Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nghiên cứu môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới Công ty cổ phần sữa VN VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.61 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI: Sử dụng tài liệu của 1 doanh nghiệp cụ thể để phân tích cơ hội, thách thức của
công ty trong giai đoạn hiện nay và phân tích thực trạng của công ty để thấy điểm mạnh,
điểm yếu.
Doanh nghiệp em chọn: Công ty VINAMILK
I. Giới thiệu chung về công ty VINAMILK
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam dairy Products Joint-Stock Company
- Lĩnh vực hoạt động: sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa
- Trụ sở chính: số 10, phố Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Vinamilk được thành lập vào năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa ở chế độ cũ:
nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ và nhà máy sữa bột Dielac. Qua nhiều năm
xây dựng và phát triển, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, đã vinh dự nhận
được nhiều phần thưởng cao quý. Danh mục sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng với trên 200
mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Phần lớn được cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
Vinamilk, thương hiệu này được bình chọn là một thương hiệu nổi tiếng và là một trong nhóm
100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ công thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình
chọn trong nhóm top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1995 đến năm 2007.Huân
chương Lao Động hạng III (1985), hạng II (1991), hạng I (1996), Anh hùng Lao Động (2000),
Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP), Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes
Asia bình chọn (2010), Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen
Singapore 2010), Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500), Công ty
CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa được hãng xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s (S&P’s)
đưa vào danh sách 100 doanh nghiệp lớn nhất ASEAN năm 2014.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA VINAMILK
1. Phân tích môi trường Vĩ Mô.
Tất cả các loại hình doanh nghiệp, các loại tổ chức thuộc các ngành, có quy mô lớn hoặc nhỏ
trong nền kinh tế mỗi quốc gia đều hoạt động trong một cộng đồng xã hội nhất định và chịu ảnh
hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp,
nhiều yếu tố của môi trường này tác động đan xen lẫn nhau và ảnh hưởng đến quản trị chiến
lược của công ty,và Vinamilk cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy,nhà quản trị cần phải xem xét
tính chất tác động của từng yếu tố, mối tương tác giữa các yếu tố… để dự báo mức độ, bản chất


và thời điểm ảnh hưởng nhằm xử lý tình huống một cách linh hoạt, đồng thời có giải phát hữu
hiệu để tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế hoặc ngăn chặn kịp thời các nguy nhằm nâng cao
hiệu quả và giảm thiểu tổn thất trong quá trình quản trị chiến lược.Môi trường vĩ mô bao gồm
các yếu tố:
1.1 Thị trường thế giới
• Từ đầu năm 2014, giá các nguyên liệu chính (bột sữa, dầu bơ) trên thị trường thế giới đã
tăng thêm từ 30% - 57% so với cùng kỳ năm trước.Biến động giá nguyên liệu sữa trên thế
giới đang rất chóng mặt từ Quý 3 năm 2013 và rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
so với nhiều năm trước đây. Đến đầu năm 2014, nhiều nhà cung cấp nguyên liệu sữa trên
Thế giới vẫn tiếp tục tăng giá nguyên vật liệu và họ chỉ đồng ý cung cấp nguyên liệu
trong ngắn hạn cho các nhà nhập khẩu nguyên liệu sữa.
• Cụ thể: Bột sữa gầy tăng khoảng 1.250 usd/tấn (hàng nhập về đến TP.HCM) so với cùng
kỳ năm 2013 (từ 3.650 usd/tấn lên 4.900 usd/tấn), tương đương tăng 34%; Bột sữa béo
tăng khoảng 1.555 usd/tấn (hàng nhập về đến TP.HCM) so với cùng kỳ năm 2013 (từ
khoảng 3.600 usd/tấn lên 5.155 usd/tấn), tương đương tăng 43%; Dầu bơ tăng khoảng
2.096 usd/tấn (hàng nhập về đến TP.HCM) so với cùng kỳ năm 2013 (từ 3.650 usd/tấn
lên 5.746 usd/tấn), tương đương tăng 57%.
