Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ vùng biển phía nam, việt nam( thông tin đưa lên website)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.77 KB, 24 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, với gần
3.000 hòn đảo lớn nhỏ, thường xuyên hứng chịu tác động mạnh của sóng, gió,
bão… Bên cạnh các thách thức về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vấn đề
về an ninh quốc phòng vùng biển đảo đang đặt ra hết sức bức thiết hiện nay.
Để bảo vệ đất sản xuất, bảo vệ cuộc sống của người dân và bảo đảm an ninh
quốc phòng cần xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển, trong đó vai trò quan
trọng là xây dựng và phát triển hành lang xanh, chắn sóng, gió biển. Trong
điều kiện cực đoan về lập địa, thời tiết khí hậu khắc nghiệt và tác động mạnh,
thường xuyên của sóng gió – bão để phát triển vành đai xanh ven các đảo là
việc làm rất khó khăn; trong khi đó, các nghiên cứu về thành phần loài, cấu
trúc RNM, cơ chế hình thành, phát triển và tồn tại trong môi trường với nền
đá, cát, sỏi, sạn san hô và trong điều kiện tác động mạnh của sóng, gió biển…
hoàn toàn là điều chưa được nghiên cứu, đặc biệt kỹ thuật chọn giống, gieo
ươm và gây trồng chưa được nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới.
Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học và
kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san
hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ phía Nam, Việt Nam”
đặt ra là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Về lý luận: Xác định được cơ sở khoa học chủ yếu xây dựng dải rừng ngập
mặn phòng hộ trên các dạng lập địa khó khăn ở các đảo ven bờ phía Nam nước
ta.
- Về thực tiễn: + Chọn được 2 - 3 loài cây trồng có khả năng tồn tại và chịu
đựng được sóng, gió và thể nền thiếu dinh dưỡng.
+ Xác định được biện pháp kỹ thuật trồng trong điều kiện lập
địa khó khăn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học: Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc gây


trồng rừng ngập mặn trên các dạng lập địa khó khăn nhằm nâng cao khả năng
phòng hộ chắn sóng, gió bảo vệ các công trình trên các đảo phía Nam, Việt
Nam.
2
* Ý nghĩa thực tiễn: Chọn được loài cây thích ứng trong điều kiện khó
khăn và phát triển được các biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp.
4. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học, lần đầu tiên đã:
- Xác định được thành phần loài, phân bố và đề xuất được các loài cây có triển
vọng để gây trồng cho các đảo ven biển phía Nam.
- Phân chia lập địa và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn cho các đảo
vùng miền Trung và miền Nam.
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số loài cây ngập mặn có khả
năng được sử dụng để trồng rừng phòng hộ ven biển - đảo thuộc vùng biển
phía Nam.
5.2. Địa điểm nghiên cứu
Các đảo ven bờ và vùng ven biển các tỉnh Nam Bộ, duyên hải Nam
Trung Bộ nơi có rừng rừng ngập mặn phân bố tự nhiên và nơi có khả năng
trồng rừng ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô như Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Cà Mau và Kiên Giang.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
+ Các nội dung nghiên cứu về khảo sát thực vật, lập địa và bố trí thí nghiệm
được lựa chọn là các đảo nhỏ nằm trong vùng biển Nam Trung Bộ và Nam
Bộ, có khí hậu, thể nền, thủy triều, độ mặn… đại diện cho các đảo thuộc
VBPN.
7. Bố cục luận án
Luận án gồm các phần chính sau đây:

- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị.
3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các công trình nghiên cứu về cây ngập mặn của các tác giả trong và
ngoài nước chủ yếu thực hiện trên dạng đất bùn, bãi bồi, cửa sông, ven biển…
Các vấn đề liên quan đến cây ngập mặn sinh sống trên dạng cát, đá, sỏi, san hô
trên các đảo còn chưa được nghiên cứu như thành phần loài, cấu trúc, đặc
điểm sinh học, sinh thái, lập địa và phân chia lập địa để phục vụ trồng rừng
ngập mặn. Đặc biệt về kỹ thuật chọn giống, gieo ươm và gây trồng cây RNM
trên nền cát, đá, sạn san hô dưới tác động mạnh của sóng, gió…
Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, đề tài nghiên cứu tìm ra một số cơ
sở khoa học và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng trên dạng cát, đá, sỏi, vụn
san hô ngập triều không thường xuyên trên các đảo ven bờ, đặt ra là rất cần
thiết. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở quan trọng để phát triển trồng rừng
phòng hộ trên vùng ven biển có lập địa khó khăn, các đảo ven bờ và ngoài
khơi ở Việt Nam.
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, luận án đặt ra 5 nội dung sau đây:
- Nghiên cứu thành phần, phân bố của thực vật ngập mặn trên nền đá, cát, sỏi,
vụn san hô ngập triều không thường xuyên.
- Nghiên cứu đặc điểm thể nền và phân chia lập địa
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài
- Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng cây trên nền đá, cát, sỏi và vụn san hô

