Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Báo cáo thực tập Tìm hiểu quy trình nhà máy bột cá Đông Hải (Quy trình bột cá và xử lý nước thải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.35 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA -VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC & CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHÀ MÁY BỘT CÁ
ĐÔNG HẢI
Giảng viên hướng dẫn: DƯƠNG QUỐC KHANH
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THÀNH CÔNG
NGUYỄN QUỐC HOANG
NGUYỄN VĂN HUÂN
NGUYỄN QUANG MẾN
Lớp: DH11H1
Khoá: 2011-2015
TP. Vũng Tàu, tháng 08 năm 2014


LỜI NÓI ĐẦU
Viêt Nam với bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông rạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ
tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất
phong phú. Các vùng biển Việt nam có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh thái
nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó hải sản được đánh giá là an
toàn cho sức khoẻ – một ưu điểm hàng đầu trên thị trường thuỷ sản thế giới hiện nay.
Trải qua bao tháng năm cùng với quá trình công nghiệp hóa đất nước, ngành công
nghiệp chế biến thuỷ sản đã tiến những bước dài trên con đường xây dựng CNXH và
góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, nước ta đang chuyển
sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó là sự bung ra hàng loạt các loại hình kinh
doanh mới, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần… và kéo theo sự
sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hóa. Tất cả làm nền kinh tế Việt Nam
cạnh tranh gay gắt hơn, khó khăn của các doanh nghiệp là điều kiện không tránh khỏi,


không ít các doanh nghiệp sa sút và đi đến phá sản. Nhưng cũng có các doanh nghiệp
đứng vững được và ngày càng phát triển. Bởi vậy, một câu hỏi lớn nhất bao trùm đối
với doanh nghiệp là: làm thế nào để doanh nghiệp luôn luôn tồn tại và phát triển trong
cơ chế thị trường? Câu trả lời của mỗi doanh nghiệp mặc dù rất khác nhau, không
một doanh nghiệp nào có thể phủ nhận rằng: “ Để tồn tại và phát triển trong nền kinh
tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh, không còn con đường nào khác là phải nâng
cao khả năng cạnh tranh qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”.
Là một cơ sở hoạt động chế biến hải sản lâu năm trên địa bàn thành phố Vũng
Tàu, có nhiều kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và có nhiều bạn hàng tin cậy, quen
thuộc thường xuyên cung cấp nguồn nguyên liệu và có khách hàng tiêu thụ sản phẩm
ổn định trên thị trường.
Với kinh nghiệm sản xuất tích lũy trong năm, đồng thời thực hiện chủ trương của
nhà nước về việc tăng cường đầu tư chế biến hải sản; Sau khi khảo sát nghiên cứu
quy hoạch xã Tân Hải, doanh nghiệp Đông Hải đã mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy
chế biến bột cá Đông Hải tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban Giám hiệu Khoa Hóa
học và Công nghệ Thực phẩm-Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã tạo điều kiện
cho nhóm em được làm báo cáo thực tập chuyên ngành này, đây là một cơ hội để
nhóm em được thực hành kiến thức học trên lớp và giúp ích rất lớn để nhóm em ngày
càng hoàn thiện và tự tin về mình hơn.
Gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên hướng dẫn, Thạc sĩ Lê Anh
Phương trong suốt thời gian vừa qua đã không ngại khó khăn và đã nhiệt tình chỉ
dạy, giúp đỡ nhóm em để hoàn thành bài báo cáo này.
Gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các nhân viên Công ty TNHH chế biến thủy sản
Đông Hải, đặc biệt là các cô, chú trong phòng kĩ thuật, những người đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo và cho nhóm em nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực
tập ở Công ty.

Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè, người thân, những người đã có những
đóng góp có ích giúp nhóm em hoàn thành tốt bài báo cáo này.



NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
, ngày… tháng ……năm 2014

Xác nhận của đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)


NHẬN XÉT
(Giảng viên hướng dẫn)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)
















NHẬN XÉT
(Giảng viên phản biện)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….
Giảng viên phản biện
(Ký ghi rõ họ tên)
















Mục lục
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1
1.1. Thông tin tổng quát 1
1.2. Lịch sử hình thành 1
1.2.1. Điều kiện kinh tế 1
1.2.2. Điều kiện xã hội 2
1.2.3. Điều kiện tự nhiên 2
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU, SẢN PHẨM 4
2.1. Nguyên liệu 4
2.2. Sản phẩm 4
Chương 3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY 8
3.1. Quy trình sản xuất 8
3.2. Thiết bị chính 9
3.2.1. Máy sấy trống quay 9
3.2.2. Máy nghiền 10
3.2.3. Vít tải 11
3.3.4. Hệ thống khử mùi 13
3.2.5. Nồi hơi 14
3.2.6. Máy sàng 15
3.2.7. Thiết bị làm nguội 15
3.2.8. Thiết bị đóng bao 16
Chương 4. TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY 17
4.1. Ô nhiễm môi trường trong chế biến 17
4.2. Tác hại của các chất ô nhiễm trong nước thải tới môi trường 17

4.3. Nguồn gốc, tính chất, thành phần nước thải 18
4.4. Quy trình xử lý nước thải nhà máy 20
4.5. Quy trình vận hành 20
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
5.1. Kết luận 22
5.2. Kiến nghị 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Thông tin tổng quát
- Tên: doanh nghiệp tư nhân ĐÔNG HẢI
- Địa chỉ: Thôn 1, Xã Long Sơn, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
- Điện thoại: 0643. 844656-064.2211352-064.2211353
- Fax: 0643.844573
- E-mail:
- Website:
- Lĩnh vực hoạt động: sản xuất thức ăn chăn nuôi, cung cấp cho nhu cầu thức ăn
chăn nuôi trong cả nước với các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Giấy chứng nhận kinh doanh số 4901000532 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu cấp ngày 24/04/2003.
1.2. Lịch sử hình thành
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía nam, là một địa bàn có tiềm năng phát
triển kinh tế. Trong đó nghành hải sản được coi là một trong những nghành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh. Toàn tỉnh có trên 150km bờ biển. Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh
có nghề cá lớn của cả nước. Ngư trường đánh bắt hải sản nằm trong tổng thể ngư
trường khu vực phía nam từ Phan Thiết đến Phú Quốc, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu
là một tâm điểm của ngư trường này.

Theo số liệu điều tra của trung tâm nghiên cứu biển, Bộ Thủy Sản, đến nay đã
xác định được trên Ngư trường Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 661 loài cá với 319
giống thuộc họ. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh BR-VT, quy
hoạch phát triển nghành thủy sản và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các
huyện, thủy sản giữ một vị trí quan trọng trong các nghành kinh tế mũi nhọn, là một
trong những tiềm năng, thế mạnh.
Bên cạnh đó với vị trí địa lý là cửa ngõ của miền Đông Nam Bộ và TPHCM, nên
ngoài sản lượng đánh bắt của các cơ sở trong tỉnh BR-VT còn tiếp nhận một sản
lượng đánh bắt khá lớn của Ngư dân các tỉnh tổ chức đánh bắt trên ngư trường khu
vực đưa vào.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
2

Trong những năm gần đây, tỉnh BR-VT đã có những bước phát triển mạnh mẽ về
mọi mặt kinh tế - xã hội. Hàng loạt các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao
thông, hệ thống thoát nước, cấp điện cấp nước…Đã dược xây dựng hoàn thành, tạo
điều kiện thuận lợi cho các hoạy động sản xuất kinh doanh phát triển. Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Tân Thành tạo điều kiện định hướng cho
việc hoạch định, xây dựng các dự án phát triển kinh tế trong khu vực.
1.2.2. Điều kiện xã hội
Dân số có khoảng 907 ngàn người, trong đó riêng dân số xã Tân Hải 10.147
người, diện tích xã là 22,92km2, trình độ dân trí ngày càng cao. Các quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển ngành đã
được xây dựng và thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng phát triển
kinh tế và ổn định đời sống nhân dân.
Những điều kiện trên đã tạo súc hút các cán bộ trí thức và đội ngũ lao động lành
nghề đến làm việc tại địa phương. Đây cũng là những yếu tố thuận lợi cho việc triển
khai thực hiện dự án.
1.2.3. Điều kiện tự nhiên
Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình trong năm là 27

