Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước hồ Đá Đen Bà Rịa Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 85 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Nguyễn Thị Lệ Hằng






NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MẠNG LƢỚI QUAN TRẮC CHẤT
LƢỢNG NƢỚC HỒ ĐÁ ĐEN - BÀ RỊA VŨNG TÀU


Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ:
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HÀ QUANG HẢI







TP.Hồ Chí Minh - 2012



LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
PGS.TS Hà Quang Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Các thầy, cô giáo bộ môn Khoa học Môi Trường - khoa Môi Trường – Trường
ĐHKHTN đã tạo điều kiện để tác giả học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Giám Đốc TTQT&PTMT – Sở TNMT tỉnh BRVT
đã tạo điều kiện, góp ý trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn.
Phòng Tài nguyên nước – chi cục quản lý thủy nông, Phòng phân tích – Công
ty cấp nước tỉnh BRVT đã giúp đỡ, cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan tới
luận văn.
Gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp và những nguời thân yêu đã động viên,
giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hòan thành luận văn.

TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2012




i


MỤC LỤC
MỤC LỤC 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
ABSTRACT ix
GIỚI THIỆU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 2
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Quan trắc nước mặt trên thế giới 4
1.2 Quan trắc nước mặt ở Việt Nam 9
Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Phương pháp luận 12
2.1.1 Tiếp cận hệ thống 12
2.1.2 Tiếp cận quản lý tổng hợp 13
2.2 Các phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Tham khảo, thu thập, tổng hợp tài liệu 13
2.2.1.1 Tham khảo tài liệu 13
2.2.1.2 Thu thập, tổng hợp tài liệu 14
2.2.2 Khảo sát thực địa 15
2.2.3 Ứng dụng kỹ thuật GIS để xây dụng bản đồ và trình bày dữ liệu 18
2.2.3.1 Hiệu chỉnh bản đồ địa hình 18
2.2.3.2 Thành lập các bản đồ chuyên đề 20
2.2.3.3 Trình bày thông tin 20
Chƣơng 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC HỒ ĐÁ ĐEN 22
3.1 Giới thiệu công trình hồ Đá Đen 22
ii



3.1.1 Vị trí địa lý 22
3.1.2 Chức năng hồ Đá Đen 23
3.1.3 Chế độ thủy văn lưu vực và thông số kỹ thuật hồ chứa 23
3.1.4 Quan trắc chất lượng nước hồ 24
3.1.5 Diễn biến chất lượng nước 25
3.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực 33
3.2.1 Địa chất 33
3.2.1.1 Hệ tầng Xuân Lộc (βQ
1
2
xl) 34
3.2.1.2 Trầm tích nguồn gốc sông (aQ
2
2-3
) 35
3.2.1.3 Trầm tích nguồn gốc đầm lầy-sông (abQ
2
2-3
) 35
3.2.1.4 Trầm tích lòng sông, suối 35
3.2.2 Địa mạo 35
3.2.3 Thủy văn 36
3.2.4 Khí hậu 36
3.2.5 Sơ lược về kinh tế - xã hội 38
3.2.5.1 Dân số 38
3.2.5.2 Các ngành kinh tế chính 38
3.2.5.3 Cơ sở hạ tầng 38
3.2.5.4 Văn hóa 38

3.2.6 Hiện trạng sử dụng đất 38
3.2.7 Kết quả khảo sát sử dụng đất lưu vực 40
3.2.7.1 Cây lâu năm 40
3.2.7.2 Cây ngắn ngày 41
3.2.7.3 Nước thải từ khu công nghiệp 42
3.2.7.4 Trang trại chăn nuôi 42
3.2.7.5 Nước thải từ khu dân cư 43
3.2.7.6 Khai thác khoáng sản 43
3.2.7.7 Đất ngập nước 44
3.2.7.8 Chất lượng nước hồ vào thời điểm khảo sát 44
Chƣơng 4 ĐỀ XUẤT MẠNG LƢỚI QUAN TRẮC 50
4.1 Các vấn đề chung 50
4.1.1 Giới thiệu 50
iii


4.1.2 Chất lượng nước 50
4.1.3 Quan trắc là gì 51
4.2 Qui trình quan trắc 51
4.3 Nội dung các bước trong qui trình quan trắc 53
4.3.1 Bước 1: Mục tiêu quan trắc chất lượng nước 53
4.3.2 Bước 2: Xác định rõ các nguồn lực sẵn có 53
4.3.2.1 Nhân sự 53
4.3.2.2 Trang thiết bị và dụng cụ 55
Bảng 4.4 Dụng cụ và thiết bị trong quan trắc hiện trường 56
4.3.2.3 Lập kế hoạch ngân sách 56
4.3.3 Bước 3: Nghiên cứu khảo sát 56
4.3.3.1 Thu thập thông tin sẵn có 56
4.3.3.2 Xác định vị trí trọng điểm 57
4.3.4 Bước 4: Thiết kế mạng lưới quan trắc 58

4.3.4.1 Tiêu chí lựa chọn các vị trí quan trắc 58
4.3.4.2 Số lượng và đặc điểm các vị trí quan trắc 60
4.3.4.3 Các thông số quan trắc 60
4.3.4.4 Thời gian và tần suất quan trắc 63
4.3.5 Bước 5: Lấy mẫu 63
4.3.6 Bước 6: Công việc trong phòng thí nghiệm: 63
4.3.7 Bước 7: Quản lý dữ liệu 65
4.3.7.1 Dữ liệu không gian 65
4.3.7.2 Dữ liệu thuộc tính 65
4.3.7.3 Phân tích địa lý 66
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BR-VT: Bà Rịa – Vũng Tàu.
BOD
5
: nhu cầu ô xi sinh hóa đo ở 20
o
C trong 5 ngày.
BVTV: bảo vệ thực vật.
COD: nhu cầu ô xi hóa học.
CCQLTN: chi cục quản lý thủy nông.
CTCP: công ty cổ phần.
DO: hàm lượng oxi hòa tan.
EC: độ dẫn điện.

