ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN THỊ LỆ THU
BÁO CÁO THỰC TẬP
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN TÂN KỲ TỈNH NGHỆ AN NĂM 2011
Thái Nguyên - 2012
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN THỊ LỆ THU
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN TÂN KỲ- TỈNH NGHỆ AN NĂM 2011
Ngành: Khoa học Môi trường
GVHDTT: THS. VĂN HỮU TẬP
Thái Nguyên – Năm
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô hiện đang giảng dạy tại
Trường đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu giúp tôi trưởng thành hơn trong suốt 4 năm theo học tại nhà trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học Môi trường &
Trái đất - những người đã cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên ngành quý giá và
trong thời gian thực tập đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành tốt báo
cáo này.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS. Văn Hữu Tập –
Khoa Khoa học Môi trường & Trái đất - Trường đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
đã giúp đỡ tôi tận tình, chu đáo trong suốt thời gian thực hiện báo cáo này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Hồ Thị Loan – Trưởng phòng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện Tân Kỳ, anh Vương Đình Quang chuyên viên môi
trường cùng các anh chị cán bộ, nhân viên trong phòng Tài Nguyên và Môi Trường
đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè, những
người đã luôn giúp đỡ, ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian theo học tại trường
nói chung và thời gian thực tập nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 04 năm 2012.
Sinh viên: Trần Thị Lệ Thu
I/ LÝ DO LỰA CHỌN VẤN ĐỀ THỰC TẬP
Như chúng ta đã biết môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại và được toàn
thế giới quan tâm. nằm trong bối cảnh chung của thế giới môi trường Việt Nam đã có
những biểu hiện xấu đi, có nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng gây nguy cơ làm mất cân bằng
sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và
phát triển bền vững của đất nước. Trong tình hình chung của cả nước Nghệ An cũng là
một trong những điểm nóng về vấn đề môi trường, đặc biệt nghiêm trọng ở một số huyện
đã có những đấu hiệu cho thấy môi trường đã bị ô nhiễm ở một mức độ nào đó đáng để
chúng ta phải lưu tâm. Tân Kỳ mặc dù đang gặp không ít khó khăn, nền kinh tế chưa thực
sự phát triển, các hoạt động Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khai thác còn hạn chế.
Song dưới sức ép dân số, các hoạt động sản xuất và nhu cầu cuộc sống đã tác động đáng
kể đến môi trường xung quanh.
Vì vậy việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hằng năm là rất cần thiết để đánh giá
thực trạng môi trường của huyện đặc biệt là môi trường trong khu vực thị trấn, các trục
đường giao thông chính và khu vực làng nghề nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời khắc
phục tình trạng khu vựa đang bị ô nhiễm môi trường hiện nay.
II/ GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
Phòng tài nguyên môi trường huyện tân kỳ được thành lập vào ngày 25 tháng 10
năm 2003. Căn cứ Quyết định số 45/2003 của UBND huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An. Có
chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực:
Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
2.1. Chức năng và nhiệm vụ
2.1.1. Chức năng
(i). Phòng Tài Nguyên và Môi Trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có
chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
(i). Phòng Tài Nguyên và Môi Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng
thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài Nguyên và Môi
Trường tỉnh Nghệ An.
2.1.2. Nhiệm vụ
(i). Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế
hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường kiểm tra
việc thực hiện sau khi UBND huyện ban hành.
(ii). Tham mưu giúp UBND huyện lập quy hoạch sử dụng đất huyện và tổ chức thực hiện
sau khi có quyết định phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các xã, thị
trấn.
(iii). Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử hữu,
sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
(iv). Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai;
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng kysddaats đai đối với công
chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở các xã ,thị trấn; thực hiện việc lập và
quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của huyện.
(v). Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn xác
định giá các loại đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiên thuê đất của địa phương báo cáo Sở
Tài Nguyên và Môi Trường trình cơ quan có thẩm quyền quyết định làm cơ sở thực hiện
công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường , hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp
luật.