o
C. Ngày nóng nhất
thường xảy ra vào tháng 04 và tháng 05 trong năm.
Độ ẩm không khí: độ ẩm trung bình trong năm khoảng 80%, cao nhất thường vào
tháng 09 khoảng 90,3%.
Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu thừ tháng 05 đến tháng 11 dương lịch, mưa tập
trung vào tháng 07 đến tháng 10, lượng mưa trung bình là 1.450mm, cao nhất là
1.700mm, tháng có mưu nhiều và lớn là tháng 09.
Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân năm là 1133mm/năm, cao nhất thường
xảy ra vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
Chế độ nắng: tổng số giờ nắng trung bình trong năm từ 1.200 - 1.400 giờ/năm,
mùa khô khoảng 1.300 – 1.500 giờ/năm, mùa mưa khoảng 800 – 900 giờ/năm.
Chế độ gió và giông bão: tốc độ gió trung bình 3 – 4m/s, tốc độ bão lớn nhất
12m/s, tần suất ó bão từ 5 – 10%.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
3

Thủy văn: chế độ thủy triều trong ngày không đều. Trong ngày có 2 lần thủy
triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Đỉnh triều, chân triều và biên độ của 2 lần triều
lên xuống không bằng nhau. Ngày có niên độ triều lớn nhất 3 – 4m. Biên độ có
ngày có triều cường trung bình 2,2 – 2,3m và biên độ ngày có triều cường kém nhất
là 1,5 – 2m. Mực nước thủy triều cường kém nhất là 1,5 – 2m. Mực nước thủy triều
với tần suất P=10% là 1,5m.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
4

Chương 2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU, SẢN PHẨM
2.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu cho sản xuất bột cá là sử dụng các loại cá tạp như: cá đù, cá hồng, cá
phèn, cá mối, cá mó, cá dìa, cá trích, cá chỉ vàng, cá bò gai, cá nục. Bảo quản bằng

nước đá và muối. Bảo quản bằng hỗn hợp nước đá + muối 5% có thể giữ tươi được
16 ngày, hỗn hợp nước đá + muối 15% có thể giữ tươi được 30 ngày.
Không bảo quản bằng hỗn hợp muối quá 15%, vì khi chế biến phải tiến hành nhả
muối lâu khiến nguyên liệu bị mất nhiều protein, vitamin làm giảm chất lượng bột
cá.
2.2. Sản phẩm
Bột cá không được chứa Samonella, E.Coli, các độc tố nấm mốc và các chất độc
hại. Dư lượng chất bảo quản và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức
tối đa cho phép theo qui định hiện hành.
Tùy theo điều kiện sản xuất và yêu cầu tiêu dùng, khối lượng tịnh của bột cá
trong mỗi đơn vị bao gói 50kg. Bột cá được đựng trong bao PP màu trắng mới có
tráng lớp nhựa PE chống hút ẩm.
Ghi nhãn phải đúng với quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày
30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về nhãn hàng hóa, gồm những nội dung sau:
a) Định lượng
b) Ngày sản xuất
c) Hạn sử dụng
d) Thành phần định lượng.
Bột cá được bảo quản trong kho khô sạch, để nơi cao ráo, thoáng mát, không có
chất độc hại và không mang mầm bệnh.
Phương tiện vận chuyển bột cá phải khô, sạch, không có mùi lạ và đảm bảo yêu
cầu vệ sinh thú y.
Thời hạn sử dụng: 06 tháng kể từ ngày sản xuất.



GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
5

Bảng 2.1. Chỉ tiêu cảm quan.