 Do tình hình nguyên liệu sữa trên thế giới biến động như trên, khó tránh khỏi việc
ảnh hưởng tất yếu đến các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước vì nguồn nguyên
liệu sản xuất chủ yếu vẫn là nhập khẩu. Thời gian tới nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất sẽ là vấn đề đau đầu cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa. Vì vậy
việc điều chỉnh giá bán sữa trong nước là vấn đề tất yếu không tránh khỏi do Việt
Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
1.2 Thị trường trong nước
1.2.1 Kinh tế
• Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhu cầu về sữa thuộc nhóm hàng đầu thế giới, với
các tiền đề tốt như kinh tế tăng trưởng ổn định, GDP đầu người hàng năm tăng từ 6-8%,
dân số tăng bình quân 1%.
• Tuy nhiên, nguyên liệu nội địa phục vụ sản xuất sữa ở Việt Nam còn thấp, chỉ đáp ứng
khoảng 20% nhu cầu thị trường, và hầu hết các công ty sản xuất sữa thành phẩm đều phải

nhập khẩu sữa nguyên liệu. Và trong khi giá sữa bán lẻ tại Việt Nam luôn ở mức rất cao
so với khu vực và thế giới, thì giá thu mua sữa nguyên liệu của các công ty đối với nông
dân lại rất thấp.
• Liệu có thể giải thích điều này bởi sự “độc quyền nhóm” của các nhà sản xuất và chế biến
sữa tại Việt Nam? Thực tế cho thấy, thị trường sữa Việt Nam nổi lên 3 công ty lớn, chiếm
75% thị phần và họ dường như có lợi thế khi thỏa thuận giá với nông dân, cũng như đưa
ra giá bán sữa thành phẩm theo mong muốn. Nhìn thấy lợi thế này, nhiều công ty và tập
đoàn trong và ngoài ngành sữa không ngại mở rộng đầu tư và tính đến phương thức
M&A (hoạt động mua bán và sáp nhập).
I.2.2. Dân số:
Đến cuối năm 2013, dân số cả nước ước tính đạt 90 triệu người,ngưỡng dân số trên đã
đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 14 trong số các nước đông dân trên thế giới.Đây có
thể coi là thành tựu vượt bậc đánh dấu giai đoạn dân số vàng nhưng cũng sẽ là một thách thức
cho những người làm công tác dân số trong đó dân số thành thị sẽ chiếm 32,3% và dân số nam
là 49,5% tổng dân số. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành sữa ở nước ta, và thực
tế cũng cho thấy tiềm năng to lớn này với mức tiêu thụ sữa hàng năm tăng 30%, tập trung mạnh
ở các khu vực thành thị. Mặt khác, các số liệu nghiên cứu ở biểu đồ “Tiêu thụ sữa theo lứa tuổi”
cho thấy hầu hết các lứa tuổi đều tiêu thụ sản phẩm giàu chất dinh dưỡng này, đặc biệt là lứa
tuổi từ 7-29 tuổi. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa trên
thị trường có tiềm năng lớn và đang phát triển như ở Việt Nam.
1.2.3. Công nghệ
Hàng lọat công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời nhằm hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng đàn bò sữa
thêm mập mạp, khỏe mạnh và cho ra sản lượng sữa chất lượng cao như mạng Internet, công
nghệ kết nối không dây Bluetooth, Wi-fi và kỹ thuật nhận dạng song vô tuyến từ xa với các thẻ
RFID (Radio Frequency Identification) gắn chip nhận dạng tự động, camera quan sát từ xa giúp
theo dõi đàn gia súc trong chuồng, hệ thống cảm biến sinh học giúp đo bước sóng xác định mức
độ linh họat của con bò và gấn đây là công nghệ cảm ứng nhiệt độ giúp xác định các chu kỳ
sinh sản của bò cũng như dò tìm các dấu hiệu bệnh. Hệ thống vi tính hóa ở các chuồng gia súc
và trong văn phòng điều hành nông trại đã giúp sản lượng đàn bò sữa ngày càng được nâng cao.
