Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam giai đoạn 2000 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.37 KB, 26 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đặc điểm nền kinh tế nước ta là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu
tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định gạo là mặt
hàng sản xuất mũi nhọn không những tạo ra nguồn thu đầu cần thiết cho sự phát
triển của đất nước mà còn là nguồn thu nhập chính của hầu hết các hộ gia đình ở
Việt Nam. Trong những năm gần đây, số lượng xuất khẩu hàng lương thực Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nhất là đối với ngành sản xuất gạo. Với
mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong những
năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Ấn
Độ và Thái Lan.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng , đặc biệt Việt Nam đã chính
thức trở thành thành viên của WTO, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải đối
đầu với những thách thức lớn: thị trường không ổn đinh, xu hướng cạnh tranh của
các nước mới xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt, sản lượng tăng nhưng giá trị thu về
chưa cao do mức giá còn thấp, chất lượng gạo của nước ta còn thấp hơn so với các
nước xuất khẩu gạo khác. Điều đó khiến cho hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam
còn thấp, thiếu tính bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “ phân tích hoạt động
xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000-2013” được chọn làm đề tài nghiên
cứu của nhóm chúng tôi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian
qua đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: mặt hàng gạo
− Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động xuất khẩu trên phạm vi cả
nước
− Thời gian: giai đoạn 2000-2013.
− Không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.


4. Phương pháp nghiên cứu: phân tích dựa vào thu thập số liệu thứ cấp
Cơ sở phương pháp luận: phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tổng
hợp hệ thống hóa, phân tích tài liệu và phương pháp dự báo; các quan điểm,
chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về xuất khẩu gạo; các kết quả
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: VIỆT NAM CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỂ SẢN XUẤT LÚA GẠO
XUẤT KHẨU.
1. Điều kiện để Việt Nam phát triển sản xuất lúa gạo.
a. Điều kiện tự nhiên:
− Việt Nam được thừa hưởng điều kiện tự nhiên của một nước nóng ẩm,
mưa nhiều, với khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho việc trồng lúa.
− Việt Nam có nhiều ao hồ, sông nước, kênh rạch phục vụ cho việc tưới
tiêu, cấp thoát nước và giúp cải tạo đất trồng lúa.
− Việt Nam có hai vựa lúa chính là vùng Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long, với đất đai phì nhiêu và chiếm diện tích trồng lúa lớn.
− Đồng bằng sông Hồng là một dải đất lớn nằm ở khu vực miền bắc
Việt Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng , có nhiều sông ngòi dày đặc phục vụ
tưới tiêu. Đất phù sa được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,
lượng đất phù sa lớn thích hợp để canh tác lúa nước.
− Vùng đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích
phù sa lớn, có nhiều hệ thống sông, hồ, kênh rạch như sông Mê-kông, đầm
lầy….diện tích đất phù sa ở đồng bằng này gồm 1.2 triệu ha, chiếm 29,7% diện
tích đất tự nhiên toàn vùng và chiếm 1/3 diện tích đất phù sa cả nước. Nhóm đất
này có độ phì nhiêu cao thích hợp với việc trồng lúa nước.
− Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều nơi phát triển và trồng lúa nước như
vùng đồng bằng duyên hải ven Trung bộ, vùng trung du miền núi…
b. Điều kiện xã hội.
− Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.
− Con người Việt Nam cần cù, siêng năng, có nhiều kinh nghiệm trong

