Tải bản đầy đủ (.doc) (231 trang)

Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 231 trang )

Gi9
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ MAI HƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 62.31.05.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức
2. PGS.TS. Hoàng Văn Chức
HÀ NỘI - 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong những công trình để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tác giả luận án
Vũ Thị Mai Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ
Thị Minh Đức, GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS. Hoàng Văn Chức là những
Thầy, Cô giáo đã trực tiếp dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi những kiến thức quý
báu và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Phòng Sau Đại học, Phòng Tài chính - Kế toán, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý, tập thể


giáo viên và cán bộ công nhân viên Khoa Địa lý mà trực tiếp là các Thầy, Cô giáo ở
Bộ môn Địa lý Kinh tế - Xã hội đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất, kiến thức và
thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở NN & PTNT Hà Nội, Viện
Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, UBND một số xã của
huyện Đông Anh và Gia Lâm. Tôi đặc biệt cảm ơn chú Nguyễn Ngọc Hiệp, chú Lý
Bá Quang, cô Phạm Minh Hằng ở Sở NN & PTNT Hà Nội; các bác nông dân ở xã
Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Phù Đổng, Dương Hà, Trung Màu đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và điều tra thực địa.
Cuối cùng cho tôi bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình tôi: bố, mẹ, chồng và những
người thân đã luôn chia sẻ, động viên, chăm sóc và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án
Vũ Thị Mai Hương
MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP đô thỊ. .16
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CNH Công nghiệp hóa
2 DTTN Diện tích tự nhiên
3 ĐTH Đô thị hóa
4 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
5 HTX Hợp tác xã
6 KH - CN Khoa học - công nghệ
7 KT - XH Kinh tế - xã hội
8 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
9 NNĐT Nông nghiệp đô thị

10 NTQD Nông trường quốc doanh
11 NXB Nhà xuất bản
12 RAT Rau an toàn
13 TP Thành phố
14 UBND Ủy ban nhân dân
Tiếng Anh
TT
Chữ
viết tắt
Nghĩa nguyên gốc Nghĩa tiếng Việt
1 AVRDC
Asian Vegetable Research and
Development Center
Trung tâm phát triển và nghiên
cứu rau châu Á
2 CFP Cities Feeding People Các thành phố nuôi dưỡng con người
3 CIP International Potato Center Trung tâm khoai tây quốc tế
4 DSE
German Foundation for
International Development
Quỹ phát triển quốc tế Đức
5 FAO
Food and Agriculture Organization
of the United Nations
Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của Liên Hợp Quốc
6 GTZ
Deutsche Gesellschaft fur
Technische Zusammenarbeit
Tổ chức dịch vụ hợp tác phát

triển Cộng hòa Liên bang Đức
7 IDRC
International Development
Research Centre
Trung tâm nghiên cứu phát triển
quốc tế Canađa
8 IFPRI
International Food Policy
Research Institute
Viện nghiên cứu chính sách
lương thực quốc tế
9 IIRR
International Institute of Rural
Reconstruction
Viện tái thiết nông thôn quốc tế
Philippin
10 ISBN
International Standard Book
Number
Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách
11 NRI Natural Resources Institute
Viện tài nguyên thiên nhiên
Vương quốc Anh
12 RUAF International Network of
Resource centres on Urban
Trung tâm tài nguyên về nông
nghiệp đô thị và an ninh lương
ii
TT
Chữ

viết tắt
Nghĩa nguyên gốc Nghĩa tiếng Việt
Agriculture and Food security thực quốc tế
13 UNDP
United Nations Development
Programme
Chương trình phát triển của Liên
Hợp Quốc
14 USA United States of America Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
16 UWEP Urban Waste Expertise Programme Chương trình giám sát chất thải đô thị
17 WB World Bank Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 48
Bảng 2.2. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của TP Hà Nội so với 50
cả nước và một số đô thị khác năm 2010 (giá thực tế) 50
Bảng 2.3. Tổng số lao động và cơ cấu lao động nông thôn TP Hà Nội 50
Bảng 2.4. Nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm của TP Hà Nội 51
Bảng 2.5. Vốn đầu tư cho nông nghiệp (vốn nhà nước) của TP Hà Nội 52
Bảng 2.6. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ ở TP Hà Nội năm 2010 55
Bảng 2.7. Hiện trạng giao thông nông thôn ở TP Hà Nội năm 2011 57
Bảng 2.8. Hệ thống phân phối nông sản của TP Hà Nội chia theo hạng năm 2011 58
Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội năm 2007 và
2011 65
Bảng 2.10. Biến động đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2001 -
2011 66
Bảng 2.11. Một số đặc trưng trung bình khí hậu ở TP Hà Nội 67
Bảng 3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản 73
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá cố định 1994) 73
Bảng 3.2. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản 74
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 74

Bảng 3.3. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp 74
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá cố định 1994) 74
Bảng 3.4. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của 75
TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 75
Bảng 3.5. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 76
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 76
iii
Bảng 3.6. Số lượng đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi 77
của TP Hà Nội so với cả nước và vùng ĐBSH năm 2007 và 2011 77
Bảng 3.7. Biến động đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi 78
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 78
Bảng 3.8. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của chăn nuôi gia súc 79
ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 79
Bảng 3.9. Cơ cấu đàn gia súc và sản lượng thịt gia súc 80
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 80
Bảng 3.10. Đàn bò và cơ cấu đàn bò của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 82
Bảng 3.11. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi gia cầm 87
ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 87
Bảng 3.12. Tổng đàn gia cầm và sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm 88
ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 88
Bảng 3.13. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt 90
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 90
Bảng 3.14. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng 91
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 91
Bảng 3.15. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha (giá thực tế) 91
Bảng 3.16. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011
92
Bảng 3.17. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao 93
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 93
Bảng 3.18. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa đông xuân và lúa mùa 95

