Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tiết 10. Quy luật Menđen: Quy luật phân li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.11 KB, 5 trang )

Tiết Lớp Ngày dạy
10
12A
12B
12C
BÀI 9: QUY LUẬT MEĐEN - QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học xong bài này HS phải:
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập.
- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập (*)
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết
các vấn đề sinh học.
- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai.
- Viết được sơ đồ lai từ P -> F
1
-> F
2
- Có kỹ năng giải một số dạng bài tập về quy luật phân li độc lập.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng trên
cơ thể người, động - thực vật.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên:
- Hình 9, bảng 9 SGK. Sơ đồ lai kiểu gen, sơ đồ lai NST. Sơ đồ cơ sở TBH của quy luật
phân li độc lập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có) và phiếu học tập.
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp - Phần chuẩn bị của HS
2. Kiểm tra bài cũ:


+ Phát biểu nội dung quy luật phân li?
+ Viết sơ đồ lai trong thí nghiệm của Menđen?
3. Bài mới: Ở bài trước các em được biết Menđen đã tiến hành thí nghiệm và đề ra quy luật phân li
đối với 1 cặp gen quy định 1 cặp tính trạng. Vậy với 2 hay nhiều gen, mỗi gen quy định 1 tính trạng và
mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng thì sẽ có quy luật biểu hiện như thế nào?
Tại sao các loài sinh vật sinh sản hữu tính lại đa dạng phong phú hơn nhiều loài sinh sản vô tính.
Chúng ta cùng tỉm hiểu ND bài hôm nay.
TIẾT 10. BÀI 9: QUY LUẬT MEĐEN - QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV dẫn dắt: Trong thí nghiệm thứ nhất của
mình Menđen đã nghiên cứu quy luật biểu hiện
với một cặp tính trạng - màu sắc hạt (Vàng,
xanh). Ở thí nghiệm thứ hai, ông tiến hành thí
nghiệm nghiên cứu quy luật biểu hiện với hai
I. Thí nghiệm lai hai tính trạng
1. Thí nghiệm: Đậu Hà Lan thuần chủng
44
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cặp tính trạng - màu sắc hạt (Vàng, xanh) và
hình dạng hạt (Trơn, nhăn)
GV: Menđen đã tiến hành thí nghiệm như thế
nào? Tóm tắt Thí nghiệm của Menđen?
HS: trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức
GV: + Nếu xét riêng từng cặp tính trạng, F1
cho toàn hạt vàng, trơn. Tính trạng nào là trội?
Tính trạng nào là lặn?
+ Em có nhận xét gì về kết quả kiểu hình ở
F2? (F2 xuất hiện mấy loại kiểu hình? Có mấy
loại kiểu hình giống bố mẹ, mấy loại kiểu hình

khác bố mẹ?
HS: Trả lời

GV: Hướng dẫn học sinh xét riêng từng cặp
tính trạng và tính tỉ lệ phân li (riêng và chung)
GV: Xét riêng từng cặp tính trạng, em có nhận
xét gì về tỉ lệ phân li ở F2 so với trường hợp lai
1 cặp tính trạng?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS xét tỉ lệ phân li chung
Ta có nhận xét gì về tỉ lệ phân li chung của các
tính trạng?
HS: Trả lời:
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ kiểu hình
của các cặp tính trạng hợp thành.
GV: Như vậy có thể hiểu: Khi lai nhiều cặp
tính trạng thì sự di truyền của tính trạng này có
phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng
kia hay không?
P
t/c :
Vàng, trơn x Xanh, nhăn
F
1
: 100% Vàng, trơn
Cho cây F1 tự thụ phấn
F
2
: 315 vàng, trơn 101 vàng, nhăn
108 xanh, trơn 32 xanh, nhăn

2. Nhận xét:
- F
1
cho 100% hạt vàng, trơn → hạt vàng, trơn
là tính trạng trội; hạt xanh, nhăn là tính trạng
lặn
- F
2
có 4 tổ hợp kiểu hình trong đó xuất hiện 2
loại kiểu hình mới khác bố mẹ (gọi là biến dị
tổ hợp) là: vàng, nhăn và xanh, trơn (là sự tổ
hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ)
3. Biện luận: Menđen phân tích sự biểu hiện
của từng tính trạng ở F2.
* Xét riêng từng cặp tính trạng
+ Màu sắc hạt: Vàng : Xanh = 3 : 1 là kết
quả quy luật phân li.
Quy ước: A - Vàng; a - Xanh.
Ptc: AA x aa
+ Hình dạng hạt: Trơn : Nhăn = 3 : 1 là kết
quả quy luật phân li
Quy ước: B- Trơn; b - Nhăn
Ptc: BB x bb
Xét từng tính trạng vẫn tuân theo quy luật
phân li
* Xét tỉ lệ phân li KH chung ở F
2
:
F2 có tỉ lệ kiểu hình:
315 : 108 : 101 : 32 = 9 : 3 : 3 : 1 và bằng tích số

