Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.64 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHỔ YÊN
TRƯỜNG THCS BẮC SƠN





BÀI DỰ THI
Tìm hiểu chính sách, pháp luật
về bình đẳng giới

Họ và tên: Ngô Xuân Tú
Ngày tháng năm sinh: 26/05/1988
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Đơn vị công tác: Trường THCS Bắc Sơn
Số điện thoại : 0963111701

Câu 1:
Luật bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan đến bình
đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ minh
họa 2 khái niệm bất kỳ.
Đại biểu Trần Thành Long (TP.HCM)
đang phát biểu thảo luận về dự án
Luật bình đẳng giới
Trả lời:
Theo Điều 5 của luật bình đẳng giới quy định 8 thuật ngữ về bình đẳng giới.
Nội dung như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã
hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.


3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình
và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm,
vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không
coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới
thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự
chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực
và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau
giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích
bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là
biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới,
dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới
trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân
thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng
giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình
quân đầu người của nam và nữ

Ví dụ: Về định kiến giới
Ông bà ngày xưa có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, rõ ràng quan
niệm này cho thấy việc xem trọng con trai: 1 con trai thì có, 10 con gái cũng như
không. Mặc dù đó là quan niệm sai lầm nhưng còn nặng trong tư tưởng của mỗi
người dân Á đông cả trong xã hội hiện đại.

Ví dụ: Về giới tính
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ sinh giảm từ 2,33 con/phụ
nữ vào năm 1999 xuống còn 2,03 con/phụ nữ vào năm 2009……. ở mức thấp, tầm
vóc, thể lực còn hạn chế Đặc biệt, tỷ số chỉ số giới tính ở Việt Nam……, từ 106,2
bé trai vào năm 2000 lên tới 110,5 bé trai vào năm 2009. Việc lựa chọn giới tính
thai nhi cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, định kiến giới tính.
Câu 2:
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới trên từng lĩnh vực.

HS trường THPT Tiên Yên tham gia
hoat động ngoại khoá tìm hiểu về bình đẳng giới
Trả lời:
Biện phápthúc đẩy bình đẳng giới. Theo quy định tại Điều 5 của Luật
bình đẳng giới về giải thích từ ngữ, thìbiện pháp thúc đẩy bình đẳng giớilà biện
pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí,
vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát
triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm
được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong
một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đó đạt được.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ
hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện,
tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu

chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều
11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao
gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ
quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài
chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao
gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao
động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc
với các chất độc hại.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của
pháp luật.
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm
xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt
thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

Câu 3:
Nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi
phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy định
của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế
nào?
Trả lời:
Những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi
phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân
công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về
thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động
có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao
động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực
hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc
đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao
động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc
mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại
khoản 1.
Chế độ nghỉ thai sản hiện hành theo quy định của Luật lao động
1. Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn
đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công
việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con
thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.

2. Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1, nếu có nhu cầu, người lao
động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với
người sử dụng lao động.
Câu 4:
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục
tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng
hiểu biết của mình hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay
của Đảng và Nhà nước ta.
Trả lời:
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu giảm khoảng
cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tham gia của
phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách
giới trong lĩnh vực chính trị.
Theo đó, hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít
nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ). Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào
năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020. Lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi
được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật chiếm 1/4 vào năm 2015 và chiếm 1
nửa vào năm 2020. Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có
nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các
nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015.
Với mục tiêu này, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đặt chỉ tiêu phấn
đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; nữ
đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2015 đạt tỷ lệ từ 30%
trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2015
đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Cũng theo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, một mục tiêu cơ bản
khác là bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe. Cụ thể, tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100

trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020. Đến năm 2015, mục tiêu
sẽ giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định
kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng
các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cũng đặt chỉ tiêu đến năm 2015 và
duy trì đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ
làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên
tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ./.
Tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước
Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)
1/ Đ/c Nguyễn Thị Doan Phó Chủ tịch nước
2/ Đ/c Phạm Hải Chuyền Bộ trưởng Bộ Lao động TBXH
3/ Đ/c Tòng Thị Phóng Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư TW Đảng
4/ Đ/c Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ Y tế
5/ Đ/c Nguyễn Kim Ngân Phó Chủ tịch Quốc Hội
6/ Đ/c Hà Thị Khiết Ban Bí thư
7/ Đ/c Trương Thị Mai UBTVQH
8/ Đ/c Nguyễn Thị Nương UBTVQH
Câu 5:Từ những tình huống, câu chuyện thực tế trong cuộc sống, hãy
viết một bài tối đa 1500 từ về cá nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu
chuyện, sự kiện ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Trả lời:
Nỗ lực thực hiện luật bình đẳng giới
ở Thị trấn Bắc Sơn

