Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Đề tài kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 26 trang )

KH NG ƯƠ
DUY
Môn: Kỹ năng giao tiếp
GVHD: N/A
Đề tài: Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc làm
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc làm
Một vài kỹ năng khác cần có khi tham gia phỏng vấn xin việc
Bạn có được tuyển hay không?
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Bạn cần chuẩn bị gì cho vòng phỏng vấn?
NỘI
DUNG
Bạn cần chuẩn bị gì cho vòng phỏng vấn?
Tìm hiểu về công ty và công việc ứng tuyển
Tìm hiểu công ty thông qua website, hoặc thông qua một nhân viên đang làm
việc trong công ty,. . . bạn sẽ có những hiểu biết cơ bản về công ty đồng thời tìm
hiểu về những khó khăn, thách thức công ty đang gặp phải để có thể đối phó với
những câu hỏi về giải quyết khó khăn, khủng hoảng của nhà tuyển dụng.
Bạn có thể đào sâu tìm hiểu về báo cáo tài chính, báo cáo theo quý, kiểm tra
giá trị cổ phiếu hiện hành hay đơn thuần là tìm hiểu về giám đốc công ty….
Bạn cũng đừng quên tìm hiểu về công việc mà mình sẽ ứng tuyển, nó sẽ giúp
ích cho bạn rất nhiều trong vòng phỏng vấn.
1
Thể hiện khả năng làm việc
Bạn cần chuẩn bị gì cho vòng phỏng vấn?
Khi ứng tuyển vào bất cứ một công việc
gì, ngoài CV/hồ sơ, bạn còn phải chứng
minh được khả năng làm việc của bạn
thông qua các tài liệu có liên quan đến quá
trình làm việc của bạn như bằng cấp, kinh
nghiệm liên quan đến công việc , các vị trí


quan trọng mà bạn từng làm hay khả năng
làm việc nhóm một cách hiệu quả,. . .
Bạn cần cho nhà tuyển dụng
(NTD) thấy được bạn có thể làm
được những gì cho công ty. Những
việc bạn đã đạt được trong quá khứ là
một bằng chứng thuyết phục giúp nhà
tuyển dụng tin tưởng vào năng lực
của bạn.
2
Bạn cần chuẩn bị gì cho vòng phỏng vấn?
Xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp
Việc lập kế hoạch phát triển sự nghiệp không chỉ cho thấy khả năng của bạn
mà còn thể hiện sự sáng tạo trong bất kỳ hoàn cảnh nào và sự cầu tiến trong con
người bạn. Khi nghiên cứu về công ty và yêu cầu công việc cần tuyển, bạn hãy
suy nghĩ những cách thức mới để đạt được mục tiêu. Kế hoạch đó có thể bao gồm
những ý tưởng mới để thực hiện những nhiệm vụ được giao.
3
Bạn cần chuẩn bị gì cho vòng phỏng vấn?
Tự tin, bình tĩnh
Cuộc phỏng vấn là cơ hội để các
ứng viên thể hiện bản thân. Khi đối diện
với NTD, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, gạt
bỏ mọi áp lực, căng thẳng để đối thoại
một cách tự nhiên, tự tin thể hiện năng
lực và trình độ của mình.
Phải nỗ lực và đầu tư thời gian, công
sức cho việc tìm hiểu về công ty, cũng
như chuẩn bị trang phục cho buổi phỏng
vấn, tìm câu trả lời cho một số câu hỏi