việc trồng và thâm canh lúa nước.
− Nhà nước có nhiều chính sách để phát triển nghề lúa nước: ngày
11/5/2012 Chính Phủ đã ban hành nghị định số 42/2012/NĐ-CP về việc quản lí, sử
dụng đất trồng lúa, theo đó người trồng lúa được nhà nước hỗ trợ để bảo vệ và phát
triển nghề trồng lúa. Quyết định 256/QD-TT về việc bổ sung kinh phí cho các địa
phương trồng lúa 2012, 2013. Nghị định 42/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
với những qui định cụ thể về quản lý, qui hoạch sử dụng, cùng chính sách hỗ trợ
cho người sản xuất lúa hàng năm, hỗ trợ trong trường hợp thiệt hại do thiên tai,
dịch bệnh…
2. Quá trình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong thời kỳ 2000-2013.
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn
hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài. Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu đang ngày
càng gia tăng nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều biến động từ các nước trên thế
giới như Ấn Độ, Thái lan, Pakistan…
Nguồn: FVA
Theo hiệp hội lương thực Việt Nam VFA, kết quả sản xuất gạo trong thời kì
2008-2011 là:
− Năm 2008 đạt 4.679.050 tấn, xuất khẩu trong 7 ngày đầu tháng
1/2009 đạt 73.140 tấn, trị giá 30.113 triệu USD.
− Năm 2009 đạt 6.052.586 tấn, trị giá 2.464 tỉ USD.
− Năm 2010 đạt 494.077 tấn, trị giá 240.820 triệu USD. Lũy kế xuất
khẩu ngày 1/1 đến ngày 31/12/2010 đạt 6.754 triệu tấn, trị giá 2.912 tỉ USD.
− Năm 2011 đạt 376.365 tấn, trị giá 218.961 triệu USD. Đây là mốc kỉ
lục trong xuất khẩu gạo từ trước đến nay của Việt Nam.
Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong xuất khẩu gạo:
Trong 3 năm liên tiếp, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên không ngừng.
Việt Nam đã vượt qua ngưỡng cửa 6 triệu tấn năm 2009, tăng gần 1,4 triệu tấn so
với năm 2008. Lần đầu tiên lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt 20% trong
lượng gạo xuất khẩu thế giới. Trong năm 2010, lượng gạo xuất khẩu gạo của Việt
Nam chiêm 21,4% trong lượng gạo xuất khẩu thế giới. Năm 2011, lượng gạo xuất

khẩu Việt Nam tăng 350.000 tấn so với năm 2010 nhưng vẫn chiếm 20,7% trong
tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới.
3. Vai trò xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, vì vậy, xuất khẩu gạo
có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước:
− Là giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
− Cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, nâng cao tỉ trọng xuất
khẩu của đất nước.
− Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới.
− Xuất khẩu gạo lớn dẫn đến sản xuất lúa gạo nhiều, việc đưa máy móc
công nghệ vào trong nông nghiệp giúp nâng cao năng suất.
− Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải
thiện cuộc sống của người trồng lúa và những người làm việc trong những ngành,
lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến, buôn bán và xuất khẩu gạo.
− Thị trường thế giới đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, vì vậy xuất
khẩu gạo giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này hoàn thiện hơn,
năng động hơn, phát huy được khả năng và chiến lược của mình.
4. Một số nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều
nước trên thế giới. Đặc biệt là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…
Năm 2011 trở về trước, Thái Lan chiếm giữ vị trí đầu tiên trong tổng lượng
gạo xuất khẩu của thế giới. Việt Nam đứng vị trí thứ 2 trong thị trường xuất khẩu
gạo.
Dưới đây là thứ hạng 10 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2011:
Nước Xuất Khẩu (Triệu tấn)
Thái Lan 10.64
Việt Nam 7.00

Ấn Độ 4.63
Pakistan 3.41
Brazil 1.29
Campuchia 0.86
Uruguay 0.84
Myanmar 0.77
Argentina 0.73
Trung Quốc 0.48
Nguồn: USDA
Năm 2012 và năm 2913, Ấn Độ vượt Thái Lan lên vị trí đầu tiên, Thái Lan
đứng vị trí thứ 2 và đẩy Việt Nam xuống vị trí thứ 3 trong thị trường xuất khẩu gạo
thế giới.
Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), Ấn Độ đứng đầu về
xuất khẩu gạo trong năm thứ hai liên tiếp 2012 và 2013 với tổng khối lượng xuất
khẩu năm 2013 đạt 9,61 triệu tấn, làm gia tăng khoảng cách về tổng lượng gạo so
với các nước khác. Thái Lan đứng ở vị trí thứ 2 với tổng lượng gạo xuất khẩu năm
2013 là 6.786 triệu tấn. Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3 với mức xuất khẩu gạo là
6.739 triệu tấn, giảm 12,9% so với năm 2012. Năm 2013, xuất khẩu gạo của
Pakistan vẫn giữ vị trí thứ tư với khối lượng 3,41 triệu tấn, giảm 6,6% so với năm
trước đó.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO CỦA VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN 2013.
1. Các yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam:
− Dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu về lương thực tăng vượt quá khả
năng sản xuất gạo trong nước
− Giá cả của hàng hóa có liên quan, trong đó có hàng hóa thay thế và
hàng hóa bổ sung. Sự biến động theo hướng tăng lên của xu hướng tiêu dùng ngày
càng nhiều các sản phẩm được chế biến từ gạo nói riêng, và từ lương thúc nói
chung.

