Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ vùng biển phía nam, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG VĂN THƠI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG
MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN TRÊN NỀN CÁT, ĐÁ, SỎI,
VỤN SAN HÔ NGẬP TRIỀU KHÔNG THƯỜNG XUYÊN
TẠI CÁC ĐẢO VEN BỜ PHÍA NAM, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG VĂN THƠI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG
MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN TRÊN NỀN CÁT, ĐÁ, SỎI,
VỤN SAN HÔ NGẬP TRIỀU KHÔNG THƯỜNG XUYÊN
TẠI CÁC ĐẢO VEN BỜ PHÍA NAM, VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62 62 02 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH. Đỗ Đình Sâm
PGS.TS. Viên Ngọc Nam
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
luận án được thực hiện trong thời gian từ năm 2009 đến 2013 dưới sự hướng dẫn
của GS.TSKH Đỗ Đình Sâm và PGS.TS Viên Ngọc Nam. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực.
Nội dung của luận án có sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học
công nghệ cấp Bộ "Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây ngập mặn trên
nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo vùng biển


phía Nam" được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 do tác giả
làm chủ nhiệm. Trong giai đoạn thực hiện đề tài, tác giả là người trực tiếp thực hiện
công việc thiết kế, bố trí thí nghiệm, theo dõi và thu thập số liệu ngoại nghiệp ở các
vùng nghiên cứu của đề tài cũng như việc phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo.
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2014
Người viết cam đoan
NCS. Hoàng Văn Thơi
iii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam theo
chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 22, giai đoạn 2010 - 2014.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, bộ phận
Đào tạo Sau đại học – Ban Đào tạo sau đại học và hợp tác quốc tế, Viện khoa học
lâm nghiệp Nam Bộ, … Tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến
GS.TSKH. Đỗ Đình Sâm, PGS.TS Viên Ngọc Nam với tư cách là người hướng dẫn
khoa học đã dành nhiều thời gian và công sức để chỉ bảo, hướng dẫn tận tình giúp
tác giả hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn tới Ths Kiều Mạnh Hà, Ths. Lê Thanh Quang, Ks.
Bùi Thị Nga, Ths. Nguyễn Khắc Điệu và các bạn đồng nghiệp đã cùng tham gia
khảo sát, theo dõi thí nghiệm, thu mẫu trong quá trình thực hiện đề tài, để tác giả
hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đơn vị ở một số địa phương như:
Hạt Kiểm Lâm Cụm Đảo Hòn Khoai (Cà Mau), Hạt Kiểm Lâm huyện Kiên Hải và
Vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang), Chi cục Kiểm Lâm Sóc Trăng, Trà Vinh,
Vườn quốc gia Côn Đảo, UBND xã Tam Thanh, Phú Quý (Bình Thuận), Vườn
quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), UBND thị xã Cam Ranh, Khu Bảo tồn biển vịnh
Nha Trang, UBND xã Ninh Ích- huyện Ninh Hòa, UBND xã Vạn Thạnh- huyện
Vạn Ninh, UBND thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây, huyện đảo

Trường Sa (Khánh Hòa), UBND huyện Sông Cầu (Phú Yên), Chi cục Lâm nghiệp
tỉnh Bình Định, … đã cung cấp những thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để
tác giả triển khai các mô hình thí nghiệm và thu thập số liệu ngoài hiện trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả
Hoàng Văn Thơi
iv
MỤC LỤC
1.1Các nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.1Về thành phần loài và phân bố 5
1.1.2Nghiên cứu về lập địa và phân chia lập địa 6
1.1.3Các nghiên cứu về sinh lý, sinh thái cây ngập mặn 9
1.1.4Các nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm 12
1.1.5Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng 13
1.2Các nghiên cứu trong nước 16
1.2.1Thành phần loài và phân bố 16
1.2.2Nghiên cứu về lập địa và phân chia lập địa 17
1.2.3Các nghiên cứu về sinh lý, sinh thái cây ngập mặn 20
1.2.4Các nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm 23
1.2.5Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng 24
4.1.Thành phần, phân bố cây ngập mặn tại các đảo vùng biển phía Nam 44
4.1.1.Thành phần, phân bố cây ngập mặn theo khu vực nghiên cứu 45
4.1.1.1.Thành phần, phân bố cây ngập mặn tại các đảo vùng biển ĐBSCL
45
4.1.1.2. Thành phần, phân bố cây ngập mặn tại các đảo vùng Đông Nam
Bộ 47
4.1.1.3. Thành phần, phân bố cây ngập mặn tại các đảo Nam Trung Bộ. .52
4.1.2.Thành phần và phân bố cây ngập mặn theo thể nền 59

4.1.3.Nhận xét về thực vật RNM tại các đảo VBPN 62
4.1.4.Đề xuất loài gây trồng trên nền cát, sỏi, đá, vụn san hô 63
4.2.1.Kết quả khảo sát thủy triều khu vực các đảo vùng biển phía Nam 64
4.2.2.Kết quả khảo sát về thể nền 69
4.2.3.Đặc điểm thể nền một số điểm khảo sát điển hình 75
4.2.4.Đặc điểm lý, hóa tính đất tại các điểm khảo sát 78
4.2.5.Kết quả theo dõi về bão và áp thấp nhiệt đới 81
4.2.6.Nhận xét về lập địa các điểm nghiên cứu 82
v
4.2.7.Xây dựng bảng phân chia lập địa cho vùng ven các đảo phía Nam 83
4.4.1. Đặc điểm trụ mầm của các loài cây lựa chọn 97
4.4.2.Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm 100
4.5. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng 110
4.5.7. Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng ven các đảo VBPN 130
4.5.7.1. Lựa chọn lập địa và loài cây trồng 130
4.5.7.2.Tiêu chuẩn cây con 130
4.5.7.3.Biện pháp kỹ thuật trồng rừng 131
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất quan trọng và có tác dụng nhiều mặt
đối với vùng ven biển, đảo. Rừng ngập mặn hạn chế tác động của sóng, gió bão (Vũ
Đoàn Thái, 2006; IUCN, 2005; Sriskanthan, 2006; UNEP, 2005) [35, 81,106, 112],
hạn chế xâm thực của biển, chống xói mòn, bảo vệ các các công trình xây dựng,
nhất là hệ thống đê biển, bảo vệ con người, giữ lại các trầm tích, bảo vệ các rạn san
hô và là nơi nuôi dưỡng các nguồn lợi thủy sản. Theo báo cáo năm 2005 của UNEP,
RNM còn giúp bảo vệ các đảo khỏi bị lũ vào mùa bão, giảm được 75% sức gió tấn
công các đảo; tuy nhiên, mức độ cản sóng của RNM cũng phụ thuộc vào bề rộng
của rừng, loài cây, mật độ và chiều cao của các tầng cây rừng (Mazda et al, 1997)
[88]. Nghiên cứu của Vũ Đoàn Thái và cs (2007) [36] ở vùng ven biển Hải Phòng