NH
4
+
: amoni.
NO
2
-
:nitrit.
NO
3
-
: nitrat.
PAHs: các hydrocacbon thơm, đa vòng.
QCVN: quy chuẩn Việt Nam.
QCVN 08:2008/BTNMT: tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
PO
4
3-
: phốt phát.
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam.
TCVN 5942: 1995: tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
TCVN 6773: 2000: tiêu chuẩn dành cho nước thủy lợi.
TN: thượng nguồn.
TNMT: tài nguyên môi trường.
T-N: tổng nitơ.
T-P: tổng phốt pho.
TSS: tổng chất rắn lơ lửng
TTCN: tiểu thủ công nghiệp
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


v


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1 Các bước quan trắc chất lượng nước……… …………………………… 6
Bảng 2.1 Tọa độ các điểm khảo sát thực địa ……………….……………………….17
Bảng 2.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước hồ Đá Đen năm 2011 ….…………….20
Bảng 3.1 Chế độ thủy văn lưu vực Đá Đen … …………………………………… 23
Bảng 3.2 Các thông số kỹ thuật của hồ chứa nước Đá Đen.…………………….… 24
Bảng 3.3 Chất lượng nước hồ Đá Đen từ năm 2004 – 2011 tại hồ Đá Đen… …….26
Bảng 3.4 Chất lượng nước lưu vực từ 2010 -2011 qua chỉ tiêu amoni tại lưu vực hồ
Đá Đen …… …………………………………………… ………………………29
Bảng 3.5 Chất lượng nước lưu vực từ 2010 -2011 qua chỉ tiêu phốt phát tại lưu vực
hồ Đá Đen ………………………………… …………………………….………30
Bảng 3.6 Chất lượng nước lưu vực từ 2010 -2011 qua chỉ tiêu nitrat tại lưu vực hồ Đá
Đen … ……………………………………………………………………………31
Bảng 3.7 Chất lượng nước lưu vực từ 2010 -2011 qua chỉ tiêu coliforms tại lưu vực
hồ Đá Đen ………………………………….………………………………………32
Bảng 3.8 Dung tích chứa của hồ chứa nước Đá Đen .……………………….………37
Bảng 3.9 Kết quả chất lượng nước lưu vực hồ Đá Đen của tác giả ngày 21/1/12 … 45
Bảng 4.1 Những thông số chất lượng nước .……………………………………… 51
Bảng 4.2 Quy trình quan trắc chất lượng nước hồ .…………………………….……52
Bảng 4.3 Dụng cụ và thiết bị trong phòng thí nghiệm ……………………….…… 55
Bảng 4.4 Dụng cụ và thiết bị trong quan trắc hiện trường …………………………56
Bảng 4.5 Thông tin nền lưu vực hồ Đá Đen .…….………………………………….57
Bảng 4.6 Các vị trí trọng điểm thuộc lưu vực Đá Đen ……………………………57
Bảng 4.7 Đặc điểm vị trí quan trắc ……………………………………………….…60
Bảng 4.8 Các bước lựa chọn thông số quan trắc ………………………………… 61

Bảng 4.9 Vị trí, thông số và tần suất quan trắc…………………………………… 62
Bảng 4.10 Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm .………………… 64
Bảng 4.11 Dữ liệu thuộc tính quan trắc nước sông, suối………………………… 65
Bảng 4.12 Dữ liệu thuộc tính quan trắc nước hồ ……………………………………66
Bảng 4.13 Dữ liệu thuộc tính quan trắc nguồn xả thải …………………………… 66
vi


Bảng 4.14 Dữ liệu thuộc tính quan trắc trầm tích hồ……………………………… 66
Bảng 4.15 Dữ liệu thuộc tính giản lược ngày 21/1/2012 chỉ tiêu PO
4
3-
…………….67
Bảng 4.16 Dữ liệu thuộc tính giản lược ngày 21/1/2012 chỉ tiêu BOD
5
……………68
Bảng 4.17 Dữ liệu thuộc tính giản lược từ 2010 - 2011 chỉ tiêu PO
4
3-
…………… 69

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ vị trí các điểm khảo sát ……………………………….………… 16
Hình 2.2 Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50000 …………………………….………………18
Hình 2.3 Hồ Đá Đen trên ảnh Google.………………………….………………… 19
Hình 2.4 Địa hình hồ Đá Đen hiệu chỉnh theo ảnh Google …….………………… 19

Hình 2.5 Kết quả BOD
5
qua đợt lấy mẫu ngày 21/1/2012 ………….………….… 21
Hình 3.1 Bản đồ vị trí nghiên cứu.………….……………………………………….22
Hình 3.2 Bản đồ các vị trí quan trắc hiện tại.…………………………….………….25
Hình 3.3 Hàm lượng BOD
5
từ 2004 – 2011 tại hồ Đá Đen.……………… … ……27
Hình 3.4 Hàm lượng COD từ 2004 – 2011 tại hồ Đá Đen …………………………27
Hình 3.5 Hàm lượng amoni từ 2004 – 2011 tại hồ Đá Đen.…….………… ………28
Hình 3.6 Hàm lượng amoni từ 2010 – 2011 tại lưu vực hồ Đá Đen ….…….…… 29
Hình 3.7 Hàm lượng phốt phát từ 2010 – 2011 tại lưu vực hồ Đá Đen……… ….30
Hình 3.8 Hàm lượng coliforms từ 2010 – 2011 tại lưu vực hồ Đá Đen ……….… 32
Hình 3.9 Bản đồ địa chất lưu vực hồ Đá Đen. .……………………… …………….34
Hình 3.10 Nhiệt độ trung bình lưu vực hồ Đá Đen từ năm 2006 – 2010 ……… 37
Hình 3.11 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lưu vực hồ Đá Đen ……….…….… … 39
Hình 3.12 Tỉ lệ các loại hình sử dụng đất trong lưu vực hồ Đá Đen …….………….39
Hình 3.13 Đất trống giữa các tán cây …… ………………….…………………… 40
Hình 3.14 Xói mòn đất lộ rễ cây ………………………… ……………………… 40
Hình 3.15a Trồng đậu ven hồ ……………… …….…………….………………….41
Hình 3.15b Trồng bí ven hồ ……………….……………………….…………… 41
Hình 3.16 Vỏ thuốc trừ sâu, phân bón ở khu vực trồng đậu, bí ven hồ ……… ……41
Hình 3.17 Đất xói mòn ở khu vực trồng đậu ven hồ ……………………………… 41
Hình 3.18 Bơm nước thải sau xử lý ra tưới cây ở khu TTCN Ngãi Giao .……… 42
Hình 3.19 Trại heo Vĩnh Tân – sông Xoài ……………………….…………….… 43
Hình 3.20 Khai thác đất tại khu vực núi Nhang .…………………………….…… 43
Hình 3.21a Đất bị xói mòn ở Núi Nhang … …………………….………….………44
Hình 3.21b Đất khô cằn ở suối Lúp ……… …………………….………….………44
Hình 3.22 Lá cây mai dương bị thối rữa sát ven hồ Đá Đen ……………………… 44
viii




