Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

ĐTM đánh giá tác động đường nối từ quốc lộ 2 vào đường 36m đi khu công nghiệp kim hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 52 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Sự cần thiết của dự án:
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài đã đưa kinh tế Vĩnh Phúc
đạt được những bước phát triển mạnh cả về lượng và chất. Trên địa bàn tỉnh đã và
đang hình thành các khu công nghiệp tập trung, các khu đô thị mới,nhà máy lớn
nhất là trên địa bàn thị xã Phúc Yên như: HONDA, Toyota, Piago…
Theo quy hoạch chung khu vực phía đông nam thị xã Phúc Yên sẽ hình
thành các khu, cụm công nghiệp lớn xung quanh các nhà máy đã có như: Khu công
nghiệp Phúc Thắng, khu công nghiệp Phúc Thắng-Kim Hoa Tuy nhiên đường vào
các khu vực này hiện nay chỉ bằng tuyến đường bê tông xi măng qua khu dân cư
Xuân Mai rất nhỏ hẹp, đông đúc, xe lớn chở nguyên vật liệu và sản phẩm của nhà
máy không thể qua lại.
Do đó việc xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 2 vào đường 36M đi khu
công nghiệp Kim Hoa là hết sức cần thiết và cấp bách.
Tuân thủ theo quy định về môi trường, công ty tiến hành lập Báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng công trình “Đường nối từ
Quốc lộ 2 vào đường 36M đi Khu công nghiệp Kim Hoa”, trình cơ quan có thẩm
quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật.
1.2. Mô tả dự án
1.2.1. Tên Dự án:
Dự án đầu tư xây dựng công trình “Đường nối từ Quốc lộ 2 vào đường 36M
đi Khu công nghiệp Kim Hoa”.
1.2.2. Chủ đầu tư
Công ty HONDA Việt Nam.
1
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


1.2.3. Phạm vi của Dự án:
1.1.3.1. Vị trí thực hiện Dự án
Dự án nằm ở phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của Dự án
Dự án đầu tư xây dựng công trình: “Đường nối từ QL2 vào đường 36M đi
KCN Kim Hoa” được xây dựng tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích đất sử dụng dự kiến 1,5 ha, tổng chiều dài
tuyếnkhoảng 765 m.
Hướng tuyến đường:
- Điểm đầu tuyến tại điểm Đ1, là điểm giao với mép nhựa QL2-BOT đã xây dựng.
- Điểm cuối tuyến tại điểm Đ7, là điểm giao với đường mặt cắt 36M đi khu
công nghiệp Kim Hoa đang xây dựng.
- Toàn tuyến có 03 đỉnh chuyển hướng bố trí đường cong bán R=500 m các
yếu tố đường cong theo tiêu chuẩn TCVN 104-2007.
- Mặt cắt ngang: Từ đầu tuyến Đ1 đến điểm Đ2 là 19,5 m; đoạn còn lại từ
điểm Đ2 đến điểm Đ7 là 16,5 m.
Các điểm khống chế:
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm khống chế của dự án
STT Tên điểm X Y Z
1 Đ1 2349401.57 574865.389 11.96
2 Đ2 2349148.708 575101.96 11.10
3 Đ3 2349080.015 575182.305
4 Đ4 2349047.316 575215.15 11.00
5 Đ5 2348991.16 575271.559
6 Đ6 2348921.684 575341.346
7 Đ7 2348854.397 575399.537 10.82
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng)
2
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Hình 1.1. Vị trí địa lý của dự án
Dọc hai bên tuyến đường dự án xây dựng không có các khu bảo tồn thiên
nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia. Không có các động, thực vật quý
hiếm, không có các mỏ khoáng sản dưới lòng đất.
Tuyến đường dự án chủ yếu chiếm dụng đất nông nghiệp của một số hộ dân
không chiếm dụng đất của các công trình văn hóa, đình chùa, miếu mạo, nghĩa
trang, di tích lịch sử, trường học
1.2.4. Nội dung chủ yếu của Dự án
- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khu vực phường Phúc Thắng, thị xã
Phúc Yên theo quy hoạch.
- Tạo tuyến đường giao thông nối từ Quốc lộ 2 vào khu công nghiệp Phúc
Thắng – Kim Hoa và khu đất dịch vụ thôn Xuân Mai, phường Phúc Thắng, thị xã
Phúc Yên. Tạo tiền đề xây dựng khu công nghiệp Phúc Thắng – Kim Hoa và khu
đất dịch vụ thôn Xuân Mai.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thôn Xuân Mai, nhu cầu đi lại của khu
2 và khu 3 nhà máy HONDA Việt Nam.
- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường mỹ quan đô thị khu
vực thôn Xuân Mai, phường Phúc Thắng.
1.3.Phạm vi nghiên cứu tác động môi trường
Phạm vi nghiên cứu của dự án là những diễn biến thay đổi của điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần môi trường trước
3
Nhóm 4
Vị trí dự án
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
những tác động trực tiếp, gián tiếp cũng như các tác động tiềm tàng, tích cực và tiêu
cực, ngắn hạn và dài hạn từ các hoạt động của Dự án gây ra cho môi trường, cũng
như các biện pháp giảm thiểu tác động, các phương án bảo vệ môi trường, tính hài
hòa với môi trường và tính khả thi của Dự án.
Không gian nghiên cứu của Dự án: nghiên cứu trong phạm vi địa phận

phường Phúc Thắng, thị xãPhúc Yên nhất là thôn Xuân Mai.
1.4.Tên cơ quan thẩm địnhĐTM
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường .
1.5. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
1.5.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật:
1 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI;
2 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI;
3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI;
4 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI;
5 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật Đất đai;
6 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
7 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn;
8 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai;
9 Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm
2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường;
4
Nhóm 4