sau các cơn bão số 2, số 6 và số 7 vào năm 2005 cho thấy dải rừng Trang, Bần đã
làm giảm độ cao sóng đi 85%, giảm năng lượng sóng xuống còn 10N/m
2
(trước đai
rừng là 163 N/m
2
). Một nghiên cứu khác về sóng thần ngày 24/11/2004 ở Ấn độ
dương, cho thấy rằng một dải rừng ngập mặn rậm rạp, rộng 100 m có thể làm giảm
50% chiều cao sóng và triệt tiêu đi 90% năng lượng của sóng (Primavera, 2004)
[92]
Vấn đề biến đổi khi hậu, sự biến đổi thất thường của thời tiết cũng như thiên
tai (động đất, sóng thần, băo lụt ) đă xảy ra và gây tổn thất rất to lớn ở nhiều nước
trên thế giới. Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP,
2005) [112] về tác động của mực nước biển tăng tại nhiều khu RNM ở 16 quốc gia
Thái Bình Dương đã phát hiện hiện tượng nước biển dâng cao do sự thay đổi khí
hậu đang đe dọa nhấn chìm các khu RNM ở khu vực Thái Bình Dương. Báo cáo
của Ngân hàng thế giới (WB) dự báo Việt Nam và Bangladesh là 2 nước đang phát
triển bị thiệt hại nặng nề nhất do hiện tượng nước biển dâng. Phần lớn đất màu mỡ
nhất của Việt Nam sẽ bị chìm ngập, đất nông nghiệp và GDP đều chịu những tác
động xấu (Dasgupta et al, 2007) [66].
Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, với khoảng 3.000
hòn đảo lớn nhỏ, thường xuyên hứng chịu tác động mạnh của sóng, gió, bão… Bên
cạnh các thách thức về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vấn đề về an ninh quốc
2
phòng vùng biển đảo đang đặt ra hết sức bức thiết hiện nay. Để bảo vệ đất sản xuất,
bảo vệ cuộc sống của người dân và bảo đảm an ninh quốc phòng cần xây dựng các
công trình bảo vệ bờ biển, trong đó vai trò quan trọng là xây dựng và phát triển
hành lang xanh, chắn sóng, gió biển. Trong điều kiện cực đoan về lập địa, thời tiết
khí hậu khắc nghiệt và tác động mạnh, thường xuyên của sóng gió – bão để phát
triển vành đai xanh ven các đảo là việc làm rất khó khăn; trong khi đó, các nghiên

cứu về thành phần loài, cấu trúc RNM, cơ chế hình thành, phát triển và tồn tại
trong môi trường với nền đá, cát, sỏi, sạn san hô và trong điều kiện tác động mạnh
của sóng, gió biển… hoàn toàn là điều chưa được nghiên cứu,. Đặc biệt kỹ thuật
chọn giống, gieo ươm và gây trồng cây RNM trong điều kiện khó khăn trên nền cát,
đá, sỏi, san hô và tác động mạnh của sóng, gió… chưa được nghiên cứu trong nước
cũng như trên thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu chọn loài, chọn lập địa và thử
nghiệm gây trồng cần được thực hiện cẩn trọng. Xuất phát từ những tồn tại nêu trên,
luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập
mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo
ven bờ phía Nam, Việt Nam” đặt ra là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Về lý luận
Xác định được cơ sở khoa học chủ yếu xây dựng dải rừng ngập mặn phòng
hộ trên các dạng lập địa khó khăn ở các đảo ven bờ phía Nam nước ta.
- Về thực tiễn
+ Chọn được 2 - 3 loài cây trồng có khả năng tồn tại và chịu đựng được
sóng, gió và thể nền thiếu dinh dưỡng.
+ Xác định được biện pháp kỹ thuật trồng trong điều kiện lập địa khó khăn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học
Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc gây trồng rừng ngập mặn trên
các dạng lập địa khó khăn nhằm nâng cao khả năng phòng hộ chắn sóng, gió bảo vệ
các công trình hạ tầng trên các đảo ven bờ phía Nam, Việt Nam.
* Ý nghĩa thực tiễn
3
Chọn được loài cây thích ứng trong điều kiện khó khăn và phát triển được
các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng phù hợp.
4. Những đóng góp mới của luận án
Tìm ra một số loài cây RNM và kỹ thuật để gây trồng trong điều kiện khắc

nghiệt của sóng và gió biển, hỗ trợ tích cực cho công tác phục hồi rừng ngập mặn
bảo vệ ven biển và các đảo, nhằm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và gia
tăng lợi ích phòng hộ môi trường. Luận án có những đóng góp mới về khoa học, lần
đầu tiên đã:
- Xác định được thành phần loài, phân bố và đề xuất được các loài cây có triển vọng
để gây trồng cho các đảo ven biển miền Trung và miền Nam.
- Đề xuất phân chia lập địa và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn cho các
đảo vùng miền Trung và miền Nam.
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số loài cây ngập mặn có khả năng
được sử dụng để trồng rừng phòng hộ ven biển - đảo thuộc vùng biển phía Nam.
5.2. Địa điểm nghiên cứu
Các đảo ven bờ và vùng ven biển các tỉnh Nam Bộ, duyên hải Nam Trung
Bộ nơi có rừng rừng ngập mặn phân bố tự nhiên và nơi có khả năng trồng rừng
ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau và
Kiên Giang.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
• Các nội dung về kỹ thuật trồng thử nghiệm chỉ thực hiện trên thể nền đá, sỏi,
vụn san hô ngập triều không thường xuyên
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
+ Các nội dung nghiên cứu thành phần, đặc điểm phân bố, sinh thái, lựa chọn
loài cây trồng, được thực hiện ở nơi có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên trên nền
cát, đá, sỏi, vụn san hô như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Cà Mau và Kiên Giang. Các địa điểm này đã thể hiện được thành phần
4
loài và đặc điểm phân bố của các cây ngập mặn hiện đang sống trên nền cát, đá, sỏi,
vụn san hô ở VBPN

+ Các nội dung nghiên cứu lập địa và phân chia lập địa trồng rừng được thực
hiện ở các đảo và quần đảo như Nhơn Châu (Bình Định), Nhất Tự Sơn (Phú Yên),
các đảo ở Vịnh Vân Phong, Hòn Tre - Nha Trang, Trường Sa (Khánh Hòa), Phú
Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau) và Hòn
Tre, Phú Quốc (Kiên Giang). Các địa điểm nghiên cứu này có các điều kiện tự
nhiên như khí hậu, địa hình, thủy triều … đại diện cho các đảo và quần đảo phía
Nam nước ta
+ Các nội dung chọn cây mẹ và thu hái hạt giống được thực hiện ở các tỉnh
là Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa và Phú Yên.
+ Các nội dung nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con được thực hiện tại Hòn Bà,
huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Hòn Nhất Tự Sơn, Sông Cầu, Phú Yên.
+ Các nội dung nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng được thực hiện tại Hòn Bà,
huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; Hòn Nhất Tự Sơn, Phường Xuân Thành,
thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên và Hòn Tranh, Hòn Lớn, huyện đảo Phú Quý, tỉnh
Bình Thuận. Ba địa điểm bố trí thí nghiệm được lựa chọn là các đảo nhỏ nằm trong
vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có khí hậu, thể nền, thủy triều, độ mặn…
khá đại diện cho các đảo thuộc VBPN.
+ Các đảo Cù Lao Ré (Lý Sơn) và Cù Lao Chàm chỉ tìm hiểu về đặc điểm
địa hình, thực vật thông qua các tài liệu thứ cấp.
7. Bố cục luận án
Ngoài các phần lời cam đoan; lời cảm ơn; danh mục các từ viết tắt; danh mục
các bảng biểu, hình ảnh; tài liệu tham khảo và các phụ lục; luận án gồm 140 trang,
với 55 bảng và 39 hình ảnh, được phân thành các phần chính sau đây:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị.
5