2.2. Tổ chức bộ máy
- Trưởng phòng: Hồ Thị Loan
- Phó trưởng phòng: Nguyễn Văn Thanh
- Chuyên viên quản lý đất đai: Trương Thị Hải
- Chuyên viên môi trường: Vương Đình Quang
Nguyễn Mai Phương
III/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG
IV/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan tới nội dung nghiên cứu.
4.2. Phương pháp giải quyết công việc được giao
Báo cáo được xây dựng theo phương pháp phân tích mô hình: “ Động lực (phát
triển kinh tế - xã hội là nghuyên nhân của sự biến đổi môi trường) – áp lực (các nguồn
thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) – Tác động (tác động cuae ô nhiễm
môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, kinh tế và xã hội) – Đáp ứng (các giải pháp bảo
vệ môi trường về quản lý, chính sách, kỹ thuật).
V/ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
5.1. Những nội dung kiến thức lý thuyết đã được củng cố
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện
Tân Kỳ, tôi đã tìm hiểu và thu nhận được các kết quả như sau:
+ Mô hình DPSIR nghiên cứu trong môi trường.
+ Củng cố các kiến thức đã tiếp thu được tại nhà trường và vận dụng những kiến thức đó
vào thực tiễn (cụ thể là kiến thức gì???? Vận dụng được trong quá trình thực tập).
+ Nghiên cứu tìm hiểu những văn bản pháp luật (đã tìm hiểu những loại văn bản nào,
cho nhận xét gì về các van ban đó – ngắn gọn thôi) giúp gì kiến thức lý thuyết cho thực
tập).
+ Nâng cao năng lực khảo sát thực địa.???????
+ Tìm hiểu, nghiên cứu Luật bảo vệ môi trường, các văn bản nhà nước về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt, chất thải bệnh viện, nước thải,…
+ Tìm hiểu các công cụ quản lý, phân cấp quản lý trong việc quản lý môi trường. (tìm
hiểu được những công cụ nào_ phàn này đưa xuống kinh nghiệm thực thế tích luỹ được)
+ Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Huyện Tân Kỳ. (phần này để vào
kết quả là được)
+ Nắm được cơ sở pháp lý về quản lý môi trường (cơ sở đó như thế nào).
+ Tìm ra các giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. (cho
xuống kinh nghiệm thực tế- cụ thể hơn)
Phàn này em củng cố nhiều kiến thức đấy???? Xem lại cho sát nhé
5.2. Những kỹ năng thực hành đã học hỏi được
Để hoàn thành công việc được giao, đòi hỏi sinh viên phải có sự đầu tư thời gian tìm
tòi, nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Trong quá trình thực hiện các công việc được
giao em đã học được cách nhìn nhận, đánh giá thực trạng môi trường. Học được cách thu
thập được các số tiệu, tài liệu một cách hiệu quả nhất. Dựa trên các kết quả phân tích của
Trung Tâm Quan Trắc Tỉnh phải đi khảo sát thực địa để nắm rõ hơn tình hình của vấn đề
nghiên cứu. Có thể dùng phương pháp phỏng vấn, chụp ảnh thực trạng môi trường.
Sau khi thu thập tài liệu, số liệu đã học được cách phân tích vấn đề theo mô hình tiếp
cận hệ thống DPSIR: tìm hiểu nguyên nhân của sự biến đổi môi trường; nguồn thải trực
tiếp gây ô nhiêm và suy thoái môi trường; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức
khỏe con người, kinh tế và xã hội từ đó tìm ra các giải pháp về quản lý, chính sách, kỹ
thuật.
Biết được nội dung yêu cầu, bố cục trình bày của một báo cáo hiện trạng môi trường
hằng năm. Đó là phải đưa ra được những con số cụ thể để chứng minh thực trạng môi
trường của huyện nhà đang tốt lên hay xấu đi, phản ánh đúng thực tế. Dựa trên những số
liệu thu thập được phải so sánh với tình hình trong các năm trước.
Đồng thời trong quá trình xử lý số liệu và làm báo cáo tôi đã được học hỏi thêm những
kỹ năng về Word-Exel.
5.3. Những kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được ( phần này em sẽ suy nghĩ thêm
thầy ạ)
Trong suốt quá trình thực tập, bản thân tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm
thực tiễn như sau:
- Kỹ năng giao tiếp trong công sở
- Thái độ làm việc chăm chỉ, đúng mực của các cạn bộ trong phòng tài nguyên môi
trường.