của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 95
Bảng 3.19. Giá trị sản xuất và diện tích cây rau, đậu thực phẩm 96
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 96
Bảng 3.20. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của TP Hà Nội giai đoạn 2001 -
2011 97
Bảng 3.21. Diện tích, năng suất, sản lượng rau 98
của TP Hà Nội chia theo mùa vụ, giai đoạn 2001 - 2011 98
Bảng 3.22. Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của TP Hà Nội giai đoạn 2001 -
2011 99
iv
Bảng 3.23. Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của TP Hà Nội chia theo mùa vụ
102
Bảng 3.24. Cơ cấu diện tích canh tác RAT của Hà Nội phân theo quy trình sản xuất
102
Bảng 3.25. Tỷ trọng giá trị và diện tích cây ăn quả so với cây lâu năm 104
Bảng 3.26. Diện tích và sản lượng cây ăn quả của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011
105
Bảng 3.27. Diện tích cho sản phẩm các cây ăn quả chính giai đoạn 2001 - 2011 106
Bảng 3.28. Sản lượng thu hoạch của các cây ăn quả chính giai đoạn 2001 - 2011
108
Bảng 3.29. Cơ cấu chủng loại hoa - cây cảnh chính của TP Hà Nội năm 2011 113
Bảng 3.30. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp 117
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 117
Bảng 3.31. Số hộ nông nghiệp của TP Hà Nội năm 2001, 2006 và 2011 129
Bảng 3.32. Số trang trại của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 chia theo loại hình
130
Bảng 3.33. Một số chỉ tiêu bình quân của trang trại nông nghiệp ở TP Hà Nội 132
Bảng 4.1. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở 143
TP Hà Nội đến năm 2015 và 2020 143
Bảng 4.2. Dự báo dân số TP Hà Nội đến năm 2015 và 2020 144

Bảng 4.3. Dự báo nhu cầu một số nông sản thực phẩm chính của TP Hà Nội 145
Phụ lục 3.5. Cơ cấu rau của TP Hà Nội phân theo chủng loại năm 2011 196
Phụ lục 3.10. Tình trạng thuê đất sản xuất nông nghiệp ở các hộ điều tra 200
Phụ lục 3.11. Quy mô đàn bò sữa và bò đang vắt sữa của các hộ điều tra 200
Phụ lục 3.12. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô đàn bò sữa của các hộ điều tra 201
Phụ lục 3.13. Các giống bò sữa mà các hộ điều tra đang nuôi 201
Phụ lục 3.14. Năng suất sữa bình quân theo từng giống bò ở các hộ điều tra 201
Phụ lục 3.15. Nguồn thức ăn xanh mà các hộ điều tra sử dụng 201
Phụ lục 3.16. Các trang thiết bị mà các hộ điều tra đã đầu tư 202
Phụ lục 3.17. Mức độ sử dụng hầm biogas ở các hộ điều tra 202
Phụ lục 3.18. Các hỗ trợ của công ty/dự án cho các hộ điều tra 202
Phụ lục 3.19. Cách thức bán sữa và đối tượng bán sữa ở các hộ điều tra 202
v
Phụ lục 3.20. Khó khăn lớn nhất trong tiêu thụ sữa ở các hộ điều tra 202
Phụ lục 3.21. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa theo quy mô nuôi 203
ở các hộ điều tra (tính trên 1 đầu bò đang vắt sữa trong 1 tháng) 203
Phụ lục 3.22. Khó khăn thường gặp trong chăn nuôi bò sữa của các hộ điều tra 203
Phụ lục 3.23. Biện pháp kỹ thuật được áp dụng để trồng RAT ở các hộ điều tra 203
Phụ lục 3.24. Nguồn gốc giống RAT mà các hộ điều tra sử dụng 203
Phụ lục 3.25. Thời gian phun thuốc bảo vệ thực vật cho RAT ở các hộ điều tra . .203
Phụ lục 3.26. Thời gian cách ly trước khi thu hái sản phẩm RAT ở các hộ điều tra
204
Phụ lục 3.27. Các hỗ trợ của công ty/dự án cho các hộ trồng RAT 204
Phụ lục 3.28. Tổ chức đứng ra giám sát quy trình sản xuất RAT ở các hộ điều tra
204
Phụ lục 3.30. Phương thức bán RAT của các hộ điều tra 204
Phụ lục 3.31. Hiệu quả sản xuất (cho 1 sào/vụ) của một số loại RAT so với lúa .205
Phụ lục 3.32. Khó khăn trong sản xuất RAT ở các hộ điều tra 205
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Gia tăng dân số ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 49

Biểu đồ 2.2. Số dân đô thị của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 55
Biểu đồ 3.3. Đàn bò sữa và sản lượng sữa bò của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011
85
Biểu đồ 3.4. Giá trị sản xuất/1ha đất gieo trồng phân theo nhóm cây năm 2011 92
Biểu đồ 3.6. Diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất hoa - cây cảnh 111
của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 111
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính TP Hà Nội năm 2007 và 2011……………………. 45
Bản đồ 2.2. Các nhân tố KT - XH ảnh hưởng đến phát triển NNĐT ở Hà Nội……… 60
Bản đồ 2.3. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở TP Hà Nội giai đoạn
2001 - 2011……………………………………………………………. 65
Bản đồ 2.4. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển NNĐT ở Hà Nội…… 68
Bản đồ 3.1. Phát triển ngành chăn nuôi ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011……… 87
Bản đồ 3.2. Phát triển ngành trồng trọt ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011……… 114
Bản đồ 3.3. Tổ chức không gian sản xuất của NNĐT ở Hà Nội năm 2011……… 133
vi
Bản đồ 4.1. Quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ TP Hà Nội đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030……………………………………………… 137
Bản đồ 4.2. Định hướng phát triển NNĐT ở Hà Nội đến năm 2020………………. 146
Bản đồ 4.3. Định hướng tổ chức không gian sản xuất của NNĐT ở Hà Nội đến
năm 2020……………………………………………………………… 150
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá (ĐTH) là vấn đề tất yếu, không thể không xảy ra. Dù muốn hay
không muốn, tương lai của thế giới vẫn nằm ở các đô thị. Minh chứng là trong hơn
60 năm qua, quá trình ĐTH đã diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với quy mô lớn và
nhịp độ nhanh chưa từng thấy. Nếu năm 1950, dân số đô thị chỉ chiếm gần 1/3
(29,6%) dân số thế giới thì đến năm 2011 đã vượt qua ngưỡng 50% (đạt 52,1%) [132].
Sự tăng trưởng dân số đô thị thế giới chủ yếu tập trung tại các nước đang phát