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
10 Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
11 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
12 Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
13 Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 10/01/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước
thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
14 Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của
Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước;
15 Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
16 Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
17 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
18 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
19 Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
20 Văn bản số 575/UBND-NN4 ngày 12/02/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Triển
khai dự án đường nối từ QL2 vào đường 36M đi khu công nghiệp Kim Hoa;
21 Quyết định số 640/QĐ-SXD ngày 14/04/2010 của Sở Xây dựng về việc Phê duyệt
nhiệm vụ thiết kế bước lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường nối từ QL2 vào

đường 36M đi khu công nghiệp Kim Hoa;
1.5.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
22 TCXDVN 33:2006–Cấp nước. Mạng lưới đường ống và công trình. Tiêu chuẩn
thiết kế;
23 QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
24 QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
5
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
xung quanh;
25 QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
26 QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại;
27 QCVN 08:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
28 QCVN 09:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
29 QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
30 QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
31
Các Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-
BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm: 21 tiêu chuẩn vệ sinh
lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn vệ sinh
khác có liên quan;
1.5.3. Phương pháp thực hiện lập báo cáo ĐTM
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng,
thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án.
- Phương pháp quan trắc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong
phòng thí nghiệm: Xác định các thông số về hiện trạng vi khí hậu, chất lượng không
khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh.

- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới
thiết lập: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Công ty theo
các hệ số ô nhiễm của WHO.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Phương pháp kế thừa: Là phương pháp tra cứu những số liệu đã được nghiên
cứu và công nhận để phục vụ cho mục đích lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường của dự án.
- Phương pháp mô hình hóa: để mô phỏng, tính toán và đánh giá dự báo lan
truyền các chất ô nhiễm trong không khí khu vực dự án.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến chuyên gia trong các lĩnh
vực xây dựng, tài nguyên nước, môi trường, sinh thái,…để đánh giá tác động và đề
ra các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường.
6
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất:
Khu đất triển khai dự án thuộc phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc. Thị xã Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc Nam dài 24 km, nằm ở phía Đông
tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Bình Xuyên và
phía Nam, Đông giáp với Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30 km, cách sân bay
quốc tế Nội Bài 8 km.
Thị xã Phúc Yên có 12.029,55 ha diện tích tự nhiên; địa hình đa dạng, có cả
nông thôn và đô thị, vùng đồi rừng, vùng bán sơn địa,vùng đồng bằng. Địa hình và
cảnh quan của thị xã khá đa dạng và phong phú.
Dựa theo tài liệu địa chất, địa tầng khu vực khảo sát từ trên xuống dưới đến độ
sâu 20 m gồm 5 lớp được mô tả cụ thể như sau:

- Lớp 1: Cát san lấp, hạt mịn lẫn bụi, màu xám nâu.
- Lớp 2: Sét - sét pha màu xám vàng, xám xanh, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng.
- Lớp 3: Sét pha màu xám đen, xám xanh trạng thái dẻo chảy, đôi chỗ xám
vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng.
- Lớp 4: Cát pha - sét pha, màu xám vàng, đôi chỗ xám xanh, trạng thái dẻo
chảy đến dẻo mềm.
- Lớp 5: Cát hạt trung màu nâu xám, trạng thái chặt vừa.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng:
a. Nhiệt độ không khí:
Theo số liệu thống kê trong giai đoạn (2001 - 2011) của Trạm khí tượng Vĩnh
Yên, chế độ nhiệt độ cụ thể của khu vực là:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm cao nhất : 24,9
o
C (năm 2003)
- Nhiệt độ không khí trung bình năm thấp nhất : 23,3
o
C (năm 2011)
7
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Hình 2.1. Nhiệt độ trung bình tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm
b. Độ ẩm không khí:
Theo số liệu thống kê, nhìn chung độ ẩm không khí tại khu vực tương đối cao
và biến động không nhiều trong năm. Số liệu đo của trạm Vĩnh Yên từ năm 2001
đến năm 2011 như sau:
- Độ ẩm trung bình mùa khô hàng năm khoảng 72 – 79 %.
- Độ ẩm trung bình mùa mưa hàng năm khoảng 82 – 87 %.
c.Chế độ mưa:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 nhưng chủ yếu tập trung từ tháng
7 đến tháng 9 hàng năm và thường xuất hiện ngập úng cục bộ.

- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, đặc trưng bởi thời tiết khô hanh
với nhiệt độ thấp.
- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.233,9 mm. Lượng mưa trung bình
tháng lớn nhất đạt 412 mm và trung bình tháng thấp nhất là 3,2 mm.
Hình 2.2. Lượng mưa trung bình tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm
8
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
d. Chế độ gió:
Tại khu dự án, mùa đông có hướng gió chủ đạo là Đông và hướng Đông Bắc,
mùa hè có hướng gió chủ đạo là Đông Nam. Những yếu tố ảnh hưởng đến hướng
gió là áp suất và đặc điểm địa hình của khu vực. Tốc độ gió trung bình theo các
hướng trong các năm 2001 đến 2011được thể hiện:
Bảng 2.2. Đặc trưng gió trung bình tại Vĩnh Phúc
TT Hướng gió Tốc độ lớn nhất (m/s) Tốc độ trung bình (m/s) Tần Suất (%)
1 Bắc 4 1,2 3%
2 Đông Bắc 8 1,9 24%
3 Đông 10 1,9 36%
4 Đông Nam 7 2,0 32%
5 Nam 8 1,5 5%
6 Tây Nam 6 1,6 6%
7 Tây 7 1,5 7%
8 Tây Bắc 5 1,4 13%
(Nguồn: Trung tâm Tư liệu KTTV – Trung tâm KTTV Quốc gia, 2011)
2.1.3. Điều kiện về thủy văn:
Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước
từ các suối nhỏ thuộc dãy Tam Đảo chảy vào ở xã Trung Mỹ (hồ Thanh Lanh).
Hệ thống sông Cà Lồ: có 3 nhánh nhánh nối với sông Phan, từ Hồ Thanh
Lanh, sông Cánh; nhánh nối liền với Cầu Bòn tiêu thoát nước trực tiếp nước mưa
của dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên nhánh nối với

