Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT
TẠ THỊ MAI PHƯƠNG
TÌM HIỂU TIỀM NĂNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
REDD, TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA- PHƯỢNG HOÀNG, HUYỆN VÕ NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thái Nguyên, 2013
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT
TÌM HIỂU TIỀM NĂNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
REDD, TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA- PHƯỢNG HOÀNG, HUYỆN VÕ NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Sinh viên thực hiện: Tạ Thị Mai Phương
Lớp: K7C Khóa: 7
Người hướng dẫn khoa học: Ths. Vi Thùy Linh
Thái Nguyên, 2013
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, UBND huyện Võ Nhai- tỉnh Thái
Nguyên, Hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa- Phượng Hoàng, cán bộ và nhân dân các xã Cúc Đường, Vũ Chấn,
Nghinh Tường, Sảng Mộc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra thực địa.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thạc sĩ Vi Thùy Linh – người trực
tiếp hướng dẫn nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực đã cung cấp tài


liệu tham khảo quý giúp tôi nghiên cứu đề tài này.
4
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu nghiên cứu: 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1.2. Khái niệm dịch vụ môi trường rừng 6
1.1.3. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng 8
1.1.4. Khái niệm về REDD 9
1.2. Các nghiên cứu về REDD 11
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước 11
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 13
1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu 17
1.3.1. Điều kiện tự nhiên: 17
Vị trí địa lý 17
Địa hình, địa thế 18
1.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 19
Tình hình sản xuất lâm nghiệp của người dân 21
1.3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng của KBT 21
1.3.4. Nhận xét và đánh giá chung: 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP 25
NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
- Lý thuyết cơ sở về REDD 25
- Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu liên quan tới tiềm năng thực hiện REDD (diện tích rừng, diễn
biến rừng, cơ sở vật chất, ) 25
- Thái độ của người dân tại khu vực nghiên cứu đối với việc thực hiện chương trình REDD 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.3. Nội dung nghiên cứu 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu 25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Cơ sở lí luận trong việc xây dựng và thực thi REDD tại Việt Nam 28
3.1.1. Những căn cứ chung để xây dựng và thực thi REDD ở Việt Nam 28
3.1.2. Tiêu chí chung khi lựa chọn địa bàn tham gia REDD 30
3.2. Đối chiếu những đặc điểm của khu vực nghiên cứu với việc đáp ứng là địa bàn tham gia, thực thi
REDD 32
3.2.1. Đáp ứng nhóm tiêu chí 1 32
3.2.2. Đáp ứng nhóm tiêu chí 2 33
3.2.3. Đáp ứng nhóm tiêu chí 3 35
3.3. Phân tích tiềm năng thực hiện REDD tại khu vực nghiên cứu 36
3.3.1. Điểm mạnh để thực hiện chương trình REDD tại khu vực nghiên cứu 36
5
3.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân 38
3.4. Một số giải pháp định hướng nhằm thúc đẩy tiến trình tham gia REDD cho khu vực nghiên cứu. 40
1. Kết luận 43
2. Kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
A/ Tài liệu tham khảo trong nước 44
B/ Tài liệu tham khảo nước ngoài 44
6
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CIFOR Tổ chức Nghiên cứu lâm nghiệp thế giới
CEDAR Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao
CIEM Viện nghiên cứu quản lý Trung ương
FAO Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc
FCPF Quỹ đối tác lâm nghiệp các bon
GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức
ICRAF Tổ chức Nghiên cứu nông lâm thế giới
IFAD Quỹ Phát triển nông nghiệp của Liên hợp quốc
IIED Viện Quốc tế về môi trường và phát triển

IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
MPTF Quỹ ủy thác đa phương
PES Chi trả dịch vụ môi trường
PFES Chi trả dịch vụ môi trường rừng
KBT Khu bảo tồn
RED Giảm phát thải thông qua việc hạn chế mất rừng
REDD Giảm phát thải thông qua việc hạn chế mất rừng và suy
thoái rừng
R-PIN Bản đề xuất ý tưởng
SNV Tổ chức phát triển Hà Lan
UBND Ủy ban nhân dân
UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
UNFCCC Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
UNREDD Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về Giảm phát thải
khí nhà kính do phá rừng, suy thoái rừng và tăng cường trữ
lượng carbon ở các nước đang phát triển
USD Đô la Mỹ
7
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Trang
Bảng 1.3.1: Các xóm thuộc phạm vi nghiên cứu 18
Bảng 1.3.2: Thành phần các dân tộc trong KBT thiên nhiên Thần
Sa- Phượng Hoàng
20
Bảng 3.2.1: Diện tích đất rừng so với tổng diện tích tự nhiên tại
những xã thuộc khu vực nghiên cứu
33
Bảng 3.2.2: Bảng thống kê dân số tại những xã thuộc khu vực nghiên
cứu
34

