Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.88 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Chủ trương của Đảng, nhà nước nói chung và ngành Giáo dục – Đào tạo
nói riêng đang thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học. Bộ Giáo dục – Đào tạo
đưa ra nhiều hình thức chủ trương để tác động đến quá trình dạy – học để dạt
hiệu quả cao nhất, đổi mới phương pháp thay sách giáo khoa nhằm phát huy tính
tích cực sáng tạo của học sinh.
- Ngày nay trong bất cứ trường học nào nói chung và trường THCS nói
riêng đều có những học sinh yếu – kém, hiện tượng yếu – kém không chỉ làm
ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn diện cho học sinh ở nhà trường mà còn là
nỗi lo cho gia đình và xã hội.
- Để đạt được mục tiêu của bài học giáo viên cần phải sử dụng nhiều
phương pháp để lồng ghép vào trong quá trình dạy – học để làm sao có những
hoạt động dạy thích hợp nhất. Mặc dù thế mỗi giáo viên luôn được trang bị,
quán triệt nhiều cách dạy, phương pháp thực hiện đặc biệt là trong chương trình
đổi mới. Qua đó tôi còn cảm thấy những tích cực, hạn chế của giáo viên học
sinh do những yếu tố khách quan chủ quan đưa đến.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
- Từ tình hình thực tế tại (địa phương) cơ sở trong năm học vừa qua theo
số liệu thống kê điểm trung bình môn và điểm thi khảo sát chất lượng đầu năm
(dựa trên số liệu sổ KH cá nhân).
Khối SS
Kết quả khảo sát đầu năm học 2014 – 2015
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
7 213 42 19.72 15 7.04 30 14.08 59 27.70 67 31.46
8 18
8
24 12.77 31 16.49 62 32.98 37 19.68 34 18.09
9 18


2
101 55.49 40 21.98 19 10.44 13 7.14 9 4.95
Trang 1
CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
Cộng 58
3
167 28.64 86 14.75 111 19.04 109 18.70 110 18.87
Khối SS
Kết quả năm học 2013 – 2014
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
7 1
8 2
9 2
Cộng 5
- Qua đó thấy được rằng điểm đánh giá Y – K đạt tỉ lệ cao. Đây là một tỷ
lệ cao có nhiều ý kiến cho rằng đây là một môn phụ, dễ học tại sao điểm lại thấp
như vậy? bản thân tôi là một giáo viên địa lý không cho rằng như vậy. Đây là
một môn được pha trộn giữa 2 mảng kiến thức tự nhiên và xã hội. Để việc nâng
cao chất lượng dạy – học địa lý thật tốt ngoài việc giáo viên địa lý cần truyền
thụ kiến thức đạt được mục tiêu thì giáo viên các môn khác cũng cần có động
thái tích cực :
Một số hạn chế của học sinh
- SGK học sinh chưa coi SGK là công cụ học tập cần thiết nhất.
- Đồ dùng học tập phần lớn các em còn thiếu hoặc một số em còn không
có. Tài liệu, vở bài tập, tập bản đồ học sinh chưa thấy được tầm quan trọng trong
việc hỗ trợ học, một phần vì các em có hoàn cảnh khó khăn nên sự chuẩn bị
chưa đầy đủ để đáp ứng nhu cầu học tập.
- Ý thức học tập chưa cao. Chưa tập trung vào lớp theo đúng giờ quy
định, học chưa chú ý lắng nghe và thiếu tích cực để tham gia hoạt động nhóm