tỉ lệ 2 loại kiểu hình riêng rẽ
Tức là:
9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1
xanh, nhăn = (3 vàng : 1 xanh)x(3 trơn : 1 nhăn)
45
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Sự di truyền các cặp tính trạng không phụ thuộc
vào nhau.
GV: Giới thiệu: Đó chính là nội dung của quy
luật phân li độc lập của Menđen. Hãy phát
biểu nội dung của quy luật.
GV: Qui luật phân ly độc lập của Menđen được
phát biểu như thế nào?
GV: Hướng dẫn HS viết sơ đồ lai từ P → F
2
?
Xác định tỉ lệ PLKG, tỉ lệ PLKH ở F
2
?
GV: Ở thế hệ xuất phát P: bố mẹ thuần chủng:
Cây đậu hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn phải
có kiểu gen như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS lập sơ đồ Pennet, cách xác
định tỉ lệ PLKG, tỉ lệ PLKH.
=> Sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập
với sự di truyền của cặp tính trạng kia.
3. Nội dung quy luật: (Dạy HS khá giỏi)
- Các cặp nhân tố di truyền (alen) quy định các
tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST

tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ
hợp tự do (ngẫu nhiên) trong quá trình giảm
phân hình thành giao tử.
4. Sơ đồ lai:
Ptc: AABB x aabb
F1: AaBb ( 100% vàng, trơn)
G
F1
: ¼ AB : ¼ Ab : ¼ aB : ¼ ab
F2:
TLKG: 1 AABB : 2AABb: 2 AaBB : 4 AaBb :
1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb: 1aabb
TLKH: 9/16 vàng, trơn : 3/16 vàng, nhăn :
3/16 xanh, trơn : 3/16 vàng, nhăn.
KG: 9/16A-B- : 3/16A-bb : 3/16 aaB- :
1/16aabb
46
Hoạt động của GV và HS Nội dung
HS quan sát: Mục II, hình 9 SGK
GV: Có thể vừa vẽ lại hình 9 vừa giải thích
cho HS.
- Khi P (AABB và aabb) tạo giao tử sẽ
cho những loại giao tử có NST như thế nào?
- Khi thụ tinh các giao tử này kết hợp ntn?
- Các loại giao tử của F1?
- Ý nghĩa sự phân li các NST trong cặp tương
đồng và tổ hợp tự do của các NST khác cặp?
- Tại sao xác suất mỗi loại giao tử lại ngang
nhau?
- Nhận xét số KG, KH ở F

2
so với P?
(4 KH = 2KH giống P + 2KH khác P)
- Các KH khác bố mẹ có khác hoàn toàn không?
GV: Quy luật phân li độc lập được làm sáng tỏ
trên cơ sở Tế bào học như thế nào?
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK:
+ Hoàn thành bảng 9 SGK
Từ đó rút ra kết luận gì về ý nghĩa của quy luật
PLĐL?
HS thảo luận và trả lời:

* Công thức tổng quát:
Khi lai 2 cơ thể có kiểu gen giống nhau, với n
cặp alen phân li độc lập với nhau (mỗi cặp alen
quy định 1 tính trạng) là số cặp gen dị hợp
- Số loại giao tử: 2
n
-
Số tổ hợp giao tử: 4
n
- Số loại kiểu gen: 3
n
- Tỉ lệ phân li kiểu gen: (1 : 2 : 1)
n
- Số loại kiểu hình: 2
n
- Tỉ lệ kiểu hình: (3+1)
n
(3:1)

n
KH: 9/16 Vàng, trơn: 3/16 Vàng, nhăn: 3/16
Xanh, trơn: 1/16 Xanh, nhăn
II. Cơ sở tế bào học:
- Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương
đồng khác nhau.
- Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của
các cặp NST tương đồng trong giảm phân dẫn
đến sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên
của các cặp alen tương ứng.
III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen: (Dạy
HS khá giỏi):
- Dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời
sau của các phép lai khi biết được các gen quy
định tính trạng phân li độc lập.
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên
liệu thứ cấp cho tiến hoá và chọn giống.
- Góp phẩn giải thích tính đa dạng phong phú
của sinh vật trong tự nhiên (do biến dị tổ hợp)

47
4. Củng cố:
Ở cà chua:
Alen A quy định quả đỏ Alen a quy định quả đỏ
Alen B quy định quả tròn Alen b quy định quả bầu dục
P: Đỏ, bầu dục x vàng, tròn
F
1
: Đỏ, tròn
F

1
x F
1
-> F
2
: 901 đỏ, tròn; 299 đỏ, bầu dục; 301 vàng, tròn; 103 vằng, bầu dục.
Hãy chọn kiểu hình của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau:
A. AABB x aabb B. Aabb x aaBb
C. AaBB x AABb D. Aabb x aaBB
Câu 1: Trong một bài toán lai, làm thế nào để phát hiện hiện tượng phân li độc lập?
Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời sau khi lai 2 cặp tính trạng tương phản TLKH phân li theo tỉ lệ
kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 hay Tỉ lệ kiểu hình ở đời sau bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp
thành.
VD: (3 : 1)(3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1
Câu 2: Hãy đưa ra điều kiện cần để áp dụng quy luật PLĐL của Menđen :
Điều kiện nghiệm đúng quy luật phân li độc lập:
+ Bố mẹ dị hợp về cả 2 cặp gen
+ Tính trạng lặn phải lặn hoàn toàn
+ Số lượng các cá thể con lai phải lớn, sức sống các cá thể là như nhau
+ Các cặp gen xác định các cặp tính trạng tương phản nằm trên các cặp NST tương đồng
khác nhau.
+ Các cặp gen phải tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng
5. Dặn dò:
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài mới.
- HS làm bài tập 2 SGK trang 66 (Bài tập ôn tập chương II)
48

×