8
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Trang
Hình 1.1.1: Các giá trị kinh tế của rừng 5
Hình 1.3.1: Bản đồ KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng 17
Hình 1.3.3 Hiện trạng tài nguyên rừng của KBT (năm 2012) 22
Hình 3.2.2: Người dân trồng ngô tại xóm Khe Cái, xã Vũ Chấn 34
Hình 3.2.3: Đường đi vào xóm Na Hấu, xã Nghinh Tường 35
Hình 3.3.1: Phỏng vấn ông Triệu Sinh Phương (65 tuổi, nghề
nghiệp: làm ruộng + buôn bán) tại xóm Hạ Lương,
xã Nghinh Tường
37
Hình 3.3.2: Đốt nương làm rẫy tại xóm Khuổi Mèo, xã Sảng Mộc 38
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rừng có vai rất quan trọng đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta
và là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Rừng có nhiều chức
năng quan trọng như: phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, giúp điều hòa
khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi, hạn chế thiên tai, góp
phần bảo tồn đa dạng sinh học Hiện nay, nguồn tài nguyên này đang bị suy
giảm một cách nghiêm trọng dẫn tới khí hậu toàn cầu bị thay đổi theo chiều
hướng tiêu cực, các hiện tượng băng tan ở hai cực, hiệu ứng nhà kính, thiên tai,
thảm họa môi trường có nguy cơ và tần xuất xảy ra ngày một lớn hơn.
“Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất rừng và suy
thoái rừng” được dịch từ nguyên văn tiếng Anh “Reducing Emission from
Deforestation and Forest Degradation”, viết tắt là REDD. Đây là một sáng
kiến toàn cầu được coi như giải pháp thiết thực nhất đối với thực trạng suy
thoái rừng đã được đưa ra tại Hội nghị các nước thành viên lần thứ 13 (COP
13) của Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và

Nghị định thư Kyoto thông qua tại Bali (Indonesia) năm 2007. Theo báo cáo
cùng năm của Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã xác
nhận rằng phá rừng gây ra 18-20% lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới
[10]. Con số này lớn hơn tổng số các bon thải ra từ giao thông toàn cầu [10].
Vì thế, sáng kiến REDD được hình thành từ ý tưởng giản đơn ban đầu là trả
tiền cho các nước đang phát triển để làm giảm phát thải khí CO
2
từ nghề rừng.
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới được Chương trình
REDD của Liên hợp quốc (UN-REDD) lựa chọn và hỗ trợ xây dựng và thực
hiện thí điểm chiến lược quốc gia về REDD từ năm 2009 nhằm thử nghiệm và
thể chế hóa REDD.
KBT thiên nhiên Thần Sa thuộc phạm vi hành chính huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên có nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng núi đá, có tính đa
dạng sinh học cao với nhiều nguồn gen động- thực vật quý hiếm mang giá trị
to lớn trong duy trì cân bằng sinh thái. Những năm gần đây tình trạng suy
2
thoái và mất rừng do khai thác quá mức và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
lâm nghiệp một cách thiếu quy hoạch đã và đang diễn ra tại khu vực này.
Nguyên nhân chính là do cơ chế quản lý rừng chưa cụ thể, tiến độ giao đất,
giao rừng chậm khiến người dân và các thành phần quản lý rừng không tham
gia nhiệt tình, hiệu quả vào công tác này. Phát huy sự tham gia, đóng góp của
người dân đối với công tác quản lý, chăm sóc và phát triển bền vững vốn tài
nguyên rừng ở đây là một điều cấp thiết.
Nhận thấy REDD có thể trở thành một giải pháp phù hợp và thiết thực
áp dụng tại đây, tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “ Tìm hiểu tiềm năng thực
hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-
Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận trong việc xây dựng và thực thi REDD tại Việt Nam.

+ Tìm hiểu những căn cứ chung để xây dựng và thực thi REDD ở Việt Nam.
+ Tìm hiểu tiêu chí chung khi lựa chọn địa bàn tham gia REDD
- Đánh giá tiềm năng thực thi chương trình REDD của khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số ý kiến cá nhân làm tăng cường tiềm năng thực hiện
REDD tại khu vực nghiên cứu.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Những khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm giá trị của rừng.
Theo quan điểm của Nghị định thư Kyoto, “rừng là hệ sinh thái có diện
tích tối thiểu 0,05-1,00 ha; tỷ lệ che phủ tầng tán tối thiểu 10-30%; chiều cao
cây cối tối thiểu 2-5m” [14, tr.2]. Trong định nghĩa này hệ sinh thái được hiểu
là một tập hợp quần thể năng động có một chức năng chung của các loài thực
vật, động vật và cộng đồng các chất vi sinh vật cùng môi trường xung quanh
chúng.
Trên thực tế, mỗi quốc gia cũng có định nghĩa riêng về rừng. Điều quan
trọng là làm sao để định nghĩa của mỗi nước nhất quán theo thời gian và
không mâu thuẫn với định nghĩa của Nghị định thư Kyoto.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam 2004 đã đưa ra định nghĩa
“rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó có cây gỗ, tre,
nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính, có độ che phủ của tán
rừng từ 0,1 (10%) trở lên” [5].
Khác với trước đây, ngày nay lợi ích kinh tế của rừng đã vượt xa giá trị
của các sản phẩm hữu hình do rừng tạo ra để phục vụ cho nhu cầu đời sống,
sản xuất và buôn bán của con người. Tổng giá trị kinh tế của rừng được phân
thành giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
4
Hình 1.1.1: Các giá trị kinh tế của rừng
Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài

nguyên rừng, bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và
giá trị tùy chọn.
Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà rừng
trực tiếp cung cấp và chúng ta có thể tính được giá cả cũng như khối lượng
trên thị trường.
Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng
của hệ sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường. Nói cách khác,
giá trị sử dụng gián tiếp là giá trị các dịch vụ do rừng tạo ra và được nhiều
người, thậm chí là cả xã hội cùng hưởng lợi (điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất,
hạn chế xói mòn, hấp thụ và lưu giữ các bon, cảnh quan, vẻ đẹp thiên nhiên,
đa dạng sinh học…).
Giá trị tùy chọn là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn
nguồn lực hoặc một phần nguồn lực của rừng để sử dụng cho tương lai. Đây là
giá trị có được từ nhận thức, lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái.
5
Giá trị phi sử dụng còn gọi là giá trị không sử dụng hoặc giá trị chưa sử
dụng của rừng là những giá trị sử dụng tiềm năng có thể được phát hiện và sử
dụng về sau.
Hiểu được các giá trị này sẽ thay đổi được nhận thức về vai trò và giá
trị kinh tế của rừng tốt hơn, đặc biệt là giá trị sử dụng gián tiếp của rừng được
coi là một trong những điểm then chốt hình thành REDD.
1.1.2. Khái niệm dịch vụ môi trường rừng
Để hiểu được dịch vụ môi trường rừng, cần thống nhất cách hiểu về
môi trường rừng. Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của
Chính Phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định
99/2010/NĐ-CP) đã nêu rõ:
“Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực
vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi
trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người,
gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn

nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa
dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của
các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác” [2, tr.2].
Đối với khái niệm “dịch vụ môi trường”: hiện nay trên thế giới chưa có
một định nghĩa chuẩn nào về dịch vụ môi trường. Tuy vậy, để hiểu một cách
gần gũi, dịch vụ môi trường là lợi ích mà tự nhiên có thể mang lại cho các hộ
gia đình, cộng đồng và nền kinh tế.
Theo định nghĩa và phân loại của UNFCCC, các dịch vụ môi trường
được chia thành 4 nhóm: nhóm cung cấp, nhóm điều tiết, nhóm văn hóa và
nhóm hỗ trợ.
Dịch vụ môi trường rừng là bộ phận quan trọng bậc nhất của dịch vụ
môi trường [3]. Môi trường rừng là môi trường do kết quả tác động của rừng
tạo ra cho xã hội và tự nhiên. Nó là loại môi trường có tầm quan trọng không
thể thay thế trong hệ sinh thái chung.
6
Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 cũng đã nêu rõ:
“Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi
trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân” [2,
tr.2].
Dịch vụ môi trường thuộc loại dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiều loại
dịch vụ cụ thể. Theo điều 4, Nghị định 99/2010/NĐ-CP, các loại dịch vụ môi
trường rừng gồm:
i) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng
suối; ii) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội, iii)
Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu rứng nhà
kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và
phát triển bền vững; iv) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh
học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng
bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho
nuôi trồng thủy sản [2, tr.2-3]

