Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.57 KB, 61 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Nghĩa chữ viết tắt
1
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
3
CV
Mã lực
4
DWT
Tấn trọng tải của tàu
5
EU
Liên minh châu Âu
6
GTVT
Giao thông vận tải
7
KCN
Khu công nghiệp
8
KKT
Khu kinh tế
9
KTTĐ


Kinh tế trọng điểm
10
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
11
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên Hợp Quốc
12
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài






DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT
Hình
Tên hình
Trang
1
Hình 1.1
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh năm 2012
14
2
Hình 1.2
Quy mô và tỉ suất gia tăng dân số tỉnh Quảng

Ninh giai đoạn 2000 - 2012
25
3
Hình 1.3
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tỉnh
Quảng Ninh năm 2005 và năm 2012
27




DANH MỤC BẢN ĐỒ

STT
Tên bản đồ
1
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu 4

5.2. Phương pháp xử lý số liệu thống kê 4
5.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ 4
5.4. Phương pháp thực địa 5
6. Đóng góp của đề tài 5
7. Cấu trúc của đề tài 5
CHƢƠNG 1: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NINH
6
1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 6
1.1.1. Vị trí địa lí 6
1.1.2. Phạm vi lãnh thổ 8
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 8
1.2.1. Địa hình 8
1.2.2. Khí hậu 11
1.2.3. Tài nguyên đất 13
1.2.4. Tài nguyên nước 15
1.2.5. Tài nguyên sinh vật 17
1.2.6. Tài nguyên khoáng sản 18
1.2.7. Tài nguyên biển 21
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 24
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động 24
1.3.2. Cơ sở hạ tầng 28
1.3.3. Đường lối, chính sách 31
1.3.4. Vốn đầu tư 31
1.3.5. Thị trường 32
1.3.6. Nguồn lực kinh tế - xã hội khác 33
1.4. Đánh giá chung 33
1.4.1. Tiềm năng 33
1.4.2. Hạn chế 35
CHƢƠNG 2: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG
NINH 36

2.1. Cơ sở định hướng 36
2.2. Định hướng phát triển các ngành 37
2.2.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp 37
2.2.2. Định hướng phát triển ngành dịch vụ 40
2.2.3. Định hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản 43
2.3. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng 45
2.3.1. Định hướng phát giao thông vận tải 45
2.3.2. Định hướng phát triển hệ thống cấp điện, nước 47
2.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực 48
2.5. Định hướng phát triển các lãnh thổ động lực 49
2.5.1. Khu kinh tế Vân Đồn 49
2.5.2. Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà 50
2.5.3. Thành phố Hạ Long 50
2.5.4. Thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái 50
2.5.5. Các khu, cụm công nghiệp 51
2.6. Định hướng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững 52
2.6.1. Bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long 52
2.6.2. Quản lý các hoạt động khai thác hải sản 52
2.6.3. Quản lý việc khai thác than 52
2.6.4. Thiết lập hệ thống rừng phòng hộ 52
2.6.5. Quản lý việc xả thải của các tàu vận tải hoạt động trên biển 53
2.6.6. Tăng cường công tác quản lý môi trường 53
2.6.7. Đa dạng hóa các nguồn vốn bảo vệ môi trường 53
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của các các quốc gia trên thế giới, các nguồn
lực giữ một vai trò hết sức quan trọng, là tiền đề không thể thay thế được trong
các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Các nguồn lực này bao gồm những
nguồn lực về tự nhiên và kinh tế xã hội. Đây là những tiềm năng lớn cho sự phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, sự phân bố các nguồn lực giữa các quốc gia là không
đồng đều, do đó dẫn đến trình độ phát triển kinh tế là rất khác nhau.
Việt Nam với 331.212 km
2
diện tích đất liền và vùng biển rộng trên 1
triệu km
2
. Nước ta được đánh giá là một quốc gia có nhiều tiềm năng cho sự
phát triển kinh tế, với vị trí địa lí quan trọng cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và các nguồn lực kinh tế - xã hội khá đồng bộ đã tạo điều kiện cho
chúng ta đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập vào nền kinh
tế thế giới. Mới đây, theo đánh giá của một công ty có uy tín chuyên về khảo sát
thị trường của Hoa Kỳ công bố, Việt Nam đứng hàng thứ 7 trên thế giới về tiềm
năng phát triển kinh tế và đứng thứ 4 trong các nền kinh tế mới nổi ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương. Điều này đã minh chứng cho tiềm năng phát triển
kinh tế của đất nước ta. Đóng góp vào những tiềm năng chung của đất nước, có
sự đóng góp không nhỏ của các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tỉnh Quảng
Ninh là một điển hình và được mệnh danh là một “Việt Nam thu nhỏ” với nhiều
tiềm năng cho sự phát triển kinh tế.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của Tổ Quốc, được đánh giá
là tỉnh có nhiều tiềm năng, nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Quảng Ninh
được ví là nơi có rừng vàng biển bạc với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng về khoáng sản, rừng, biển Đặc biệt, Quảng Ninh có nguồn than
đá trữ lượng lớn nhất nước ta, có vịnh Hạ Long – Kỳ quan thiên nhiên thế giới
mới. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào có chất lượng; cơ sở hạ tầng khá đồng

bộ; thị trường rộng lớn Đó là những tiềm năng, lợi thế lớn cho Quảng Ninh phát
triển kinh tế. Những tiềm năng, lợi thế đó là như thế nào, cụ thể ra sao và làm thế

2
nào để Quảng Ninh có thể khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng của
mình để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và phát triển bền vững. Là một người
sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Ninh, điều này làm tôi luôn luôn suy nghĩ
trăn trở. Với những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng phát
triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu những tiềm năng phát triển kinh tế ở
Quảng Ninh, đề tài đề xuất một số định hướng nhằm khai thác hợp lý các nguồn
tài nguyên, lợi thế của tỉnh cho sự phát triển kinh tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung
sau:
- Phân tích, đánh giá những tiềm năng cho phát triển kinh tế ở Quảng
Ninh;
- Đề xuất một số định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Quảng
Ninh.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những nguồn lực, tiềm năng của
Quảng Ninh cho sự phát triển kinh tế, bao gồm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và
điều kiện kinh tế - xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: bao gồm toàn bộ lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh với diện tích
6.102,3 km
2

và vùng biển rộng lớn trên 6.000 km
2
.
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực cho quá trình
phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2012, đề xuất các định hướng đến
năm 2020.
- Về nội dung: nghiên cứu các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế ở
Quảng Ninh trên một số lĩnh vực mà tỉnh có ưu thế nổi trội như vị trí địa lí, điều

