Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thi tuyển công chức chuyên ngành ngoại vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.13 KB, 14 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi trắc nghiệm: Chuyên ngành Ngoại vụ
Các đáp án chữ “đậm” là đáp án đúng
Câu 1.
Theo anh, chị Sở Ngoại vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan nào?
a. Bộ Ngoại giao.
b. Ủy ban nhân dân tỉnh.
c. Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh.
d. cả a, b, c đều sai.
Câu 2.
Hãy tìm đáp án đúng để hoàn chỉnh nội dung quy định về nhiệm vụ của Sở
Ngoại vụ trong việc tổ chức và quản lý các đoàn ra và đoàn vào: “Tổ chức đón tiếp
các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ
trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của lãnh đạo Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; thống kê, tổng hợp các đoàn đi nước ngoài của cán bộ, công chức thuộc
quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”?
a. Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài.
b. Thành lập và quản lý các đoàn ra nước ngoài.
c. Tổ chức, thành lập và quản lý các đoàn ra nước ngoài.
d. Quản lý các đoàn cán bộ, công chức đi nước ngoài.
Câu 3.
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, Bộ Ngoại
giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp tỉnh về việc ký kết thỏa
thuận quốc tế trong thời hạn là bao nhiêu ngày?
a. Mười bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.


b. Bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
c. Năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
d. Mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
Câu 4.
Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27/5/2009 của Liên
Bộ Ngoại giao -Bộ Nội vụ quy định nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ trong công tác lãnh
sự có những nội dung nào sau đây?
1
a. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi,
bổ sung hộ chiếu ngoại giao theo quy định của pháp luật.
b. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ
chiếu công vụ theo quy định của pháp luật.
c. Quy định công tác xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước
ngoài trên địa bàn tỉnh.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 5.
Theo anh, chị Sở Ngoại vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của cơ quan nào?
a. Bộ Ngoại giao.
b. Ủy ban nhân dân tỉnh.
c. Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh.
d. cả a, b, c đều sai.
Câu 6.
Về biên giới lãnh thổ quốc gia, Sở Ngoại vụ có những nhiệm vụ nào sau
đây?
a. Là cơ quan thường trực của Ban công tác biên giới lãnh thổ.
b. Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc của tỉnh.
c. Chủ trì giải quyết tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới
quốc gia, quy chế quản lý biên giới trên đất liền và các tranh chấp nảy sinh trên đất
liền và trên biển thuộc địa bàn tỉnh.

d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 7.
Về kinh tế đối ngoại, Sở Ngoại vụ có những nhiệm vụ nào sau đây?
a. Phối hợp các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài lựa chọn, thẩm
tra cho phép các đối tác nước ngoài vào kinh doanh, liên doanh, liên kết kinh tế,
đầu tư tại địa phương theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b. Tổ chức việc xúc tiến kinh tế, thương mại, đầu tư phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c. Giúp các doanh nghiệp địa phương mở rộng hợp tác với các nước.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 8.
Hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trong Quy chế quản
lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương bao gồm những nội dung nào sau đây?
a. Các hoạt động hợp tác, giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội.
b. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế.
c. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
d. Cả a, b, c đều đúng.
2
Câu 9.
Theo quy định tại Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, thẩm quyền
quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh là cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào?
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
c. Giám đốc Sở Ngoại vụ.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 10.
Về thông tin đối ngoại, Sở Ngoại vụ có những nhiệm vụ nào sau đây?

a. Tổ chức tuyên truyền chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại của địa
phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
b. Cung cấp thông tin nội bộ liên quan đến địa phương để phục vụ công tác
tuyên truyền đối ngoại cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan có thẩm quyền.
c. Tổ chức thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị - an
ninh, kinh tế của tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
d. Cả a, b, c đều sai?
Câu 11.
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc mời các đoàn
cấp Tỉnh trưởng của các địa phương có quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với
tỉnh do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào quyết định?
a. Ủy ban nhân dân tỉnh.
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
c. Bộ Ngoại giao.
d. Sở Ngoại vụ.
Câu 12.
Theo quy định tại Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, trước
khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến
bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?
a. Bộ Ngoại giao.
b. Các cơ quan có liên quan.
c. Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan đến hoạt động hợp tác thuộc thỏa
thuận quốc tế đó.
d. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan đến hoạt
động hợp tác thuộc thỏa thuận quốc tế đó.
Câu 13.
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định việc mời và
đón tiếp các đoàn cấp Bộ trưởng và tương đương của nước ngoài đến thăm và làm