(mang tính ỷ lại, trông chờ, chỉ có một số em làm).
Hạn chế của giáo viên
- Nhà trường còn thiếu nhiều ĐDDH đặc biệt là một số biểu đồ dân số,
nhiệt - ẩm, lược đồ dành cho các tiết thực hành.
Trang 2
CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
- Việc dạy học vẫn mang tính truyền thụ kiến thức một chiều. Giáo viên
phải giảng giải để mô tả các hiện tượng địa lí, cảnh quan môi trường cho nên tiết
dạy thiếu sinh động để thu hút học sinh tham gia.
- Một số tiết dạy sự chuẩn bị chưa chu đáo còn mang tính đối phó, chưa
thường xuyên.
Hạn chế của phương tiện dạy học.
- Có nhiều ĐDDH quá cồng kềnh, thiếu thẩm mỹ (do để lâu ngày bị mốc
ẩm, rách, hoen ố) nên khi sử dụng chưa hiệu quả, gây nên tâm lý không muốn sử
dụng.
- Phòng học còn thiếu móc treo nơi để ĐDDH (giáo viên phải bày la liệt
trên bàn).
- Thiếu phòng chức năng, phim ảnh về địa lý (đây là một công cụ bổ trợ
rất cần thiết).
Qua những năm giảng dạy tôi đã thấy được những mặt còn yếu kém về
cách dạy – học của giáo viên – học sinh từ đó dẫn tới chất lượng học tập của học
sinh chưa cao đó là một tất yếu.
- Trong quá trình học các em phải biết tính toán tìm số liệu đã được thống
kê từ đó để lập biểu đồ thì thấy môn toán là môn hỗ trợ rất nhiều. Nhưng thực tế
cho thấy khi yêu cầu các em tính toán thì gặp rất nhiều khó khăn (trong khi đó
các con số có thực và là số nguyên?). Sau khi có số liệu dựa trên cơ sở đó để lập
biểu đồ. Thực tế cho thấy các em chưa nhận biết được cách lập 2 trục tung – trục
hoành, lấy tỉ lệ, khoảng cách cho phù hợp.
- Biểu đồ yêu cầu nhận xét thì thấy khả năng tư duy phân tích, diễn giải
lời văn gặp nhiều khó khăn.

- Trong khi học về địa lý các châu lục, con người yếu tố lịch sử hình
thành và phát triển hầu như còn sơ khai (có thể nói là các em chưa hề nghe, học,
đọc…)
- Quá trình phân bổ của sinh vật ảnh hưởng của vĩ độ địa lý tới tình hình
trao đổi chất thích nghi từ đó ảnh hưởng tới sự phân bố như thế nào chưa được
cụ thể rõ và có mối liên hệ rất rõ ràng.
Trang 3
CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
- Sự thay đổi khí hậu cục bộ do ảnh hưởng của một số lực trái ngược
nhau…
Trong quá trình giảng dạy từ những khó khăn đó giáo viên thường là trình
bày cho học sinh. Khi yêu cầu phân tích trình bày học sinh chỉ dựa vào thông tin
kênh chữ sách giáo khoa để đưa ra chưa có sự phân tích và lập luận khoa học,
hầu như không có việc khai thác kênh hình. Đây cũng là lỗi từ phía giáo viên
chưa khai thác triệt để kênh hình trong SGK.
Từ những thực trạng nêu trên cần phải có những giải pháp tích cực để
nâng cao chất lượng giảng dạy – học tập.
2. Giải pháp cụ thể
Cần có những yêu cầu cụ thể đối với học sinh:
+ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Làm bài tập về nhà phải đầy đủ.
- Đọc trước bài để sự chuẩn bị đạt hiệu quả cao trong việc hỗ trợ tích cực.
tiến trình của bài soạn cần thực hiện theo các bước sau: Tóm tắt được nội dung
chính của từng mục trong bài. Trả lời phần cần hỏi trong bài (chữ in nghiêng) để
hỗ trợ cho hoạt động nhóm trên lớp. Trong bài dạy có lược đồ cần phải nêu khái
quát về lược đồ: Tên lược đồ, nội dung chính của lược đồ để làm cơ sở dẫn
chứng. Qua đó tự rèn luyện kỹ năng đọc lược đồ (còn yếu). Nhận biết được các
số liệu trong biểu đồ dẫn tới phân tích đúng. Số liệu thống kê cần phải nêu được
vấn đề về mấu chốt trong từng loại số liệu (đơn vị tính). Hình ảnh có ý thức
quan sát để hiểu được tính minh họa của hình ảnh thông qua việc nhìn viễn cảnh
– cận cảnh. So sánh hình ảnh để biết được tính nhân quả.