Như vậy, dịch vụ REDD thuộc nhóm thứ 3 trong hệ thống phân loại
dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định trên của Chính phủ.
Hiện nay, có ba loại dịch vụ môi trường đang được triển khai chi trả, đó là
giảm nhẹ biến đổi khí hậu, phòng hộ đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học.
Nhu cầu về 3 loại dịch vụ này được dự báo ngày càng tăng. Tuy nhiên, mức chi
trả ở các quốc gia rất khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức, năng lực thể chế,
nguồn lực ngân sách nhà nước và năng lực chi trả. Không thể tính được chính
xác những gì bị mất đi về mặt môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất
lâm nghiệp sang các mục đích sử dụng khác. Nếu tiếp cận theo quan điểm chính
sách mới, chỉ đủ cơ sở để lập luận rằng, các dịch vụ môi trường rừng là hữu ích
và có thể xác định được lợi ích, giá trị của nó để thiết lập cơ chế chi trả. Nó là
một loại hàng hóa công cộng vì có đầy đủ hai tính chất là không thể phân chia và
không thể loại trừ. Tuy nhiên, do tính chất có thể đo đếm kết quả và xác định
được người hưởng lợi dịch vụ nên có thể xác lập được cơ chế chi trả theo
nguyên tắc thị trường [12]. Từ đó, khái niệm “Chi trả dịch vụ môi trường rừng”
7
(PFES) đã ra đời và từng bước được áp dụng ở các nước, tạo hiệu quả rất tốt về
chính sách công và huy động nguồn lực tài chính.
1.1.3. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng
“Chi trả dịch vụ môi trường rừng” (PFES) là quan hệ tài chính tương
đối mới trên thế giới, bắt nguồn từ quan điểm chính sách về “dịch vụ môi
trường”. Theo quan điểm này, các hệ sinh thái, trong đó có hệ sinh thái rừng,
có vai trò cung cấp các dịch vụ có tác dụng không chỉ đảm bảo sự trong lành
về môi trường mà còn đảm bảo sản xuất và sức khỏe của con người, thông
qua các tác động tích cực và đa dạng như bảo vệ nguồn nước, phòng hộ đầu
nguồn, điều hòa khí hậu, phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển du
lịch, văn hóa và cải tạo đất…Ngày nay, trong khi nhu cầu về các dịch vụ này
tăng, thì khả năng để cung cấp các dịch vụ đó của các hệ sinh thái ngày càng
đứng trước nguy cơ bị suy giảm vì môi trường rừng đang dần bị suy thoái và
ô nhiễm quá mức. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới điều đó là tăng

nhu cầu phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số, sự thiếu hiểu biết về chu kỳ và
chức năng của các hệ sinh thái và cả sự thiếu trách nhiệm của một số doanh
nghiệp và cá nhân khi chỉ nghĩ tới việc tối đa hóa lợi nhuận trước mắt mà
quên đi lợi ích lâu dài về bảo vệ môi trường.
Cho đến nay, định nghĩa về PFES được đông đảo các nhà khoa học trên
thế giới chấp thuận là định nghĩa của Wunder Seven. Theo tác giả này, “ Chi
trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) là quá trình giao dịch tự nguyện được thực
hiện bởi ít nhất một người mua và một người bán dịch vụ môi trường rừng, khi
và chỉ khi người bán đảm bảo cung cấp dịch vụ môi trường rừng đó một cách
hợp lý” [15, tr.3].
Để có thể hiểu một cách đơn giản, PFES là việc chi trả của những
người hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng cho người cung ứng dịch vụ.
Theo Simpson và Sedjo (1996) [9], Land-Mils và Porras (2002) [8],
PFES là một cách tiếp cận mới để khuyến khích chủ rừng, những người quản
lý rừng cung cấp dịch vụ môi trường rừng tốt hơn. PFES giúp đền bù cho
8
những người cung cấp dịch vụ môi trường rừng hoặc khuyến khích những
người chưa quan tâm tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Nghị định 99/2010/NĐ-CP cũng đã đưa ra cách hiểu về PFES: “Là
quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền cho
bên cung ứng dịch vụ” [2, tr.2].
Như vậy, PFES là một quan hệ tài chính mới cho một loại hình dịch vụ
công cộng là dịch vụ môi trường rừng. Việc chi trả này bao gồm các yếu tố cơ
bản như đối tượng phải chi trả, đối tượng được chi trả, loại dịch vụ chi trả,
hình thức và nguyên tắc chi trả…
Để có thể thực hiện PFES, trước hết cần đánh giá được giá trị của dịch
vụ này. Thứ nhất, có rất nhiều người không hiểu được giá trị của sinh thái
rừng, đặc biệt là những người còn đang chịu cảnh đói khổ, nguồn sống chỉ
biết phụ thuộc vào rừng. Ngoài ra, còn có những người dân có cuộc sống khá
hơn nhưng vì muốn tối đa hóa lợi nhuận nên chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt mà