- Sự hăng say học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới.
Thêm những kinh nghiệm về chuyên môn tích luỹ được
5.4. Các kết quả có liên quan
5.4.1. Phát triển kinh tế - xã hội là nguyên nhân của sự biến đổi môi trường
Tân kỳ là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An Cách trung tâm thành phố Vinh 90
Km về phía tây bắc và có toạ độ địa lý từ 18
0
58
'
30
''
đến 19
0
32
'
30
''
Vĩ Bắc và từ 105
0
02
'
00
''
đến 105
0
14
'
30
''
Kinh độ Đông.
- Phía Tây Bắc giáp Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp
- Phía Đông, Đông Bắc giáp Yên Thành, Đô Lương
- Phía Tây Nam giáp Anh Sơn
Huyện Tân Kỳ có vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Có đường Hồ
Chí Minh đi qua với chiều dài 38Km, đường 545 nối từ huyện Nghĩa Đàn và huyện Đô
lương đã tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hoá và phát triển các ngành kinh tế.
Ngoài ra Tân Kỳ còn được thiên nhiên ưu đãi có tài nguyên tương đối phong phú, đa
dạng đất đai, rừng, nước, khoáng sản,… để phát triển các ngành Nông - lâm nghiệp,
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch …
Một số chỉ tiêu kinh tế
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.3% với tổng giá trị sản xuất là 1089 tỷ
đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Nông lâm, ngư nghiệp tăng 3.4%, công
nghiệp xây dựng tăng 1.1%, dịch vụ tăng 0.5% các lĩnh vực văn hóa có nhiều tiến bộ, đời
sống nhân dân được nâng cao, an ninh trật tự và an toàn xã hội ổn định.
- Tổng giá trị sản xuất: 1091,4 tỷ đồng
Trong đó: + Nông lâm ngư nghiệp: 382,6 tỷ đồng
+ Công nghiệp xây dựng: 463,1 tỷ đồng
+ Dịch vụ: 245,7 tỷ đồng
Tình hình sử dụng đất của huyện năm 2010
Với tổng diện tích tự nhiên 72996.19 ha, so với các huyện trong tỉnh. Tân Kỳ có diện
tích tương đối lớn, diện tích nông nghiệp là 63580.97 ha chiếm 87% tổng quỹ đất tuy
nhiên sự phân bố đất nông nghiệp lại không đồng đều giữa các xã và các tiểu vùng, bình
quân đất nông nghiệp trên đầu người giữa các xã chênh lệch nhau còn khá lớn, với diện
tích đất sản xuất nông nghiệp là 25332.47 ha. Diện tích đất lâm nghiệp là 37844.83 ha.
Trong đó rừng sản xuất có diện tích 29337.63 ha, rừng phòng hộ 8507.02 ha đây là rừng
đầu nguồn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, giữ nước, hạn
chế thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và các nghành khác.
Đất chưa sử dụng 2269.34 ha chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 3.1% tổng diện tích đất tự
nhiên) Đây là một trong những hạn chế lớn của huyện nhà cần được khắc phục để đưa
vào sử dụng trong tương lai.
5.4.2 Các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường
5.4.2.1. Chất thải sinh hoạt
Tân Kỳ là một huyện trung du miền núi, lĩnh vực sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn
nuôi. Vì vậy rác thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của
người dân. Các loại túi nilon, bao bì mỏng, bìa cát tong,….Còn lại các loại chai nhựa,
thùng nhựa, thủy tinh đều được người dân tận dụng hoặc đem bán. Do sự quản lý, thu
gom chưa được quan tâm một cách đầy đủ nên rác thải sinh hoạt vẫn đang là mối lo ngại
lớn cho môi trường của huyện.
Thành phần chủ yếu bao gồm các loại túi nilon, bao bì cũ lát, chai lọ đựng hóa
chất,…đây là những loại phế thải có giá trị thấp hoặc không thể thu gom đem bán được
nên được vứt bừa bãi ra ngoài.
Lượng rác hàng ngày thải ra của huyện khoảng 30m
3
(tương đương 15 tấn/ ngày).
5.4.2.2. Chất thải rắn từ bệnh viện
Trên địa bàn thị trấn Lạt có 01 bệnh viện với 120 giường bệnh nhưng chưa có hệ
thống xử lý rác thải y tế và hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa được đầu tư hệ thống
xử lý rác thải, chất thải rắn của bệnh viện được thải ra bãi rác Tân Long cùng với rác thải
sinh hoạt.
Thành phần bao gồm các bệnh phẩm gồm các tế bào các mô bị cắt bỏ trong phẫu
thuật, tiểu thuột, găng tay, bông gạc có dính máu mủ, nước lau rửa từ các phòng điều trị,
phòng mổ khoa lây… sau đó là các chất thải do dụng cụ phục vụ như kim tiêm, ống thuốc
giao mổ , lọ xét nghiệm túi ô xy….chất thải hoá chất sinh ra độc hại như dung môi hữu
cơ, huyết thanh quá hạn, hoá chất xét nghiệm.
Trong nước thải bệnh viện ngoài các loại vi trùng từ máu, dịch, đờm, phân của người
bệnh còn có dung dịch chứa các chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều
trị như nước tiểu của người bệnh, các bài tiết, nước rửa các dụng cụ có chứa phóng
xạ( nước rửa, tráng phim X- quang)…
Các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải bệnh viện, nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước thải thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động cụ thể của từng bệnh viện.
Song phần lớn đều ở mức khá cao đặc biệt là vi khuẩn như: Salmonalla,
Shigella,Vibrio…nguy cơ nhiễm virus, chủ yếu là virus tiêu hoá, virus bại liệt, nhiễm các
loại ký sinh trựng, amip và các loại nấm.
Những loại gây bệnh đường ruột cho người, gia súc, gia cầm: Trực khuẩn đường
ruột (Eschorichia), vi khuẩn bệnh thương hàn và phó thương hàn (Typhi và
ParatyphiSalmonella)…
Bảng 1: Kết quả phân tích các mẫu nước thải tại bệnh viện Tân Kỳ
TT
Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả TCVN 5945-2005
T1 T2 A B C
1
SS mg/l 184 150 50 100
200
2
BOD
5
mg/l 170 155 30 50
100
3
COD mg/l 225 190 50 80
400
4
Colform
MPN/100
ml
45.000 39.000 3.000 5.000
-
(Nguồn: Trung tâm QT&KTMT, tháng 12/2011).
5.4.2.3. Nguồn thải công nghiệp
a. Công ty Mía Đường Sông Con
Công ty Mía Đường Sông Con là đơn vị sự nghiệp đóng trên đại bàn thị trấn Lạt,
những năm qua đã góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện. Với công suất 1200
tấn/ngày .
Nước thải của Công ty chứa nhiều chất hữu cơ, bã men, tinh bột phân huỷ tạo mùi
hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí. Nguyên nhân là hệ thống xử lý
nước thải của Công ty không triệt để, rò rỉ nước thải, hệ thống xử lý nước thải chưa đạt
yêu cầu.
Ô nhiễm bụi trong qua trình hoạt động là do nồi hơi có bộ phận dập tro bằng nước
nhưng bị tắc tro không dập được nên sinh ra bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân
xung quanh.
Bã mía sau khi ép được dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất phân vi sinh.
Trong giai đoạn lên men của hữu cơ sẽ có hiện tượng bốc mùi hôi hơn nữa khu vực sản
xuất là vùng trũng khi mưa nước mưa đọng lại, bùn mía nhẹ xốp sẽ nổi lên và phát tán
gây ô nhiễm môi trường.
b. Nhà máy Hóa Chất Vi sinh
Các yếu tố tác động đến môi trường do hoạt động sản suất của mỏ than bùn Tiên Kỳ
qua công nghệ khai thác vận chuyển, bốc dỡ … gồm có:
- Khí thải chứa CO, CO
2
, SO
2
, NO
x
, CH
4
, H
2
S…
- Tiếng ồn và độ rung do đào đắp, bơm nước, bốc xếp, vận chuyển …
- Bụi lơ lửng do bốc xúc, vận chuyển…
- Chất thải rắn đất đá
- Bùn và nước thải sản xuất trong quá trình khai thác.