sông Phan tiêu thoát nước vùng trũng của hai huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Sông
Cà Lồ là sông tiêu tự nhiên duy nhất trên địa bàn huyện. Đặc điểm của lưu vực sông
Cà Lồ là có độ cao trung bình lưu vực thấp trong lưu vực sông Cầu (87 m). Lượng
nước của sông Cà Lồ khoảng 660.10
6
m
3
ứng với lưu lượng trung bình 21 m
3
/s, lưu
lượng mùa kiệt là 7,58 m
3
/s và module dòng chảy năm là 23,81l/s.km
2
.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần vật lý
Đoàn khảo sát đã sử dụng các thiết bị đo nhanh tại hiện trường bằng các thiết
bị hiện số, đồng thời cũng tiến hành hấp thụ các tác nhân hoá học vào các dung dịch
hấp thụ tương ứng và sau đó bảo quản trong các hòm chuyên dụng lưu mẫu, bảo
quản mẫu, chuyên chở về phòng thí nghiệm để phân tích trên các thiết bị có độ
chính xác cao.
a. Hiện trạng môi trường không khí:
9
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.3.1. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại thời điểm đo
lúc 8h00 đến 10h00 ngày 04/12/2012
T
T
Chỉ tiêu

phân tích
Đơn
vị
Phương pháp
thử
Kết quả
QCVN
05:2009/BTNMT
(Trung bình 1h)
KK1 KK2 KK3 KK4
1 Bụi tổng số mg/m
3
ML2000 TSP
0,25
1
0,21
6
0,18
5
0,16
4
-
2 Bụi PM10 mg/m
3
ML2000 TSP
0,05
7
0,04
8
0,03

4
0,02
9
-
3 CO mg/m
3
ML9830-USA
0,96
3
0,82
5
0,76
8
0,69
1
30
4 SO
2
mg/m
3
ML9850-USA
0,07
1
0,06
7
0,06
3
0,05
8
0,35

5 NO
2
mg/m
3
ML9841A-USA
0,04
2
0,03
9
0,03
5
0,02
7
0,2
QCVN
26:2010/BTNM
T
6 Tiếng ồn dBA NL Rion 18 64,7 61,2 59,4 57,3 70
7 Nhiệt độ
o
C
Temperature
meter
24,7 23,6 24,8 23,9 -
8 Độ ẩm % Humidity meter 65 68 62 73 -
9
Tốc độ
gió
m/s Wind meter 0,8 0,3 0,7 0,5 -
(Nguồn: Công ty CP Khoa học và công nghệ môi trường Hà Nội)

Bảng 2.3.2. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại thời điểm đo
lúc 8h00 đến 10h00 ngày 04/12/2012
TT
Chỉ tiêu
phân tích
Đơn
vị
Phương pháp thử
Kết quả
QCVN
05:2009/BTNMT
(Trung bình 1h)
KK5 KK6 KK7 KK8
1 Bụi tổng số mg/m
3
ML2000 TSP
0,24
7
0,20
5
0,19
2
0,153 -
2 Bụi PM10 mg/m
3
ML2000 TSP
0,05
1
0,03
6

0,04
1
0,022 -
3 CO mg/m
3
ML9830-USA
0,93
8
0,78
4
0,79
6
0,671 30
4 SO
2
mg/m
3
ML9850-USA
0,07
3
0,06
6
0,06
7
0,054 0,35
5 NO
2
mg/m
3
ML9841A-USA

0,04
4
0,03
5
0,03
8
0,023 0,2
QCVN
26:2010/BTNMT
10
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
6 Tiếng ồn dBA NL Rion 18 63,1 60,7 58,4 55,6 70
7 Nhiệt độ
o
C Temperature meter 25,3 24,5 24,2 23,7 -
8 Độ ẩm % Humidity meter 66 68 69 71 -
9 Tốc độ gió m/s Wind meter 0,7 0,5 1,3 0,8 -
(Nguồn: Công ty CP Khoa học và công nghệ môi trường Hà Nội)
Ghi chú:
- QCVN 05:2009/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
“- “: Không quy định.
- Thời gian tiến hành quan trắc lấy mẫu: từ 8h00p đến 10h00p ngày 04/12/2012.
- KK1: cách cổng Công ty HONDA 100m, từ km0+000 đến km0+200;
- KK2: Tại vị trí trước nhà ông Hoàng Văn Chung, từ km0+200 đến km0+400;
- KK3: Tại vị trí trước nhà ông Ngô Văn Giá, từ km0+400 đến km0+600;
- KK4: trước nhà bà Nguyễn Thị Thu, từ km0+600 đến km0+765.
- Thời gian tiến hành quan trắc lấy mẫu: từ 14h00p đến 16h00p ngày 04/12/2012