không nghĩ tới lợi ích lâu dài. Thứ hai, việc đánh giá giá trị dịch vụ môi
trường rừng sẽ cho phép các nhà tài chính phân tích chi phí- lợi ích để so sánh
cái được và cái mất trong việc bảo vệ hay hủy hoại môi trường rừng, từ đó
đưa ra các căn cứ để các nhà hoạch định chính sách và những nhà quản lý môi
trường ra những quyết định đúng đắn và lý giải về nghĩa vụ của toàn xã hội
đối với các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái rừng. Thứ ba, Nếu muốn ai đó trả
tiền cho dịch vụ môi trường rừng, chúng ta phải chỉ ra được giá trị về mặt tài
chính của các dịch vụ đó.
Mặc dù còn nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau nhưng PFES đã trở
thành hình thức và cơ chế chi trả tài chính phổ biến trong hệ thống cơ chế,
chính sách của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam (mặc dù Việt Nam là
một nước mới thí điểm áp dụng).
1.1.4. Khái niệm về REDD
“REDD là bước phát triển mới nhất của PFES. REDD có nghĩa là giảm
phát thải khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng”[13].
Về mặt ngữ nghĩa, mất rừng là hiện tượng rừng bị khai thác trắng để chuyển đổi
9
sang các mục đích sử dụng khác; suy thoái rừng là quá trình tài nguyên rừng bị
tổn hại. Mất rừng và suy thoái rừng có tác động làm giảm sinh khối (trữ lượng
các bon) của rừng, do đó tác động trực tiếp đến việc làm giảm khả năng hấp thụ
khí nhà kính, từ đó làm tăng nhiệt độ và biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, muốn
giảm tác động của biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải, phải có nỗ lực hạn
chế mất rừng và suy thoái rừng. Như vậy, REDD là một loại dịch vụ môi trường
rừng thuộc Nhóm điều tiết như đã nêu ở phần trên.
Hàng năm tổng lượng khí nhà kính tăng 20% do mất rừng và suy thoái
rừng, các nhà khoa học khẳng định tỷ lệ này lớn hơn lượng phát thải của toàn
bộ ngành giao thông trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chi phí cho REDD lại chỉ
bằng 1/20-1/10 (0,4-1,4 USD/tấn CO
2
tương đương) so với chi phí cho việc

giảm phát thải trong ngành giao thông (15-20 USD/tấn CO
2
tương đương)
[10; 11; 15]. Như vậy, có thể thấy, REDD là cơ chế có tiềm năng lớn và rất
hiệu quả trong giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trước khi thực hiện REDD, Nghị định thư Kyoto đã đưa ra các nỗ lực
giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu nhờ việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa
thạch ở các nước công nghiệp. Trong khi đó, phát triển rừng, chống mất rừng
và suy thoái rừng cũng là một phương pháp có thể thực hiện. Tuy nhiên, biện
pháp này tỏ ra chưa thực sự hiệu quả, cần phải có cách tiếp cận mới phù hợp
hơn, đó chính là REDD.
REDD là một sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị các bên tham gia
UNFCCC lần thứ 13 (COP13) tại Ba Li- Indonesia để huy động nguồn lực tài
chính chi trả cho người cung cấp các dịch vụ giảm phát thải khí nhà kính
thông qua các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng bền vững, hạn chế mất rừng và
suy thoái rừng. REDD có thể được thực hiện trên toàn thế giới nhưng trước
hết là áp dụng ở khu vực các nước đang phát triển như Bolivia, Campuchia,
Cộng hòa dân chủ Công-gô, Indonesia, Panama, Pupua New Guinea,
Paraguay, Philipin, Salomon, Tanzania, Zambia và Việt Nam.
REDD đã và đang tiếp tục được thảo luận, đàm phán rất sôi nổi trong
khuôn khổ UNFCCC. Khái niệm về REDD cũng chưa được hoàn thiện, nó
10
luôn được bổ sung, phát triển theo tiến trình các cuộc đàm phán. Khái niệm
REDD mới được đưa ra và áp dụng chưa lâu đã phải bổ sung thêm, xuất hiện
REDD+. Như vậy, REDD là hình thức phát triển mới của PFES với một cơ
chế chi trả mới, theo đó có sự khác biệt và ưu thế nhất định so với các hình
thức chi trả theo PFES truyền thống.
Sự khác biệt, đồng thời là ưu thế cơ bản của REDD bao gồm:
i) Chủ thể đứng ra tổ chức, đàm phán, thực hiện phải có sự tham gia
của quốc gia (Chính phủ trung ương) nhưng vẫn không phủ nhận tính tự chủ

của địa phương và các chủ rừng.
ii) Có cơ hội để thực hiện chi trả từ nguồn vốn bên ngoài với quy mô
lớn cho các diện tích rừng đáng kể.
iii) Quy chế giám sát thực hiện có chuẩn mực quốc tế điều chỉnh nên
đảm bảo sự minh bạch, công bằng hơn.
1.2. Các nghiên cứu về REDD
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Năm 2005, Hội nghị lần thứ 11 các bên tham gia Công ước Khung của
Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP11-UNFCCC) đã bắt đầu xem xét
khả năng đưa vấn đề “Giảm phát thải thông qua việc hạn chế mất rừng”
(REDD) vào trong một thỏa thuận sau Nghị định thư Kyoto.
Năm 2006, đánh giá của Stern về khía cạnh kinh tế của biến đổi khí hậu
đã chỉ ra rằng “Giảm phát thải thông qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái
rừng (REDD) có thể là một hướng đi hiệu quả để giảm nhẹ các tác động của
biến đổi khí hậu” [10].
Nhận thức được vai trò tiềm tàng và tính chất hợp lí của REDD, Kế
hoạch hành động Bali (UNFCCC, 2007) đã đưa REDD vào nội dung hành
động và được thống nhất tại Hội nghị các bên tham gia UNFCCC lần thứ 13
(COP13) vào năm 2007 [13].
Viện Quốc tế về môi trường và phát triển (IIED) đã kết luận: “Năng lực
thể chế hiệu quả ở địa phương và kiến thức cũng như sự chuẩn bị tốt để triển
khai lâm nghiệp thành công sẽ là tiền đề rất quan trọng của REDD. Để đạt
11
được điều này, quyền sở hữu tài sản cần phải xác lập hiệu quả và công bằng
tại địa phương”. IIED đã đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm:
- Các nước cần xây dựng các phương án REDD để tiếp tục cải tiến hoạt
động quản lý rừng và huy động nguồn tài chính cho phát triển rừng.
- Tăng cường làm rõ quyền về tài nguyên ở địa phương, bao gồm cả
quyền truyền thống đã tồn tại bấy lâu nay.
- Thiết kế cơ chế hiệu quả để mang lợi ích tối đa tới cấp địa phương.