việc tại tỉnh?
3
a. Thủ tướng Chính phủ.
b. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao.
c. Chủ tịch nước.
d . Cả a, b,c đều sai
Câu 14.
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong
trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan cấp tỉnh và Bộ Ngoại giao về thỏa
thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh thì cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm phải
làm gì?
a. Trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận
quốc tế.
b. Quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký
thỏa thuận quốc tế.
c. Đề nghị Bộ Ngoại giao báo cáo Chính phủ xem xét.
d. Trình Chính phủ xem xét quyết định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
Câu 15.
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định việc đi công
tác nước ngoài của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (trừ trường hợp đồng chí này
kiêm giữ chức Bí thư tỉnh ủy, thành ủy theo quy định riêng của Bộ Chính trị)?
a. Thủ tướng Chính phủ.
b. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao.
c. Chủ tịch nước.
d. Tất cả đều sai.
Câu 16.
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, sau khi ký
kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm gì?
a. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, đồng thời gửi Bộ Ngoại

giao bản sao thỏa thuận quốc tế đã được ký kết để thông báo.
b. Gửi bản sao thỏa thuận quốc tế đã được ký kết để báo cáo cho Thủ tướng.
c. Báo cáo Bộ Ngoại giao bằng văn bản, đồng thời gửi Thủ tướng Chính phủ bản sao thỏa
thuận quốc tế đã được ký kết để thông báo.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 17.
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc cán bộ, công
chức, viên chức thuộc tỉnh đi công tác nước ngoài của do cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào quyết định?
a. Ủy ban nhân dân tỉnh.
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
c. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức đi công tác.
4
d. Sở Ngoại vụ.
Câu 18.
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong
trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan cấp tỉnh và Bộ Ngoại giao về thỏa
thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh thì ý kiến của cơ quan, tổ chức cá nhân
nào là cơ sở để người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định và tiến hành ký kết
hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế?
a. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
b. Chính phủ.
c. Thủ tướng Chính phủ.
d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm.
Câu 19.
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức, cá nhân nào sau đây có thẩm quyền quyết định việc
đi công tác nước ngoài của Chủ tịch UBND cấp tỉnh?
a. Thủ tướng Chính phủ.

b. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao.
c. Chủ tịch nước.
d. Bí thư Tỉnh ủy.
Câu 20.
Anh, chị hãy tìm đáp án đúng để hoàn chính nội dung quan điểm chỉ đạo
trong quá trình hội nhập tại Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về hội nhập
kinh tế quốc tế: “Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh
và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó ,
trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp,
thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư
tưởng giản đơn, nôn nóng.”
a. Cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt.
b. Cần phải cương quyết, khôn khéo.
c. Cần phải cương quyết, khôn khéo và linh hoạt.
d. Cần phải chủ động, lợi dụng thời cơ và thuận lợi.
Câu 21.
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các nội dung, hoạt
động đối ngoại hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh cần trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định, bao gồm những nội dung nào sau đây?
a. Việc đi công tác nước ngoài của các đồng chí là Ủy viên Trung ương
Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng công tác tại các cơ quan thuộc
chính quyền địa phương.
b. Việc đi công tác nước ngoài của các đồng chí là Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
5
c. Việc mời và đón tiếp Tỉnh trưởng của các địa phương có quan hệ hợp tác,
hữu nghị truyền thống với tỉnh.
d. Việc mời và đón tiếp các đoàn cấp Bộ trưởng, Tỉnh trưởng hoặc tương
đương trở lên của các nước thăm tỉnh theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 22.
Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ quy định việc
đón tiếp các đoàn khách Cấp cao nước ngoài thăm chính thức. Khi đón Nguyên thủ
Quốc gia tại sân bay thành phần gồm có những ai sau đây?
a. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
b. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
c. Vụ trưởng Vụ Ðối ngoại Bộ Ngoại giao.
d. Vụ trưởng Vụ Lễ tân Văn phòng Chủ tịch nước.
Câu 23.
Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ quy định cơ
quan nào làm đầu mối, thu xếp để lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính
phủ tiếp Ðoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội.
a. Bộ Ngoại giao.
b. Ban Ðối ngoại Trung ương Ðảng.
c. Văn phòng Chủ tịch nước.
d. Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ.
Câu 24.
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh
có trách nhiệm gì trong việc tổ chức và quản lý đoàn đi công tác nước ngoài?
a. Theo dõi, quản lý việc đi nước ngoài đối với các cán bộ, công chức,
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định pháp luật hiện hành.
b. Hướng dẫn các đoàn đi công tác trong việc thực hiện các lễ nghi ngoại
giao.
c. Thông báo nơi đoàn đến hoạt động cho Bộ Ngoại giao trước ít nhất 7
ngày.
d. cả a, b, c đều đúng.
Câu 25.
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân tỉnh, khi tổ chức đón tiếp và quản lý các đoàn nước ngoài đến