Chỉ tiêu
Yêu cầu
1. Màu sắc
Nâu nhạt
2. Mùi
Có mùi thơm đặc trưng của bột cá,
không có mùi mốc, mùi hôi hoặc mùi lạ
khác
3. Trạng thái bên ngoài
Tơi, không vón cục, không có sâu mọt,
không mốc, không lẫn vật lạ
4. Độ mịn
Bột cá phải lọt sàng có đường kính mặt
sàng 3,0mm, cho phép phần còn lại trên
sàng không vượt quá 5%
Bảng 2.2. Chỉ tiêu hóa lý.
Chỉ tiêu
Mức công bố
1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng
không lớn hơn
10
2. Hàm lượng protein thô, tính theo
% khối lượng, không nhỏ hơn
55, 60, 65
3. Hàm lượng chất béo, tính theo %
khối lượng, không nhỏ hơn
8
4. Hàm lượng muối natriclorua, tính
theo % khối lượng, không nhỏ
hơn

2
5. Hàm lượng tro không tan trong
axit Clohydric (cát sạn), tính theo
% khối lượng, không nhỏ hơn
2
6. Mảnh vật sắc nhọn
Không có
7. Hàm lượng nitơ bay hơi tổng số,
tính theo mg/100g
150-180

GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
6

Trong đó, hàm lượng protein thô đặc trưng cho 3 loại sản phẩm dưới đây:
- Bột cá biển loại 55% đạm (Protein 55%)
- Bột cá biển loại 60% đạm (Protein 60%)
- Bột cá biển loại 65% đạm (Protein 65%)









Hình 2.1. Sản phẩm bột cá.
Ngoài ra nhà máy còn có sản phẩm cá bò phi lê đóng gói:
- Tên: cá bò da làm sạch

- Đóng gói: 1kg/PE
- Quy cách đông lạnh IQF
- Nguyên liệu: đánh bắt tại vùng biển Vũng Tàu
- Size (con/kg): 1-2 con/kg








Hình 2.2. Sản phẩm cá bò phi lê.
Cá bò da làm sạch là loại cá đã được làm sạch nội tạng, lột sạch da.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
7

Thịt Cá bò da rất ngon. Khi ăn thịt mềm, ngọt lịm và không dai, hương vị thơm
ngon, ngọt tự nhiên.
Sản phẩm bảo quản trong tủ đông giữ được 6 tháng.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
8

Chương 3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY
3.1. Quy trình sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất bột cá chăn nuôi quy mô nhỏ từ hỗn hợp nhiều loại
cá tạp.












Hình 3.1. Quy trình công nghệ.
3.2. Thuyết minh quy trình
Cá nguyên liệu được công nhân gom lại cho phễu của vít tải số 1 được gom bằng
trục xoắn âm dưới mặt đất, để chuyển lên phểu của vít tải số 2. Tại đây, căn cứ vào
công suất của máy sấy, mà người vận hành có thể tăng - giảm tốc độ nạp cá vào
máy sấy.
Sau khi cá vào mấy sấy, dưới tác dụng của đĩa kép, cá sẽ được gia nhiệt liên tục
để bốc hơi ẩm đồng thời bị nghiền nhỏ. Đảm bảo độ ẩm và độ tơi (độ mịn) ở cuối
máy sấy. Tại đây, cá sẽ được máy hút ly tâm hút hết mùi ra ngoài và đưa đến hệ
thống khử mùi.
Cá sau khi ra khỏi máy sấy sẽ được vận chuyển lên máy sàng bằng vít tải. Tại
máy sàng, bột cá được sàng lọc tạp chất có kích thước lớn (sắt, đá, xương, vỏ
cua ). Những tạp chất này sẽ được xả ra cho vào bao. Còn bột cá đảm bảo chất
lượng sẽ được cho vào máy nguội. Tại đây, bột cá được làm nguội tự nhiên nhờ hệ
Nguyên liệu
Đóng gói
Bột cá thành
phẩm
Hồ chứa có băng
truyền bằng trục xoắn
Khử mùi
Bồn hấp và

sấy khô
Xuất ra thị trường
Làm nguội
Hệ thống cối
xay bột
Làm sạch
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
9

