Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (tóm tắt + toàn văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.44 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ MAI HƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 62.31.05.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
HÀ NỘI - 2014
Công trình được hoàn thành tại Khoa Địa lý
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Thị Minh Đức
PGS. TS. Hoàng Văn Chức
Phản biện 1: GS.TS. Trương Quang Hải
Cơ quan công tác: Viện Việt Nam học và KHPT, trường
ĐHQG Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thục Nhu
Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Văn Trưởng
Cơ quan công tác: Trường Đại học Hồng Đức
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:
Phòng Bảo vệ luận án, thư viện trường ĐHSP Hà Nội
Vào hồi: ……giờ,……ngày…….tháng…… năm……………
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Thư viện Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
1. Vũ Thị Mai Hương (2001), Những chuyển biến trong cơ cấu nông nghiệp
ở huyện Gia Lâm, Thông báo khoa học của các trường đại học, Hà Nội,


tr.112 - 117.
2. Vũ Thị Mai Hương (2006), Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
ở Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Kỉ yếu hội thảo
khoa học khoa Địa lý - 50 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí khoa học
Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.183 - 189.
3. Vũ Thị Mai Hương (2007), Nông nghiệp đô thị và tình hình phát triển
nông nghiệp đô thị trên thế giới, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà
Nội, Các khoa học xã hội, tr.115 - 120.
4. Vũ Thị Mai Hương (2009), Nông nghiệp đô thị - Cơ sở lí luận và thực tiễn
phát triển, Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường.
5. Vũ Thị Mai Hương (2010), Các đặc điểm cơ bản của nông nghiệp đô thị.
Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần
thứ 5. Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,
tr.769 - 775.
6. Vũ Thị Mai Hương (2010), Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát
triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Hà Nội, Đề tài khoa học và công
nghệ cấp trường.
7. Vũ Thị Mai Hương (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp đô thị ở thành phố Hà Nội. Tuyển tập các báo cáo khoa học. Hội
thảo khoa học quốc tế Địa lý Đông Nam Á lần thứ 10. Hà Nội, 23 -
26/11/2010. NXB ĐHSP Hà Nội, tr.192 - 198.
8. Vũ Thị Mai Hương (2011), Tiềm năng và thực trạng sản xuất rau ở thành
phố Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghiên cứu khoa học và Đào tạo
giáo viên Địa lý, NXB Đại học Sư phạm, tr.52 - 61.
9. Vũ Thị Mai Hương (2012), Thực trạng phát triển chăn nuôi ở thành phố
Hà Nội. Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Địa lý toàn
quốc lần thứ 6, Huế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr.669 - 676.
10. Vũ Thị Mai Hương (2013), Đặc điểm và biến động đất nông nghiệp ở
thành phố Hà Nội, Tập báo cáo Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ
7, Thái Nguyên, NXB Đại học Thái Nguyên, tr. 288 - 294.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá (ĐTH) là quá trình tất yếu và toàn cầu. Trong hơn 60 năm qua,
quá trình ĐTH đã diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với quy mô lớn và nhịp độ
nhanh chưa từng thấy. Quá trình ĐTH ở Việt Nam cũng diễn ra sôi động kể từ
khi bắt đầu Đổi mới đến nay. Cùng với xu thế phát triển chung của đô thị cả
nước, số dân đô thị của thành phố (TP) Hà Nội cũng gia tăng với tốc độ nhanh.
Quá trình ĐTH diễn ra nhanh đi kèm với việc phát triển các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp đã làm cho đất đai và lao động nông nghiệp giảm; nguồn cung
lương thực, thực phẩm thiếu hụt; nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng hiện
rõ. Lao động nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven đô bị mất đất, không có
việc làm hoặc thất nghiệp bán thời gian. Trong khi, TP vẫn còn một tỷ lệ cư dân
khá lớn sống bằng nghề nông. Phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT) được xem
là một trong những giải pháp tối ưu giúp Hà Nội vượt qua những thách thức của
ĐTH và công nghiệp hóa (CNH). Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn
đề tài “Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội” làm đề tài
luận án tiến sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Các nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến NNĐT
+ Nghiên cứu về vành đai nông nghiệp: Von Thunen là người đầu tiên đưa
ra lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp. Thunen cho rằng chi phí vận
chuyển sẽ quyết định sự phân bố các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ đó,
ông xây dựng 4 vành đai nông nghiệp xung quanh đô thị, gồm vành 1 là thực
phẩm tươi sống, vành 2 là lâm nghiệp, vành 3 lương thực, vành 4 chăn nuôi.
Sau Thunen, một số tác giả như Sinclair, Boal, Bryant cũng nhận thấy NNĐT
thường phát triển thành các vành đai. Lý thuyết trên cũng được nhắc đến trong
một số bài viết của các tác giả Việt Nam như Bùi Văn Loãn, Ngô Doãn Vịnh,
Đặng Văn Phan, Lê Quốc Doanh, Lê Đức Thịnh…
+ Nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành hoặc nông nghiệp ven đô: Từ

thập niên 50 của thế kỷ XX, có nhiều nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành,
đặc biệt là các nhà địa lý Liên Xô như Ivanov K.I., Lovkov J.A., Mineev V.A.,
Galazun A.R. Ở Việt Nam, một số tác giả, như Lê Thông, cũng quan tâm đến
hướng nghiên cứu này.
Đến đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh ĐTH mới, các nghiên cứu bắt đầu chú
ý đến nông nghiệp ven đô và bàn thảo nhiều đến cơ hội, rủi ro, đặc trưng của
nông nghiệp ven đô. Trong số này có các tác giả Paule Moustier, Nguyễn Đăng
Nghĩa, Lê Quốc Doanh.
+ Nghiên cứu về nông nghiệp đô thị: Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại
đây, do sự bùng nổ đô thị hóa trên toàn cầu, các nghiên cứu liên quan đến
NNĐT ngày càng nhiều. Nội dung các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vai trò,
đặc trưng, hạn chế và thách thức của NNĐT. Có thể thấy các nội dung này
1
trong các bài báo của Smith J., Ratta A., Nasr J.; Luc Mougeot J.A.; Đào Thế
Tuấn; Lê Đức Thịnh; Lê Văn Trưởng.
- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới: Nghiên cứu
của các tổ chức quốc tế thường tập trung vào giới thiệu, hướng dẫn kinh nghiệm
và kỹ thuật nhằm giúp nông dân nghèo ở đô thị thuộc các nước đang phát triển
tăng sản lượng lương thực, tăng thu nhập, cải thiện sức khỏe và môi trường.
Nghiên cứu của các cá nhân chủ yếu đề cập đến lịch sử phát triển NNĐT thế
giới, mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và đô thị, thực tiễn phát triển
NNĐT ở các lãnh thổ khác nhau.
- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT ở Việt Nam mới được
công bố trong vài năm gần đây. Lịch sử ra đời NNĐT ở Việt Nam được nhắc
đến trong nghiên cứu của Lê Văn Trưởng; Lê Hồng Kế và Lê Văn Lan. Tình
hình phát triển NNĐT ở Việt Nam được tóm lược trong nghiên cứu của Lê Đức
Thịnh, Lê Văn Trưởng. Đặc biệt, sự phát triển NNĐT theo hướng sinh thái thu
hút được nhiều quan tâm nghiên cứu, như trong các nghiên cứu của Vũ Xuân
Đề, Đinh Sơn Hùng, Lê Văn Thơ, Trần Trọng Phương.
- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT ở Hà Nội chưa nhiều. Lê