3
kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh
vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển), điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư
và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thị trường, vốn, đường lối chính sách).
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quảng Ninh là tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc của Tổ Quốc, thiên
nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên rất phong phú, đa dạng cộng thêm vị trí địa lí
hết sức quan trọng mà từ xưa đến nay tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng được nhiều tác giả dày công nghiên cứu tìm
hiểu. Có thể nói đến như sau:
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh với công trình “Địa chí Quảng
Ninh” do nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2002. Đây là công trình được
biên soạn khá công phu, chi tiết và dày công nghiên cứu của Ủy ban Nhân
dân tỉnh về tỉnh Quảng Ninh trên tất cả các lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội đến sự
phát triển kinh tế Quảng Ninh từ khi được thành lập đến nay.
Tác giả Hồng Hải và Nhị Giang đã có công trình liên quan trực tiếp đến
đề tài, đó là “Quảng Ninh tiềm năng và triển vọng”do nhà xuất bản Sự thật xuất
bản năm 1991. Công trình này đi sâu vào nghiên cứu những tiềm năng, lợi thế so
sánh mà thiên nhiên ban tặng cho Quảng Ninh, từ đó phân tích những lĩnh vực có
triển vọng cho phát triển kinh tế của tỉnh.
Tác giả Lê Thông với công trình “Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam”

tập 2: Các tỉnh vùng Đông Bắc, do nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2002.
Trong công trình này, có đề cập đến tỉnh Quảng Ninh về nguồn lực cho phát
triển kinh tế và hiện trạng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chưa đi sâu nghiên cứu
cụ thể các ngành kinh tế của tỉnh.
Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh đã có công trình nghiên cứu về tỉnh nhân
dịp kỷ niệm 55 thành lập đó là “Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 1955 –
2011” do nhà xuất bản Thống kê xuất bản năm 2012. Đây là công trình hết sức
công phu về các giai đoạn phát triển của Quảng Ninh từ khi thành lập cho đến
2011. Công trình này được trình bày dưới dạng các số liệu thống kê, qua đó cho
chúng ta thấy được cái nhìn tổng quan về sự phát triển của tỉnh.

4
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định phê duyệt
“Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Đây là những quy hoạch,
định hướng chính trong chiến lược phát triển kinh tế của Quảng Ninh theo
hướng tăng trưởng nhanh và bền vững đến năm 2020.
Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu của các tác giả khác
về Quảng Ninh như “Quảng Ninh đất và người” của tác giả Nguyễn Hồng Quản;
“Quảng Ninh – Hạ Long, miền đất hứa” của tác giả Đỗ Phương Quỳnh; “Thế
và lực Quảng Ninh trước thềm thế kỉ 21” của Ban vật giá Chính phủ… Tất cả
các công trình trên là những là những tài liệu rất hữu ích, thiết thực giúp cho tôi
có thể đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp rất quan trọng khi tiến hành tiếp cận vấn đề nghiên
cứu. Các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các cơ
quan nghiên cứu, sách báo và tạp chí Sau khi thu thập các tài liệu sẽ được
tiến hành lựa chọn, xử lí theo mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài. Việc
tổng hợp sẽ giúp tôi có một tài liệu tương đối đầy đủ và khái quát về vấn đề

nghiên cứu.
5.2. Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Phương pháp này cũng rất quan trọng, những số liệu thống kê của các
cơ quan ban ngành, được xử lý theo mục đích của đề tài. Qua đó, chúng ta có
thể so sánh, đánh giá, đối chiếu, thấy được sự thay đổi của đối tượng nghiên
cứu. Các số liệu thống kê, được lấy từ Niên giám thống kê tỉnh và các báo cáo
của các sở, ban ngành nên khá đầy đủ và chính xác. Từ các nguồn số liệu đó,
tôi có những phân tích, đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết cho việc
nghiên cứu.
5.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp này giúp ta có cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu,
đồng thời thể hiện một cách trực quan sinh động các đối tượng địa lí trên thực tế.

5
Dựa trên các số liệu thống kê của Niên giám thống kê tỉnh, chúng tôi đã tiến
hành xây dựng các bản đồ, biểu đồ về các đối tượng nghiên cứu nhằm thể hiện
một cách trực quan về đối tượng nghiên cứu.
5.4. Phương pháp thực địa
Địa lí là một bộ môn khoa học tổng hợp, luôn gắn với thực tế tự nhiên và
xã hội, đặc biệt việc nghiên cứu về tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh
thì không thể tách rời với việc nghiên cứu thực tế.
Tôi đã trực tiếp đi tham quan tìm hiểu về các tiềm năng của tỉnh Quảng
Ninh thông qua chuyến đi thực địa do trường tổ chức và do chính bản thân tôi để
hiểu rõ hơn về vấn nghiên cứu. Qua đó, giúp cho tôi có những tư liệu thực tiễn
rất bổ ích cho quá trình nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành là tư liệu giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan về
những tiềm năng, nguồn lực để phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất một số định hướng chính cho sự phát triển kinh tế của Quảng
Ninh đến năm 2020. Qua đó, các cơ chức năng, ban ngành trong tỉnh có thể

tham khảo và đưa ra các hoạch định chính sách phát triển kinh tế hợp lí nhằm
đưa kinh tế tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh và bền vững.
Đây cũng là một nguồn tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến tỉnh
Quảng Ninh nói chung và nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế nói riêng.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh;
Chương 2: Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh.