thống cánh đảo và quạt hút hơi nóng. Tùy vào công suất lớn hoặc bé mà có thể bố
trí 1 hoặc 2 máy nguội.
Bột cá sau khi được làm nguội sẽ được đưa vào máy nghiền bằng vít tải. Tại máy
nghiền, nhờ tác dụng của các búa nghiền quay với tốc độ cao, bột cá được nghiền
nhỏ. Tùy vào chất lượng bột cá và mục đích sử dụng, người vận hành điều chỉnh độ
nhỏ của bột cá bằng cách thay thế các lưới nghiền cho phù hợp. Bột cá sau khi
nghiền, vận chuyển bằng vít tải để lên cylo đóng bao và được mang ra thị trường
tiêu thụ.
Hơi ẩm trong quá trình bay hơi tại mấy sấy được hút ra ngoài bằng quạt hút ly
tâm cao áp. Hơi ẩm từ máy sấy và toàn bộ hơi ẩm được hút từ máy nguội, vít
tải được đưa vào hệ thống khử mùi để đốt cháy và dập nước.
3.2. Thiết bị chính
3.2.1. Máy sấy trống quay
Máy sấy trống quay (thùng quay) có thể sấy các loại nông sản dạng rời như sau:
bắp, cà phê, sắn lát, bã khoai mì, phân hữu cơ, phân bón đã được vo viên … với
năng suất lớn.
Thông số kĩ thuật của thiết bị:
- Năng suất : 2 – 5 tấn/ngày
- Công suất: 3,7 – 11,0 kW
- Đường kính: 1,0 – 1,8 m
- Chiều dài: 6,0 – 14 m

- Nhiệt độ sấy: 120 – 2500C
- Độ giảm ẩm: 8 - 11% (1 pass)
- Nhiên liệu: than đá, dầu FO, trấu, cùi bắp, vỏ cà phê …
Nhà máy sử dụng hệ thống 3 máy sấy có công suất như trên.
Nguyên lý hoạt động của máy sấy cá như sau: cá sau khi đượng đánh bắt đưa về
kho chứa, cá được vít tải vận chuyển lên cao và được cho vào cửa phía trên của máy
sấy cá, sau khi vào máy sấy cá được lưu lại một thời gian. Hơi nước sinh ra từ nồi
hơi được cấp vào bao hơi và được đưa vào trong trục rỗng, hơi nước sẽ vào trong
các rãnh xoắn ốc. Tại đây quá trình trao đổi nhiệt xảy ra, nước ngưng sau khi trao
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
10

đổi nhiệt sẽ theo trục rỗng chảy về phía cuối và quay về nồi hơi. Cá được đun nóng
đến nhiệt độ tối cao, sau đó được giữ ở một nhiệt độ nhất định, hơi nước được đun
nóng bốc hơi lên và được hút qua một ống ở phía trên. Cá được giữ lại cho đến khi
đạt độ ẩm yêu cầu thì ra khỏi thiết bị.
- Ưu điểm của máy sấy chân không có cánh khuấy là: do có khuấy trộn nên quá
trình sấy tăng nhanh, dễ thao tác, có thể thu được vật liệu ở dạng bột.
- Nhược điểm: làm việc gián đoạn, thiết bị cồng kềnh và phức tạp, chi phí vận
hành cao.
Hình 3.2. Cấu tạo máy sấy.
1. Vỏ máy
2. Cửa thoát hơi nước
3. Cửa nạp liệu
4. Gối đỡ trục
5. Đường hơi nước vào
6. Đường hơi nước ra
7. Cửa tháo liệu
8. Bệ đỡ thùng sấy
9. Bộ truyền động đai.

3.2.2. Máy nghiền
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nghiền dao.
Cấu tạo: động cơ, hệ thống nạp liệu, búa nghiền, lưới nghiền, vít tải.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
11

Mục đích quá trình nghiền là phá vỡ cấu trúc nguyên liệu, giúp quá trình trộn
được đều hơn, nguyên liệu dễ ngấm các chất dinh dưỡng. Gia súc, gia cầm dễ tiêu
hóa thức ăn.