Hồng Kế mô tả lịch sử phát triển NNĐT ở Hà Nội. Đào Thế Tuấn đề cập đến
các vành đai nông nghiệp của Hà Nội. Bài viết của Lương Ngọc Cừ; Moustier
P.; Ali M., De Bon H. và Moustier P. nhắc đến vai trò của nông nghiệp Hà Nội.
Công trình của Phuong Anh M.T. và Ali M.; Van Den Berg L.M., Van Wijk
M.S. và Van Hoi P.; Lê Quốc Doanh chỉ ra những nhân tố tác động tới NNĐT ở
Hà Nội. Nghiên cứu của Mai Thị Phương Anh; Georges Rossi và Phạm Văn
Cự; Lee B., Binns T. và Dixon A. tập trung phân tích thực trạng phát triển nông
nghiệp ngoại thành, NNĐT ở Hà Nội. Phạm Văn Khôi, Lê Quý Đôn, Trần Thị
Hồng Việt nghiên cứu hiện trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
theo hướng nông nghiệp sinh thái.
Ở địa bàn Hà Nội sau khi mở rộng chưa có nghiên cứu nào liên quan trực
tiếp đến NNĐT. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã kế thừa và chọn lọc những công
trình đã nghiên cứu ở trên và các nghiên cứu khác để xây dựng cơ sở lí luận của
đề tài “Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển
NNĐT ở Hà Nội theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả cao trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT, làm cơ
sở khoa học cho việc nghiên cứu hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội.
- Đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển NNĐT ở Hà Nội.
- Phân tích hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội theo ngành và theo
không gian.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NNĐT ở Hà Nội theo
hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả cao.
2
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Giới hạn về nội dung

Luận án giới hạn nghiên cứu NNĐT gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ
nông nghiệp. Trong mỗi phân ngành, luận án đi sâu phân tích những tiểu ngành
đặc trưng cho NNĐT, cụ thể là trồng lúa chất lượng cao, rau đậu thực phẩm,
cây ăn quả, hoa - cây cảnh; chăn nuôi lợn, bò thịt, bò sữa, gia cầm.
4.2. Giới hạn về thời gian
Thời gian nghiên cứu đánh giá hiện trạng: từ năm 2001 đến 2011. Tuy
nhiên, giai đoạn 2001 - 2011 địa giới của Hà Nội có sự thay đổi nên những
phân tích, đánh giá thường được chia thành 2 thời kỳ: thời kỳ 2001 - 2007 và
thời kỳ 2008 - 2011.
Thời gian nghiên cứu dự báo phát triển: định hướng đến năm 2015 và 2020.
4.3. Giới hạn về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn các quận, huyện sau:
- Ranh giới Hà Nội cũ (thời kỳ 2001 - 2007) có 8 quận, huyện bao gồm:
Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh,
Sóc Sơn.
- Ranh giới Hà Nội mới (thời kỳ 2008 - 2011) có 23 quận, huyện, thị bao
gồm: Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm,
Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài
Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên,
Ứng Hòa, Mỹ Đức.
5. Quan điểm nghiên cứu
Luận án đã vận dụng 5 quan điểm sau: quan điểm hệ thống, quan điểm
tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh và quan điểm phát
triển bền vững.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng 6 phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp thu
thập và xử lý tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp
chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp thống kê; phương
pháp bản đồ - GIS.
7. Những đóng góp chủ yếu của đề tài

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT để vận dụng
vào nghiên cứu NNĐT ở Hà Nội.
- Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển một số ngành sản xuất đặc
trưng (chuyên môn hóa) của NNĐT để vận dụng cho Hà Nội.
- Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội (KT - XH), tự
nhiên, đánh giá các điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển
NNĐT ở Hà Nội.
- Phân tích hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội theo ngành và theo không
gian, làm rõ những kết quả đã đạt được, những khó khăn, trở ngại cần khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển NNĐT ở Hà Nội theo hướng
hiện đại, chất lượng và hiệu quả cao.
3
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chương nội dung, với 162
trang A4, 48 bảng số liệu, 8 biểu đồ, 10 bản đồ, 141 tài liệu tham khảo và 59
phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp đô thị
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm đô thị: Định nghĩa về đô thị được dẫn theo Điều 3, điều 1,
Luật Quy hoạch Đô thị (năm 2009).
- Khái niệm nông nghiệp đô thị: Ở điều kiện cụ thể của Việt Nam, có thể
hiểu: NNĐT là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô thị; vừa cung cấp lương
thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật cảnh; vừa tạo thêm không gian xanh và
cơ hội thư giãn cho người dân đô thị; sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và chất thải đô thị; áp dụng kỹ thuật thâm canh cao và mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp đô thị

Trong phần này, luận án phân tích vai trò của NNĐT ở những khía cạnh sau:
- NNĐT góp phần cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống, tại
chỗ cho đô thị.
- NNĐT góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân
cư đô thị.
- NNĐT góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- NNĐT góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
1.1.3. Đặc điểm của nông nghiệp đô thị
Đặc điểm của NNĐT được phân tích trong luận án ở các khía cạnh chính sau:
- Sản phẩm của NNĐT chịu tác động mạnh của thị trường đô thị
- NNĐT dễ dàng tiếp cận các dịch vụ nông nghiệp
- NNĐT phát triển dựa trên kỹ thuật thâm canh cao
- Sản xuất NNĐT có tính chuyên môn hóa cao
- NNĐT thường phát triển tạo thành các vành đai nông nghiệp
- Phát triển NNĐT đem lại hiệu quả kinh tế cao
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị
Luận án đi sâu phân tích 3 nhóm nhân tố chủ yếu: (1) Vị trí địa lý, (2) Các
nhân tố kinh tế - xã hội (gồm 6 nhân tố: dân số và lao động, vốn đầu tư và thị
trường tiêu thụ, khoa học - công nghệ, công nghiệp hóa và đô thị hóa, cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, thể chế và chính sách nông nghiệp) và (3) Các
nhân tố tự nhiên (gồm 5 nhân tố: địa hình, đất, khí hậu, nước, sinh vật).
4
1.1.5. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị
- Lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp xung quanh đô thị
Năm 1826, Von Thunen đưa ra lý thuyết phát triển các vành đai nông
nghiệp dưới ảnh hưởng của một thành phố. Ông chia ra 4 vành đai nông
nghiệp xung quanh đô thị. Thực phẩm tươi sống (rau, hoa quả, sữa) phân bố
ở vành đai sát trung tâm TP nhất. Gỗ và củi được bố trí ở vành đai thứ hai.
Cây lương thực tập trung ở vành đai thứ ba. Chăn nuôi gia súc được bố trí ở
vành đai ngoài cùng. Mô hình của Thunen là một ví dụ để chứng minh sự cân

bằng giữa giá thuê đất và cước phí vận tải. Như vậy, nông dân phải cân đối
giữa cước phí vận tải, giá thuê đất và lợi nhuận để sản xuất ra các sản phẩm
hiệu quả nhất cho thị trường.
- Lý thuyết địa tô và vận dụng vào giải thích giá đất ở đô thị
Địa tô là cơ sở để xác định giá đất. Sự khác nhau giữa giá đất đô thị với giá
đất nông thôn, giá đất nông nghiệp với giá đất công nghiệp, thương mại ở đô thị
do sự khác nhau của yếu tố chi phối đến mức địa tô. Vị trí địa lí là một nhân tố
cơ bản tạo nên địa tô chênh lệch I. Trong cuộc cạnh tranh về giá đất ở đô thị, do
giá trị sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhiều so với giá trị đất
đai giành cho những sử dụng khác (thương mại, công nghiệp) nên diện tích đất
nông nghiệp ở đô thị có xu hướng bị thu hẹp lại.
1.1.6. Các tiêu chí đánh giá phát triển một số ngành sản xuất đặc trưng của
nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Hà Nội
Trong phần này, tác giả luận án tập trung vào hai ngành là chăn nuôi bò
sữa và sản xuất rau an toàn
Luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi bò sữa,
gồm: Doanh thu nuôi bò sữa, Chi phí nuôi bò sữa, Lợi nhuận nuôi bò sữa, Lợi
nhuận trên một bò sữa, Lợi nhuận trên chi phí nuôi bò sữa, Lợi nhuận trên lao
động nuôi bò sữa.
Luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau
an toàn (RAT), gồm: Doanh thu trồng RAT, Chi phí trồng RAT, Lợi nhuận
trồng RAT, Lợi nhuận trên ha đất trồng RAT, Lợi nhuận trên chi phí trồng
RAT, Lợi nhuận trên lao động trồng RAT.
1.1.7. Một số hình thức tổ chức không gian sản xuất của nông nghiệp đô thị
Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông
nghiệp, có đất đai, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của gia đình, sử dụng chủ yếu
sức lao động của gia đình.
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp
có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng của người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy

mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn (so với kinh
tế hộ gia đình), với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao,
hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là khu vực đất đai có ranh giới xác
định được UBND huyện, thị xã phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
5
đang chăn nuôi trong khu dân cư chuyển ra hoặc có nhu cầu chăn nuôi chủ
động chuyển đổi ruộng đất hoặc thuê đất để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Vùng chuyên môn hóa nông nghiệp được hiểu là trên một lãnh thổ xác định
có ranh giới ước lệ các hoạt động nông nghiệp được tổ chức một cách hợp lý,
có sự tập trung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm đem lại hiệu quả
cao trên cơ sở có kết cấu hạ tầng tốt, gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến.
Vành đai nông nghiệp ám chỉ các khu vực sản xuất nông nghiệp nằm bao
bọc xung quanh các TP lớn và trung tâm công nghiệp, chuyên môn hóa sản xuất
các loại thực phẩm khó vận chuyển xa và chóng hỏng (như sữa nguyên chất,
rau, trứng tươi, thịt tươi, quả tươi, hoa…) để cung cấp cho nhân dân TP.
1.2. Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở các đô thị
trực thuộc trung ương
Nông nghiệp đô thị hình thành khá rõ nét ở các thành phố lớn trực thuộc
trung ương như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tùy
theo điều kiện tự nhiên, KT - XH đặc thù, nông nghiệp của mỗi đô thị có những
nét đặc trưng riêng. Từ thực tiễn phát triển NNĐT của các đô thị trực thuộc
trung ương, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NNĐT ở Hà Nội.
Chương 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI
2.1. Vị trí địa lý
Hà Nội đã trải qua bốn lần điều chỉnh lớn về địa giới vào năm 1961, 1978,
1991, 2008. Sau lần điều chỉnh gần đây nhất, Hà Nội có diện tích 3.344,7 km
2

(gấp 3,6 lần năm 2007), dân số 6.350 nghìn người (gấp 1,9 lần năm 2007).
Hà Nội có vị trí địa lý quan trọng, hiện là TP trung tâm của ba vùng quy
hoạch lớn: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH) và vùng Thủ đô Hà Nội. Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu não
của Đảng và Nhà nước; là trung tâm hàng đầu về KH - CN, đào tạo, tài chính -
ngân hàng, thương mại, bưu chính - viễn thông. Hà Nội có hệ thống giao thông
đường bộ khá phát triển.
Với vị trí trên, NNĐT ở Hà Nội một mặt có lợi thế trong việc tiếp nhận
những tác động tích cực về KH - CN, về thị trường tiêu thụ; mặt khác cũng chịu
sức ép của CNH và ĐTH (như mất đất canh tác, thiếu hụt lao động, ô nhiễm
môi trường).
2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số và lao động
Năm 2011, dân số Hà Nội là 6.779,3 nghìn người (đứng thứ hai sau TP Hồ
Chí Minh, chiếm khoảng 7,7% dân số cả nước). Tốc độ gia tăng dân số vẫn ở
mức cao. Mật độ dân số đông, năm 2011 là 2.037 người/km
2
. Thu nhập bình
quân đầu người một tháng có xu hướng tăng liên tục qua các năm và thường chỉ
6
đứng sau TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhu cầu lương thực, thực phẩm; nhu cầu
không gian xanh của người dân Thủ đô cũng tăng theo.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp ở nông thôn giảm dần (còn 54,7% năm
2011). Đây là xu hướng tiến bộ song cũng là trở ngại lớn đối với NNĐT.
Lao động nông nghiệp cần cù, nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường, am
hiểu kỹ thuật. Nhờ lợi thế này, nông dân Thủ đô dễ dàng chuyển hướng sang
NNĐT. Tuy vậy, lao động tr› có xu hướng thoát ly khỏi nông nghiệp.
2.2.2. Thị trường tiêu thụ
Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Thu nhập bình quân đầu người thuộc vị trí
hàng đầu trong cả nước. Hà Nội lại là TP đông dân thứ hai cả nước. Hà Nội

cũng có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh. Trên địa bàn
Hà Nội hiện có 140 doanh nghiệp Nhà nước trung ương; hơn 100 đơn vị doanh
nghiệp nhà nước địa phương; hơn 800 văn phòng đại diện của các tỉnh, TP bạn;
khoảng 1.000 văn phòng đại diện nước ngoài; gần 9 triệu khách du lịch và trên
3 triệu khách vãng lai. Với lợi thế về dung lượng thị trường, về sự tập trung và
đa dạng của nhu cầu, đòi hỏi NNĐT ở Hà Nội phải phát triển tích cực cả về
lượng lẫn về chất để đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường tại chỗ.
2.2.3. Vốn đầu tư
Giai đoạn 2001 - 2011, Hà Nội đã huy động được 4.238 tỷ đồng vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, đặc biệt đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng
cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho nông nghiệp còn chiếm
tỉ trọng nhỏ, tốc độ tăng chậm nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, NNĐT ở Hà Nội.
2.2.4. Khoa học - công nghệ
Hà Nội là địa bàn tập trung nhiều nhất các trường đại học, các viện nghiên
cứu và các cán bộ khoa học nên có tiềm lực KH - CN lớn mạnh nhất trong cả
nước. Trong điều kiện đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông nghiệp bị
thiếu hụt, NNĐT lại là loại hình sản xuất mới thì càng cần thiết phải có sự tiếp
sức của KH - CN để giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật công nghệ
mới, phù hợp với điều kiện sản xuất, tiêu thụ của đô thị. Trên thực tế, các công
nghệ mới về giống, phân bón, hóa chất, phòng trừ dịch bệnh, và kĩ thuật canh
tác tiên tiến đã được nông dân Hà Nội ứng dụng có hiệu quả rõ rệt.
2.2.5. Công nghiệp hóa và đô thị hóa
Trong quá trình CNH, cơ cấu kinh tế của Hà Nội chuyển dịch khá nhanh
theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng của từng khu vực lần
lượt là 52,4% - 41,7% - 5,9% (năm 2011). Công nghiệp luôn là ngành có tốc độ
tăng trưởng cao nhất. Hiện trên địa bàn Hà Nội có 16.532 cơ sở chế biến thực
phẩm và đồ uống (chiếm 17,7% số cơ sở công nghiệp của TP), cùng với 18 khu
công nghiệp và 100 cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã được quy
hoạch. Sự phát triển của công nghiệp tạo động lực cho NNĐT ở Hà Nội phát

triển với một cơ cấu đa dạng, hình thành nên những vùng chuyên môn hóa quy
mô lớn nhưng cũng làm gia tăng tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp, thiếu
lao động nông nghiệp.
7
Trong quá trình ĐTH, khu vực nội đô được mở rộng, số dân đô thị của Hà
Nội cũng tăng nhanh. Dân số đô thị tăng 5,0%/năm thời kỳ 2001 - 2007 và
1,9%/năm thời kỳ 2008 - 2011, trong khi dân số nông thôn chỉ biến động nhẹ,
lần lượt là -0,1% và 0,5%. Hà Nội phải triển khai xây dựng nhiều khu đô thị,
khu vui chơi giải trí. Tính đến năm 2011, Hà Nội có 152 khu đô thị, có 8 dự án
đầu tư phát triển sân golf. Không gian đô thị cùng với dân số đô thị tăng nhanh
sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp nhưng làm tăng nhu cầu về lương thực,
thực phẩm. Vì thế, NNĐT với những vành đai trồng trọt, chăn nuôi phải hướng
vào những sản phẩm có tính hàng hóa cao, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của người dân Thủ đô, đồng thời tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn
vị diện tích và trên 1 lao động.
2.2.6. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Luận án đã tập trung phân tích nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng (hệ thống giao
thông đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, hệ thống
phân phối nông sản) và nhóm nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật (gồm có hệ thống
thủy lợi, hệ thống đê điều, hệ thống khuyến nông, các cơ sở chế biến thức ăn
chăn nuôi, các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, các cơ sở thu gom sữa).
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển
NNĐT ở Hà Nội đã được trung ương và TP quan tâm đầu tư. Sự đầu tư đó đã
duy trì đà tăng trưởng, đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Tuy nhiên so với yêu cầu của phát triển NNĐT thì vẫn còn chưa đáp ứng đủ.
2.2.7. Thể chế và chính sách nông nghiệp
TP đã xây dựng nhiều chương trình, đề án trọng tâm, phát triển sản xuất
các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao để từng bước hình thành và mở
rộng các vùng chuyên môn hóa như: chính sách dồn điền đổi thửa; chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; phát

