Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận viết luận cứ bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.08 KB, 14 trang )

Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
CHƯƠNG MỘT: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ, CHUẨN BỊ TÀI LIỆU
LIÊN QUAN

1.1 Nghiên cứu hồ sơ.
1.1.1 Khái niệm và phương pháp nghiên cứu hồ sơ.
a. Khái niệm.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các họat động của Luật sư: xem xét,
đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ
sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội, qua đó xác
định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó, luật sư xác định những vấn đề cần trao
đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch, xác định phương
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, Luật sư cần phải nghiên cứu hồ sơ
một cách toàn diện và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tránh tư tưởng
chủ quan chỉ nghiên cứu những tài liệu mà mình cho là quan trọng, còn các tài liệu khác
thì bỏ qua.
Tuỳ theo hồ sơ vụ án cụ thể, Luật sư có thể nghiên cứu hồ sơ theo thứ tự thời gian
diễn ra, theo trình tự tố tụng hoặc theo từng tập tài liệu liên quan đến từng người tham
gia tố tụng. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu đầy đủ, ghi chép, lập được hệ thống chứng
cứ của vụ án để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bào chữa, đề cương bào chữa
hoặc luận cứ bảo vệ quyền lợi cho đương sự.
b. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ là cách thức Luật sư có thể nghiên cứu hồ sơ vụ án
theo trình tự tố tụng diễn ra theo thời gian bắt đầu từ quyết định khởi tố vụ án rồi mới
nghiên cứu các tài liệu xác định về về hành vi phạm tội của bị can…Người bào chữa có
thể nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng , phương pháp này bắt đầu từ việc
nghiên cứu Cáo trạng của Viện kiểm sát tiếp đến là Kết luận điều tra và các tài liệu khác.
Nghiên cứu theo phương pháp này cho phép nghiên cứu hồ sơ qua đó kiểm tra tính hợp
pháp, tính có căn cứ của các quyết dịnh tố tụng. Mỗi phương pháp có thế mạnh khác
nhau, tuỳ theo từng hồ sơ vụ án, tính chất phức tạp, số lượng bị can, bút lục có trong hồ
sơ của vụ án, thời gian vật chất dành cho việc nghiên cứu, vị trí tham gia tố tụng của


Học viên: Trần Hoàng Phong 1
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
người được trợ giúp pháp lý, người bào chữa có thể sử dụng một trong các phương pháp
hoặc kết hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp để đạt hiệu quả cao.
1.1.2 Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ trong một số trường hợp cụ thể.
a. Nghiên cứu bản Kết luận điều tra.
Luật sư nghiên cứu bản kết luận điều tra để hiểu rõ về diễn biến của tội phạm, các
chứng cứ mà cơ quan điều tra dùng để hiểu rõ về diễn biến của tội phạm, các chứng cứ
mà Cơ quan điều tra dùng để chứng minh tội phạm và quan điểm, ý kiến đề nghị giải
quyết vụ án của Cơ quan điều tra.
Trong quá trình nghiên cứu bản kết luận điều tra, Luật sư cần so sánh, đối chiếu,
ghi lại những hành vi của bị cáo có nêu trong cáo trạng nhưng không được đề cập trong
kết luận điều tra; những điểm mâu thuẫn giữa bản cáo trạng và kết luận điều tra; quan
điểm, ý kiến đề nghị giải quyết vụ án của cơ quan điều tra có lợi cho người được trợ giúp
pháp lý mà mình bào chữa, bảo vệ.
b. Nghiên cứu bản Cáo trạng.
Luật sư nghiên cứu bản cáo trạng để hiểu nội dung của vụ án, diễn biến hành vi
phạm tội của bị can, yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại (nếu có) và quan điểm giải
quyết vụ án của Viện kiểm sát. Khi nghiên cứu bản cáo trạng, Luật sư cần ghi chép lại
đầy đủ các hành vi phạm tội của bị can; tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự mà
Viện kiểm sát viện dẫn để truy tố; các chứng cứ được Viện kiểm sát dùng làm căn cứ xác
định tội phạm , người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị hại, đương sự. Thông qua nghiên cứu cáo
trạng, luật sư cần rút ra được những điểm quan trọng liên quan đến việc bào chữa, bảo
vệ.
Cùng với việc nghiên cứu cáo trạng, Luật sư cần đọc biên bản giao nhận cáo trạng
để tìm hiểu xem bị can có đồng ý với nội dung bản cáo trạng hay không? nếu không
đồng ý thì ý kiến của bị can như thế nào, bị can có đưa ra được những chứng cứ để bác
bỏ một phần hay toàn bộ nội dung quyết định truy tố hay không? Thông thường, những
bị can đồng ý với nội dung bản cáo trạng thì ra phiên toà sẽ nhận tội, ít phản cung; những