Ngành sữa trên thế giới đã có mặt lâu đời với công nghệ tiên tiến từ các nước có công nghệ và

thiết bị phát triển như Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Hà Lan. Sản phẩm ngày
càng đạt chất lượng cao với các dây chuyền sản xuất sữa hiện đại có công suất lớn như hệ thống
máy rót UHT đóng gói tự động cho các lọai hộp giấy chuyên dung, dây chuyền sản xuất sữa
chua ăn khép kín với công nghệ lên men tiên tiến, dây chuyền sản xuất và đóng gói sữa tươi
thanh trùng, …
1.2.4 Văn hóa – Xã hội
Mặc dù Việt nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa và dân chúng trước đây
chưa có thói quen dùng sữa, nhưng với tốc độ tăng dân số nhanh (1,2% -theo năm 2009), đặc
biệt là tỉ lệ tăng của dân số thành thị cao hơn nông thôn nên ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng
được chú trọng, đặc biệt là vấn đề dưỡng chất cần thiết cho trẻ em giai đọan thôi bú sữa mẹ dần
dần giúp hình thành nên thói quen tiêu thụ sữa cho mọi lứa tuổi trong giai đọan sau này. Theo
thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia, hiện mức tiêu thụ sữa của người Việt nam đã tăng lên
đáng kể (29,9g mỗi ngày) Ngoài ra, các chương trình chính sách khuyến khích dùng sữa trong
trường học, cung cấp miễn phí hoặc giá rất rẻ cho các cháu mẫu giáo và học sinh tiểu học cũng
đã được chính phủ đề cập đến trong chương trình phát triển quốc gia và thực hiện thí điểm ở
một số địa bàn có điều kiện thuận lợi. Cụ thể là chương trình “sữa học đường” với ngân sách
nhà nước đang được thực hiện tại Bà Rịa Vũng Tàu là một điểm sáng cần nghiên cứu nhân rộng
cho cả nước.
1.2.5. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Tuy nhiên, có nơi có khí
hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa
như Lai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao.Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng
nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa
đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, BaVì, Nghệ An.
1.2.6. Chính trị - Pháp luật
Việt nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thóang tạo điều kiện
thuận lợi cho môi trường đầu tư. Cùng với việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới trong
những năm gần đây, Chính phủ Việt nam cũng đã ban hành nhiều chính sách phù hợp với quá
trình hội nhập tòan cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, việc giảm
thuế nhập khẩu xuống còn 0% cho các sản phẩm sữa giúp các sữa ngọai nhập có điều kiện thâm

nhập dễ dàng thị trường Việt nam. Điều này tạo ra nhiều thách thức cho họat động sản xuất kinh
doanh của Vinamilk, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp có thể thực hiện liên
doanh khai thác những mặt mạnh về kỹ thuật và tiếp thị của các doanh nghiệp có kinh nghịêm
lâu năm trong ngành công nghiệp sữa trên thế giới. Tuy nhiên, với cách quản lý còn lỏng lẻo,
chồng chéo, không hiệu quả đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện “Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, sản xuất nguyên liệu
đến chế biến sản phẩm quy sữa chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình
quân 10 kg/người/năm vào năm 2010, 20 kg/người/năm vào năm 2020 và xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài”
2. Phân tích môi trường vi mô
Trong quá trình phát triển c ủa ngành sữa Việt Nam trong những năm gần đây thì Công ty Cổ
phần sữa VinaMilk (VNM) trở thành một công ty tiên phong trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều
năm. Kết quả sản xuất kinh doanh của VNM năm 2010 là năm rất thành công. Đa số sản phẩm
của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình
chọn là một “thương hiệu nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ
Công Thương bình chọn hàng năm. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 hàng
Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến nay. Vinamilk đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu
đạt doanh thu 20.000 tỷ đồng (~1 tỷ USD) vào năm 2012, đồng thời dự kiến đứng vào top 50
công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới vào năm 2017 với doanh số 3 tỷ USD mỗi năm.
