Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.57 KB, 25 trang )

Bài kiểm tra môn Marketing
Đề bài: Vì sao trong hoạt động kinh doanh cần
thiết phải nghiên cứu môi trường marketing? Lấy
ví dụ cụ thể của sự ảnh hưởng tới mỗi môi trường
Marketing vĩ mô khi Việt Nam gia nhập WTO.
Bài làm
Ι. Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường
marketing trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Bất cứ một doanh nghiệp nào đều tham gia
trong một môi trường và đều phụ thộc vào nó.
Trong môi trường ấy có những điều kiện thuận
lợi đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và cũng không hiếm những nguy cơ,
thách thức. Vì vậy nghiên cứu môi trường kinh
doanh nghiệp nhận thức được đâu là cơ hội, là
điều kiện thuận lợi, đâu là thách đố, là nguy cơ,
thuận lợi là chủ yếu hay nguy cơ là chủ yếu…Từ
đó quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt
động kinh doanh của mình.
Môi trường marketing bao gồm môi trường
Marketing vĩ mô và môi trường Marketing vi mô.
-Môi trường marketing vĩ mô bao gồm các yếu
tố, các lực lượng mang tinh chất xã hội rộng lớn,
chúng có ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường
marketing vi mô, tất cả các yếu tố của môi trường
này người làm marketing không thể kiểm soát
được. Vì vậy, họ phải nghiên cứu thật kĩ để tìm
cách thích nghi. Trong đó:
+ Nghiên cứu về dân số giúp doanh nghiệp nắm
bắt được thị trường của mình, cung ứng những


sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng
khách hàng và biết được sức cầu của công chúng
nhằm cung ứng một lượng hàng nhất định.
+ Nghiên cứu môi trường kinh tế giúp doanh
nghiệp nắm được sức mua và cơ cấu chi tiêu của
dân cư, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp.
+Nghiên cứu môi trường văn hóa-xã hội giúp
doanh nghiệp hiểu được những phong tục tập
quán thói quen, tiêu dùng của từng nhóm dân cư
ở các vùng và từ đó cung ứng những sản phẩm và
dịch vụ hợp với nền văn hóa của nơi đó.
+ Nghiên cứu môi trường chính trị và pháp luật:
hiểu được những qui định, pháp lý, những quyền
lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ có kế hoạch
để tận dụng tối đa những quyền lợi mà pháp luật
đem lại đồng thời kinh doanh đúng pháp
luật,thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Việc
xem xét tình hình chính trị có ổn định hay không
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có những quyết
định đầu tư an toàn nhất.
+ Nghiên cứu môi trường khoa học và công nghệ:
có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tạo ra những cơ
hội cũng như những thách thức trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một
trong những nhân tố mang tính chất quyết định
khi doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ khác
trên thị trường.
+ Nghiên cứu môi trường tự nhiên giúp doanh
nghiệp trả lời câu hỏi về nguyên nhiên vật liệu và
việc xử lý phụ phẩm.

II. Tác động của việc VN gia nhập WTO tới
mỗi môi trường marketing vĩ mô.
1. Môi trường dân số
2. môi trường kinh tế
Phần lớn các chuyên gia kinh tế của chúng ta đều
cho rằng những vận hội và thách thức này đan
xen nhau, trong vận hội có thách thức, trong
thách thức có vận hội. Trong vận hội có thách
thức ở chỗ, dù có vận hội to lớn, nhưng nếu ta
không có khả năng nhận biết nó, có gan giành lấy
nó, có sức nắm bắt, khai thác nó, thì nó sẽ trôi đi
hoặc người khác sẽ giành lấy mất.
Những vận hội và thách thức nào đang chờ đón
chúng ta khi gia nhập WTO?
Về vận hội, đây là thời cơ mới để chúng ta thúc
đẩy việc mở rộng quan hệ thương mại và hợp tác
kinh tế với các nước khác, tạo vị thế vững chắc
hơn trong tham gia phân công lao động quốc tế,
đồng thời đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát
triển kinh tế ở trong nước, tạo năng lực cạnh
tranh mạnh hơn, đưa nền kinh tế đất nước lên
trình độ phát triển cao hơn. Hai mặt này gắn bó
với nhau, hỗ trợ cho nhau, có thể cùng nhau tạo
một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của
nước ta.
Về mở rộng quan hệ thương mại và hợp tác kinh
tế với các nước, những cơ hội cụ thể của chúng ta
là:
- Tận dụng việc các nước mở cửa thị trường cho
hàng hoá và dịch vụ của nước ta, dành cho ta quy