Cầu đối với gạo sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa bổ sung của nó giảm
(tăng) nếu các yếu tố khác không đổi.
Cầu đối với gạo sẽ giảm (tăng) khi giá hàng hóa thay thế của nó tăng (giảm)
nếu các yếu tố khác không đổi.
− Việc tăng dự trữ và hạn chế xuất khẩu gạo ở một số quốc gia đạt đến
mức nào đó trong một giai đoạn nhất đinh khiến cho cầu nhập khẩu về gạo không
tăng của các nước nhập khẩu chính.
− Việc di cư mạnh mẽ từ nông thôn ra thành thị diễn ra ở nhiều nước
dẫn đến tiêu thụ gạo theo đầu người nhanh chóng vì tính theo bình quân đầu người
thì cư dân thành thị tiêu thụ gạo ít hơn cư dân nông thôn.
− Sự biến động của giá gạo:
Giá gạo xuất khẩu được coi là giá tổng hợp trong đó bao gồm chi phí sản
xuất, bao bì, vận chuyển, thu mua, và các chi phí liên quan khác. Giá gạo biến
động phức tạp bởi nó chi phối bởi nhiều yếu tố như cung, cầu, cạnh tranh trong
điều kiện cầu về gạo không tăng hoặc tăng châm thì giá gạo sẽ giảm.
− Thị hiếu người tiêu dùng
Thị hiếu của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như
phong tục tập quán , môi trường văn hóa xã hội, thói quen tiêu dùng khi những
yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với hàng hóa cũng thay đổi theo, trong đó có gạo.
Đời sống của con người mỗi lúc ngày càng được nâng cao và sự đòi hỏi về chất
lương sản phẩm cũng tăng. Những loại gao được đánh bóng và sát trắng được ưa
chuộng, nhưng cũng tùy vào đặc điểm vùng miền mà người ta thích những loại gạo
khác nhau.
− Chất lượng gạo xuất khẩu
Xuất khẩu gạo đang là lĩnh vực được cạnh tranh giữa các nước, một trong
những yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu đối với sự canh tranh là chất lượng
gạo được dùng để xuất khẩu. Chất lượng gạo là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
mức độ đáp ứng yêu cầu đối với gạo xuất khẩu về quy cách , phẩm chất, kiểu dáng,
sở thích, tập quán tiêu dùng. Chất lượng gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
giống, kĩ thuật canh tác và bảo quản, chế biến

− Quy mô thị trường
Số người tiêu dùng gạo trên thị trường có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối
với loại hàng hóa này. Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết
định quy mô thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với các loại hàng hóa
đều gia tăng, trong đó có gạo.
− Các yếu tố khác
Sự thay đổi về cầu của hàng hóa (gạo) còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Đó
có thể là các yếu tố về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu tố mà chúng ta
không thể dự đoán trước được.
2. Tình hình sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu.
a. Về giống lúa:
Nhiều năm qua, Việt Nam đã nghiên cứu. chế tạo và áp dụng nhiều giống
lúa mới cho năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt, ít chịu sự tác động của
thời tiết, thiên tai và sâu bệnh. Tuy nhiên, so sánh với các quốc gia xuất khẩu gạo
khác trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ thì có thể thấy rằng gạo của họ có chất
lượng tốt hơn gạo của ta nhiều. Do vậy để có thế giữ vững được vị trí cao trong
danh sách những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thì Việt Nam luôn cần phải
quan tâm đến nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu hơn nữa.
b. Về phương pháp sản xuất chế biến
Đây là khâu quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lượng gạo xuất
khẩu nhưng hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Sau khi thu hoạch, thóc phải
được xay xát, chế biến, bảo quản tốt nhằm làm tăng giá trị. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy ngành công nghiệp chế biến lúa gạo ở nước ta còn nhỏ bé và còn mang tính
thủ công là chính.
Theo kết quả nhận định của Vinacontrol, trong xuất khẩu gạo tồn tại hai vấn
đề chính: do chất lượng yếu kém của các kho gạo dẫn đến tăng tỷ lệ gạo ẩm mốc
vào mùa mưa, các kho chứa phải di chuyển đến nơi khác gây khó khăn cho việc
chuyển gạo xuất khẩu. Việc khắc phục những nhược điểm về chất lượng gạo là
một vấn đề khoogn đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta phải cố gắng nổ lực tìm ra mấu
chốt và giải quyết hợp lý, nâng cao chất lượng gạo, từ đó tăng sản lượng và kim