Trung bình mỗi ngày Vinamilk sản xuất và đưa ra thị trường từ 9-10 triệu sản phẩm với doanh
số hàng ngày đạt 62-63 tỷ đồng. Các sản phẩm của Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần, trong
đó cơ cấu thị phần như sau: sữa đặc chiếm khoảng 75%, sữa tươi 53% (tính trên 36 thành phố),
sữa chua các loại 90% và sữa bột 25% (tính trên 6 thành phố lớn). Theo nghiên cứu mới đây
của Euromonitor (hãng chuyên nghiên cứu về thị trường và người tiêu dùng) cho biết, thị
trường sữa của Việt Nam tập trung vào một số “đại gia”, như Vinamilk (chiếm 39% thị phần)
Dutch Lady (24%), các sản phẩm sữa bột nhập khẩu (22%), 15% còn lại thuộc các hãng nội địa:
Anco Milk, Hanoimilk, Mộc Châu, Hancofood, Nutifood,… Năm 2010,VNM đạt 15.845 tỷ
đồng doanh thu vượt 9,8% so với kế hoạch 14.428 tỷ đồng doanh thu cả năm 2010. Công ty có
EPS năm 2010 là 10.205 đồng/cp, khá ấn tượng so với các doanh nghiệp cùng ngành trong bối
cảnh nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại. Chỉ tiêu ROE đạt 45,27%. BV đạt 22.541

đồng/CP. P/E năm 2010 đạt 8,96 lần.
2.1. Đối thủ cạnh tranh
Ngành chế biến sữa là ngành có mức độ cạnh tranh cao. Hiện tại Việt Nam có khoảng 23
doanh nghiệp cung cấp sữa ra thị trường, tiêu biểu như Vinamilk, Dutch Lady Vietnam,
Nutifood, Hanoi milk, Mộc Châu… Sản phẩm được tập trung chính là sữa bột, sữa đặc, sữa
nước và sữa chua. Trong đó Vinamilk là công ty lớn nhất với khoảng 38% thị phần, Dutch Lady
với khoảng 28% thị phần, phần còn lại thuộc về các công ty nhỏ hơn và sản phẩm sữa cao cấp
nhập khẩu trực tiếp. Với tiềm năng và nhu cầu tiêu thụ rất lớn về sữa các loại tại VN nên dẫn
đến đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiềuvà gay gắt. Các nhà đầu tư nước ngoài ngày một đổ xô
vào Việt Nam để triển khai hoạt động kinh doanh. Đó là thách thức lớn của Vinamilk trong việc
cạnh tranh dành thị trường sữa. Hiện tại, Vinamilk đang phải đang phải đối đầu với các đối thủ
cạnh tranh trong nước hay nói cách khác là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn. Trên thị là Dutch Lady, có khả năng cạnh tranh mạnh với Vinamilk trên cả 4 dòng sản
phẩm sữa đặc, sữa nước, sữa bột và sữa chua.
2.2. Nguồn cung cấp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có những nhà cung cấp ở phía sau hỗ trợ họ trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Vinamilk cũng cần có nguồn cung cấp về nguyên vật liệu và
trang thiết bị để sản xuất.Vinamilk có 2 nguồn cung cấp nguyên liệu chính là sữa tươi từ
nông dân trong nước và bột sữa nhập khẩu. Hiện nay, lượng sữa do nông dân cung cấp có
thể đáp ứng khoảng 25% nhu cầu của công ty. Để đảm bảo tính ổn định và chất lượng của
nguồn cung sữa này, Vinamilk thường xuyên hỗ trợ các nông dân cải tiến kỹ thuật và phát
triển đàn bò sữa của họ. Đối với sản phẩm sữa bột, công ty chủ yếu nhập nguyên liệu bột sữa
từ New Zealand và Úc. Do sức tiêu thụ sữa tươi ngày càng tăng và sức tiêu thụ sữa bột giảm
do thu nhập người dân ngày càng tăng nên Vinamilk đang giảm bớt nguyên liệu bột sữa
nhập khẩu và tăng cường các nguồn cung cấp sữa tươi. vinamilk hiện đang trong quá trình
xây dựng các trại nuôi bò sữa phục vụ riêng cho công ty và đã đầu tư khoảng 11 tỉ đồng vào
cuối năm 2006 để xây dựng 60 bồn chứa sữa và các máy xử lý công đoạn đầu và bảo quản
sữa.