bị can không chấp nhận nội dung bản cáo trạng thì sẽ không nhận tội và thường thay đổi
lời khai. Trường hợp bị can không đồng ý với nội dung bản cáo trạng Luật sư cần nghiên
cứu kỹ các chứng cớ để xác định sự thật của vụ án và trao đổi với họ.
Học viên: Trần Hoàng Phong 2
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
c. Nghiên cứu Biên bản hỏi cung bị can.
Khi nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can, Luật sư cần làm rõ xem bị can có nhận
những hành vi nêu trong cáo trạng hay không. trường hợp bị can nhận tội thì tìm hiểu tư
tưởng, động cơ, mục đích, việc thực hiện hành vi phạm tội và sự ăn năn, hối cải của bị
can như thế nào? Trên cơ sở đó xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị
cáo như hìan cảnh phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, động cơ, muc đích phạm
tội, nhân thân của bị can. Trong trường hợp bị can không nhận tội, Luật sư nghiên cứu
biên bản hỏi cung bị can để nắm được các lý lẽ, chứng cứ mà bị can đưa ra để bào chữa
cho mình.
Khi nghiên cứu các biên bản hỏi cung, Luật sư cần kiểm tra về thủ tục tố tụng:
xem biên bản hỏi cung đầu tiên có ghi phần giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can hay
không; biên bản hỏi cung có bị tẩy xóa, sửa chữa hay viết thêm hay không? Nếu bị sửa
chữa thì có chữ ký xác nhận của bị can hay không? Trong trường hợp biên bản hỏi cung
ghi cả thái độ, cử chỉ của bị can trong lúc trả lời như bị can cúi đầu, im lặng, không trả
lời, lý do bị can không ký vào biên bản…thì Luật sư cần ghi lại và lưu ý làm rõ nguyên
nhân, trong nhiều trường hợp những cử chỉ, hành vi này thể hiện diễn biến tâm lý, đấu
tranh tư tưởng của bị can khi khai báo hoặc bị can phản ứng việc làm sai trái của Điều tra
viên
d. Nghiên cứu Biên bản ghi lời khai của người làm chứng.
Luật sư nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người làm chứng để hiểu rõ sự việc
phạm tội xảy ra có những người nào biết, nghiên cứu những xác nhận của họ về các tình
tiết của sự việc như thế nào. Trên cơ sở đó, Luật sư sử dụng lời khai của những người
làm chứng để bảo vệ cho bị cáo hoặc đương sự.
Khi nghiên cứu bản ghi lời khai của người làm chứng trực tiếp hay gián tiếp biết
về tình tiết của vụ án; mối quan hệ của người làm chứng với bị can, bị cáo, người bị hại