Trước đây, khi chưa có Luật Bình đẳng giới, công tác bình đẳng giới ở TT Bắc
Sơn nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.
Tại huyện Phổ Yên, sự chênh lệch về tỷ lệ nam nữ tham gia quản lý, lãnh đạo
ở các cấp; việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ chưa được quan tâm đầy

đủ; tình trạng bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, tư tưởng “trọng
nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, trở thành rào cản lớn đối với công tác bình đẳng
giới.

Theo quan niệm của một số đông: Trong gia đình, phụ nữ chỉ là người nội trợ,
không được tham gia quyết định vấn đề lớn, thu nhập do người đàn ông quản lí, ở
gia đình nghèo thì trẻ em gái bị thất học nhiều hơn so với trẻ em trai. Người phụ nữ
thường cam chịu những hành vi bạo lực trong gia đình. Họ phải làm việc cực nhọc
vất vả, còn phải gánh thiên chức làm mẹ, làm vợ…của những gia đình đông con,
cuộc sống còn nhiều thiếu thốn.

Luật Bình đẳng giới ra đời năm 2006. Từ đó đến nay, hàng năm, Hội Liên hiệp
phụ nữ huyện Phổ Yên đều triển khai đề cương giới thiệu Luật Bình đẳng giới, tăng
cường tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình đến
với các cấp Hội cơ sở, trường học. Đồng thời, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện
đã mở các lớp tập huấn cho hội viên phụ nữ về kỹ năng giao tiếp, tuyên truyền về
công ước CeDew (chống mọi phân biệt đối xử với phụ nữ)…để giúp họ hiểu biết
quyền lợi của mình.

Bên cạnh đó, đề án “giáo dục về những phẩm chất đạo đức của người phụ nữ
trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa” và “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy
con tốt” cũng được Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Phổ Yên triển khai rộng rãi… đã
tác động tích cực đến việc trau dồi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
và nâng cao chất lượng chăm sóc phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh,chông trẻ em suy
dinh dưỡng.

Công tác bình đẳng giới ở huyện Phổ Yên còn được thể hiện rõ nét trong việc
quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo cán bộ nữ. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Phổ Yên đã
tích cực động viên, hướng dẫn hội viên tự tin tham gia ứng cử vào các vị trí quan
trọng trong cấp ủy Đảng, chính quyền ở địa phương, hội đồng nhân dân và trường

học.
Nhằm thực hiện tốt pháp luật bình đẳng giới và rút ngắn khoảng cách về giới
tính thì việc tuyên truyền, giáo dục cho phụ nữ là chưa đủ, mà cần nâng cao ý thức
bình đẳng giới cho các cấp lãnh đạo và toàn thể nhân dân bằng các băng rôn, khẩu
hiệu, phát tờ rơi, áp phích với nội dung:
- Dừng lại hai con để nuôi dạy cho tốt.
- Dù gái hay trai chỉ hai là đủ.
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con.
- Tổ ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng.

Đi đầu trong việc thực hiện bình đẳng giới ở huyện Phổ Yên là thị trấn Bắc
Sơn. Cấp ủy và chính quyền thị trấn luôn quan tâm sâu sắc và xem công tác bình
đẳng giới là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Chỉ đạo cho các ban ngành, đoàn thể
tăng cường tuyên truyền Luật bình đẳng giới. Trong đó, Ban tư pháp có nhiệm vụ
cụ thể trong việc hướng dẫn, phổ biến Luật cho toàn thể nhân dân.

Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Bắc Sơn phối hợp với Ban tư
pháp tuyên truyền lồng ghép Luật bình đẳng giới trong các buổi sinh hoạt câu lạc
bộ, chi hội. Tuyên truyền sâu rộng các văn bản Luật về: Hôn nhân gia đình, phòng
chống bạo lực gia đình, bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thực hiện tốt đề án
“Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu
nước, phụ nữ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Phụ nữ
giỏi việc nước đảm việc nhà.

Với tình hình thực tế xã hội nhiều chị em phụ nữ vẫn còn tự ti, ít tham gia
học tập, không dám quyết định công việc lớn, kinh tế phụ thuộc. Nhưng nhờ sự
quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền thì việc đào tạo cán bộ nữ, phát triển
Đảng viên nữ đã khá hơn nhiều so với trước đây.
Trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn có những ngôi trường mà cán bộ quản lí là nữ như:
+ Cô Nguyễn Thị Thiệp- Hiệu trưởng trường THPT Bắc Sơn

+ Cô Hà Thị Bạch- Phó hiệu trưởng THPT Bắc Sơn
+ Cô Nguyễn Thị Hường- Hiệu trưởng trường tiểu học Bắc Sơn
+ Cô Nguyễn Thị Qúy- Hiệu trưởng trường mầm non Bắc Sơn
+ Cô Đặng Thị Việt Anh- Phó hiệu trưởng trường THCS Bắc Sơn
Cô Đặng Thị Việt Anh- Phó hiệu trưởng trường THCS Bắc Sơn( ngồi đầu tiên
bên trái)

Nhiều gia đình cán bộ giáo viên trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn đạt gia đình hiếu học
cấp huyện như:
+ Gia đình cô Nguyễn Thị Thiệp( THPT Bắc Sơn)
+ Gia đình cô Hoàng Thị Hòa( THCS Bắc Sơn)
+ Gia đình cô Nguyễn Thị Dân( THCS Bắc Sơn)

Thiết nghĩ, việc thực hiện tốt công tác bình đẳng giới ở huyện Phổ Yên nói
chung và TT Bắc Sơn nói riêng đã có khởi sắc nhưng rất cần sự chung tay của cả
hệ thống chính trị nhằm ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới tính; giám
sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của địa phương để đạt kết quả tốt
hơn.
Đồng thời, cần phát huy tốt vai trò của mỗi gia đình trong việc tạo điều kiện cho
các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình
đẳng giới để TT Bắc Sơn luôn là điểm sáng về mọi mặt ở vùng 3-
huyện Phổ Yên.
Câu 6:Theo anh chị, bản thân và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh
chị đang sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn.
Trả lời:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và hiệu quả
quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp đối với công tác phụ nữ, nhằm phấn đấu
đến năm 2015, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, thu hẹp khoảng cách
giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực có sự bất bình đẳng hoặc nguy
cơ bất bình đẳng giới cao, tạo đà cho sự thực hiện thành công các mục tiêu của

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020. Về cơ bản, bảo đảm bình
đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo,
nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
- Rà soát các quy định
- Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực của cuộc sống
- Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia của phu nữ vào các công
tác xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện
- Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho phụ nữ
Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm:
Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình
đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm; giáo dục về giới
tính và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động do mình quản lý; có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình; tạo
điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ
gánh nặng lao động gia đình
Trong môi trường giáo dục nói chung và nhà trường THCS Bắc Sơn nói
riêng cũng đã triển khai và thực hiện tương đối tốt chính sách, pháp luật về
bình đẳng giới, thể hiện ở một số khía cạnh:
- Trong công tác giáo dục học sinh cụ thể là các bài giảng trên lớp đã kết
hợp khéo léo giữa giảng dạy và giáo dục kĩ năng sống cho các em. Ví dụ cụ
thể:
Khi giảng dạy bộ môn giáo dục công dân lớp 9 trong bài “ Quyền và
nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình” Đã có những bài học cụ thể
được rút ra nhằm giáo dục học sinh:
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.