6
CHƢƠNG 1: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỈNH QUẢNG NINH

1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
1.1.1. Vị trí địa lí
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, nằm ở phía đông bắc của Tổ Quốc, có
hệ tọa độ địa lí từ 20
0
40’ đến 21
0
40’ vĩ độ Bắc và từ 106
0
26’ đến 108
0
31’ kinh
độ Đông. Điểm cực Bắc của tỉnh là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành
Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng,
huyện Vân Đồn. Cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn
Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc

phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái.
Về mặt tiếp giáp, phía Bắc Quảng Ninh giáp Trung Quốc với đường biên
giới trên bộ dài 132,8 km thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia như Móng
Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, Pò Hèn, Lục Lầm.
Vị trí tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho tỉnh trong việc thông thương, trao đổi hàng hóa với Trung Quốc qua hệ
thống các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Các cửa khẩu này đóng vai trò quan
trọng là cầu nối thông thương, trao đổi buôn bán các mặt hàng sản xuất và tiêu
dùng giữa các huyện, thị, thành phố trong tỉnh với huyện Phòng Thành và thị
trấn Đông Hưng thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong tương lai, sự phát
triển mạnh của tuyến đường hành lang xuyên Á đi qua lãnh thổ nước ta với hai
đầu mút là Lào Cai và đặc biệt là Móng Cái, sẽ có ảnh hưởng lan tỏa, tạo khả
năng hợp tác, hội nhập cho nền kinh tế miền Bắc nói chung cũng như tỉnh
Quảng Ninh nói riêng.
Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài 250 km, cùng những
tiềm năng biển to lớn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đa
dạng hóa nền kinh tế, đặc biệt phát triển các ngành kinh tế biển như giao thông
vận tải, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và khai thác khoáng sản ở thềm

7
lục địa… Quảng Ninh là cửa ngõ ra biển của vùng Trung du và Miền núi Bắc
Bộ, để giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
Hệ thống các cảng biển trong tỉnh, đặc biệt là cảng nước sâu Cái Lân;
cảng Cửa Ông; cảng Mũi Chùa và cảng Vạn Gia kết hợp với hệ thống đường bộ,
đường sắt sẽ góp phần đẩy nhanh quan hệ kinh tế với các địa phương trong nước
với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Phía Tây, một phần giáp với miền núi trùng điệp của tỉnh Lạng Sơn (dài
58 km), phần còn lại giáp với tỉnh Bắc Giang (dài 71 km) và với vùng đồng
bằng phì nhiêu của Hải Dương (dài 21 km) qua hệ thống tuyến đường quốc lộ
như 4B, 279 và 18A. Đây là những thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ngành

nông – lâm – thủy sản và ngành công nghiệp trong tỉnh, đồng thời cung cấp
nguồn lao động cho Quảng Ninh trong quá trình phát triển công nghiệp, nhất là
công nghiệp khai thác than.
Phía Nam giáp thành phố Hải Phòng, là một trung tâm công nghiệp, thành
phố cảng với các hoạt động xuất nhập khẩu nhộn nhịp và cũng là một trong ba
đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế ở miền Bắc. Hải Phòng nằm trong vùng
Đồng bằng sông Hồng và thuộc vùng KTTĐ phía Bắc với hệ thống cơ sở hạ
tầng khá tốt, có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Như
vậy, Quảng Ninh có điều kiện giao lưu trực tiếp với Hải Phòng qua hệ thống
tuyến đường bộ (quốc lộ 10), đường biển… nhằm thúc đẩy mối giao lưu kinh tế
giữa hai tỉnh nói chung và Đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Quảng Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng với thành phố Hạ Long là một
đỉnh của tam giác tăng trường kinh tế ở miền Bắc, nằm trong vùng KTTĐ ở phía
Bắc, có hệ thống các cửa khẩu và các cảng biển đã tạo điều kiện cho tỉnh có thể
phát triển một nền kinh tế mở trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực, cùng
với đó là lợi thế lớn về thị trường và giao lưu kinh tế ở trong nước và quốc tế.
Với vị trí như trên, Quảng Ninh có nhiều tiềm năng và lợi thế cho quá trình phát
triển kinh tế.
Tuy nhiên, vị trí địa lí trên cũng gây không ít khó khăn cho quá trình phát
triển kinh tế của tỉnh. Mặc dù tiếp giáp với Trung Quốc nhưng phần lớn

8
đường biên giới là núi cao hiểm trở nên hoạt động thông thương với nước
láng giềng còn gặp nhiều khó khăn. Tỉnh còn chịu nhiều ảnh hưởng của các
thiên tai như bão, lũ lụt, lũ quét… các hiện tượng thời tiết cực đoan như
sương muối, giông, mưa đá…
1.1.2. Phạm vi lãnh thổ
Quảng Ninh là một tỉnh lớn, với tổng diện tích tự nhiên 6.102,3 km
2
,

chiếm 1,84% diện tích tự nhiên toàn quốc. Quảng Ninh bao gồm 14 huyện, thị
xã và thành phố. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 186 xã, phường, thị trấn; 9
huyện (Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ,
Đông Triều và Cô Tô); 1 thị xã (Quảng Yên); 4 thành phố trực thuộc tỉnh (Hạ
Long, Cẩm Phả, Móng Cái và Uông Bí).
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Địa hình
Quảng Ninh là vùng đất có lịch sử địa chất trẻ, là nơi tiếp giáp giữa miền
nền và địa máng, lại thuộc nhiều đới kiến tạo có đặc điểm phát triển khác nhau
nên cấu trúc địa chất của lãnh thổ rất phức tạp. Nơi đây được ví như là “hình
ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam” với đầy đủ các dạng địa hình như đồi núi,
trung du, đồng bằng, ven biển, hải đảo và thềm lục địa.
1.2.1.1. Địa hình núi
Địa hình này chiếm tới trên 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm
toàn bộ vùng núi chạy dài từ Đông Triều đến Móng Cái (cánh cung Đông
Triều). Cánh cung Đông Triều chạy theo hướng Tây - Đông ở phía Nam và
hướng Đông Bắc - Tây Nam ở phía Bắc và nó được coi như là xương sống của
lãnh thổ Quảng Ninh. Vùng núi Quảng Ninh được chia ra làm 2 miền:
* Vùng núi miền Đông
Là vùng núi cao và đồ sộ nhất Quảng Ninh, kéo dài gần 50 km từ Tiên
Yên qua Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà đến Móng Cái. Đây là vùng núi nối tiếp
của vùng núi Thập Đại Vạn Sơn từ Trung Quốc, chạy dài theo hướng Đông Bắc
- Tây Nam. Với hai dãy chính đó là dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao

9
Xiêm (1.330 m), chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Đầm
Hà, Hải Hà.
* Vùng núi miền Tây
Vùng núi này tiếp nối từ Tiên Yên kéo dài qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía
bắc Uông Bí và thấp dần xuống phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này có độ

cao không quá 1.000 m, trừ đỉnh Yên Tử (1.068 m) và đỉnh Am Váp (1.094 m).
Địa hình núi ở Quảng Ninh có độ cao khá lớn, độ phân cắt sâu và chia cắt
ngang lớn, song song với đó là quá trình xâm thực rửa trôi diễn ra mạnh. Do đó,
phương thức khai thác tốt nhất với vùng địa hình này nhằm bảo vệ môi trường
và mang lại hiệu quả kinh tế đó là phát triển nghề rừng. Trồng và bảo vệ rừng,
kết hợp trồng các loại cây đặc sản như quế, hồi, trẩu, trồng gỗ trụ mỏ phục vụ
cho ngành công nghiệp khai thác than trong tỉnh.
1.2.1.2. Địa hình đồi
Địa hình đồi phân bố trên diện tích khá rộng lớn và chiếm khoảng 20%
diện tích lãnh thổ, chia ra thành 2 bộ phận:
* Vùng đồi duyên hải
Là một dải đồi có độ cao tương đương nhau từ 25 m đến 50 m, chỗ rộng
nhất khoảng 15 km đến 20 km, chạy dọc theo bờ biển từ Cẩm Phả đến Móng Cái.
Dải địa hình này thích hợp cho phát triển các mô hình lâm – nông kết hợp
với các kiểu trang trại chuyên môn hóa khác nhau, trong đó cây ăn quả, cây lấy
gỗ chống hầm lò cần được chú ý. Bên cạnh việc trồng các loại cây công nghiệp,
cây đặc sản phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng, vùng địa hình đồi có thể phát
triển chăn nuôi đại gia súc.
* Dải đồi thấp
Chạy dài từ phía nam Đông Triều đến Mông Dương, có độ cao trung bình
từ 200 m đến 400 m. Đây là miền sụt võng trước núi vào đại Trung Sinh và là bể
than antraxit lớn nhất của nước ta. Đây là tiềm năng rất lớn để Quảng Ninh phát
triển ngành công nghiệp khai thác than, góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ
lớn cho đất nước nói chung và cho tỉnh nói riêng, đồng thời nâng cao thu nhập
cho người lao động.

10
1.2.1.3. Địa hình đồng bằng
Đồng bằng chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích tư nhiên của toàn tỉnh,
bao gồm một dải hẹp ven biển từ Móng Cái đến Tiên Yên và vùng phía nam

Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên. Đây là những đồng bằng nhỏ hẹp được bồi
đắp phù sa của các con sông suối trong tỉnh và hệ thống sông Thái Bình. Riêng
đồng bằng Quảng Yên và Đông Triều do được bồi đắp của một phần phù sa
sông Thái Bình nên diện tích đồng bằng khá lớn.
Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng nhìn chung địa hình này thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp và giao thông. Đồng thời, đây cũng là mặt bằng lý
tưởng cho việc quy hoạch, xây dựng các KCN, cụm công nghiệp… hấp dẫn các
nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.
1.2.1.4. Địa hình vùng biển và bờ biển
* Địa hình vùng biển
Vùng biển Quảng Ninh rộng hơn 6.000 km
2
là phần phía tây bắc của vịnh
Bắc Bộ. Đây là một vịnh nông với nhiều đảo và quần đảo chắn phía ngoài nên
rất kín gió và sóng lặng.
Quảng Ninh có số lượng đảo nhiều nhất ở nước ta, chiếm hơn 2/3 số đảo
của cả nước (2078/2779 đảo) trải dài theo 250 km đường bờ biển và chia thành
nhiều lớp. Trong vùng biển nổi lên một số đảo lớn như đảo Cái Bầu, Cái Chiên,
Vĩnh Thực, Bản Sen… Bên cạnh đó còn có hàng nghìn hòn đảo nhỏ xếp thành
hai dãy nối đuôi nhau từ núi Ngọc đến nam Hạ Long. Tỉnh có hai huyện đảo đó
là Vân Đồn và Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bãi Tử Long có hàng nghìn đảo đá
vôi là vùng địa hình đá vôi bị nước mài mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên
ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú, tạo nên sức hấp dẫn thu hút khách
du lịch. Các đảo và hệ thống các đảo, vùng biển Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi
cho ngư dân tiến hành khai thác thủy sản. Hệ thống các đảo ven bờ là căn cứ an
toàn của tàu, thuyền neo đậu trong mùa mưa bão. Ngoài ra, các đảo và quần đảo xa
bờ, đặc biệt là quần đảo Cô Tô còn có vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược
kinh tế biển của cả nước; có vị trí quan trọng đối với việc phát triển thương mại với
quốc tế, là vị trí tiền tiêu bảo vệ an ninh quốc phòng đất nước.