Hình 3.23 Bản đồ các vị trí quan trắc chất lượng nước của tác giả .……………… 45
Hình 3.24 Hàm lượng DO tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012 .…………………46
Hình 3.25 Hàm lượng BOD
5
tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012 .………………46
Hình 3.36 Hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012 ………….….…47
Hình 3.27 Hàm lượng amoni tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012 ………….…47
Hình 3.28 Hàm lượng phốt phát tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012 …………48
Hình 3.29 Hàm lượng coliforms tại các vị trí quan trắc ngày 21/1/2012 ………….48
Hình 4.1 Bản đồ các vị trí trọng điểm.………………………………………………58
Hình 4.2 Bản đồ mạng lưới quan trắc chất lượng nước hồ Đá Đen ….……….…….59
Hình 4.3 Biểu diễn chất lượng nước lưu vực ngày 21/1/2012 qua chỉ tiêu PO
4
3-
…67
Hình 4.4 Biểu diễn nồng độ BOD
5
> 5mg/l đợt quan trắc ngày 21/1/2012 ……….68
Hình 4.5 Kết quả quan trắc năm 2010 – 2011 của CTCP Cấp nước theo không gian và
thời gian qua chỉ tiêu PO
4
3-
……………………… ………………….………….… 69
Hình 4.6 Bản đồ xác định vị trí trọng điểm dọc sông Xoài qua kết quả quan tắc ngày
21/1/2012 qua chỉ tiêu PO
4
3-

……………………… ……………….………….… 70


1


GIỚI THIỆU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận.
Tổng lượng nước trên bề mặt trái đất chiếm hơn 97% nhưng lượng nước có thể dùng
cho sinh hoạt và sản xuất chỉ chiếm khoảng 3%. Hiện tại, dân số thế giới đang là 7 tỉ
người, nhu cầu dùng nước không ngừng gia tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường đã
và đang làm suy giảm chất luợng nước toàn cầu. Mặc dù nước là tài nguyên tái tạo
nhưng khi bị ô nhiễm thì nguồn tài nguyên này rất khó phục hồi.
Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) là một tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt hạn
chế, các dòng sông cung cấp nước cho tỉnh chủ yếu là những con sông nội tỉnh, ngắn
và có lưu vực nhỏ. Việc gia tăng khai thác nước ngầm trong nhiều năm qua đã gây ô
nhiễm tầng nước ngầm do quy trình khai thác không được kiểm soát chặt chẽ. Khu
vực khai thác nước ngầm tập trung quy mô như Bà Rịa, Phú Mỹ lại nằm sát biên mặn
đã gây ra mặn hóa tầng nước ngầm đặc biệt là tầng nước ngầm ven biển vùng cửa
sông Dinh.
Để đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng, giải pháp mà tỉnh BR-VT đưa ra là
xây dựng các hồ chứa vừa phục vụ sinh hoạt vừa phục vụ cho các ngành kinh tế,
trong đó hồ Đá Đen là hồ chứa nước lớn nhất, có ý nghĩa rất quan trọng trong sinh
hoạt và sản xuất của địa phương. Hồ Đá Đen phân bố trên địa bàn xã Láng Lớn,
huyện Châu Đức và Tân Thành thuộc tỉnh BR-VT, có dung tích chưá 33,4 triệu m
3
nước, diện tích lưu vực 149km

2
, cung cấp nước thô cho các nhà máy nước (chiếm
90% tổng lượng nước cấp cho toàn Tỉnh) và hỗ trợ tưới tiêu cho nông dân.
Trong lưu vực hồ Đá Đen có nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau như: nông
nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, khu dân cư tập trung. Các loại hình này
đã và đang tác động bất lợi đến chất lượng nước hồ Đá Đen. Điển hình là một số sự
cố như: vỡ đường ống dẫn nước thải của khu tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Ngãi Giao
nằm ở gần thượng nguồn suối Lúp, chảy tràn nước thải chăn nuôi gần cầu sông Xoài
hay nước thải sinh hoạt thải trực tiếp các dòng chảy đổ vào hồ.
2


Mặc dù Tỉnh BR-VT đã có chương trình quan trắc thường xuyên 2 - 3
tháng/lần nhưng hoạt động quan trắc còn nhiều bất cập như việc lựa chọn vị trí chưa
hợp lý, các chỉ tiêu phân tích chưa đầy đủ, phát hiện các vấn đề môi trường còn chậm.
Vì vậy việc thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MẠNG LƢỚI
QUAN TRẮC CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ ĐÁ ĐEN” nhằm giám sát chất lượng
nước một cách hệ thống theo không gian và thời gian, sớm phát hiện những biểu hiện ô
nhiễm nguồn nước để có các giải pháp xử lý thích hợp là đề tài có tính cấp bách.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề xuất mạng lưới quan trắc dựa vào đặc điểm tự nhiên và sử dụng đất trong
lưu vực nhằm xác định xu thế biến đổi chất lượng nước hồ theo thời gian và không
gian để có giải pháp xử lý thích hợp.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Xác định các đặc điểm môi trường tự nhiên lưu vực (địa chất, địa mạo, khí
hậu, thủy văn).
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất trong lưu vực.

- Đánh giá chất lượng nước hồ từ khi vận hành đến nay.
- Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước trên cơ sở đặc điểm tự nhiên
và sử dụng đất trong lưu vực.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước hồ Đá Đen và các sông suối chính
trong lưu vực.
 Phạm vi nghiên cứu: Hồ chứa nước Đá Đen và lưu vực với diện tích 149 km
2
.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu hiện trạng môi trường tự nhiên và sử dụng đất trong lưu vực
Đá Đen là tài liệu khoa học hữu ích trong việc giám sát và dự báo chất lượng nước
mặt hồ Đá Đen.
3


Giúp cho cơ quan quản lý địa phương có tài liệu khoa học phục vụ quy hoạch sử
dụng nước một cách hợp lý.

