Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

ĐỀ TÀI: Góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.09 KB, 81 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển lớn
trong nền kinh tế Việt Nam. Nó mở ra sân chơi mới cho các doanh nghiệp, tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp nước ta bước vào môi trường kinh tế thị trường chuyên
nghiệp. Trong môi trường đó, các doanh nghiệp được tự do hoạt động, sản xuất
kinh doanh nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Vì thế thị trường tiêu thụ bị thu
hẹp, các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt, để duy trì được mức lợi nhuận
cao đòi hỏi các nhà quản trị phải có hướng đi khoa học.
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, nhất thiết phải thực hiện được giá trị thành
phẩm, hàng hoá thông qua hoạt động bán hàng. Bán hàng là khâu cuối cùng
trong giai đoạn sản xuất kinh doanh nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Đẩy
nhanh quá trình bán hàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh
doanh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có được
hiệu quả bán hàng cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm việc áp dụng hình
thức bán hàng phù hợp, chế độ ưu đãi trong bán hàng và đặc biệt phải có phương
pháp quản lý chi phí thích hợp: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,
chi phí sản xuất để có thể thu được lợi nhuận cao nhất.
Chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những chỉ
tiêu kinh tế quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau. Tính đúng, tính đủ chi
phí, xác định chính xác doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý
nghĩa to lớn, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn
trong kinh doanh để đạt kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất. Đồng
thời có cơ sở để xây dựng một chính sách giá cạnh tranh phù hợp, hiệu quả đem
lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Góp phần hoàn thiện
công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng
công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An" cho bài khóa luận của mình.


SVTH: Đặng Thị Nhiên
1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa, phân tích những lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp nói chung và tại Tổng Công Ty Cổ
Phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An nói riêng.
- Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích lý luận và nghiên cứu khảo sát thực tế
về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng Công Ty Cổ Phần
Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng Công Ty Cổ Phần Vật Tư
Nông Nghiệp Nghệ An.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán
doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
4 Phương pháp nghiên cứu
 phương pháp quan sát ,phỏng vấn
 phương pháp điều tra,thu thập số lieu
 phương pháp chứng từ
 phương pháp đối ứng tài khoản
 phương pháp phân tích thống kê
 phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
5.Phạm vi nghiên cứu
-Không gian: : Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
tại Tổng CTCP Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An.
-Thời gian:Số liệu để phân tích trong đề tài từ năm 2012-2013
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: khái quát chung về Tổng Công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp

Nghệ An
SVTH: Đặng Thị Nhiên
2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại
Tổng Công Ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và
xác định KQKD tại Tổng công ty CP VTNN Nghệ An.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP Vật
Tư Nông Nghiệp Nghệ An
Tổng Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An tiền thân là Công ty
Vật tư Nông nghiệp Nghệ An trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghệ An, được thành lập ngày 01 tháng 06 năm 1960 có tên là Công ty tư liệu
sản xuất Nghệ An. Ngày nghề chủ yếu lúc này là kinh doanh các loại phân bón
và dụng cụ cầm tay, giống, bảo vệ thực vật, thuốc thú ý phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp.
Đến năm 1976 hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sát nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh,
Công ty tách thành nhiều công ty. Lúc này Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ
Tĩnh chuyên kinh doanh thuần tuý phân bón để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Năm 1990, thực hiện chủ trương chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh. Thời điểm Công ty được chia tách ra thành Công ty vật tư Nông
nghiệp Nghệ An. Sau đó Công ty được thành lập lại theo Nghị định 388/CP tại
Quyết định số 1741/QĐ-UB ngày 29/9/1992 của UBND tỉnh Nghệ An. Những
năm đầu bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường, do địa bàn hoạt động phân
tán, cơ sở vật chất, năng lực sản xuất và trình độ của cán bộ công nhân viên chưa
đáp ứng yêu cầu nên Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Công ty
đã mạnh dạn vay vốn Ngân Hàng mua nội địa 200-300 tấn phân bón cung cấp

trong Tỉnh. Một năm sau, sau khi tạo được uy tín với bạn hàng là Tổng công ty
Vật Tư Nông Nghiệp bằng việc mạnh dạn ký hợp đồng tiếp nhận, giải tỏa hàng
cho Tổng Công ty nhập khẩu về Cảng Cửa Lò. Làm ăn có hiệu quả, tạo được sự
SVTH: Đặng Thị Nhiên
3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
tín nhiệm thường xuyên, được Ngân hàng hỗ trợ tạo điều kiện trong thanh toán
nên chỉ sau 3 năm (1994-1996), Công ty đã có lợi nhuận gần 700 triệu đồng và
bổ sung vào vốn 1,500 triệu đồng.
Năm 1977 Công ty được UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm đầu mối nhập khẩu
tiếp các loại phân bón cung cấp trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An và phục vụ thêm
các tỉnh bạn.
Tháng 04 năm 2005, Công ty chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2703000526 đăng ký lần đầu ngày
27 tháng 03 năm 2005 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp, và đã thay
đổi đến 6 lần.
Theo giấy phép kinh doanh thay đổi lần 6 ngày 22 tháng 01 năm 2009 Công
ty chính thức đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ an.
Hiện nay, Tổng công ty đang trực tiếp quản lý 13 Công ty cổ phần VTNN
cấp huyện; trạm tiếp nhận hàng hoá Cửa Lò; nhà máy sản xuất phân bón Sao
Vàng; và đang hoàn thiện đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất phân bón NPK tổng
hợp Nghi Long công suất 100.000 tấn / 1 năm.
Tên tiếng việt : TỔNG CTCP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
Tên tiếng anh: NGHE AN AGRICULTURAL MATERIALS JOINT STOCK
COMPORATION
Địa chỉ: KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM - NGHI LONG - NGHI LỘC -
NGHỆ AN
Điện thoại : 0383.853836 - 0383.853900
Fax: 0383.853996

