sự kiện
• Học cách lựa chọn sự kiện cho phù hợp mục tiêu sống
17
• Học cách thích ứng sự kiện xử lý sự kiện để bản thân thích ứng với hoàn
cảnh
7.4 Tiếp cận của dân tộc Việt Nam (Nam), Nêu từ truyền thống và ngày càng
được hiện đại theo cuộc sống mới
• Học ăn (Học cách lĩnh hội)
• Học nói (Học cách diễn đạt)
• Học gói (học cách kết thúc vấn đề)
• Học mở (Học cách khai triển vấn đề)
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, viết tại chiến khu Việt Bắc năm 1947, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã hai lần căn dặn cán bộ và mọi người phải chú ý: Học ăn, Học
nói, Học gói, Học mở
8. Bồi dưỡng cho Trò “Học hiệu quả” để có năng lực bền vững
Sau câu hỏi “Học cái gì, Học để làm gì” thì người học phải quán triệt “Học thế
nào” tức là phải tổ chức việc học của bản thân mình có hiệu quả để có năng lực bền
vững.

Nguyên tắc chung là có ý chí nghị lực: Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự
giáo dục song phải có cách làm việc hiệu quả
Dưới đây xin nêu bốn mô hình có nhiều ấn tượng:
8.1 Mô hình 2 nhân tố của Khổng Tử
Khổng Tử tâm sự với học trò: “Khi ai hỏi ta điều gì, óc ta trống rỗng. Ta nắm
chắc hai đầu, vắt kiệt, do đó ta có hiểu biết”
Điều sâu xa của ý tưởng là : Trước mê cung của thực tiễn phải biết tỉnh táo nắm
chắc hai hiện tượng (hay sự kiện) có tính điển hình. Tiếp tục thao tác tư duy trên
hai đầu nút này mà đi tới hiểu biết mới.
18
8.2 Mô hình 3 nhân tố: Tam giác 3C
C1: Biết cách tích lũy (Collecting)
C2: Biết cách xử lý (Caculating)
C3: Biết cách giao lưu, học thầy không tày học
bạn (Commmunitating)
Có thể hình dung C1, C2, C3 nằm trên 3 cạnh của một tam giác, chỉ đi trên 2 cạnh
mà không vươn tới cạnh thứ ba thì kết quả học chưa thấu đáo.
8.3 Mô hình 4 nhân tố: “4H”
H1: Học (Tích lũy)
H2: Hỏi (Trao đổi)
H3:Hiểu (Tư duy và phân biệt)
H4: Hành (áp dụng vào thực tế)
Bốn phạm trù “H” này phải quyện vào
nhau.
8.4 Mô hình năm nhân tố “POWER”: “Sức mạnh”
Mô hình này là sự cụ thể hóa khả năng tự học, tự đào tạo
P: Planning (Tự vạch kế hoạch cho sự học tập)
19
O: Organizing (Tổ chức hiện thực được kế hoạch đề ra)
W:Working (làm việc một cách khoa học đối với kế hoạch đang triển khai)

E: Evaluating (Tự đánh giá kết quả học tập để lĩnh hội được)
R: Recognizing (Tự xây dựng các nhận thức mới)
9. Những tư duy nền tảng cần trang bị cho người học để năng lực thích ứng
với cuộc sống đương đại
9.1 Bối cảnh mới của thế giới
Thế giới đang được mô tả là phẳng lại nhờ các thành tựu của khoa học kỹ thuật
Tuy nhiên như các nhà nhân văn đã cảnh báo, Thế giới ngày càng ghồ ghề, rạn nứt
và xung đột về các giá trị văn hóa. Con người cần có lối nghĩ đứng đắn (Tư duy
đứng đắn) để xử lý tốt các xung đột, các va chạm.
20
Nếu không nhân cách rất dễ “đứt gãy” trước sự va đập của ngoại cảnh
9.2 Giáo dục tư duy, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có năng lực tư duy đứng đắn là
công việc quan trọng hang đầu của nhà trường
Einstein có lời bàn “Nếu chỉ học sự kiện và thông tin, con người chẳng cần đến
kiểu nhà trường như nó đang có hiện nay.
Nhà trường sẽ tồn tại vĩnh hằng nếu ở đó thực hiện được việc dạy tư duy, đặc biệt
là tư duy phê phán”.
Muốn có tư duy đứng đắn phải học kiến thức hệ thống Khổng Tử có lời bàn:
“Học nhi bất tư tắc vong
Tư nhi bất học tắc đãi”
(Học mà không tư duy thì mờ mịt
Tư duy mà không học thệ thống thì nguy hiểm)
Bác Hồ lúc sinh thời thường khuyên thầy trò các nhà trường phải gắn bó ba việc:
“Học – Nghĩ - Làm”
Theo Bác “ Siêng học thì mau hiểu biết
Siêng nghĩ thì mau có sáng kiến
Siêng làm thì mau thành công”
9.3 Tiến vào nền kinh tế tri thức và cao hơn là nền kinh tế minh triết, xã hội
minh triết thì cần có các tư duy gì?
Nhà giáo dục học, tâm lý học nổi tiếng của thế giới đương đại Howard Gardner có

quyển sách rất giá trị “5 Tư duy cho tương lai”
Trong sách này Gardner nêu ra 5 loại tư duy mà theo ông bất cứ nền giáo dục chân
chính nào cũng phải chú ý rèn luyện cho người học.
(I) Tư duy nguyên tắc: Thông thạo một lĩnh vực chính (thí dụ Khoa học, Toán
học, lịch sử ) và ít nhất một công việc chuyên môn
(II) Tư duy tổng hợp: Biết hợp nhất các ý kiến từ chuyên môn khác nhau thành
một tổng thể, gắn được tổng thể này với tổng thể khác.
21
(III) Tư duy sáng tạo: Biết khám phá và làm rõ những vấn đề, những đòi hỏi của
thực tiễn
(IV) Tư duy tôn trọng: Nhận biết và thấu hiểu sự khác biệt giữa các dòng tư
tưởng
(V) Tư duy đạo đức: Hoàn thành trách nhiệm là một người lao động mà mình có
nghĩa vụ
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh Toàn tập tập 4 Nxb Chính trị Quốc gia 2010
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Hỏi đáp về một số nội dung Đổi mới căn bản
và toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Nxb Giáo dục
3. Nguyễn Khắc Viện (2007) Từ điển tâm lý. Nxb Thế giới
4. Lê Hải Yến. Từ điển 1001 thuật ngữ giáo dục và tâm lý (Tư liệu tác giả chưa
xuất bản)
5. Raja Roy Singh (1997)“Nền giáo dục cho thế kỷ 21- Những triển vọng của
Vùng Châu Á – Thái Bình Dương”. Viện Khoa học Giáo dục
6. Howard Gardner (2012) 5 Tư duy cho tương lai .Nxb Trẻ
7. Phạm Minh Hạc (2013) Từ điển bách khoa Tâm lý học, Giáo dục học. Nxb Giáo
dục
23

×