Bên cạnh các nghiên cứu và kết quả đàm phán cơ bản trong khuôn khổ
UNFCCC, nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân khác cũng đã tiến hành nghiên
cứu về REDD.
Davis và cộng sự (2009), trong báo cáo đánh giá về Ý tưởng kế hoạch
sẵn sàng của FCPF (R-PIN) đã kết luận rằng, các nước Châu Á- Thái Bình
Dương chưa quan tâm đúng mức với việc thực hiện REDD, trong đó có việc
chi trả cho những người tham gia, do đó hầu hết các đề xuất về REDD đều
thiếu sự rõ ràng và cụ thể. Thực tế, hiện tại ở vùng Châu Á- Thái Bình Dương
có rất ít mô hình về chi trả phù hợp với REDD. Mặc dù vậy, nỗ lực của các
nước Châu Á- Thái Bình Dương là đáng ghi nhận. Ví dụ, Bộ Lâm nghiệp
Indonesia năm 2009 đã ban hành một Quyết định xác định rõ tỉ lệ nguồn lực
chia sẻ giữa trung ương, địa phương và những bên tham gia trong các dự án
chi trả dịch vụ hấp thụ các bon của thị trường tự nguyện [6]. Đây không phải
là đề xuất chi trả cho dịch vụ REDD, nhưng có thể tham khảo cách tính tỷ lệ
chia sẻ lợi ích căn cứ vào loại hình sở hữu rừng. Theo đó, trong trường hợp
rừng thuộc sở hữu của cộng đồng, tới 70% nguồn thu được trả cho cộng đồng.
Trong khi đó, đối với nhiều loại rừng khác, như rừng sản xuất và rừng phòng
hộ thuộc sở hữu quốc gia, chỉ có 20% nguồn thu được chuyển tới cộng đồng
[6]. Tuy nhiên, tổ chức Climate Update cho rằng, hệ thống chia sẻ lợi ích của
Indonesia thiếu minh bạch và không hợp lý. Rõ ràng là cơ chế chi trả cho dịch
vụ REDD cần phải chỉ rõ các đối tượng hưởng lợi, phương thức tham gia và
nguyên tắc chi trả.
12
Về phương thức chi trả cho dịch vụ REDD, Indonesia đã quy định các
chi trả cho cộng đồng cần thông qua một quỹ ủy thác do chính quyền địa
phương quản lý. Tuy nhiên, các quy định trên lại chưa công nhận quyền đầy
đủ và rõ ràng của cộng đồng, mặc dù đã cho phép cộng đồng tham gia, nếu
năng lực về tổ chức, tài chính và kỹ thuật. Kết quả là việc chi trả trên thực tế
vẫn chưa minh bạch và công bằng.
Indonesia đã bước đầu nghiên cứu cách thức chi trả cho dịch vụ REDD

kết hợp với nguồn thu từ lâm sản ngoài gỗ tại một thôn thuộc huyện Kaimana,
Tây Papua, vào năm 2009. Theo đó, đã sử dụng phương pháp phân tích và
phát triển thị trường của FAO để điều tra giá trị hiện tại và giá trị tiềm năng
của các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ đối với cộng đồng. Nghiên cứu lấy số liệu
từ đánh giá của Poverty Toolkit được thực hiện tại cấp thôn theo dự án mang
tên “Chiến lược dự án cảnh quan và sinh kế của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế” trước đó. Nghiên cứu đã đưa ra số liệu (mặc dù với kích thước mẫu
nhỏ) về tỷ lệ lợi nhuận từ lâm sản ngoài gỗ và các cơ hội việc làm khác. Các
số liệu này là cơ sở đánh giá vai trò của REDD trong việc giúp tăng thu nhập
cho cộng đồng.
Các nghiên cứu về REDD của các nước nêu trên mặc dù mới là những kết
quả bước đầu nhưng rất hữu ích cho Việt Nam trong quá trình áp dụng REDD
với tư cách là một trong những nước tiên phong thực hiện thí điểm REDD.
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam đã tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi
khí hậu (UNFCCC) vào tháng 11/1994 và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto
vào tháng 9/2002 nên Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và tiêu chí để tham
gia REDD [4]. Theo Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan nhà nước về lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn; trong đó có ngành lâm nghiệp- là cơ quan chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường (cơ quan đầu mối quốc gia
13
thực thi UNFCCC) và các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu triển khai
REDD ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao cho Cục
Lâm nghiệp là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ, các
tổ chức quốc tế xây dựng và triển khai REDD.
Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) đã tiến hành nghiên cứu lập bản đồ
tiềm năng cho REDD ở Việt Nam. Tổ chức này đã sử dụng số liệu từ phương