triển. Giai đoạn 1950 - 2011, dân số đô thị các nước đang phát triển tăng gấp 9 lần, từ
300 triệu người lên 2.670 triệu người (từ 17,6% tăng lên chiếm 46,5% dân số khu
vực, từ 40,0% tăng lên chiếm 74,0% dân số đô thị thế giới). Dân số đô thị châu Á
tăng gấp 8 lần, từ 245 triệu người lên 1.895 triệu người (từ 17,5% đã tăng lên chiếm
45,0% dân số châu lục, từ 33,0% đã tăng lên chiếm 52,0% dân số đô thị thế giới) [132].
Giống như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, quá trình ĐTH ở Việt
Nam cũng diễn ra sôi động kể từ khi bắt đầu Đổi mới đến nay. Theo thống kê, năm
1989 dân số đô thị cả nước là 12.261 nghìn người, tỷ lệ ĐTH là 19,4%. Năm 2011, dân
số đô thị là 27.719 nghìn người, tỷ lệ ĐTH là 31,7%. Sự tăng trưởng dân số đô thị
Việt Nam tập trung chủ yếu ở hai đô thị đặc biệt. Dân số đô thị của Hà Nội và thành
phố (TP) Hồ Chí Minh chiếm 1/3 (32,8%) dân số đô thị toàn quốc (năm 2011) [62].
Cùng với xu thế phát triển chung của đô thị cả nước, số dân đô thị của Hà Nội
cũng gia tăng với tốc độ nhanh. Năm 2001, Hà Nội mới có 1.642,7 nghìn dân đô thị, thì đến
năm 2008 đã đạt tới con số 2.566,3 nghìn dân. Gần đây nhất (năm 2011), số dân đô thị của Hà Nội
là 2.880,6 nghìn người, chiếm 42,5% tổng số dân của TP và chiếm 46,1% tổng số dân đô thị
của vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) [10].
Tốc độ ĐTH ở Hà Nội diễn ra nhanh cùng với sự phát triển của các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp đã làm cho đất đai và lao động nông nghiệp giảm; nguồn
cung lương thực, thực phẩm thiếu hụt; nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng hiện
rõ. Lao động nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven đô bị mất đất, không có việc
làm hoặc thất nghiệp bán thời gian. Trong khi, TP vẫn còn một tỷ lệ cư dân khá lớn
sống bằng nghề nông. Phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT) được xem là một trong những
giải pháp tối ưu giúp Hà Nội vượt qua những thách thức của ĐTH và công nghiệp hóa (CNH). Xuất
phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự phát triển nông
nghiệp đô thị ở Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ.
1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Các hoạt động NNĐT vốn đã có từ lâu tại nhiều nước phát triển cũng như
đang phát triển, nhưng ít được chú ý vì người ta nghĩ rằng nông nghiệp là việc của
nông thôn, còn đô thị làm công nghiệp là chính. Song vài thập kỷ gần đây, khi tình

trạng ĐTH trên thế giới gia tăng làm phát sinh những hệ lụy về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường thì NNĐT bắt đầu được các nhà khoa học trong và ngoài nước tập
trung nghiên cứu nhiều. Tiêu biểu có các nghiên cứu sau:
- Các nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến NNĐT
+ Nghiên cứu về vành đai nông nghiệp
NNĐT là một hình thức đặc thù của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Những
nghiên cứu đầu tiên về NNĐT có lẽ là những nghiên cứu về vành đai nông nghiệp.
Vượt lên trước giới hạn tư tưởng trong thời đại của mình, Von Thunen (1783 -
1850) là người đầu tiên đưa ra lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp. Mô
hình của ông bước đầu thể hiện ý tưởng về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp.
Thunen cho rằng chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ (TP, đô
thị) quyết định đến sự phân bố các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong trường
hợp đô thị phát triển hoàn toàn độc lập, đơn lẻ, những điều kiện sản xuất (đất đai,
lao động…) khá đồng nhất thì lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích canh tác sẽ giảm dần
khi khoảng cách đến trung tâm TP tăng lên. Theo ông, để giảm chi phí và tăng lợi
nhuận, những sản phẩm có khối lượng lớn, khó bảo quản được sản xuất ở gần TP
hơn. Từ giả thiết này, Thunen xây dựng 4 vành đai nông nghiệp xung quanh đô thị
trung tâm từ nhân ra bao gồm: vành 1 là vành thực phẩm tươi sống; vành 2 là vành
lâm nghiệp; vành 3 là vành lương thực; vành 4 là vành chăn nuôi [141].
Sau Thunen, một số tác giả như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973)
cũng nghiên cứu các mô hình NNĐT và họ nhận thấy một điểm chung là NNĐT
thường phát triển thành các vành đai. Tiêu biểu nhất phải kể đến mô hình vành đai
xanh của Boal. Theo Boal, có thể hình thành 3 vành đai khác nhau đối với NNĐT.
Vành đai thứ nhất tại trung tâm TP, đất đai đã quy hoạch ổn định, nông nghiệp đạt
lợi nhuận ổn định do có nhiều lợi thế thị trường. Vành đai thứ hai cận kề ngoại ô,
quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận thấp do nông dân không muốn đầu tư vào
sản xuất nông nghiệp. Vành đai thứ ba ở ngoài cùng xa trung tâm TP, nông nghiệp
phát triển đa dạng và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích [dẫn theo 65].
Lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp cũng được nhắc đến trong
nghiên cứu của các tác giả Việt Nam như Bùi Văn Loãn [33], Ngô Doãn Vịnh [100],

Đinh Văn Thanh [52], Đặng Văn Phan [41], Lê Quốc Doanh [19], Lê Đức Thịnh [54].
2
+ Nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành hoặc nông nghiệp ven đô
Phần lớn các nghiên cứu về NNĐT từ thập niên 50 của thế kỷ XX đều hướng
vào nông nghiệp ngoại thành vì tầm quan trọng của nó trong việc cung cấp thực
phẩm cho TP. Các nhà khoa học của trường phái địa lý Xô Viết có nhiều thành công
trong nghiên cứu nông nghiệp ngoại thành và đã xây dựng nên khái niệm “thể tổng
hợp nông nghiệp ngoại thành” [52]. Đáng chú ý có tác giả Ivanov K.I., ông quan niệm
“thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành đó là một kiểu thể tổng hợp đã hình thành
vững chắc về cơ cấu của các xí nghiệp trong thể tổng hợp, về những mối liên hệ sản
xuất và kinh tế của các xí nghiệp”. Ông cũng chỉ ra 2 đặc điểm của thể tổng hợp này
là có vị trí địa lý gần TP, có sự chuyên môn hóa rõ rệt của các xí nghiệp nông nghiệp
[27].
Các nhà khoa học khác cũng nghiên cứu nhiều về nông nghiệp ngoại thành
vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX như Lovkov J.A., Mineev V.A., Galazun
A.R. Lovkov J.A. cho rằng “nền nông nghiệp ngoại thành là một sự tổng hợp các xí
nghiệp nông nghiệp nằm xung quanh các TP và trung tâm công nghiệp, chuyên
môn hóa sản xuất các loại nông sản phẩm khó vận chuyển xa và chóng hỏng để
cung cấp cho nhân dân TP”. Mineev V.A. đưa ra khái niệm vùng nông nghiệp
ngoại thành, đồng thời chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của nền nông nghiệp ngoại
thành để phân biệt với nền nông nghiệp không có mối quan hệ trực tiếp với TP [36].
Ở Việt Nam cũng có một số nhà khoa học quan tâm đến thể tổng hợp nông
nghiệp ngoại thành. Tác giả Lê Thông cho rằng đặc trưng của các thể tổng hợp nông
nghiệp ngoại thành là ở chỗ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực
phẩm của dân cư TP chi phối [55], [56], [57]. Lý thuyết trên cũng được đề cập trong
cuốn sách của Nguyễn Minh Tuệ [66], Đinh Văn Thanh [52], Đặng Văn Phan [41].
Đến đầu thế kỷ XXI, các đô thị (nhất là ở các nước đang phát triển) phải đối
mặt với hàng loạt các vấn đề khó khăn trong bối cảnh ĐTH mới, các nghiên cứu bắt
đầu chú ý đến nông nghiệp ven đô. Tác giả Paule Moustier (2003) [40] nhận thấy cơ
hội của nông nghiệp ven đô là dễ tiếp cận vật tư đầu vào, thị trường, chi phí vận tải