chế tối huệ quốc (MFN), không phân biệt đối xử
để phát triển xuất khẩu, nhập khẩu một cách hiệu
quả hơn. Do chưa phải là thành viên WTO, trong
những năm qua hàng hoá của chúng ta xuất khẩu
ra các thị trường nước ngoài vẫn bị nhiều rào cản,
bị phân biệt đối xử (điển hình nhất là hàng rào
hạn ngạch đối với hàng dệt may, những hạn chế
về xuất khẩu nông sản...). Những rào cản này khi
được dỡ bỏ sẽ mở đường cho nhiều sản phẩm của
VN thâm nhập mạnh hơn các thị trường bên
ngoài, vừa đáp ứng nhu cầu về “đầu ra” cho
nhiều ngành, nhiều sản phẩm và doanh nghiệp,
vừa tạo thêm việc làm cho nhiều người lao động,
vừa mang lại nguồn ngoại tệ cần thiết cho đất
nước. Về nhập khẩu, do thuế giảm và các hàng
rào khác được dỡ bỏ, chúng ta có thêm sự lựa
chọn để nhập khẩu hiệu quả hơn những sản phẩm
cần thiết về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng trong nước. Nhập khẩu có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp công nghệ, thiết bị, vật
tư “đầu vào” phục vụ quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nước ta; hiệu quả của nhập khẩu vừa
góp phần tạo nên hiệu quả của nền kinh tế, vừa
mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng.
- Tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, kết
hợp hiệu quả hơn các nguồn lực trong và ngoài
nước để phát triển. Khi nước ta gia nhập WTO,
các cam kết quốc tế của chúng ta sẽ làm các nhà
đầu tư nước ngoài thực sự yên tâm về môi trường
đầu tư ở nước ta; đồng thời cam kết của các nước

khác về mở cửa thị trường cho VN, triển vọng
phát triển xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường
nội địa ở VN cũng tạo nên rất nhiều cơ hội mới
cho họ để có thể đầu tư, khai thác thị trường VN
về nhiều mặt. Thu hút thêm đầu tư nước ngoài,
chúng ta không những có thêm các nguồn vốn,
công nghệ, kỹ năng quản lý tốt hơn, mà còn khai
thác hiệu quả hơn những nguồn lực và lợi thế sẵn
có trong nước, tăng cường hơn quan hệ hợp tác
nhiều mặt với các thị trường bên ngoài.
- Tăng khả năng tham gia phân công lao động
quốc tế một cách thuận lợi hơn, giành vị trí ổn
định và có thể cao hơn trong chuỗi giá trị toàn
cầu. Chưa có tư cách thành viên WTO, từ trước
tới nay chúng ta tham gia phân công lao động
quốc tế với nhiều hạn chế, thường chỉ tập trung
vào khâu sản xuất, gia công, lắp ráp, ít tham gia
được vào các khâu khác có giá trị gia tăng cao
hơn hẳn như các dịch vụ nghiên cứu, thiết kế sản
phẩm, tiếp thị, phân phối... Ngay trong khâu sản
xuất, gia công, lắp ráp, sự cạnh tranh ngày càng
mạnh trên thị trường cũng khiến chúng ta không
dễ giữ được vị trí của mình. Gia nhập WTO tạo
cho chúng ta vị thế bình đẳng, cạnh tranh hơn
trên thị trường quốc tế, tăng niềm tin của các đối
tác nước ngoài đối với chúng ta, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho chúng ta khai thác, phát triển
các năng lực mới của mình để tham gia phân
công lao động quốc tế trên trình độ cao hơn, ở
các khâu tạo giá trị gia tăng lớn hơn.