pháp MODIS (tên Tiếng Anh: Moderate Resolution Imaging
Spectroradiometer) là một công cụ sử dụng ảnh viễn thám với độ phân giải
thấp (500m) để điều tra đánh giá tài nguyên trên mặt đất, có hai hệ thống vệ
tinh Tera (EOS AM) và Aqua (EOS PM) và một số giả thiết khác để xác định
mức phát thải do việc thay đổi cách thức sử dụng đất gây ra trong giai đoạn
2000-2005. SNV đã đưa ra kết quả là có khoảng 58 triệu tấn các bon phát thải
(87 triệu tấn hấp thụ và 145 triệu tấn phát thải) [3]. Tuy nhiên, số liệu do SNV
đưa ra chưa hoàn toàn thật chính xác do MODIS không phải là phương pháp
có độ chính xác cao và thời gian nghiên cứu ngắn, chỉ trong vòng 5 năm.
Một nghiên cứu của GTZ thông qua Dự án Khu dự trữ sinh quyển Kiên
Giang mang tên “REDD- nguồn tài chính cho quản lý đa dạng sinh học” đã và
đang được tiến hành ở Kiên Giang đối với rừng ngập mặn ven biển. Nghiên
cứu đã sử dụng công cụ ảnh vệ tinh đã có của từng thời kỳ, đó là Landsat (có
độ phân giải 15m) giai đoạn 2000-2005 và SPOT 5 (có độ phân giải 2,5-
10,0m) giai đoạn 2005-2009 để tính toán sự thay đổi diện tích rừng ngập mặn
ven biển trong từng giai đoạn. Lượng sinh khối và lượng các bon rừng ngập
mặn được thu thập từ ảnh vệ tinh và ảnh chụp tại hiện trường phục vụ việc lập
sơ đồ hiện trạng rừng, mật độ cây để đưa ra số liệu được hiệu chỉnh chính xác.
Kết quả nghiên cứu về lượng các bon thay đổi là cơ sở cho việc chi trả cho các
chương trình REDD sau này.
Tổ chức Nghiên cứu nông lâm thế giới (ICRAF) đã tiến hành dự án hợp
tác khu vực “Đền đáp, sử dụng và chia sẻ đầu tư trong Chi trả dịch vụ môi
trường rừng” (RUPES II) với sự hỗ trợ của IFAD tại một số quốc gia Châu Á,
trong đó có Việt Nam. Song song với ICRAF, Tổ chức Lâm nghiệp thế giới
14
(CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu các biện pháp thực hiện REDD để phục hồi
rừng và đã đưa ra các thông điệp chính cho quá trình xây dựng và thực hiện
REDD ở Việt Nam nói riêng và ở các nước nói chung, đó là: phục hồi rừng có
thể là một cách làm hiệu quả về mặt kinh tế để cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu
về môi trường, kinh tế và xã hội; để phát huy tất cả các lợi ích của REDD, cách