2.3. Sản phẩm thay thế
Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ

sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị
phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao…có thể làm giảm thị
phần của các sản phẩm sữa nước
Tổng số điểm quan trọng của Công Ty Cổ Phần sữa Việt Nam - Vinamilk là 2,68 cho thấy
công ty ở trên mức trung bình của ngành trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận
dụng cơ hội môi trường và tránh các mối đe dọa từ bên ngoài.
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA VINAMILK
1. Năng lực sản xuất:
Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy
móc công nghệ hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng. Các nhà máy chế biến sữa hiện đại, có quy mô lớn của
Vinamilk sản xuất 100% sản phẩm cho công ty do Vinamilk không đưa sản phẩm gia công bên
ngoài( ngoại trừ nước uống đóng chai).
- Dây chuyền sản xuất sữa đặc có đường: công suất 307 triệu lon/năm.
- Dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa chua uống, và nước ép trái cây: công suất
237 triệu lít/năm. vinamilk đang có kế hoạch đầu tư thêm các máy rót để linh động hơn
trong sản xuất.
- Dây chuyền sản xuất sữa chua: Công suất khoảng 56 triệu lít/năm. Vinamilk đang có kế
hoạch nâng cấp các dây chuyền sản xuất sữa chua tại các nhà máy tại Cần Thơ, TP HCM,
Nghệ An, và Bình Định.
- Dây chuyền sản xuất sữa bột: công suất khoảng 19 000 tấn/năm.
- Nhà máy sản xuất cà phê: mỗi năm sản xuất khoảng 1 500 tấn cà phê uống liền và 2500
tấn cà phê rang nguyên hạt. Vinamilk đang có kế hoạch đầu tư sản lượng của nhà máy lên
thêm 568.047/tấn/năm.
- Nhà máy sản xuất bia: công suất khởi điểm 50 triệu lít/năm và về sau sẽ tăng đến 100
triệu lít/năm.
2. Tài chính doanh nghiệp:
2.1. Khả năng thanh toán
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của VNM trong giai đoạn từ 2008 – 2010 có
chiều hướng giảm dần cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của dianh nghiệp chưa thật hiệu

quả cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Một phần do công ty
tăng các khoản nợ mở rộng các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên chỉ số này vẫn nằm ở mức
an toàn cao.
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh
- Chỉ số ROE của VNM tăng dần qua các năm 2008 và 2010 lần lượt là 26,27% và
45,27%. Con số này cho thấy VNM đã có hiệu quả cao và phát triển vượt bậc kể từ 2008
trở đi. Năm 2010 đã đánh dấu bước tiến mạnh cảu doanh nghiệp, giúp DN trở thành công
ty làm ăn có hiệu quả vốn cao.
- Các chỉ số ROA, ROR có xu hướng tăng dần từ 2009 và 2010, nên khả năng sẽ tiếp tục
duy trì đà tăng trưởng cao trong 2011.
2.3. Các hệ số tài chính cơ bản
- Doanh thu thuần tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Năm 2012 tăng 22.81 %
so với 2011, năm 2013 tăng 16,5 % so với năm 2012. Doanh thu hoạt động tài chính và
thu nhập khác biến động thất thường qua các năm.