11
* Địa hình đường bờ biển
Quảng Ninh có 250 km đường bờ biển và bị chia cắt mạnh bởi đồi núi ăn
ra sát biển và bởi các vịnh đảo, cửa sông. Đoạn bờ biển từ Móng Cái đến Cửa
Ông tương đối bằng phẳng, được bồi tụ - mài mòn tạo nên các bãi triều rộng, dải
rừng ngập mặn rộng lớn trên 80 nghìn ha (đứng hàng thứ 2 cả nước sau Cà
Mau). Các bãi triều, dải rừng ngập mặn này là nơi tập trung nhiều nguồn lợi hải
sản, có thể được khai thác nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân ven
biển ở khu vực này. Đồng thời, dải rừng ngập mặn này còn đóng vai trò quan
trọng trong việc hạn chế ảnh hưởng của sóng biển tới vùng ven biển. Riêng bờ
biển Trà Cổ, sóng biển mạnh đã tạo nên những bãi tắm lý tưởng với bãi cát
phẳng, nước trong xanh. Bãi biển Trà Cổ dài trên 15 km, là một trong những bãi
biển đẹp nhất ở Việt Nam. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển du
lịch nghỉ dưỡng tắm biển tại nơi đây.
Đoạn bờ biển từ Cửa Ông đến Yên Lập, có một số sông đổ ra, địa hình núi
ăn ra sát biển, bờ biển dựng đứng, có nhiều luồng lạch sâu cùng với đó là hệ thống
các đảo, vòng cung đảo bao quanh phía ngoài. Đây là những địa điểm lý tưởng để
xây dựng các cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu mang tầm cỡ quốc tế.
1.2.2. Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh vừa mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc
Việt Nam, vừa có những nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có một mùa hạ nóng ẩm
mưa nhiều, một mùa đông lạnh ít mưa. Nhưng bao trùm lên đó vẫn là tính chất
nhiệt đới nóng ẩm. Xen kẽ giữa hai mùa hạ và mùa đông là hai thời kì chuyển
tiếp khí hậu, mỗi thời kì kéo dài khoảng một tháng.
- Về chế độ nhiệt
Do nằm trong vành đai nhiệt đới, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên
đỉnh nên Quảng Ninh nhận được lượng bức xạ lớn, trung bình năm đạt 115,4
kcal/cm
2

, cán cân bức xạ trung bình năm luôn luôn dương đạt từ 40 – 60
kcal/cm
2
/năm.

12
Nhiệt độ trung bình năm toàn tỉnh là 21
0
C, tuy nhiên có sự phân hóa theo
mùa: vào mùa hạ (bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10) nhiệt độ
trung bình đạt trên 25
0
C, còn vào mùa đông (bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết
thúc vào cuối tháng 3 năm sau) nhiệt độ trung bình dưới 20
0
C.
- Về chế độ mưa, ẩm
Quảng Ninh mang đặc điểm chung của các tỉnh Bắc Bộ là mưa nhiều vào
mùa hạ. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10, số ngày mưa
trung bình trong nhiều năm trong tỉnh thường từ 90 – 170 ngày. Mưa tập trung
chủ yếu vào tháng 7 và tháng 8. Lượng mưa vào mùa hạ chiếm tới 85% lượng
mưa cả năm. Ngược lại, mùa đông lượng mưa nhỏ, chỉ khoảng 150 mm đến 400
mm. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1700 – 2400 mm/năm. Do đó, độ ẩm
trong không khí khá lớn, trung bình từ 82 – 85% nhưng có sự phân hóa theo
mùa. Mùa mưa độ ẩm trong không khí cao và ngược lại.
- Về chế độ gió
Là một tỉnh ven biển, địa hình phức tạp nên cơ chế gió không thuần nhất.
Vào mùa đông, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, Quảng Ninh có gió thịnh hành
là bắc – đông bắc. Từ tháng 5 đến tháng 9, gió thịnh hành là nam – đông nam.
Các nơi có địa hình đặc trưng thì cơ chế gió mang tính địa phương.

Bên cạnh các yếu tố trên, khí hậu Quảng Ninh còn chịu ảnh hưởng của
bão và áp thấp nhiệt đới, về mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa
đông bắc và các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, sương mù,
giông…
Nhìn chung, khí hậu Quảng Ninh cho phép phát triển một nền sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp đa dạng theo những hướng khác nhau. Đặc biệt, tỉnh có
khả năng phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, dược liệu và
chăn nuôi gia súc theo hướng nông, lâm kết hợp. Đồng thời, cho phép các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt được diễn ra liên tục và bình thường. Tuy nhiên, các
hiện thời tiết cực đoan, mưa bão, áp thấp nhiệt đới cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng
chống nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

13
1.2.3. Tài nguyên đất
1.2.3.1. Các nhóm đất
Quảng Ninh có tài nguyên đất khá đa dạng với hai nhóm đất lớn. Mỗi
nhóm đất lại được chia thành nhiều loại với những đặc điểm riêng và khả năng
sử dụng vào các mục đích khác nhau.
* Nhóm đất đồng bằng ven biển
- Đất cát biển: phân bố dọc ven biển Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long,
Hoành Bồ và Quảng Yên với tổng diện tích 1.454,5 ha (chiếm 0,24% đất tự
nhiên toàn tỉnh). Loại đất này có phản ứng chua, tỉ lệ mùn và đạm ở mức trung
bình, nghèo lân và kali, giữ nước và giữ màu kém, thích hợp với trồng các loại
cây hoa màu.
- Đất mặn: có diện tích khoảng 51.053,8 ha chiếm 8,36% đất tự nhiên,
phân bố dọc ven biển từ Đông Triều đến Móng Cái. Đất vừa mặn vừa chua do
sự xâm nhập của nước biển với các mức độ khác nhau. Nhóm đất này được khai
thác chủ yếu để nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng ngập mặn, vùng trong đê có
thể được khai phá để sản xuất nông nghiệp.