c. Làng nghề gạch ngói Cừa
Qua trình sản xuất gạch ngói làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm do việc sử
dụng nhiên liệu than đá để đốt, hiện tại định mức cho 01 lò sản xuất ngói là 5 tấn than
cám/ vạn viên và 06 xe củi/ lò. Như vậy lượng than củi hàng năm làng nghề sử dụng là
rất lớn: 14.940 tấn than và 4.796 xe củi. Nồng độ bụi và các khí CO, SO
2
, NO
2
đo được
tại làng nghề vượt TCVN 5937-1995: Bụi 1.0 mg/l ( Vượt 3.3 lần tiêu chuẩn cho phép),
SO
2
: 1.3mg/m
3
vượt 2.6 lần).
Bảng 2: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại làng nghề gạch ngói cừa
TT Chỉ tiêu Đơn vị TCVN 5937-2005
TB(1 giờ)
Kết quả
1 Nhiệt
độ
0
C - 29
2 Độ ẩm % - 67
3 Bụi Mg/m
3
0.3 0.45
4 CO 30 38
5 SO
2
0.35 0.5
6 NO
2
0.2 0.25
7 Tiếng ồn DBA TCVN 5949-1998
75
5.4.3. Tác động ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội
5.4.3.1. Tác động từ rác thải sinh hoạt
CTR gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: không khí, đất, nước.
Gây hại sức khỏe: CTR có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường tốt cho các loài
gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián… qua các trung gian có thể phát triển mạnh.
Ô nhiễm nước: Rác sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh, rạch,
sông, hồ… gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng
làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc
với không khí, giảm DO trong nước, làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan xấu
đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú
dưỡng hóa nguồn nước. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, phospho cao,
chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Ô nhiễm không khí: Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm
không khí. Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ
ẩm cao, rác phân hủy sinh ra SO
2
, CO, CO
2
, H
2
S, NH
3
… ngay từ khâu thu gom đến
chon lấp. CH
4
là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ.
Ô nhiễm đất: Nước rò rỉ trong bãi rác gây ô nhiễm đất
Những nơi vứt rác bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là những sinh vật
truyền nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh
viêm não,…)Rác làm thức ăn cho chuột, từ chuột dễ lây lan cho người các bệnh như:
dịch hạch, sốt có thể dẫn đến tử vong.
Rác gây mùi hôi thối khó chịu cho người dân xung quanh.
5.4.3.2. Tác động từ rác thải bệnh viện
Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua: Da (qua
một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên da), các niên mạc ( màng nhầy), đường hô hấp
(do xông, hít phải), đường tiêu hoá….hiện tại chưa có thống kê chính xác nào về các
bệnh nhân bị bệnh do chất thải y tế tuy nhiên việc chất thải y tế chưa được xử lý đạt yêu
cầu, gây ô nhiễm môi trường là một thực trạng đáng báo động tại Nghệ An nói chung và
huyện Tân Kỳ nói riêng.
5.4.3.3. Tác động từ môi trường công nghiệp
a. Công ty Mía Đường Sông Con:
+ Nước thải gây mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.
+ bụi sinh ra gây các bệnh về hô hấp cho công nhân và người dân xung quanh như viêm
đường hô hấp, viêm phổi, …
+ Trong giai đoạn lên men hữu cơ sẽ có hiện tượng bốc mùi hôi thối, khi mưa nước mưa
đọng lại bùn mía nhẹ xốp sẽ nổi lên và phát tán gây ô nhiễm môi trường.
b. Nhà máy Hóa Chất Vi Sinh
TT Loại hình
hoạt động
Môi trường
chịu tác động
Yếu tố tác động môi trường, Mức độ,
phạm vi ảnh hưởng
1
Khai thác
Không khí
+ Bụi
+ ồn, rung
+ Khí thải
Tác động đến công
nhân làm việc
+ Đáng kể
+ Vừa phải
+ Đáng kể
Đất + Không ảnh hưởng đến phẩm chất và quỹ đất cho sản
xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp
Nước + ảnh hưởng nhiều đến nguồn nước mặt của các khe và suối
tiếp nhận nước thải
Cảnh quan
sinhThái
+ ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan: mất hệ sinh thái, nơi cứ
trú của vi sinh vật, thực vật.