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận
Để giải quyết được các nội dung nghiên cứu cần nắm được (1) đặc
điểm thành phần, phân bố, sinh lý, sinh thái của loài cây lựa chọn. (2) đặc
điểm về lập địa, điều kiện khí hậu, hải văn của địa điểm dự kiến gây trồng.
Trên cơ sở đó sẽ chọn được loài cây phù hợp cho từng lập địa cụ thể và sau đó
là tiến hành thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật gây trồng. Đây là vấn đề phức
4
tạp và khó khăn, kết quả trồng rừng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố môi
trường như sóng, gió biển, độ mặn, biên độ thủy triều, chế độ hải văn. Ngoài
ra, các yếu tố thiên tai như gió bão, sóng thần … cũng thường xuyên đe dọa
đến kết quả nghiên cứu.
Cách tiếp cận của đề tài theo hướng (1) kế thừa các kết quả nghiên cứu
về sinh lý sinh thái loài và quần thể, kỹ thuật gây trồng cây ngập mặn trên các
dạng lập địa khác nhau đã có trong nước và trên thế giới; (2) theo hướng sinh
thái tự nhiên trên cơ sở so sánh với các loài cây hiện sinh trưởng trên thể nền
là cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên ở vùng ven biển, đảo
hiện có; (3) bố trí các thí nghiệm để rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp điều tra, khảo sát
+ Điều tra theo tuyến ven bờ song song với đường bờ biển; mỗi điểm bố trí 2
tuyến, tuyến ngoài là ranh giới giữa RNM và biển, tuyến trong là ranh giới
giữa RNM và bờ. Cự ly giữa 2 tuyến thay đổi từ 20 đến 150 m, tùy theo từng
điều kiện phân bố của RNM. Tổng số tuyến điều tra 40 tuyến
+ Lập ô đo đếm đại diện điển hình có kích thước 20 x 10 m, diện tích 200 m
2
,
mỗi điểm khảo sát lập 3 ô điển hình, tổng số có 78 ô điều tra.
+ Chỉ tiêu đo đếm: tên loài, D1,3 m, Hvn, Dtan, Dre.
+ Theo dõi mực nước thuỷ triều, được thực hiện bằng cách ghi chép mực nước

trên cột đo thuỷ triều (English et al, 1997) [71], điểm đặt cột đo thủy triều tại
trung tâm của khu vực nghiên cứu.
+ Độ mặn nước biển được thực hiện bằng cách thu mẫu nước vào các ngày 5,
15, 25 hàng tháng;
+ Khảo sát và mô tả mặt cắt ngang của thể nền theo hướng từ bờ ra đến điểm
ngập triều thấp nhất, mặt cắt dọc của thể nền đến độ sâu 1m;
+ Xác định thể nền bằng cách đo đếm ô đại diện, ô 1 m3 (kích thước 1 x 1 x 1
m). Ghi chép tỷ lệ chiếm cứ của từng loại vật liệu trên ô.
+ Phân loại thể nền theo thang đo Wentworth [117].
+ Thu thập các mẫu đất đá trên mỗi vùng điều tra, theo tầng (0 - 10 cm và 40 -
50 cm); chỉ tiêu phân tích gồm thành phần cơ giới, pH, N, P, K, độ mặn đất
theo sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng của Viện nông hóa thổ
nhưỡng (1998) và ISRIC (1995) [47, 82] tại phòng phân tích đất, nước, thực
vật thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ.
5
- Phân chia lập địa: trên cơ sở các yếu tố chính là thể nền, độ ngập triều và độ
mặn bằng phương pháp tổ hợp các yếu tố trên.
- Bố trí thí nghiệm để nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm và kỹ thuật trồng rừng, cụ
thể:
+ Thí nghiệm về thành phần hỗn hợp ruột bầu, gồm 4 công thức, 3 lần lặp lại,
30 cây/loài, công thức. Thời gian thí nghiệm là 9 tháng.
+ Các thí nghiệm về kỹ thuật trồng RNM trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô bao
gồm: thí nghiệm lập địa, vật liệu trồng, phương thức trồng, mật độ, tuổi cây và
biện pháp bảo vệ cây trồng được bố trí theo kiểu thí nghiệm hai nhân tố kiểu lô
chính- lô phụ (Split plot), với 3 lần lặp lại. Mật độ trồng trong các công thức
thí nghiệm là 5.000 cây/ha, trồng theo cụm 3 cây (0,7 x 0,7 x 0,7 m), cự ly
trồng của các cụm cây là 3 m x 2m. Riêng thí nghiệm về mật độ có mật độ
trồng theo cụm cây khác nhau (cụm có 2 cây, 3 cây và 4 cây). Nguồn giống sử
dụng trong các thí nghiệm được thu thập từ các cây mẹ ở Côn Đảo, Khánh
Hòa và Phú Yên. Tiêu chuẩn cây con trồng trong các công thức thí nghiệm nêu