Mã số thuế:2900326255
1.2.chức năng và nhiệm vụ của công ty
 chức năng của Công ty hiện nay là cung cấp các loại vật tư phục vụ
sản xuất nông nghiệp như: đạm, lân thóc giống, thuốc bảo vệ thực vật… cho các
Hợp tác xã trong toàn tỉnh.
Nhiệm vu :
 Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước, tự do bù đắp chi phí, tự trang trải vốn, làm tròn nghĩa vụ với ngân
SVTH: Đặng Thị Nhiên
4
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
sách, không ngừng phát huy năng lực sản suất kinh doanh, cải thiện và ứng dụng
khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí.
 Thực hiện các chế độ, thể lệ trong quản lý kinh tế kỹ thuật, các quy
trình quy phạm của nhà nước, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh
với các doanh nghiệp.
 Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, nâng cao
trình độ, tổ chức tốt đời sống vật chất tinh thần cho các cán bộ công nhân viên
trong công ty.
 Tổ chức tốt bảo vệ cơ quan, đơn vị, bảo vệ môi trường, giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.3.tổ chức bộ máy quản lý công ty
Tổng CTCP Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An là một Tổng công ty bao gồm
sáu bộ phận trực thuộc và 13 công ty con trực thuộc là các công ty cổ phần. Các
công ty con đều là các doanh nghiệp độc lập, đều có tư cách pháp nhân đầy đủ,
có con dấu riêng. Tổng CTCP Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An thực hiện sự quản
lý của mình trong các công ty con thông qua số vốn góp của mình.
Bộ máy quản lý của Tổng CTCP VTNN Nghệ An được khái quát qua sơ đồ
2.1 sau:

1. 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công Ty:
SVTH: Đặng Thị Nhiên
5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Sơ đồ 01: 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công Ty
1.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của hội đồng thành viên
Bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng CTCP VTNN Nghệ An có chức năng
và quyền hạn sau:
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất gồm tất cả các
cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất, có toàn quyền nhân danh Tổng
công ty để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty,
phù hợp với pháp luật Việt Nam và với Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám Đốc và phó Tổng Giám Đốc
+ Tổng Giám Đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu
Tổng công ty, đại diện cho công ty trước pháp luật, trong các quan hệ kinh tế
giữa Tổng công ty với các đối tác, tổ chức trong và ngoài nước; trực tiếp chỉ đạo
bộ máy quản lý và toàn quyền ra quyết định.
+ Phó Tổng Giám Đốc: được Tổng Giám Đốc uỷ quyền và cùng Tổng
Giám Đốc quản lý công ty.
- Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên. Có quyền và nhiệm vụ kiểm tra tính
hợp lý hợp pháp trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ thực hịên toàn bộ các hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty như: khai thác thị trường, tìm kiếm thị trường đầu ra, tổ
chức mua hàng về nhập kho, vận chuyển hàng hoá. Các lĩnh vực hoạt động cụ thể
của phòng kinh doanh là: tiếp nhận và cung cấp phân bón; mua nông sản để xuất
khẩu; cung cấp thông tin nhanh
- Phòng kế toán - tài vụ: thực hiện việc ghi chép tính toán phản ánh các
loại sổ kế toán; kê khai nộp các khoản thuế tháng, quý, năm; chịu trách nhiệm

kiểm tra hoạt động tài chính, lập báo cáo quyết toán; Phòng này cùng với phòng
kinh doanh sẽ chuẩn bị tài chính và lên kế hoạch cho Tổng công ty
SVTH: Đặng Thị Nhiên
6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho Tổng Giám Đốc về công tác
quản lý, tuyển dụng, đề bạt, bố trí sắp xếp lao động trong toàn nghành; theo dõi
công văn đến, duy trì nội dung quy chế Tổng công ty
- Nhà máy sản xuất phân bón NPK Sao Vàng: chuyên sản xuất phân tổng
hợp NPK phục vụ sản xuất nông nghiệp trong và ngoài Tỉnh. Hiện nay Tổng
công ty có nhà máy sản xuất phân bón Sao Vàng. Ngoài ra Tổng công ty còn có
một Nhà máy đang xây dựng và trong tiến độ hoàn thành tại khu kinh tế mở
Đông Nam.
- Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp cấp huyện: Hiện nay Tổng công ty
có 13 công ty con đặt tại các huyện: Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam
Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Tân Kỳ, Anh Sơn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳ
Hợp, Quỳ Châu, Tương Dương.
- Trạm tiếp nhận hàng hoá tại Cửa Lò: tiếp nhận hàng nhập khẩu từ các
nước về, có nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ và phân phối về các kho, dưới sự điều
hành của Tổng công ty.
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán
Tổng công ty có quy mô lớn, nhiều đơn vị trực thuộc nên mô hình tổ chức
bộ máy kế toán Tổng công ty áp dụng là mô hình kế toán phân tán. Tại văn
phòng Tổng công ty có phòng kế toán trung tâm với nhiệm vụ: thực hiện công
tác hạch toán các nhiệm vụ kinh tế tài chính có liên quan tới hoạt động của Tổng
công ty; tổng hợp báo cáo kế toán của đơn vị trực thuộc để lập báo cáo chung
cho toàn công ty.
Tại các công ty cổ phần vật tư nông nghiệp huyện có tổ chức phòng kế toán.
Kế toán tại đây thực hiện toàn bộ công tác kế toán trên một bộ sổ kế toán riêng