trùng với các điểm quan trắc trên.
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả phân tích tại bảng 2.3.1 và 2.3.2 cho thấy: chất
lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vực dự án tốt.
b. Hiện trạng môi trường nước:
Bảng 2.4.1. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
TT
Chỉ tiêu phân
tích
Phương pháp
thử
Đơn vị
Kết quả
QCVN
08:2008/BTNMT
(Cột B2)
NM1 NM2 NM3
1 pH TCVN 6492: 99 - 6,4 6,8 6,5 5,5 - 9
2 SS TCVN 6625: 2000 mg/l 27 31 33 -
3 Độ đục TCVN 6184:96 NTU 0,4 0,7 0,9 -
4 DO TCVN 5499: 95 mg/l 4,15 4,23 4,18 ≥ 2
5 COD TCVN 6491: 99 mg/l 42,2 38,5 43,6 50
6 BOD
5
(20
0
C) TCVN 6001: 95 mg/l 21,6 20,4 19,2 25
7 NH
4
+
TCVN 5988: 95 mg/l 0,25 0,19 0,22 1

8 NO
2
-
TCVN 6178: 96 mg/l 0,015 0,017 0,014 0,05
9 NO
3
-
TCVN 6180: 96 mg/l 3,46 2,82 3,02 15
10 PO
4
3-
TCVN 6494: 99 mg/l 0,16 0,14 0,17 0,5
11 Cd TCVN 6197:96 mg/l < 0,001 < 0,001
<
0,001
0,01
12 Cr
6+
TCVN 6658:2000 mg/l 0,013 0,015 0,012 0,05
13 As TCVN 6626: 2000 mg/l < 0,001 < 0,001
<
0,001
0,1
14 Hg TCVN 5991: 95 mg/l < 0,001 < 0,001 < 0,002
11
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
0,001
15 Pb TCVN 6193: 96 mg/l 0,003 0,006 0,005 0,05
16 Fe TCVN 6177: 96 mg/l 0,05 0,07 0,09 2

17 Dầu mỡ khoáng TCVN 5070: 95 mg/l 0,12 0,15 0,17 0,3
18 Coliform TCVN 6187-1: 96 MPN/100ml
4,3x
10
3
3,8 x 10
3
4,1x1
0
3
10000
19 Ecoli TCVN 6187-2:96 MPN/100ml 14 17 25 200
(Nguồn: Trung tâm dịch vụ tư vấn và tài nguyên môi trường – Trường ĐH Tài nguyên
và Môi trường HN)
Ghi chú:QCVN 08: 2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt, Cột B2
- NM1: Mẫu nước mặt lấy tại Đầm Rượu;
- NM2: Mẫu nước mặt lấy tại Đầm Ăn Nước;
- NM3: Mẫu nước mặt lấy tại Sông Cà Lô.
Nhận xét:Kết quả phân tích chất lượng mẫu nước mặt tại bảng 2.4.1 cho thấy: Chất
lượng mẫu nước mặt lấy tại 3 vị trí trên tốt.
Bảng 2.4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
TT
Chỉ tiêu
phân tích
Phương pháp thử Đơn vị
Kết quả
QCVN09:
2008/BTNMT
NN1 NN2 NN3

1 pH TCVN 6492:99 - 6,6 6,9 7,0 5,5 - 8,5
2 Độ cứng TCVN 2672:78 mg/l 118 121 125 500
3 TDS TCVN6625-2000 mg/l 805 792 774 1500
4 COD TCVN 6491:99 mg/l 2,8 3,4 3,1 4
5 NH
4
+
TCVN 5988:95 mg/l 0,021 0,019 0,017 0,1
6 NO
2
-
TCVN 6178:96 mg/l 0,018 0,017 0,022 1,0
7 NO
3
-
TCVN 6180:96 mg/l 3,53 3,74 3,70 15
8 SO
4
2-
TCVN 6200:96 mg/l 4,07 4,15 4,24 400
9 PO
4
3-
TCVN 6494:99 mg/l 0,4 0,8 0,5 -
10 Fe TCVN 6177:96 mg/l 0,14 0,18 0,21 5
11 Cr
6+
TCVN 6658:2000 mg/l < 0,001 < 0,001 < 0,001 0,05
12 Pb TCVN 6193:96 mg/l 0,0013 0,0012 0,0015 0,01
13 Dầu mỡ TCVN 5070:95 mg/l 0,012 0,016 0,014 -

14 Cd TCVN 6197:96 mg/l < 0,001 < 0,001 < 0,001 0,005
15 As TCVN 6626:2000 mg/l <0,001 <0,001 <0,001 0,05
16 Hg TCVN69910:95 mg/l < 0,001 < 0,001 < 0,001 0,001
17 Coliform TCVN 6187-1:96 MPN/100ml 2 3 2 3
18 Ecoli TCVN 6187-2:96 MPN/100ml KPHT KPHT KPHT KPHT
(Nguồn: Trung tâm dịch vụ tư vấn và tài nguyên môi trường – Trường ĐH Tài
nguyên và Môi trường HN)
Ghi chú:QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm
12
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- NN1: Mẫu nước ngầm lấy tại giếng nhà Ông Ngô Văn Giá;
- NN2: Mẫu nước ngầm lấy tại giếng nhà Ông Hoàng Văn Chung;
- NN3: Mẫu nước ngầm lấy tại giếng nhà Ông Hoàng Văn Bằng.
Nhận xét:
Các chỉ tiêu phân tích tại các mẫu nước ngầm đều cho giá trị thấp
hơn giới hạn cho phép so với QCVN 09:2008/BTNMT
c. Hiện trạng môi trường đất:
Bảng 2.5 Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường đất
TT
Chỉ tiêu
phân
tích
Phương pháp
thử
Đơn
vị
Kết quả
QCVN
03:2008/BTNMT