như thế nào? Khi người làm chứng tiếp nhận các thông tin về tội phạm thì các điều kiện
chủ quan (tinh thần, tuổi tác, nghề nghiệp, khả năng tiếp thu thông tin, nhận thức của
người làm chứng…) và điều kiện khách quan ( không gian , thời gian, thời tiết, ánh sáng,
âm thanh nơi xảy ra vụ án) tác động ra sao? Những tình tiết trong lời khai của người làm
chứng cần được sử dụng để bảo vệ cho bị can , bị cáo (ghi rõ số bút lục). Trong trường
hợp có mâu thuẫn giữa các lời khai của một người làm chứng teong các lần khai khác
Học viên: Trần Hoàng Phong 3
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
nhau hoặc mâu thuẫn giữa các lời khai của những người làm chứng thì phải tìm ra
nguyên nhân, kiểm tra tính xác thực, trong trường hợp cần thiết phải đối chiếu với các lời
khai, chứng cứ khác.
e. Nghiên cứu biên bản ghi lời khai của bị hại.
Luật sư nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người bị hại để nắm vững diễn biến
của tội phạm, các hành vi phạm tội của bị can, bị cáo đã thực hiện như thế nào? mức độ
thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, quan điểm của người bị hại hoặc nhân thân của họ
về việc giải quyết vụ án và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Khi nghiên cứu biên bản ghi
lời khai của người bị hại, cần chú ý so sánh, đối chiếu các lời khai của người bị hãi trong
các lần khác nhau xem có phù hợp hay mâu thuẫn với nhau; đối chiếu giữa lời khai của
người bị hại với lời khai của bị can, bị cáo thì Luật sư cần làm rõ mâu thuẫn trong lời
khai của người bị hại với thực tế khách quan và với các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ
án. Nếu bảo vệ cho người bị hại, Luật sư cần nghiên cứu và ghi lại những tình tiết xac
định hành vi phạm tội của bị can, bị cáo và các chứng cứ xác định về việc bồi thường
thiệt hại là có cơ sở.
f. Nghiên cứu một số văn bản khác.
rong hồ sơ vụ án có thể có nhiều biên bản đối chất giữa các bị can, bị cáo với nhau; biên
bản đối chất giữa bị can và người làm chứng…Khi tham gia tố tụng, Luật sư cần nghiên
cứu các biên bản này để có cơ sở đánh giá những lời khai còn mâu thuẫn. Nếu lời khai
trong biên bản đối chất có lợi cho người được trợ giúp pháp lý thì cần ghi lại để sử dụng
trong quá trình bảo vệ, bào chữa.
Nghiên cứu các biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ,

biên bản thực nghiệm điều tra… nhằm kiểm tra xem các loại biên bản này có được thực
hiện theo đúng trình tự và thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định hay không như có ghi
trong thành phần người tham gia, ý kiến người chứng kiến hay không; những đồ vật cần
niêm phong có chữ ký của chủ quản đồ vật hay không. Đối với hoạt động điều tra, thu
thập vật chứng, Luật sư cần chú ý địa điểm và cách thức thu thập vật chứng, các đặc
điểm riêng của vật chứng, quá trình thu thập vật chứng. Luật sư cần so sánh vật chứng
với các chứng cứ khác xem có phù hợp hay không để xác định giá trị chứng minh nguồn
chứng cứ này.
Học viên: Trần Hoàng Phong 4
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
Nghiên cứu kết luận giám định nhằm kiểm tra các điều kiện để đưa ra kết luận
giám định có được bảo đảm hay không (vật chứng, số lượng, chất lượng đồ vật, tài liệu
gửi đi giám định, thủ tục yêu cầu giám định…); các phương pháp được áp dụng để thực
hiện giám định có cơ sở khoa học hay không. Luật sư cần so sánh kết luận giám định với
các chứng cứ khác của vụ án để đánh giá độ chính xác của kết luận giám định. Nếu thấy
kết quả giám định không có cơ sở tin cậy (thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với thực
tiễn khách quan…) thì ghi lại và đề nghị với Tòa án yêu cầu giám định bổ sung hoặc
giám định lại.
1.2 Chuẩn bị tài liệu liên quan.
Trước khi thực hiện việc chuẩn bị viết bản luận cứ bảo vệ cho bị hại luật sư đã có
những hoạt động, thu thập chứng cứ, gặp gỡ bị hại để trao đổi về những vấn đề liên quan
đến nội dung vụ án, những yêu cầu của bị hại đưa ra kiểm tra tính phù hợp, mâu thuẫn
giữa các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; giữa các đồ vật, tài liệu liên quan mà luật sư đã
thu thập được với chứng cứ trong hồ sơ vụ án.
Luật sư nghiên cứu về phần nội dung và hình thức tố tụng của vụ án để bảo vệ tốt
cho bị hại, nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chứng minh cho yêu
cầu của bị hại là có cơ sở nhằm bảo vệ tốt cho thân chủ mình, kiểm tra tính phù hợp, mâu
thuận giữa các chứng cứ có trong hồ sơ. Viêc nghiên cứu các tài liệu chứng cứ cần phải
gắn với yêu cầu của thân chủ mà luật sư nhận trách nhiệm bảo vệ, nghiên cứu tính hợp
pháp của các văn bản, chứng cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã thu thập hoặc do