- Năm 2012/2011: Chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
đều tăng. Tuy nhiên chi phí tài chính lại giảm mạnh, giảm 79,23 %.
- Năm 2013/2012: Các loại chi phí đều biến động tăng, đặc biệt là chi phí tài chính có sự
tăng mạnh trở lại 77,42 %. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng vào đầu tư tài
chính nhiều hơn.
3. Chi phí đầu tư:
Để góp phần khai thác tiềm năng và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa công nghệ cao,
vinamilk đã đầu tư xây dựng :
- Năm 2009.khánh thành trang trại chăn nuôi bà sữa ở Nghệ An với tổng chi phí hơn 100 tỉ
đồng.
- Năm 2008, nhà máy sữa Tiên sơn với gía trị đầu tư 18 triệu USD.
- Trong năm 2008 ,VNM đưa dây chuyền sữa chua men sống lần đầu tiên đc sx ở VN.
- Xây dựng nhà máy mega tại Bình Dương với giá trị đầu tư 1330 tỉ đồng, một nhà máy
nước giải khát có lợi cho sức khỏe có giá trị đầu tư 392 tỉ đồng.
4 . Chính sách đối với người lao động:
- Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của ngừi lao động ngày càng cải

thiện. ngoài thu nhập từ lương , người lđ còn có thu nhập từ lợi nhuận đc chia theo tỉ lệ sở hữu
của họ trong công ty nếu công ty làm ăn có lãi.
- Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lđ theo đúng với quy định của pháp
luật.
- Chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho công ty,
có biện pháp kỉ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín
của công ty.
- Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lđ có cơ hội tham gia các khóa đào tạo trong và
ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
- Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển của công ty nhằm gia tăng
về chất.
5. Năng lực Marketing
VNM có chiến lược marketing trải rộng. Công ty quảng cáo sản phẩm của mình trên các
phương tiện truyền thông thông qua các hoạt động cộng đồng như tài trợ các chương trình giải
trí trên truyền hình, tặng học bổng cho các học sinh giỏi và tài trợ các chương trình vì lợi ích
cộng đồng và người nghèo.
VNM đã xây dựng chiến dịch truyền thông đa phương tiện nhằm giúp người tiêu dùng hiểu
rõ lợi ích ‘tươi, thuần khiết, đến trực tiếp từ thiên nhiên’’ thông qua chiến lược nhân cách hóa
hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn , năng động. Đây thật sự là 1 hình ảnh đầy
cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu VNM. Qua đó,
khẳng định VNM là vị trí số 1 của thương hiệu Việt, là niềm tự hào của người VN, xây dựng giá
trị tình cảm mới của thương hiệu VNM- hiện thân của “cuộc sống tươi đẹp hơn”.
6. Mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc:
Mạng lưới phân phối của VNM là 1 lợi thế cạnh tranh có thế mạnh hơn hẳn các đối thủ khác
trên thị trường VN. VNM sở hữu 220 nhà phân phối độc lập có mặt tại 64 tỉnh thành trên cả
nước. Các đơn vị phân phối này phục vụ trên 140 000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Để hỗ trợ
mạng lưới phân phối của mình, VNM đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các TP lớn như
HN,Đà nẵng, HCM, Cần Thơ. Bên cạnh mạng lưới phân phối trong nước, VNM còn có các nhà
phân phối chính thức tại Hoa Kỳ, ChâuÂu, Úc và Thái Lan.VNM cũng sớm thiết lập mạng lưới
pp tại Campuchia và các nước láng giềng khác.

7. Nghiên cứu và phát triển:
VNM luôn tìm cách phát triển sp mới dựa trên thị hiếu ngayg càng cao của người tiêu dùng,
hơn nữa công ty đã chủ động nghiên cứu và hợp tác với các cty nghiên cứu thị trường để tìm
hiểu xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng cũng như các phương tiện
truyền thông có liên quan đến thực phẩm và thức uống nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu
dùng.