Hình 3.3. Thiết bị nghiền.
Nguyên lý hoạt động: nguyên liệu cần nghiền được cho vào phễu nạp liệu trên
đỉnh, rơi vào khoang nghiền và được điều chỉnh lưu lượng bằng van điều chỉnh.
Trong khoang nghiền, vật liệu bị các búa va đập và chà xát lên máy nghiền ở thành
của vỏ máy, các vật liệu bị chà xát nên nhỏ hơn và được đẩy qua lưới sàng. Vít tải
sẽ đưa nguyên liệu đã nghiền mịn xuống để tránh bị tắc nghẽn lưới nghiền.
3.2.3. Vít tải
Vít tải dùng để vận chuyển nhiều loại vật liệu rời theo hướng nằm ngang,
nghiêng hoặc thẳng đứng trong các xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Ngoài ra vít tải còn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp khác để vận
chuyển nguyên liệu đến một địa điểm nào đó trong dây chuyền sản xuất đã được

định sẵn như trong nhà máy.
Ưu điểm:
- Chúng chiếm diện tích ít.
- Số lượng ổ bi và các chi tiết chịu mài mòn không nhiều, do đó dễ dàng vận
hành và thao tác.
- Có thể nối máng với một vị trí nào đó của hệ thống thông gió.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
12

- Tốc độ quay của trục vít tương đối lớn, vì thế có thể cho nó làm việc với động
cơ điện riêng.
- So với các máy vận chuyển khác thì giá thành của vít tải thấp hơn việc sửa
chữa vận hành đơn giản.
- Vật liệu vận chuyển trong máng kín có thể nhận và được tải ở các trạm trung
gian, không tổn thất rơi vãi vật liệu, an toàn trong làm việc và sử dụng rất thuận lợi
cho việc vận chuyển vật liệu nóng và độc hại.
- Làm việc tương đối yên tĩnh, không gây bụi ra môi trường.
Nhược điểm:
- Chiều dài vận chuyển cũng như năng suất bị giới hạn. Năng suất tối đa không
quá 100T/h vì với chiều dài lớn, năng suất lớn thì trang thiết bị cũng phức tạp và
tiêu hao năng lượng lớn.
- Chỉ thuận lợi để vận chuyển những vật liệu tương đối đồng nhất. Những vật
liệu chứa tạp chất không thể vận chuyển bằng vít tải được vì có khả năng quấn vào
trục vít.
- Khi vít tải làm việc, vật liệu được đảo trộn mãnh liệt và một phần bị nghiền nát
hoặc bị phân loại ra theo khối lượng riêng.
- Vì vậy không dùng vít tải để vận chuyển những vật liệu không cho phép dập
nát. Cánh vít và máng dễ bị mòn khi vận chuyển những vật liệu cứng và sắc cạnh.
Năng lượng tiêu tốn nhiều hơn so với băng tải do vậy người ta không dùng vít tải để
vận chuyển những vật liệu dính.

Phương pháp nạp liệu và cấu tạo của bộ phận nạp liệu được xác định bởi các tính
chất cơ lý của vật liệu vận chuyển và điều kiện làm việc của vít tải. Vật liệu được
nhúng chìm các cánh vít hở của trục vít vào trong đống vật liệu hoặc đổ sản phẩm
cần được vận chuyển vào trong phễu nạp. Phương pháp nạp liệu này dùng cho các
vật liệu dễ tơi.
Bộ phận chủ yếu của vít tải là trục vít.
Trục vít là bộ phận chủ yếu để vận chuyển vật liệu dọc theo máng. Trục vít xoắn
gồm nhiều đoạn vít nối với nhau. Chiều dài mỗi đoạn không quá 3m. Mỗi đoạn vít
xoắn gồm có trục và cánh mỗi đoạn bằng một bước xoắn. Người ta chế tạo cánh
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
13

xoắn bằng cách dập thép lá có chiều dầy 2-4mm. Trục của cánh xoắn làm bằng ống
thép. Các đoạn ống được nối tiếp với nhau bằng chốt với đinh ốc hay hàn.
Trục vít có các loại đường kính ngoài vòng xoắn từ 100-400mm và dài 30m.
Bước xoắn bằng 0,8-1 đường kính cánh vít.






Hình 3.4. Cấu tạo vít tải.
1. Động cơ điện
2. Hộp giảm tốc
3. Nối trục
4. Bích
5. Phiễu vào liệu
6. Cánh vịt
7. Thân máy

8. Bulong
9. Cửa tháo liệu
3.3.4. Hệ thống khử mùi
Hơi ẩm trong quá trình bay hơi tại mấy sấy được hút ra ngoài bằng quạt hút ly
tâm cao áp. Hơi ẩm từ máy sấy và toàn bộ hơi ẩm được hút từ máy nguội, vít
tải được đưa vào hệ thống khử mùi để đốt cháy và dập nước.