các bên cũng cấp có đúng trình tự hay không.
Chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc bảo vệ đó là việc chuẩn bị những
tài liệu liên quan để phục vụ cho việc chuẩn bị bài luận cứ bào vệ cho bị hại bao gồm:
1.2.1 Các tài liệu chứng cứ thu thập được từ việc nghiên cứu hồ sơ.
- Các lời khai nhận tội của bị cáo;
- Những lời khai chối tội của bị cáo nhưng rất mâu thuẫn với các chứng cứ khác
có trong hồ sơ vụ án;
- Những lời khai buộc tội bị cáo của những người làm chứng, của người bị hại tố
cáo bị cáo;
- Các tài liệu xác định vật chứng của vụ án;
- Các tài liệu về chứng thương, kết quả giảm định thương tật;
Học viên: Trần Hoàng Phong 5
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
- Các tài liệu chứng minh yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại như chứng từ, hóa đơn,
biên nhận đóng tiền;
- Các biên bản đối chất thể hiện sự mẫu thuận giữ bị cáo và người làm chứng,
người liên quan, người bị hại và các chứng cứ có trong hồ sơ.
- Các tài liệu, chứng cứ mới được thu thập bổ sung;
- Các tài liệu ghi chép được khi Luật sư gặp bị can, bị cáo;
- Các tài liệu Luật sư thu thập được từ việc tiếp xúc với thân nhân gia đình người
bị hại;
- Các tài liệu Luật sư thu thập được khi tiến hành làm việc với Cơ quan điều tra,
điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, các cơ quan chức năng khác.
- Các tài liệu khác liên quan đến tình tiết của vụ án hoặc để phục vụ cho việc
chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cô đọng và đi vào lòng người.
1.2.2 Các văn bản pháp luật liên quan.
- Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự;
- Các nghị định, thông tư hướng dẫn;
- Các Nghị quyết hướng dẫn của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến vụ án;
* Trong phần này, yêu cầu Luật sư cần nghiên cứu văn bản pháp luật một cách
logic từng vấn đề liên quan đến vụ án, Luật sư có thể nghiên cứu theo thứ tự thời gian
hay hiệu lực của văn bản. Luật sư cần nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề liên quan
đến vụ án. Trong một số trường hợp việc bảo vệ gắn liền với nghĩa vụ dân sự mà bị hại
có yêu cầu Luật sư cũng cần xem xét trong các luật chuyên ngành khác để có hướng bảo
vệ tốt nhất cho người bị hại.
* Ngoài việc nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan. Luật sư có thể nghiên
cứu các bài báo chí khoa học, các bình luận khoa học có liên quan, tham khảo các bản án
có tính chất tương tự mà trước đó đã được tuyên xử, nghiên cứu các bài đúc kết kinh
nghiệm xét xử đã được Tòa án tối cao phát hành, nghiên cứu các công trình khoa học
khác đề từ đó có phương hướng và xác định được những thuận lợi và bất lợi cho người bị
hại trong vụ án cụ thể để từ đó có thể chuẩn bị một bản Luận cứ bảo vệ cho bị hại được
tốt nhất nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bị hại.
Học viên: Trần Hoàng Phong 6
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
CHƯƠNG HAI: CHUẨN BỊ LUẬN CỨ BẢO VỆ
CHO NGƯỜI BỊ HẠI
2.1 Mục đích, vị trí và yêu cầu của việc viết Luận cứ bảo vệ.
2.1.1 Mục đích.
Mục đích viết bài bảo vệ là giúp cho Luật sư có điều kiện xem lại các tài liệu đã
thu thập, ghi chép được, nhờ đó mà hiểu thấu đáo hơn về nội dung vụ án. Khi viết cũng
là lúc Luật sư cân nhắc đáng giá từng tài liệu, tình tiết, so sánh, đối chiếu và tổng hợp các
chứng cứ, để phát hiện và sử dụng được các chứng cứ có lợi, bác bỏ những chứng cứ bất
lợi cho thân chủ.
Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các chứng cứ, Luật sư đưa ra các quan điểm bảo
vệ sẽ toàn diện và không bỏ sót những vấn đề quan trọng.
Bài bảo vệ được chuẩn bị kỹ lưỡng, sắp xếp các luận cứ một cách lô gíc, khoa
học, là tài liệu cần thiết để Luật sư sử dụng trong lúc bảo vệ. Nhờ có dàn ý đã được
chuẩn bị, Luật sư trình bày các vấn đề có trọng tâm, không bị bỏ sót và cũng không

