Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thi tuyển công chức chuyên ngành thanh tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.59 KB, 14 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi trắc nghiệm: Chuyên ngành Thanh tra
Đáp án chữ “đậm” là đáp án đúng
Câu 1.
Theo Thông tư Liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009 của
Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn: Hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức, cá nhân nào?
a. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
c. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đoàn thể thuộc khối Đảng cấp huyện.
d. Ủy ban nhân dân cấp xã .
Câu 2.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định những người nào sau đây
phải kê khai tài sản?
a. Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
b. Cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn.
c. Người trúng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
d. Cả a và b đúng.
Câu 3.
Theo Thông tư Liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009 của
Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ, Thanh tra huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
có quyền hạn nào?
a. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham
gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.


b. Xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức cấp xã trong thi hành công
vụ.
c. Quyền truy tố, điều tra đối với các cá nhân có dấu hiệu phạm tội thuộc Chủ
tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm.
d . Cả a, b và c đều đúng.
1
Câu 4.
Luật Thanh tra năm 2010 quy định trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ,
quyền hạn nào sau đây?
a. Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính
đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện.
b. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c. Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
d. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý
sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
Câu 5.
Theo quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định
hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi
ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến cơ quan nào sau đây?
a. Viện kiểm sát nhân dân.
b. Thanh tra tỉnh.
c. Người đã ra quyết định hành chính.
d. Tòa hành chính.
Câu 6.
Luật Thanh tra năm 2010 quy định trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có
nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây?
a. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của

sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
b. Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
c. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý
sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 7.
Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định việc
thanh tra đột xuất được tiến hành khi nào?
a. Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
b. Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao.
c. Do vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan,
đơn vị.
2
d. a và b đúng.
Câu 8.
Theo Thông tư Liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009 của
Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh
Thanh tra tỉnh do cấp nào quyết định?
a. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
b. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c. Tổng Thanh tra.
d. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Câu 9.
Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định thời
gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra là bao nhiêu ngày kể từ ngày
ký quyết định thanh tra ?
a. Không quá 05 ngày. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời hạn không

quá 03 ngày.
b. Không quá 10 ngày.
c. Không quá 07 ngày. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời hạn không quá 03
ngày.
d. Không quá 15 ngày.
Câu 10.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định nguyên tắc xử lý tham
nhũng gồm nội dung nào?
a. Việc xử lý tham nhũng không được thực hiện công khai theo quy định của pháp
luật.
b. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý
kịp thời, nghiêm minh.
c. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, thì
không phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
d. Người có hành vi tham nhũng tùy theo cương vị, chức vụ công tác mà xử lý
theo quy định của pháp luật.
Câu 11.
Luật Thanh tra năm 2010 quy định thời hạn gửi quyết định thanh tra cho đối
tượng thanh tra (trừ trường hợp thanh tra đột xuất ) là bao nhiêu ngày, kể từ ngày ký
quyết định thanh tra?
a. Chậm nhất là 05 ngày.
b. Chậm nhất là 07 ngày.
c. Không quá 03 ngày.
d. Chậm nhất là 03 ngày.
Câu 12.
3
Theo quy định tại Luật Tố cáo năm 2011, khi nhận được tố cáo, nếu tố cáo
không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn bao nhiêu ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo,

nếu có yêu cầu?
a. 04 ngày làm việc.
b. 05 ngày làm việc.
c. 6 ngày làm việc.
d. 7 ngày làm việc.
Câu 13.
Theo Thông tư Liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009 của
Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn: Hướng
dẫn thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố
cáo đối với tổ chức, cá nhân nào?
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và chi cục thuế, công an huyện.
b. Chủ tịch ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức; đơn vị
thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
c. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và Ủy ban mặt
trận tổ quốc Việt Nam huyện.
d. Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền
quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Câu 14.
Luật Thanh tra 2010 quy định thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra do Thanh
tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành là bao nhiêu ngày?
a. Không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng
không quá 70 ngày.
b. Không quá 40 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không
quá 60 ngày.
c. Không quá 50 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không
quá 70 ngày.
d. Không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không
quá 80 ngày.
Câu 15.
Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định trong

thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết
khiếu nại?
a. 10 ngày.
b. 15 ngày.
4
c. 20 ngày.
d. 25 ngày.
Câu 16.
Luật Thanh tra 2010 quy định Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn nào sau
đây?
a. Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối
với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành
đó.
b. Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành luật trở lên, am hiểu pháp luật; đối với
Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.
c. Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
d. a và c đúng
Câu 17.
Theo Luật Tố cáo năm 2011, người bị tố cáo được hiểu như thế nào?
a. Là cơ quan có hành vi bị tố cáo.
b. Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
c. Là cá nhân có hành vi bị tố cáo.
d. Cả a và c đúng.
Câu 18.
Theo Thông tư Liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009 của
Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ, Thanh tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (không kể Thanh tra thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)có số lượng
Phó Chánh thanh tra là bao nhiêu người ?
a. Không quá 03.

b. Không quá 4.
c. Không quá 2.
d. Cả a và c đúng.
Câu 19.
Theo Luật Thanh tra năm 2010, nội dung nào sau đây không phải là căn cứ để
ra quyết định thanh tra?
a. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
b. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,chống tham nhũng.
c. Theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
d. Theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 20.
Theo Luật Tố cáo năm 2011, giải quyết tố cáo được hiểu như thế nào?
a. Là việc tiếp nhận thông tin cần thiết về cơ quan, tổ chức và cá nhân có hành
vi tố cáo.
5
b. Là việc thông báo kết quả giải quyết đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
hành vi tố cáo.
c. Là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố
cáo của người giải quyết tố cáo.
d. Cả a và b đúng.
Câu 21.
Theo Luật Khiếu nại năm 2011, cơ quan hay cá nhân nào có trách nhiệm phối
hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong cung cấp thông tin, tài liệu có
liên quan đến việc khiếu nại?
a. Viện kiểm sát nhân dân.
b. Người tiếp công dân.
c. Cơ quan, tổ chức hữu quan.
d. Tòa án hành chính.
Câu 22.
Theo Luật Tố cáo năm 2011, người giải quyết tố cáo được hiểu như thế nào?

a. Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
b. Là cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
c. Là cơ quan, doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
d . Cả b và c đúng.
Câu 23.
Luật Tố cáo năm 2011 quy định đối tượng bảo vệ người tố cáo là ai?
a. Người tố cáo.
b. Người thân thích của người tố cáo.
c. Cá nhân, cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo.
d . Cả a và b đúng.
Câu 24.
Theo Luật Khiếu nại năm 2011, trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn
thì trong đơn khiếu nại phải ghi nội dung gì?
a. Ngày, tháng, năm khiếu nại.
b. Tên, địa chỉ của người khiếu nại.
c. Tên, địa chỉ của cơ quan bị khiếu nại.
d . Cả a, b và c đúng.
Câu 25.
Theo Luật Khiếu nại năm 2011, khiếu nại thuộc trường hợp nào sau đây không
được thụ lý giải quyết ?
a. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên
quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
b.Quyết định hành chính bị khiếu nại liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích
6
hợp pháp của người khiếu nại.
c. Quyết định hành chính bị khiếu nại không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
d. Quyết định hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người khiếu nại.
Môn thi viết: Chuyên ngành Thanh tra

Câu 1 (2 điểm)
Luật Thanh tra năm 2010 quy định mục đích của hoạt động thanh tra là gì? Anh
(chị) hãy giải thích các từ ngữ: Thanh tra nhà nước, thanh tra hành chính, thanh tra
chuyên ngành, định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra, cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân?
Có 2 ý lớn
- Ý I, được 0,4 điểm.
- Ý II, có 8 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm
Ý I. Mục đích hoạt động thanh tra
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc
phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ý II. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra
nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
2. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý
thuộc ngành, lĩnh vực đó.
7