- Đỡ phải gánh chịu những vụ khiếu kiện bất
công, bất bình đẳng trong quan hệ thương mại
với các đối tác do những quy định khá minh
bạch, không phân biệt đối xử trong cơ chế giải
quyết các tranh chấp thương mại quốc tế của
WTO.
- Tạo vị thế mới cho nước ta trong việc tham gia
các vòng đàm phán toàn cầu, khu vực và song
phương trong tương lai. Vị trí thành viên WTO
cho phép chúng ta chủ động và bình đẳng khi
tham gia các vòng đàm phán tiếp theo của WTO,
bảo vệ và giành những lợi ích mới cho mình
trong những lĩnh vực sẽ được đưa ra đàm phán.
Trong các quan hệ ở các tổ chức khu vực cũng
như các quan hệ song phương, vị thế của ta cũng
bình đẳng hơn. Trên cơ sở này, chúng ta có thể
tiến hành những cuộc đàm phán song phương
mới nhằm nâng tầm quan hệ kinh tế của ta với
các đối tác quan trọng.
Về thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển kinh
tế trong nước, những cơ hội cụ thể của chúng ta
là:
- Hoàn thiện thể chế thị trường, cải thiện môi
trường kinh doanh. Đây vừa là nhiệm vụ chúng ta
xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội 10 năm 2001-2010 và Kế hoạch 5 năm
2006-2010, vừa là yêu cầu của việc thực hiện các
cam kết với WTO. Hai nhiệm vụ cùng được tiến
hành theo cùng một hướng sẽ thúc đẩy chúng ta
thực hiện tốt hơn, tạo được thể chế kinh tế và môi

trường kinh doanh vừa phù hợp với yêu cầu phát
triển của mình, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế.
- Cấu trúc lại nền kinh tế về các mặt cơ cấu
ngành, sản phẩm, thị trường, các khu vực doanh
nghiệp theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tạo
lợi thế mới. Trên cơ sở những cơ hội mới ở các
thị trường bên ngoài và bối cảnh mới về mở cửa
thị trường trong nước, đây là cơ hội để chúng ta
rà soát, điều chỉnh lại các chiến lược phát triển
của mình, cấu trúc lại nền kinh tế, phân bổ lại các
nguồn lực để tăng tính hiệu quả và cạnh tranh của
nền kinh tế.
- Phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy các
ngành công nghệ cao, phát triển doanh nghiệp,
tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân
thông qua việc nắm bắt, khai thác các cơ hội thị
trường và quan hệ hợp tác kinh tế mới ở trong và
ngoài nước.
Về thách thức, chúng ta sẽ phải đương đầu với
những thách thức nặng nề, chủ yếu do cạnh tranh
tăng lên ở ngay thị trường trong nước khi chúng
ta thực hiện những cam kết mở cửa thị trường
của mình với WTO, do những năng lực còn hạn
chế trong nội bộ nền kinh tế, do yêu cầu tuân thủ
hệ thống các quy định của WTO, do sự gắn chặt
hơn nền kinh tế nước nhà với thị trường quốc tế
đầy cạnh tranh và nhiều biến động.
3. Môi trường văn hóa


.
4. Môi trường pháp luật chính trị
Việc gia nhập WTO có ảnh hưởng đến nhiều mặt
của pháp luật nước ta. Trong đó, có thể kể đến
một số mặt sau:
a, Pháp luật lao động.
WTO cho phép các nước thành viên can thiệp
vào quá trình trao đổi hàng hoá nhằm mục đích
bảo vệ sức khoẻ của con người và động vật hoặc
bảo tồn các loài thực vật, nhưng với điều kiện là
nước đó không được phân biệt đối xử và không
được lạm dụng bảo hộ trá hình. Theo đánh giá
của các chuyên gia nước ngoài thì pháp luật lao
động Việt Nam hiện nay không có bất kỳ chính
sách nào bị liệt vào dạng chính sách trợ cấp đèn
đỏ. Đó là những trợ cấp bị cấm trong WTO.
Chúng ta cũng không có những trợ cấp đèn vàng
là những trợ cấp mà phía đối tác có thể đưa ra
những biện pháp đối kháng. Việt Nam chỉ có
những chính sách và chương trình xoá đói giảm
nghèo, tạo việc làm cho những đối tượng và
những vùng khó khăn. Đây đều là những trợ cấp
mang tính xã hội, không mang tính chất kinh tế
nên 3 được coi là trợ cấp thuộc nhóm đèn xanh
và được phép áp dụng trong WTO nên Việt Nam
không phải chỉnh sửa về vấn đề này. Vấn đề đầu
tiên mà pháp luật lao động cần quan tâm chính là
phải xử lý vấn đề tiêu chuẩn lao động. Những
tiêu chuẩn lao động không nằm trong cam kết của
WTO cũng như trong những cam kết thương mại