triển sản xuất và tiêu thụ RAT; phát triển cây ăn quả đặc sản; phát triển sản xuất
hoa - cây cảnh có giá trị kinh tế cao; thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp; phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn
ngoài khu dân cư; phát triển trang trại.
2.3. Các nhân tố tự nhiên
2.3.1. Địa hình
Hà Nội có địa hình đa dạng. Vùng núi có khí hậu mát m› thuận lợi để phát
triển cây ôn đới ngắn ngày, đồng cỏ và chăn nuôi bò. Vùng gò đồi có điều kiện
phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, đồng cỏ để chăn thả gia súc
lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, đất đai màu mỡ, có ưu thế trong
phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn… Tuy nhiên, do đặc điểm thấp trũng
về phía nam - đông nam, vùng đồng bằng cũng là địa bàn thoát nước thải của
TP nên dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến phát triển
sản xuất theo hướng nông sản sạch, chất lượng cao. Ngoài ra, Hà Nội còn có
dạng địa hình đê sông và bãi bồi thuận lợi để thả trâu bò, trồng lúa, ngô, rau đậu
thực phẩm, cây thức ăn gia súc.
2.3.2. Đất
8
Hà Nội hiện nay có quỹ đất khá đa dạng, được hình thành từ 7 nhóm đất
với 21 loại đất khác nhau, trong đó: đất phù sa chiếm 36,13%, đất đỏ vàng
chiếm 14,44%, đất xám bạc màu chiếm 5,65% diện tích tự nhiên.
Sau khi mở rộng, Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất vùng
ĐBSH. Đồng thời đất nông nghiệp chiếm 56,04% diện tích tự nhiên (2011).
Trong các loại đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất
(chiếm 80,55% diện tích đất nông nghiệp, 45,14% diện tích tự nhiên).
Đất sản xuất nông nghiệp phân bố phần lớn ở các huyện ngoại thành
(146.075 ha, chiếm 97,2% tổng quỹ đất sản xuất nông nghiệp của TP), nhiều
nhất là ở Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ứng Hòa. Trong nội thành, đất sản xuất
nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các quận mới thành lập như Long Biên, Hà
Đông, Hoàng Mai, Tây Hồ.

Tuy nhiên, đất nông nghiệp của TP Hà Nội đang bị thu hẹp do chuyển đổi
sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất ở, đất khu công nghiệp, đất giao thông.
Diện tích đất nông nghiệp giảm 5.126 ha trong thời kỳ 2001 - 2007 và giảm
2.754 ha ở thời kỳ 2008 - 2011. Sự biến động giữa các nhóm đất nông nghiệp
không đồng đều, giảm nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp và chủ yếu rơi
vào đất trồng lúa.
Hầu hết các quận huyện trên địa bàn Hà Nội cũ đều bị giảm diện tích đất
sản xuất nông nghiệp. Giảm đột biến là Gia Lâm và Thanh Trì, tiếp sau là Từ
Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn. Trên địa bàn Hà Nội mới, đất sản xuất nông nghiệp
tiếp tục sụt giảm tại phần lớn các huyện thị. Giảm nhiều nhất là Sóc Sơn, Đông
Anh, Thạch Thất, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Từ Liêm.
Diện tích đất bị thu hồi phần lớn là đất tốt làm cho chi phí sản xuất sẽ tăng
lên, năng suất tự nhiên của cây trồng giảm đi. Diện tích đất sản xuất nông
nghiệp bình quân đầu người rất thấp (224 m
2
/người năm 2011). Đồng ruộng
manh mún, gây khó khăn cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp (tăng chi phí sản xuất, khó khăn cho tưới tiêu, cơ giới hóa và áp dụng
công nghệ mới). Ngoài ra, hiện tượng đầu cơ đất diễn ra khá phức tạp, ảnh
hưởng đến tình hình quản lý, quy hoạch và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
2.3.3. Khí hậu
Hà Nội có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa
đông lạnh, mưa ít. Lượng bức xạ dồi dào, thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều
loại cây (ngô, cà chua, bắp cải, đậu côve) và xen canh.
Chế độ nhiệt phân hóa thành 2 mùa nóng lạnh. Khả năng phát triển vụ
đông là rất quan trọng cho NNĐT. Thời kỳ đầu mùa đông, thời tiết lạnh khô
thường ảnh hưởng tới giai đoạn hình thành năng suất của một số cây vụ đông
(ngô, bắp cải, xu hào, cà chua) hoặc thời kỳ sinh trưởng của mạ xuân. Thời kỳ
cuối mùa đông, khí hậu ẩm ướt trùng với thời kỳ đơm hoa, nảy lộc của cây
trồng vì thế trở thành yếu tố trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp.

Chế độ mưa, ẩm cũng phân biệt 2 mùa rõ rệt. Nhìn chung, độ ẩm không
khí thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Lượng mưa đáp ứng được nhu
9
cầu nước của nhiều loại cây trồng. Song lượng mưa không đều giữa các mùa
gây khó khăn cho sản xuất: gây úng ngập cho cây vào mùa mưa, gây khô hạn
thiếu nước vào mùa khô.
2.3.4. Nước
Hà Nội có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, là nguồn cung cấp phù sa bồi
đắp cho đồng ruộng và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Các con sông
lớn là: sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ, sông Đà, sông Đuống…
Hà Nội cũng có nhiều hồ, đầm. Chúng vừa tạo cảnh quan môi trường, tiêu
nước cho TP; vừa có tác dụng chống úng và chống hạn cho đồng ruộng. Nguồn
nước ngầm có chất lượng tốt, trữ lượng phong phú, khai thác dễ dàng đủ để
phục vụ NNĐT.
Tuy nhiên, một số hồ, đầm bị san lấp hoặc chuyển mục đích sử dụng ảnh
hưởng đến yêu cầu tưới, tiêu. Một số sông, hồ có thời điểm không tích đủ nước
phục vụ sản xuất NNĐT. Một số sông, hồ bị ô nhiễm nặng không đảm bảo an
toàn cho sản xuất nông nghiệp.
2.3.5. Sinh vật
Hà Nội được đánh giá là có đa dạng sinh học nông nghiệp cao. Hiện Hà
Nội có nhiều cây trồng đặc sản có giá trị như bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh,
khế Bắc Biên, ổi Đông Dư, đào Nhật Tân, quất Tứ Liên. Hà Nội cũng có một số
giống gia cầm được chọn lọc, thuần hóa và nuôi từ lâu đời như gà Ri, gà Mía,
gà pha. Sau khi mở rộng địa giới, Hà Nội có thêm nhiều sản vật nổi tiếng của
Hà Tây như: vịt cỏ Vân Đình, vịt Đại Xuyên, cam Canh, nhãn muộn. Tóm lại,
nhờ có sự phong phú của các sinh vật, Hà Nội có khả năng cung cấp nhiều
giống cây trồng, vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi tiếng cho NNĐT ở Hà
Nội và cho cả nước.
Chương 3
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001 - 2011
3.1. Vai trò, vị trí của nông nghiệp đô thị trong nền kinh tế của Thủ đô
3.1.1. Tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai sau thủy sản. Thời kỳ
2001 - 2007, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp, chỉ đạt 2,5%/năm, tuy
nhiên thời kỳ 2008 - 2011, đạt 4,6%/năm. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp,
số hộ nông nghiệp liên tục giảm, sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện
thời tiết và giới hạn năng suất tự nhiên nên tốc độ tăng trưởng chậm là điều tất
yếu. Tuy nhiên, khi hợp nhất với tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh, những địa
phương có thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi, nông nghiệp của TP đã tăng
trưởng nhanh hơn.
Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu giá trị
sản xuất nông, lâm, thủy sản. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Trồng
10
trọt có xu hướng giảm mạnh, năm 2001 là 57,7%, đến năm 2011 còn 44,6%;
chăn nuôi liên tục tăng, năm 2001 là 39,8%, đến năm 2011 là 52,8%. Hà Nội là
một trong những tỉnh, TP có tỷ trọng chăn nuôi cao nhất cả nước.
3.1.2. Nông nghiệp đô thị ở Hà Nội và một số đóng góp cho
xã hội và môi trường
NNĐT trực tiếp đáp ứng một khối lượng nông sản, thực phẩm quan trọng
(nhất là thực phẩm tươi sống) cho nhu cầu hàng ngày của toàn TP. NNĐT là
lĩnh vực thu hút một số lượng lớn lao động và là nguồn thu nhập chính của hộ
nông nghiệp. NNĐT ở Hà Nội còn đáp ứng một phần đáng kể nguyên liệu tại
chỗ cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến lương thực - thực
phẩm. NNĐT còn có vai trò quan trọng tạo không gian xanh, mang lại tính đa
dạng và sinh động cho cảnh quan chung của TP. NNĐT còn trở thành yếu tố hỗ
trợ các hoạt động vui chơi giải trí giúp người dân Thủ đô thư giãn, tăng cường
sức khỏe, hòa nhập với thiên nhiên.
3.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội
3.2.1. Ngành chăn nuôi