Việc ap dụng công nghệ tiệt trùng UHT hiện đại và tiên tiến, sản phẩm của VNM không những
vẫn đame bảo đc dinh dưỡng gần như trọn vẹn, an toàn mà còn có thể bảo quản ở nhiệt độ
thông thường trong thời gian dài.
8.Văn hóa doanh nhiệp:
- Một điểm rất hay ở VNM là sự hài hòa lợi ích,vì lợi ích của VNM cũng là lợi ích của
nhân viên, nhà nước, xh.
- Triết lý KD: VNM mong muốn trở thành sản phẩm đc yêu thích nhất ở mọi khu vực,
mọi lãnh thổ. Vì thế VNM tâm niệm rằng “chất lượng và sáng tạo” là người bạn đồng
hành của VNM. VNM xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng.
-Đạo đức kinh doanh: chính sách chất lượng của VNM là luôn thỏa mãn và có trách
nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và DV, đảm bảo chất lượng, an
toàn VSTP với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.


IV. PHÂN TÍCH SWOT VINAMILK
Để có thể đề ra những chiến lược khả thi cho công ty VNM, căn cứ vào những kết quả đã
phân tích môi trường bên trong và bên ngoài. Chúng ta có thể rút ra một số yếu tố quan trọng
tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tếp theo
như sau:
1. Các cơ hội:
• Giá các sản phẩm sữa trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng nên VN có lợi thế cạnh
tranh khi xuất khẩu sản phẩm.
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TG cao,thị trường sữa trên TG bắt đầu giai đoạn nhu cầu

tăng mạnh.
• Kinh tế VN có tốc độ tăng trưởng cao,thu nhập của người VN luôn đc cải thiện, VN là 1
nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thoáng.Hơn nữa VN đang
trong thời kì “cơ cấu dân số vàng”,tốc độ tăng trưởng dân số nhanh.Mặc dù sức tiêu thụ
chưa cao nhưng sản xuất sữa trong nước chỉ mới đáp ứng 30% nhu cầu. Do đó Vinamilk
có nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất đáp ứng như cầu ngày một tăng.
• VN chính thức gia nhập các tổ chức thương mại TG( WTO) sẽ tạo điều kiện cho
Vinamilk mở rộng thị trường, kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm.
• Hàng loạt công nghệ tiên tiến trên TG ra đời nhằm hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng đàn bò
sữa.
• Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa(phê duyệt 2000 tỉ cho các dự án phát
triển ngành sữa đến 2020)
• Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định (Vinamilk cũng chủ động đầu tư, xây dựng các
nguồn đầu tư, xây dựng các nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp)
• Bên cạnh đó, việc đối thủ cạnh tranh (Dutch Lady) đang mất lòng tin của người tiêu dùng
về chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho Vinamilk phát triển thương hiệu.
2. Các thách thức:
• Nền kinh tế không ổn định (lạm phát, khủng hoảng kinh tế ), tỉ giá hối đoái không ổn
định, đồng VN liên tục bị trượt giá.
• Hệ thống quản lí của nhà nước còn lỏng lẻo, chồng chéo, không hiệu quả.
• Nhà nước không kiểm soát nổi thị trường sữa, việc kiểm định chất lượng sữa tại VN
đạt hiệu quả chưa cao.
• Đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài ngày càng nhiều và gay gắt.
• Người dân nuôi bò còn mang tính tự phát thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang
trại nhỏ.
• -Giá sữa bột nguyên liệu trên TG gây áp lực lên ngành sx sữa tại VN
• Áp lực từ sản phẩm thay thế.
• Tình hình chính trị còn nhiều bất ổn. Tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của người Việt
nam cũng là một thách thức lớn không những cho Vinamilk mà còn cho các doanh
nghiệp khác trong ngành.

• Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đòi
hỏi doanh nghiệp phải luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, mọi sai sót về chất lượng
sản phẩm sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương hiệu.