song phương, đa phương nhưng do lao động là
một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên
tiêu chuẩn lao động luôn đi cùng thương mại
quốc tế và được các nước quan tâm. Về những
tiêu chuẩn lao động trong WTO thì Hội nghị Bộ
trưởng Singapore 1996 đã khẳng định Tổ chức
lao động quốc tế (ILO) là tổ chức có thẩm quyền
xây dựng các tiêu chuẩn về lao động. Nhưng
WTO phản đối việc sử dụng các tiêu chuẩn lao
động nhằm mục tiêu bảo hộ. Các tiêu chuẩn lao
động quốc tế với mục đích là để xây dựng một
môi trường làm việc lành mạnh hơn, có lợi hơn
cho người lao động. Tuy nhiên việc thực hiện các
tiêu chuẩn này cũng đòi hỏi nhất định về những
điều kiện kinh tế, xã hội. Trước đây, trong hệ
thống thương mại đa phương WTO, các nước
phát triển muốn đưa những tiêu chuẩn lao động
riêng biệt vào trong khuôn khổ WTO đã gặp phải
những phản ứng của các nước đang phát triển
(vốn chiếm đa số trong WTO) vì cho rằng việc
tuân thủ những tiêu chuẩn lao động làm tăng chi
phí tiền lương và làm ảnh hưởng đến quá trình
phát triển kinh tế của đất nước. Và theo tuyên bố
chung tại Hội nghị Bộ trưởng WTO năm 1996 tại
Singapore, các Bộ trưởng đã thống nhất các vấn
đề về tiêu chuẩn lao động thuộc phạm vi điều
chỉnh của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Nghĩa
là, WTO sẽ không quy định trực tiếp về các tiêu
chuẩn lao động. Sau này, trong Hiệp định thương
mại tự do bắc Mỹ được bổ sung với một Hiệp

định về lao động trong đó có đề cập đến những
nguyên tắc về lao động mà sau này được coi là
tiêu chuẩn lao động của WTO: Các nước thành
viên thống nhất tuân thủ và tăng cường các tiêu
chuẩn về lao động được xây dựng trên 12 nguyên
tắc chung về lao động. Trong đó có 4 nguyên tắc
của ILO (quyền công đoàn, tổ chức công đoàn;
thương lượng tập thể; không lao động cưỡng bức
và không lợi dụng lao động trẻ em) và 8 nguyên
tắc khác (quyền được đình công; tiêu chuẩn
tối thiểu về lương làm ngoài giờ; xoá bỏ phân
biệt sắc tộc; bình đẳng nam nữ; bồi thường tai
nạn lao động; tiêu chuẩn làm việc tối thiểu; bảo
hộ lao động; lương tối thiểu)
Trước mắt, pháp luật lao động cần tập trung vào
hai vấn đề lương tối thiểu và tự donghiệp đoàn.
*Lương tối thiểu
Hiện nay pháp luật lao động Việt Nam quy định
nhiều mức lương tối thiểu khác nhau. Lương tối
thiểu của công chức nhà nước, lương tối thiểu
cho công nhân viên doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Điều này rõ ràng đã thể hiện sự phân
biệt đối xử đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, vi phạm điều khoản về “quyền công
dân kinh doanh” của WTO. Việc khống chế mức
lương trong doanh nghiệp nhà nước, quy định về
thang bảng lương cũng thể hiện sự bảo hộ của
nhà nước. Điều này là không phù hợp khi Việt
Nam tham gia WTO. Việt Nam hiện nay chưa có
chính sách lương tối thiểu giống nhau cho toàn