Hình 3.5. Hệ thống khử mùi của nhà máy.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
14

Trong quá trình sản xuất – chế biến bột cá: cá được sấy khô bằng hệ thống đĩa
kép sử dụng hơi nước bão hòa bên trong với áp suất p=6kg/cm2. Trong quá trình
làm khô bột cá, hơi nước bốc lên được thu hồi chuyển ra tháp khử mùi, hơi nước
được hút ra từ máy sấy có lẫn bột cá nên tại tháp khử mùi hơi được đưa qua hệ
thống lắng, đốt, dập nước 1 hoặc 2 cấp để làm nguội hơi và làm lắng đọng bột cá
đưa về bể xử lý nước.
Nước thải được xử lý bằng vi sinh qua hệ thống bể và có thể được tuần hoàn lại
trong quá trình khử mùi.
Nước thải và mùi từ dây chuyền sản xuất bộ cá được xử lý triệt để, phù hợp với
TCVN về bảo vệ môi trường.
3.2.5. Nồi hơi

Sử dụng nồi hơi dạng nằm, nguyên liệu đốt củi thanh, trấu cây, trấu viên, mùn
cưa, vỏ hạt điều, Biomas
Công suất đến 3Tấn/Giờ.
Ưu điểm:
- Buồng đốt lớn bảo đảm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn.
- Lưu lượng và áp suất luôn ổn định do dung tích chứa hơi và nước lớn.
- Lò hoạt động tự động: tự động cấp nước, cấp gió và báo động an toàn cho lò
khi có sự cố.
- Vận hành, bảo trì , sửa chữa đơn giản…
- Hiệu suất lò cao, thất thoát nhiệt ít.
- Độ an toàn thiết bị cao.
- Phù hợp với mọi loại công suất và không hạn chế áp suất.
- Chi phí nhiên liệu rẻ, tiết kiệm năng lượng.
- Sản lượng hơi ổn định, chất lượng tốt.
- Ít có khói bụi khi hoạt động.
Nhược điểm
- Lượng nhiệt cấp cho hệ thống thấp, phải sử dụng calorife.
- Không có tính liên tục khi nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc.
- Tốn nhân công cho việc đốt lò.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
15

3.2.6. Máy sàng
Mục đích: là loại bỏ tạp chất thô trong nguyên liệu, làm nguyên liệu mịn và tơi
hơn. Vật liệu sau khi nghiền được thường là có kích cỡ khác nhau nên cần phải sàng
phân loại theo kích thước để thuận lợi cho quá trình tiếp theo, sản phẩm có kích cỡ
không đạt sẽ được đưa vào máy nghiền lại.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
- Cấu tạo: lưới sàng, vít tải liệu, môtơ, trục, cánh đảo.
- Nguyên lý hoạt động: nguyên liệu được vít tải đưa từ trên xuống máy sàng,

trục quay làm lưới sàng và cánh đảo liệu quay, sau đó nguyên liệu sau sàng sẽ được
phân phối vào máy nghiền, rác sẽ được gom lại ở bộ phận chứa rác.
Tùy nguyên liệu mà các lưới sàng có kích cỡ lỗ khác nhau.

Hình 3.6. cấu tạo bên trong thiết bị sàng.
3.2.7. Thiết bị làm nguội
Máy làm nguội có chức năng làm nguội bột cá sau khi sấy. Hệ thống máy làm
nguội bằng gió phải đáp ứng làm nguội nhanh, chống tái nhiễm khuẩn của bột cá
thành phẩm. Kèm theo là hệ thống cyclon thu hồi bụi có chức năng chống thất thoát
bột cá và làm sạch môi trường.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
- Cấu tạo: buồng làm nguội, bộ phận phân phối sản phẩm, quạt hút, bộ phận xả.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
16

- Nguyên lý hoạt động: sản phẩm sau khi nghiền và khử mùi được đưa xuống
buồng làm nguội, được phân tán đồng đều nhờ hệ thống cánh quay. Thành phẩm
được làm nguội bằng quạt hút.
3.2.8. Thiết bị đóng bao
Mục đích: để bảo quản bột cá thành phẩm, dễ dàng vận chuyển.
Yêu cầu là đóng bao cẩn thận, đóng kín, không được hở, bao phải bền, không
được rách.