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm 75 trang đánh máy với 29 bảng biểu, 40 hình và 44 tài liệu tham khảo.
Cấu trúc của luận văn gồm:
Giới thiệu.
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Hiện trạng môi trường lưu vực hồ Đá Đen.
Chương 4: Đề xuất mạng lưới quan trắc.
Kết luận.

Luận văn được hoàn thành tại Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Hà Quang Hải.

4


Chƣơng 1

TỔNG QUAN

1.1 Quan trắc nƣớc mặt trên thế giới
Quan trắc môi trường nói chung và quan trắc môi trường nước nói riêng là hoạt
động then chốt, không thể thiếu trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Trên
thế giới hoạt động này đã được nghiên cứu từ nhiều thập kỷ trước. Mỗi nước, mỗi
quốc gia có những hướng dẫn, quy định thực hiện khác nhau.
Ở Mỹ, quan trắc môi trường nước được quan tâm từ những năm 1970. Các
chương trình quan trắc quốc gia được thực hiện theo “Hướng dẫn thiết kế và thực
hiện chương trình giám sát chất lượng nước ngọt” của UNEP/WHO (1996) [28]. Các
bước cụ thể với các thông số quan trắc cơ bản đặc trưng cho từng loại nước mặt: pH,
độ đục, nhiệt độ, TSS, DO, BOD
5,
COD, clorua, Fe, NO
2
-
, NO
3
-
, NH
4

+
, T-P, PO
4
3-
,
coliforms, E.coli, cholorophyll-a và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ
như: lưu lượng dòng chảy, độ sâu hồ, nguồn chảy vào hồ …
Song song với quan trắc chất lượng nước theo mục tiêu quốc gia, ở Mỹ quan
trắc nước hồ còn được thực hiện bởi những tình nguyện viên “Quan trắc hồ đối với
tình nguyện viên” [35] với các thông số quan trắc: tảo, DO, thực vật nước, trầm tích
đáy, trầm tích lơ lửng, axit hóa.
Hoạt động quan trắc chất lượng nước hồ thực hiện không đồng đều ở các quốc
gia thuộc liên minh Châu Âu. Năm 1996, khi Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan, Bồ Đào
Nha chưa thực hiện chương trình quan trắc hồ thì Đan Mạch có chương trình quan
trắc tại 37 hồ, Na Uy có chương trình điển hình với 1005 hồ, Phần Lan có chương
trình với 176 hồ… [39]. Các chương trình quan trắc hồ ở Châu Âu thuộc 02 loại:
Quan trắc khảo sát và quan trắc chuyên sâu với tần suất và thời gian tùy thuộc vào
mục tiêu nghiên cứu. Theo hướng dẫn, các yếu tố cần quan trắc ở đây bao gồm: các
thông số cơ bản (lưu lượng, nhiệt độ, pH, DO, độ đục, độ màu), các thông số về ô
nhiễm các chất hữu cơ (DO, BOD, COD), các thông số mô tả hiện tượng phú dưỡng,
tình trạng dinh dưỡng (NH
4
+
, T-N, T-P, PO
4
3-
, Chlorophyll a, thực vật phù du), các
ion chính (Ca, Mg, Na, K, SO
4
2-

, Cl
-
, SiO
2
), kim loại nặng (Fe, Al, Cu, Hg, Pb, Zn),
5


chỉ số sinh học (thực vật phù du, động, thực vật đáy), axit hóa và trầm tích đáy (Hg,
Cd, Pb, Cr, Cu, Ni, Zn) theo “Quan trắc chất lượng nước mặt ở Châu Âu” (1996)
[39].
Khác với Châu Âu và Mỹ, các nhà môi trường Úc đã dựa vào đặc điểm sử
dụng đất trong các lưu vực để thiết kế chương trình quan trắc riêng [31]. Ngoài các
thông số đặc trưng chung cho chất lượng nước mặt, đối với lưu vực có hoạt động
công nghiệp cần quan trắc bổ sung các thông số như: tổng dầu mỡ, PAHs, chất hữu
cơ, đặc biệt là kim loại nặng. Đối với lưu vực có đất sử dụng trong nông nghiệp, cần
quan tâm nhiều đến hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu. Ở đây tác giả nhấn
mạnh việc sử dụng sơ đồ sử dụng đất ở các lĩnh vực khác nhau để đánh giá mức độ
tác động của nó đến hệ sinh thái. Đối với đất sử dụng trong công nghiệp hay nông
nghiệp, đô thị … có những tác động gì đến đất, nước và con người; như vậy mỗi lưu
vực khác nhau cần có sự lựa chọn thông số quan trắc khác nhau để đánh giá chính xác
chất lượng nước và giảm thiểu những chi phí không cần thiết.
Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu (GEMS) của Ấn Độ bắt đầu giám sát
chất lượng nước quốc gia từ năm 1978 [40]. Cho đến nay mạng lưới quan trắc của Ấn
Độ được thực hiện trên toàn bộ các lưu vực, cụ thể với 61 hồ và hồ chứa quan trắc 4
lần/ năm với các thông số như màu, mùi, độ đục, nhiệt độ, pH, EC, DO, NO
2
-
/NO
3