Chương 1
TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Về thành phần loài và phân bố
Khái niệm về rừng ngập mặn (RNM) đã được nhiều tác giả đề cập, đáng chú ý
là Tomlison P.B (1986) [109] cho rằng RNM là nơi mà các thực vật thân gỗ sinh
trưởng và phát triển ở vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển ở vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới nơi chúng có thể tồn tại trong điều kiện độ mặn cao, triều cường, sóng lớn,
nhiệt độ cao, trên đất bùn & đất thiếu khí. Các loài cây ngập mặn có thể được phân
chia thành 2 nhóm là cây ngập mặn thực thụ (true mangroves) và cây ngập mặn
tham gia (mangrove associates), cây ngập mặn thực thụ là cây thích hợp với môi
trường ngập mặn mà không phân bố mở rộng ra các quần xã thực vật vùng ven biển
khác, cây tham gia rừng ngập mặn là cây được tìm thấy trong môi trường ven biển
và cũng tìm thấy trong môi trường ngập mặn. Mặc dù các khái niệm nêu trên được
nhiều người thừa nhận; tuy nhiên, cũng có các ý kiến khác nhau về số lượng loài
thực vật rừng ngập mặn, điều đó phụ thuộc vào quan niệm và định nghĩa áp dụng
cho các vùng sinh cảnh khác nhau trên thế giới. Phần lớn những cây gỗ và cây bụi
trên thế giới đều được liệt kê bởi Seanger và cs (1983) [97]. Hơn nữa, những thông
tin về cá thể, loài và đặc điểm xác định chúng đã được đề cập đến bởi Chapman
(1976), Tomlinson (1986), Watson (1928) [60, 109, 116] và những hướng dẫn ngoài
thực địa bởi Aksornkoae et al (1992) [49]. Theo Giesen và Wulffrraat (1998) [75]
thì Indonesia là nước có đa dạng nhất về thực vật rừng ngập mặn với 45 loài trong
tổng số 60 loài cây chính thức ngập mặn (Saenger et al., 1983) [97]. Tuy nhiên, có
rất ít thông tin về cấu trúc rừng ngập mặn được đề cập (Cintron và Schaeffer,
Novelli, 1984) [57] do thưc vật rừng ngập mặn bị tác động của rất nhiều yếu tố như
thuỷ triều, các chất dinh dưỡng, lượng mưa … dẫn đến đặc điểm câú trúc cũng thay
đổi theo từng vùng và từng dịa phương khác nhau.
Về đặc điểm phân bố RNM
Rừng ngập mặn phân bố trên vùng ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới trong
khoảng 30

o
vĩ Bắc đến 30
o
vĩ tuyến Nam, nhưng chúng phát triển tập trung nhiều
nhất ở 10
o
vĩ tuyến Bắc đến 10
o
vĩ tuyến Nam (Twilley et al, 1992) [111].
6
Diện tích RNM hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 16 -17 triệu ha (Field,
1996) [72]. Theo Spalding và cs (1997) và Spalding (2004) [105, 106] thì rừng
ngập mặn phân bố ở 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng diện tích RNM trên
toàn thế giới khoảng 181.000 km2 và được phân bố theo 5 vùng địa lý khác nhau.
Tuy nhiên, Duke (1992) [67] lại cho rằng phân bố RNM được chia thành 6 vùng địa
lý khác nhau đó là: (1) Tây châu Mỹ, (2) Đông châu Mỹ, (3) Tây Phi, (4) Đông
Phi, (5) In do- Malesia và (6) Úc.
1.1.2 Nghiên cứu về lập địa và phân chia lập địa
Về các đảo san hô
Đảo san hô được tạo ra từ quá trình nhô cao của các vành cát và đá carbonate,
xung quanh được bao bọc bởi các vỉa san hồ ngầm và tạo ra một dạng đầm phá
(lagoon) (Solomon & Forbes, 1999;Woodroffe, 2008) [103, 119]. Vành bên ngoài
có thể tiếp tục được nâng lên, nhưng thường thì tạo ra hàng loạt đảo san hô không
liền nhau, tạo điều kiện cho phép trao đổi nước giữa đầm phá và đại dương. Đảo san
hô là dạng kết hợp giữa đảo hiện tại và hoạt động của sóng, độ cao của các đảo này
thường chỉ từ 3-5 m so với mực nước biển (Solomon & Forbes, 1999) [103]. Chất
nền là các vật liệu của san hô bao gồm cát và sỏi được làm đầy lên từ nền vỉa san hô
(Mueller-Dombois & Fosberg, 1998) [91]. Đảo san hô có sự khác nhau về đất thể
nền, phần bên trong hoặc bãi đầm phá là cát với hàm lượng hữu cơ cao hơn, phía
bên ngoài hoặc bãi biển thể nền chứa các mảnh vụn san hô, sỏi và cát thô.

Các đảo ở giữa vùng Thái Bình Dương như Tuvalu, Kiribati, Tokelau và
Marshall là các đảo san hô thực thụ (true atolls) trong khi các đảo Federated States
of Micronesia và Cook là các đảo núi lửa san hô (Ellison, 2008) [70]. Không giống
như các đảo vùng lục địa, các đảo ngoài khơi như đảo san hô không có thực vật sinh
sống (Gillespie, 2007) [76], do bởi các đảo san hô không có nhiều khác biệt về địa
hình và sự che chắn. Tuy nhiên, trên một số đảo vẫn có các loài thực vật sinh sống,
thành phần các loài thực vật này khá giống với thực vật sống ở bãi biển và đụn cát,
bao gồm các loài Pes-caprae, Canavalia rosea, Wedelia biflora và các loài cỏ mọc
ở nơi ngập triều cao (Mueller-Dombois & Fosberg, 1998)[91]. Phía bên trong là các
loài cây bụi như Scaevola taccada, Pandanus tectorius, Pemphis acidula và
Hibiscus tiliaceus, kèm theo là loài cây gỗ như Barringtonia asiatica, Terminala
7
cattapa, Calophyllum inophyllum và Casuarina equisetifolia (Chan & Baba, 2009)
[55]
Tại Maldives, các loài cây được tìm thấy bao gồm Terminalia cattapa,
Hibiscus tiliaceus, Thespesia populnea, Calophyllum inophyllum, Pemphis acidula,
Barringtonia asiatica, Pongamia pinnata và Scaevola taccada (Jagtap & Untawale,
1999) [73]. Các đảo san hô thấp bị tác động rất mạnh bởi tình trạng nước biển dâng
như xói mòn bờ biển, ngập triều cao và xâm nhập mặn (Mimura, 1999; Gillespie,
2007) [89, 76]. Các mối nguy hiểm khác tàn phá gồm gió, sóng và thời gian ngập
(Solomon & Forbes, 1999) [103].
Về lập địa
Khái niệm lập địa được hiểu là một phạm vi dịa lý nhất định với tất cả những
yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cối, lập địa được hiểu theo
cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp; theo đó, nghĩa hẹp là gồm 3 thành phần: khí hậu, địa
hình, thổ nhưỡng và lập địa theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: khí hậu, địa
hình, thổ nhưỡng, thế giới động thực vật (Krauss, 1935, 1954; Kopp, 1965, 1969;
Schwaneeker, 1965, 1974) dẫn theo Đỗ Đình Sâm và cs (2005) [28]. Khái niệm này
nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa các thành
phần tự nhiên với cây trồng trong một không gian nhất định. Như vậy, lập địa được

gọi là điều kiện nơi sinh trưởng, nghĩa là tác động tổng hợp của các yếu tố ngoại
cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất định và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng
của thực vật rừng. Đơn vị cơ bản của hệ thống phân loại lập địa là dạng lập địa và
nhóm dạng lập địa, cũng là đơn vị cơ bản để đánh giá đất đai hoặc xác định các loài
cây trồng phù hợp.
Về phân chia lập địa cho rừng ngập mặn
Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhân tố sinh thái ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển rừng ngập mặn. Theo Chapman (1975) [59]
có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển rừng ngập mặn là: nhiệt độ,
thế nền đất bùn, sự che chắn, độ mặn, thủy triều, dòng chảy hải lưu, biển nông.
Chan & Baba (2009) [55] cho rằng mỗi loài cây RNM chỉ thích ứng với một loại
đất và chế độ ngập triều nhất định (Bảng 1.1)
8
Bảng 1.1. Phân bố một số loài cây ngập mặn điển hình ở vùng ven biển
Dạng
đất
Chế độ ngập
nước triều
Độ thành
thục đất
Loài cây rừng ngập mặn
1 Ngập khi nước
triều rất thấp
Bùn rất
loãng
Chưa xuất hiện rừng ngập mặn
2 Ngập khi nước
triều trung bình
thấp
Bùn loãng Mắm trắng (Avicennia alba), Mắm biển