thấp. Khó khăn là đất trồng không ổn định; ô nhiễm đất, nước, không khí; rủi ro đối
với sức khỏe. Tác giả Nguyễn Đăng Nghĩa (2011) [37] cho rằng cơ hội của nông
nghiệp ven đô là: giảm đóng gói, lưu trữ và vận chuyển thực phẩm; tạo việc làm, thu
nhập cho người thất nghiệp và hưu trí; dễ tiếp cận các dịch vụ; khả năng tái sử dụng
chất thải lớn. Tuy nhiên, rủi ro là bị cạnh tranh về đất, nước, năng lượng và lao động
với các ngành kinh tế khác; rủi ro về sức khỏe và môi trường. Theo tác giả Lê Quốc
Doanh (2004) [19] nông nghiệp ven đô có các đặc trưng chính như: địa bàn sản xuất
3
không ổn định, đất nông nghiệp có xu thế giảm mạnh, nông nghiệp ảnh hưởng
nhiều của sự ô nhiễm đô thị, quy mô nông hộ nhỏ bé, có nhiều lợi thế về thị trường.
+ Nghiên cứu về nông nghiệp đô thị
Phát triển NNĐT có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia giải quyết các
vấn đề khó khăn của các đô thị trong quá trình ĐTH. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX
trở lại đây, do sự phát triển bùng nổ của các đô thị và dân số đô thị trên toàn cầu
nên ngày càng có nhiều tác giả có những nghiên cứu liên quan đến NNĐT.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của NNĐT. Đề cập đến vai trò
đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng, có công trình của Brown K., Carter A.
(2003) [112]; Prain G., Karanja N., Lee - Smith D. (2010) [133]; đối với vấn đề sức
khỏe có nghiên cứu của Flynn K. (1999) [121]; Lee - Smith D., Prain G. (2006)
[127]; Bellows A.C, Brown K., Smit J. (2008) [110]; đối với vấn đề môi trường có
nghiên cứu của Brock B., Foeken D. (2006) [111]; Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) (2010) [119]. Đề cập tổng hợp nhiều vai trò có
công trình của Smith J., Ratta A., Nasr J. (1996) [135]; Garnett T. (1996) [123];
Luc Mougeot J.A. (1999) [129]; Smith O.B (1999) [136]; Baumgartner B., Belevi
H. (2001) [109]; Đào Thế Tuấn (2003) [65]; Veenhuizen R.V. (2006) [139]; Zeeuw
H.D., Dubbeling M. (2009) [140]; Phạm Sỹ Liêm (2009) [32].
Các đặc trưng của NNĐT cũng được đề cập trong công trình nghiên cứu của
Tinker I. (1992) [137]; Smith J., Ratta A., Nasr J. (1996) [135]; Koc M. và các
cộng sự (1999) [126]; Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2003) [97]; Lê
Văn Trưởng (2006) [71]; Lê Đức Thịnh (2009) [54]. Nghiên cứu của Viện Quy

hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2003) [97] đã chỉ ra các đặc trưng của NNĐT:
sản xuất phát triển đa dạng, cung ứng cho thị trường TP có nhu cầu cao về chất
lượng và tính đa dạng; đất nông nghiệp có xu thế giảm nhanh; bị cạnh tranh về
vốn, lao động với các hoạt động kinh tế khác; chịu tác động mạnh bởi môi trường.
Công trình của Lê Văn Trưởng (2006) [71] lại tập trung xác định một số đặc điểm
của NNĐT và so sánh với nông nghiệp nông thôn để tìm ra điểm khác biệt. Bài
viết của Lê Đức Thịnh (2009) [54] chỉ ra các đặc trưng của NNĐT, đó là: có công
nghệ sản xuất cao; cho thu nhập cao; có thị trường lớn tại chỗ; dễ dàng tiếp cận
vốn, công nghệ và các dịch vụ khác; thường sản xuất các sản phẩm tươi sống, các
sản phẩm có giá trị kinh tế, dinh dưỡng và văn hóa cao.
Những hạn chế, thách thức của NNĐT cũng là khía cạnh được nhiều tác giả
khai thác. Smith J., Ratta A. và Nasr J. (1996) [135] đã chỉ ra 4 thách thức của
4
NNĐT, đó là: các định kiến văn hóa, xã hội và thể chế; các hạn chế trong tiếp cận
nguồn lực phát triển; rủi ro và khó khăn trong tổ chức sản xuất; khó khăn trong chế
biến và tiếp thị sản phẩm. Hart D. và Pluijmers J. (1996) [124] nhận thấy trở ngại
đối với NNĐT là tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu nước, rủi ro đối với
sức khỏe. Luc Mougeot J.A. (1999) [129] cho rằng canh tác nông nghiệp ở đô thị có
thể gây rủi ro cho sức khỏe và môi trường nếu sử dụng nước thải chưa qua xử lý, sử
dụng không đúng cách hóa chất nông nghiệp. Lê Đức Thịnh (2009) [54] cho rằng
thách thức của NNĐT là bị cạnh tranh về lao động, đất đai, bị sức ép trong việc phải
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới
Đứng trước hàng loạt các vấn đề khó khăn do quá trình ĐTH diễn ra nhanh,
NNĐT đã trở thành chìa khóa mở ra con đường phát triển bền vững cho các đô thị
và ngày càng được nhiều tổ chức, nhiều học giả quan tâm nghiên cứu.
Trong số các tổ chức quốc tế, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc
(FAO) đã có đóng góp tích cực nhất cho việc nghiên cứu NNĐT. Cụ thể, trong một phần của báo
cáo hàng năm “Thực trạng lương thực và nông nghiệp”, FAO (1996) [116] đã bàn
đến những lợi ích, trở ngại của NNĐT và cung cấp các hỗ trợ cần thiết nhằm cải