Cơ sở hạ tầng
KTKT
+ Có tác động tích nhiều mặt
Sức khoẻ cộng
đồng
+ Có ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất nhưng mức
độ nhẹ
2 Bốc xúc Không khí + ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất mức độ vừa
phải
Đất + Có chiếm dụng đất
Nước + Có ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt
Cảnh quan sinh
Thái
+ Gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và hệ sinh thái
Động – Thực vật
Cơ sở hạ tầng
KTKT
+ Không có tác động ảnh hưởng
Sức khoẻ cộng
đồng
+ Có ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất nhưng mức
độ nhẹ
Không khí + ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất mức độ vừa
phải
Bảng 3: Tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động sản xuất khai thác than
bùn tại mỏ than bùn Tiên Kỳ.
c. Làng nghề gạch ngói Cừa
Theo kết quả phân tích chất lượng không khí tại nghề gạch ngói Cừa do Trung tâm
quan trắc Tỉnh Nghệ An cung cấp: nồng độ bụi và các khí CO, CO
2,
NO
2
đều vượt TCVN
5937-1995 cho thấy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động cũng như
người dân xung quanh gây các bệnh về đường ho hấp. Tuy nhiên số lượng người lao
động bị các bệnh về đường hô hấp vẫn chưa được thống kê cụ thể.
Môi trường đất, môi trường nước cũng bị ảnh hưởng do hoạt động sản xuất gạch
ngói. Các hộ tham gia sản xuất chưa có hệ thống xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường
gây ảnh hưởng cả nguồn nước mặt lẫn nước ngầm.
5.4.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
5.4.4.1. Rác thải sinh hoạt
- Xây dựng mô hình thu gom rác hiệu quả.
- Tăng cường quản lý công tác thu gom, vận chuyển rác khu vực thị trấn và các xã lân
cận.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành đổ rác đúng nơi quy định của khối, xóm.
- Đầu tư nhiều hơn nữa vào việc xây dựng các bãi rác, sử dụng hiệu quả bãi rác.
5.4.4.2. Chất thải bệnh viện
- Hiện tại chất thải rắn y tế nguy hại của trung tâm y tế và các phòng khám huyện, xã
cùng rác thải sinh hoạt trong bệnh viện được chôn lấp hoặc đốt ngay trong khuôn viên
bệnh viện. Vì vậy cần phải xây dựng hệ thống thu gom để chuyên chở tới bãi rác xử lý.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện trướ khi đổ vào hệ thống thoát nước công
cộng, đồng ruộng.
5.4.4.3. Môi trường sản xuất công nghiệp
5.4.4.3.1.Các biện pháp quản lý
Truyền thông: Đẩy mạnh công tác giáo dục và truyền thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng về Luật bảo vệ môi trường và các kiến thức liên quan đến môi
trường, khuyến khích mọi người dân và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tham gia vào việc
phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và khắc phục suy thoái môi trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, về môi trường tại các đơn vị sản xuất kinh doanh.
5.4.4.3.2. Các biện pháp kỹ thuật
- Yêu cầu xưởng chế biến đá Granít lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Có biện pháp xử
lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
- Các tổ chức hoạt động khai thác chế biến khoáng sản: Thực hiện quan trắc, giám sát
môi trường. Chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật khoáng sản, xử lý chất thải,
nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 137/NĐ.CP
Đối với hoạt động của Công ty Mía Đường Sông Con:
Trong quá trình sản xuất phân vi sinh hàng tháng phải tiến hành xử lý mùi hôi bằng hoá
chất, đồng thời cải tạo nâng cấp mặt bằng sản xuất để tránh tình trạng nước mưa đọng lại
trong mùa mưa lụt. Tiến hành bảo dưỡng hệ thống dập tro bụi để hạn chế tối đa bụi trong
quá trình sản xuất.
Đối với hoạt động của Công Ty Cổ Phần Hoá Chất Vinh:
- Để khắc phục ô nhiễm về bụi do quá trình vận chuyển, các phương tiện vận chuyển
phải trang bị dụng cụ che chắn, giảm lượng rơi vãi trên tuyến vận chuyển.