3.2.1.1. Chăn nuôi gia súc
a. Chăn nuôi lợn
Hà Nội hiện là địa phương có tổng đàn lợn và sản lượng thịt lợn lớn nhất
cả nước. Chăn nuôi lợn đang giữ vai trò chủ lực trong ngành chăn nuôi của TP.
Năm 2011, chăn nuôi lợn chiếm 71,3% giá trị sản xuất toàn ngành chăn nuôi.
Sản lượng thịt lợn chiếm 95,6% sản lượng thịt gia súc.
Tuy nhiên, cả trước và sau thời điểm năm 2008, tổng đàn lợn của Hà Nội
đều có xu hướng giảm. Năm 2007 đàn lợn tăng 8,4 nghìn con so với năm 2001
nhưng giảm 22,5 nghìn con so với năm 2005. Năm 2011 đàn lợn giảm 136,9
nghìn con so với năm 2008. Nguyên nhân là do chủ trương điều tiết giảm đàn
nhằm tăng chất lượng đàn; chuyển hướng sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn
xa khu dân cư…
Nhờ đầu tư thâm canh nên sản lượng thịt tăng cao hơn số đầu con (thời kỳ
2001 - 2007 tăng 4,6%/năm, thời kỳ 2008 - 2011 tăng 4,1%/năm). Năm 2007
sản lượng thịt tăng 9,4 nghìn tấn so với năm 2001, năm 2011 tăng 32,5 nghìn
tấn so với năm 2008.
Trong cơ cấu đàn lợn, đàn lợn thịt chiếm khoảng 88 - 90%. Bên cạnh chăn
nuôi lợn thịt, những năm qua Hà Nội đã chú trọng phát triển đàn lợn giống để
cung cấp con giống cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Chăn nuôi trang trại phát triển mạnh. Chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm,
chăn nuôi quy mô lớn xa khu dân cư đã hình thành. Tuy nhiên, chăn nuôi cá
thể, nhỏ l› và phân tán vẫn còn phổ biến. Kết quả điều tra năm 2011 cho thấy:
quy mô nuôi trung bình 7,5 con lợn/hộ. Trong đó, hộ nuôi từ 1 - 5 con có
101.035 hộ (chiếm 64,0%).
Chất lượng giống lợn có bước chuyển biến tích cực. Giống lợn nuôi ở các
trang trại 100% là giống lợn ngoại Yorshire, Landrace, giống lợn cao sản
Duroc, Pietrain, Maxter, Pi4, Pi16. Tỷ lệ sử dụng giống lợn ngoại hướng nạc
11
trong cơ cấu đàn lợn đạt khoảng 65%. Giống lợn nuôi trong các hộ gia đình đa
số là giống lợn lai.

Kỹ thuật nuôi lợn bằng đệm lót sinh học bắt đầu được đưa vào thử nghiệm.
Một số mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm (liên kết “4 nhà”) đã
xuất hiện, điển hình là mô hình chăn nuôi lợn sinh thái (lợn sạch) tại Sơn Tây,
Ba Vì, Sóc Sơn.
Lợn được nuôi ở khắp các huyện, thị ngoại thành cho đến các quận nội
thành. Trước năm 2008, lợn được nuôi nhiều và có xu hướng tăng đàn ở Sóc
Sơn, Đông Anh. Sau năm 2008, đàn lợn ở hầu hết các quận, huyện, thị đều có
xu hướng giảm (trừ Ba Vì, Sóc Sơn, Ứng Hòa). Hiện chăn nuôi lợn tập trung
chủ yếu ở các vùng xa nội thành như Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thường
Tín, Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Đông Anh (chiếm khoảng 64% tổng đàn).
b. Chăn nuôi bò
Chăn nuôi bò chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Hiện Hà Nội
có đàn bò đứng thứ 9 toàn quốc, thứ nhất vùng ĐBSH, thứ 2 trong ngành chăn
nuôi gia súc (chiếm khoảng 10,0% tổng đàn). Sản lượng sữa đứng thứ 4 cả
nước (chiếm 4,6%) và đứng thứ nhất vùng ĐBSH (chiếm 69,2%).
- Chăn nuôi bò thịt
Nhờ chuyển hướng sang nuôi lấy thịt để đáp ứng nhu cầu của thị trường
Hà Nội và nâng cao hiệu quả sản xuất nên số lượng bò thịt và sản lượng thịt bò
tăng nhanh. Tốc độ tăng đàn bình quân thời kỳ 2001 - 2007 đạt 20,5%/năm,
thời kỳ 2008 - 2011 đạt 16,6%/năm. Số lượng đàn bò thịt từ 9,6 nghìn con (năm
2001) và 89,8 nghìn con (năm 2008) đã phát triển lên 140,7 nghìn con (năm
2010). Tăng trưởng sản lượng thịt bò cũng đạt mức cao nhất so với sản lượng
thịt gia súc trong cả hai thời kỳ (16,5% và 8,0%). Tuy nhiên, năng suất bò thịt
chưa cao.
Chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi ngoài khu dân cư, trang trại
đã hình thành và phát triển. Song phương thức chăn nuôi nhỏ l› trong các nông
hộ vẫn chiếm đa số. Theo kết quả điều tra năm 2011, quy mô trung bình 1,4
con/hộ. Trong đó, hộ nuôi từ 1 - 5 con có 76.400 hộ (chiếm 98,0%).
Hà Nội rất chú trọng đến khâu cải tiến giống. Hiện tỷ lệ Zêbu hóa trên đàn
bò thịt chiếm khoảng 90%, trong đó bò lai sind chiếm 70%; bò Brahman,