- Đất phù sa: đa phần có độ phì tự nhiên khá cao, giàu chất dinh dưỡng,
thích hợp trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp. Phân bố dọc theo
Quốc lộ 18A từ Đông Triều đến Móng Cái, với tổng diện tích khoảng 40.105 ha
(chiếm 6,6% diện tích đất tự nhiên).
* Nhóm đất đồi núi
Nhóm đất đồi núi ở Quảng Ninh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đất đai
với 510.755 ha, chiếm 83,7% đất tự nhiên. Trong đó, chiếm diện tích lớn nhất
là đất feralit vàng đỏ và đất feralit đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi,
núi thấp.
- Đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi, núi thấp (dưới 700 m): phân bố ở hai
sườn của cánh cung Đông Triều với diện tích 370.000 ha (chiếm 60,6% diện tích
đất tự nhiên). Nhóm đất này có phản ứng chua, thành phần cơ giới từ trung bình
đến nặng, tầng đất mùn dày, độ phì khá cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng

14
như chè, cây ăn quả, ngô… Tuy nhiên, đất dễ bị rửa trôi, xói mòn nên trồng cây
lâu năm kết hợp với nông lâm nghiệp là biện pháp hữu hiệu.
- Đất feralit vàng đỏ có mùn trên núi: phân bố ở những vùng núi cao trên
700 m thuộc cánh cung Đông Triều. Tổng diện tích đất là 59.298 ha chiếm 9,7%
đất tự nhiên. Đất này có hàm lượng mùn cao, khá tốt và có màu vàng đỏ, thích
hợp phát triển lâm nghiệp, trồng các cây công nghiệp lâu năm như hồi, quế, trẩu,
cây ăn quả ôn đới và cây dược liệu…
- Đất vùng đồi núi đá vôi: phân bố chủ yếu ở các đảo, quần đảo có diện
tích 46.627 ha (chiếm 7,6% diện tích tự nhiên). Đất có màu vàng đỏ, xám vàng
hoặc xám thẫm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, có thể phát triển
trồng lúa và hoa màu trên một số đảo như Cái Chiên, Cái Bầu, Cái Rồng, Cô
Tô… Tuy nhiên diện tích nhỏ và năng suất không cao.
Ngoài ra, trong nhóm đất đồi núi còn có một số nhóm đất khác chiếm diện
tích nhỏ như đất thung lũng, đất dốc tụ…
1.2.3.2. Cơ cấu sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh tính đến năm 2012 là 610.235,3 ha,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,3%, đất lâm nghiệp 63,7%, đất
chuyên dùng và đất ở 8,6%, đất khác và đất chưa sử dụng 19,4%.
19,4
8,6
63,7
8,3
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng và đất ở
Đất khác và đất chưa sử dụng

Đơn vị: (%)
Hình 1.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh năm 2012
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013

15
Trong cơ cấu sử dụng đất, đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất, phù hợp
với đặc điểm địa hình của tỉnh. Việc sử dụng đất cho lâm nghiệp ở đây không
chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ
che phủ rừng, hạn chế tai biến thiên tai và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tỉ lệ đất sản xuất nông nghiệp thấp, chỉ bằng 27% so với mức trung bình
chung của cả nước (30,7%). Tuy nhiên, lại có vai trò hết sức quan trọng trong
việc đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh và tạo ra các sản phẩm nông
nghiệp hàng hóa, hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây
ăn quả lớn.
Tỉ lệ đất chuyên dùng và đất ở nhìn chung ở mức trung bình so với cả
nước (năm 2012 tỉ lệ này của cả nước là 7,7%). Diện tích đất chưa sử dụng còn
lại không nhiều chỉ khoảng 11%, điều này cho thấy trình độ phát triển và mức
độ khai thác tài nguyên đất vào sản xuất và đời sống của người dân Quảng Ninh

ở mức độ khá cao.
Như vậy, tài nguyên đất đa dạng cùng với khí hậu nhiệt đới có một mùa
đông lạnh, phân hóa theo lãnh thổ tạo điều kiện cho tỉnh phát triển một nền nông
nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, cần có những biện pháp hạn chế quá trình rửa trôi,
xói mòn, thoái hóa trong quá trình sản xuất.
1.2.4. Tài nguyên nước
1.2.4.1. Nước trên mặt
Nguồn nước trên mặt ở Quảng Ninh khá phong phú với hệ thống các sông
suối, hồ phân bố dày đặc. Mật độ trung bình đạt từ 1 đến 1,9 km/km
2
, có nơi tới
2,4 km/km
2
. Phần lớn các sông ở Quảng Ninh đều nhỏ, ngắn và dốc; thung lũng
sâu và hẹp, xâm thực mạnh, hầu như không có bồi tụ. Các sông, suối đều bắt
nguồn từ các vùng núi trong cánh cung Đông Triều trên độ cao 500 – 1.300 m.
Sông ngòi phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vuông góc với biển.
Trong tỉnh có một số hệ thống sông chính như:
* Các sông đổ ra sông Bạch Đằng: bắt nguồn từ khu vực sườn nam của
vùng đồi núi thuộc dãy Yên Tử như sông Đá Bạch, sông Sinh, sông Uông và

16
sông Kinh Thầy. Sông Bạch Đằng với đoạn chảy qua Quảng Yên dài 20 km là
con sông nối liền sông Lục Nam với sông Thái Bình.
* Hệ thống sông đổ ra Cửa Lục – vịnh Hạ Long: các sông này chảy từ
miền núi Hoành Bồ, đều là những con sông nhỏ, dốc và không có khả năng
bồi đắp phù sa ở hai bên bờ. Đó là các sông Thác Cát, Diễn Vọng, Vũ Oai,
Yên Lập…
* Hệ thống sông Tiên Yên – Móng Cái: bao gồm một số sông lớn trong
tỉnh, trong đó có sông Tiên Yên dài 63 km chảy từ Bình Liêu ở độ cao 500 –

1.000 m theo hướng Bắc – Nam; sông Ba Chẽ dài 80 km bắt nguồn từ vùng núi
cao huyện Hoành Bồ và Đình Lập (Lạng Sơn) chảy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam rồi đổ ra biển; sông Ka Long bắt nguồn từ bản An (Trung Quốc) ở độ cao
700 m chảy về nước ta qua Móng Cái dài khoảng 60 km…
Chế độ thủy văn của các con sông trong tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào chế
độ mưa. Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10,
tập trung vào tháng 6 đến tháng 8. Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
cạn nhất vào tháng 3. Lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch nhau lớn.
Các sông ngòi trong tỉnh là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài giá trị về cung cấp
nước cho sản xuất và sinh hoạt, sông ngòi Quảng Ninh còn có giá trị nhỏ về thủy
điện và giao thông đường thủy.
Hệ thống hồ, đầm trong tỉnh cũng khá phong phú. Toàn tỉnh có 72 hồ, đập
các loại, trong đó có 29 hồ, đập lớn. Phân bố rải rác trong tỉnh từ Đông Triều
đến Móng Cái như hồ Yên Lập (Quảng Yên), Bến Chầu (Đông Triều), Khe Táu
(Tiên Yên), Chúc Bài Sơn (Hải Hà), Quất Đông (Móng Cái)… Tổng dung tích
các hồ đập là 195,53 triệu m
3
. Các hồ đập này là những công trình thủy lợi phục
vụ có hiệu quả cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
có thể khai thác cho phát triển du lịch.
1.2.4.2. Nước dưới đất
Nguồn nước dưới đất của tỉnh khá phong phú. Tổng trữ lượng nước dưới
đất đã được tìm kiếm thăm dò là 129.049 m
3
/ngày. Nguồn nước này góp phần