(Avicennia marina),Bần Trắng (Sonneratia
alba), Đưng (Rhizophora mucronata)
3 Ngập khi nước
triều cao trung
bình
Bùn chặt Vẹt bông đỏ (Bruguiera gymnorhiza), Vẹt trụ
(Bruguiera cylindrical), Vẹt tách (Bruguiera
parviflora), Vẹt dù (Bruguiera sexangula) và
Đước (Rhizophora apiculata)
4 Ngập khi nước
triều cao
Sét mềm
hoặc
sét cứng
Giá (Excoecaria agallocha), Gừa (Ficus
microcarpa), Gõ nước ( Instia bijuga), Cóc đỏ
(Lumnitzera littorea), Cóc trắng (Lumnitzera
racemosa), Xu ổi (Xylocarpus granatum) và Xu
sung (Xylocarpus moluccensis)
5 Ngập khi triều
bất thường
Sét cứng,
đất rắn chắc
Mướp xác hường (Cerbera manghas), Mướp xác
(Cerbera odollam), Dừa nước (Nypa fruticans)
và Bần chua (Sonneratia caseolaris)
Nguồn: Chan, H.T. & Baba, S. (2009) [55]
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố rừng ngập mặn (Chapman,
1975; Tomlinson, 1986) [59, 109]. Cây ngập mặn sinh trưởng tốt ở môi trường có
nhiệt độ ấm, nhiệt độ của tháng lạnh nhất không dưới 20

o
C, biên độ nhiệt theo mùa
không vượt quá 10
o
C. Saenger và cs (1983) [97] đã giải thích sự có mặt của rừng
ngập mặn ở một vùng nào đó tùy thuộc nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước.
Ảnh hưởng của lượng mưa, Rao (1986) [96] nhận định rằng trong các nhân tố
khí hậu thì lượng mưa là nhân tố quan trọng với vai trò cung cấp nguồn nước ngọt
cho cây ngập mặn tăng trưởng và phát triển, rừng ngập mặn sinh trưởng tốt nhất ở
nơi có lượng mưa đầy đủ.
Độ mặn là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng, tỷ lệ sống,
phân bố các loài. deHann (1931) [65] cho rằng rừng ngập mặn tồn tại, phát triển ở
nơi có độ mặn từ 10 - 30‰ và các tác giả đã chia thực vật ngập mặn thành hai
nhóm: nhóm phát triển ở độ mặn từ 10 - 30‰ và nhóm phát triển ở độ mặn từ 0 -
9
10‰. Yếu tố giới hạn sự phân bố của rừng ngập mặn là sự thiếu vắng muối trong
đất và nước. Mỗi loại cây ngập mặn chịu đựng một độ mặn nhất định. Khi độ mặn
trong đất tăng và tầng bùn giảm thì cây còi cọc, cành ngắn, lá nhỏ và dày hơn (Rao,
1986). Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây ngập mặn có thể tồn tại được trong nước
ngọt một thời gian nào đó, nhưng sinh trưởng của cây giảm dần, sau vài tháng nếu
không được cung cấp một lượng muối thích hợp thì cây sinh trưởng rất kém, lá cây
có nhiều chấm đen và vàng do sắc tố bị phân hủy, lá sớm rụng. Hầu hết các cây
ngập mặn đều sinh trưởng tốt ở môi trường nước có độ mặn từ 25 - 50% độ mặn
nước biển. Khi độ mặn càng cao thì sinh trưởng của cây càng kém, sinh khối của rễ,
thân và lá đều thấp dần, lá sớm rụng (Saenger và cộng sự, 1983) [97]. Khi nghiên
cứu sự sinh trưởng của loài Trang (Kandelia candel) liên quan đến độ mặn của môi
trường (Rao, 1986) [96] đã nhận thấy chúng phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối từ
7,5 đến 21,2‰. Nhiều tác giả cho rằng đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng
và phân bố cây ngập mặn (Gledhill, 1963; Giglioli và King, 1966; Clark và
Hannonn, 1967; S. Aksornkoae và cộng sự, 1985) (Trích dẫn Aksornkoae, 1993)

[50]. Đất rừng ngập mặn là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, thiếu O
2
, giàu H
2
S,
rừng ngập mặn thấp và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo chất dinh dưỡng.
Thực vật ngập mặn phát triển có liên quan đến số lượng phù sa lắng đọng, cây đạt
chiều cao cực đại ở nơi có lớp đất phù sa dày.
Aksornkoae (1993) [50] nghiên cứu đất ngập mặn ở Thái Lan thấy rằng pH biến
động từ 6,5 – 8,0; độ mặn của đất từ 3,3 - 17,3‰. Tác giả đã chia đất ra làm 3 loại:
loại có độ mặn thấp dưới 5‰, loại có độ mặn trung bình từ 5 - 10‰ và loại có độ
mặn cao trên 15‰. Choudhury (1994) [58] nghiên cứu tính chất lý hóa của đất rừng
ngập mặn ở Sundarbans – Ấn Độ cho thấy đất ở tầng 0 - 15cm có tỷ lệ cát từ 15,25 -
49,25%, độ pH: 7 - 8, N: 0,02 - 0,09%, P: 0,1 - 0,2%, CaO: 0 - 6%, C: 0,5 - 1,0%.
1.1.3 Các nghiên cứu về sinh lý, sinh thái cây ngập mặn
Ảnh hưởng của thể nền
Cây RNM phát triển tốt trên đất bùn lầy, nơi bồi lắng phù sa (Watson, 1928;
van Steenis, 1957; Chapman, 1976, 1977; Aragones et al., 1998) [116, 114, 60, 61,
52]. Ở Đông Nam Á trên vùng đất bùn lầy có các loài Đưng (Rhizophora
mucronata), Mắm biển (Avicennia marina) phát triển rất tốt (Watson, 1928; Kint,
10
1934; van Steenis, 1958) [116, 83, 115]. Tuy nhiên, một vài loài như Đâng
(Rhizophora stylosa) cũng có thể sống được trên đất cát, thậm chí trên một số đảo
san hô, nơi có nền chứa mảnh vụn san hô, vỏ sò, mảnh vụn đá vôi (Ding Hou,
1958) [64]. Kint (1934) [83] cho rằng ở Indonesia, Rhizophora stylosa và
Sonneratia alba được tìm thấy trên đất cát và ngay cả trên bờ đá. Aragones et al.
(1998) [52] cũng cho rằng ở Philippines Rhizophora, Bruguiera, Sonneratia và
Ceriops phát triển được trên bãi biển san hô. Ngoài ra, một vài loài cây RNM có thể
phát triển trên đất than bùn ở Florida, Mỹ (Chapman, 1976) [60], và ở Indonesia tìm
thấy ở South Sulawesi (Northern Bone Bay và the Lariang-Lumuplains; Giesen et