thăm địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm như thế nào?
a. Xây dựng kế hoạch cụ thể.
b. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan trong việc
đón tiếp các đoàn nước ngoài theo quy định.
c. Chủ động triển khai kế hoạch đón tiếp các đoàn nước ngoài theo quy định.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Môn thi viết: Chuyên ngành Ngoại vụ
6
Câu 1 (2 điểm).
Hãy trình bày mục tiêu và tổ chức thực hiện trong Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày
27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế.
Có 2 ý:
- Ý I, được 0,5 điểm.
- Ý II, có 6 ý, mỗi ý được 0,25 điểm
Ý I. Mục tiêu.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm
vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2005 và Kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Ý II. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ Nghị quyết Đại hội cần thứ IX của Đảng và Nghị quyết này của
Bộ Chính trị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo đề ra Chương trình hành động cụ
thể, từ khâu phổ biến quán triệt nghị quyết tới khâu hình thành Chiến lược và lộ
trình hội nhập, chuyển dịch cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế
và khả năng cạnh tranh, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi đổi mới và từng
bước hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực, tiến hành
đàm phán quốc tế, củng cố và tăng cường Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc
tế
2. Trên cơ sở kiến nghị của Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội kiến nghị với

Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật để kịp thời sửa đổi,
ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với quá trình hội nhập.
3. Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung
ương, Ban Khoa giáo Trung ương và các ban có liên quan của Đảng, chỉ đạo các
cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giới
thiệu rộng rãi nội dung hội nhập kinh tế quốc tế, đưa vào chương trình giảng dạy ở
các trường Đảng, trường hành chính và các trường trung học, đại học nội dung
quan trọng này.
4. Các thành uỷ, thành uỷ và tổ chức đảng ở các cấp coi hội nhập kinh tế
quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng cần được thường xuyên quan tâm chỉ đạo,
trước mắt kịp thời phổ biến rộng rãi Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như chương
trình của Chính phủ; xuất phát từ tình hình cụ thể của địa phương và những nhiệm
vụ nêu trong Nghị quyết này, xây dựng chương trình hành động cụ thể về hội nhập
kèm theo những biện pháp thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục có hiệu
quả những khó khăn yếu kém trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Là người trực tiếp tham gia và giữ vai trò quan trọng trong hội nhập kinh
tế quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nắm vững mục
tiêu, quan điểm, nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng kế hoạch cụ thể để
hội nhập có hiệu quả chống tư tưởng ỷ lại, dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước, ngại
cạnh tranh; tích cực chủ động đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý nâng cao chất
7
lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị
trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp nhà nước cần vươn lên thể hiện vai
trò chủ lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tạo dựng môi trường kinh
doanh thuận lợi nhất về pháp lý và thủ tục hành chính, về cơ chế, chính sách cho
các doanh nghiệp, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập,
kể cả trong hoạt động đầu tư, hợp doanh với các đối tác bên ngoài.
6. Ban Kinh tế Trung ương giúp Bộ Chính trị theo dõi và định kỳ báo cáo
Bộ Chính trị về việc tổ chức thực hiện nghị quyết này.

Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết
tâm phấn đấu chủ động tạo bước chuyển biến mới về cơ cấu kinh tế, về cơ chế
quản lý, về năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, của mọi thành phần kinh tế,
không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ nhằm làm chủ thị
trường nội địa đứng vững trên thị trường quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi
mới và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta là nhất quán theo tinh thần
phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực
mới cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến
mạnh và vững chắc trong thế kỷ XXI.
Câu 2 (2 điểm).
Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập
kinh tế quốc tế đề ra một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Anh (chị) hãy nêu những nhiệm vụ đó?
Có 9 ý, mỗi ý được 0,2 điểm; riêng ý 3 và ý 6, mỗi ý được 0,3 điểm.
Ý 1. Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền, giải thích trong các
tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân
dân để đạt được nhận thức và hành động thống nhất và nhất quán về hội nhập kinh
tế quốc tế, coi đó là nhu cầu vừa bức xúc vừa cơ bản và lâu dài của nền kinh tế
nước ta, nâng cao niềm tin vào khả năng và quyết tâm của nhân dân ta chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế.
Ý 2. Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội IX, Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 2001-2010 cũng như các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước
ta tham gia, xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể để
các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp khẩn trương sắp xếp lại và nâng cao
hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, bảo đảm cho hội
nhập có hiệu quả. Trong khi hình thành chiến lược hội nhập, cần đặc biệt quan tâm
bảo đảm sự phát triển của các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, viễn
thông là những lĩnh vực quan trọng mà ta còn yếu kém.
Ý 3. Chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công

nghệ và trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa lợi thế
so sánh của nước ta, ra sức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá
8
thành sản phẩm và dịch vụ, bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng trên thi trường thế
giới, tạo ra những ngành, những sản phẩm mũi nhọn để hàng hoá và dịch vụ của ta
chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trong nước cũng như trên thế giới, đáp ứng nhu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản
phẩm, từng dịch vụ từng doanh nghiệp, từng địa phương để có biện pháp thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh. Gắn quá trình thực
hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
Trong quá trình hội nhập cần quan tâm tranh thủ những tiến bộ mới của
khoa học, công nghệ, không nhập khi những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi
trường.
Đi đôi với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các tác phẩm và dịch vụ,
của các doanh nghiệp, cần ra sức cải thiện môi trường kinh doanh, khả năng cạnh
tranh quốc gia thông qua việc khẩn trương đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống
pháp luật phù hợp đường lối của Đảng, với hệ thống quốc tế, phát triển mạnh kết
cấu hạ tầng; đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhằm xây dựng bộ máy nhà
nước trong sạch về phẩm chất, vững mạnh về chuyên môn.
Ý 4. Tích cực tạo lập đồng bộ cơ chế quản lý về kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện
các loại hình thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động, khoa học - công nghệ, vốn,
bất động sản ; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho mọi thành
phần kinh tế, tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước đối với
nền kinh tế, đặc biệt chú trọng đổi mới và củng cố hệ thống tài chính, ngân hàng.
Ý 5. Có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực vững
vàng về chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo

đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ và ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và
tinh thần kỷ luật cao. Trong phát triển nguồn nhân lực theo những tiêu chuẩn
chung nói trên, cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh hiểu
biết sâu về luật pháp quốc tế và nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt nhanh những
chuyển biến trên thương trường quốc tế để ứng xử kịp thời, nắm được kỹ năng
thương thuyết và có trình độ ngoại ngữ tốt. Bên cạnh đó cần hết sức coi trọng việc
đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao.
Cùng với việc đào tạo nhân lực cần có chính sách thu hút, bảo vệ và sử dụng
nhân tài; bố trí, sử dụng cán bộ đúng với ngành nghề được đào tạo và với sở
trường năng lực của từng người.
Ý 6. Kết hợp chặt chẽ hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại.
Cũng như trong lĩnh vực chính trị đối ngoại, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại
và hội nhập kinh tế quốc tế cần giữ vững đường lối độc lập tự chủ, thực hiện đa
phương hoá, đa dạng hoá thị trường và đối tác, tham gia rộng rãi các tổ chức quốc
tế. Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc
phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc
9
tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi, bảo đảm lợi ích của các nước đang phát triển
và chậm phát triển.
Các cơ quan đại điện ngoại giao ở nước ngoài cẩn coi việc phục vụ công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là một nhiệm vụ hàng đầu.
Ý 7. Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ củng cố an
ninh quốc phòng ngay từ khâu hình thành kế hoạch, xây dựng lộ trình cũng như
trong quá trình thực hiện, nhằm làm cho hội nhập không ảnh hưởng tiêu cực tới
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn xã hội; mặt khác, các cơ quan quốc
phòng và an ninh cần có kế hoạch chủ động hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho
quá trình hội nhập.
Ý 8. Tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) theo các phương án và lộ trình hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh của nước ta