điển hình… Đừng quá vội vàng trước
mọi câu hỏi người phỏng vấn đưa ra,
sau mỗi câu hỏi, nên suy nghĩ, chuẩn bị
câu trả lời.
4
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Hãy tự giới thiệu về bản thân
1
Bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của
bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh
nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung
trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng
lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này
thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng
vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự
tự tin hơn.
Bạn hãy mô tả về tính cách của mình?
2
Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực
nhất. NTD đang cố gắng quyết định "sự phù
hợp" của bạn với công ty. Khả năng xác định
chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có
được câu trả lời phù hợp.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Điểm mạnh của bạn?
3
Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì?
4
Khi bị hỏi về điểm yếu và nhược điểm, cách
tốt nhất là hãy nói tới 1 điểm nào đó là điểm yếu

nhưng thực ra là điểm mạnh của mình. Ví dụ
như: Nếu vị trí tuyển dụng của mình là tư vấn
viên, điểm yếu bạn có thể nói là "nói nhiều". Hay
ví dụ vị trí bạn tuyển dụng cần 1 người cản thận,
tỉ mỉ, bạn có thể nói điểm yếu của mình là tính
"cầu toàn", khi làm việc gì cũng muốn làm cho
trọn vẹn.
Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên
quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa
trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về
công ty. Đừng đưa ra những điểm mạnh của
mình mà không liên quan đến công việc mà bạn
đang ứng tuyển vào công ty đó.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Bạn có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng
viên khác không có?
5
Bạn muốn biết điều gì về công ty?
6
Đây là một dạng khác của câu hỏi: “Lý do chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”.
Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi
bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài
ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu
trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn. Còn nếu NTD đưa ra câu hỏi này
sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công
trong quá khứ của bạn.
Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng
vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè,
Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn
được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn

một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc
trao đổi thông tin sinh động.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với bạn?
7
Tại sao bạn nộp đơn vào vị trí này?
8
Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để
có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường
hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể
trả lời chung chung như: "Tôi thích có được những
thách thức trong công việc và làm việc tập thể".
Bạn có thể trình bày như sau: "Qua quá trình
tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ
hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và
kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty".
Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được
làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên
sức hút với bạn.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Bạn học được điều gì từ những sai lầm của mình?
9
Vì sao bạn rời bỏ công việc hiện tại?
10
Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã
chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất
hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh
nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích
cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.
Hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp

lực, sút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn
nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ
việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn
trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được
nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay
người chủ cũ.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Nếu được nhận vào vị trí này, bạn sẽ mang đến cho công
ty sự thay đổi gì?
11
Điều gì tạo động lực cho bạn nhiều nhất?
12
Nếu người phỏng vấn không đưa ra các
vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp,
hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm
hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên,
thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra
bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
Hãy sử dụng những nền tảng và nhận
định về sự nghiệp của chính bạn, nên trả lời
theo hướng chung chung. Đó có thể là sự
hài lòng khi vượt qua các thách thức trong
công việc, phát triển tinh thần đồng đội,
hoàn thành các mục tiêu của công ty.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Mức lương mong muốn của bạn?
13
Bạn đã từng gặt hái thành công chưa?
14
Hãy cố gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi

bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc
và mức lương mà công ty trả cho các vị trí
tương tự. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể
nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng
bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và
nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức
lương.
Hãy xác định các thành công đã đạt được
của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những
thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị
của công việc. Mô tả những thành công đó thật
ngắn gọn nhưng phải đầy đủ, tránh lan man.
Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với
những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Theo bạn thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?
15
Bạn có tham vọng gì trong
tương lai? Kế hoạch trong 5
năm tới khi bạn được nhận
vào làm tại công ty là gì?
16
Hãy bộc lộ niềm mong muốn hoàn thành các
công việc tốt đẹp và sự tự tin vào một tương lai
đầy hứa hẹn của bạn. Hãy trình bày những
tham vọng của bạn một cách thực tế, cần tránh
các câu nói gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.
Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển,
và sau đó là các mục tiêu lâu dài.
Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang

vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản
thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá
tuyệt vời hay không thực tế.
The manager
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Phong cách quản lý của bạn như thế nào?
17
Trong công việc vừa qua, điều
gì khiến bạn thích nhất và ghét
nhất?
18
Bạn có thể đề cập đến các phương thức
thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng
thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường
sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh
làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng
biến linh hoạt khi tình huống thay đổi.
Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi
này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và
chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các
điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
…Và còn rất nhiều câu hỏi khác như:

Theo bạn nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?