§1 §2 §3
Đất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
1 pH TCVN 5879:95 - 6,2 6,4 5,9 - -
2 Cr TCVN 6496 : 99 mg/kg
0,03 0,06 0,02
- -
3 Hg TCVN 6496 : 99 mg/kg
0,014 0,017 0,019
- -
4 As TCVN 6649 : 2000 mg/kg 4,2 4,8 5,1 12 12
5 Cd TCVN 6496 : 99 mg/kg 0,24 0,33 0,39 2 2
6 Pb TCVN 6496 : 99 mg/kg 12,7 11,5 18,2 70 100
7 Zn TCVN 6496 : 99 mg/kg 61,6 53,7 54,6 200 200
8 Cu TCVN 6496 : 99 mg/kg 12,3 11,8 14,7 50 70
9 Dầu mỡ TCVN 6496 : 99 mg/kg 7,3 8,1 7,9 - -
Ghi chú :
- QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất.
- MĐ1: Mẫu đất lấy tại vị trí đầu khu vực của Dự án;
- MĐ2: Mẫu đất lấy tại vị trí giữa khu vực của Dự án;
- MĐ3: Mẫu đất lấy tại vị trí cuối khu vực của Dự án.
Nhận xét:Chất lượng đất tại khu vực của Dự án tốt.
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học:
- Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái khu vực là hệ sinh thái đồng ruộng,
mang đặc trưng chung của hệ sinh thái đồng bằng Sông Hồng, chủ yếu sản xuất các
cây trồng hàng năm như lúa, ngô. Ngoài ra, các loài động vật phân bố trong khu vực
cũng là những loài thuộc dạng sinh cảnh đồng ruộng như : chuột đất lớn, chuột

nhắt Trong khu vực hộ gia đình còn phát triển các động vật như: Bò, lợn, gà,
- Hệ sinh thái nước:Động vật dưới nước trong khu vực bao gồm các loài
thuỷ sản nuôi thả trong các ao, hồ như các loài cá nước ngọt (trắm, mè, chép,…),
các loài thủy sinh tự nhiên trong sông Cà Lồ, suối, vũng hoặc mương như các loài
13
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
cá (trắm, trôi, chép, rô…), tôm, cua, ốc ; các loài nhuyễn thể (trai, hến), động vật
phù du, các loài thực vật dưới nước thông thường như rong, rêu, tảo,
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Điều kiện về kinh tế:
a. Sản xuất Công nghiệp - Xây dựng:
- Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục tăng.
- Xây dựng: Giá trị sản xuất xây dựng đạt 262 tỷ đồng, bằng 54% so với cùng kỳ
do việc thắt chặt tín dụng và cho vay của các Ngân hàng đối với đầu tư xây dựng và bất
động sản;
b.Dịch vụ, thương mại:
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn ước thực hiện 3.212 tỷ
đồng, tăng 36,97% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt
65 tỷ đồng đạt 33% kế hoạch năm, với khoảng 70.000 lượt khách tăng 16% so với
cùng kỳ năm 2011;
Khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 591 ngàn tấn; khối lượng hành khách
vận chuyển được 1,415 triệu lượt người, doanh thu đạt hơn 119 tỷ đồng, tăng 8,8%
so với cùng kỳ năm 2011.
c. Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản:
Trong 6 tháng đầu năm 2012, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản đạt 67,7 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ.
2.2.2. Điều kiện xã hội:
Với lợi thế là phường trung tâm của thị xã Phúc Yên, có tuyến quốc lộ 2A chạy
qua địa bàn, đồng thời lại là nơi tập trung nhiều cơ quan đơn vị, doanh nghiệp sản xuất

lớn đóng trên địa bàn như: Công ty Toyota, công ty HONDA, công ty Toyotabos Hoku
Hà Nội Ltd, công ty Nagakawa… Hiện nay, phường Phúc Thắng có 46 doanh nghiệp,
trong đó có 5 doanh nghiệp liên doanh với công ty nước ngoài, có 38 công TNHH,
doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ với số lượng công nhân đang làm việc tại các công ty
vào khoảng 13.000 người, mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra còn duy trì và phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ khác như:
xây dựng, buôn bán đồ gỗ, dịch vụ buôn bán đồ điện tử, xe máy, kinh doanh vận tải,
buôn bán tổng hợp….
14
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm 2012 của phường Phúc Thắng
luôn giữ được tốc độ ổn định. Cơ cấu lao động của địa phương có chiều hướng
chuyển dịch theo hướng đô thị hoá, đã đem lại thu nhập cao cho mỗi hộ gia đình.
Tổng giá trị sản xuất của 3 ngành: Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ- thương mại và
nông lâm - thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt trên 96 tỷ đồng. Thu nhập bình
quân đầu người hiện đạt 8,045 triệu đồng/người/6 tháng, tăng 833.000 so với cùng
kỳ năm 2011. Số hộ có mức sống khá, giàu chiếm trên 60%, số hộ nghèo toàn
phường tính đến cuối tháng 8 năm 2012 chỉ còn 181 hộ, chiếm 7,4%.
15
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 3.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.1. NGUỒN TÁC ĐỘNG
Trong giới hạn của Đồ án ĐTM chỉ đề cập đến những hoạt động gây tác
động đến các thành phần môi trường, tuy nhiên sẽ tập trung nghiên cứu vào những
hoạt động đây tác động đến môi trường không khí bao gồm cả bụi và khí thải thuộc
phạm vi dự án.
3.1.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án
Trong giai đoạn này có nhiều hoạt động của dự án tạo nguồn tác động liên