và với một bộ máy nhân sự riêng.
1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty:
SVTH: Đặng Thị Nhiên
7
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty
1.4.2 chức năng và nhiệm vụ của từng chức danh
Kế toán trưởng: Là người trực tiếp thông báo các thông tin tài chính cho
Giám đốc công ty. Có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và
hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh theo cơ chế quản lý quy
định. Hàng tháng, quý, theo định kỳ, niên độ kế toán lập Báo cáo tài chính theo
quy định nộp lên ban lãnh đạo Công ty.
- Kế toán tổng hợp: do kế toán trưởng kiêm nhận, theo dõi, kiểm tra số liệu
của các kế toán viên khác, thực hiện kết chuyển số liệu, lập các báo cáo kế toán,
tài chính định kỳ. Theo dõi quản lý phần mềm cập nhật lưu giữ dữ liệu của phòng
kế toán tài vụ
- Kế toán vật tư,hàng hoá: Mở sổ theo dõi các hợp đồng kinh tế, theo dõi
số lượng tiến độ nhập kho, thời gian thanh toán. Theo dõi tình hình xuất kho
hàng hoá tại các kho hàng theo báo cáo định kì 5 ngày và 3 ngày do các thủ kho
báo về.
- Kế toán tiền mặt, công nợ: theo dõi tình hình biến động tăng giảm của
tiền mặt, viết phiếu thu, phiếu chi tiền mặt. theo dõi tình hình công nợ phải thu,
phải trả.
Kế toán thuế, TSCĐ, CCDC, tiền lương: Có nhiệm vụ tính thuế, theo dõi
tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp với Nhà Nước. Lập báo
cáo thuế GTGT, TNDN, TNCN và hạch toán nộp thuế vào ngân sách nhà nước,
giao dịch với cơ quan thuế. Phản ánh tình hình biến động tăng giảm của TSCĐ,
CCDC thực hiện phân loại TSCĐ hiện có của đơn vị tiến hành tính khấu hao.
Cuối tháng lập bảng phân bổ TSCĐ và các loại sổ sách khác, Tiến hành kiểm tra

bảng lương do phòng tổ chức chuyển lên, tính và thanh toán lương cho cán bộ
công nhân viên
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng.phản ánh số
hiện có và tình hình biến động tăng giảm các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản
lãi tiền vay, báo cáo số dư tài khoản, dư nợ hạn mức ngân hàng cho lãnh đạo
- Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu và xuất quỹ theo các phiếu thu và phiếu chi đã
được duyệt và ghi sổ, theo dõi và báo cáo quỹ tiền mặt vào ngày cuối cùng của
tháng.
SVTH: Đặng Thị Nhiên
8
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Đội ngũ kế toán của Tổng công ty có trình độ nghiệp vụ, có trách nhiệm và
nhiệt tình trong công việc, thành thạo trong ứng dụng phần mềm kế toán vào
công tác hạch toán. Điều này giúp kế toán viên không những giảm bớt được khối
lượng công việc mà còn đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ và chính xác, đảm bảo
cung cấp trung thực thông tin giúp cho lãnh đạo, các ngành có chức năng đánh
giá được hiệu quả kinh doanh trong kỳ, qua đó xây dựng được kế hoạch kinh
doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường.
1.5. Tổ chức hình thức chứng từ kế toán
1.5.1.Hình thức chứng từ kế toán
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung

Ghi chú: : Ghi hàng ngày.
: Quan hệ đối chiếu.
: Cuối kỳ
Sơ đồ 03: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo phương pháp nhật ký chung
SVTH: Đặng Thị Nhiên
9
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Hàng ngày, căn cứ cào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ
số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái các tài khoản kế toán phù
hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, hàng ngày các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
thu, chi tiền, mua hàng và bán hàng được ghi vào các sổ Nhật ký đặc biệt liên quan.
Định kỳ hay cuối tháng tùy thuộc vào khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào Sổ Cái các tài khoản liên quan
sau khi đã đối chiếu loại bỏ các nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ đặc biệt.
Cuối tháng, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng
hợp chi tiết được dùng để lên Báo Cáo Tài Chính.
 Phần mềm kế toán sử dụng
Hiện nay, Tổng công ty CP vật tư Nghệ AN đã trang bị cho phòng kế toán
05máy vi tính, cho nên tất cả mọi công việc hạch toán kế toán đều sử dụng máy
tính. Vì vậy công việc của kế toán chỉ việc cập nhật kịp thời các nghiệp vụ phát
sinh vào máy sau khi đã kiểm tra tính trung thực, hợp pháp của nó.
Phần mềm kế toán công ty sử dụng là FAST, với các phần hành kế toán:
công nợ, giá thành, kế toán ngân hàng, kế toán tổng hợp, …
SVTH: Đặng Thị Nhiên
10
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Sơ đồ 04: Sơ đồ xử lý hạch toán Kế toán theo phần mềm Kế toán FAST
Giải thích:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp của chúng rồi tiến hành ghi sổ chi tiết và nhập liệu vào máy. Chương trình kế
toán xử lý thông tin cho phép hiển thị hoặc in ra các bảng in chi tiết, báo cáo nhanh.

Mặc dù áp dụng kế toán máy nhưng công ty vẫn duy trì việc ghi chép bằng
tay một số sổ chi tiết như sổ quỹ, nhập trên Excell số liệu về thuế GTGT đầu vào,
bảng theo dõi công cụ, doanh thu tiêu thụ, thuế GTGT đầu ra…để sau này dùng
đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp sử dụng phần mềm kế toán. Còn những
sổ chi tiết nợ phải thu, nợ phải trả, vật tý, hàng hóa thì theo dõi trên máy do số
lượng quản lý rất nhiều dưới dạng các bảng in chi tiết.
Cuối kỳ kế toán đối chiếu các số liệu từ phần mềm kế toán, sau khi kiểm tra
đúng số liệu sẽ tiến hành khóa sổ. Chương trình sẽ tự động kết chuyển đến báo cáo
SVTH: Đặng Thị Nhiên
11
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
có liên quan cho phép in ra bảng in tổng hợp, bảng in chi tiết, bảng kê, sổ nhật ký
chung, sổ nhật ký đặc biệt (nếu cần), sổ cái các tài khoản và báo cáo tài chính.
1.5.2.Quy định ,chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Hiện nay Tổng CTCP Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An đang áp dụng Chế độ
kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
tài chính, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ
sung có liên quan của Bộ Tài chính.
* Niên độ kế toán: Được tính theo năm dương lịch, năm tài chính được bắt
đầu từ 01/01 đến ngày 31/12.
Kỳ kế toán: theo tháng
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Báo cáo tài chính và các nghiệp
vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).
* Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
* Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng.
* Hệ thống chứng từ sử dụng:
Hệ thống chứng từ kế toán TCT VTNN NA hiện đang áp dụng đều tuân thủ
theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều

được lập, phản ánh theo đúng mẫu và phương pháp đã quy định tại Quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
* Hệ thống tài khoản kế toán:
Hiện nay, TCTCP VTNN NA đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán được
áp dụng thống nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Để thuận lợi cho công tác kế toán đơn vị còn mở thêm các TK cấp 2, cấp 3 để
phù hợp với hoạt động kinh doanh tại đơn vị.
* Hệ thống Báo cáo kế toán:
Hàng quý, kế toán tổng hợp phải tiến hành lập các Báo cáo tài chính theo
đúng quy định mới nhất của Bộ Tài chính về chế độ lập và trình bày các Báo cáo
SVTH: Đặng Thị Nhiên
12
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
tài chính bao gồm: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006
và chuẩn mực số 21, để nộp cho các cơ quan quản lý của Nhà nước.
1.6 .Những kết quả mà công ty đạt được năm 2012-2013
1.6.1.tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2012-2013
Bảng 1.tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2012-2013
Chỉ tiêu
2012 2013 2013/2012
SL % SL % SL %
Theo tính chất công việc 195 100 214 100 19 109.7
LĐ trực tiếp 130 66.7 144 67.3 14 110.7
LĐ gián tiếp 65 33.3 70 32.6 5 107.6
Theo giới tính 195 100 214 10 19 109.7
Nam 140 71.8 156 72.9 16 111.4
Nữ 55 28.2 58 27.1 3 105.5
Theo trình độ 195 100 214 100 19 109.7

Đại học 27 13.8 32 14.9 5 118.5
Cao đẳng 32 16.4 32 14.9 0 100
Trung cấp 20 10.3 20 9.4 0 100
Công nhân 102 52.3 114 53.3 12 111.7
Lái xe 44 7.2 16 7.5 -28 36.4
Nhìn chung tổng số lao động của công ty qua 2 năm có sự thay đổi rõ rệt:
Phân theo tính chất công việc:Tổng công ty CP vật tư nông nghiệp nghệ an
là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là kinh doanh phân bón và các hạt
giống.thị trường của công ty tương đối rộng.Do vậy lao động trực tiếp bán hàng
chiếm số lượng lớn hơn so với lao động gián tiếp,lao động trực tiếp qua 2 năm
luôn lớn hơn 60% tổng số lao động.
-Phân theo trình độ: Do Tổng công ty CP vật tư nông nghiệp nghệ an là đơn
vị vừa kinh doanh vừa sản xuất nên tỷ lệ công nhân chiếm khá cao trong tổng số
nguồn lao động và tổng số công nhân tăng dần qua các năm, ,năm 2012 là 102
người , năm 2013 là 114 người tăng 12 người tương ứng với 11,76% so với năm
2012.Một công ty muốn phát triển thì phải có đội ngũ công nhân viên giỏi nắm
bắt được diều này Tổng công ty đã tuyển những nhân viên có trình độ vào những
vị trí quan trọng nên tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp đại học,cao đẳng cũng chiếm một
tỷ lệ tương đối và tăng dần qua các năm.
Phân theo giới tính:nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ lao động nam nhiều hơn nữ
,điều đó là hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc và đặc điểm kinh doanh
của Tổng công ty.
SVTH: Đặng Thị Nhiên
13
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Để duy trì và phát triển thị trường của mình Tổng công ty nhất thiết phải có
một đội ngũ nhân viên giỏi.Nhận biết được điều đó Tổng công ty CP vật tư nông
nghiệp nghệ an đã chú trọng phát triển lực lượng lao động theo chiều rộng laanx
chiều sâu và chất lượng lao động ngày càng được nâng cao rõ rệt đáp ứng được

yêu cầu của công việc
1.6.2 .tình hình tài sản nguồn vốn của công ty năm 2012-2013
Trong 2 năm 2012, 2013 Tổng Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ
An đạt được một số chỉ số cơ bản như sau:
Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế 772.739.307đ 807.363.890đ
Vốn chủ sở hữu 7.659.588.362đ 7.597.494.663đ
Tổng tài sản (nguồn vốn) 75.694.618.506đ 130.997.479.475đ
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở
hữu 10,09% 10,63%
Tỷ lệ lãi gộp/doanh thu 5,40% 6,21%
Số vòng quay hàng tồn kho 7,31 5,76
Số vòng quay tài sản cố định 27,96 14,35
Bảng chỉ số trên cho một cái nhìn rất toàn diện và khả quan về Tổng công ty
cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An.Công ty có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ hữu
trên 10% và tăng dần qua 2 năm nghiên cứu cho thấy với một nguồn vốn tự có
thấp, bằng uy tín và trình độ quản lý tốt, công ty tạo được một mức lợi nhuận
đáng kể.
Công ty hiện nay không còn sản xuất, các sản phẩm công ty cung ứng được
lấy từ các chân hàng cấp 1, chân hàng cấp 2 từ nhiều nơi. Giá vốn của vật tư do
công ty cung ứng phụ thuộc vào việc tìm được nguồn sản xuất tốt hay không tốt,
vào chi phí vận chuyển, chi phí mua cao hay thấp. Trong năm 2007 theo diễn
biến chung của thị trường, tình hình giá cả sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu và
giống cây tăng. Tuy nhiên giá bán sản phẩm trung bình trên thị trường cũng tăng
và tăng cao nên tỷ lệ giá vốn trên doanh thu giảm xuống 93,09% thay cho
94,23% năm 2006. Giảm được tỷ lệ giá vốn là nỗ lực của công ty trong điều kiện
thị trường biến đổi và có nhiều công ty khác cùng cạnh tranh trên thị trường. Giá
SVTH: Đặng Thị Nhiên
14
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
vốn giảm khiến tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của công ty từ 5,45% năm 2012 tăng
lên 6,21% năm 2013.
Lượng hàng tồn kho tăng cao hơn năm trước 68,26% đồng thời giá vốn
hàng bán giảm xuống còn 93,3%, thấp hơn năm ngoái khiến cho số vòng quay
hàng tồn kho giảm mạnh từ 7,31 xuống 5,76. Lượng hàng tồn kho năm nay tăng
nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (34,15%) không phải do khâu kế hoạch
kinh doanh của công ty không tốt. Lĩnh vực hoạt động của công ty là nông
nghiệp, mang tính thời vụ. Sau tết dương lịch thường là thời gian của vụ chiêm
xuân – thời điểm bán hàng của công ty tăng mạnh. Việc tăng lượng hàng tồn kho
là để chuẩn bị cho thời điểm kinh doanh đâu năm sau.
Năm trước, công ty không thể chuẩn bị được lượng hàng dự trữ lớn do điều
kiện kho bãi. Năm nay kho bãi là một phần trong kế hoạch đầu tư mở rộng kinh
doanh nên lượng hàng dự trữ tăng cao hơn, tạo điều kiện tốt cho doanh thu năm
2014 tăng trưởng. Do đó dù hàng tồn kho năm nay đạt số vòng quay thấp hơn
nhưng nó là một hướng đi tốt của công ty.
Tài sản cố định được đầu tư lớn trong năm 2013 khiến cho vòng quay tài
sản cố định thực hiện được trong năm chỉ đạt 14,35, giảm một nửa so với năm
trước (27,96). Tuy nhiên phải hiểu rằng tài sản cố định trong năm được đầu tư
gấp 2,6 lần so với năm 2012. Có nghĩa là số vòng quay tài sản cố định giảm do
tài sản cố định được đầu tư lớn trong năm nay. Nhà và kho được hoàn thành vào
nửa sau năm 2007 nên chưa thể hiện hết hiệu quả trong năm. Hiệu quả mới chỉ
thể hiện một phần khi số vòng quay tài sản cố định đạt 14,35 chứ không phải
bằng . (2,6 là tỉ lệ giá trị tài sản giữa 2 năm)
Những chỉ tiêu trên phản ánh phần nào tình hình tài chính của công ty
trong 2 năm 2012, 2013 tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn, phần phân tích chi tiết sẽ
cho những cái nhìn cụ thể.
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Tài sản MS 2012 2013