thiện điều kiện sống cho các đô thị trên thế giới. Thông qua chương trình đặc biệt
về an ninh lương thực (Special Programme for Food Security) được phát động từ
năm 1994, FAO (2001) [117] đã xuất bản cẩm nang “Nông nghiệp đô thị và ven
đô” với những hướng dẫn khá chi tiết và có tính ứng dụng cao các mô hình NNĐT
và ven đô cho các quốc gia đang phát triển. Ở một nghiên cứu khác, FAO (2007)
[118] chủ yếu bàn đến những thách thức của nông dân nghèo, của chính quyền đô
thị như vấn đề tiếp cận tài nguyên, vấn đề tài chính, chính sách, môi trường pháp lý
và đề xuất các giải pháp để giải quyết các thách thức.
Ngoài FAO, các tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên Hợp
Quốc (UNDP), Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canađa (IDRC), Ngân
hàng thế giới (WB), Tổ chức dịch vụ hợp tác phát triển Cộng hòa Liên bang Đức
(GTZ), Viện tài nguyên thiên nhiên Vương quốc Anh (NRI) cũng có nhiều sáng
kiến thúc đẩy phát triển NNĐT. Các tổ chức này đã tài trợ thành lập "Nhóm hỗ trợ
cho nông nghiệp đô thị" vào năm 1992 và "Sáng kiến toàn cầu về nông nghiệp đô
thị" trong năm 1996. Với sự tài trợ của UNDP, Smith J. và các cộng sự (1996) đã
xuất bản cuốn sách “Nông nghiệp đô thị: Lương thực, việc làm và các đô thị bền
vững” [135]. Được tài trợ bởi IDRC, một loạt các báo cáo thuộc chương trình
5
“Cities feeding people” đã giới thiệu các chính sách và công nghệ nhằm hỗ trợ, thúc
đẩy và quản lý bền vững NNĐT. Nhìn chung, những nghiên cứu của các tổ chức
quốc tế thường tập trung vào giới thiệu, hướng dẫn kinh nghiệm và kỹ thuật nhằm
giúp các nhóm nông dân nghèo ở đô thị và ven đô thị của các quốc gia đang phát
triển tăng sản lượng lương thực, tăng thu nhập, cải thiện sức khỏe và môi trường.
Về phía các cá nhân, bước đầu đã có một số nghiên cứu đề cập đến lịch sử
phát triển NNĐT. Nhiều bằng chứng cho thấy, NNĐT trên thế giới xuất hiện từ khá
sớm. NNĐT đã ra đời từ các mảnh vườn của người Nam Tư cổ cho đến các tiền đồn
của đế chế La Mã ở Angiêri và Marôc, từ các thị trấn tu viện ở thời Trung cổ của
châu Âu cho đến các TP của người Aztec và phát triển cho đến ngày nay. Song, chỉ
sau những năm 70 của thế kỉ XX trở lại đây, khi quá trình ĐTH diễn ra với tốc độ
nhanh trên quy mô toàn cầu thì NNĐT mới thực sự phát triển [140].

Tác giả Miller R. (2013) [131] cũng cho rằng NNĐT đã tồn tại từ lâu trên thế
giới. Dẫn chứng là, những người Ai Cập cổ đại đã biết tận dụng chất thải để phát
triển NNĐT. TP cổ Machu Picchu của người Inca đã tự sản xuất thực phẩm để nuôi
sống mình. Tiếp đến là các khu vườn cộng đồng do người Đức thiết lập vào đầu thế
kỷ XIX để hạn chế tình trạng mất an ninh lương thực. Các khu vườn chiến thắng,
còn được gọi là "khu vườn chiến tranh" hoặc "khu vườn thực phẩm cho quốc
phòng", được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến I và II ở Mỹ, Canađa và Anh.
Một số tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp
và đô thị. Bài tham luận của André F. [1] và Somprach T. [47] đề cập đến những
kinh nghiệm để đưa nông nghiệp vào quy hoạch không gian đô thị. Bài viết của
Đào Thế Tuấn [63] đặt ra vấn đề là phải ĐTH như thế nào để đồng thời phát triển
được nông nghiệp ở các châu thổ đông dân của Đông Nam Á. Nhìn chung, các
nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề là làm thế nào để dung hòa các nhu cầu
quy hoạch và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế đô thị.
Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển NNĐT ở các địa bàn khác nhau cũng
thu hút được sự quan tâm của các tác giả Smith J., Ratta A., Nasr J. (1996) [135];
Koc M. và các cộng sự (1999) [126]; Baumgartner B., Belevi H. (2001) [109];
Veenhuizen R.V. (2006) [139]; Luc Mougeot J.A. (2006) [130]; FAO (2010) [119];
FAO (2012) [120]… Ở phạm vi châu lục, công trình của Egziabher A.G và nhiều
tác giả khác (1994) [115] là một tập hợp các nghiên cứu về NNĐT ở các nước Đông
Phi. Trong khi Barker N. và các cộng sự (2001) [108] lại giới thiệu NNĐT ở châu
Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh và châu Âu. Cuốn sách của Luc Mougeot J.A. (2006)
6
[130] cũng đưa ra một cái nhìn khái quát về NNĐT ở các nước đang phát triển
thuộc châu Phi và châu Mỹ la tinh. Ở phạm vi quốc gia, bài viết của Hermenegildo
L. và cộng sự (1998) [125] đã mô tả những thay đổi của NNĐT ở TP Mêxicô. Cuốn
sách của Cruz M.C. và Medina R.S. (2003) [113] đề cập đến NNĐT ở Thủ đô
Havana của Cuba. Báo cáo của Dima S.J., Ogunmokun A.A. và Nantanga T.
(2002) [114] về thực trạng NNĐT ở Windhoek va Oshakati của Namibia. Cuốn
sách của Foeken D., Sofer M. và Mlozi M. (2004) [122] viết về NNĐT ở Tanzania.