ngạch xuất khẩu.
3. Tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian qua.
a. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Lúa gạo là sản phẩm chủ yếu của nền nông nghiệp Việt Nam. Gạo Việt Nam
vốn dĩ đã có mặt trên thị trường thế giới từ lâu. Vào năm 1880, các tỉnh Nam Bộ đã
xuất khẩu 284.000 tấn gạo. Năm 1884, Bắc Bộ xuất khẩu 5.376 tấn. Từ năm 1926
đến 1936, Việt Nam xuất khẩu 8,2 triệu tấn gạo. Năm 1960, các tỉnh Miền Nam
xuất khẩu 340.000 tấn. Trong thời gian sau đó, chiến tranh xảy ra làm gián đoạn
sản xuất, mức sử dụng gạo tăng do dân số tăng và do Nhà nước chưa có chính sách
thỏa đáng đối với nông nghiệp nên xảy ra tình trạng thiếu hụt lương thực. Từ 1989
nhờ có chính sách lương thực đúng đắn mà tình hình sản xuất và thương mại về
lương thực, thực phẩm có sự thay đổi lớn.
Theo đó, năm 1989, Việt Nam xuất khẩu được hơn 1,3 triệu tấn gạo trị giá
290 triệu USD với giá bình quân là 204 USD/tấn trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
thứ ba thế giới sau Thái Lan và Mỹ.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 đến 2013
Năm Sản lượng xuất khẩu (triệu
tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
2000 3,476 667
2001 3,550 588
2002 3,241 726
2003 3,892 721
2004 4,055 941
2005 5,202 1.150
2006 4,647 1.270
2007 4,558 1.490
2008 4,679 2.910
2009 6,052 2.463

2010 6,890 3.000
2011 7,105 3.200
2012 8,020 3.215
2013 6,610 2.900
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, hai trong số năm nước nhập
khẩu gạo lớn nhất thế giới là Indonesia và Philippines đã giảm lượng nhập khẩu
gạo và tăng cường sản xuất trong nước. Cùng với đó là khủng hoảng dầu lửa đã tác
động làm giảm giá gạo trên thị trường thế giới, hạ kim ngạch xuất khẩu gạo năm
2000 xuống còn 667 triệu USD.
Từ năm 2001, Nhà nước bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo và không qui định đầu
mối xuất khẩu gạo. Cơ chế này tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi mang tính
bình đẳng giúp cho hoạt động xuất khẩu gạo tăng trưởng ổn định. Năm 2005, xuất
khẩu gạo của Việt Nam tăng nhanh cả khối lượng và kim ngạch. Năm 2006, sản
lượng xuất khẩu của cả nước chỉ đạt khoảng 4,7 triệu tấn và kim ngạch gần 1,3 tỉ
USD, điều này không đạt chỉ tiêu đề 5 triệu tấn đã đề ra. Nguyên nhân làm giảm
lượng gạo xuất khẩu là do dịch bệnh diễn ra gây mất mùa ở Miền Nam nên Chính
phủ đã cho ngừng xuất khẩu trong tháng cuối năm để đảm bảo lương thực cung cấp
trong nước.
Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1.490 triệu USD năm 2007 lên
2.910 triệu USD, tăng 95,3% tương ứng 1.420 triệu USD đem về nguồn thu ngoại
tệ không hề nhỏ cho ngành xuất khẩu gạo nói riêng và xuất khẩu cả nước nói
chung. Đạt được mức tăng này là do tăng cả sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu.
Giá xuất khẩu năm 2008 tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (giá xuất khẩu bình
quân năm 2007 là 295 USD/tấn trong khi đó năm 2008 là 614 USD/tấn).
Ta thấy năm 2007 khối lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu
tăng, thì năm 2009 lại đạt kỉ lục xuất khẩu so với những năm trước nhưng kim
ngạch lại giảm 15,36% so với cùng kì năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do
giá xuất khẩu bình quân sau khi tăng đột biến năm 2008 đã hạ nhiệt, giảm xuống
còn 400 USD/tấn.
Năm 2013, xuất khẩu