4. Định hướng chương trình thanh tra là văn bản xác định phương hướng hoạt
động thanh tra trong 01 năm của ngành thanh tra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ.
5. Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện
chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu
cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
6. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục
thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
7. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức
được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành.
8. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh
tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước.
Câu 2 (2 điểm)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở được quy định tại Luật
Thanh tra năm 2010 như thế nào?
Có 2 ý lớn
- Ý I, có 4 ý
+ Ý 1, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
+ Ý 2, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
+ Ý 3, được 0,1 điểm
+ Ý 4, được 0,1 điểm
- Ý II, có 10 ý, mỗi ý được 0,1 điểm
Ý I. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
b) Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi
chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo
cáo kết quả về công tác thanh tra;
8
c) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối
với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử
lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của
sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban
nhân dân cấp huyện;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý
sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống
tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật về phòng, chống tham nhũng.
Ý II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện
kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng

thanh tra chuyên ngành thuộc sở.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn –
kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi
quản lý của sở.
4. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
5. Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp
luật về thanh tra.
6. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác
thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.
7. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử
lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.
8. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý
sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
9
ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần
thiết.
9. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo.
10. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng.
Câu 3 (2 điểm)
Tố cáo là gì? Hãy nêu thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành
chính nhà nước quy định tại Luật Tố cáo năm 2011.
Có 2 ý lớn
- Ý I, được 0,25 điểm
- Ý II, có 7 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm

Ý I. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Ý II. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà
nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
10
huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý cán
bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị
thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản

lý trực tiếp.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ
và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
7. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình
bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Câu 4 (2 điểm).
Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định việc bảo
vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo
và việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
như thế nào?
Có 2 ý lớn
- Ý 1, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm;
- Ý II, có 3 ý nhỏ
+ Ý 1 và Ý 3 mỗi ý được 0,25 điểm;
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,25 điểm.
Ý I. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý,
giải quyết tố cáo
1. Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất
lợi cho người tố cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người
tố cáo. Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân
khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời
lưu trữ và quản lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật.
2. Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với
người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người giải quyết tố cáo phải bố

11
trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật
thông tin cho người tố cáo.
3. Trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông
tin về người tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc
xử lý đối với người có hành vi vi phạm.
Ý II. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định
xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc
công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
2. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức
trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết
định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo một trong các hình thức quy định tại Khoản
1 Điều 30 của Luật tố cáo và được thực hiện như sau:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác với thành
phần gồm: Người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo,
người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm
quyền phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Thời
gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc;
b) Niêm yết tại Trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức
giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày niêm yết;
c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo
viết và báo điện tử. Người giải quyết tố cáo có thể lựa chọn một trong các hình thức
thông báo trên báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện tử để thực hiện việc công
khai. Trường hợp cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử,
người có thẩm quyền giải quyết phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc
Trang thông tin điện tử.

Số lần thông báo trên báo nói ít nhất là 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất
02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành. Thời gian đăng tải trên báo
điện tử, trên Cổng thông tin điện tử hoặc trên Trang thông tin điện tử của cơ quan giải
quyết tố cáo ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
3. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố
cáo được thực hiện bằng một trong các hình thức được quy định tại Điểm b, c Khoản
2 Điều này.
Câu 5 (2 điểm).
12
Trình bày khái niệm tham nhũng quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng
số 55/2005/QH 11, sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2012. Nghị định số 59/2013/NĐ-
CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định việc xác định các hành vi tham nhũng
được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng
như thế nào?
Có 2 ý lớn
- Ý I, được 0,15 điểm
- Ý II, có 5 ý nhỏ
+ Ý 1, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm;
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm
+ Ý 3 và ý 4, mỗi ý được 0,2 điểm
+ Ý 5, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm.
Ý I. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Ý II. Các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12
Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng được xác định như sau:
1. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ,
quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ
lợi bao gồm những hành vi sau đây:
a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ

quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
b) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ
quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ
chức, đơn vị, địa phương;
d) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh
dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;
đ) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên
chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
e) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm
toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán;
g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ
chức, đơn vị, địa phương.
2. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước
vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:
a) Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;
b) Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của pháp luật;
13
c) Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
3. Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó
khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện
hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiễu.
4. Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi cố ý không
thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình để triển khai nhiệm vụ, công
vụ được giao hoặc không thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn
liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che giấu hành vi vi
phạm pháp luật hoặc giúp giảm nhẹ mức độ vi phạm pháp luật của người khác;
b) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cho việc
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc làm sai lệch
kết quả các hoạt động trên
14

×