mang tính dàn trãi tràn lan.
Nếu Luật sư chỉ tin vào trí nhớ và tài hùng biện của mình mà không chuẩn bị bài
bảo vệ, thì có nhiều trường hợp vì quá say sưa trình bày về một vấn đề nào đó mà quên
mất các vấn đề quan trọng khác cần phải được trình bày. Sau khi bảo vệ xong mới phát
hiện ra là còn thiếu thì rất nuối tiếc.
Trong thực trạng xét xử hiện nay, vấn đề thư ký phiên tòa ghi chép lại toàn bộ
diễn biến của phiên tòa cũng chỉ mang tính thủ tục là chính. Nếu sau khi trình bày bài
bảo vệ Luật sư gửi tài liệu đó luôn cho thư ký phiên tòa sẽ là một hành động khôn ngoan
và là một kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư.
Vì vậy trong mọi trường hợp Luật sư cần thiết phải chuẩn bị bài bảo vệ.
2.1.2 Vị trí.
Là văn bản đánh giá quá trình nghiên cứu suy nghĩ, tìm hiểu sự thật vụ án và pháp
luật của Luật sư. Khi viết bản Luận cứ bảo vệ cho người bị hại đòi hỏi luật sư phải tìm
hiểu tất cả các vấn đề liên quan đến vụ án, tiến hành thu thập, tổng hợp và đánh giá
chứng cứ để từ đó đưa ra quan điểm bảo vệ của mình dựa trên các tài liệu và những gì
mà luật sư thu thập và biết được. Ngoài việc tìm hiểu các tình tiết, sự thật của vụ án thì
Luật sư còn phải tìm hiểu, nghiên cứu lại các quy định của pháp luật để từ đó có thể vận
Học viên: Trần Hoàng Phong 7
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
dụng các quy định của pháp luật một cách hợp lý, hợp pháp nhất để từ đó bảo vệ quyền
lợi cho người bị hại. Nói tóm lại, Luận cứ bảo vệ cho người bị hại của Luật sư chính là
văn bản thể hiện công sức nghiên cứu, đánh giá, tìm hiệu của Luật sư đối với vụ án. Là
thước đo quá trình làm việc của Luật sư.
Là văn bản thể hiện quan điểm của Luật sư trong việc bảo vệ cho thân chủ. Trong
bản Luận cứ bảo vệ cho bị hại, Luật sư sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, tìm hiểu
các quy định của pháp luật để vận dụng vào vụ án cụ thể mà đưa ra quan điểm bảo vệ
cho người bị hại. Chính bản Luận cứ là ý chí bảo vệ cho bị hại của Luật sư, nó thể hiện
quan điểm của Luật sư về vụ án.
2.1.2 Yêu cầu
Để có một Luận cứ bảo vệ đạt chất lượng, khi chuẩn bị viết, Luật sư cần phải

quán triệt các yêu cầu sau:
Bài bảo vệ phải có bố cục chặt chẽ, được viết ngắn gọn, rõ ràng, súc tích. Đối với
một Luận cứ bảo vệ Luật sư phải viết cô đọng, thể hiện rõ quan điểm bảo vệ cho bị hại,
không được viết lòng vòng không đi vào trọng tâm.
Những vấn đề cần bảo vệ phải được ghi thành đề mục và sắp xếp chúng theo một
thứ tự hợp lý. Một Luận cứ bảo vệ tốt đòi hỏi phải được trình bày một cách logic hợp lý,
Luật sư có thể trình bày thành mục, trình bày theo thứ tự sắp xếp, có thể trình bày theo
thứ tự thời gian, không gian, theo chủ thể.
Các tài liệu, số liệu được sử dụng phải chính xác, bảo đảm độ tin cậy. Một yêu
cầu đặt ra đối với Luật sư khi viết bản Luận cứ bảo vệ là phải chính xác, có căn cứ pháp
luật. Để đưa ra quan điểm đòi hỏi luật sư phải căn cứ vào các chứng cứ, các quy định của
pháp luật, các phân tích logic, hợp lý để từ đó đưa ra đề xuất bảo vệ cho bị hại một cách
rõ ràng nhất.
Các quan điểm đề xuất phải rõ ràng, không lập lờ nước đôi, không đổ lỗi, đổ tội
cho người khác để có lợi cho người mình bảo vệ, không bênh vực quyền lợi cho thân chủ
của mình mà làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi viết
Luận cứ bảo vệ đòi hỏi Luật sư không được đi quanh co để đổ lỗi cho người khác để bảo
vệ cho bị hại, một yêu cầu quan trọng là không được làm xấu đi tình trạng của người
khác để bảo vệ quyền lợi cho người mình bảo vệ. Khi đưa ra các quan điểm đề xuất thì
phải rõ ràng, có căn cứ để hội đồng xét xử có thể chấp nhận đề xuất của Luật sư.
Học viên: Trần Hoàng Phong 8
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
2.2 Xác định phương hướng viết Luận cứ bảo vệ.
2.2.1 Xác định hình thức viết.
Tùy thuộc vào tính chất của vụ án là phức tạp hay đơn giản, số lượng bị cáo nhiều
hay ít, các tài liệu chứng cứ trong vụ án là đầy đủ hay con thiếu, phù hợp hay có mâu
thuẫn với nhau, bị cáo nhận tội hay không nhận tội… mà Luận cứ bảo vệ của Luật sư cần
được viết dưới dạng một bài viết chi tiết hay chỉ ở dạng dàn ý rõ ràng để Luật sư có thể
hiểu và vận dụng khi tham gia phiên tòa.
Trong một số trường hợp bản Luận cứ bảo vệ cho người bị hại có thể được gửi