gạo của Việt Nam có sự sụt
giảm xuống còn 6,610 triệu
tấn. Nguyên nhân dẫn đến sự
sụt giảm này là do giảm
mạnh về nhu cầu ở các thị
trường truyền thống như
Malaysia, Philippines và
Indonesia.
Vấn đề cần nhìn nhận ở đây là mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam gần như liên tục tăng nhưng kim ngạch lại biến động thất thường do ảnh
hưởng của giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạo của Việt Nam. Xuất khẩu
gạo tăng về sản lượng nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng với mức độ không
tương xứng. Do vậy, Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa chất lượng gạo xuất
khẩu và xây dựng thương hiệu gạo cho Việt Nam.
b. Cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, chất lượng gạo xuất khẩu cũng đã cải thiện đáng
kể về mặt chất lượng tuy nhiên vẫn còn thấp so với các nước chính trên thế giới.
Hiện tại các loại gạo xuất khẩu phẩm cấp cao chưa nhiều và chủ yếu là gạo
phẩm cấp trung bình.
Tính đến tháng 7 năm 2013 theo số liệu thống kê thì chất lượng gạo trắng
cao cấp chiếm 35,4%, loại trung bình chiếm 23,2%, loại cấp thấp chiếm 15,7%,
tấm chiếm 5,5%, gạo thơm chiếm 12,5%, nếp chiếm 5,3%, gạo đồ chiếm 1,3%,
gạo lứt chiếm gần 0,5% và lúa cũng chiếm khoảng 0,5%
So với cùng kỳ năm 2012, tỷ lệ gạo trắng cao cấp giảm mạnh gần 30%, tỷ lệ
gạo cấp trung bình tăng gần 10%, nhưng tỷ lệ gạo cấp thấp tăng gần 42% do gạo
chất lượng thấp nhiều và nhu cầu chu chuyển đổi từ thị trường Trung Quốc, tuy
nhiên, tỷ lệ gạo thơm cũng tăng gần 80% do sản xuất và nhu cầu tăng, nhưng số
lượng vẫn còn hạn chế so với loại cấp thấp( Theo tài liệu của Bộ công thương Việt
Nam)
c. Giá cả.

Giá cả trên thị trường thế giới không chỉ bị chi phối bởi giá trị mà còn phụ
thuộc vào chất lượng, điều kiện thương mại và quan hệ cung cầu. Các yếu tố cạnh
tranh trên thị trường sẽ xác định giá cả của từng loại gạo. Ngoài ra, giá cả còn phụ
thuộc vào tình hình cung cầu trong nước và quốc tế, thời vụ sản xuất.
Giá gạo trên thị trường thế giới trong những năm qua thường xuyên biến
động do đó giá gạo của Việt Nam cũng có sự giao động theo giá gạo của thế giới.
Tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam lại thường xuyên thấp hơn so với giá gạo của thế
giới do gạo của chúng ta chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm
ngặt của thị trường.
Năm 2000 giá xuất khẩu bình quân đạt 188 USD/tấn, thấp hơn giá xuất khẩu
năm 1999 là 3USD/tấn và năm 1998 tới 87 USD/tấn. Nguyên nhân là do lượng gạo
giao dịch trên thị trường thế giới giảm liên tục từ 25 triệu tấn năm 1999 xuống còn
22,3 triệu tấn năm 2000. Sự sụt giảm này đã làm cho giá cả thị trường gạo thế giới
giảm mạnh và cạnh tranh gay gắt hơn.
Cuối năm 2000 và đầu năm 2001 giá gạo thế giới liên tục giảm, nhưng bắt
đầu từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2001giá gạo Việt Nam trên thị trường thế giớ
tăng và cao hơn giá gạo của Thái Lan. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam giá 175
USD/tấn trong khi đó giá gạo Thái Lan cùng loại là 169 USD/tấn. Tính đến cuối
tháng 12 năm 2001 giá gạo Việt Nam cao hơn trên 20 USD/tấn so với giá gạo xuất
khẩu cùng loại của Thái Lan, trong khi thông thường giá gạo Việt Nam rẻ hơn 15-
25 USD/tấn.
Năm 2002, chất lượng gạo được nâng cao, các loại gạo cao cấp được đưa ra
chào hàng và đã nhận được nhiều đơn dặt hàng ngay với giá cao.
Năm 2002 và 2003, giá xuất khẩu gạo của thế giớ tụt dốc ở mức 192
USD/tấn và 193 USD/tấn. Giá gạo Việt Nam cũng bị ản hưởng theo và thấp hơn
giá gạo Thái Lan 15 USD/tấn. Bắt đầu từ năm 2004 trở đi, giá gạo thế giớ lieen tục
tăng tuy nhiên chênh lệch vẫn duy trì ở mức từ 15-40 USD/tấn. Đặc biệt, trong
tháng 7 năm 2009, giá gạo 5% tấm của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan 142
USD/tấn.
d. Thị trường xuất khẩu.