-
,
BOD, T-coliform, E.coli, chlorophyll, động thực vật phù du; 25 thông số quan trắc 1
lần/năm được chia thành những nhóm cụ thể: nhóm các thông số cơ bản, chất dinh
dưỡng, chất hữu cơ, các ion chính, vi sinh vật, kim loại nặng [37].
Ở Canada, các thông số quan trắc được thiết lập dựa vào mục đích sử dụng của
từng nguồn nước [44]. Cụ thể, đối với hồ nước sử dụng để bảo vệ đời sống thủy sinh
cần quan tâm tới: DO, nhiệt độ, pH, độ đục, EC, chất dinh dưỡng, lưu lượng dòng
chảy, T-P, chlorophyll; đối với nguồn nước dùng để cấp nước sinh hoạt: E.coli,
coliforms, NO
3
-
/NO
2
-
, chất dinh dưỡng, chlorophyll, độ đục…
Nhật Bản ban hành hướng dẫn “quan trắc chất lượng nước " [29] để hướng
dẫn một cách cụ thể về trình tự tiến hành một chương trình quan trắc chất lượng nước
gồm các bước như: xác định mục tiêu quan trắc, thiết bị và phương pháp lấy mẫu,
kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng kết quả, xử lý dữ liệu. Trong đó, tài liệu
6


này đưa ra hướng dẫn rất chi tiết đi kèm với từng ví dụ cụ thể, như khi lấy mẫu ở hồ,
ao có độ sâu dưới 4m thì cần lấy mẫu ở điểm sâu nhất, nhưng khi hồ có độ sâu từ 4m
– 8m thì cần lấy mẫu cách mặt nước từ 0,5m -1m và trên lớp đáy 0,5m…
Tóm lại, mỗi quốc gia có những mục tiêu quan trắc cụ thể, nguồn nhân lực và
kinh phí khác nhau nên có hướng dẫn khác nhau nhưng đều có chung một quy trình
thực hiện như sau:
Bảng 1.1 Các bước quan trắc chất lượng nước








Mặc dù quy trình thực hiện một chương trình quan trắc là như nhau nhưng tùy
vào mục tiêu quan trắc chất lượng nước riêng mà mỗi nơi lựa chọn những thông số
quan trắc khác nhau như: quan trắc các thông số hóa lý, sinh học hay quan trắc một
vài thông số cụ thể.
Phổ biến nhất là quan trắc các thông số hóa lý, sinh học đặc trưng cho chất
lượng nước hồ khu vực nghiên cứu. Thể hiện rõ nhất trong báo cáo “Đánh giá hồ
Quốc gia” [42] của Mỹ năm 2009 đã khảo sát 1028 hồ (cả tự nhiên lẫn nhân tạo) có
diện tích từ 4ha với độ sâu trên 1m. Hồ được sử dụng với mục đích sinh hoạt, tưới
tiêu, công nghiệp và giải trí. Chất lượng nước hồ, tình trạng dinh dưỡng cũng như độc
tố tảo được đánh giá thông qua dữ liệu quan trắc mùa hè năm 2007. Theo tác giả,
quan trắc được thực hiện theo hai phương pháp: quan trắc tự động để đo các chỉ tiêu
dễ biến động theo thời gian là DO, nhiệt độ, pH, độ đục; quan trắc bằng tay được thực
hiện cho các thông số ổn định hơn. Ngoài các thông số đặc trưng chung về chất lượng
nước mặt như: BOD
5
, COD, T-N, T-P, Cl, chlorophyll-a, tác giả còn quan trắc độc tố
Vấn đề hoặc thông
tin cần thu thập
Tại sao phải
quan trắc

Quan trắc cái gì?


Quan trắc ở đâu?

Quan trắc khi nào?
Quan trắc như thế nào?

Phân tích, xử lý số liệu

Báo cáo
7


tảo – một thông số thể hiện mức độ dinh dưỡng của nước hồ. Vị trí quan trắc được
đặt khác nhau đối với các hồ khác nhau nhưng đều có những đặc điểm chung như: 01
vị trí ở giữa hồ - điểm sâu nhất và các vị trí – nơi nguồn nước chảy vào hồ, nơi sử
dụng nguồn nước. Dữ liệu của chương trình đánh giá này là dữ liệu nền cho chương
trình quan trắc tiếp theo, đồng thời để dự báo xu hướng về chất lượng nước hồ trong
tương lai.
David P.Mau và cộng sự [26] nghiên cứu về “Điều kiện chất lượng nước bề mặt
và mối liên hệ giữa mùi vị và chất lượng nước ở lưu vực hồ Olathe, Đông Bắc Kasas,
Mỹ”: Hồ Olathe nằm ở đông bắc Kansas là khu giải trí cũng là nguồn cung cấp nước
sinh hoạt chính cho thành phố Olathe thuộc nước Mỹ. Tác giả đã thực hiện quan trắc
chất lượng nước từ tháng 6/2000 đến tháng 12/2002 qua việc đánh giá một số chỉ tiêu
đặc trưng như: các ion chính trong nước: Ca, Mg, Na, Ka, SO
4
2-
, F, Cl, SiO
2
-

; các

chất dinh dưỡng: T-N, T-P, NH
4
+
, PO
4
3-
, NO
3
-
, NO
2
-
, vi khuẩn: coliforms, E.coli;
thuốc trừ sâu, thực vật phù du, và trầm tích đáy ở các vị trí khác nhau để xác định các
nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng của tảo và các vấn đề về mùi vị trong nước uống
từ hồ Olathe. Bên cạnh đó có 2 trạm quan trắc tự động được đặt tại giữa hồ và nơi các
nhánh chính đổ vào hồ nhằm quan trắc liên tục chất lượng nước hồ thông qua các chỉ
tiêu pH, nhiệt độ, DO, độ đục, tổng chất rắn hòa tan. Đồng thời tác giả sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy để dự đoán tải lượng các chất ô nhiễm, mô tả các quá
trình hoá học và sinh học dẫn đến nguyên nhân gây ra mùi ở nước hồ. Từ kết quả
điều tra này giúp cho thành phố Olathe có kế hoạch bảo vệ lưu vực một cách toàn
diện, đồng thời cũng cảnh báo cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc duy trì và
bảo vệ chất lượng nước ở lưu vực Olathe.
Sau khi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp cải thiện chất lượng nước cũng như
mùi vị của lưu vực hồ Olathe, các nhà khảo sát điạ chất ở thành phố Olathe, Kansas,
Mỹ đã nhận định rằng quan trắc chất lượng nước là một việc rất quan trọng, nó giúp
cho các nhà phân tích giảm bớt chi phí phân tích khi xác định được các chỉ tiêu ít
biến đổi, phát hiện kịp thời các thay đổi bất thường ở lưu vực hồ, từ đó có chiến lược
quản lý phù hợp (“Quan trắc chất lượng nước hồ Olathe, Johnson County, Kansas”
do Patrick P. Rasmussen và cộng sự thực hiện [38]).