nền kinh tế và cũng chưa cam kết thực hiện quy
ước này của ILO. Theo ông 4 Nguyễn Hữu Dũng,
Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội
thì chính sách tiền lương của Việt Nam khi gia
nhập WTO phải giải quyết 2 vấn đề quan trọng:
thứ nhất, tiền lương phải theo định hướng thị
trường, nghĩa là lương phải đủ cho người lao
động sống, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên
thị trường lao động và phải dựa trên sự thoả
thuận, đối thoại qua thoả ước tập thể. Thứ hai là,
không được vi phạm nguyên tắc phân biệt đối xử
về tiền lương, cần tháo bỏ quy định gò bó thang
bảng lương trong doanh nghiệp nhà nước hiện
nay. Theo lộ trình đến 2010 mới sáp nhập lương
tối thiểu giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
tư nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện thống nhất
một mức lương tối thiểu đối với Việt Nam còn
gặp nhiều khó khăn. Tiền lương tối thiểu của Việt
Nam có quá nhiều ràng buộc với hệ thống an
sinh, là cơ sở để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp,
bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc. Chính vì vậy
việc thống nhất một mức lương tối thiểu cao như
ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài sẽ là một gánh nặng cho ngân sách nhà
nước. Ở các nước, lương tối thiểu gắn với lạm
phát và thường được điều chỉnh kịp thời cho phù
hợp với chỉ số giá sinh hoạt. Trước tình hình đó,
Việt Nam định hướng sẽ cải cách tiền lương theo
hướng giảm dần các yếu tố can thiệp của Nhà

nước và tăng cường sự tự chủ của các doanh
nghiệp trong việc trả lương.
b, Pháp luật chống bán phá giá và cạnh tranh.
Chính sách và pháp luật về cạnh tranh, chống
bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cũng là nền
tảng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam và đông đảo người
tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, nhất là thực thi các cam kết gia nhập WTO
của Việt Nam trong việc mở cửa thị trường cho
các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài,
bước vào sân chơi chung toàn cầu.
Trong quá trình xây dựng Luật Cạnh tranh, các
Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống
trợ cấp và Pháp lệnh Tự vệ, cùng các văn bản
hướng dẫn thi hành, Bộ Thương mại đã nhận sự
quan tâm và tham gia góp ý của các bộ, ngành
quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các
chuyên gia từ các trung tâm giảng dạy nghiên
cứu pháp luật, các hãng luật trong nước và ngoài
nước và toàn thể cộng đồng doanh nghiệp. Sự
hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước và đông
đảo các tầng lớp xã hội chính là chìa khóa cho
thành công trong công tác xây dựng pháp luật,
bảo đảm đưa pháp luật đi vào đời sống, thật sự
phát huy được tác dụng và hiệu quả. Tuy nhiên,
việc xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh, các
Pháp lệnh đã khó, việc thực thi hiệu quả để Luật
Cạnh tranh đi vào cuộc sống còn khó hơn nhiều,
cần có sự nỗ lực từ cả hai phía là các cơ quan nhà

nước và cộng đồng doanh nghiệp.
Về phía Chính phủ và các bộ, ngành, cần triển
khai những biện pháp đồng bộ sau:
-Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của các cơ quan quản lý nhà nước, cộng
đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và đông
đảo người tiêu dùng về tầm quan trọng và các
yêu cầu thực thi Luật Cạnh tranh; các Pháp lệnh
Chống bán phá giá, Chống trợ cấp và Tự vệ trong
giai đoạn đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
thông qua quy chế thành viên WTO.
-Hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về
cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và
tự vệ và các quy định khác theo hướng nhất quán,
phù hợp, không ảnh hưởng môi trường cạnh
tranh, không ngăn cản các hoạt động kinh doanh
hợp pháp của doanh nghiệp.
-Kiện toàn cơ cấu tổ chức và đào tạo nguồn nhân
lực cho các cơ quan thực thi pháp luật... Tại

×