al., 1991) [74]. Ở vùng Lariang-Lumu có sự khác thường bởi rừng hỗn giao giữa
Đước – Vẹt lại phát triển mạnh trên đất than bùn sâu trên 3 m với tầng cát mỏng bên
trên 0,5 m. Đất RNM có lượng chất hữu cơ cao (62%) được tìm thấy trên hàng ngàn
đảo ngoài vịnh Jakarta, Indonesia (Hardjowigeno, 1989) [79].
Ảnh hưởng của độ mặn
Phân bố của các quần xã thực vật rừng ngập mặn có liên quan tới môi trường
ngập nước và độ mặn đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đó là kết quả nghiên cứu
sau 9 năm tại vùng Gladstone về gradien độ mặn và độ ngập nước của Mayer và
cộng sự (1965) [86]. Thông thường người ta có thể thấy rõ giới hạn của các quần xã
liên quan với các mực nước triều khác nhau, càng lên dần phía trên thì tác dụng của
triều càng giảm, có nghĩa là vùng triều càng hẹp hơn, các loài thực vật thích nghi
với độ mặn thấp và trung bình như (Aegiceras, Heritiera, Hibiscus, Cynometra,
Xylocarpus granatum và Acrostichum) tăng lên, đôi khi thay thế hoàn toàn cây chịu
mặn. Bunt (1982) [54] cho rằng Avicenia marina, Rhizophora stylosa, Rhizophora
apiculata, Soneratia alba và Ceriops tagal phân bố chủ yếu ở phía dưới độ mặn
cao, trong khi Heritia littoralis, Excoecaria agallocha, Acrostichum sp. phân bố chủ
yếu phía trên nơi có độ mặn thấp.
Nhiều người cho rằng thực vật RNM không phải là loài cây chịu mặn bắt
buộc, ở môi trường nước mặn thì chúng sinh trưởng nhanh hơn. Nhưng Chapman
(1977) [61] lại cho rằng chi Rhizophora là loại thực vật chịu mặn bắt buộc, bởi
chúng sẽ sinh trưởng kém khi không có muối. Hầu hết các cây rừng ngập mặn đều
sinh trưởng thích hợp ở độ mặn từ 25 ‰ - 50‰, khi độ mặn càng cao thì sinh
11
trưởng càng kém, sinh khối rễ, thân, lá đều thấp dần, lá sớm rụng (Seanger và cộng
sự, 1983). Độ mặn của nước trong đất là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng
trưởng, khả năng sống sót và phân bố thực vật RNM. Loài Avicenia marina,
Lumnitzera racemora có thể chịu được độ mặn lên tới 90‰, trong khi Rhizophora
mangle bị giới hạn bởi độ mặn 65‰. Avicennia germinanns ngừng phát triển khi ở
độ mặn 80‰, Avicennia và Aegiceras đạt tăng trưởng cao nhất khi độ mặn 25 ‰
(Macnae, 1968) [87]. Khi nghiên cứu tương quan giữa gradient độ mặn với 9 loài

cây RNM ở miền Đông - Bắc Queenland thì có 4 loài có tương quan thuận, chúng
chỉ mọc ở nơi có độ mặn cao mà không có ở nơi có độ mặn thấp, đó là Ceriops
talgal, Rhizophora stylosa, Rhizophora apiculata, Sonneratia alba. Năm loài còn lại
là Heritiera littoralis, Excoecaria agallocha, Acrostischum sp., Aegiceras
corniculatum, Rhizophora mucronata có tương quan nghịch nghĩa là chúng có cả ở
vùng có độ mặn thấp. Ngoài ra các loài như Avicenia sp., Bruguiera gymnorrhiza,
Xylocapus granatum thì không thể hiện rõ mối tương quan, chúng có thể mọc ở hầu
hết các vùng từ nước ngọt tới nước mặn. Tuy nhiên, độ mặn cũng chỉ là một trong
số những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố của thực vật RNM. Biên độ
triều có tác động lên sự phong phú, cấu trúc và sự phân bố của các quần xã RNM.
Tuy nhiên, rừng ngập mặn cũng phát triển ở cả những vùng không có nước triều
(Stodart và cộng sự, 1973) [108]
Ảnh hưởng của chế độ ngập triều
Trong đa số trường hợp có sự liên hệ giữa mức độ triều và các loài thực vật
ngập mặn, các nghiên cứu của (Watson, 1928; de Haan,1931) [116, 65] cho thấy vị
trí của các loài thực vật khác nhau với các cấp độ ngập nước. Họ đề nghị phân chia
thành năm cấp độ ngập triều (Bảng 1.2)
Một số quần xã liên quan trực tiếp với điều kiện thuỷ triều và phụ thuộc vào
mức độ ngập triều, đó là các quần xã Sonneratia alba – Avicennia alba, Rhizophora
apiculata, Rhizophora apiculata – Bruguiera spp., Ceriops tagal – Xylocarpus spp.,
Lumnitzera littorea, E. agallocha. Quần xã Sonneratia alba – Avicennia alba thích
hợp với mức triều trung bình, lắng đọng bởi cát hoặc sét. Quần xã Rhizophora
apiculata thích hợp với điều kiện cao hơn mức triều bình thường trên đất mùn ngập
mặn. Quần xã Ceriops tagal – Xylocarpus spp., phù hợp với mức triều thấp hơn
12
mức triều cao nhất và trên đất trầm tích sét… Thông tin trong Bảng 1.1 cho thấy
rằng ứng với mỗi cấp độ ngập nước thì phù hợp một cách tương đối với từng loài
cây rừng ngập mặn khác nhau, khi biết được loài thực vật phân bố, dựa vào Bảng
1.2 có thể đoán biết được độ ngập của địa hình khu vực.
Bảng 1. 2. Phân loại độ ngập triều đối với các loài thực vật rừng ngập mặn

Phân
lớp
Đặc điểm ngập triều
Số lần ngập/ tháng
( Watson)
Số ngày ngập/ tháng
(de Haan)
1
2
3
4
5
Đất ngập triều thấp
Đất ngập triều trung bình thấp
Đất ngập bởi triều cao bình thường
Đất chỉ ngập khi triều cao
Đất ngập triều bất thường
56 - 62
45 - 56
20 - 45
2 - 20
2
20
10 - 19
4 - 9
2 - 4
2
Nguồn: Watson (1928) và deHaan (1931)
Chapman (1976) chỉ ra đặc điểm phân bố của các loài thực vật RNM khác
nhau ở vùng ven biển phía Tây của Malaysia theo lớp độ ngập khác nhau.