trên là cây con trong túi bầu nilon kích thước 12 x 25 cm, có chiều cao trung
bình là 30 cm và đường kính gốc trung bình là 1 cm.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
+ Thu thập số liệu thí nghiệm gieo ươm: Các chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ sống,
tăng trưởng về chiều cao. Số liệu được thu thập sau 3 tháng 6 tháng và sau 9
tháng gieo ươm
+ Thu thập số liệu thí nghiệm biện pháp kỹ thuật gây trồng: Số liệu về tỷ lệ
sống, sinh trưởng chiều cao (H) được thu thập trên các ô tiêu chuẩn định vị có
diện tích là 100m
2
/lặp/công thức. Định kỳ sau 6 tháng, 1 năm, 2 năm và 3 năm
trồng; riêng các thí nghiệm về mật độ trồng, tuổi cây và biện pháp bảo vệ cây
trồng theo dõi sau 6 tháng, 1 năm và 2 năm trồng. Thời điểm thu thập số liệu
vào tháng 9-10 hàng năm.
+ Xử lý số liệu: Ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học trong
Nông lâm nghiệp với sự trợ giúp phần mềm Excel, Stargraphic XV để xử lý số
liệu và đánh giá các kết quả nghiên cứu.
6
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Các địa điểm nghiên cứu của luận án có vị trí cách xa đất liền, nằm
trong các khu vực được bảo vệ khá tốt, ít có các hoạt động của con người, nên
các thí nghiệm có tính khách quan và ít bị tác động. Các bãi triều ở các khu
vực nghiên cứu của luận án đều có diện tích khá lớn, từ 0,5 – 50 ha, một vài
nơi có rừng ngập mặn tự nhiên sinh sống, đây là cơ sở quan trọng để mở rộng
gây trồng.
Khó khăn
- Khu vực nghiên cứu là các đảo, phương tiên đi lại rất khó khăn, xa đất liền,
chi phí vận chuyển lớn, thiếu lao động… nên gây khó khăn cho công tác trồng,
quản lý và bảo vệ rừng cũng như triển khai các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
trên địa bàn.