+ Hôn nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, biên giới và được pháp luật
bảo vệ
+ Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp
của nhau.
Trong chương trình ngữ văn lớp 7 có truyện ngắn “ Cuộc chia tay của
những con búp bê” Giao viên đã phân tích và chỉ rõ cho học sinh thấy rằng:
Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc thể hiên rõ tâm trạng bơ vơ, thất vọng
của 2 em Thành và Thủy mà hơn thế nữa là bức thông điệp về ý thức bảo vệ,
gìn giữ hạnh phúc gia đình mà nhà văn muốn gửi tới bạn đọc: Bố mẹ chia tay
con cái phải chịu nhiều bất hạnh
.
Đọc những câu thơ sau chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng sẽ phải
thật sự suy nghĩ về hạnh phúc gia đình:
HAI CHỊ EM
- Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa!
Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi
Thằng bé khóc, bụng chưa quen chịu đói
Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm
Bố mẹ đi sáng sớm khác mọi hôm,
Không nấu nướng và không hề trò chuyện
Hai cái bóng hai đầu ngõ hẻm
Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?
Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu
Ngoài hai tiếng ra tòa vừa nghe nói
Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về.
Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve
Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp
Nó sung sướng vào ra tíu tít
Rồi quây quần nồi cơm mở vung ra…

Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa,
Là cầm cưa xé ngang tình đoàn tụ
Đứa còn mẹ thì thôi mất bố
Hai chị em rồi sẽ mất nhau
- Nín đi em…em khản giọng khóc gào
Chị mếu máo đầm đìa nước mắt
Nhưng bố mẹ bên bờ chia cắt
Phút giây thôi hãy nghe tiếng con mình.
( Vương Trọng, Mưa đền cây,NXB Phụ nữ Hà Nội 1987)
Giáo viên đã trích dẫn bài thơ của nhà thơ Vương Trọng và cùng học sinh
bàn luận trao đổi để tìm ra thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi người đọc đó
là: Tổ ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng, mỗi chúng ta cần trân
trọng bảo vệ và giữ gìn
.
( Hạnh phúc gia đình)
Ngoài giảng dạy các hoạt động ngoại khóa của trường cùng kết hợp tương
đối tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Bảo đảm
cho sự phát triển công bằng giữa các em học sinh trong nhà trường, không
phân biệt học sinh nam hay học sinh nữ. Học sinh dân tộc ít người hay người
kinh. Học sinh con nhà giàu hay nghèo…
- Trong các hoạt động của tổ chuyên môn đã tổ chức được nhiều chuyên
đề đạt hiệu quả như:
+ Quyền trẻ em
+ Tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới
+ Chống bạo lực gia đình, học đường
+ Nữ sinh tương lai…
- Ngoài ra việc tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng
giới trong cơ quan đã đạt được nhiều kết quả:
+ Mỗi tổ ấm trong cơ quan luôn giữ được không khí ấm êm, gia đình hòa
thuận hạnh phúc. Vợ chồng tôn trọng bình đẳng lẫn nhau, không phân biệt con

trai hay con gái, không theo quan niệm lỗi thời, lạc hậu:
“ Nhất nam viết hữu
Thập nữ viết vô”
+ Nhiều gia đình luôn giữ vững danh hiệu gia đình nhà giáo văn hóa.
+ Nhiều cán bộ nữ trong cơ quan đạt phụ nữ 2 giỏi “ giỏi việc nước đảm
việc nhà, công đoàn viên ưu tú” như các cô giáo:
-Phạm Hồng Thu ( tổ toán)
- Nguyễn Thị Dân ( tổ sinh)
- Hoàng Thị Hòa ( tổ văn)
- Nguyễn Thị Qúy ( tổ văn)
+ Nhiều em học sinh nữ trong trường đã đạt kết quả học tập cao. Ví dụ
năm học 2011- 2012 có 3 em học sinh đạt giải 3 môn văn, 1 em môn sử, 1 em
môn giáo dục công dân, 3 em môn địa… là học sinh giỏi cấp tỉnh góp vào bảng
thành tích chung của nhà trường, giúp nhà trường đứng thứ 3 toàn huyện về
giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhiều em học sinh nữ đạt danh hiệu học sinh xuất
sắc 4 năm liền.
Ngoài ra mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường đều có ý thức tự giác
học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao vốn hiểu biết
chính sách pháp luật về bình đẳng giới. Trở thành những người tiên phong
trong việc tuyên truyền về chính sách bình đẳng giới ở TT Bắc Sơn, xã Phúc
Thuận.

×