Trách nhiệm về tài chính của bạn đối với công ty ra sao?

Bạn nghĩ gì về người chủ trước đây?


Cho tôi một vài ví dụ về sự sáng tạo của bạn?

Bạn có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?

Bạn cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình?

Mô tả một số tình huống khi bạn phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành
đúng thời hạn?

Bạn không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?

Hãy mô tả một số tình huống khi bạn bị phê bình trong công việc?
Bạn có được tuyển hay không?
Theo Honaman, các công ty chỉ xác minh thông tin về ứng viên khi thấy người
này có triển vọng. Vì thế, để tiện cho việc xác minh của NTD, bạn nên cung cấp họ
tên và thông tin liên lạc của tối thiểu 3 người. Đây là những người đã làm việc trực
tiếp với bạn tối thiểu là 6 tháng và nắm rõ kỹ năng và thành tích làm việc của bạn
(trong đó phải có ít nhất một người quản lý trực tiếp của bạn).
NTD tìm hiểu và xác minh thông tin về bạn
1
Giới thiệu bạn với đồng nghiệp tương lai
Bạn có được tuyển hay không?
Honaman nhận xét: “Các nhà quản
lý rất cẩn trọng. Họ sẽ không mạo hiểm
giới thiệu ứng viên mới với nhóm làm
việc của họ nếu người này không có
nhiều triển vọng trở thành nhân viên
của công ty.
Cần lưu ý là NTD có thể yêu cầu các
thành viên trong nhóm làm việc đưa ra

nhận xét về bạn, vì thế hãy tỏ ra thân
thiện và tạo ấn tượng tốt với tất cả
những người bạn gặp”. Đó là một dấu
hiệu tốt đẹp.
2
Quan tâm đến quy trình chuyển đổi công việc
Bạn có được tuyển hay không?
Khi bạn có khả năng lọt vào tầm ngắm của NTD, bạn sẽ được hỏi những điều
như: Khi nào bạn có thể bắt đầu làm công việc mới? Những điều khoản nào trong
hợp đồng lao động liên quan đến cạnh tranh trong cùng ngành nghề… Theo
Honaman, NTD cần biết những thủ tục cần phải làm để bạn có thể nghỉ việc công
ty hiện tại và chuyển qua làm cho họ.
Nếu NTD hỏi mức lương mong muốn
của bạn là bao nhiêu, đây có thể là một
dấu hiệu tốt vì điều đó thể hiện họ quan
tâm đến năng lực của bạn.
3
4
‘‘Bạn muốn mức lương bao nhiêu?’’
Bạn có được tuyển hay không?
6
Thời gian phỏng vấn kéo dài hơn
Bạn được NTD dành nhiều thời gian để chia sẻ thông tin
5
Khi NTD dành nhiều thời gian để trả lời câu
hỏi của bạn, đó là dấu hiệu cho thấy họ muốn
giới thiệu hoạt động kinh doanh của công ty,
đồng nghiệp và công việc với bạn để thuyết
phục bạn làm việc cho họ.
Nếu NTD không “chấm” bạn, họ sẽ tìm cách

kết thúc sớm buổi phỏng vấn. Nếu bạn không
gây được ấn tượng với họ, họ sẽ không bao
giờ kéo dài thời gian phỏng vấn.
Bạn có được tuyển hay không?
Những cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ
7
Các cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ của NTD thường cho bạn biết nhiều điều về
cách họ đánh giá bạn. Hãy chú ý đến những cử chỉ của NTD như ghi chú, mỉm
cười, lắc đầu hoặc hỏi những câu thăm dò.
8
Sự phù hợp giữa bạn với văn hóa công ty
NTD càng nói nhiều về sự phù hợp giữa bạn với văn hóa công ty họ thì bạn có
thể vui mừng. Đa số các nhà quản lý thường tìm kiếm ứng viên có khả năng hòa
nhập vào tập thể hay làm việc độc lập một cách hiệu quả. Theo Honaman, nếu
NTD muốn trao cơ hội cho bạn, họ sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin về văn hóa
doanh nghiệp với bạn và ra sức gây ấn tượng với bạn về những ưu thế của công
ty.
Một vài kỹ năng khác cần có khi tham gia
phỏng vấn xin việc
Trang phục nghiêm túc
1
Không một NTD nào lại muốn tuyển dụng một nhân viên xuề xòa và quá dễ dãi
trong vấn đề trang phục cả. Trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết về văn
hóa doanh nhiệp cũng như tôn trọng NTD. Tuy nhiên thì cũng cần xem cách mặc
của công ty đó như thế nào thì mình cũng mặc như thế để tránh tình trạng mình
quá khác thường so với công ty mình đến. Ấn tượng đầu tiên luôn luôn tạo sự
thiện cảm của NTD đối với bạn.
Một vài kỹ năng khác cần có khi tham gia
phỏng vấn xin việc
Thái độ thẳng thắn, tự tin

2
Hãy thể hiện thái độ tự tin và thẳng
thắn bằng cách luôn nhìn thẳng vào mắt
nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Khi
trao đổi với họ, tuyệt đối không úp mở
hoặc ấp úng mà hãy trình bày vấn đề của
mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức
có thể. Bạn cần phải chuẩn bị một tinh
thần thật thoải mái. Càng tự tin và thoải
mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn.
3
Tuyệt đối không nói tiêu cực về công ty cũ
Nếu giặp phải câu hỏi : “ Tại sao bạn nghỉ việc ở chổ làm cũ?“. Tuyệt đối không
được trả lời bằng cách “nói xấu” công ty hoặc đồng nghiệp cũ vì như thế nhà tuyển
dụng sẽ cho rằng hôm nay bạn có thể nói những điều này với công ty cũ thì sau
này nếu rời công ty họ bạn cũng sẽ làm điều tương tự. Thay vào đó, bạn nên nói về
sự không phù hợp với bản thân với công việc cũ cũng như mong muốn được dẫn
thân vào thử thách mới, trải nghiệm mới.
Một vài kỹ năng khác cần có khi tham gia
phỏng vấn xin việc
Hãy nói “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” thay vì “Tôi không biết”
4
Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề bạn
chưa từng nghe qua hoặc không chắc chắn
để diễn đạt hãy nói “Tôi chưa tìm hiểu” hãy
“Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” thay vì trả lời
“Tôi không biết” hay “Tôi không làm được”.
Bằng cách thay đổi câu trả lời một chút thì
cái nhìn của nhà phỏng vấn đối với bạn sẽ
khác đi thay vì một người kém năng lực trở

thành người có tính cầu tiến và ham học hỏi.
Một vài kỹ năng khác cần có khi tham gia
phỏng vấn xin việc
Gửi một lá thư cảm ơn cho NTD sau buổi phỏng vấn
5
Việc viết thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn không chỉ thể hiện sự lịch sự, tôn
trọng của bạn đối với NTD. Nó còn thể hiện sự quan tâm bạn dành cho công việc
đang ứng tuyển. Có nhiều cách viết thư cảm ơn khác nhau viết tay hoặc đánh
máy, gửi qua bưu điện hoặc email.
6
Ngôn ngữ cơ thể
Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình
thể hiện cũng có thể minh chứng cho một
thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng. Tư
thế ngồi không thẳng lưng, vai xệ, ngọ
nguậy trên ghế trong khi nói, gãi đầu, gãi
tai, ánh mắt nhìn xuống hoặc liếc ngang,
liếc dọc… chứng tỏ bạn đang rất kém tự tin
trong từng lời nói của mình. Hãy ngồi thẳng
lưng và vai, không ngọ nguậy liên tục trên
ghế và không nhìn đồng hồ nhiều lần… để
tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

×