thức quản lý và quy hoạch rừng có sự tham gia là yếu tố then chốt; những tồn tại
về chính sách và quản lý phải được giải quyết thông qua việc thể chế hóa và hài
hòa các khung chính sách và tổ chức quản trị rừng ở địa phương; cần có những
cơ sở dữ liệu tốt về tài nguyên rừng để giúp đánh giá đầy đủ giá trị REDD; để
đảm bảo các hoạt động REDD thành công, cần phải cam kết cắt giảm phát thải
theo kiến nghị của IPCC [7]. Ngoài ra, CIFOR cũng đã tiến hành đánh giá việc
tính toán chi phí giảm phát thải từ các hoạt động lâm nghiệp ở Việt Nam, các
tính toán này giúp định hướng thực hiện REDD.
Tiến Sĩ Phạm Minh Thoa cũng đã có một số nghiên cứu về REDD, trong
đó: “Nghiên cứu đề xuất cơ chế chi trả cho dịch vụ “Giảm phát thải khí nhà
kính thông qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng”” ở tỉnh Lâm Đồng là
nghiên cứu mới nhất đã được công bố của tiến sĩ vào năm 2012. Những đóng
góp mới nhất về khoa học của luận án tiến sĩ này là:
- Tổng hợp các vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản để xây dựng cơ chế chi
trả cho dịch vụ REDD áp dụng tại Việt Nam.
- Chứng minh cơ chế chi trả cho dịch vụ REDD có vai trò và đồng thời
là công cụ trung tâm trong cơ chế bảo vệ rừng gắn với chi trả cho dịch vụ
REDD, giúp các nhà hoạch định chính sách thấy rõ vai trò và tác dụng của các
công cụ kinh tế và cơ chế chi trả trong quản lý tài nguyên rừng.
- Đề xuất mô hình tổ chức Quỹ REDD cho Lâm Đồng nói riêng và cả
nước nói chung, phục vụ cho quá trình áp dụng chi trả cho dịch vụ REDD ở
Việt Nam giai đoạn 2012-2020.
- Đề xuất cơ chế chi trả cho dịch vụ REDD ở tỉnh Lâm Đồng với khả
năng có thể áp dụng trong thực tế.
15
- Đề xuất 3 phương án xác định hệ số R phục vụ cho các địa phương
thực hiện REDD có thể lựa chọn một trong các phương án này để xác định
mức chi trả.
Các báo cáo chuyên đề của CIFOR chuyển giao các kết quả nghiên cứu
quan trọng đối với ngành lâm nghiệp. Nội dung của các báo cáo đều được đánh

giá bởi các chuyên gia trong và ngoài tổ chức. Tháng 12 năm 2011, “Bối cảnh
tham gia REDD+ ở Việt Nam” là báo cáo chuyên đề gần đây nhất do các
chuyên gia làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu lâm nghiệp thế giới (CIFOR),
Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao (CEDAR) và Viện nghiên cứu
quản lý Trung ương (CIEM) cùng thực hiện [4]. Những đóng góp thiết thực
nhất của báo cáo này là:
- Thảo luận cơ hội và thách thức về chính trị, kinh tế và xã hội có khả
năng ảnh hưởng tới việc xây dựng và triển khai REDD+ tại Việt Nam.
- Đưa ra những nguyên nhân và tác động có ảnh hưởng khác nhau giữa
các vùng và biến đổi theo thời gian; do vậy sẽ không thể có được một mô hình
chung thích hợp cho tất cả các vùng tại Việt Nam.
- Nhìn nhận lại các bài học từ vệc thực hiện một số các chính sách và
chương trình phát triển kinh tế và lâm nghiệp, đồng thời đề xuất làm thế nào để
cơ chế REDD+ trong tương lai có thể giải quyết các thách thức bao gồm thiếu
kinh phí cho việc bảo vệ rừng, năng lực quản lý hạn chế tại địa phương, liên
kết theo ngành dọc và ngang còn yếu kém, sự tham gia hạn chế của người
nghèo, các nhóm phụ nữ và cộng đồng bản địa, hiệu suất kinh tế thấp, chiếm
hữu đất và quyền lợi cũng như vấn nạn tham nhũng.
16
1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên:
Hình 1.3.1: Bản đồ KBT thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
 Vị trí địa lý
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng trụ sở chính đặt tại Xã Cúc Đường
thuộc địa giới hành chính huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên
khoảng 40km về phía Bắc. Phạm vi quy hoạch KBT nằm trong địa giới hành
chính của 7 xã và 01 thị trấn của huyện Võ Nhai gồm: Thị trấn Đình Cả, xã
Phú Thượng, xã Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã Thượng Nung, xã Nghinh Tường,
xã Vũ Chấn và xã Cúc Đường. Tổng diện tích KBT là 17,639 ha trong đó đất
có rừng: 17,212 ha gồm: đất chưa có rừng 427 ha [1].

- Phía Bắc giáp huyện Na Rì, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp với các huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
17
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các xóm vùng đệm của 4
xã thuộc KBT:
Bảng 1.3.1: Các xóm thuộc phạm vi nghiên cứu
STT Tên xã Tổng diện tích
tự nhiên toàn xã
(ha)
Tên xóm vùng đệm
1 Cúc Đường 3.472,3 1. Bình Sơn
2. Nam Sơn
3. Tân Sơn
4. Mỏ Chì
5. Trường Sơn
2 Vũ Chấn 7.340,0 1. Khe Rạc
2. Khe Rịa
3. Khe Cái
4. Cao Sơn
5. Na Đồng
3 Nghinh Tường 9.850,0 1. Bản Rãi
2. Hạ Lương
3. Bản Nưa
4. Bản Chang
5. Bản Nhàu
6. Thâm Thạo
7. Na Hấu
4 Sảng Mộc 10.756,0 1. Bản Chương

2. Bản Chấu
3. Nà Ca
4. Nà Lay
5. Khuổi Mèo
 Địa hình, địa thế
KBT thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc vùng núi cao nằm phía
đông nam của tỉnh Thái Nguyên, địa hình chia cắt hiểm trở, núi đá chiếm gần
18

×