Drougmaster, BBB và các giống bò mới khác chiếm 20%. Hà Nội là địa
phương có tỷ lệ bò lai Zêbu (50%) cao so với các tỉnh vùng ĐBSH.
Trước năm 2008, đàn bò thịt có xu hướng tăng ở tất cả các địa phương và
tập trung đông ở Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm. Sau năm 2008, đàn bò thịt có
xu hướng tăng ở hầu hết các địa phương trừ các quận, huyện ven như Long
Biên, Hà Đông, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Trì, Đông Anh, Đan Phượng. Hiện
đàn bò thịt được nuôi nhiều ở Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Sơn Tây, Phúc
Thọ, Gia Lâm, Đông Anh (chiếm 68,5% so với tổng đàn).
- Chăn nuôi bò sữa
12
Chăn nuôi bò sữa đã có những chuyển biến khá mạnh cả về số lượng và
chất lượng. Số lượng bò sữa tăng từ 2,0 nghìn con (năm 2001) lên 3,2 nghìn
con (năm 2007), từ 6,9 nghìn con (năm 2008) lên 9,7 nghìn con (năm 2011) và
thường chiếm trên 5% tổng đàn bò của TP. Sản lượng sữa cũng tăng từ 2,8
nghìn tấn lên 5,2 nghìn tấn, từ 11,3 nghìn tấn lên 15,9 nghìn tấn (biểu đồ 3.3).
Biểu đồ 3.3. Đàn bò sữa và sản lượng sữa bò của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011
Nguồn: [8]
Tuy nhiên, đàn bò sữa phát triển chưa thật sự bền vững. Từ năm 2003 đến
năm 2007, tốc độ tăng đàn thấp (4,3%/năm). Thậm chí từ năm 2005 đến 2007,
số lượng bò sữa đã chững lại. Đến năm 2009, tốc độ tăng đàn thấp nhất. Song
bước sang năm 2010, 2011 đàn bò sữa có dấu hiệu phục hồi và tốc độ tăng khá
nhanh trở lại. Hiện Hà Nội là địa phương có đàn bò sữa đứng thứ ba cả nước và
đứng thứ nhất vùng ĐBSH.
Chất lượng đàn bò sữa, năng suất sữa được cải thiện rõ nét. Đàn bò sữa của
Hà Nội chủ yếu là bò lai HF được lai tạo trong nước (chiếm 90%) và bò ngoại
HF (10%). Sản lượng sữa của bò lai HF tăng từ 3,1 tấn/chu kỳ vắt sữa năm
2001 lên trên 4 tấn/chu kỳ năm 2011. Sản lượng sữa của bò HF tăng từ 3,8
tấn/chu kỳ lên 4,5 tấn/chu kỳ. So với các địa phương trong cả nước, đàn bò sữa
của Hà Nội có chất lượng cao nhất.
Thị trường tiêu thụ sữa ngày càng ổn định. Tính đến năm 2011, các doanh

nghiệp chế biến sữa (gồm Công ty sữa Quốc tế IDP, Công ty Cổ phần sữa Ba
Vì, Anco, Bánh sữa Ba Vì, Phonuimilk, Hanoimilk, Vinamilk) đã đầu tư xây
dựng 63 trạm thu gom sữa và kí kết hợp đồng thu mua sữa ổn định cho các hộ
nông dân.
Tuy nhiên, chăn nuôi bò sữa ở Hà Nội chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ l›
(quy mô nuôi bình quân 3,3 con/hộ, trong đó hộ nuôi 1 - 5 con có 2.487 hộ,
chiếm 89,4%); diện tích cỏ trồng rất ít (chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu); nguồn
thức ăn thô xanh thiếu (nhất là mùa khô); con giống cũng thiếu; lực lượng kỹ
13
thuật viên gieo tinh nhân tạo và bác sĩ thú y còn mỏng; kiến thức và kỹ năng
chăn nuôi của nông dân còn hạn chế. Điều này cũng phù hợp với kết quả điều
tra các hộ nuôi bò sữa ở huyện Gia Lâm của tác giả luận án.
Bò sữa được nuôi ở cả vùng ven và vùng xa đô, nhưng diện phân bố hẹp
hơn lợn và bò thịt. Thời kỳ 2001 - 2007, bò sữa được nuôi nhiều ở 4 quận,
huyện ven là Gia Lâm, Đông Anh, Long Biên, Hoàng Mai (chiếm 83,1% tổng
đàn năm 2007). Thời kỳ 2008 - 2011, cả 4 quận nội đô cùng nhiều huyện ven và
xa đô giảm đàn hoặc bỏ nuôi. Hiện nay bò sữa được nuôi tập trung ở Ba Vì và
Gia Lâm (chiếm 86,6% tổng đàn), ngoài ra rải rác ở các huyện Đông Anh, Đan
Phượng, Quốc Oai, Phúc Thọ, Sơn Tây.
3.2.1.2. Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm có nhiều ưu thế để phát triển, do thị trường tiêu thụ lớn
và có điều kiện tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.
Trước năm 2008, đàn gia cầm có quy mô nhỏ, tăng trưởng không ổn định
do bùng phát nhiều đợt dịch cúm gia cầm. Nhờ tích cực phục hồi đàn gia cầm
sau dịch nên tốc độ tăng đàn vẫn đạt 1,7%/năm trong thời kỳ 2001 - 2007. Từ
năm 2008 đến nay, Hà Nội dẫn đầu toàn quốc về cả số lượng gia cầm, sản phẩm
thịt và trứng. Tổng đàn gia cầm năm 2011 tăng 3.532,7 nghìn con so với năm
2008, tăng bình quân 6,4%/năm. Trong cùng thời kỳ, sản lượng thịt gia cầm
tăng 28,9 nghìn tấn (tăng 22,2%/năm), sản lượng trứng tăng 549,5 triệu quả
(tăng 30,9%/năm).

Hiện nay, chăn nuôi gia cầm nhỏ l› đã giảm, xu hướng chăn nuôi theo
vùng, xã trọng điểm, trang trại tập trung quy mô lớn, xa khu dân cư đã hình
thành. Tuy vậy, chăn nuôi nhỏ l›, mang tính tận dụng vẫn còn phổ biến.
Chất lượng giống gia cầm đã cải thiện đáng kể. Các giống gia cầm cao sản
nhập nội như gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng, gà Sasso, gà Kabia, vịt Anh
Đào, ngan Pháp… được nuôi ngày càng phổ biến. Các giống đặc sản có chất
lượng thịt, trứng thơm ngon như gà Ri, gà Mía, vịt cỏ Vân Đình, vịt Đại Xuyên
cũng được nhân rộng.
Hà Nội đã triển khai các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, tập trung
xây dựng các chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Năm 2011, TP đã xây dựng chuỗi tiêu
thụ trứng gà tại huyện Chương Mỹ mà nhãn hiệu trứng gà sạch Tiên Viên là
một điển hình.
Đàn gia cầm phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện xa đô. Trước 2008,
trên địa bàn Hà Nội cũ, gia cầm được nuôi tập trung ở Đông Anh và Sóc Sơn
(chiếm 80,2% tổng đàn). Hiện nay, gia cầm phát triển mạnh ở 8 huyện là Đông
Anh, Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Thanh Oai, Phúc Thọ
(chiếm 67,4% tổng đàn).
3.2.2. Ngành trồng trọt
3.2.2.1. Cây lương thực
Sản xuất lúa đại trà có sự biến động. Thời kỳ 2001 - 2007, diện tích và sản
lượng giảm, năng suất thấp vì nông dân không đầu tư thỏa đáng cho cây lúa.
Thời kỳ 2008 - 2011, diện tích vẫn giảm nhưng năng suất, sản lượng lúa đều
cao do tích cực ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác mới. Hiện Hà Nội có
14
diện tích và sản lượng lúa lớn nhất ĐBSH; có diện tích lúa đứng thứ 10, sản
lượng lúa đứng thứ 9 cả nước.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường thành phố lớn, Hà Nội đã chú trọng
phát triển lúa chất lượng cao. Năm 2007, diện tích lúa chất lượng cao là 2.766
ha, năng suất 43 tạ/ha, sản lượng 11,9 nghìn tấn. Năm 2011, diện tích mở rộng
thành 40 nghìn ha, năng suất tăng 54 tạ/ha, sản lượng tăng 216 nghìn tấn.

Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đã tạo ra sự gắn kết
chặt chẽ giữa “4 nhà”. Chương trình đã tạo bước đột phá về năng suất, chất
lượng, hiệu quả trong sản xuất lúa, mở ra hướng thâm canh mới cho nghề trồng
lúa của nông dân ngoại thành. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng lúa chất lượng
cao còn ở mức thấp (dưới 20%), chỉ đáp ứng được khoảng 19% nhu cầu tiêu
dùng (năm 2011).
Hiện nay, lúa được trồng phổ biến ở Ứng Hòa, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú
Xuyên, Mỹ Đức, Ba Vì, Thanh Oai, Đông Anh, Thường Tín, Quốc Oai, Mê
Linh (chiếm 79,6% so với tổng diện tích). Lúa chất lượng cao được bố trí ở các
huyện trọng điểm lúa của TP là Ba Vì, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín,
Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên.
3.2.2.2. Cây rau, đậu thực phẩm
Rau, đậu luôn được xác định là cây trồng mũi nhọn của nông nghiệp Thủ
đô. Nhóm cây trồng này hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao thứ hai sau cây ăn
quả. Trong đó, cây rau chiếm ưu thế cả về giá trị sản xuất và diện tích gieo
trồng. Giai đoạn 2001 - 2011, cây rau đóng góp tới 98 - 99% giá trị sản xuất và
trên 90% diện tích của nhóm cây thực phẩm. Diện tích rau của Hà Nội hiện
đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 ĐBSH.
a. Rau các loại
Sản xuất rau biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích
rau có xu hướng tăng ở thời kỳ 2001 - 2004, giảm rõ rệt ở thời kỳ 2005 - 2007
và sụt giảm mạnh vào năm 2009. Do cây rau sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thời tiết, diện tích rau lại giảm mạnh nên năng suất và sản lượng rau
tăng không ổn định. Hiện nay sản xuất rau chỉ có khả năng đáp ứng được
khoảng 70% nhu cầu. Rau chủ yếu được tiêu thụ ở dạng rau tươi.
Rau được sản xuất theo vụ đông xuân và vụ mùa. Vụ đông xuân là vụ
chính, chiếm hơn 2/3 diện tích và sản lượng rau cả năm.
Cơ cấu chủng loại rau khá phong phú (trên 60 loại) do nhu cầu rau xanh
của TP rất lớn và đa dạng. Các loại rau được trồng phổ biến gồm có cải các
loại, rau muống, cải bắp, su hào, cà chua, khoai tây, đậu rau các loại, dưa chuột,

bí đỏ và bí xanh.
Diện tích rau tập trung có ở cả các huyện ven đô và xa đô. Trước năm
2008, 4 huyện có diện tích rau lớn là Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Sóc Sơn
(chiếm 76,6% diện tích). Từ 2008, 11 huyện có diện tích rau nhiều là Mê Linh,
Đông Anh, Thường Tín, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Gia Lâm, Thanh Trì,
Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thanh Oai (chiếm 75,0% diện tích). Với lợi thế về thị
15
trường, hiện một số quận (Hoàng Mai, Long Biên) và một số huyện ven đô
(Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì) đã hướng mạnh vào sản xuất rau cao cấp.
b. Rau an toàn
RAT có xu hướng tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng và ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích và sản lượng rau của TP (bảng 3.23).
Song so với nhu cầu của thị trường TP thì tỷ lệ RAT mới đáp ứng được 25%.
Bảng 3.23. Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của TP Hà Nội
giai đoạn 2001 - 2011
Năm
Diện tích
RAT (ha)
% tổng diện
tích rau
Năng suất
RAT (tạ/ha)
% năng
suất rau
Sản lượng
RAT (tấn)
% tổng sản
lượng rau
2001 735 9,8 160,2 84,8 11.777 8,3
2003 981 11,4 167,3 94,7 16.414 10,8

2005 1.996 24,6 147,0 79,4 29.350 19,5
2007 1.930 24,2 196,0 100,1 37.834 24,2
2008 6.820 23,9 184,3 107,4 125.720 25,7
2009 7.804 30,3 190,0 101,0 148.285 30,6
2010 8.762 32,1 191,4 99,5 167.742 32,0
2011 10.253 36,2 193,1 102,3 194.854 36,5
Nguồn: Tính toán từ [8],[92]
Sản xuất RAT còn gặp khó khăn do vùng sản xuất còn manh mún, nhỏ l›;
mạng lưới tiêu thụ RAT quá "mỏng”; thị trường tiêu thụ không ổn định; người
tiêu dùng chưa tin tưởng vào chất lượng RAT. Điều này cũng được phản ánh
qua kết quả điều tra của tác giả luận án đối với vùng RAT ở huyện Đông Anh.
RAT cũng được trồng quanh năm giống như rau đại trà và tập trung thành
2 vụ chính: vụ đông xuân và vụ mùa. Những năm gần đây, nhờ áp dụng kỹ
thuật che phủ nilon, một số huyện ngoại thành đã trồng thành công các loại rau
trái vụ. Hiện Hà Nội có 3 cấp độ canh tác RAT: rau hữu cơ, RAT theo VietGap
và rau trồng theo quy trình an toàn. Cả 3 nhóm trên đều tăng diện tích.
3.2.2.3. Cây ăn quả
Trong nhóm cây lâu năm, cây ăn quả luôn chiếm vị trí chủ đạo cả về giá trị
sản xuất và diện tích gieo trồng. Việc tạo ra những vùng cây ăn quả tập trung
vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa tạo cảnh quan môi trường sinh thái xanh,
sạch, đẹp, phù hợp với định hướng phát triển NNĐT của Hà Nội.
Cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại cây nông
nghiệp của Hà Nội. Năm 2011, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha cây ăn quả là
150,6 triệu đồng (trong khi cây rau đậu thực phẩm là 99,4 triệu đồng, cây hoa
và cây cảnh 98,6 triệu đồng, cây lương thực 37,9 triệu đồng).
Sản xuất cây ăn quả ngày càng đi vào chất lượng. Năm 2007, diện tích gieo
trồng là 3,1 nghìn ha, diện tích cho sản phẩm là hơn 2,3 nghìn ha. Năm 2011,
diện tích gieo trồng là 13,9 nghìn ha, diện tích cho sản phẩm 11,8 nghìn ha.
Những cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao (bưởi, cam, ổi, khế) được ưu
tiên phát triển. Do diện tích cho sản phẩm tăng nên sản lượng cũng tăng đáng

16
kể. Năm 2007 sản lượng 35,4 nghìn tấn, năm 2011 là 194,9 nghìn tấn, tuy
nhiên, mới đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu thụ quả của thị trường Hà Nội.
Cơ cấu sản phẩm quả của Hà Nội tương đối đa dạng, với hơn 19 loại, trong
đó các loại có diện tích lớn là bưởi, chuối, nhãn và vải. Năm 2011, bốn cây này
chiếm 58,3% tổng diện tích cây ăn quả của TP. Hà Nội có nhiều loại quả ngon,
đặc sản nổi tiếng như cam Canh, bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, quýt Tích Giang,
nhãn muộn Đại Thành, ổi Đông Dư, khế Bắc Biên, hồng xiêm Xuân Đỉnh, mít
Cổ Loa Hà Nội đã chọn 4 loại cây ăn quả đặc sản (Cam Canh, bưởi Diễn,
nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng) cho hiệu quả kinh tế cao, trong điều kiện đất
đai chật hẹp làm cây chủ lực và xây dựng nên mối liên kết “4 nhà”.
Tuy nhiên, phát triển cây ăn quả còn trong tình trạng diện tích manh mún,
khả năng đầu tư thâm canh thấp, chất lượng giống chưa đảm bảo, năng suất
không ổn định, sản phẩm còn thiếu tính cạnh tranh.
Cây ăn quả được trồng ở khắp các quận, huyện ngoại thành. Thời điểm
trước mở rộng, diện tích cây ăn quả tập trung chủ yếu ở Sóc Sơn, Đông Anh,
Từ Liêm, Gia Lâm. Hiện nay, cây diện tích cây ăn quả phân bố phổ biến ở 13
huyện thị, gồm Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Sơn Tây, Mê Linh, Hoài Đức,
Quốc Oai, Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc
Thọ (chiếm 80,1%).
3.2.2.4. Cây hoa - cây cảnh
Trồng hoa - cây cảnh cũng là ngành sản xuất đặc thù của NNĐT ở Hà Nội.
Hoa - cây cảnh là nhóm cây trồng duy nhất trong các cây hàng năm không bị
rơi vào tình trạng sụt giảm diện tích. Diện tích hoa - cây cảnh năm 2007 so với
năm 2001 tăng gấp 1,5 lần; năm 2011 so với năm 2008 tăng gấp 1,1 lần.
Hà Nội có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khí hậu có một mùa đông tương
đối lạnh rất thích hợp để trồng hoa. Đất trồng chủ yếu là đất phù sa sông, được
sử dụng để bồi đắp, cải tạo đất trồng hoa - cây cảnh. Người trồng hoa Hà Nội
tích lũy được nhiều kỹ thuật cổ truyền và đã tiếp thu nhiều kĩ thuật mới trong
nghề trồng hoa - cây cảnh.