Việt Nam chỉ thực sự là nước xuất khẩu gạo lớn từ năm 1989. Việc xâm
nhập và mở rộng thị trường của Việt Nam trong những năm đầu gặp không ít khó
khăn vì đụng đến những khu vực là thị trường quen thuộc của các nước xuất khẩu
truyền thống đặc biệt là Thái Lan. Năm 1989, gạo của chúng ta mới chỉ xuất khẩu
sang một số ít nước nhập khẩu chính. Năm 1991, gạo Việt Nam xuất khẩu đến hơn
20 nước, bước sang năm 1993-1994 tăng lên 50 nước. Năm 2000 tiếp tục tăng lên
58 nước. Đến năm 2009, con số này đã lên đến 129 quốc gia và vùng lãnh thổ bao
gồm 33 nước châu Á, 37 nước châu Âu, 31 nước châu Phi, 19 nước châu Đại
Dương và 9 nước châu Mỹ. Trong đó, châu Á và châu Phi là hai thị trường nhập
khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2000
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009
Nhìn chung, cho đến nay thị trường gạo của Việt Nam đã có sự phát triển đa
dạng, không những về chiều rộng mà còn theo cả chiều sâu.
Thị trường xuất khẩu gạo năm 2013
Năm 2013, thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam bao gồm Trung
Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kong và Bờ Biển Ngà. Trung Quốc
vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trung Quốc
nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, trị giá 901.86 triệu USD, tăng 3,21% về khối
lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt
Nam.
Lượng gạo xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà đứng thứ hai thị trường, với
561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lượng và tăng 12,37% về
kim ngạch so với cùng kì); Lượng gạo xuất sang Philippine năm 2013 đạt 504.558
tấn, trị giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về lượng và kim ngạch);
xuất sang Malaysia đạt 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về
lượng và kim ngạch so với năm 2012).
Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo ở các thị trường đều bị giảm sút so với
năm 2012; trong đó một số thị trường giảm mạnh như Indonesia (giảm 83,13% về
lượng và giảm 80.08% về kim ngạch); Senegal (giảm 74,65% về lượng và giảm