8


Mohammad Shuhaimi-Othman nghiên cứu về “ Thay đổi chất lượng nước hồ
Chini, Pahang, phía tây Malaysia” [36]. Nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng,
15 vị trí lấy mẫu nằm tại 15 vị trí đặc trưng nhất của hồ, phân tích 14 chỉ tiêu hóa –lý
và chỉ tiêu đặc trưng cho tình trạng dinh dưỡng của hồ là cholorophyll-a. Kết quả sau
khi phân tích được so sánh với chỉ số chất lượng nước (WQI) của Malaysia và tiêu
chuẩn chất lượng nước Quốc Gia (INWQS) để phân loại chất lượng nước hồ đạt loại
II (theo WQI) và loại I (theo INWQS). Đồng thời dựa vào kết quả phân tích
cholorophyll-a, tác giả cũng cho thấy hiện tại chất lượng nước hồ chưa bị biến đổi bởi
các chất dinh dưỡng nhưng nồng độ chlorophyll-a vẫn tăng theo mùa mưa do sự phân
hủy thực vật bị ngập lụt trong hồ, các chất dinh dưỡng được đưa vào từ các con sông
xung quanh và đất sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng. Qua nghiên cứu cũng
thấy rằng chất lượng nước ở Hồ Chini thay đổi theo mùa, thay đổi theo vị trí lấy mẫu
và thay đổi khi lượng mưa khác nhau. Sự thay đổi này phần lớn do vị trí địa lý của
hồ: bị ảnh hưởng bởi các con sông chảy vào hồ, lũ lụt, mưa, thực vật, sử dụng đất …
Từ đấy đòi hỏi phải có một chiến lược đúng đắn về quan trắc và đánh giá môi trường
nước hồ để bảo vệ chất lượng nước hồ Chini trong tương lai.
Đầu những năm 1970, tài nguyên nước ở Trung Quốc bắt đầu suy thoái. Đến
năm 1990, một số lưu vực chính đã bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến chính phủ trung
ương phải vào cuộc. Một trong những giải pháp chính đó là triển khai chương trình
quan trắc chất lượng nước trong toàn đất nước trong đó có hồ Chao với lịch sử hơn
15 ngàn năm. Đây là hồ nước ngọt lớn thứ 5 ở Trung Quốc – là nguồn cung cấp nước
cấp cho toàn bộ cư dân trong thành phố, đồng thời cung cấp nước cho thủy lợi và
công nghiệp. Nghiên cứu của Jin Honga và cộng sự [30] cho thấy, chất lượng nước
hồ Chao bị biến đổi do nhiều nguyên nhân như: hoạt động nông nghiệp chủ yếu là
trồng lúa xung quanh hồ gây hiện tượng phú dưỡng (do dư lượng phân bón hóa học);
sự xói mòn đất do canh tác không hợp lý; phát triển dân số nhanh chóng ven hồ làm
gia tăng lượng nước thải sinh hoạt không xử lý chảy trực tiếp vào hồ; các ngành công

nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp thủy sản phát triển nhưng không có hệ thống
xử lý nước thải xả trực tiếp ra hồ; do địa hình dốc, các nguồn chảy theo dòng đổ vào
hồ Chao. Tác giả đã kết luận dựa vào kết quả quan trắc các thông số đặc trưng về
9


mức độ xói mòn đất, các chỉ số dinh dưỡng T-N, T-P, COD, đồng thời xây dựng một
mô hình để phân tích lý do cơ bản gây ra sự suy giảm về chất và lượng của nguồn
nước với sự tác động của các nhân tố tự nhiên và xã hội.
Ngoài việc dựa vào các thông số đặc trưng, để đánh chất lượng nước hồ, nhiều
nghiên cứu đã sử dụng tảo cát để giám sát chất lượng hồ nước, nổi bật là công trình
“Sử dụng tảo cát trong giám sát chất lượng nước ở các con sông của châu Âu và Thổ
Nhĩ Kỳ” [34]. Công trình này xem tảo cát – một loài thực vật nước chiếm 95% loài
thực vật đáy, có tác dụng xáo trộn nước nhanh, thể hiện tình trạng sinh thái của một
lưu vực – là thông số quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng tốt, con sông nào
thừa dinh dưỡng hay ít dinh dưỡng Nghiên cứu "Sử dụng tảo cát trong quan trắc
chất lượng nước của hồ Venence” [27] đã dựa vào mối tương quan giữa tảo cát với
hàm lượng phốt pho, chất diệp lục và diện tích bề mặt kết hợp với sử dụng phần mềm
tính toán cụ thể để phân loại hồ theo từng vị trí khác nhau.
Dựa vào chỉ số chlorophyll a để đánh giá tình trạng dinh dưỡng nước hồ cũng
đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Nghiên cứu của Kendra Murray về “Nồng độ
chlorophyll a ở hồ Otsego mùa hè năm 2004” [32] đã chứng minh rằng sự biến động
chlorophyll a thể hiện xu hướng biến đổi chất lượng nước và là một chỉ số quan trọng
trong đánh giá chất lượng nước. Nghiên cứu của Suzana Patceva và cộng sự về “
Hàm lượng chlorophyll a là một chỉ số về hiện tượng phú dưỡng ở hồ Prespa –
Macedonia” [41] đã xem chlorophyll a như là một tham số đo lường cho tất cả thực
vật phù du và là một chỉ số nhạy cảm cho hiện tượng phú dưỡng. Tác giả cũng đưa ra
mối liên hệ giữa chất dinh dưỡng và nồng độ chlorophyll a.
1.2 Quan trắc nƣớc mặt ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình quan trắc môi trường nước sau khi

luật BVMT ban hành năm 1994 với 02 mạng lưới quan trắc: mạng lưới quan trắc
quốc gia do tổng cục môi trường triển khai và mạng lưới quan trắc địa phương do các
tỉnh thành thực hiện. Tính đến năm 2002, mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia có
21 trạm, quan trắc các thành phần môi trường như nước mặt lục địa, nước dưới đất,
nước biển tại hàng nghìn điểm quan trắc trên toàn quốc với tần suất từ 2 -6 lần/ năm
10