Hình 3.7. Thiết bị đóng bao.
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
17

Chương 4. TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY
4.1. Ô nhiễm môi trường trong chế biến
Nguồn gốc phất sinh: các nguồn gốc gây ô nhiễm chủ yếu trong công ty chế biến
thường được chia làm 3 dạng: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Trong
quá trình sản xuất còn gây ra các nguồn ô nhiễm khác như tiếng ồn, độ rung và khả
năng gây cháy nổ.
- Chất thải rắn được thu từ quá trình chế biến vỏ sò, vảy cá, đầu cá…Thành phần
chính của phế thải sản xuất các sản phẩm thủy sản chủ yếu là các chất hữu cơ giàu
đạm, canxi, photpho. Toàn bộ phế liệu này được tận dụng để chế biến các sản phẩm
phụ.
Ngoài ra còn có một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt, các bao bì, dây niềng hư hỏng
hoặc qua sử dụng.
- Nước thải trong nhà máy chế biến bột cá Đông Hải phần nước nước thải trong
quá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sử dụng
cho việc vệ sinh nhà xưởng, thiết bị dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân.
Lượng nước thải là nguồn gây ô nhiễm chính là do nước thải trong sản xuất.
- Chất thải khí: khí thải sinh ra các cơ sở có thể là:
+ Khí thải clo sinh ra trong quá trình khử trùng thiết bị, nhà xưởng chế biến và
khử trùng nguyên liệu, bán thành phầm.
+ Mùi tanh từ nguyên liệu, mùi hôi từ nơi chứa phế thải, cống rãnh.
+ Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bố dở nguyên liệu.
+ Hơi xăng dầu từ các bồn chứa nguyên liệu, máy phát điện, nồi hơi.

+ Tiếng ồn xuất hiện trong công ty chế biến bột cá thường thấp và ẩm hơn so với
khu vực khác.
4.2. Tác hại của các chất ô nhiễm trong nước thải tới môi trường
- Tác hại của các chất hữu cơ: lượng chất hữu cơ trong nước quá cao sẽ dẫn đến
suy giảm nồng độ oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan
dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh mà còn làm
giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD là nồng độ oxy hòa tan cần thiết
GVHD: Lê Thị Anh Phương Báo cáo thực tập chuyên ngành
18

để vi sinh vật trong nước phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ. BOD cũng đồng thời là
thông số đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ.
- Tác hại của chất rắn lơ lửng: các chất rắn lơ lửng làm hạn chế độ sâu tầng nước
được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong rêu,
tảo…do đó cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh.
Chất rắn lơ lửng làm hạn chế tác nhân gây tắc đường cống thoát làm tăng độ đục
các nguồn bồi lắng lòng kênh, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng
thời gây tác hại về mặt cảm quan.
- Tác hại của dầu mỡ: dầu mỡ khi xả vào nguồn nước sẽ loang trên mặt nước tạo
thành màng dầu gây cạn kiệt oxy của nước, một phần nhỏ hòa tan trong nước hoặc
tồn tại ở dạng nhũ tương. Cặn chứa dầu khi lắng xuống sẽ tích tụ trong bùn đáy. Ô
nhiễm dầu mỡ dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước do giết chết các
vi sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch. Ngoài ra,
dầu trong nước còn có tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh và ảnh hưởng đến
mục đích cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản.
4.3. Nguồn gốc, tính chất, thành phần nước thải
Lượng nước thải sau khi nhà máy đi sản xuất chủ yếu phát sinh từ 2 nguồn chính
là nước thải từ quá trình sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân. Tổng lượng
thải của 2 nguồn này khoảng 1000m
3

/ngày.










Hình 4.1. Nước thải trước khi qua xử lý.

×