73,6% về kim ngạch); Philippines (giảm 54,64% về lượng và giảm 52,57% về kim
ngạch).
Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng cao
trên 100% về lượng và kim ngạch như: xuất sang Nga (tăng 495,8% về lượng và
tăng 458,73% về kim ngạch); Ucraina (tăng 224,56% về lượng và tăng 177,04% về
kim ngạch).
4. Thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi.
Thứ nhất là tài nguyên đất, đặc biệt với hai vùng đồng bằng Sông Hồng và
đồng bằng Sông Cửu Long, đất đai phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo.
Thứ hai, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều làm cho tài
nguyên nước dồi dào, đó là một lợi thế rất lớn trong nghề trồng lúa nước ở Việt
Nam.
Thứ ba, nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ dân số đang sống ở nông thôn với dân
số trong độ tuổi của Việt Nam cao, người dân cần cù, chăm chỉ, rất am hiểu và có
nhiều kinh nghiệm trong nghề trồng lúa tạo điều kiện cho việc khai thác tốt các
tiềm năng trong nghề.
Thứ tư, thế giới đang ngày càng hội nhập và mở cửa, tạo thuận lợi cho việc
giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực
Thứ năm, nhà nước ta ngày càng đưa những yếu tố kỹ thuật vào sản xuất
làm cho hàng hóa ngày càng chiếm lĩnh thị trường hơn
Tóm lại hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để
ngày càng phát triển hơn nữa, trong thời gian qua xuất khẩu gạo đã góp phần đưa
đất nước vượt qua được thời kỳ khó khăn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho
người nông dân
b. Khó khăn:
Nước ta có nhiều điện kiện thuận lợi để sản xuất lúa nước và xuất khẩu ra
nước ngoài, tuy nhiên trong những năm gần đây chất lượng gạo vẫn không tăng lên
và hoạt động xuất khẩu có chiều hướng giảm, nguyên nhân là do:

Giống lúa chưa thật sự tốt, hầu hết người nông dân chỉ trồng những giống
lúa cũ, họ không dám đưa những giống lúa mới vào sản xuất quy mô lớn.
Tuy nhà nước đã áp dụng các yếu tố kỹ thuật vào sản xuất nhưng công nghệ
chế biến còn lạc hậu, các công việc sau thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn làm thất
thoát một lượng gạo đáng kể.
Liên kết lỏng lẻo giữa sản xuất và tiêu thụ, làm thiệt hại lợi ích cho người
nông dân, ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp.
Vai trò mờ nhạt của cơ quan quản lý, họ chưa thật sự quan tâm tới hoạt động
thương mại, xúc tiến, mở rộng thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp.
Chất lượng gạo còn thấp, mẫu mã chưa đa dạng làm cho giá gạo nước ta
thấp hơn các nước khác
Một điều mà ta thường thấy ở Việt Nam đó chính là khả năng tạm giữ gạo
xuất khẩu còn yếu nên khi thu hoạch người nông dân thường bán ồ ạt nên giá thấp,
trong khi giá trên thị trường thế giới lên cao thì lại không có gạo để bán
Việc quản lý gạo cũng chưa được quan tâm, do gạo xuất khẩu chất lượng
kém cũng còn nhiều. Làm cho uy tín gạo xuất khẩu Việt Nam giảm sút trên trường
quốc tế, bạn hàng tin cậy cũng ít đi.
Việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước làm cho giá gạo
cũng giảm đi.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT
LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU
1. Giải pháp đối với sản xuất lúa hàng hóa.
a. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất:
Điều chỉnh ở đây có nghĩa là phải đổi mới theo hướng tạo sản phẩm chất
lượng cao
Việt Nam cần tập trung vào các hướng sau:
- Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu
- Cơ cấu lại giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng
- Chính sách bảo hiểm đối với người dân để họ yên tâm sản xuất các

giống lúa mới
b. Giải pháp để giảm giá thành sản xuất
Trong kinh doanh thì việc giảm giá thành sản xuất là yếu tố cần thiết, đặc
biệt trong thời khắc cạnh tranh khốc liệt giữa các nước xuất khẩu hiện nay. Nên
miễn thuế hoặc hạn chế tối đa thuế nông nghiệp cho người dân ở những vùng quy
hoạch trồng lúa xuất khẩu
c. Về khâu chế biến:
Tiếp tục đầu tư vào khâu chế biến , xay xát, từng bước đầu tư cải tạo cơ sở
hạ tầng
Phát triển công nghiệp chế biến không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cao mà nó
còn tạo điều kiện để gạo Việt Nam vượt qua được rào cản của các nước
d. Về khâu kỹ thuật canh tác
Cử những cán bộ chuyên môn xuống cấp xã để hướng dẫn người nông dân
sản xuất, đừng để người nông dân tự dựa vào những kinh nghiệm cá nhân của
mình mà phải tập trung làm theo đúng quy cách.
e. Về giống lúa:
Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và xác định giống lúa nào phù hợp
theo từng vùng, từng vị trí địa lý khác nhau sẽ có một giống lúa riêng, cho năng
suất và chất lượng cao nhất
Dùng các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với việc tuyên truyền vận
động nông dân sản xuất các loại giống mới
Mở các đợt tập huấn để nâng cao kiến thức cho người nông dân
2. Khắc phục những hạn chế trong khâu xuất khẩu gạo
a. Đối với các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm đến thị trường tiêu thụ, người nông
dân chỉ quan tâm đến giá mua và nếu họ thất thu thì câu hỏi đặt ra là các doanh
nghiệp có cùng chịu hay không?
Vì vậy các doanh nghiệp phải hợp tác với người nông dân, công bố giá mua
trước sản xuất, chia sẻ với người sản xuất khi mất mùa hay thiên tai xảy ra. Có như
vậy người dân mới yên tâm sản xuất gạo xuất khẩu.