Các tác giả Việt Nam cũng có một số nghiên cứu tóm lược tình hình phát triển
NNĐT trên thế giới như Đào Thế Tuấn (2003) [64], Nguyễn Đăng Nghĩa (2011) [37].
NNĐT ở Thủ đô Havana được nghiên cứu bởi tác giả Vũ Minh Nhật (2012) [39].
- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT ở Việt Nam
Các nghiên cứu có tính quy mô, bài bản về thực tiễn phát triển NNĐT ở Việt
Nam còn khá ít. Các kết quả công bố về mảng đề tài này chủ yếu là các bài báo.
Tác giả Lê Văn Trưởng (2008) [72] cho rằng mầm mống của NNĐT ở Việt
Nam đã xuất hiện xung quanh các thành cổ ngay từ thời phong kiến. Trong thời kỳ
Pháp thuộc, NNĐT cũng được chú ý phát triển và mang dáng dấp của NNĐT hiện
đại. Tác giả Lê Hồng Kế và Lê Văn Lan nhận định rằng hầu hết những đô thị ở Việt
Nam, ngay cả vào lúc đã phát triển hoặc rất phát triển, vẫn tồn tại ngay trong lòng
đô thị, thậm chí giữa đô thị, những khu cư trú nông nghiệp [dẫn theo 28].
Tình hình phát triển NNĐT ở Việt Nam được tóm lược trong nghiên cứu của
tác giả Lê Đức Thịnh (2005) [53], Lê Văn Trưởng (2008) [72]. Theo tác giả Lê Đức
Thịnh, nông nghiệp của TP Hà Nội, Hải Phòng và nhiều TP khác ở miền Bắc, miền
Trung và miền Nam thường phát triển theo mô hình 3 vành đai. Kể từ trong ra ngoài
có: vành đai nông nghiệp thoái hóa, vành đai nông nghiệp đa dạng hóa và vành đai
nông nghiệp thích ứng. Tác giả Lê Văn Trưởng (2008) thì đề cập đến 5 đặc điểm cơ
bản của NNĐT Việt Nam và cho rằng nó vừa có những nét tương đồng với NNĐT
của các nước đang phát triển, vừa có những sắc thái riêng của NNĐT Việt Nam.
Phát triển NNĐT theo hướng sinh thái đang trở thành xu hướng phổ biến trên
thế giới. Hình thành các vùng nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái sẽ đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần cho dân cư đô thị, tạo ra môi trường sống
tốt, bảo đảm sức khỏe cho người dân và giải quyết được những vấn đề của ĐTH. Ở
Việt Nam, mảng đề tài này thu hút được sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Vũ Xuân Đề (2003) [21] đã đánh giá thực trạng
các mô hình sản xuất nông nghiệp của TP Hồ Chí Minh theo hướng sinh thái và đưa
ra các giải pháp phù hợp để phát triển các mô hình đó. Đề tài của Đinh Sơn Hùng
7
(2005) [26] đã đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp,

nông thôn TP Hồ Chí Minh trên các khía cạnh hợp sinh thái, khoa học - công nghệ
(KH - CN) cao. Đề tài nghiên cứu của Ủy ban nhân dân (UBND) TP Hải Phòng
(2007) [74] có mục tiêu là bảo vệ và khai thác hợp lý quỹ đất nông nghiệp TP dưới
áp lực của quá trình ĐTH, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) TP hiệu
quả và bền vững, đồng thời định hướng đi cụ thể về NNĐT sinh thái đến năm 2015,
2020. Luận án của Lê Văn Thơ (2012) [58] đưa ra những khuyến nghị để giảm áp
lực cho quỹ đất nông nghiệp của TP Thái Nguyên trong quá trình CNH, ĐTH thông
qua việc xây dựng các mô hình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất
lượng cao. Luận án của Trần Trọng Phương (2012) [43] đánh giá thực trạng nông
nghiệp ở TP Hải Phòng và đề xuất các mô hình NNĐT sinh thái ở TP trong tương lai.
Nhìn chung, các nghiên cứu về NNĐT ở Việt Nam chỉ mới được công bố
trong vài năm gần đây. Đa phần chúng cung cấp những thông tin khái lược dưới
dạng các bài báo khoa học. Như vậy, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên
quan trực tiếp đến đề tài luận án chưa nhiều và chưa điển hình.
- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT ở Hà Nội
Nói về lịch sử phát triển NNĐT ở Hà Nội, Lê Hồng Kế đã mô tả rằng “nhìn
vào những tấm bản đồ đô thị Thăng Long hồi thế kỷ XIX vẫn thấy có vô số những
kí hiệu ruộng lúa ngay ở giữa khu vực trung tâm. Rồi những khu kinh tế nông
nghiệp được hình thành ở phía Nam và phía Tây kinh thành. Dân cư ở đây có phần
trồng lúa, cũng có phần trồng các loại cây đặc sản khác để đáp ứng nhu cầu của thị
trường, đó là các làng chuyên trồng hoa với những cái tên nổi tiếng như Ngọc Hà,
Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, nhiều làng trồng cây thuốc, nhiều làng trồng các loại
rau ngon, đặc biệt là các loại rau làm gia vị ở vùng Láng” [dẫn theo 28, tr.169 - 170].
Tác giả Đào Thế Tuấn (2003) [65] cho rằng nông nghiệp Hà Nội phát triển
phù hợp với mô hình vành đai xanh do Boal đề xuất. Do vậy, ông chia nông nghiệp
Hà Nội thành 3 vành đai (vành đai nông nghiệp thoái hóa, vành đai nông nghiệp đa
dạng hóa, vành đai nông nghiệp thích ứng), đồng thời phân tích sự khác nhau giữa
các vành đai về tình hình phân bố và sử dụng đất nông nghiệp, tình hình sản xuất và
động thái phát triển nông nghiệp. Công trình nghiên cứu của Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (NN & PTNT) Hà Nội cũng mô tả về vành đai thực phẩm TP Hà Nội