là một nước đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi cơ
chế kinh tế. Gắn kết quá trình đàm phán với quá trình đổi mới mọi mặt hoạt động
kinh tế trong nước.
Ý 9. Kiện toàn Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đủ năng lực và
thẩm quyền giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động kinh tế quốc
tế. Uỷ ban gồm hai bộ phận: một bộ phận chuyên trách, một bộ phận kiêm nhiệm
bao gồm đại diện có thẩm quyền của các bộ, ban, ngành hữu quan.
Câu 3 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu nội dung và nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của
Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối
ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành
kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ?
Có 2 ý,
- Ý I, có 13 ý, nêu đủ 13 ý được 1,25 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm
- Ý II, có 5 ý, mỗi ý được 0,15 điểm
Ý I. Nội dung của hoạt động đối ngoại
Hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trong Quy chế này bao
gồm:
1. Các hoạt động hợp tác, giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội.
2. Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra) và đón tiếp
các đoàn nước ngoài vào Việt Nam (đoàn vào).
3. Tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân
nước ngoài tặng.
4. Kiến nghị tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp
tỉnh cho những tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc tại địa
phương có thành tích xuất sắc được địa phương công nhận.
10
5. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế.

6. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
7. Hoạt động đối ngoại liên quan đến công tác quản lý biên giới lãnh thổ quốc
gia.
8. Quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở địa phương.
9. Công tác ngoại giao kinh tế; công tác quản lý, vận động viện trợ phi chính
phủ nước ngoài.
10. Công tác văn hóa đối ngoại.
11. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
12. Thông tin tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí
của phóng viên nước ngoài tại địa phương.
13. Theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình quốc tế và khu vực có tác động
đến địa phương.
Ý II. Nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước
trong hoạt động đối ngoại.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà
nước đối với hoạt động đối ngoại địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung
ương và địa phương.
3. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà
nước và ngoại giao nhân dân; giữa chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, văn hóa
đối ngoại và công tác người Việt Nam ở nước ngoài; giữa hoạt động đối ngoại và
hoạt động quốc phòng, an ninh; giữa thông tin đối ngoại và thông tin trong nước.
4. Hoạt động đối ngoại được thực hiện theo chương trình hàng năm đã được
duyệt; bảo đảm nghiêm túc chế độ báo cáo, xin ý kiến theo quy định hiện hành.
5. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động
của cơ quan các cấp ở địa phương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
đối ngoại theo quy định; bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong hoạt động đối ngoại.
Câu 4 (2 điểm).
Trình bày các nội dung, hoạt động đối ngoại hàng năm của Ủy ban nhân dân

tỉnh cần trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và các hoạt động đối ngoại của địa
phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm, quy
định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số
67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ?
Có 2 ý:
- Ý I, có 5 ý, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý II, có 5 ý, mỗi ý được 0,2 điểm
11
Ý I. Các nội dung, hoạt động đối ngoại hàng năm của Ủy ban nhân dân
tỉnh cần trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, bao gồm:
1. Việc đi công tác nước ngoài của các đồng chí là Ủy viên Trung ương
Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng công tác tại các cơ quan thuộc chính
quyền địa phương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
(trừ trường hợp những đồng chí này kiêm giữ chức Bí thư tỉnh ủy, thành ủy theo
quy định riêng của Bộ Chính trị).
2. Việc mời và đón tiếp các đoàn cấp Bộ trưởng, Tỉnh trưởng hoặc tương
đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế thăm tỉnh theo
lời mời của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh (trừ đoàn cấp Tỉnh trưởng
của các địa phương có quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với tỉnh).
3. Việc nhận Huân chương, Huy chương, các danh hiệu, hình thức khen thưởng
khác của nước ngoài trao tặng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự
khuyết Trung ương Đảng công tác tại các cơ quan thuộc chính quyền địa phương;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (trừ trường hợp những
đồng chí này kiêm giữ chức Bí thư tỉnh ủy, thành ủy theo quy định riêng của Bộ
Chính trị).
4. Kiến nghị xét tặng Huân chương, Huy chương, các danh hiệu, hình thức
khen thưởng cấp Nhà nước cho tập thể, cá nhân nước ngoài đã và đang làm việc tại
địa phương theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các quy định của
pháp luật hiện hành.