17
cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương trong tỉnh và cho các hoạt
động sản xuất khác. Đặc biệt có giá trị phải nói đến đó là nguồn nước khoáng.

Quảng Ninh đã phát hiện được một số điểm nước khoáng như Quang Hanh
(Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Ho (Bình Liêu), trong đó có giá trị và
được nhiều người biết đến là nước khoáng Quang Hanh. Nguồn nước khoáng
này hiện đã và đang được khai thác có hiệu quả. Ngoài ra, nguồn nước khoáng
còn có tác dụng chữa bệnh và phát triển du lịch.
1.2.5. Tài nguyên sinh vật
Quảng Ninh là nơi hội tụ của nhiều luồng sinh vật: luồng Bắc Việt Nam –
Nam Trung Hoa, luồng sinh vật từ Himalaya và Mianma di cư sang, cùng với
các loài bản địa. Do đó, Quảng Ninh là nơi có thảm thực vật tự nhiên rất đa dạng
và phong phú, bao gồm nhiều loài thực – động vật tự nhiên, cũng như các loại
cây trồng, vật nuôi khác nhau.
Năm 2011, diện tích rừng toàn tỉnh đạt 316.578 ha (chiếm 2,34% diện tích
rừng cả nước), độ che phủ rừng đạt 51,9%; trong đó diện tích rừng tự nhiên là
146.514 ha (chiếm 46,3% tổng diện tích rừng của toàn tỉnh và 1,42% diện tích
rừng tự nhiên của cả nước).
Hệ sinh thái ở Quảng Ninh khá đa dạng với nhiều kiểu rừng như rừng tự
nhiên nguyên sinh, rừng tự nhiên thứ sinh, rừng trồng, rừng trên núi đá vôi, rừng
tre nứa, rừng cây bụi trảng cỏ, rừng ngập mặn… Trong rừng có nhiều loại cây
gỗ quý như lim, gội, gụ, kim giao, sến, trai, nghiến, lát hoa, trầm hương… Các
cây dược liệu quý như: ba kích, bình vôi Quảng Tây, thổ phục linh, hồi, quế…
Động vật cũng tương đối phong phú. Trong tỉnh có tới 56 loài thú loài,
189 loài chim, 42 loài bò sát và 26 loài ếch nhái. Nhiều loại động vật quý hiếm
như dơi bao đuôi, culi, vượn Hải Nam, gấu ngựa, báo hoa mai, cò đen, vịt biển,
trĩ khoang cổ, rùa vàng…
Bên cạnh sinh vật trên cạn, khu vực ven biển và trên các đảo trong tỉnh
còn có diện tích rừng ngập mặn với các loài chính như sú, vẹt, đước… dải rừng
ngập mặn có diện tích lớn thứ hai cả nước sau Cà Mau. Đây là địa bàn cư trú của

18
nhiều loài cá, tôm, chim, ong… góp phần cung cấp nguồn thực phẩm cho ngư

dân ven biển và hạn chế ảnh hưởng của sóng biển vào vùng ven biển.
Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng đó là những thuận lợi cho
Quảng Ninh khai thác các nguồn lợi to lớn này cho sản xuất công nghiệp, sản
phẩm dược liệu, phát triển nghề rừng, du lịch và phục vụ cho nhu cầu đời sống
của nhân dân.
1.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Quảng Ninh là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất
ở nước ta. Theo kết quả tìm kiếm và thăm dò, trên lãnh thổ Quảng Ninh có tới
140 mỏ và điểm quặng, thuộc nhiều loại khoáng sản khác nhau. Trong đó có
nhiều loại khoáng sản có giá trị kinh tế lớn thuộc đủ các nhóm: năng lượng, kim
loại và phi kim loại.
1.2.6.1. Khoáng sản năng lượng
* Than đá (than antraxit): là khoáng sản năng lượng quan trọng nhất ở
Quảng Ninh. Đây cũng là bể than lớn nhất, tập trung tới 90% trữ lượng than cả
nước. Bể than này phân bố thành một dải không liên tục từ Đông Triều, Mạo
Khê, Uông Bí đến Hòn Gai, Cẩm Phả, Cái Bầu. Dải than này kéo dài khoảng
130 km, rộng từ 20 – 30 km và tổng diện tích dải chứa than khoảng 1.300 km
2
.
Độ dày tầng chứa than của các bể than ở Quảng Ninh là không đều.
+ Vùng Mạo Khê – Tràng Bạch: có chiều dày trầm tích chứa than lớn
(2.900 m) chứa 61 vỉa, trong đó có 27 vỉa đạt chiều dày công nghiệp.
+ Vùng Cẩm Phả, dải phía bắc (từ ngã Hai đi Mông Dương): địa tầng
chứa than trên 1.300 m, chứa 19 vỉa than công nghiệp, hệ số chứa than là 5%.
+ Vùng nam Cẩm Phả (từ Khe Sím đến Quảng Lợi): chiều dày trầm tích
chứa than tối đa 6.000 m, có từ 2 – 4 vỉa than công nghiệp, độ chứa than rất cao
(31,7%).
+ Ở đảo Kế Bào: chiều dày trầm tích chứa than đến 2.000 m, có 16 vỉa
than công nghiệp, tuy nhiên các vỉa than này có hệ số chứa than thấp (3,3%).