[24]. Hơn 40 tỉnh thành trong cả nước có chương trình quan trắc môi trường địa
phương theo nghị định 81/2007/NĐ-CP (27/12/2007).
Các chương trình quan trắc môi trường nước được thực hiện theo thông tư
29:2011/ BTNMT “Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục
địa” [4] thực hiện theo mô hình gồm: xác định mục tiêu quan trắc, thiết kế chương
trình quan trắc, thực hiện chương trình quan trắc: sơ đồ mạng quan trắc, các thông số
quan trắc, tần suất quan trắc, thiết bị quan trắc, quản lý dữ liệu Trong đó nói rõ, căn
cứ vào mục tiêu quan trắc cần xác định rõ kiểu quan trắc nền hay tác động, xác định
địa điểm và đối tượng cụ thể (sông hay hồ…) để từ đó xác định các thông số quan
trắc phù hợp. Quy định cũng đưa ra thời gian cho quan trắc nền tối thiểu là 1
lần/tháng, quan trắc tác động tối thiểu là 1 lần/quý.
Đề tài “Đánh giá khả năng tự làm sạch và đề xuất các phương án cải thiện
chất lượng nuớc hồ Yên Sở nhằm đảm bảo yêu cầu xả nước thải ra sông Hồng” [20]
đã đánh giá hiện trạng ô nhiễm của nước hồ theo các chỉ tiêu hữu cơ (BOD-DO) và
chất dinh dưỡng. Từ đó đề xuất các phương án cải thiện chất lượng nước hồ nhằm
đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định xả thải vào nguồn nước mặt ra sông Hồng đồng
thời đưa ra được mạng lưới cần quan trắc cho lưu vực này nhằm đảm bảo nước xả ra
đạt tiêu chuẩn quy định. Đây là một hồ cung cấp cảnh quan cho thành phố, nuôi cá,
giải trí nhưng đề tài chưa đề cập đến các chỉ tiêu về sinh học để có thể kết luận được
ô nhiễm nước hồ do tác nhân của chính bản thân hồ hay không.
Luận án phó tiến sỹ “Đặc trưng sinh thái môi trường nước hồ chứa nước Hòa
Bình và một số ý kiến sử dụng hợp lý” của Hồ Thanh Hải [14] đã đánh giá về hiện

trạng, các mối tương tác giữa tác nhân sinh học với môi trường nước, những biến đổi
theo quy luật trong diễn thế sinh thái môi trường nước, những kết quả này là tiền đề
cho việc quản lý và sử dụng hợp lý hồ Hòa Bình, giảm các tác động xấu đến môi
trường nước hồ. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến tiêu chí về dinh dưỡng, mùi vị để
đảm bảo nguồn nước phù hợp với mục đích sử dụng.
Đối với Hồ Đá Đen, chất lượng nước được đánh giá hàng năm theo cấp địa
phương (báo các tổng kết hàng năm của công ty cổ phần CTCP cấp nước Vũng Tàu
[11]) và cấp tỉnh (báo cáo kết quả quan trắc thường xuyên tỉnh BRVT [21]) để xem
11


xét mức độ biến động của các thông số, cũng như sự biến đổi của chất lượng nước hồ.
Tuy nhiên chưa đề cập đến các tác động của hoạt động nhân sinh hay tự nhiên đến sự
biến đổi này.
Các chương trình, đề tài, đề án nghiên cứu kể trên đã thu được nhiều kết quả
có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, bước đầu góp phần vào việc đánh giá xu
hướng biến đổi chất lượng nước hồ. Tuy vậy, có thể nói các kết quả đạt được còn
nhiều hạn chế. Cho đến nay chúng ta chưa có được hướng dẫn cụ thể trong quan trắc
chất lượng nước hồ theo từng mục đích sử dụng nước, chưa có quy định cụ thể những
thông số và tần suất cần quan trắc cho nước hồ dùng cho cấp sinh hoạt hay tưới tiêu
… Các nghiên cứu chỉ thực hiện ở những hồ đã bị ô nhiễm và tìm giải pháp khắc
phục, chưa đưa ra chương trình quan trắc để phòng ngừa ô nhiễm nước hồ từ các
nguồn gây ô nhiễm, chưa đặt nặng vấn đề quản lý tổng hợp nhằm bảo vệ chất lượng
nước lưu vực. Vì vậy, đề tài cần xác định được các nguồn có nguy cơ gây ảnh hưởng
đến chất lượng nước lưu vực, các vị trí trọng điểm cần quan trắc để từ đó đưa ra được
một quy trình quan trắc cụ thể đối với hồ Đá Đen và lưu vực nhằm đảm bảo duy trì
chất lượng nước hồ đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt.

12



Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phƣơng pháp luận
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của một vùng, môt miền hay
một quốc gia. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng nước càng gia tăng, trong
khi đó việc quản lý lỏng lẻo đã làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm, suy thoái, có
khi bị cạn kiệt, đặc biệt ở các nước kém phát triển. Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là
phải bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng phải tiết kiệm, đa mục tiêu, hiệu quả. Để đạt
được yêu cầu này, tài nguyên nước mặt, nước ngầm nói chung và tài nguyên nước hồ
chứa nói riêng phải được đặt trong bối cảnh môi trường lưu vực (tiếp cận hệ thống)
và cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước phải là quản lý tổng hợp.
2.1.1 Tiếp cận hệ thống
Lưu vực sông được thừa nhận là đơn vị địa mạo cơ bản và được xem là đơn vị
cảnh quan nguyên sinh trong các nghiên cứu thủy văn, cung cấp nước, sinh thái và
các hoạt động quản lý đất (Horton, 1932) [37].
Trên nền cảnh quan nguyên sinh (yếu tố tự nhiên) cùng với sự phát triển của
hoạt động nhân sinh (yếu tố xã hội) đã tạo cho lưu vực sông trở thành hệ thống tự
nhiên – xã hội (hệ thống tài nguyên – môi trường – sinh thái – xã hội) trong đó các
thành phần của hệ thống này có quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi biến động của từng
thành phần trong hệ thống đều có tác động đến các thành phần khác.
Theo cách tiếp cận hệ thống, việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên thiên nhiên
nói chung hay tài nguyên nước nói riêng phải được tiến hành đồng bộ, hệ thống, toàn
diện trong lưu vực sông. Như vậy, mặc dù chỉ tiến hành quan trắc chất lượng nước
hồ, cũng phải tiến hành nghiên cứu đồng bộ các đặc điểm tự nhiên và xã hội hiện
diện trong lưu vực.