như sau: “Nó không có dạng vòng tròn khép kín, mà đó là một vành đai không liên
tục, có dạng hình sao bởi những điểm sản xuất nông nghiệp có khoảng cách xa gần
8
khác nhau đối với nội thành. Những điểm sản xuất đó thường bám sát các trục đường
giao thông lớn từ nội thành tỏa ra, đó là các quốc lộ số 1, 6, 5 và 3. Bán kính các
huyện ngoại thành cách trung tâm Hà Nội xa nhất cũng chỉ tới 30 km, là một cự ly lý
tưởng cho các mối quan hệ trao đổi và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” [48, tr.76].
Nhắc đến vai trò của nông nghiệp Hà Nội, tác giả Lương Ngọc Cừ (1994)
khẳng định ngoại thành Hà Nội có một vị trí quan trọng: cung cấp những sản phẩm
nông nghiệp chủ yếu, đặc biệt là thực phẩm cho nhân dân Thủ đô; tạo cảnh quan
xanh tươi và hài hòa cho Thủ đô [15]. Bài viết của Moustier P. (2001) [40] nhận
định rằng, ở Hà Nội, nông nghiệp vừa đóng vai trò tự cung tự cấp, vừa đóng vai trò
tăng thêm thu nhập. Các tác giả Ali M., De Bon H. và Moustier P. (2005) [107] cho
rằng NNĐT và ven đô Hà Nội có chức năng chính là cung cấp thực phẩm, tạo việc
làm, duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cho TP.
Cũng có một số công trình quan tâm đến những nhân tố tác động tới NNĐT ở
Hà Nội. Tác giả Phuong Anh M.T. và Ali M. (2004) đã phân tích sơ lược các nguồn
lực phát triển NNĐT và ven đô Hà Nội [134]. Các tác giả Van Den Berg L.M., Van
Wijk M.S., Van Hoi P. [138] và Lê Quốc Doanh [19] cho rằng thách thức đối với
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội là tình trạng mất đất nông nghiệp, gia tăng sự
manh mún về ruộng đất, úng ngập, ô nhiễm. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp (2003) đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH đến vấn đề sử dụng đất nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và triển vọng của kỹ thuật, công nghệ có
thể áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội tới năm 2010.
Một số nghiên cứu có giá trị khác đã tập trung phân tích thực trạng phát triển
NNĐT ở Hà Nội. Tác giả Mai Thị Phương Anh (2001) [2] tổng kết những thành tựu
mà nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đạt được từ năm 1995 đến 2000. Georges
Rossi và Phạm Văn Cự (2002) [16] phân tích những thay đổi của nông nghiệp ven
đô Hà Nội giai đoạn 1990 - 1998. Các tác giả nhận thấy, người nông dân ngày càng
đa dạng hóa sản xuất, phát triển các cây trồng, vật nuôi có giá trị cao dành cho thị

trường đô thị (rau, hoa, quả, trứng, sữa) và đầu tư vào các hoạt động phi nông
nghiệp. Bài viết của Lee B., Binns T. và Dixon A. (2010) [128] chỉ ra 3 sự thay đổi
lớn của NNĐT Hà Nội: đất canh tác dần bị thu hẹp; chuyển sang trồng các sản
phẩm có lợi nhuận cao hơn (cây rau, hoa - cây cảnh); người tiêu dùng, người sản
xuất và chính quyền địa phương đã quan tâm đến rau an toàn (RAT). Các tác giả
9
cho rằng NNĐT Hà Nội cần phải được tích hợp đầy đủ hơn vào các chiến lược quy
hoạch đô thị, nếu không nó có thể hoàn toàn mất đi trong hai hay ba thập kỷ tới.
Phát triển NNĐT, nông nghiệp ngoại thành theo hướng sinh thái cũng là mối
quan tâm lớn của Hà Nội. Năm 2001, UBND TP Hà Nội giao cho đại học Kinh tế
Quốc dân nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định nội dung, tiêu
chí và các giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp
sinh thái” [29]. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp thành cuốn sách “Phát triển nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái”. Là tác giả của cuốn
sách này, Phạm Văn Khôi và các cộng sự (2004) [30] nhận định rằng nông nghiệp
ngoại thành Hà Nội đã bước đầu tiếp cận đến các tiêu chí của nông nghiệp sinh thái.
Để đạt tới các tiêu chí của nông nghiệp sinh thái, Hà Nội cần đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng phát triển các sản phẩm cao
cấp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá kết hợp phát triển hoạt
động du lịch, dịch vụ. Thông qua điều tra, khảo sát, thu thập thông tin đánh giá tình
hình phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội qua 20 năm, đặc biệt là từ năm 2001
- 2005, tác giả Lê Quý Đôn (2005) [24] đã đề xuất định hướng và giải pháp phát
triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng đô thị - sinh thái giai đoạn 2006 - 2010.
Luận án của Trần Thị Hồng Việt (2005) [98] phân tích thực trạng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái.
Trong một nghiên cứu khác, Trần Thị Hồng Việt (2006) [99] đưa ra kinh nghiệm
xây dựng các vùng nông nghiệp vệ tinh trong quá trình phát triển NNĐT ở
Bangkok, Thái Lan và đề xuất một mô hình vùng nông nghiệp tương tự trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu vùng nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái ở Hà Nội.
Nhìn chung, trên thế giới, các nghiên cứu về NNĐT khá phong phú, ngược lại

tại Việt Nam khá ít. Ở địa bàn Hà Nội, đặc biệt là địa bàn Hà Nội mở rộng chưa có
nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến NNĐT. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã kế thừa
và chọn lọc những công trình đã nghiên cứu ở trên và các nghiên cứu khác để thực
hiện đề tài “Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển NNĐT
ở Hà Nội theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả cao trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT, làm cơ sở
khoa học cho việc nghiên cứu hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội.
- Đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển NNĐT ở Hà Nội.
- Phân tích hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội theo ngành và theo không gian.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NNĐT ở Hà Nội theo
hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả cao.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Giới hạn về nội dung
Luận án giới hạn nghiên cứu NNĐT theo nghĩa hẹp, gồm trồng trọt, chăn nuôi
và dịch vụ nông nghiệp. Trong mỗi phân ngành, luận án đi sâu phân tích những tiểu
ngành đặc trưng cho NNĐT, cụ thể trồng trọt gồm có lúa chất lượng cao, rau đậu
thực phẩm, cây ăn quả, hoa - cây cảnh; chăn nuôi gồm có lợn, bò thịt, bò sữa, gia cầm.
4.2. Giới hạn về thời gian
Thời gian nghiên cứu đánh giá hiện trạng: từ năm 2001 đến 2011. Tuy nhiên,
giai đoạn 2001 - 2011 địa giới của Hà Nội có sự thay đổi nên những phân tích, đánh
giá thường được chia thành 2 thời kỳ: thời kỳ 2001 - 2007 và thời kỳ 2008 - 2011.
Thời gian nghiên cứu dự báo phát triển: định hướng đến năm 2015 và 2020.
4.3. Giới hạn về không gian
Luận án không đề cập đến 6 quận trung tâm (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa,

Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy) vì các quận này có mật độ dân số quá cao,
diện tích đất sản xuất nông nghiệp không có nhiều, hoạt động kinh tế chủ yếu không
phải là nông nghiệp. Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn các quận, huyện sau:
+ Ranh giới Hà Nội cũ (thời kỳ 2001 - 2007) có 8 quận, huyện bao gồm: 3
quận nội thành mới (Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên) và 5 huyện ngoại thành (Từ
Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn).
+ Ranh giới Hà Nội mới (thời kỳ 2008 - 2011) có 23 quận, huyện, thị bao
gồm: 4 quận nội thành mới (Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông) và 19
huyện, thị ngoại thành (Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê
Linh, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,
Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức).
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
NNĐT vừa là một bộ phận của hệ thống kinh tế đô thị, vừa là một hệ thống
gồm các hệ thống nhỏ (hệ thống trồng trọt, chăn nuôi). Trong mỗi hệ thống nhỏ lại
chia ra các hệ thống nhỏ hơn: các cây trồng (cây thực phẩm, cây ăn quả, hoa - cây
11
cảnh), các vật nuôi (gia súc, gia cầm). Mỗi cây trồng, vật nuôi được tổ chức sản
xuất trong một không gian nhất định. Do vậy, luận án phải xác định các thành phần
(các bộ phận) trong hệ thống NNĐT ở Hà Nội, từ đó phân tích để thấy rõ mối quan
hệ giữa các thành phần trong hệ thống đó, mối quan hệ với các hệ thống khác và
thấy được sự kết hợp của các thành phần trong tổ chức không gian sản xuất.
5.2. Quan điểm tổng hợp
NNĐT phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố KT - XH (dân số và lao động, thị
trường tiêu thụ, vốn, KH - CN, CNH và ĐTH…) và các nhân tố tự nhiên (địa hình,
đất, khí hậu, nước…). Các nhân tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một
thể thống nhất. Dựa vào quan điểm tổng hợp, luận án đã xác định các nhân tố và
phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với phát triển NNĐT ở Hà Nội.
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Không gian nông nghiệp và không gian đô thị luôn có sự thống nhất hữu cơ

với nhau. Đô thị là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; đồng thời nó cũng
là nơi cung cấp các dịch vụ vật tư, thành tựu KH - CN, nguồn tài chính cho khu vực
nông nghiệp. Vận dụng quan điểm lãnh thổ, luận án vừa xem xét mối quan hệ giữa
không gian nông nghiệp và không gian đô thị; vừa nghiên cứu sự phân hóa và biến
đổi của các phân ngành nông nghiệp trong không gian đô thị của Hà Nội.
5.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Dựa vào quan điểm lịch sử - viễn cảnh, luận án phân tích, đánh giá khách quan
hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 và xem xét mục tiêu,
định hướng phát triển NNĐT ở Hà Nội đến năm 2015 và 2020.
5.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển NNĐT có thể gây tác động xấu đến tài nguyên và môi trường; có
thể bị tác động xấu do quá trình phát triển đô thị nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu
bền vững. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, luận án cố gắng xem xét mối
quan hệ giữa NNĐT và môi trường đô thị Hà Nội, cụ thể là ảnh hưởng của NNĐT
đối với môi trường đô thị và ảnh hưởng của môi trường đô thị lên NNĐT ở Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Luận án đã thu thập các tài liệu sơ cấp và thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau.
Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua các cuộc điều tra, khảo sát thực địa của
chính nghiên cứu sinh. Tài liệu thứ cấp bao gồm các bản đồ, niên giám thống kê, đề
án quy hoạch, đề tài nghiên cứu, luận án, sách, báo, tạp chí đã được công bố ở trong
12
và ngoài nước. Các tài liệu này đề cập đến vấn đề lý luận, phương pháp nghiên cứu,
các khía cạnh của phân bố và phát triển NNĐT nói chung, NNĐT ở Hà Nội nói riêng.
Sau khi thu thập, luận án phải tiến hành xử lý sơ bộ tài liệu, tức là xem
xét, sàng lọc và lựa chọn ra những tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Căn cứ vào nguồn tài liệu đã thu thập và xử lý, luận án tiến hành phân tích
từng phân ngành, phân tích các kết hợp của các phân ngành để rút ra bản chất, quy
luật phát triển của NNĐT ở Hà Nội. Bên cạnh đó, luận án cũng tiến hành so sánh

các số liệu thống kê trong những điều kiện thời gian và không gian nhất định để
thấy được xu hướng, mức độ biến động của từng phân ngành; vai trò, vị trí của từng
phân ngành trong tổng thể nền NNĐT ở Hà Nội.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Dựa vào phương pháp chuyên gia, nghiên cứu sinh đã trưng cầu ý kiến của các
nhà khoa học trong lĩnh vực địa lý; các lãnh đạo, các nhà quản lý đại diện cho UBND
TP Hà Nội, Sở NN & PTNT Hà Nội, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Phát triển
Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội; các nhà khoa học của Viện Chính sách
và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Viện Nghiên cứu Rau quả Trung
ương, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp. Ý kiến đóng góp
của các chuyên gia có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau đã giúp nghiên
cứu sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luận án.
6.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học giúp thu thập thêm thông tin, hình ảnh để minh họa, bổ
sung, đối chiếu và kiểm chứng các kết quả nghiên cứu về NNĐT ở Hà Nội.
- Nội dung điều tra: hiện trạng chăn nuôi bò sữa và hiện trạng sản xuất RAT.
Đây là hai ngành đặc trưng cho NNĐT. Sản phẩm của chúng được tiêu thụ phổ biến
tại thị trường đô thị nhưng lại có đặc điểm mau hỏng, chở xa không có lợi nên
thường được bố trí sản xuất gần trung tâm đô thị.
- Đối tượng điều tra: nhóm hộ chăn nuôi bò sữa và nhóm hộ sản xuất RAT.
- Địa điểm điều tra: Gia Lâm và Đông Anh. Đây là 2 huyện ven đô nằm cận
kề các quận nội thành và nằm trong quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp
ngoại thành từ rất sớm nên nông nghiệp vừa có truyền thống lâu đời, có đặc điểm
NNĐT rõ nét, có thị trường tiêu thụ thuận lợi; vừa chịu tác động mạnh của CNH, ĐTH.
- Số mẫu điều tra: 90 mẫu (hộ nông dân), trong đó có 45 hộ chăn nuôi bò sữa
(phụ lục 1.1) và 45 hộ sản xuất RAT (phụ lục 1.2). Mỗi nhóm hộ được điều tra gọn
trong một huyện. Ở mỗi huyện lại chọn ra 3 xã để điều tra.
13

×