Tuy nhiên, diện tích và giá trị sản xuất hoa - cây cảnh tăng chưa thật ổn
định. Hà Nội chưa có hệ thống cung ứng giống hoa chất lượng cao. Kỹ thuật
trồng và chăm sóc chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm truyền thống. Hầu hết các
vùng trồng hoa - cây cảnh chưa được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Diện tích
đất trồng hoa bị thu hẹp dần do CNH, ĐTH. Trồng hoa - cây cảnh còn phụ
thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu.
Chủng loại hoa - cây cảnh của Hà Nội rất đa dạng và phong phú. Trong
tổng số 4.797 ha gieo trồng hoa - cây cảnh năm 2011 có gần 4/5 diện tích thuộc
về cây hoa. Các chủng loại hoa - cây cảnh chính: hồng, cúc, đào, đồng tiền, huệ,
sen, quất, lan, ly.
Phát triển hoa - cây cảnh góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân;
đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo cảnh quan môi trường sống tốt
17
đẹp hơn cho người dân Hà Nội và thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Nhiều
hộ gia đình ở những làng hoa truyền thống (Nhật Tân, Tứ Liên, Tây Tựu, Mê
Linh) đã phát triển mô hình vườn hoa du lịch. Mô hình trồng sen của phường
Quảng An đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Hà Nội.
Hoa - cây cảnh được trồng tập trung nhiều hơn cả là ở các quận, huyện ven
đô. Trước năm 2008, ba địa phương có diện tích đáng kể là Từ Liêm, Đông
Anh và Tây Hồ (chiếm 90,9% diện tích hoa - cây cảnh toàn TP). Sau năm 2008,
sáu quận, huyện có quy mô vượt trội là Từ Liêm, Mê Linh, Đông Anh, Đan
Phượng, Tây Hồ và Thường Tín (chiếm 87,1%).
3.2.3. Ngành dịch vụ nông nghiệp
Quy mô giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng lên rõ rệt qua các năm
(thời kỳ 2001 - 2007 tăng 1,6 lần; 2008 - 2011 tăng 1,9 lần). Tuy nhiên, tỉ trọng
của dịch vụ nông nghiệp rất thấp và không thay đổi nhiều trong thời gian qua
(chỉ dao động trên dưới 3%). Rõ ràng dịch vụ nông nghiệp chưa tương xứng với
vai trò, vị trí và yêu cầu của sản xuất NNĐT.
Hoạt động dịch vụ còn đơn điệu, chủ yếu mới thực hiện được 3 khâu dịch
vụ truyền thống là làm đất, tưới tiêu nước, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi.

3.2.4. Một số hình thức tổ chức không gian sản xuất
của nông nghiệp đô thị ở Hà Nội
3.2.4.1. Trang trại
Số lượng trang trại tăng khá nhanh. Năm 2011, Hà Nội có 934 trang trại
(đứng đầu ĐBSH, thứ năm cả nước), trong đó chủ yếu là trang trại chăn nuôi
(đặc biệt là trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm). Tỷ trọng trang trại chăn nuôi
tăng từ 45,5% năm 2001 lên 98,4% năm 2011. Hiện Hà Nội có 919 trang trại
chăn nuôi (đứng thứ hai cả nước), trong đó trang trại chăn nuôi lợn chiếm
23,5%; gà 43,3%. Tuy vậy, quy mô trang trại nhìn chung còn nhỏ, số lao động,
số đầu vật nuôi còn ít.
3.2.4.2. Khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Tính đến năm 2011, Hà Nội đã xây dựng được 35 khu chăn nuôi xa khu
dân cư ở 14 huyện, thị; trong đó Chương Mỹ có 9 khu, Quốc Oai 4 khu, các
huyện còn lại có từ 1 - 3 khu. Tổng diện tích của 35 khu là 642 ha. Song khó
khăn lớn nhất đối với các khu chăn nuôi xa khu dân cư chính là mặt bằng và
khả năng tích tụ ruộng đất.
3.2.4.3. Vùng chuyên môn hóa nông nghiệp
- Vùng chăn nuôi trọng điểm: Hà Nội đã quy hoạch được 13 xã chăn nuôi
lợn, 10 xã chăn nuôi bò thịt, 8 xã chăn nuôi bò sữa và 11 xã chăn nuôi gia cầm
trọng điểm.
- Vùng chuyên canh cây trồng: Hà Nội cũng xây dựng được 103 xã sản
xuất lúa chất lượng cao; 56 xã, phường sản xuất RAT; 22 xã sản xuất cây ăn
quả đặc sản và 18 xã, phường sản xuất hoa - cây cảnh chuyên canh tập trung.
3.2.4.4. Vành đai nông nghiệp
18
Căn cứ vào sự phân bố các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và đặc điểm
trong sử dụng nguồn lực đất đai, lao động, vốn theo khoảng cách xa gần khác
nhau đối với nội thành, có thể phân biệt được 3 vành đai nông nghiệp ở Hà Nội.
Kể từ ranh giới 6 quận trung tâm trở ra, vành đai nông nghiệp nội đô có bán
kính dưới 5 km; vành đai nông nghiệp ven đô trong bán kính từ 5 đến 15 km;

vành đai nông nghiệp xa đô ở ngoài cùng có bán kính từ 15 đến 50 km.
19
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
4.1. Những căn cứ xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp đô thị ở
Hà Nội
Phần này luận án đề cập đến bối cảnh phát triển, định hướng phát triển
không gian đô thị Hà Nội và dự báo một số yếu tố tác động đến NNĐT ở Hà Nội.
4.2. Mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội đến
năm 2020
4.2.1. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu chung là tập trung phát triển NNĐT ở Hà Nội theo hướng năng
suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra những vùng sản xuất
hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở đô thị và xuất khẩu. Đồng thời, ưu
tiên phát triển những cây, con có lợi thế; giảm dần diện tích cây lương thực đi
đôi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng diện tích RAT, hoa - cây cảnh,
cây ăn quả đặc sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, lao động và
nguồn vốn; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, tập trung
ngoài khu dân cư; từng bước phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất
giống, trước mắt ổn định, tiến tới giảm dần tổng đàn lợn; ổn định đàn gia cầm;
tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt.
4.2.2. Định hướng phát triển
4.2.2.1. Định hướng phát triển ngành chăn nuôi
a) Chăn nuôi lợn vẫn chiếm vị trí cao trong ngành chăn nuôi. Tổng đàn lợn
năm 2015 đạt khoảng 1,5 triệu con, năm 2020 còn khoảng 1,4 triệu con. Sản
lượng thịt lợn năm 2015 đạt 330 nghìn tấn, năm 2020 đạt 350 nghìn tấn. Quy
mô đàn lợn sẽ giảm ở hầu hết 23 quận, huyện; nhất là các quận nội đô và huyện
ven đô. Lợn được nuôi tập trung ở các huyện xa đô (Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức,
Chương Mỹ, Ứng Hòa).

b) Chăn nuôi bò: Tập trung phát triển đàn bò theo chiều sâu, tăng về chất
lượng cho cả 2 loại sản phẩm sữa và thịt; ưu tiên phát triển các mô hình sản
xuất hàng hoá ở các địa bàn có nhiều tiềm năng (có vùng đồi gò, vùng đất bãi
ven sông, có truyền thống lâu đời…).
- Bò thịt: Năm 2015, tổng đàn khoảng 150 nghìn con, sản lượng thịt
khoảng 9,0 nghìn tấn; năm 2020, tổng đàn khoảng 155 nghìn con, sản lượng thịt
khoảng 9,3 nghìn tấn. Nhân rộng quy mô đàn bò thịt ở các huyện xa đô và một
vài huyện ven đô (Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa,
Đông Anh, Mê Linh).
- Bò sữa: Số lượng bò sữa đến năm 2015 đạt 15 nghìn con, năm 2020 đạt
20 nghìn con. Sản lượng sữa đạt 25 nghìn tấn vào năm 2015, khoảng 36 nghìn
tấn vào năm 2020. Phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung tại một số địa phương
ven đô và xa đô như Ba Vì, Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai.
20

×