đến Tòa án để Tòa án có điều kiện xem xét kỹ những nội dung yêu cầu của người bị hại
mà Luật sư nêu ra cũng như những căn cứ của Luật sư hay chỉ là tài liệu mà Luật sư sẽ
sử dụng tại tòa. Tuy nhiên, dù là gì thì cũng đòi hỏi Luật sư phải thể hiện dưới hình thức
cụ thể để có thể sử dụng thuận tiện khi cần thiết.
Trong trường hợp cần gửi trước cho Hội đồng xét xử thì Luật sư bắt buộc phải
viết một bản Luận cứ hoàn hoàn chỉnh, trình bày rõ ràng dễ hiếu, đúng quy cách. Luật sư
cần hạn chế đến mức thấp mức những sai phạm về lỗi chính tả, câu cú và cần có một
cách hành văn mạch lạc.
2.2.2 Xác định định hướng bảo vệ
Đây là công việc khá phức tạp của Luật sư, là một bài toán quan trọng mà Luật sư
phải có một lời giải hợp lý đúng đắn khẳng định sự thành công hay thất bại của Luật sư
trong vụ án.
Tùy thuộc vào chứng cứ của vụ án và việc Luật sư phải bảo vệ cho đương sự nào
trong vụ án mà Luật sư xác định định hướng bảo vệ cho phù hợp.
Trong trường hợp Luật sư bảo vệ cho người bị hại, Luật sư phải xác định định
hướng bảo vệ theo hướng làm rõ trách nhiệm hình sự của bị cáo, trên cơ sở đó mới yêu
cầu bị cáo bồi thường thiệt hại một cách chính xác đầy đủ cho thân chủ của mình.
Việc làm rõ trách nhiệm hình sự của bị cáo có thể theo hướng đề nghị tăng nặng
trách nhiệm hình sự như yêu cầu xem xét khung hình phạt khác nặng hơn, trả hồ sơ điều
tra bổ sung để truy tố theo tội danh khác nặng hơn, nếu thấy cáo trạng truy tố không
đúng.
Trong nhiều trường hợp, định hướng bảo vệ sẽ theo hướng công nhận cáo trạng
truy tố đúng người, đúng tội, nên buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
mà bị cáo đã gây ra cho người bị hại.
Học viên: Trần Hoàng Phong 9
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
Định hướng bảo vệ phải dứt khoát rõ ràng thống nhất từ đầu đến cuối không lưng
chừng khập khểnh nước đôi.
Trong một số trường hợp nếu bị hại có những yêu cầu về đòi bồi thường về dân sự
thì Luật sư cần phải cụ thể rõ là bồi thường về những vấn đề gì? Căn cứ để yêu cầu đòi