Trong thương trường, các doanh nghiệp cần nắm chắc thị trường thế giới,
phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau. Phải loại bỏ sự cạnh tranh
không lành mạnh, đừng để xảy ra tình trạng “ gạo ta đánh gạo ta”
b. Các chính sách và giải pháp về thị trường:
− Xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu:
+ Nâng cao chất lượng gạo bằng các giải pháp ở trên
+ Phải đảm bảo sự có mặt thường xuyên các sản phẩm gạo trên thị
trường thế giới
+ Tạo cơ sở pháp lý trước hết là đăng ký với các cơ quan quản lý trong
nước và quốc tế, sau đó là quảng bá thương hiệu bằng các hình thức và chính sách
marketting để tạo dựng uy tín.
− Mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
+ Điều cần làm ở đây là giữ vững thị trường quen thuộc và truyền thống
như Malaysia, Singapore,…Các doanh nghiệp phải tạo và giữ vững uy tín của
mình trên trường quốc tế
+ Thứ hai là nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm để mở rộng,
vươn tới các thị trường tiềm năng
− Chính sách bình ổn thị trường
Trước mắt, để ổn định thị trường trong nước, nên giao một số doanh nghiệp
có năng lực mua tạm trữ hoặc bán ra trong lưu thông để đề phòng, can thiệp khi có
biến động ảnh hưởng đến tiêu dùng và xuất khẩu. Vậy nên cần quy định giá sàn để
thực hiện.
Về lâu dài cần thành lập các trung tâm lúa gạo để người sản xuất thuận lợi
trong việc tiêu thụ hàng hóa, làm như vậy hiệu quả sẽ cao hơn việc mua lúa gạo
tạm trữ như lâu nay. Ngoài ra Nhà nước cũng nên giải quyết trợ cấp để hạ giá
thành.
C. KẾT LUẬN
Cùng với những thành tựu to lớn trong đường lối phát triển nông nghiệp của
Đảng và Nhà Nước trong những năm vừa qua, tình hình sản xuất lúa gạo của Việt
Nam giai đoạn 2000-2013 có những bước phát triển vượt bậc đối với ngành nông

nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Mặc dù gạo là một mặt
hàng cụ thể nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong thị trường xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam góp phần phát huy nguồn lực trong
nước, góp phần đáng kể phục vụ đất nước trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nước, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Yêu cầu cụ thể đặt ra đối với nước ta:
- Tiêu thụ hết lượng lúa hàng hóa, đảm bảo quyền lợi của người
sản xuất.
- Đảm bảo không có biến động thị trường nội địa, thu nhập của
quốc gia, đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.
- Đổi mới quan điểm về xuất khẩu gạo, thực hiện đồng bộ giải
pháp liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.
Chúng ta vừa đi qua chặng đường 2000-2013, việc sản xuất lúa gạo
trong thời gian tới đang có những chính sách, chủ trương mới của Nhà
Nước, sự nỗ lực của Chính Phủ, của các ngành, các cấp, của chính quyền,
địa phương và của các doanh nghiệp, hi vọng sẽ vượt qua những thử thách
còn tồn tại và thực hiện những yêu cầu đặt ra trong nền sản xuất lúa gạo,
chắc chắn sẽ thực hiện một cách tốt đẹp.

×