quan và không liên quan tới chất thải gây tác động đối với cả môi trường tự nhiên
và môi trường kinh tế - xã hội.
3.1.1.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị dự án
được liệt kê trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Các nguồn tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị dự án
T
T
Nguồn phát sinh
Chất thải
phát sinh
Đối tượng bị tác động
1
Chặt bỏ cây cối, hoa
màu tạo mặt bằng.
- CTR:
Thân,
cành và lá
cây.
- Người dân xung quanh khu vực dự
án.
- Cảnh quan khu vực dự án.
2
Xây dựng nhà tạm, lắp
ghép lán trại cho công
nhân, xây dựng bếp
ăn, bố trí nhà vệ sinh.
- CTR: ngói
vụn,vữa
thừa, gạch,

gỗ, kim loại
thừa.
- Bụi.
- Công nhân thi công.
- Môi trường không khí, nước, đất và
cảnh quan khu vực thi công
3
Xây dựng kho lưu chứa
nhựa đường, sắt thép,
biển báo; Bố trí mặt
bằng khu tập kết vật
liệu xây dựng, cát sỏi,
đá, bê tông, đất đắp,…
- CTR:
Gạch, vữa
thừa, gỗ,
kim loại
thừa.
- Bụi.
- Công nhân thi công.
- Môi trường không khí, nước, đất và
cảnh quan khu vực thi công.
4 Vận chuyển phế thải
tháo dỡ, phế thải xây
- Bụi, khí
thải động
- Công nhân trên công trường.
- Dân cư sống xung quanh khu vực dự
16
Nhóm 4

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
dựng, phế thải nông
nghiệp đến nơi đổ bỏ.
cơ (SO
2
,
NOx, CO,
VOCs).
án.
- Môi trường không khí, nước, đất và
cảnh quan xung quanh khu vực dự án.
3.1.1.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai
đoạn chuẩn bị được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất
thải trong giai đoạn chuẩn bị
ST
T
Nguồn gây tác động Tác động
1 Chặt bỏ cây cối, hoa màu
tạo mặt bằng.
-Mất đất sinh hoat
-Mất đất canh tác
-Mất đất phục vụ tưới tiêu, thủy lợi
-Thay đổi cảnh quan xung quanh khu
vực.
-Tác động đến sinh thái khu vực
-Tác động đến kinh tế khu vực
2 Xây dựng nhà tạm, lắp
ghép lán trại cho công

nhân, xây dựng bếp ăn, bố
trí nhà vệ sinh.
-Tiếng ồn, độ rung, tai nạn lao động
-Mất cảnh quan khu vực thi công
3 Xây dựng kho lưu chứa
nhựa đường, sắt thép, biển
báo; Bố trí mặt bằng khu tập
kết vật liệu xây dựng, cát
sỏi, đá, bê tông, đất đắp,…
-Tiếng ồn, độ rung, tai nạn lao động
-Mất cảnh quan khu vực thi công
-Sức khỏe cộng đồng
4 Vận chuyển phế thải tháo
dỡ, phế thải xây dựng, phế
thải nông nghiệp đến nơi
đổ bỏ.
-Giao thông khu vực
-Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và
công nhân thi công.
3.1.2. Đánh giá các tác động trong giai đoạn thi công
3.1.2.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải
Bảng 3.3. Các nguồn tác động liên quan đến chất thảitrong giai đoạn thi công,
xây dựng của dự án
T
T
Nguồn phát
sinh
Chất thải phát
sinh
Đối tượng bị tác động

1 Đắp nền - CTR: Đất, đá. - Công nhân thi công.
17
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
đường, đào
cống
- Bụi.
- Môi trường không khí, nước, đất và
cảnh quan khu vực thi công
2 Thi công nền
đường, cống
và các công
trình phụ trợ
- CTR thi công;
vật liệu thừa.
- Bụi.
- Công nhân thi công.
- Môi trường không khí, nước, đất và
cảnh quan khu vực thi công
3 Hoạt động
của các
phương tiện
thi công,
phương tiện
vận chuyển.
- Bụi, khí thải.
- Dầu thải, chất
thải nhiễm dầu,…
Công nhân thi công.
- Môi trường không khí, nước, đất và

cảnh quan khu vực thi công.
4
Sinh hoạt của
cán bộ, công
nhân thi
công.
- Chất thải rắn
sinh hoạt.
- Nước thải sinh
hoạt.
- Công nhân trên công trường.
- Dân cư sống xung quanh khu vực dự
án.
- Môi trường không khí, nước, đất và
cảnh quan xung quanh khu vực dự án.
5
Nước mưa
chảy tràn
- Chất bẩn kèm
theo từ công
trường thi công;
khu vực lán trại
của công nhân.
- Môi trường đất, nước và cảnh quan
xung quanh khu vực dự án.
18
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1.2.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Bàng 3.4. Các nguốn tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công