A-Tài sản ngắn hạn 100 69.174.948.597 114.120.172.385
I- Tiền và các khoản tương đương 110 1.454.819.037 5.786.803.427
SVTH: Đặng Thị Nhiên
15
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
1. Tiền 111 1.454.819.037 5.786.803.427
1.1Tiền mặt 1.111.428.266 1.283.201.102
1.2Tiền gửi ngân hàng 343.390.771 4.503.602.325
II-Các khoản đầu tư tài chính n.hạn
12
0 0 0
III-Các khoản phải thu 130 43.852.892.774 65.803.066.635
1.Phải thu của khách hàng
13
1 30.464.690.189 57.318.805.141
2.Trả trước cho người bán
13
2 8.035.071.560 567.447.812
3.Phải thu nội bộ
13
3 2.986.852.593 3.092.701.244
5.Các khoản phải thu khác
13
5 2.624.805.078 5.248.186.555
6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
13
9 -258.526.646 -424.074.117
IV-Hàng tồn kho 140 23.134.269.236 38.925.766.299
1.Hàng hoá tồn kho

14
1 23.134.269.236 38.910.834.735
1.3Công cụ
14
4 286.778.360 390.308.513
1.4Chi phí sản xuất KD dở dang 145 0 85.510.739
1.6Hàng hoá
14
7 22.751.142.962 38.406.563.480
1.7Hàng gửi bán
14
8 96.347.914 28.452.003
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
14
9 0 14.931.564
V-Tài sản ngắn hạn khác
15
0 732.967.550 3.604.536.024
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
15
1 66.749.855 56.876.331
2.Thuế GTGT được khấu trừ 152 479.213.482 1.785.108.991
5. Tài sản ngắn hạn khác 158 187.004.213 1.762.550.702
B-Tài sản dài hạn
20
0 6.519.669.909 16.877.307.090
I- Các khoản phải thu dài hạn
21
0 100.000.000 100.000.000
II.Tài sản cố định

22
0 6.419.669.909 16.777.307.090
1.TSCĐ hữu hình 221 5.940.163.510 15.507.657.936
SVTH: Đặng Thị Nhiên
16
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
- Nguyên giá 222 10.531.628.969 21.282.095.459
- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -4.591.465.459 -5.774.437.523
2.TSCĐ vốn góp 224 243.874.954 205.374.949
- Nguyên giá 225 385.000.000 385.000.000
- Giá trị hao mòn luỹ kế 226 -141.125.046 -179.625.051
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 235.631.445 1.064.274.205
III-Bất động sản đầu tư
24
0 0 0
IV-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
25
0 10.000.000 10.000.000
3. Đầu tư dài hạn khác 258 10.000.000 10.000.000
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán dài hạn 259 0 0
V-Tài sản dài hạn khác
26
0 90.000.000 90.000.000
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

3. Tài sản dài hạn khác 268 90.000.000 90.000.000
Tổng cộng tài sản
27
0 75.694.618.506 130.997.479.475


Nguồn vốn MS 2012 2013
A-Nợ phải trả 300 68.035.030.144 123.399.984.812
I-Nợ ngắn hạn 310 63.119.896.365 117.310.144.198
1.Vay và nợ ngắn hạn 311 18.923.219.135 47.501.959.357
2.Phải trả cho người bán
31
2 20.291.333.295 42.981.480.852
3.Người mua trả tiền trước
31
3 597.854.285 760.209.016
4.Thuế và các khoản phải nộp NS
31
4 254.153.171 47.620.522
5.Phải trả người lao động
31
5 423.854.258 951.842.828
6.Chi phí phải trả
31
6 177.385.394 65.434.263
7.Phải trả nội bộ
31
7 7.078.787.939 8.332.894.463
9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
31
9 15.373.308.888 16.668.702.897
II-Nợ dài hạn 330 4.915.133.779 6.089.840.614
3.Phải trả dài hạn khác
33
3 4.640.388.809 5.737.461.699