13


2.1.2 Tiếp cận quản lý tổng hợp
Các hoạt động nhân sinh (công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, đô thị) trong
lưu vực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sông suối và cuối cùng là nước hồ.
Nếu không có sự quản lý, các dòng chảy trên mặt đất mang theo các chất ô nhiễm từ
các hoạt động trên và sẽ làm ô nhiễm nước hồ. Vì vậy các hoạt động của con người
trong lưu vực cần được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên cách tiếp cận tài nguyên nước
hiệu quả nhất hiện nay mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng đó là quản lý
tổng hợp lưu vực.
Như vậy, các hồ nước là một phần trong hệ thống lưu vực sông và việc quản lý
chất lượng nước hồ phải nằm trong giải pháp quản lý tổng hợp lưu vực thì việc khai
thác, sử dụng tài nguyên mới đảm bảo sự phát triển bền vững.
2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Tham khảo, thu thập, tổng hợp tài liệu
2.2.1.1 Tham khảo tài liệu
Hiện tại Việt Nam chưa có hướng dẫn quy trình quan trắc cũng như phương pháp
thiết lập mạng quan trắc nước hồ chứa. Luật tài nguyên nước hay luật môi trường
chưa đề cập đến những nội dung quan trắc chất lượng nước hồ trong các lưu vực có
đặc điểm tự nhiên và các hoạt động kinh tế khác nhau. Vì vậy tác giá đã tham khảo
những hướng dẫn quan trắc nước hồ một số nước trên thế giới gồm:
- Quan trắc hồ đối với các tình nguyện viên - USEPA [35].
- Quan trắc chất lượng nước ở Delhi - Ấn Độ [37].
- Thiết kế chương trình quan trắc chất lượng nước ở Úc - hướng dẫn lấy mẫu
cho chương trình quan trắc chất lượng nước bề mặt [31].
- Quan trắc chất lượng nước - hướng dẫn thực hành để thiết kế và thực hiện
chương trình quan trắc chất lượng nước sạch của UNEP & WHO [28].
- Quan trắc chất lượng nước - tập 1 của Nhật Bản [29].

- Quan trắc chất lượng nước bề mặt – Châu Âu [39].
- Hướng dẫn người dân Vigrinia phương pháp thực hiện chương trình quan trắc
chất lượng nước [43].
14


Những nội dung cơ bản của các hướng dẫn trên đã được trình bày tóm lược trong
chương „Tổng quan”.
2.2.1.2 Thu thập, tổng hợp tài liệu
Như đã trình bày trong phương pháp luận, các hồ chứa là một phần trong hệ
thống lưu vực, vì vậy muốn có một mạng lưới quan trắc nước hồ cần tiến hành khảo
sát đặc điểm tự nhiên và kinh tế, xã hội diễn ra trên toàn lưu vực. Trước hết cần thu
thập những thông tin thứ cấp đã được triển khai nghiên cứu trên lưu vực gồm:
- Bản đồ địa chất-khoáng sản, bản đồ địa mạo tỉ lệ 1:50.000 kèm theo thuyết
minh.
- Bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1:50.000 kèm theo thuyết minh.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000 tờ Phú Mỹ (C-48-35-C) của Bộ TNMT.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Tỉnh BRVT đến năm 2020 tỷ lệ 1: 50.000.
- Bản đồ quan trắc chất lượng nước của Tỉnh BRVT tỷ lệ 1: 50.000.
- Bản đồ quan trắc chất lượng nước lưu vực hồ Đá Đen của CTCP Cấp nước
Tỉnh BR-VT tỷ lệ 1: 50.000.
- Các tài liệu về khí tượng thủy văn: [8], [12].
- Các tài liệu về kinh tế-xã hội (các hoạt động sử dụng đất: nông nghiệp, công
nghiệp) thuộc lưu vực: [12], [19].
- Các báo cáo về chất lượng môi trường nước thuộc lưu vực hồ Đá Đen thực
hiện trong thời gian từ 2004 đến 2011: [15], [17], [18].
- Các thông số kỹ thuật của hồ Đá Đen: chất lượng nước, lưu lượng dòng chảy,
mực nước chết [1].
- Số liệu quan trắc, đo đạc chất lượng nước thuộc lưu vực hồ Đá Đen từ năm
2004 – 2011: [11], [21].

Các tài liệu trên đã được tổng hợp, nghiên cứu trước khi tiến hành khảo sát
thực địa lưu vực. Những thông tin cơ bản liên quan đến nền tự nhiên, đặc điểm sử
dụng đất, hiện trạng môi trường được lựa chọn cùng với kết quả khảo sát được trình
bày trong mục đặc điểm môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực hồ Đá Đen.
15


Những tài liệu này làm cơ sở cho việc thiết lập các vị trí quan trắc trong mạng lưới
quan trắc chất lương nước hồ Đá Đen.

2.2.2 Khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa nhằm nghiên cứu các đặc điểm môi trường tự nhiên, môi
trường kinh tế xã hội đang diễn ra trong lưu vực, đồng thời hiệu chỉnh, bổ sung cho
những tài liệu đã được thu thập và tổng hợp. Nghiên cứu thực địa chú trọng đặc biệt
đến vấn đề sử dụng đất có ảnh hưởng hoặc nguy cơ gây ô nhiễm đến chất lượng nước
hồ như nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị, các trang trại chăn nuôi, các
hoạt động canh tác nông nghiệp ven hồ. Các điểm quan trắc nước hồ Đá Đen của
Công ty cấp nước BR-VT và điểm quan trắc nước của Sở Tài nguyên và Môi trường
cũng được khảo sát ghi nhận.
Tác giả đã thực hiện 3 đợt khảo sát từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2011 theo các
lộ trình (hình 2.1; bảng 2.1):
- Xung quanh hồ Đá Đen.
- Dọc thung lũng sông Xoài.
- Dọc thung lũng suối Lúp.
Tổng chiều dài các lộ trình khảo sát là 55 km với 13 điểm khảo sát.














×