STT Nguồn gây tác động Tác động
1 Đắp nền đường, đào cống
-Ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực
-Thay đổicấu trúc lớp đất bề mặt, xói lở.
-Thay đổi dòng chảy
2
Thi công nền đường, cống và
các công trình phụ trợ
-Tác động đến kinh tế - xã hội
-Gây chia cắt cộng đồng
-Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
khu vực dự án và công nhân thi công.
-Xảy ra sự cố, tai nạn lao động.
3
Hoạt động của các phương tiện
thi công, phương tiện vận
chuyển.
-Ảnh hưởng đến giao thong khu vực
-Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và
công nhân thi công
4
Sinh hoạt của cán bộ, công
nhân thi công.
-Gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa
phương, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội.
-Phát sinh các vi sinh vật gây bệnh
3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoàn thành, vận hành dự án
Sau khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, chất lượng giao thông cũng
như chất lượng môi trường khu vực được cải thiện đáng kể và kéo theo một loạt các
tác động tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho khu vực, ngoài các tác động tích cực

còn có các yếu tố tiêu cực. Khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực nhiều
nhất là dân cư dọc hai bên tuyến đường dự án do mật độ xe tăng kéo theo khả năng
ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn, rung cũng sẽ gia tăng. Hơn nữa, tốc độ
dòng xe tăng cũng làm cho nguy cơ xảy ra các tai nạn giao thông trên tuyến đường.
Những tác động chính trong giai đoạn này như sau:
19
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1.3.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải
Bảng 3.5. Các nguồn tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành
TT Nguồn phát sinh
Chất thải
phát sinh
Đối tượng bị tác động
1
Hoạt động của
dòng xe tham gia
giao thông trên
tuyến đường
- Bụi, khí
thải
- Môi trường không khí, nước, đất và
cảnh quan xung quanh khu vực dự
án.
2
Nước mưa chảy
tràn trên tuyến
- Chất bẩn
từ mặt
đường

- Môi trường nước, đất và cảnh quan
xung quanh khu vực dự án.
3.1.3.2. Nguồn tácđộng không liên quan đến chất thải
Bảng 3.6. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải
TT Nguồn gây tác động Tác động
1
Hoạt động của dòng xe tham gia giao
thông trên tuyến đường mới hoàn thành
- Ảnh hưởng đến người dân xung
quanh
- Tai nạn giao thông
2 Giải phân cách được dựng lên tại giữa
tuyến đường mới hoàn thành
- Chia cắt cộng đồng dân cư dọc
hai bên tuyến đường
3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
3.2.1. Đối tượng, quy mô, mức độ bị tác động trong xây dựng công trình
“đường nối từ Quốc lộ 2 vào đường 36M đi khu công nghiệp Kim Hoa” được
trình bày trong bảng 3.7
Bảng 3.7: Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng
STT Hoạt động
Môi trường tác động
Không
khí
Nước Đất
Hệ
sinh
thái
Sức khỏe
cộng đồng

Kinh tế - xã
hội
1 Giải phóng mặt
bằng, xây dựng
nhà cho công
nhân, nhà cho
công nhân
+++ ++ +++ +++ ++ +
2 Vận chuyển phế
thải tháo dỡ, phế
thải xây dựng,
20
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
phế thải nông
nghiệp đến nơi
đổ bỏ.
+++ ++ ++ ++ +++ ++
3 Đắp nền đường,
đào cống ++ ++ ++ ++ ++ ++
4 Thi công nền
đường, cống và
các công trình
phụ trợ
+++ ++ ++ +++ ++ ++
5 Hoạt động của
các phương tiện
thi công, phương
tiện vận chuyển.
+++ ++ ++ ++ ++ ++

6. Sinh hoạt của cán
bộ, công nhân thi
công.
++ ++ ++ + + +
7 Hoạt động của
dòng xe tham gia
giao thông trên
tuyến đường
+++ ++ ++ ++ ++ +++
Ghi chú:
+ Ít tác động
++ Tác động trung bình
+++ Tác động mạnh
3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động
a. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án được trình bày
trong bảng 3.8.
Bảng 3.8: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị.
STT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động
1 Dân cư phường Phúc Thắng - Phúc Yên – Vĩnh
Phúc
-Ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe công nhân, người
dận trong khu vực.
-Có thể gây ra các tai nạn
21
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
cho người dân tham gia giao
thông.
2 Kinh tế - xã hội

- Mức tăng trưởng về kinh tế
- xã hội của thị xã bị ảnh
hưởng do chiếm dụng đất,
phá dỡ công trình hạ tầng.
- Thiệt hại tới thu nhập và
việc làm của các hộ dân
trong diện giải tỏa.
2 Giao thông khu vực
-Các xe tải hạng nặng chạy
trên đường cũng gây ảnh
hưởng ít nhiều đến hoạt
động giao thông tại khu vực.
3 Bầu khí quyển xung quanh Trong khu vực dự án
4 Hệ sinh thái khu vực
Hệ sinh thái trên cạn: chủ
yếu là cây xanh, hoa màu,
cây bụi cỏ dại,…
- Giảm đi nhiều lượng cây
trồng hàng năm.
Hệ sinh thái dưới nước:
chủ yếu là cá, tôm, cua,
động vật phù du,…
-Nguồn nước bị đục, gây
ảnh hưởng đến môi trường
sống của các loài động vật
này.
5 Cảnh quan môi trường khu vực -Làm cho cảnh quan khu
vực bị xáo trộn không lớn.
-Gây mất mỹ quan cho khu
vực tiếp nhận phế thải.

b. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công của dự án được trình bày
trong bảng 3.9
STT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động
1
Dân cư phường Phúc Thắng -
Phúc Yên – Vĩnh Phúc
-Ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, người
dân xung quanh khu vực.
-Gây chia cắt cộng đồng.
-Có thể gây tai nạn cho công nhân, người qua
đường…
-Ảnh hưởng đến tập tính, sinh hoạt,…
2
Kinh tế - xã hội
-Ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhu cầu
dùng nước cho sinh hoạt của một số ít hộ dân.
-Ảnh hưởng tới trật tự an ninh trong khu vực, tệ
nạn xã hội.
3
Giao thông trong khu vực
-Làm giảm lòng đường, hạn chế tốc độ của các
phương tiện, gây ra ùn tắc cục bộ, thậm trí tai
nạn giao thông tại điểm đầu dự án.
4 Hệ sinh
thái khu
vực
HST trên cạn: chủ
yếu là thực vật
-Ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của thực
vật, số lượng thực vật trên khu vực tiếp nhận

bùn, đất thải, phế thải xây dựng. Có thể gây chết
hàng loạt thực vât trên bề mặt đất.
HST dưới nước:
tôm, cua, cá, ốc,
trai, động vật phù
-Nguồn nước bị đục, gây ảnh hưởng tới môi
trường sống của những loài động vật này.
-Gây chết hàng loạt động thực vật dưới nước.
22
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
du,…
5
Cảnh quan môi trường khu vực
-Cảnh quan khu vực ít nhiều bị xáo trộn khi phải
đào, đắp lượng lớn bùn, đất, cát. Vị trí bị ảnh
hưởng là những đoạn đường cần đào, đắp cũng
như vị trí xây dựng cống, hệ thống thoát nước.
-Các vị trí xây dựng lán, kho chứa nguyên vật
liệu, máy móc, thiết bị thi công cũng khiến cảnh
quan môi trường tại đây ảnh hưởng.
6 Các đối tượng khác (khu di
tích văn hóa lịch sử, đền chùa,
khu bảo tồn thiên nhiên,…)
-Dự án có quy mô nhỏ nên mức độ tác động tới
đó là không cao.
c. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công của dự án được trình bày
trong bảng 3.10.
STT
Đối tượng bị tác

động
Quy mô bị tác động
1 Dân cư Cộng đồng dân cư có tuyến đường đi lại thuận lợi hơn.
1
Hoạt động giao
thông trong khu
vực
Do đoạn đường nối với QL2, nằm tại trung tâm thị xã nên khi
đưa vào hoạt động sẽ thu hút rất nhiều phương tiện giao
thông.
-Nó sẽ làm thay đổi cơ cấu, thành phần phương tiện tham gia
trên QL2 cũng như các tuyến đường xung quanh.
-Lượng xe nhiều sẽ là giảm chất lượng, tuổi thọ của tuyến
đường.
2 Kinh tế - xã hội
-Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh lớn:
+Thúc đẩy gia tăng cơ cấu tỷ trọng ngành dịch vụ.
+Kinh doanh tràn lan, không định hình được cơ cấu và loại
hình nên dẫn đến tăng tính cạnh tranh, xung đột mâu thuẫn,
chiếm vỉa hè,…
-Làm cho giá đất tăng lên (đất mặt đường), thay đổi mục đích
sử dụng đất (từ đất thổ canh, trồng lúa sang đất thổ cư, sản
xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ).
-Ảnh hưởng đến trật tự - an ninh xã hội: có thể gia tăng các tệ
nạn xã hội.
23
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.3.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị.

a Nguồn gây ô nhiễm bụi và khí thải.
Trong giai đoạn chuẩn bị của dự án, hoạt động giải phóng mặt bằng, chặt bỏ
cây xanh, vận chuyển phế thải tới nơi đổ bỏ, vận chuyển nguyên vật liệu sẽ phát
bụi, khí thải có thể gây ô nhiễm môi trường không khí.
 Bụi từ hoạt động bốc xếp, vận chuyển phế thải phá dỡ.
Theo thuyết minh dự án đầu tư xây dựng của dự án, các hạng mục cần thực
hiện trong giai đoạn chuẩn bị của dự án là:
Bảng 3.11. Khối lượng phế thải phải phá dỡ
TT Hạng mục Khối lượng Định mức
Khối lượng
(tấn)
1 Vét hữu cơ 7.208,67 m
3
0,7 tấn/m
3
5.046,069
2 Vét bùn 2.054,02 m
3
1,2 tấn/m
3
2.464,824
3 Phá dỡ tường xây đá, rãnh xây đá 931,50 m
3
1,35 tấn/m
3
1.275,525
4 Phá dỡ mặt đường bê tông cũ 247,50 m
3
1,6 tấn/m
3

396
5 Phá dỡ rãnh xây gạch cũ 222,26 m
3
1,35 tấn/m
3
300,051
6
Chặt bỏ cây cối–Diện tích đất nông
nghiệp
7.563,2 m
2
2,2 tấn/ha 1,664
Tổng khối lượng
9.484,133
(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng)
 Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển.
Để vận chuyển 9.484,133 tấn phế thải xây dựng đến nơi đổ bỏ, đơn vị thi
công sẽ dùng xe tải loại 15 tấn, động cơ chạy dầu Diesel (DO), như vậy ước tính sẽ
cần khoảng 633 chuyến.
Dự kiến điểm đổ phế thải cách khu vực dự án khoảng 10 km. Tổng số km cả
đi cả về để vận chuyển là:633 chuyến x10km/chuyếnx2 lượt (đi-về)=12.660 km
Hiện nay ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn cụ thể về mức độ phát thải khí của
từng loại phương tiện vận chuyển, bởi vậy ở đây việc tính tải lượng ô nhiễm khí
thải từ các phương tiện thi công cơ giới và giao thông được dựa trên ước tính của
24
Nhóm 4
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập, với loại xe tải sử dụng dầu DO có tải trọng
15 tấn, đường khu vực ngoại thành thì tải lượng ô nhiễm Bụi, CO, SO
2

, NO
2
, VOCs
do xe tải thải ra trung bình là:
25
Nhóm 4

×