4.Vay và nợ dài hạn
33
4 200.000.000 254.971.041
SVTH: Đặng Thị Nhiên
17
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
33
6 74.744.970 97.407.874
B-Vốn chủ sở hữu 400 7.659.588.362 7.597.494.663
I-Nguồn vốn, quĩ 410 7.409.773.304 7.413.975.099
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7.059.474.949 7.030.974.937
Trong đó: - Vốn cổ phần 6.895.600.000 6.895.600.000
- Góp vốn liên doanh 163.874.949 135.374.937
4.Cổ phiếu quĩ
41
4 -454.000.000 -573.600.000
5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 8.193.591 8.193.590
7.Quĩ đầu tư phát triển
41
7 673.566.802 792.088.337
8.Quĩ dự phòng tài chính
41
8 104.241.161 138.029.814
10.Lợi nhuận chưa phân phối 420 18.296.801 18.288.421
II-Nguồn kinh phí, quĩ khác 430 249.815.058 183.519.564
1.Quĩ khen thưởng,phúc lợi
43
1 178.349.517 167.199.399

2.Nguồn kinh phí 432 71.465.541 16.320.165
Tổng cộng nguồn vốn 440 75.694.618.506 130.997.479.475
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn
Bảng 3: Bảng đánh giá khái quát sự biến động tài sản và nguồn vốn
bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản 2012
% trong
tổng tài
sản
2013
% trong
tổng tài
sản
Tăng %
A-Tài sản ngắn hạn 69.175 91,39 114.120 87,12 44.945 81,27
I- Tiền & các khoản
t.đương 1.455 1,92 5.787 4,42 4.332 7,83
II-Các khoản đầu tư TC NH 0 0,00 0 0,00 0 0,00
III-Các khoản phải thu 43.853 57,93 65.803 50,23 21.950 39,69
IV-Hàng tồn kho 23.134 30,56 38.926 29,71 15.791 28,55
V-Tài sản ngắn hạn khác 733 0,97 3.605 2,75 2.872 5,19
B-Tài sản dài hạn 6.520 8,61 16.877 12,88 10.358 18,73
II.Tài sản cố định 6.420 8,48 16.777 12,81 10.358 18,73
III-Bất động sản đầu tư 0 0,00 0 0,00 0 0,00
IV-Các khoản đầu tư TC
DH 10 0,01 10 0,01 0 0,00
V-Tài sản dài hạn khác 90 0,12 90 0,07 0 0,00
SVTH: Đặng Thị Nhiên

18
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Tổng cộng tài sản 75.695 130.997 55.303
(Phòng kế toán tài chính)
Trước hết ta thấy giá trị tổng tài sản trong năm 2013 tăng rất cao từ 75.695
tỷ đồng lên 130.997 tỷ đồng (tăng 55,303 tỷ đồng).
Với khả năng tài chính dồi dào đó, năm 2013 công ty điều chỉnh cơ cấu đầu
tư, tăng tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn. Khiến cho tỷ lệ tài sản dài hạn trong năm
tăng từ 8,61% lên 12,88% đồng thời tỷ lệ tài sản ngắn hạn giảm từ 91,39% xuống
87,12%.
Giá trị tài sản ngắn hạn đã tăng lên một lượng rất lớn 44,945 tỷ đồng tương
đương với tỷ lệ 81,27% nhưng chưa trở thành tiền mặt mà đang bị chiếm dụng hơn
một nửa (65.803 tỷ đồng) là lượng tăng thêm của các khoản phải thu trong đó chủ
yếu là phải thu khách hàng. Xét về tỷ lệ, khoản phải thu công ty từ đầu năm đến cuối
năm giảm từ 58% xuống 50%. Nhưng tỷ lệ này còn cao. Nó có nguyên nhân đặc thù
ngành nông nghiệp, sản phẩm bán ra vào tháng 9 năm trước thì đến khoảng tháng 2
năm sau là thời điểm nông dân bán được nông sản mới thu được tiền hàng. Doanh
nghiệp cần cân đối lại mức độ bán chịu hàng, giảm tỷ lệ các khoản phải thu để đảm
bảo khả năng chi trả cho các hoạt động kinh doanh khác.
Một phần lớn giá trị tài sản ngắn hạn nữa đang tồn tại dưới dạng hàng tồn
kho. Trong năm 2013 hàng tồn kho của công ty cũng tăng 28,55% từ 23,134 lên
28,165 theo nhu cầu kinh doanh của vụ chiêm xuân năm sau. Nó góp phần làm
cho lượng tiền mặt của công ty nằm ở mức khiêm tốn 4,42%, đạt cụ thể 5,787 tỷ
đồng. Thời điểm báo cáo kinh doanh trùng với thời điểm công ty cần dự trữ hàng
nên số liệu này không hoàn toàn phản ánh đúng giá trị trung bình hàng tồn kho
trong năm. Thực chất, lượng hàng tồn kho lớn lại là một dự tính phát triển kinh
doanh lớn của công ty vào năm 2014.
Tài sản dài hạn tăng lên năm 2013 bao gồm 10 tỷ đồng đầu tư cho tài sản
dài hạn bao gồm ôtô, nhà kho và nhà xưởng để mở rộng sản xuất. Tức là tăng

mức độ trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. Công ty đã có một sự đầu tư
mạnh cho hoạt động kinh doanh về lâu dài. Sự cơ cấu lại tài sản này là một
hướng đi đúng của doanh nghiệp trong năm.
Phân tích kết cấu nguồn vốn:
SVTH: Đặng Thị Nhiên
19
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán ta đi lập bảng phân tích cơ cấu
nguồn vốn như sau:
Bảng 4: Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn vốn 2012
Tỷ lệ
trong
mục
2013
Tỷ lệ
trong
mục
Tăng
Tỷ lệ
tăng
A-Nợ phải trả
68.03
5
89,88
%
123.40
0