- Giảm thiểu ô nhiễm các loại khí mỏ: Có giải pháp công nghệ phù hợp cụ thể: Nếu
nguồn khí và hơi độc từ nội sinh của vỉa than thì phải tiến hành thông gió cưỡng bức tổng
thể để vận tốc gió tại các đường đảm bảo theo quy phạm chuyên ngành.Khu vực có nồng
độ hơi độc tăng phải xử lý bằng cách dùng các loại vật liệu xây dựng như tấm chắn bằng
gỗ hoặc nhựa, để cách ly không cho nguồn khí độc hoà lẫn vào luồng gió chính của toàn
mỏ.
- Giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn: Tiếng ồn và độ rung trong việc khai thác Than bùn tại
xã Tiên Kỳ không lớn lắm, vì công nghệ khai thác sử dụng các thiết bị máy xúc, máy
ủi, Tuy nhiên phải giảm thiểu tối đa độ ồn bằng cách bảo dưỡng các máy bơm, tăng
cường lắp các đệm cao su chống ồn cho máy bơm, mô tơ điện.
- Xử lý nước thải: Vì nước thải không quá ô nhiễm chủ yếu chứa bụi than và lượng nước
này khi hoà loãng vào nguồn nước mặt của khu vực, thì nồng độ ảnh hưởng tới môi
trường hạ lưu phía dưới không lớn lắm. Tuy nhiên việc hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm
nước thải là cần thiết, cụ thể là nước thải được thu về tại hồ chứa nước, sau đó dùng bơm
thoát ra ngoài. Trong quá trình thu nước sẽ sử dụng hệ thống lắng ngang để giảm độ bẩn
cảu nước khi nước được bơm ra ngoài.
5.4.5. Hoạt động bảo vệ môi trường
5.4.5.1. Tình hình thực hiện Luật bảo vệ Môi trường và các văn bản dưới Luật
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Kỳ đã thực
hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
- Thực hiện thu phí vệ sinh môi trường các hộ gia đình tại thị trấn Lạt và các hộ kinh
doanh tại khu vực trung tâm thương mại của huyện.
- Kiểm tra các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
- Đề xuất các phương án xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường.
5.4.3.2. Các họat động bảo vệ môi trường.
- Triển khai đề án bảo vệ môi trường
Công tác thẩm định các hồ sơ về môi trường.
- Tổ chức thẩm định và cấp Bản Cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất
kinh doanh trên địa bàn gây ảnh hưởng tới môi trường.
- Rà soát các đơn vị đang hoạt động sản xuất gây ảnh hưởng tới môi trường nhưng
chưa thực hiện đăng ký bản cam kết môi trường buộc phải lập đề dán bảo vệ môi trường.
- Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại về môi trường.
- Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các đơn vị khai thác khoáng sản
trên địa bàn.
5.4.3.3. Các hoạt động khác:
Tổ chức công tác truyền thông giáo dục môi trường, thi tìm hiểu bảo vệ môi trường
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới 05/6/2007
Thực hiện đề án “ Giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc trên địa bàn huyện Tân
Kỳ”
Tập huấn cho cán bộ địa chính xã về Luật bảo vệ môi trường để từ đó tuyên truyền
rộng rãi cho người dân hiểu và tham gia tích cực công tác bảo vệ môi trường
Hướng dẫn các xã lập báo cáo hiện trạng môi trường trên địa bàn xã, đồng thời lập
kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường năm 2011.
5.4.3.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện trong năm 2011 và những
năm tiếp theo.
- Tuyên truyền vận động để chuyển đổi nhận thức về công tác bảo vệ môi trường.
- Tổ chức các hoạt động vệ sinh mang tính phong trào.
- Thi tìm hiểu về môi trường
- Tổ chức hoạt động ra quân làm sạch môi trường
- Xây dựng các chế tài xử phạt hành chính nghiêm khắc
- Mua sắm cơ sở vật chất ( Thùng rác công cộng) để người dân tự ý bỏ rác vào
thùng
- Tăng cường công tác thu gom rác bằng cách tăng thêm lực lượng thu gom
- Đưa vào tiêu chuẩn thi đua để bình xét hàng năm
- Tăng cường công tác kiểm tra, giam sát thường xuyên
- Đưa vào nội dung hương ước khối xóm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận.