1.1.4 Các nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm
Trong điều kiện trồng rừng bình thường trên dạng đất bùn, phù sa cửa sông,
ven biển, đã có các nghiên cứu về gieo ươm cây RNM như nghiên cứu của Siddiqi
và cộng sự (1993) [100] đã giới thiệu kỹ thuật thu hái và gieo ươm cho 17 loài cây
RNM ở Banglades, đó là các loài Bần không cánh (Sonneratia apetala), Bần chua
(S. caseolaria), Mấm đen (Avicennia officinalis), Mấm trắng (A. alba), Mấm biển
(A. marina), Giá (Excoecaria agallocha), Heritiera fomes, Xu sung (Xylocarpus
molucensis), Xu ổi (X. granatum), Cynometra ramiflora, Sú (Aegiceras
corniculatum) …
Ravishankar và R. Ramasubramanian (2004) [95] đã xây dựng kỹ thuật gieo
ươm cho 7 loài cây ngập mặn, đó là Mấm biển (Avicennia marina), Giá
(Excoecaria agallocha), Bần không cánh (Sonneratia apetala), Xu sừng
(Xylocarpus molucensis), Sú (Aegiceras corniculatum), Vẹt dù (Bruguiera
gymnorrhiza) và Đước (Rhizophora apiculata).
Hideki Hachinohe, Oliva Suko và Atsuo Ida (1998) [80] đã khuyến cáo sử
dụng bầu nilon có kích thước 12 x 20 cm, thành phần ruột bầu 100% đất bờ vuông
tôm hoặc bờ đê bao ở độ sâu 0 - 40 cm, để đóng bầu tạo cây con cho loài Đước
13
(Rhizophora apiculata), Bần trắng (Sonneratia alba), Mấm biển (Avicennia
marina), Xu ổi (Xylocarpus granatum), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Đước
(Rhizophora apiculata), Đưng (R.mucronata) và Dà vôi (Ceriop tagal) phục vụ
trồng rừng ngập mặn trình diễn tại Benoa Port, Ba Li, Indonesia.
1.1.5 Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng
Theo Koko (1986) [85] phương pháp trồng rừng phải dựa trên đặc tính của
loài và khả năng nảy mầm của hạt giống hoặc trụ mầm, theo đó có 3 phương pháp
được áp dụng tại một số nước Châu Á đó là trồng trực tiếp trụ mầm, trồng bằng cây
con gieo tạo trong vườn ươm và trồng bằng cây con có sẵn mọc trong tự nhiên.
Mật độ trồng Mắm biển (Avicennia marina) và Sú (Aegiceras corticunatum)
trồng tại Brisbane Airpost, Australia được trồng là 4.100 cây/ha (1.5m x1.5m), chi
phí $3.000 - $18.000/ha), tỷ lệ sống đạt hơn 80% sau 3 tháng trồng, tuy nhiên giảm

xuống chỉ còn 50% sau 1 tháng kế tiếp (Saenger, 1996) [98]
Theo Aksornkoae (1996) [51] tại Pattani, Thailand mật độ Đước (R.apiculata) được
trồng là 10.000 cây/ha (1,0 m x 1,0 m), tỷ lệ sống đạt hơn 80%. Tại Matang,
Malaysia có 2 loài cây quan trọng nhất được lựa chọn gây trồng là Đước và Đưng,
mật độ trồng trược tiếp trụ mầm Đước là 6.944 cây/ha (1,2 x 1,2 m), Đưng là 3.086
cây/ha (1,8 x 1,8 m); trong khi đó trồng bằng cây con 5 - 6 tháng tuổi là 2.500
cây/ha (2 x 2 m); cũng được trồng 2.500 cây/ha bằng cây con bứng trong rừng với
chiều cao 0,5 - 1 m, tỷ lệ sống chỉ đạt 8% sau 3 tháng trồng (Chan, 1996) [56]
Theo Soemodihardjo và cộng sự (1996) [104] tại Indonesia có 2 kỹ thuật
trồng được áp dụng. Kỹ thuật trồng trực tiếp, tỷ lệ sống đạt 55 - 70%; kỹ thuật
trồng gián tiếp bằng cây con 3 - 4 tháng tuổi có tỷ lệ sống cao hơn đạt 85%. Mật độ
trồng theo quy định chung là 2.500 cây/ha (2 x 2 m). Loài cây trồng chủ yếu là
Đước, Đưng, Vẹt dù. Tại Goa và Maharashtra thì loài Mắm đen và Đưng được
trồng thành các đám có diện tích 225 m2, cây cách cây 1,5 x 1,5 m. Đám nọ cách
đám kia là 10 m. Có 3 phương pháp trồng được áp dụng là trồng trực tiếp, cây con
rễ trần 1 năm tuổi và cây con 1 năm tuổi trong bầu nilon. Kết quả cho thấy rằng tỷ
lệ sống theo phương pháp trồng trực tiếp đạt 75 - 80% đối với Đưng và 20 - 30%
đối với Mắm đen, theo phương pháp trồng bằng cây con rễ trần đạt 20 - 25% đối
với Đưng và 30 - 40% đối với Mắm đen và phương pháp trồng bằng cây con có bầu
14
nilon đạt 80 - 85% đối với Đưng và 80 - 90% đối với Mắm đen. Tuy nhiên, tỷ lệ
sống sót sau cùng cũng chỉ là 50% đối với các thí nghiệm có tỷ lệ sống cao ở trên
(Untawale, 1996) [113]
Khu vực trồng rừng tốt nhất nằm trong khoảng giữa độ cao mực nước biển
trung bình (MSL) và mực nước trung bình cao (MHWL) với các loài cây lựa chọn
Mắm biển, Đưng, Dà vôi và Sú cong. Kỹ thuật trồng Mắm biển áp dụng 3 phương
pháp là đào hố, đào rãnh và gieo vãi hạt trên nền bùn. Số lương 6.000 hạt/ha, với tỷ
lệ nảy mầm 60%. Loài Đưng, Dà vôi, Sú cong được trồng bằng cách cắm trực tiếp
hoặc bằng cây con, với khoảng cách 1,5 x 1,5 m. Tỷ lệ sống đạt 40 - 50% (Qureshi,
1996) [93]. Tác giả Siddiq và Khan (1996) [101]cho rằng mức độ ngập triều và độ

mặn thích hợp là nhân tố quan trọng quyết định đến sự sống sót và sinh trưởng của
cây con mới trồng, trong điều kiện bãi mới bồi ven biển tại Bangladesh loài Mắm
đen và Bần không cánh (Sonneratia apetala) được lựa chọn. Mật độ trồng thay đổi
từ 1,2 x 1,2 m; 1,5 x1,5 m và 1,7 x 1,7 m. Trồng bằng cây con trong bầu 6 - 7 tháng
tuổi, tỷ lệ sống Bần không cánh từ 29 - 52%, trung bình 40%; trong khi đó Mắm
đen là 70%. Tuy nhiên, sau 6 năm thì mật độ còn lại 1.100 - 1.600 cây/ha.
Nghiên cứu tại Cuba, cho thấy rằng loài cây được lựa chọn phải phù hợp với:
(i) điều kiện sống như mức độ ngập, đất và độ mặn nước biển, thể nền, tiếp xúc với
thủy triều và tác động của biển; (ii) chịu đựng mặn, ngập, thích ứng với nhiều loại
đất, duy trì cấu trúc và chức năng của RNM. Từ đó đã chọn được loài Đước đỏ (R.
mangle) và Mắm (A. germinans), Laguncularia racemosa và Conocarpus erectus
đưa vào gây trồng bằng cách trồng trực tiếp (cắm trụ mầm (R. mangle) và gieo sạ
đối với các loài còn lại trên vùng bãi bồi, đầm… khoảng cách trồng 0,5 x 0,5 m; 1,5
x 2,0 m và 2,0 x 2,0 m. Vùng xói lở và tác động trực tiếp của sóng biển thì trồng
bằng cây con 10 - 12 tháng tuổi có bầu, khoảng cách trồng 1 x1 m (Milian, 1996)
[90]. Cũng tại vùng Caribbiean, Duke (1996) [68] nghiên cứu về trồng lại rừng tại
Panama, nơi có sự tràn dầu làm cho 69 ha RNM bị chết. Loài cây chọn là Đước đỏ,
trên vùng ô nhiễm dầu tràn, tiến hành đào hố kích thước 20 x 20 x 25 cm, mỗi hố
bón 10 g phân NPK (17:6:9) cộng thêm các nguyên tố Mg, S, B, Cu, Fe, Mn, Mo
và Zn, khoảng cách cây các cây từ 0,6 đến 2,0 m.
Tại Florida, Mỹ rừng ngập mặn được gây trồng là các loài Đước đỏ, Mắm
15
(Avicennia germinans), Laguncularia racemosa và Conocarpus erectus như ở
vùng Cuba, tuy nhiên cây Đước đỏ vẫn là lựa chọn chính với lý do có giá trị cao, tỷ
lệ sống cao, thích ứng rộng và có nhiều hiểu biết về kỹ thuật. Khoảng cách trồng
0,6 – 1,2 m giữa các trụ mầm hoặc cây con. Tỷ lệ sống biến động rất lớn giữa các
địa điểm trồng từ 0 - 97%, vùng bị tác động mạnh của sóng biển tỷ lệ sống chỉ là
0% - 0.24% sau 23 tháng, tác động trung bình là 24 - 57%, vùng ít bị tác động hoặc
có các công trình hỗ trợ bảo vệ tỷ lệ sống cao hơn từ 71 - 97% (Snedaker và Biber,
1996) [102]

Tại Công viên quốc gia san hô Rosario’s ở Colombia, người ta đã trồng RNM
bằng cách tạo các hốc trên nền bãi đá, sau đó đặt cây con loài Đước đỏ được ươm
và đựng trong hộp plastic 500 cc có đục các lỗ nhỏ để tránh bị ngập, Cứ 2 tuần
tưới nước ngọn 1 lần và chùi sạch các chất bùn bả, rác do thủy triều, song biển tác
động. Khoảng cách trồng 23 - 30 cm/cây (25 cây/1m
2
). Tỷ lệ sống đạt cao nhất là
54% trung bình là 16% (Bohorquenz, 1996) [53]
Trên vùng Khafji, Saudi Arabia, trong điều kiện môi trường hạn chế sinh
trưởng của RNM với (i) độ mặn nước biển 55‰; (ii) Nhiệt độ mùa hè 40
o
C và 5
o
C
vào mùa đông; (iii) đất kiềm mạnh (pH 8 - 9), ít mùn. Các nhà nghiên cứu đã chọn
3 nhóm loài có khả năng chịu đựng các nhân tố giới hạn (độ mặn, nhiệt độ thấp, đất
kiểm) để thử nghiệm gây trồng, bao gồm 17 loài cây ngập mặn và đã chọn được 5
loài là Mắm biển, Dà vôi, Cóc trắng, Đước đỏ và Đâng sống sót qua mùa đông. Tuy
nhiên, tất cả các loài này đều chết vào cuối mùa đông sau đó (Kogo à Tsuruda,
1996) [84]
Các biện pháp bảo vệ cây trồng
Tại Malaysia đã sử dụng các ống geotupe có đường kính khoảng 2,0 m, đổ đầy cát
bên trong, để tạo đai mềm ngăn cản sóng và tạo điều kiện lắp đọng phù sa bên
trong đê sau đó trồng RNM. Ống geotupe có giá khoảng $75.000/100 m; hoặc sử
dụng ống tre và ống nhựa đường kính 10 - 15 cm, cao 1,0 – 1,5 m, cắm xuống nền
bùn 0,3 m, trong ống bổ sung bùn và trồng Đước bên trong (Shamsudin và cộng sự,
2008) [99]
Do yêu cầu về những biện pháp bảo vệ bờ biển có hiệu quả kinh tế, linh hoạt
và thân thiện với môi trường, một dự án mới do The Reef Ball Mangrove Division
16

tiến hành tại Cayman Islands đã được phát triển “Quả bóng ngầm san hô” như là
một giải pháp bảo vệ bờ có tính cách mạng và mới. Chúng là những kết cấu ngập
tạm thời, có tác dụng phân tán năng lượng sóng và cung cấp môi trường sống cho
động vật và thực vật. Trong một số ứng dụng, chúng được dùng để trồng cây ngập
mặn trong những vùng được che chở hoặc ở những khu vực xói lở nhỏ (Reef ball
foundation, 2008) [94]
1.2 Các nghiên cứu trong nước
1.2.1 Thành phần loài và phân bố
Theo Phan Nguyen Hong và Hoang Thi San (1993) [77] có 77 loài cây ngập
mặn thuộc 2 nhóm được phân chia theo điều kiện môi trường và dạng sống khác
nhau. Nhóm 1 có 35 loài cây ngập mặn thực sự, thuộc 20 chi của 16 họ. Nhóm 2 có
42 loài thuộc 36 chi của 28 họ, nhóm này là các loài cây gia nhập rừng ngập mặn,
thường ở rừng thứ sinh và rừng trồng trên đất cao. Ở miền Bắc có 17 loài còn miền
Nam có 33 loài và phân bố tập trung lớn nhất ở vùng Bán đảo Cà Mau. Có tác giả
cho rằng có 46 loài cây cỏ RNM, trong đó có 29 loài cây gỗ mà Rhizophoraceace
chiếm ưu thế với 10 loài (Thái Văn Trừng, 2000) [41]
Các quần xã rừng ngập ngập mặn phân bố tại các vùng có đất bùn, bãi bồi ven biển.
Vùng Đông Bắc có 16 loài, Đồng bằng Bắc Bộ có 14 loài, Bắc Trung Bộ 18 loài,
Nam Trung Bộ có 23 loài, Đông Nam Bộ là 32 loài và Đồng bằng sông Cửu Long
có 33 loài (Phan Nguyên Hồng và cs, 1999) [18].
Theo Viên Ngọc Nam và Trần Đình Huệ (2007) [23] thực vật ở rừng ngập
mặn Côn Đảo có 41 loài cây được định danh, trong đó có 23 loài thực vật ngập mặn
thực sự, 18 loài cây gia nhập rừng ngập mặn. Nhiều nhất phải kể đến các cây họ
Đước với 9 loài, họ Bàng có 3 loài, họ Đậu có 3 loài. Mật độ bình quân 2.099
cây/ha. Trong số đó, có 3 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 1997 là Đước đôi,
Cóc đỏ, Quao nước; ngoài ra còn có hai loài cây quý hiếm lần đầu tìm thấy ở Việt
Nam như Vẹt (Bruguiera hainessi), Xu (Xylocarpus rumphii).
Kiều Tuấn Đạt và công sự ( 2012) [13]cho rằng số loài cây ngập mặn chính
thức có mặt tại Côn Đảo là 28 loài, chiếm 78% số loài cây ngập mặn chính thức tại
Việt Nam. Các loài cây đóng vai trò quan trọng là Sú đỏ, Vẹt dù, Dà vôi, Đưng và

Đước.
17
Đặc điểm phân bố RNM
Ở Việt Nam theo Phan Nguyên Hồng (1991, 1993) [17, 77] chia RNM thành 4
vùng chính, là : i. Vùng ven biển Đông Bắc từ mũi Ngọc đến Đồ Sơn, ii. Vùng ven
biển Bắc Bộ từ Đồ Sơn đến Lạch Trường (Thanh Hóa), iii. Ven biển Trung Bộ từ
Lạch trường đến Vũng Tàu, iv. Ven Biển Nam Bộ từ Vũng Tàu đến Mũi Nai (Kiên
Giang). Viện Điều tra Qui hoạch rừng và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã
chia RNM thành 6 vùng phân bố cho phù hợp với hướng dẫn đánh giá tài nguyên
rừng (Đỗ Đình Sâm và cs, 2005) [28] đó là : i. Đông Bắc ,ii. Đồng bằng Bắc Bộ, iii.
Bắc Trung Bộ, iv. Nam Trung Bộ, v. Nam Bộ và, iv. Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2007) [5] thì RNM ven biển được chia thành
5 vùng, với diện tích quy hoạch rừng là 323.712 ha, trong đó đã có rừng là 209.741
ha và 113.972 ha cần phục hồi lại rừng trong giai đoạn 2007 - 2015.
1.2.2 Nghiên cứu về lập địa và phân chia lập địa
Về các hải đảo
Theo số liệu thống kê trên hải đồ của Lê Đức An (1995) [2] thì trên vùng thềm
lục địa Việt Nam có 2.773 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích là 1.720 km
2
, trong đó 84
đảo có diện tích 1 km
2
trở lên (chiếm 3% về số lượng nhưng 93% về diện tích) và
24 đảo có diện tích từ 10 km2 trở lên, trong đó có 3 đảo lớn là Phú Quốc 593 km
2
,
Vân Đồn có diện tích 193 km
2
và Cát Bà có diện tích 160 km
2