• Vào năm 2012, nếu vòng đàm pahln Doha thành công, các nước phát triển sẽ cắt giảm
hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi sữa bò nói riêng, dẫn đến
giá sữa sẽ tăng.
• Gia nhập WTO: tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường
trong nước, thúc đẩy tính cạnh tranh cao.
2. Các điểm mạnh:
• Thương hiệu mạnh, chiếm thị phần lớn(75%), hệ thống phân phối kết hợp giữa hiện đại
và truyền thống. Mạng lưới phân phối rộng khắp (64 tỉnh thành, 250 nhà phân phối, hơn
125000 điểm bán hàng trên toàn quốc)
• Sản phẩm đa dạng,chất lượng sản phẩm không thua kém hàng ngoại nhập trong khi giá cả
lại rất cạnh tranh , dây chuyền sản xuất tiên tiến, ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt,
danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh (150 chủng loại sản phẩm), quan hệ bền vững với
các đối tác, đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm.
• VNM sở hữu 1 mạng lưới nhà máy rộng khắp ở VN, thiết bị và công nghệ sản xuất của
VNM hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, nhà máy của VNM luôn hoạt động với
công suất ổn định đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng, hệ thống và quy trình quản lý
chuyên nghiệp đc vận hành bởi 1 đội ngũ các nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm.
• VNM sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, chủ động đc nguồn vốn cho hoạt động sx làm cho
tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm.
• VNM đầu tư xây dựng 1 trang trại chăn nuôi bò sữa hiện đại bậc nhất VN và DNA.
• VNM có chiến lược MKT trải rộng, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo xu
hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhanh và mạnh, có 1 đội ngũ tiếp thị và bán
hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định tiêu dùng và tiếp cận thường xuyên với
người bán hàng tại nhiều điểm bán hàng.
• VNM có nguồn nhân lực giỏi, năng động và tri thức cao, đào tạo và sắp xếp nguồn nhân
lực phù hợp với tình hình phát triển cty.Lãnh đạo và nhân viên luôn có sự tôn trọng va
hợp tác lẫn nhau, bầu không khí làm việc vui vẻ hơn nữa VNM còn có chính sách khen

thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho công ty.
4. Các điểm yếu:
• VNM vẫn đang phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu sữa bột từ nước ngoài dẫn đến
chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến động tỷ giá.
• Kết quả đem lại từ MKT vẫn chưa xứng tầm với sự đầu tư.
• Hoạt động MKT chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số
cả nước lại chưa đc đầu tư mạnh, điều này có thề dẫn đến việc Vinamilk mất dần thị
trường vào tay các đối thủ cạnh tranh như Dutch Lady, Abbott…
• Chủ yếu tập trung sản phẩm vào thị trường trong nước.Ngoài ra các sản phẩm từ sữa, các
sản phẩm khác của cty( bia,cà phê, trà xanh…) vẫn chưa có tính cạnh tranh cao.
PHẦN IV. KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển, đổi mới của đất nước, tính tới nay Công Ty Cổ Phần sữa Việt Nam
Vinamilk đã thành lập được 38 năm. Dấu ấn sâu đậm nhất của chặng đường này chính là đã tạo
dựng được một thương hiệu Vinamilk không chỉ mang tầm quốc gia, mà còn vươn ra thị trường
thế giới. Sau quá trình tìm hiểu tác động của môi trường vĩ mô và vi mô lên Công ty Cổ phần
sữa Việt Nam Vinamilk từ đó em đã phân tích tích cơ hội và thách thức của công ty trong giai
đoạn hiện nay và thực trạng để thấy điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp này. Tuy nhiên do
thời gian có hạn nên bài báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót về khâu trình bày và nội dung. Vì vậy
rất mong được sự góp ý của cô để em có thể thấy được những sai sót và từ đó rút ra kinh
nghiệm và cũng cố lại kiến thức để có thể ngày càng hoàn thiện kĩ năng viết báo cáo hơn.

×