- Điều kiện địa hình dốc đá; thể nền là đá, sỏi, san hô rất nghèo dinh dưỡng; độ
mặn nước biển cao… tại các khu vực nghiên cứu của luận án đều rất khó khăn,
ít thích hợp cho các loài cây ngập mặn.
- Khí hậu đại dương, lượng mưa ít, không có sông suối, thường xuyên bị tác
động mạnh của gió, sóng biển… là những yếu tố hạn chế gây rất nhiều trở ngại
cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn nói chung và gây trồng
rừng ngập mặn nói riêng.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần, phân bố cây ngập mặn tại các đảo VBPN
4.1.1. Thành phần, phân bố cây ngập mặn các đảo VBPN
Kết quả điều tra khảo sát các điểm nghiên cứu ven đảo VBPN, đã xác
định được thành phần loài thực vật có khả năng chịu mặn, gồm 46 loài hiện có
của 25 họ thực vật.
- Phân chia theo đặc điểm sinh thái: thành 2 nhóm (1) Nhóm cây ngập mặn
thực thụ (true mangroves), gồm 31 loài thuộc 13 họ thực vật, trong đó có 28
loài thân gỗ, 2 loài dạng Cau dừa, 1 loài cây cỏ mọng nước. Nhóm cây thân gỗ
thì họ Đước (Rhizophoraceae) có 11 loài chiếm ưu thế về cá thể và số loài,
tiếp đến là họ Xoan (Meliaceae) 3 loài. Các họ Bần (Soneratiaceae), họ Mắm
(Avicenniaceae), họ Cau dừa (Palmeae) mỗi họ có 2 loài; (2) Nhóm cây tham
gia rừng ngập mặn có 15 loài thuộc 12 họ thực vật, các loài cây thân gỗ hiện
diện có Bình bát (Annona glabra), Tra nhớt (Hibicus tiliaceus), Tra bồ đồ
7
(Thespesia populnea ), Tràm (Melaleuca cajuputy) và Gõ biển (Instsia
biguga)…
- Phân chia theo địa điểm nghiên cứu: (1) Các đảo vùng ĐBSCL có 32 loài của
16 họ thực vật, với 22 loài cây ngập mặn thực thụ và 10 loài là cây tham gia
rừng ngập mặn; (2) Các đảo vùng biển ĐNB có 33 loài thuộc 20 họ thực vật
với 24 loài thuộc nhóm cây ngập mặn thực thụ và 9 loài thuộc nhóm cây tham
gia; (3) Các đảo vùng biển NTB có 28 loài hiện có của 18 họ thực vật, với 19
loài ngập mặn thực thụ và 9 loài tham gia.

- Phân theo điều kiện thể nền: Phân thành 4 dạng thể nền chính (1) thể nền đá
có số lượng loài cây ngập mặn phân bố trung bình là 6,6 loài ± 1,7; biến động
4 đến 8 loài trên một địa điểm; loài có mật độ tương đối cao, tần suất xuất hiện
gặp nhiều, có độ ưu thế nổi bật là các loài Xu ổi, Sú đỏ, Giá, Đước, Mắm
trắng, Đâng và Vẹt dù. (2) Thể nền cát, biến động từ 6 đến 12 loài, trung bình
8,1± 2,1 loài; loài có mật độ tương đối cao, tần suất xuất hiện nhiều và độ
ưu thế cao là Mắm trắng, Mắm biển, Cóc trắng, Đước, Đưng, Đâng. Bần
trắng; (3) Thể nền sỏi, có có trung bình 11,3 ± 1,5 loài, biến động từ 10 đến
13 loài; loài có mật độ tương đối cao, tần suất xuất hiện và mức độ ưu thế
nổi bật là Sú đỏ, Mắm biển, Vẹt dù, Giá, Đước, Đưng, Đâng. (4) Thể nền
San hô có trung bình 6,0 ± 1,7 loài, biến động từ 4 đến 7 loài; loài có mật độ
tương đối cao, tần suất xuất hiện và mức độ ưu thế nổi bật là Sú đỏ, Mắm
biển, Đưng và Đâng.
4.1.2. Đề xuất loài gây trồng trên nền cát, sỏi, đá, vụn san hô
Việc đánh giá, lựa chọn loài được tiến hành theo từng bước nêu ở
chương 2, kết quả được thể hiện trong Bảng 4.5, đó là bước 1 đã chọn được 12
loài; bước 2 đã chọn được 9 loài (Mắm biển, Đâng, Đước, Đưng, Sú đỏ, Dà
vôi, Xu ổi, Mắm trắng và Vẹt dù); bước 3 đã chọn ra 5 loài có số điểm từ cao
xuống thấp cho mỗi vùng. Kết quả lựa chọn được 5 loài cho khu vực các đảo
Nam Trung Bộ là Mắm biển (90 điểm), Đâng (75 điểm), Đước (65 điểm),
Đưng (60 điểm), Sú đỏ (50 điểm). Khu vực các đảo Đông Nam Bộ có các loài
Đâng (95 điểm), Sú đỏ (80 điểm), Đưng (70 điểm), Đước (65 điểm), Dà vôi
(55 điểm). Khu vực các đảo vùng ĐBSCL có các loài Xu ổi (80 điểm), Đước
(95 điểm), Mắm trắng (65 điểm) và Vẹt dù (55 điểm). Đối với loài cây chuyển
8
tiếp sinh thái, đề xuất gây trồng trên vùng cao hơn cây ngập mặn là Hếp,
Chùm gọng, Tra biển, Trôm hôi, Phong ba.
Bảng 4. 5. Đánh giá loài cây lựa chọn theo vùng phân bố
Vùng Tên loài Tên khoa học Tiêu chí lựa chọn (điểm)
Ưu