5. Kế hoạch tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền
quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ý II. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm về
các hoạt động đối ngoại của địa phương, bao gồm:
1. Việc đi công tác nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh,
cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đã nghỉ hưu (trừ trường hợp các đồng chí nguyên Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định riêng của
Bộ Chính trị).
2. Việc mời các đoàn cấp Tỉnh trưởng của các địa phương có quan hệ hợp tác,
hữu nghị truyền thống; các đoàn cấp Thứ trưởng, Phó tỉnh trưởng hoặc tương đương trở
xuống của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế vào thăm và làm việc với
tỉnh.
3. Việc nhận các danh hiệu, hình thức khen thưởng của tổ chức, cá nhân
nước ngoài trao tặng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý trong
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước của tỉnh theo quy định của pháp luật
hiện hành.
4. Việc xét tặng các danh hiệu khen thưởng cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài đã và đang làm việc tại địa phương theo Luật Thi đua, Khen thưởng và
các quy định của pháp luật hiện hành.
5. Việc tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế; ký kết và thực hiện
thỏa thuận quốc tế và các hoạt động đối ngoại khác thuộc thẩm quyền quyết định
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
12
Câu 5 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ trong việc tổ chức và quản lý
các đoàn ra và đoàn vào; công tác lãnh sự; thông tin đối ngoại và biên giới lãnh
thổ quốc gia quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày
27/5/2009 của Liên Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ?
Có 4 ý,
- Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm.

- Ý II, có 3 ý, nêu đủ 3 ý được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm
- Ý III, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm.
- Ý IV, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm.
Ý I. Tổ chức và quản lý các đoàn ra và đoàn vào:
1. Thống nhất quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài và đón tiếp các đoàn
nước ngoài, đoàn quốc tế vào Việt Nam đến thăm và làm việc trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
2. Tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các đoàn đi
công tác nước ngoài của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thống kê, tổng hợp các
đoàn đi nước ngoài của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
Ý II. Về công tác lãnh sự:
1. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ
sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật;
2. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác xuất nhập
cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; theo dõi, tổng
hợp tình hình di trú của công dân Việt Nam và công dân nước ngoài tại địa bàn
tỉnh; xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp nảy sinh trong công tác lãnh sự tại địa
phương.
3. Hướng dẫn, quản lý hoạt động của các cá nhân, tổ chức nước ngoài liên
quan đến nhân dân, tài sản, đi lại, làm ăn, sinh sống, học tập, công tác, du lịch,
kinh doanh, đầu tư trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Ý III. Về thông tin đối ngoại:
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chương trình, kế hoạch thông
tin tuyên truyền đối ngoại của địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt;
2. Cung cấp thông tin liên quan đến địa phương để phục vụ công tác tuyên
truyền đối ngoại cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan có thẩm quyền;
3. Tổ chức thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị - an

ninh, kinh tế quốc tế và khu vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
4. Thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại địa
phương; xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng vấn
của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi
và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật.
13
Ý IV. Về biên giới lãnh thổ quốc gia:
1. Là cơ quan thường trực của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác biên
giới lãnh thổ quốc gia; giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về
biên giới lãnh thổ quốc gia tại địa phương theo quy định của pháp luật;
2. Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc của tỉnh; chủ trì,
phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức khảo
sát đơn phương, song phương; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện
công tác phân giới, cắm mốc theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc của
tỉnh;
3. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Ngoại giao
tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia, quy chế quản lý biên
giới trên đất liền và các tranh chấp nảy sinh trên đất liền và trên biển thuộc địa bàn
tỉnh;
4. Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên
truyền phổ biến pháp luật, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về
biên giới lãnh thổ quốc gia; hướng dẫn,
kiểm tra và quản lý các văn bản, tài
liệu, bản đồ và hồ sơ về biên giới thuộc
phạm vi quản lý của địa phương
14

×