bồi thường, chỉ rõ các văn bản mà Luật sư dựa vào đó để đưa ra yêu cầu cũng như những
thiệt hại thức tế mà bị cáo đã gây ra cho bị hại để từ đó có cơ sở thật vững chắc để hội
đồng xét xử có thể chấp nhận yêu cầu.
2.3 Cơ cấu Luận cứ bảo vệ.
Để có một Luận cứ bảo vệ cho người bị hại thật tốt đòi hỏi khi tiến hành chuẩn bị
luận cứ bảo vệ. Luật sư phải viết một cách thống nhất, có sự liên kết với nhau trong phần
luận cứ. Một bài Luận cứ bảo vệ gồm 3 phần cơ bản sau:
2.3.1 Phần mở đầu
Giới thiệu: Luật sư tự giới thiệu về mình, về cơ sở hành nghề luật sư, về Đoàn luật
sư mà mình đăng ký hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Lý do tham dự phiên tòa: Luật sư cần nêu lý nào và căn cứ vào đâu để mình tham
gia phiên tòa.
Đây là phần có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình tranh luận của luật
sư để thu hút sự chú ý của Hội đồng xét xử và của chủ toạ. Giới thiệu về bản thân mình
và nêu lý do được tham gia bảo vệ cho bị hại thế hiện rõ tư cách của luật sư tại phiên toà
là người được tham gia phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong vụ
án.
Kính thưa Hội đồng xét xử!
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát!
Thưa vị luật sư đồng nghiệp (nếu có)!
Tôi là Trần Văn A là luật sư thuộc văn phòng Luật sư A và cộng sự, Đoàn luật sư
thành phố H. Nhận lời mời của gia đình bị hại và được sự chấp thuận của Hội đồng xét
xử tôi tham gia phiên toà hôm nay để bảo vệ cho bà Nguyễn Văn B là bị hại trong vụ án
X. Sau đây tôi xin trình bày một số quan điểm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bà Nguyễn Văn B:
Ngay từ lời mở đầu của bản luận cứ bảo vệ cho bị hại, Luật sư phải thể hiện lời tự
giới thiệu về bản thân và khẳng định tư cách tham gia tố tụng tại phiên toà. Tuỳ từng bối
cảnh của mỗi phiên toà mà luật sư có thể đưa ra những lời mở đầu khác nhau, tạo ra ấn
Học viên: Trần Hoàng Phong 10
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại

tượng, cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Nó hoàn toàn không bị ràng buộc bởi sự bất biến,
rập khuôn, mà thể hiện sự thích ứng, linh hoạt của luật sư đối với mỗi vụ án khác nhau.
2.3.2 Phần nội dung
- Tóm tắt sơ nội dung vụ án theo hướng bảo vệ cho người bị hại.
- Phân tích trách nhiệm hình sự của bị cáo.
+ Nếu VKS truy tố đúng người đúng tội, đúng với nhận định phân tích của Luật
sư thì Luật sư cũng cần phải nêu ý kiến, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận việc truy tố
của Viện kiểm sát.
+ Nếu VKS truy tố chưa đúng người đúng tội, chưa đúng với phân tích của Luật
sư thì Luật sư cũng phải nêu quan điểm của mình, nếu cần thiết thì đề nghị trả hồ sơ để
điều tra bổ sung.
- Phân tích trách nhiệm dân sự của bị cáo đối với bị hại.
+ Phân tích chứng minh thiệt hại của thân chủ là có thật, do chính hành vi của bị
cáo gây ra, hành vi của bị cáo là hành vi trái pháp luật.
+ Việc yêu cầu bồi thường của người bị hại là có căn cứ.
* Đây là phần trọng tâm chủ yếu của bài bảo vệ của luật sư, chính là sự kết tinh
của quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, quá trình thẩm vấn
công khai các chứng cứ tại phiên toà. Đối với bản luận cứ bảo vệ cho bị hại có cấu trúc
như sau:
Bảo vệ theo hướng cáo buộc hành vi phạm tội của bị cáo và yêu cầu bị cáo phải
bồi thường cho thân chủ.
Cáo buộc hành vi phạm tội của bị cáo. Việc cáo buộc bị cáo đòi hỏi bản luận cứ
bảo vệ phải chỉ ra được những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản
1, điều 48 Bộ luật hình sự, các tình tiết định khung tăng nặng hơn so với khung mà viện
kiểm sát truy tố. Ở vị trí người bảo vệ, kỹ năng bảo vệ phải được thực hiện ngược lại với
vị trí của người bào chữa theo hướng giảm nhẹ.
Trường hợp do bị cáo và gia đình bị cáo ngay từ khi xảy ra vụ án đã có thái độ
đúng mức xem xét, hỗ trợ cho gia đình bị hại, tìm mọi biện pháp để khắc phục hậu quả
của vụ án, bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại và các tổn thất khác do bị cáo gây
ra, tự nhận thức được hành vi phạm tội, có thái độ, ăn năn, hối cải, có thể đề xuất giảm

nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, giảm mức bồi thường thiệt hại còn lại, lui lại tiến độ
thanh toán, bồi thường cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, sinh hoạt của bị cáo…
Học viên: Trần Hoàng Phong 11
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
Tuy nhiên, trong quá trình phát biểu quan điểm khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người bị hại, luật sư cần hiểu mặc dù các yêu cầu tăng nặng, giảm nhẹ về trách
nhiệm hình sự và về bồi thường thiệt hại có nhiều điểm trùng hợp, thậm chí nhất trí tán
đồng với quan điểm của kiểm sát viên, nhưng xét về bản chất nghề nghiệp vẫn có những
khác biệt nhất định giữa tư cách kiểm sát viên và luật sư. Vì vậy, ngôn ngữ, văn phong
cần chừng mực, sự quan tâm đến số phận của bị hại không nên dùng những từ ngữ mạnh,
chỉ trích, mạt sát, xúc phạm danh dự nhân phẩm của bị cáo. Cần chủ yếu phân tích, đánh
giá các chứng cứ có ý nghĩa xác định hành vi phạm tội và liên quan đến trách nhiệm dân
sự của bị cáo, khéo léo trong vai trò cào buộc bị cáo của một luật sư để tránh đồng nhất
mình với vài trò của Kiểm sát viên còn quyền quyết định tội danh và hình phạt là thuộc
về Hội đồng xét xử.
Yêu cầu bị cáo thực hiện trách nhiệm dân sự. Luật sư phải định hướng về việc yêu
cầu bồi thường hoặc phản đối lại yêu cầu bồi thường của phía đối tụng với thân chủ của
mình. Bản định hướng phải chi tiết và cụ thể, có căn cứ pháp lý, và chi phí hợp lý
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại luật sư phải xác định được bao gồm: Có thiệt
hại xảy ra (thiệt hại bảo gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần); Phải có
hành vi trái pháp luật ; thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật; người gây thiệt hại
phải có lỗi ( lỗi cố ý và lỗi vô ý).
Luật sư phải xem xét đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị
cáo; tính chi phí hợp lý bao gồm những chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất,
mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá cả trung bình của thị trường ở từng địa phương tại
thời điểm chi phí.
Luật sư khi tham gia bảo vệ về bồi thường thiệt hại cần yêu cầu bị hại có nghĩa vụ
chứng minh. Bị hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi
thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về
thu nhập của người bị thiệt hại.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi
thường là những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa
người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí
chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu…
theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục
Học viên: Trần Hoàng Phong 12
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết
khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả,
mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một
phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có). Trong
trường hợp này Luật sư cần nghiên cứu các văn bản hướng dẫn liên quan để đưa ra yêu
cầu hợp lý để hội đồng xét xử chấp nhận.
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức
khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm
phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút,
thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó; Chi phí hợp lý
và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian
điều trị;
Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị
liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81%
trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Khoản
chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Luật sư cần phải lưu ý những chi phí hợp lý
cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý
cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc
khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho

việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi
thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…Những khoản tiền cấp dưỡng
cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết; Khoản tiền
bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Thiệt hại do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị
xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại do hành vi vi
phạm gây ra; thu nhập thực tế bị giảm sút; Bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân
phẩm, uy tín mà bị hại phải gánh chịu
Học viên: Trần Hoàng Phong 13
Kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị Luận cứ bảo vệ cho người bị hại
2.3.3 Phần kết luận.
Tóm tắt lại những nội dung chính đã trình bày, không cần thiết phải lập lại toàn bộ
nội dung, nội dung lập lại phải không mâu thuẫn với nội dung đã trình bày;
Đưa ra những đề xuất cụ thể về cách giải quyết vụ án theo hướng có lợi nhất cho
thân chủ của mình với Hội đồng xét xử.
Nhìn chung khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại trong
Luật sư cần tập trung phân tích và nhấn mạnh đến những nội dung trực tiếp ảnh hưởng
đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng, không đề cập tràn lan
những vấn đề nằm ngoài phạm vi yêu cầu mà pháp luật tố tụng đã quy định.
Học viên: Trần Hoàng Phong 14

×