thế
loài
Hình
thái
tán
Sinh
trưởn
g
Ng.
giống
Kỹ
thuật
trồng
Tổng
điểm
Mắm Avicennia marina 50 15 5 15 5 90
Đâng Rhizophora stylosa 30 15 10 15 5 75
Đước Rhizophora apiculata 20 15 10 10 10 65
Cóc Lumnitzera racemosa 20 5 5 5 5 40
Giá Excoecaria agallocha 20 5 5 5 5 40
Đưng Rhizophora
mucronata
10 15 10 15 10 60
Sú đỏ Aegiceras floridum 10 15 5 15 5 50
Mắm Avicennia alba 10 5 10 5 10 40
Đâng Rhizophora stylosa 50 15 10 15 5 95
Sú đỏ Aegiceras floridum 40 15 5 15 5 80
Đưng Rhizophora
mucronata
20 15 10 15 10 70

Đước Rhizophora apiculata 20 15 10 10 10 65
Dà vôi Ceriops tagal 10 15 5 15 10 55
Đước lai Rhizophora lamaxkii 10 15 10 0 0 35
ĐB
SCL
Xu ổi Xylocarpus granatum 50 15 5 5 5 80
Đước Rhizophora apiculata 50 15 10 10 10 95
Giá Excoecaria agallocha 30 5 5 5 0 45
Mắm Avicennia alba 30 5 10 15 5 65
Vẹt dù Bruguiera gynozhira 20 15 5 10 5 55
4.2. Lập địa và phân chia lập địa ven các đảo VBPN
4.2.1. Kết quả theo dõi thuỷ triều ven biển, đảo
Thời gian ngập triều hay tần suất ngập và độ sâu ngập triều ở mỗi vùng
có sự khác nhau rất lớn, độ sâu ngập sâu nhất ở vùng các đảo phía Đông Nam
9
Bộ là 4,1 m, kế đến là 2,3 m ở vùng miền Trung và các đảo xa bờ ngoài khơi,
thấp nhất là 1,4 m ở các đảo vùng biển phía Tây Nam Bộ.
4.2.2. Kết quả khảo sát độ mặn khu vực ven các đảo
Qua theo dõi biến thiên độ mặn ở các điểm nghiên cứu cho thấy độ
mặn nước biển ven các đảo có xu hướng tăng dần từ các đảo ven bờ ra phía
ngoài. Vùng quần đảo Trường Sa, các đảo xa bờ như Phú Quý, Côn Đảo có độ
mặn rất cao 34 - 35‰ và khá đồng đều ở các tháng trong năm. Các đảo ven
bờ, nhất là các đảo vùng biển phía Tây Nam Bộ có độ mặn thấp hơn, chỉ cao
vào tháng 3 và tháng 4. Các đảo ven bờ Nam Trung Bộ có diễn biến độ mặn
khá giống nhau, cao vào mùa khô (tháng 1- 4), thấp vào mùa mưa (tháng 8 -
11). Độ mặn ven các đảo bị ảnh hưởng rõ rệt bởi nước mưa từ các sông ở đất
liền chảy ra. Đối với các đảo xa bờ, độ mặn nước biển ít bị thay đổi do tác
động của nước sông chảy ra, do vậy độ mặn khá ổn định ở mức 35‰ cho cả
mùa mưa và mùa khô.
4.2.3 Kết quả khảo sát về thể nền