. Do điều kiện kiến
tạo khác nhau nên các đảo ven bờ Việt Nam phân bố không đều. Ven bờ vịnh Bắc
Bộ Việt Nam có 2.321 đảo tập trung chủ yếu là các đảo thuộc vịnh Bái Tử Long và
vịnh Hạ Long, thứ hai là vùng biển ven bờ nam Trung Bộ có 200 hòn đảo, thứ 3 là
vùng biển vịnh Thái Lan của Việt Nam có 165 đảo, thứ 4 là vùng biển ven bờ bắc
Trung Bộ có 57 đảo, cuối cùng là vùng biển ven bờ đông Nam Bộ có 30 đảo.
Quần đảo Hoàng Sa gồm 30 đảo và bãi cạn nằm trong một vùng rộng lớn
khoảng 14.000 km
2
(15
o
45’N - 17
o
15’N và 111
o
E – 113
o
E), cách Đà Nẵng 170 hải
lý về phía tây nam, cách Cù Lao Ré 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc)
khoảng 140 hải lý. Quần đảo gồm hai nhóm phía đông gọi là An Vinh hay
Amphirite, nhóm phía tây gồm các đảo xếp thành hình cong giống trăng lưỡi liềm,
còn gọi là Croissant.
18
Quần đảo Trường Sa, nằm ở phía Nam Biển Đông có toạ độ 6
o
50’N - 12
o
N và
111
o

30’E – 117
o
E, gồm 100 hòn đảo và các bãi cạn chiếm một vùng biển có diện
tích rộng lớn khoảng 160.000 –180.000 km
2
. Đảo Trường Sa gần bờ biển Việt Nam
nhất, cách cảng Cam Ranh 250 hải lý. Tổng diện tích các đảo của quần đảo Trường
Sa là 10 km
2
(Lê Đức Tố và cs, 2004) [40]
Liên quan giữa RNM và nền san hô
Kết quả khảo sát ở vùng biển Côn Đảo cho thấy các dải rừng ngập mặn mọc
ở ven bờ, nơi có thủy triều lên xuống thường xuyên, một số điểm mọc trên nền san
hô chết với thể nền là đá lẫn cát, vụn san hô, tiếp theo là các thảm cỏ biển và rạn san
hô ở vùng nước nông, thường không ngập khi thủy triều xuống. Nhìn chung biển ở
những khu vực có bãi triều thì sâu thoai thoải, những khu vực không có bãi triều thì
sâu dựng đứng theo vách đá. Đáy biển được phủ chủ yếu bởi trầm tích cát, đôi chỗ
có bùn hoặc lộ đá. Ở đây có san hô và cỏ biển phát triển mạnh (Lăng Văn Kẻng,
1997) [21].
Nghiên cứu về đất rừng ngập mặn
Nguyễn Ngọc Bình (1996) [3] đã nghiên cứu các loại đất ở rừng ngập mặn Cà
Mau, đất ngập mặn mùn rất loãng không có cây ngập mặn, đất ngập mặn mùn loãng
có Mấm trắng tiên phong cố định bãi bồi, đất ngập mặn dạng sét, đất ngập mặn
phèn tiềm tàng sét mềm có đước, đất ngập mặn phèn tiềm tàng cứng có Đước, Dà,
Cóc trắng.
Ngô Đình Quế và cộng sự (2003) [27] cho rằng chất hữu cơ là một trong
những nhân tố quyết định đến sinh trưởng của rừng ngập mặn, nếu hàm lượng chất
hữu cơ trong đất ngập mặn thấp hơn 1% thì sinh trưởng xấu, nhưng nếu quá cao,
lớn hơn 15% thì cũng kìm hãm sinh trưởng của cây và cũng có thể làm cây trồng bị
chết do môi trường đất bị ô nhiễm.

Tôn Thất Chiểu và cs (1990) [10] đã tiến hành xây dựng bản đồ đất ở đồng
bằng sông Cửu Long với tỷ lệ: 1/250.000 và đã phân chia đất ngập mặn thành 3 đơn
vị chính là: đất ngập mặn phần lớn dưới rừng ngập mặn (Gleyic-Salic-Fluvisols);
đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn (Salic-Proto-Thionic-Fluvisols,
Sulfidic material 0 - 50cm) và; đất phèn tiềm tàng sâu dưới rừng ngập mặn (Salic-
Proto-Thionic-Fluvisols, Sulfidic material > 50 cm).
19
Phân chia lập địa vùng ngập mặn ven biển Việt Nam
Ngô Đình Quế (2003) [27] đã phân chia các cấp phân vị đối với đất vùng
ven biển ngập mặn ở Việt Nam theo hệ thống: Miền - Vùng - Tiểu vùng - Dạng lập
địa.
Miền lập địa: là đơn vị lập địa lớn nhất được phân chia, dựa vào đặc điểm
khí hậu, chế độ nhiệt trong năm.
Vùng lập địa: dựa vào số tháng lạnh trong năm, lượng mưa và phân bố của
loài cây ngập mặn “thực thụ” chủ yếu để phân chia. Kết quả phân vùng ngập mặn
ven biển Việt Nam chia thành 6 vùng .
Tiểu vùng lập địa: dựa vào độ mặn của nước, sản phẩm bồi tụ, địa hình để
phân chia thành các tiểu vùng
− Độ mặn của nước: Chủ yếu là độ mặn và mức độ biến động về độ mặn của
nước trong năm, phụ thuộc vào ảnh hưởng nước thượng nguồn nhiều hay ít.
+ Độ mặn thấp, biến động lớn (vùng cửa sông );
+ Độ mặn cao trung bình, mức độ biến động không lớn;
+ Độ mặn cao, biến động ít .
− Sản phẩm bồi tụ (cát rời và cát dính, cát pha, thịt, sét)
− Đặc điểm địa hình (bằng phẳng, hơi dốc, dốc, lồi lõm)
Ngô Đình Quế, Ngô An (2001) [26] đã phân chia lập địa cho vùng ngập mặn
ĐBSCL dựa vào các yếu tố: chế độ ngập triều, độ thành thục đất và loại đất.
Tô Văn Vượng (2009) [48] đã phân chia lập địa cho vùng đất ngập mặn ven
biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, dựa trên 3 yếu tố là: loại đất, độ thành thục
của đất và chế độ ngập triều. Kết quả đã phân thành 8 dạng lập địa : MIa, MIIa,

MIIb, MIIIb, MIIIc, MIIId, MIVc và MIVd; được ghép thành 4 nhóm dạng lập địa
là A, B, C, D trong đó:
Bộ Lâm nghiệp (1984) [4] cũng phân chia lập địa trồng rừng Đước theo quy
phạm kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng Đước (QPN7-84) dựa vào độ thành
thục của đất
Theo Đỗ Đình Sâm và cs (2005) [28] việc đánh giá tiềm năng sản xuất cho
đất ngập mặn vùng ĐBSCL được được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí về loại đất,
độ thành thục đất, hàm lượng chất hữu cơ và chế độ ngập triều.
Phân chia lập địa khó khăn vùng ngập mặn ven biển Việt Nam

×