Tóm tắt bài học, trả lời câu hỏi trong bài, phân tích biểu đồ, hình ảnh trong bài.
+ Sách giáo khoa, vở ghi chép, ĐDHT cần phải đầy đủ ngoài ra cần có
thêm tập bản đồ, tài liệu có liên quan đến môn học, có thể mượn, đọc trên thư
viện.
+ Hình thành nhóm bạn học tập trên lớp, tại nhà . Nhóm học tập trên lớp
có thể do GVCN hoặc bộ môn hình thành dựa vào khả năng – năng lực của học
sinh trong một lớp để có hướng dẫn cụ thể. Nhóm học tập tại nhà giáo viên bộ
môn hướng dẫn các em hình thành nhóm học tập tại nhà. Nhóm này tập hợp các
em gần nhà có cùng hoặc khác khối lớp. Để thực hiện được tốt rất cần giáo viên
Trang 4
CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
tại địa phương hỗ trợ, giáo viên địa phương kết hợp với GVCN, bộ môn liên hệ
với gia đình các em để hình thành nhóm và có sự quản lý chặt chẽ hơn.
Để nhóm hoạt động có hiệu quả giáo viên bộ môn phải có sự kiểm tra
đánh giá và nắm được các thành viên trong một nhóm. Bằng cách mỗi tuần,
tháng giáo viên giao cho mỗi nhóm một chủ đề khác nhau dựa trên tình hình học
tập của các em và phải có kết quả được nhóm thông báo về giáo viên để nhận
xét sau mỗi tuần, chủ đề đưa ra có thể như: cho số liệu lập biểu đồ, phân tích,
nhận xét, tóm tắt lại một chương đã học, làm bài tập khó.
+ Đi học vào lớp đúng giờ không la cà, cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa
gia đình, nhà trường (trong đó vai trò của BV, tổng phụ trách rất rõ ràng).
+ Gia đình phải biết thời khóa biểu giờ học của các em và đưa ra giờ đi
học và về đến nhà.
+ Cần có ý thức học tập
Đối với giáo viên
+ Soạn bài đầy đủ đặc biệt cần tìm những kiến thức khắc sâu vừa sức với
học sinh, kiến thức nâng cao đối vói học sinh khá – giỏi cho phù hợp, trong quá
trình soạn bài có cần phải định cái tâm vào trong bài soạn. Không phải soạn bài
để trình ký cho đúng mà cần soạn bài phải có nội dung sâu sắc để tiết dạy đạt
được hiệu quả cao nhất.

+ Tham khảo nhiều tài liệu để soạn bài
+ Đồ dùng dạy học còn thiếu cần được bổ sung kịp thời, tham gia các hoạt
động thi làm ĐDDH một cách thiết thực ĐDDH cần phải được sử dụng nhiều
bài và lâu dài
+ Trang bị phòng chức năng, góc để ĐDDH hợp lý dễ để, dễ thấy và dễ
lấy.
+ Trong quá trình giảng dạy cần phải bao quát lớp, thu hút học sinh vào
bài học, vào các hoạt động nhóm để tạo ra hiệu quả tích cực. Song song đó giáo
viên phải tạo được sự thân thiện gần gũi với học sinh, coi học sinh như con em
của chính mình để các em thấy sự gần gũi thương yêu trên lớp giống như ở nhà.
Từ đó các em luôn cảm thấy yêu trường mến bạn và mỗi khi xa là nhớ. Để thực
hiện được như vậy trong khi giảng bài cần phải có một chất giọng tốt, truyền
cảm, tinh tế khi xử lý tình huống, biết mỉm cười khi các em trả lời sai, lồng ghép
Trang 5
CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
một số câu truyện vui vào bài học qua phần mở rộng, liên hệ thực tế, GDMT để
giờ học trở nên thú vị và nhớ lâu.
Trong giờ học cần bố trí thời gian cho từng nội dung để tiết học không bị
lệch thời gian giáo viên không quá lún sâu vào một vấn đề, để tránh các vấn đề
khác thì lại thiếu thời gian.
Trong quá trình kiểm tra đánh giá cần thực hiện nghiêm túc, sử dụng
nhiều hình thức.
Kiểm tra miệng ngoài việc kiểm tra truyền thống chúng ta có thể kiểm tra
ngay trong tiết học bằng những câu hỏi nâng cao mang tính suy luận nhân quả.
Kích thích các em tìm tòi kiến thức mới ở nhà.
Kiểm tra 15’ đa số các giáo viên khi kiểm tra đều cho một vài câu hỏi
trong phạm vi nhiều bài bằng hình thức trắc nghiệm. Nên đưa tiết kiểm tra 15’
vào khoảng 2/3 thời gian được tính đến tiết kiểm tra 1 tiết. Để tái tạo lại kiến
thức, hình thức kiểm tra có thể cho từ 10 – 20 câu bằng trắc nghiệm chọn ý
đúng, nội dung kiểm tra kéo dài từ bài đầu hoặc từ tiết kiểm tra viết trước đến

bài vừa học xong có dặn trước thời gian kiểm tra. Mức độ kiến thức mang tính
tăng dần, chia lẻ ra nhiều câu hỏi, ra đề chúng ta phải đảm bảo được 4 đề để đảm
bảo tính khách quan.
Kiểm tra 1 tiết, hệ thống câu hỏi được xây dựng dựa trên hệ thống kiểm
tra 15’ tạo một đường dẫn hợp lý có thể lặp lại, mở rộng câu hỏi để nâng cao.
Nhà trường cần tổ chức học phụ đạo cho những học sinh yếu – kém. Song
song đó giáo viên cũng nên bỏ ra một vài tiết trong một học kì để ôn tập cho học
sinh yếu (dạy chéo buổi hoặc tiết cuối của ngày thứ Năm).
Ngoài ra sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Hàng
tháng giáo viên bộ môn thông qua GVCN thông báo với gia đình về ý thức học
tập của con em.
Đoàn – đội cần liên tục tổ chức phong trào hoa điểm 10 cho các ngày lễ
như: 20/11, tết nguyên đán, 26/3, 30/4 – 1/5 để luôn tạo không khí thi đua và
học tập cho học sinh. Thêm vào đó hội cha mẹ học sinh kết hợp với nhà trường
tạo quỹ để có những phần thưởng có ý nghĩa và thiết thực.
Trang 6
CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
Từ những thực trạng và giải pháp trên cho thấy vai trò không chỉ riêng là
giáo viên bộ môn trong đó vai trò GVCN, gia đình, giáo viên khác cũng góp
phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của các em.
III. KIẾN NGHỊ
Rất mong có sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể trong và
ngoài nhà trường để tạo nên sinh khí học tập được sôi động và có hiệu quả hơn.
BGH cần liên hệ với cấp trên để có đủ điều kiện dạy – học đối với giáo
viên và học sinh như ĐDDH, phòng chức năng, phim ảnh về bộ môn.
Giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề trong quá trình giảng dạy, luôn
tự ý thức nâng cao, đổi mới phương pháp dạy, ứng dụng công nghệ thông tin
vào tiết dạy, cập nhật số liệu mới, tin tức mới trên thế giới cho nội dung bài học
phù hợp với thực tế, luôn tự ý thức nâng cao đổi mới phương pháp dạy qua các
tiết dự giờ của đồng nghiệp.

Học sinh: Giáo dục cho các em thấy được tầm quan trọng của từng môn
học và việc học để tránh việc học tập trung môn này mà bỏ bê môn khác.
Bảo vệ khi đánh trống báo đến 15’ đầu giờ phải đóng cửa cổng những em
nào vào đều phải có nêu lí do và được nhắc nhở.
Tổng phụ trách hình thành một đội cờ đỏ phụ trách chung. Các em đeo
băng đỏ đứng ở cổng trường và ra khỏi cổng, căn tin đi kiểm tra còn những em
nào đang ở ngoài và thông báo về tổng phụ trách và GVCN (chọn những em học
sinh gần nhà, cứng rắn…) song song đó tổng phụ trách đi kiểm tra đôn đốc các
lớp như trật tự, hát 15’ đầu giờ. Vệ sinh, kiểm tra sỉ số, giải đáp thắc mắc của cờ
đỏ…)
Bạc Liêu, ngày 12 tháng 09 năm 2014
Người viết
Phạm Xuân An
Trang 7

×