Theo kết quả khảo sát tại hiện trường cho thấy bãi triều ven các đảo vùng biển
phía Nam được phân thành 4 loại, bao gồm:
- Dạng thể nền đá (Đ): Là dạng thể nền có cấu trúc là các loại đá lớn, đá tảng
tạo thành khối hoặc rời hay gặp là các loại đá đen, đá nâu đỏ, đá granite. Phân
bố ven các đảo ăn ra phía biển từ 30-50 m, Dạng thể nền này không có hoặc có
xuất hiện cây ngập mặn mọc thành cụm.
- Dạng cát (C): Dạng này là cát vàng hoặc cát trắng có lẫn vỏ sò, vụn san hô,
được hình thành do quá trình bào mòn các rạn san hô, sau đó được sóng đưa
vào bờ tạo thành các bờ cát dọc theo bờ đảo. Trên đó không có cây ngập mặn
sinh sống hoặc có xuất hiện cây ngập mặn.
- Dạng thể nền sỏi (So):được cấu tạo bằng các loại đá màu trắng vàng, hoặc
nâu đỏ, kích thước trung bình 25x25x 20 cm ở phía trên, bên dưới là san hô
tảng hoặc rời. Đa số dạng sỏi có cây ngập mặn phân bố theo cụm hoặc theo
đám.
- Dạng san hô (Sh): tồn tại dưới dạng đá san hô tảng hoặc rời, bên trên có một
lớp cát mịn rất mỏng. Đa số không có cây ngập mặn sinh sống.
Sự khác nhau về thể nền các khu vực nghiên cứu có thể là do một số nghiên
nhân:
10
Các nguyên nhân tại chỗ: tầng mẫu chất tại chỗ như các dạng đá granite ăn
ra tận mép biển; do các tầng san hô nông, các đường viền san hô của một số
đảo hoạt động trước kia bị chết tạo thành; do hoạt động của núi lửa tạo ra các
nham thạch như loại đá đen.
Các nguyên nhân từ biển: Các trầm tích được sóng biển đưa vào bờ như
các thể nền sỏi, vụn san hô, cát
Nhìn chung, điều kiện lập địa các khu vực này là cực kỳ khắc nghiệt cho
việc gây trồng rừng do các yếu tố bât lợi về thể nền, thành phần cơ giới đất,
môi trường kiềm, hàm lượng dinh dưỡng, nước ngọt và lượng mưa … đặc biệt
tác động rất mạnh của sóng, gió biển và mức độ ngập triều sâu và thường
xuyên.

4.2.4. Xây dựng bảng phân chia lập địa cho ven các đảo VBPN
Phân chia vùng lập địa
Tiêu chí phân vùng lập địa là dựa vào chế độ thủy triều để phân chia.
Kết quả phân vùng ngập mặn ven các đảo vùng biển phía Nam chia thành 3
vùng theo các tiêu chí cụ thể như trong Bảng 4.12.
Bảng 4.12. Phân chia vùng lập địa ven các đảo vùng biển phía Nam
S
T
Vùng lập địa
Độ ngập triều (m)
Cao
nhất
Trung
bình
Thấp
nhất
1 Các đảo ven biển miền Trung và ngoài khơi 2,3 1,2 0,2
2 Các đảo ven bờ Đông Nam Bộ 4,1 2,3 0,1
3 Các đảo ven biển Tây và vịnh Thái Lan 1,4 0,8 0,4
Phân chia dạng lập địa
Trong mỗi vùng lập địa tùy theo kết quả khảo sát về thể nền, độ ngập triều, độ
mặn nước biển để làm tiêu chí phân chia và xây dựng bảng phân chia lập địa.
Kết quả phân chia ở Bảng 4.14 đã chia mỗi vùng lập địa ra 24 dạng lập địa dựa
trên tổ hợp 3 nhân tố cơ bản là chế độ ngập triều, thể nền và độ mặn. Tuy
nhiên, 4 dạng (*) không tồn tại trên thực tế, do cát luôn luôn bị sóng và gió
đẩy vào bờ.
11
Như vậy, theo kết quả phân chia lập địa đất ngập mặn ven đảo cho vùng biển
phía Nam cho thấy mỗi vùng có 20 dạng lập địa, trong đó đất ngập mặn thấp
có 6 dạng lập địa, đất ngập mặn trung bình có 6 dạng; trong khi đó dạng lập

địa ngập cao là 8 dạng.
Để đơn giản và dễ dàng trong việc sử dụng bảng phân loại lập địa và
đề xuất phương hướng sử dụng đất, có thể gộp một số dạng lập địa có điều
kiện gần giống nhau về thể nền, chế độ ngập triều và độ mặn thành những
nhóm dạng lập địa, đó là nhóm A có 2 lập địa; nhóm lập địa B có 4 lập địa;
nhóm lập địa C có 2 lập địa; nhóm lập địa D có 6 lập địa; nhóm lập địa E có 2
lập địa và nhóm lập địa F có 4 lập địa.
Bảng 4.14. Phân chia lập địa cho các đảo VBPN
S
T
T
Thể
nền
Độ
mặn
Phân chia các dạng lập địa
Mức độ ngập triều Loài thực vật phân bố
Tt Ttb Tc
1
C
Mn CMnTt * CMnTtb * CMnTc Bằng phi, