Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thi tuyển công chức chuyên ngành nội vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.02 KB, 12 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi trắc nghiệm: Chuyên ngành Nội vụ
Các đáp án chữ “đậm” là đáp án đúng
Câu 1.
Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 13 tháng 11 năm 2008;
b. Ngày 20 tháng 10 năm 2009;
c. Ngày 13 tháng 11 năm 2009;
d. Ngày 15 tháng 11 năm 2010.
Câu 2.
Luật Cán bộ, công chức quy định có mấy nguyên tắc quản lý cán bộ, công
chức?
a. 4 nguyên tắc;
b. 5 nguyên tắc;
c. 6 nguyên tắc;
d. 7 nguyên tắc;
Câu 3.
Luật Cán bộ, công chức quy định khi bổ nhiệm vào ngạch công chức phải có
điều kiện nào sau đây?
a. Có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b. Có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp;
c. Khi có sự thay đổi chức danh nghề nghiệp;
d. Khi đạt kết quả trong kỳ thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp.
Câu 4.
Luật Viên chức quy định trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức phải tuân
thủ nguyên tắc nào sau đây?
a. Tận tụy phục vụ nhân dân.


b. Bảo đảm sự lãnh đạo và thống nhất quản lý của Nhà nước.
c. Bảo đảm trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
1
d. Việc tuyển dụng, sử dụng viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
Câu 5.
Trong các nội dung sau, nội dung nào thuộc nguyên tắc quản lý viên chức quy
định tại Luật Viên chức?
a. Tận tụy phục vụ nhân dân.
b. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp
và quy tắc ứng xử.
c. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và
của nhân dân.
d. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất
quản lý của Nhà nước.
Câu 6.
Luật Viên chức quy định trong hoạt động nghề nghiệp viên chức có các quyền
nào sau đây?
a. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc
nhiệm vụ được giao.
b. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
c. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
Câu 7.
Theo quy định hiện hành, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với
viên chức được hiểu như thế nào?
a. Là hợp đồng không xác định thời hạn làm việc.
b. Là hợp đồng không xác định thời hạn làm việc trong vòng 36 tháng.
c. Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

d. Là hợp đồng lao động vĩnh viễn
Câu 8.
Theo quy định hiện hành, thời gian tập sự của Viên chức là bao nhiêu tháng?
a. Từ 03 tháng đến 06 tháng.
b. Từ 03 tháng đến 12 tháng.
c. Từ 03 tháng đến 09 tháng.
d. Từ 6 tháng đến 12 tháng.
Câu 9.
Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với
viên chức trong các trường hợp nào sau đây?
a. Viên chức có 01 năm bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ.
2
b. Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không
hoàn thành nhiệm vụ.
c. Viên chức có 03 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn
thành nhiệm vụ.
d. Cả a , b , c đ ú n g
Câu 10.
Theo quy định hiện hành, hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với viên chức
được hiểu như thế nào?
a. Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt
hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
b. Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu
lực của hợp đồng trong khoảng thời gian đủ 36 tháng.
c. Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu
lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 24 tháng.
d. Cả a , b , c sai
Câu 11.
Thời hạn người dự tuyển gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét
tuyển kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển công chức?

a. Trong thời hạn 15 ngày.
b. Trong thời hạn 20 ngày.
c. Trong thời hạn 30 ngày.
d. Trong thời hạn 40 ngày.
Câu 12.
Kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức
phải đến cơ quan nhận việc trong thời hạn chậm nhất là bao nhiêu ngày trừ trường hợp
quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác?
a. Ch ậ m n h ấ t 1 5 n g à y
b. Ch ậ m n h ấ t 2 0 n g à y
c. Ch ậ m n h ấ t 3 0 n g à y
d. Ch ậ m n h ấ t 6 0 n g à y
Câu 13.
Thời gian tập sự đối với công chức loại C là bao nhiêu tháng?
a. 06 tháng.
b. 10 tháng
c. 09 tháng.
d. 12 tháng
Câu 14.
Thời gian tập sự đối với công chức loại D là bao nhiêu tháng?
3
a. 03 tháng.
b. 18 tháng
c. 06 tháng.
d. 12 tháng
Câu 15.
Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng bao nhiêu phần trăm mức
lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng?
a. Được hưởng 75%.
b. Được hưởng 85%

c. Được hưởng 90%
d. Được hưởng 70%
Câu 16.
Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng
tương ứng với trình độ đào tạo trong các trường hợp nào sau đây?
a. Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
b. Làm việc trong các ngành, nghề đặc biệt.
c. Là đội viên trí thức trẻ tình nguyện đủ 12 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm
vụ.
d. Cả a , b , c đ ú n g
Câu 17.
Câu nào sau đây là một trong những nội dung tập sự của viên chức?
a. Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
b. Tham gia xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức,
đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng.
c. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí
việc làm được tuyển dụng.
d. Câu a , c đ ú n g
Câu 18.
Trong thời gian hướng dẫn tập sự, người hướng dẫn tập sự đối với viên chức được
hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu so với mức lương tối thiểu hiện hành?
a. 0,2 mức lương tối thiểu hiện hành.
b. 0,3 mức lương tối thiểu hiện hành.
c. 0,5. mức lương tối thiểu hiện hành.
d. 0,4 mức lương tối thiểu hiện hành.
Câu 19.
Thời hạn biệt phái viên chức là bao nhiêu năm?
4

a. Không quá 3 năm.
b. Không quá 4 năm.
c. Không quá 5 năm.
d. Không quá 2 năm.
Câu 20.
Theo quy định hiện hành, công chức cấp xã có bao nhiêu chức danh ?
a. 05 chức danh.
b. 06 chức danh.
c. 07 chức danh.
d. 08 chức danh.
Câu 21.
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã loại 1 được quy định bao nhiêu người?
a. Không quá 22 người.
b. Không quá 23 người.
c. Không quá 24 người.
d. Không quá 25 người.
Câu 22.
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã loại 2 được quy định bao nhiêu người?
a. Không quá 19 người.
b. Không quá 21 người.
c. Không quá 23 người.
d. Không quá 25 người.
Câu 23.
Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã được hưởng phụ
cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung là bao nhiêu?
a. 0,10 so với mức lương tối thiểu.
b. 0,15 so với mức lương tối thiểu.
c. 0,25 so với mức lương tối thiểu.
d. 0,30 so với mức lương tối thiểu.
Câu 24.

Bí thư Đảng ủy ở cấp xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức
lương tối thiểu chung là bao nhiêu?
a. 0,30 so với mức lương tối thiểu.
b. 0,50 so với mức lương tối thiểu
c. 0,40 so với mức lương tối thiểu.
d. 0,60 so với mức lương tối thiểu.
Câu 25.
5
Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của
cơ quan nào ?
a. UBND tỉnh.
b. HĐND tỉnh.
c. Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
d. Bộ N ộ i v ụ .
Môn thi viết: Chuyên ngành Nội vụ
Câu 1(2 điểm)
Trình bày khái niệm về cán bộ, công chức; cán bộ, công chức xã; viên chức?
Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức và viên chức được quy định tại Luật Cán
bộ, công chức và Luật Viên chức như thế nào?
Có 3 ý lớn:
- Ý 1 có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm;
- Ý 2 có 5 ý nhỏ, nêu đủ 5 ý được 0,6 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm;
- Ý 3 có 4 ý nhỏ, nêu đủ 4 ý được 0,6 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm.
Ý I. Khái niệm:
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,

chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải
là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu
cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó
Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam
được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong
6
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
4. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị
sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật.
Ý II. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân
cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị,
đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.
Ý III. Các nguyên tắc quản lý viên chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà
nước.
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp

công lập.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người
có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi,
biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
Câu 2 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ
về chế độ tập sự đối với công chức.
Có 4 ý lớn:
- Ý 1 được 0,3 điểm
- Ý 2, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý 3, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý 4 được 0,3 điểm
Chế độ tập sự
7
Ý 1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với
môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Ý 2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy
định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực
hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm
giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập
sự.
Ý 3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức,

những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị
và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
b) Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm
được tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Ý 4. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này.
Câu 3 (2 điểm)
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định cách tính điểm và xác
định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức như thế nào?
Có 2 ý lớn:
- Ý I, có 3 ý
+ Ý 1 được 0,1 điểm;
8
+ Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm;
+ Ý 3 được 0,15 điểm;
- Ý II, có 4 ý
+ Ý 1 được 0,15 điểm;
+ Ý 2, có 11 ý nhỏ, nêu đủ 11 ý nhỏ được 1,05 điểm, thiếu một ý trừ 0,1 điểm (chú ý: giám
khảo phải kiểm tra các ý nhỏ trong nội dung này, nhất là thứ tự ưu tiên)
+ Ý 3, được 0,15 điểm;
+Ý 4 được 0,1 điểm.
Ý I. Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển viên chức
1. Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
2. Điểm các bài thi được tính như sau:
a) Thi kiến thức chung: Tính hệ số 1;
b) Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành: Phần thi viết hoặc thi trắc nghiệm tính hệ số 1;
phần thi thực hành tính hệ số 2.
3. Kết quả thi là tổng số điểm của bài thi kiến thức chung và các bài thi chuyên môn, nghiệp

vụ chuyên ngành. Trường hợp người dự tuyển thi ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc ít người, thi tin học
văn phòng, kết quả các bài thi này là điểm điều kiện và không tính vào tổng số điểm thi, trừ trường
hợp ngoại ngữ và công nghệ thông tin là phần thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.
Ý II. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải tham dự đủ các bài thi quy định tại
Điều 9 Nghị định này, mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định theo nguyên tắc: Người
trúng tuyển có kết quả thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng
của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển
dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người
trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu
tiên như sau:
a) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
b) Thương binh;
c) Người hưởng chính sách như thương binh;
d) Con liệt sĩ;
9
đ) Con thương binh;
e) Con của người hưởng chính sách như thương binh;
g) Người dân tộc ít người;
h) Đội viên thanh niên xung phong;
i) Đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở
lên đã hoàn thành nhiệm vụ;
k) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
l) Người dự tuyển là nữ.
3. Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên quy định tại
Khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức trực tiếp phỏng
vấn và quyết định người trúng tuyển.
4. Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

Câu 4 (2 điểm)
Các căn cứ để xác định công chức. Theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày
25/01/2010 của Chính phủ, những người nào được xác định là công chức trong các cơ quan hành
chính ở cấp tỉnh, cấp huyện?
Có 2 ý lớn
- Ý I, được 0,5 điểm
- Ý II, có 2 ý
+ Ý 1, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm
Ý I. Căn cứ xác định công chức
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn
vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy
định tại Nghị định này.
Ý II. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện
1. Ở cấp tỉnh:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người
làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn
phòng Ủy ban nhân dân;
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
10
c) Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc
trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.
2. Ở cấp huyện:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn

phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức
Hội đồng nhân dân;
c) Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân.
Câu 5 (2 điểm)
Trình bày vị trí và chức năng của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện. Phòng Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác xây dựng chính quyền và cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định tại Thông tư 04/2008/TT-BNV ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ?
Có 2 ý:
- Ý I: có 2 ý
+ Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm
+ Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm
- Ý II: có 2 ý
+ Ý 1, có 4 ý nhỏ, nêu đủ 4 ý được 0,6 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm
+ Ý 2, có 2 ý, mỗi ý được 0,2 điểm
Ý I. Vị trí và chức năng Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ:
1. Vị trí và chức năng Sở Nội vụ
a) Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ
quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành
chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội,
tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tụn giáo; thi đua - khen thưởng.
b) Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về
tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.
2. Vị trí, chức năng Phòng Nội vụ
a) Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) là cơ quan tham mưu, giúp ủy ban
11

nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ
quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành
chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức
phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
b) Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
Ý II. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nội vụ về công tác xây dựng chính quyền và cán
bộ, công chức, viên chức:
1. Về công tác xây dựng chính quyền:
a) Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu
cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của ủy ban nhân dân cấp huyện và
hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn các chức danh
lãnh đạo của ủy ban nhân dân cấp xã; giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trình ủy ban nhân dân cấp
tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ
sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
d) Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và
kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện theo
quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.
2. Về cán bộ, công chức, viên chức:
a) Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và
kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức;
b) Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn và thực hiện chính
sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn theo phân cấp
12

×