19
+ Ở dải than Bảo Đài: chiều dày trầm tích than 339 m, chứa từ 2 – 15 vỉa
than trong đó có từ 2 – 13 vỉa than công nghiệp. Ở phần trung tâm của dải than
có độ chứa than cao sau đó giảm dần về phía Tây và phía Đông.
- Về trữ lượng: theo tài liệu của Lê Đỗ Bình (1994 – Viện Kinh tế Địa
chất thuộc cục Địa chất Việt Nam), tổng tiềm năng tự nhiên của bể than ở
Quảng Ninh là 12 tỉ tấn, trong đó tiềm năng thu hồi là 8,4 tỉ tấn. Tổng trữ lượng
địa chất đã tìm kiếm, thăm dò của 33 khu từ độ sâu 350 m lên đến lộ vỉa là
3.633,3 triệu tấn.
- Về chất lượng: than antraxit ở Quảng Ninh được đánh giá có chất lượng
hàng đầu ở Việt Nam và cả ở khu vực Đông Nam Á. Than có hàm lượng cacbon
ở khối cháy thuộc loại cao, đa số lớn hơn 90%, trong khi đó hàm lượng các khí
hiđrô, nitơ… thấp. Nhiệt lượng tỏa ra khi cháy đạt từ 7.800 đến 8.600 cal/g.
* Đá dầu: mỏ đá dầu Đồng Ho là mỏ đá dầu duy nhất ở Quảng Ninh cũng
như là ở Việt Nam. Mỏ nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km về phía tây
bắc, hiện thuộc địa phận huyện Hoành Bồ. Khu mỏ có diện tích 1,5 km
2
, trong
đó diện tích chứa quặng 0,34 km
2
. Độ dày phần chứa dầu là 170 m, gồm 3 lớp
đá dầu, Asphan, cát kết chứa dầu.
Mỏ đá dầu có diện tích chứa dầu không lớn, nếu chỉ khai thác mỏ để lấy
dầu có thể giá thành sản phẩm sẽ cao, hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, nếu
nghiên cứu tận thu cả phần đất phủ mà chủ yếu là đất sét vào mục đích sản xuất
xi măng tại Hoành Bồ thì giá trị kinh tế sẽ cao hơn.
1.2.6.2. Khoáng sản kim loại
Nhìn chung, Quảng Ninh nghèo khoáng sản kim loại, kể cả chủng loại và
quy mô, trữ lượng. Một số khoáng sản như antimon, sắt, inmenit đã được phát
hiện nhưng có quy mô nhỏ; chì, kẽm, thủy ngân, đồng, vàng… mới phát hiện ở

dạng những điểm quặng nằm rải rác, phân tán.
* Antimo: là khoáng sản kim loại có triển vọng nhất ở Quảng Ninh, phân
bố thành một dải dọc theo đứt gãy sâu Đồng Mỏ - Tấn Mài. Tiềm năng dự báo
khoảng 1.700.000 tấn, trữ lượng được đánh giá sơ bộ là 10.500 tấn.

20
* Inmenit – Titan: Inmenit là khoáng vật phổ biến ở Quảng Ninh. Chúng
phân bố chủ yếu trong các bãi cát ven biển từ Đầm Hà đến Móng Cái. Trong đó,
titan tập trung ở ba khu vực chính: Hà Cối, Bình Ngọc – Trà Cổ và quanh đảo
Vĩnh Thực.
Inmenit ở Quảng Ninh mới được đánh giá sơ bộ ở hai mỏ Bình Ngọc và
Vĩnh Thực. Trữ lượng inmenit sơ bộ ở mỏ Bình Ngọc (Móng Cái) là 91.995 tấn,
trữ lượng dự báo 186.700 tấn. Phân bố dọc bờ biển Trà Cổ đến Mũi Ngọc dài 12
km. Mỏ Vĩnh Thực phân bố ở phía nam của đảo Vĩnh Thực, kéo dài 7 – 10 km,
rộng 10 – 20 m, dày 1 – 3 m. Tài nguyên dự báo 32.770 tấn, trữ lượng 7.400 tấn.
Khu vực Hà Cối có tổng trữ lượng inmenit dự báo khoảng 189.696 tấn.
Hầu hết, quặng inmenit ở Quảng Ninh nằm lộ thiên trên mặt nên có thể
khai thác dễ dàng. Các hợp kim titan, oxit titan được sử dụng nhiều trong lĩnh
vực công nghiệp như sơn thủy tinh, thuộc da, kính, cao su, thép titan dùng trong
công nghiệp chế tạo máy bay, tàu thủy… để tăng độ cứng, chống mòn.
* Sắt: các mỏ và điểm quặng sắt ở Quảng Ninh rất nhiều nhưng không tập
trung và trữ lượng không lớn. Tổng trữ lượng các mỏ sắt theo đánh giá sơ bộ là
314.860 tấn, phân bố ở mỏ Kế Bào (xã Vạn Yên – Vân Đồn), mỏ Nghĩa Lộ (xã
Việt Hưng – Hoành Bồ), mỏ Đồng Đặng (xã Lê Lợi – Hoành Bồ), điểm sắt –
mangan Đồng Giang (xã Sơn Dương – Hoành Bồ).
Ngoài ra, Quảng Ninh còn có một số kim loại khác như: vàng (Tiên Yên,
Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Vân Đồn và Hoành Bồ), thủy ngân (Hoành Bồ),
chì – kẽm (Tiên Yên, Hoành Bồ, Bình Liêu), đồng (Móng Cái, Hải Hà)…
1.2.6.3. Khoáng sản phi kim
Loại này bao gồm một số khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp sản

xuất hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng và một số ngành công nghiệp khác.
* Đá vôi: phân bố ở phía tây và tây nam Quảng Ninh, kéo dài từ Đông
Triều đến Cẩm Phả - Vân Đồn. Tổng trữ lượng đá vôi ước tính khoảng
1.399.467 nghìn tấn với 4 mỏ chính:
+ Mỏ đá vôi Tân Yên (Đông Triều) có tiềm năng dự báo 13.096 nghìn
tấn, tổng trữ lượng nguyên liệu sản xuất xi măng là 12.134 nghìn tấn.

×