94,20%
55.36
5
81,38%
I-Nợ ngắn hạn
63.12
0
92,78
%
117.310 95,06% 54.190 85,85%
1.Vay và nợ ngắn hạn
18.92
3
29,98% 47.502 40,49% 28.579 151,03%
2.Phải trả cho người bán
20.29
1
32,15
%
42.981 36,64% 22.690 111,82%
3.Người mua trả tiền trước 598 0,95% 760 0,65% 162 27,09%
4.Thuế và các khoản phải nộp NS 254 0,40% 48 0,04% -206 -81,10%
5.Phải trả người lao động 424 0,67% 952 0,81% 528 124,53%
6.Chi phí phải trả 177 0,28% 65 0,06% -112 -63,28%
7.Phải trả nội bộ 7.079 11,22% 8.333 7,10% 1.254 17,71%
8.Phải trả theo tiến độ KH HĐ xây
dựng
0 0,00% 0 0,00% 0
9.Các khoản phải trả, phải nộp NH
khác

15.37
3
24,36
%
16.669
14,21
%
1.296 8,43%
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 0
II-Nợ dài hạn 4.915 7,22% 6.090 4,94% 1.175 23,91%
1.Phải trả dài hạn người bán 0 0,00% 0 0,00% 0
2.Phải trả dài hạn nội bộ 0 0,00% 0 0,00% 0
3.Phải trả dài hạn khác 4.640 94,40% 5.737 94,20% 1.097 23,64%
4.Vay và nợ dài hạn 200 4,07% 255 4,19% 55 27,50%
5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0,00% 0 0,00% 0
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 75 1,53% 97 1,59% 22 29,33%
7. Dự phòng phải trả dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0
B-Vốn chủ sở hữu
7.660
10,12
%
7.597 5,80% -63 -0,82%
I-Nguồn vốn, quĩ 7.410 96,74% 7.414 97,59% 4 0,05%
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
7.059
95,26
%
7.031 94,83% -28 -0,40%
Trong đó: - Vốn cổ phần 6.896 93,06% 6.896 93,01% 0 0,00%
- Góp vốn liên doanh 164 2,21% 135 1,82% -29 -17,68%

2.Thặng dư vốn cổ phần 0 0,00% 0 0,00% 0
SVTH: Đặng Thị Nhiên
20
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% 0
4.Cổ phiếu quĩ -454 -6,13% -574 -7,74% -120 26,43%
5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 8 0,11% 8 0,11% 0 0,00%
6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0,00% 0 0,00% 0
7.Quĩ đầu tư phát triển
674 9,10% 792
10,68
%
118 17,51%
8.Quĩ dự phòng tài chính 104 1,40% 138 1,86% 34 32,69%
9.Quĩ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% 0
10.Lợi nhuận chưa phân phối 18 0,24% 18 0,24% 0 0,00%
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản
0 0,00% 0 0,00% 0
II-Nguồn kinh phí, quĩ khác 250 3,26% 184 2,42% -66 -26,40%
1.Quĩ khen thưởng,phúc lợi
178
71,20
%
167 0,13% -11 -6,18%
2.Nguồn kinh phí
71
28,40
%

16 0,01% -55 -77,46%
3.Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
0 0,00% 0 0,00% 0
Tổng cộng nguồn vốn
75.69
5
130.997
55.30
2
73,06%
(Trích bảng cân đối kế toán)
Năm 2013 công ty huy động thêm được 55.303 tỷ đồng nguồn vốn làm tăng
tổng nguồn vốn lên 130.997 tỷ đồng. Khoản vốn đó lớn hơn nhiều so với vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp giúp cho công ty có điều kiện sử dụng nó vào nhiều
hoạt động kinh doanh, tăng tính linh hoạt của hoạt động của công ty. Tuy nhiên
tổng lượng tài sản được hình thành gần như hoàn toàn từ các khoản phải trả
(94,20%). Đó không phải một nguồn hình thành tài sản bền vững bởi nó là một
khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải trả cho các đối tác sau này. Nguồn vốn chủ sở
hữu giảm 0,062 tỷ đồng mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn của
công ty nhưng nó làm giảm khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Chiếm
5,8% tổng nguồn vốn thay cho 10,12% trong năm trước.
Nợ phải trả tăng đến 123,4 tỷ đồng gồm 95,06% là nợ ngắn hạn và 4,94% là
nợ dài hạn. So với năm trước là 92,78% và 7,22%. Như vậy khoản nợ ngắn hạn
tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp trong năm 2007. Nó thể hiện uy
tín của công ty đối với các doanh nghiệp khác và với ngân hàng khi họ sẵn sàng
cho doanh nghiệp vay với một lượng tiền gấp 20 lần vốn chủ sở hữu của doanh
SVTH: Đặng Thị Nhiên
21
Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
nghiệp. Doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động này để tăng uy
tín và khả năng vay nợ trong những năm sau.
Nợ ngắn hạn đã có một mức tăng 85,85% từ 63 tỷ đồng lên 117,3 tỷ đồng là
một mức tăng đột biến trong năm. Nó bao gồm 47,502 tỷ đồng là các khoản vay
và nợ ngắn hạn chiếm 40,49%; 42,981 tỷ đồng các khoản phải trả người bán
chiếm 36,64%; các khoản phải trả phải nộp khác 16,669 tỷ đồng chiếm 14,21%
nợ phải trả. Các khoản khác bao gồm khoản người mua trả tiền trước, thuế và các
khoản phải nộp ngân sách, phải trả người lao động, chi phí phải trả, phải trả nội
bộ và phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng đóng góp không đáng kể trong
tổng số nợ ngắn hạn của công ty. Sử dụng nợ ngắn hạn với tỷ lệ cao là xu hướng
chung của các doanh nghiệp hiện nay. Việc huy động thêm nguồn vốn này với tỉ
lệ cao đã khiến cho công ty có khả năng mở rộng hơn nữa thị trường và hình ảnh
sản phẩm.
Nợ dài hạn phải trả cũng có một mức tăng nhỏ 23,91% đóng góp 4,65%
trong tổng nguồn vốn. Trong đó chiếm chủ yếu là các khoản phải trả dài hạn khác
5,737 tỷ đồng. Các khoản nợ dài hạn khác ít có thay đổi trong năm. Nói chung nợ
dài hạn không được dùng làm kênh huy động chính của công ty do việc vay nợ
chỉ dùng để mua hàng và có thể thu hồi lại sau vài ba tháng, việc sử dụng nợ dài
hạn không đạt hiệu quả bằng nợ ngắn hạn.
Sự tăng lên của tỷ lệ nợ phải trả đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ vốn chủ sở
hữu. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ 10,12% năm 2012 xuống 5,8% năm
2013 không chỉ bởi giá trị các khoản nợ phải trả tăng cao mà còn do giá trị của
vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do công ty mua lại cổ phiếu. Như vậy hệ số vốn
chủ sở hữu của công ty giảm xuống còn 0,058 tức là 1 tỷ đồng nguồn vốn chỉ có
58 triệu đồng là nguồn vốn tự có
SVTH: Đặng Thị Nhiên
22
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy

Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012-2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Mã số Năm 2012 Năm 2013
1. Doanh thu BH&CCDV 1
179.525.406.73
1 240.827.581.219
2. Các khoản giảm trừ 3 664.511.780 1.688.277.714
- Chiết khấu 4 383.226.985 792.383.610
- Giảm giá hàng bán 5 0 8.757.272
- Giá trị hàng bán bị trả lại 6 281.284.795 887.136.832
3. Doanh thu thuần về BH&CCDV 10
178.860.894.95
1
239.139.303.50
5
4. Giá vốn hàng bán 11
169.159.796.32
2 224.181.571.523
5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 20 9.701.098.629 14.957.731.982
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 9.592.409.417 10.692.943.314
7. Chi phí hoạt động tài chính 22 6.459.120.107 8.428.791.611
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 6.459.120.107 8.428.791.611
8. Chi phí bán hàng 24 6.814.134.589 7.606.917.837
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.396.983.237 8.861.175.608
10. Lợi nhuận thuần từ HDKD 30 623.270.113 753.790.240
11. Thu nhập khác 31 284.354.874 185.004.981
12. Chi phí khác 32 9.090.909 0
13. Lợi nhuận khác 40 275.263.965 185.004.981
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 50 898.534.078 938.795.221

15. Chi phí thuế TNDN 51 125.794.771 131.431.331
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 772.739.307 807.363.890
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Năm 2013 Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An có doanh thu
bán hàng là 241 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng so với năm 2012,tỷ lệ tăng là 34%.
SVTH: Đặng Thị Nhiên
23
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Bảng 6: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 Tăng Tỷ lệ
1. Doanh thu BH&CCDV 179.525.000.000 240.828.000.000 61.302 34%
2. Các khoản giảm trừ 1.688.000.000 1.024 154%
- Chiết khấu 383.000.000 792.000.000 409 107%
- Giảm giá hàng bán 0 9.000.000 9
- Giá trị hàng bán bị trả lại 281.000.000 887.000.000 606 215%
3. DT thuần về BH&CCDV 178.861.000.000 239.139.000.000 60.278 34%
4. Giá vốn hàng bán 169.160.000.000 224.182.000.000 55.022 33%
5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 9.701.000.000 14.958.000.000 5.257 54%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 9.592.000.000 10.693.000.000 1.101 11%
7. Chi phí hoạt động tài chính 6.459.000.000 8.429.000.000 1.970 30%
- Trong đó: Chi phí lãi vay 6.459.000.000 8.429.000.000 1.970 30%
8. Chi phí bán hàng 6.814.000.000 7.607.000.000 793 12%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.397.000.000 8.861.000.000 3.464 64%
10. Lợi nhuận thuần từ HĐ KD 623.000.000 754.000.000 131 21%
11. Thu nhập khác 284.000.000 185.000.000 -99 -35%
12. Chi phí khác 9.000.000 0 -9 -100%

13. Lợi nhuận khác ( 40=31-32) 275.000.000 185.000.000 -90 -33%
14. Tổng lợi nhuận KT trước thuế 899.000.000 939.000.000 40 4%
15. Chi phí thuế TNDN 126.000.000 131.000.000 6 4%
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 773.000.000 807.000.000 35 4%
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0 0
(Phân tích các số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu của công ty đã tăng lên với tỉ lệ
34% so với năm trước từ 179,525 tỷ đồng lên 240,828 tỷ đồng.
Cũng trong năm, các khoản giảm trừ tăng nhiều: năm trước, các khoản giảm
trừ chỉ chiếm 0,4% thì năm nay con số này đã lên 0,7%
Do tỷ lệ các khoản giảm trừ tăng cao, doanh thu thuần năm 2013 chỉ đạt
99,3% tổng doanh thu so với năm trước là 99,63% tuy nhiên do doanh thu tăng
cao nên doanh thu thuần năm nay cũng tăng trưởng mạnh với giá trị 60 tỷ đồng.
SVTH: Đặng Thị Nhiên
24
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Cũng qua bảng phân tích, tỷ trọng giá vốn trên giá bán sản phẩm năm 2012
là 94,23%, năm 2013 giảm tỷ trọng xuống còn 93,09%. Nhờ đó, lợi nhuận gộp
trên sản phẩm năm nay đạt 6,21% so với năm trước là 5,4%, đạt tổng giá trị lợi
nhuận gộp năm 2013 là 14,958 tỷ đồng.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm nay chỉ đạt 2,264 tỷ đồng, kém 869
triệu đồng so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu cũng tăng
với tỷ lệ cao từ 3,01% đến 3,68% khiến tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh/doanh thu chỉ đạt 0,31% so với năm 2006 là 0,35%. Giá trị lợi nhuận tăng
21% từ đầu năm đến cuối năm trong khi tổng nguồn vốn tăng 73%. Như vậy,
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không cao.
Lợi nhuận khác của công ty đạt 0,08% doanh thu, so với năm 2012 là
0,15%. Chỉ tiêu này thể hiện một năm hoạt động kiểm soát thu chi của công ty

không được thực hiện tốt. Công ty đã giảm được các khoản chi phí khác không
cần thiết nhưng khoản thu nhập khác lại thấp hơn nhiều so với năm trước. Khâu
kiểm soát thu chi cần được xem xét lại vì hiệu quả kinh doanh.
Cuối cùng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 807 triệu đồng đạt
0,34% doanh thu thấp hơn con số 0,43% của năm trước.
SVTH: Đặng Thị Nhiên
25

×