- Hiện trạng môi trường chung của huyện Tân Kỳ tương đối ổn định, khu vực thị trấn
Lạt mức độ ô nhiễm môi trường cao hơn các xã do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công
nghiệp, đã và đang gây tác động xấu đến đời sống người dân đặc biệt là lượng rác thải
sinh hoạt của người dân rất lớn.
- Công tác thu gom của công ty vệ sinh môi trường Tân Kỳ chưa đáp ứng được.
- Thói quen vứt rác bừa bãi của người dân.
- Môi trường không khí còn tương đối trong lành
- Tại thị trấn Lạt, làng nghề gạch ngói Cừa còn ô nhiễm bụi và tiếng ồn.
- Chất thải rắn có chiều hướng gia tăng tại thị trấn Lạt, rác thải sinh hoạt, bệnh viện
chưa được thu gom xử lý triệt để, hầu hết rác thải được chôn lấp tại bãi rác Tân Long
nhưng không hợp vệ sinh.
- Chất thải rắn được thu gom, vận chuyển về bãi rác Tân Long. Nhưng chưa được
phân loại tại nguồn, lượng rác thải ngày càng tăng trong khi đó công nghệ thu gom xử lý
rác còn lạc hậu, tương lai sẽ ảnh hưởng xấu đến hiện trạng môi trường.
2. Đề xuất, kiến nghị
- Về mặt tổ chức quản lý: Ban hành quy định về xử phạt hành chính đối với các hộ
gia đình, cá nhân vi phạm.
- Đẩy mạnh công tác khảo sát, thanh tra và giám sát chất lượng môi trường trên toàn
huyện.
- Yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư xử lý nước thải, khí thải và rác thải rắn tại nguồn
đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
- Lập kế hoạch đầu tư cho các dự án nhằm cải tạo môi trường, chống suy thoái môi
trường tại các khu vực ô nhiễm trên địa bàn.
- Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn huyện, tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu.
- Tăng cường công tác giáo dục về môi trường qua các phương tiện thông tin đại
chúng và giáo dục học đường nhằm nâng cao hiểu biết của mọi người về môi trường.
- Tăng cường thêm phương tiện thu gom rác, bùn, hầm cầu, công tác nạo vét cống
rãnh…cải tiến công tác thu gom hợp lý nhằm giảm bớt chi phí tăng hiệu suất thu gom và
mở rộng địa bàn, chú ý đến khu vực ra vào không thuận tiện.
- Tính toán lệ phí hợp lý nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên và một
phần trang bị lại dụng cụ và phương tiện thu gom.
- Sửa chữa, nâng cấp bãi chôn lấp rác đảm bảo yêu cầu hợp vệ sinh.
- Xây dựng các quy chế quản lý các loại hình rác thải độc hại, đối với chất thải rắn của
bệnh viện phải được thiêu đốt, nếu thiêu đốt tập trung phải có xe chuyên dùng đảm bảo
vệ sinh môi trường.
Chưa thấy em thể hiện mô hình DPSIR đâu cả?????? Nếu dùng thì trình bày các
vấn đề theo mô hình này, nếu không dùng thì bỏ đi vì trong phần phương pháp thực
hiện em nêu mô hình này mà trong phần kết quả lại không có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường huyện Tân Kỳ năm
2009.
2. TS Bùi Thị Nga, Giáo trình Cơ sở Khoa Học Môi Trường, ĐH Cần Thơ. 2008
3. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu, Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi
trường và phát triển. NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội. năm?????
4. Cẩm nang Quản Lý Môi Trường. NXB Giáo Dục. Lưu Đức Hải(chủ biên).
5. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Tân Kỳ và các xã.
6. Báo cáo bổ sung và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện tân kỳ thời kỳ 1996-2010.
7. Các tài liệu, số liệu về hiện trạng môi trường năm 2010, 2011 của trung tâm quan
trắc môi trường Nghệ An.
8. Báo cáo của các phòng, ban UBND huyện.
Em viết lại phần tài liệu tham khảo theo thứ tự: tên tác giả (theo vần ABC…. Để
xép thứ tự), tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản