UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi trắc nghiệm: Chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các đáp án chữ “đậm” là đáp án đúng
Câu 1.
Theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính
phủ, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi động vật trên cạn phải có điều kiện về chuồng
nuôi như thế nào?
a. Được xây dựng kiên cố cho loài vật nuôi, dễ khử trùng tiêu độc.
b. Bảo đảm vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
c. Có nơi chứa chất thải động, thực vật bảo đảm vệ sinh môi trường.
d. Có nơi để thuốc diệt loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.
Câu 2.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày
15/5/2008 của Liên Bộ Nông nghiệp - Bộ Nội vụ, hướng dẫn việc lập và chịu trách
nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của UBND cấp
huyện là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nào của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn?
a. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).
b. Về lâm nghiệp.
c. Về phát triển nông thôn.
d. a, b đúng.
Câu 3.
Theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính
phủ, trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển động vật dễ nhiễm bệnh dịch, sản
phẩm động vật, thức ăn, chất thải qua vùng có dịch phải tuân thủ nguyên tắc nào
sau đây?
a. Phải được phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khi đi qua vùng
có dịch, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng tiêu độc ngay.
b. Phải đi theo tuyến đường quốc lộ quy định và không được dừng lại.
c. Phải tiêm phòng bắt buộc và khẩn cấp khi đi vào vùng có dịch.
c. a và b đúng.
Câu 4.
1
Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ, thực
vật rừng; động vật rừng nhóm nào là những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ.
a. Thực vật rừng nhóm IA, IIA; động vật rừng nhóm IB, IIB.
b. Thực vật rừng nhóm IB, IIB; động vật rừng nhóm IA, IIA.
c. Thực vật rừng nhóm IA, IB; động vật rừng nhóm IIA, IIB.
d. Thực vật rừng nhóm IIA, IIB; động vật rừng nhóm IA, IB.
Câu 5.
Theo Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, căn cứ quy
hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh gồm những nội dung nào sau đây?
a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh địa
phương.
b. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
c. Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 6.
Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định đơn
vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra như thế nào?
a. Diện tích rừng tính bằng mét vuông (m
2
). Các loại lâm sản khác xác định
giá trị bằng tiền Việt Nam, đơn vị tính là đồng.
b. Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m
3
). Khi xử phạt vi phạm hành chính
phải quy thành gỗ tròn.
c. Quy đổi gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 7.
Theo quy định tại Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính
phủ, vườn quốc gia là gì?
a. Là loại rừng đặc dụng có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc
gia.
b. Là loại rừng có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh
thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng.
c. Là loại rừng có chức năng chung của rừng đặc dụng đồng thời có thể có
một trong các chức năng chủ yếu là: bảo tồn và dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài
- sinh cảnh; bảo vệ cảnh quan.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 8.
Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định thời
gian cách ly động vật trước khi đưa vào nuôi tại cơ sở chăn nuôi như thế nào?
a. Từ 05 đến 30 ngày đối với động vật trên cạn; từ 13 đến 30 ngày đối với
với động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu.
2
a. Từ 15 đến 30 ngày đối với động vật trên cạn; từ 3 đến 30 ngày đối với
với động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu.
a. Từ 15 đến 30 ngày đối với động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu; từ 3
đến 30 ngày đối với với động vật trên cạn.
a. Từ 15 đến 20 ngày đối với động vật trên cạn; từ 5 đến 10 ngày đối với với
động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu.
Câu 9.
Theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của
Chính phủ về phân loại rừng đặc dụng, hệ thống rừng đặc dụng bao gồm có những
loại nào sau đây?
a. Vườn quốc gia.
b. Khu bảo tồn thiên nhiên.
c. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 10.
Theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính
phủ, những nội dung nào sau đây là nguyên tắc khi xử phạt hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản?
a. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản phải được xử lý ngay sau khi phát hiện ít nhất là 5 ngày.
b. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng,
công minh, đúng pháp luật.
c. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản có thể chỉ bị xử phạt một lần.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 11.
Theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của
Chính phủ, việc xác lập các khu rừng đặc dụng là khu dự trữ thiên nhiên phải đảm
bảo các tiêu chí nào sau đây?
a. Có ít nhất 01 hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng đối với quốc gia,
quốc tế chưa hoặc ít bị biến đổi có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
b. Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 15 loài sinh vật là các loài động, thực vật
nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c. Diện tích liền vùng tối thiểu trên 15.000 ha, trong đó ít nhất 95% diện tích
là các hệ sinh thái tự nhiên.
d. Có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy
định của pháp luật.
Câu 12.
Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính
phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sơ chế thủy sản, kinh doanh
3
nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm phải có đủ các điều kiện nào
sau đây?
a. Có giấy phép kinh doanh về sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy
sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
b. Có cửa hàng, biển hiệu, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện thu mua, bảo
quản.
c. Cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y
theo quy định của pháp luật.
d. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên.
Câu 13.
Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định
trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì xử lý như thế nào
đối với người vi phạm?
a. Thu hồi tang vật là lâm sản.
b. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm.
c. Buộc khắc phục hậu quả.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 14.
Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, phạm
vi quy hoạch rừng đặc dụng được quy đinh như thế nào?
a. Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước; quy hoạch rừng đặc
dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch khu
rừng đặc dụng.
b. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
c. Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa,
cảnh quan.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 15.
Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính
phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản phải có
các điều kiện nào sau đây?
a. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về nuôi trồng thuỷ sản do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
b. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải được phê duyệt.
c. Cơ sở phải bảo đảm các chỉ tiêu kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản.
d Các loại thuốc thú y, sinh học, sinh vật, hoá chất bảo đảm vệ sinh môi
trường.
Câu 16.
4
Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản như thế nào?
a. 1 tháng, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
b. 1 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
c. Tùy theo mức độ vi phạm để quy định thời hiệu.
d. b và c đúng.
Câu 17.
Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, Tổ
chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định thành lập khu rừng đặc dụng là các
vườn quốc gia và các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn nhiều tỉnh?
a. Chính phủ.
b. Thủ tướng Chính phủ.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
d. Ủy ban nhân dân tỉnh.
Câu 18.
Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính
phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, những ngành nghề sản xuất, kinh doanh thuỷ
sản nào sau đây không cần giấy phép?
a. Sản xuất, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thuỷ sản;
b. Đóng mới, cải hoán tàu cá; sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản;
c. Kinh doanh nước đá để dùng cho chế biến thực phẩm.
d. a và b đúng.
Câu 19.
Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính
phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống
thuỷ sản phải có đủ các điều kiện nào sau đây?
a. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.
b.Có giấy phép kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền cấp.
c. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi
nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
d. a và c đúng.
Câu 20.
Theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính
phủ Lâm sản là gì?
a. Là sản phẩm khai thác từ thực vật và các bộ phận của chúng có nguồn gốc
từ rừng.
5
b. Là sản phẩm khai thác từ động vật và các bộ phận của chúng có nguồn
gốc từ rừng.
c. Là sản phẩm khai thác từ vi sinh vật và các bộ phận của chúng có nguồn
gốc từ rừng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 21.
Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính
phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn nuôi thuỷ
sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a. Có giấy phép kinh doanh về sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản do cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
b. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện
ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
c. Có nhà xưởng, kho chứa rộng trên 1.000 m2 trở lên.
3. Có nhân viên chế biến thực phẩm, hoá thực phẩm hoặc nuôi trồng thuỷ
sản.
Câu 22.
Theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính
phủ, cơ sở chăn nuôi tập trung động vật trên cạn phải có đủ các điều kiện vệ sinh
thú y như thế nào?
a. Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b. Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động
vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở;
c. Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công nhân, khách tham quan;
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 23.
Theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính
phủ, việc hướng dẫn xây dựng phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã là
trách nhiệm của cơ quan nào?
a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c. Ủy ban nhân dân tỉnh.
d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Câu 24.
Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, nội dung nào sau đây được
quy định là nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng?
a. Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng.
b. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng
rừng.
c. Định giá rừng.
6
d. Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng.
Câu 25.
Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính
phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ
sản phải có các điều kiện nào sau đây?
a. Có giấy phép kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cấp.
b. Có nơi bày bán rộng rãi, thoáng mát, hàng hóa có ghi nhãn hàng hóa rõ
ràng, dễ đọc.
c. Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng có trình độ trung cấp trở lên.
d. Cả a, b, c đều sai.
Môn thi viết: Chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Câu 1 (2 điểm).
Trình bày nguyên tắc và chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004?
Có 2 ý,
- Ý I, có 5 ý nhỏ, nêu đủ 5 ý nhỏ được 0,8 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ 0,15
điểm.
- Ý II, có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm.
Ý I. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
1. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về
kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng
do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng
bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu
quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục
hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với
nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công
nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.
3. Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải
tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp
luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.
4. Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế
của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi
7
ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu
bằng nghề rừng.
5. Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng
rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm
tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.
Ý II. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn
liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân miền núi.
2. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển
rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên
ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy
rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là
rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính
sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính
sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển
rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển
rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên
liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để
trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách
đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời
gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.
5. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công
nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
6. Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động
sản xuất lâm nghiệp.
Câu 2 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu nguyên tắc hoạt động thủy sản và nội dung quản lý nhà
nước về thủy sản quy định tại Luật Thủy sản năm 2003.
Có 2 ý,
- Ý I, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý nhỏ được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ 0,15
điểm,
- Ý II, có 10 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm.
8
Ý I. Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản
1. Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi
thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Việc
phát triển các lĩnh vực trong hoạt động thuỷ sản phải theo quy hoạch, kế hoạch
phát triển ngành Thuỷ sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.
2. Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai và dịch bệnh thuỷ
sản; bảo đảm an toàn cho người, tàu cá, công trình và thiết bị trong hoạt động thuỷ
sản.
3. Hoạt động thuỷ sản phải kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ
chủ quyền và lợi ích quốc gia trên sông, biển; tuân theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ý II. Nội dung quản lý nhà nước về thuỷ sản
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các
chính sách phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật về thuỷ sản.
3. Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững
nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt
động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo
tồn biển; thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản.
4. Xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản;
quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công bố
ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy
sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
5. Quản lý việc cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh
vực thuỷ sản theo quy định của pháp luật; đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền
trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu cá
nước ngoài.
6. Quản lý việc thẩm định và công nhận giống thuỷ sản mới, thuốc thú y
thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; kiểm tra và tổ chức phòng, trừ dịch bệnh
thuỷ sản; quản lý việc bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản.
7. Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, chợ thuỷ sản đầu mối.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thuỷ sản;
hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các hội nghề nghiệp thuỷ sản.
10. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
Câu 3 (2 điểm).
Nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa
dạng sinh học và những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học tại Luật Đa
dạng sinh học năm 2008 được quy định như thế nào?
Có 3 ý,
9
- Ý I, có 5 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm.
- Ý II, có 5 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm.
- Ý III, có 9 ý nhỏ, nêu đủ 9 ý nhỏ được 1 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ 0,15 điểm.
Ý I. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vzng đa dạng sinh học
1. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá
nhân.
2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh
học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói,
giảm nghèo.
3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học
phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà
nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của
sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Ý II. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vzng đa
dạng sinh học
1. Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện
cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.
2. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây
dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;
đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây
dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo
tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.
4. Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn
định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn;
phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.
5. Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học.
Ý III. Nhzng hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học
1. Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai,
phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai
xâm hại trong khu bảo tồn.
2. Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu
bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công
trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
10
3. Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia
cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép,
gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi
sinh thái của khu bảo tồn.
4. Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển,
mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
5. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động
vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ.
6. Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền
của sinh vật biến đổi gen.
7. Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
8. Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ.
9. Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.
Câu 4 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu điều kiện chế biến thủy sản và sơ chế thủy sản, kinh
doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm được quy định tại Nghị
định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ; Nghị định số
14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số
59/2005/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành
nghề thủy sản như thế nào?
Có 2 ý,
- Ý I, có 6 ý nhỏ, nêu đủ 6 ý nhỏ được 1 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ 0,15 điểm.
- Ý II, có 6 ý nhỏ, nêu đủ 6 ý nhỏ được 1 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ 0,15
điểm.
(Chú ý: Đáp án đã có phần sửa đổi bổ sung của Nghị định số 14/2009/NĐ-
CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ)
Ý I. Tổ chức, cá nhân chế biến thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau
đây:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thuỷ sản do cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa
phương.
3. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ
thống xử lý nước, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị
kiểm tra chất lượng sản phẩm phải bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm,
bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Đối với cơ sở chế biến thuỷ sản làm thực phẩm (theo quy định của Bộ
Thuỷ sản) xây dựng mới, trước khi đưa vào hoạt động sản xuất 15 ngày, phải thông
11
báo cho cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm.
5. Cơ sở chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp phải có ít nhất một
cán bộ hoặc nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học về một trong các chuyên ngành
công nghệ thực phẩm, chế biến thuỷ sản, sinh học, hoá sinh.
6. Người lao động trực tiếp trong các cơ sở chế biến thuỷ sản phải đảm bảo
các tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định và phải được trang bị các phương tiện
bảo hộ lao động cần thiết.
Ý II. Tổ chức, cá nhân sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản
dùng cho chế biến thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sơ chế thủy sản, kinh doanh
nguyên liệu thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.
3. Nhà xưởng, kho chứa, phương tiện thu mua, bảo quản, vận chuyển thủy
sản chuyên dùng phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo
quy định của pháp luật.
4. Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, hóa chất trong danh mục
được phép lưu hành tại Việt Nam và phải sử dụng đúng liều lượng, giới hạn theo
quy định của pháp luật.
5. Cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y theo
quy định của pháp luật.
6. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về vệ
sinh an toàn thực phẩm”.
Câu 5 (2 điểm).
Thông tư Liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Liên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -Bộ Nội vụ quy định việc tổ chức các Chi
cục quản lý chuyên ngành ở cấp tỉnh, cấp huyện như thế nào?
Có 2 ý,
- Ý I, có 2 ý,
+ Ý 1, được 0,2 điểm.
+ Ý 2 có 11 ý, nêu đủ 11 ý được 1,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm.
- Ý II, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
Chi cục quản lý chuyên ngành:
Ý I. Ở cấp tỉnh:
1. Các Chi cục quản lý chuyên ngành giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước và triển khai các nhiệm
vụ về chuyên ngành trong việc tổ chức thực thi pháp luật; thực hiện công việc tác
nghiệp thường xuyên, đồng thời đề xuất về cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực
chuyên ngành.
2. Số lượng chi cục quản lý chuyên ngành bảo đảm có sự kế thừa hợp lí
những chi cục hiện có đang hoạt động hiệu quả và thành lập chi cục mới nhưng
không quá 9 tổ chức, bao gồm:
12
a) Chi cục Bảo vệ thực vật (Chi cục Bảo vệ thực vật đảm nhận cả nhiệm vụ
quản lý chuyên ngành trồng trọt, nếu không thành lập phòng trồng trọt);
b) Chi cục Thú y (Chi cục Thú y đảm nhận cả nhiệm vụ quản lý chuyên
ngành chăn nuôi, nếu không thành lập phòng chăn nuôi) bao gồm cả thú y thuỷ sản;
c) Chi cục Kiểm lâm;
d) Chi cục Lâm nghiệp (thành lập ở những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có diện tích rừng và đất chưa sử dụng được quy hoạch cho mục đích lâm
nghiệp trên 50.000 ha). Ở các tỉnh khác giao chức năng quản lý lâm nghiệp cho Chi
cục Kiểm lâm;
e) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (thành lập ở những tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có quy mô khai thác lớn);
g) Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản (thành lập ở các tỉnh ven biển có quy mô
nuôi trồng đảm bảo có một trong các tiêu chí sau:
+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tập trung thâm canh được quy hoạch từ
5.000 ha trở lên;
+ Diện tích mặt nước biển quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản từ 20.000 ha trở
lên;
+ Sản lượng giống thuỷ sản sản xuất nhân tạo đạt 3 tỷ con/năm trở lên).
h) Chi cục Thuỷ sản (thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
không đủ tiêu chí thành lập riêng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
và Chi cục nuôi trồng thuỷ sản);
i) Chi cục Thuỷ lợi hoặc Chi cục Thuỷ lợi và Phòng, chống lụt, bão (thành
lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ thống công trình thủy nông
lớn và chiều dài đê ít; thực hiện cả nhiệm vụ cấp nước nông thôn, thuỷ lợi, đê điều
và phòng, chống lụt, bão);
k) Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt, bão (thành lập ở các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có hệ thống đê sông, đê biển lớn);
l) Chi cục Phát triển nông thôn (thực hiện cả nhiệm vụ kinh tế hợp tác, kinh
tế hộ, kinh tế trang trại, làng nghề, ngành nghề nông thôn, chế biến nông lâm thuỷ
sản);
m) Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (thành lập ở các
tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, có năng lực xét nghiệm chất
lượng, phân tích các yếu tố đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không thành lập
Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản).
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định cụ thể về số lượng, tên gọi của các Chi cục.
Ý II. Ở cấp huyện:
Một số chi cục được tổ chức Hạt, Trạm đặt trên địa bàn huyện, bao gồm:
1. Chi cục Kiểm lâm (có Hạt Kiểm lâm huyện), Chi cục Đê điều và phòng,
chống lụt bão (có Hạt quản lý đê huyện hoặc Hạt quản lý đê liên huyện).
2. Đối với một số Chi cục khác cần có tổ chức đặt trên địa bàn huyện, bao
gồm: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu quản
lý nhà nước trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trạm bảo
vệ thực vật trực thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật và Trạm Thú y trực thuộc Chi cục
Thú y.
13
Các Trạm, Hạt có trách nhiệm tổ chức thực thi và đề xuất hoặc phối hợp đề
xuất, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực
được giao trên địa bàn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và điều động của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp cần thiết theo quy định
14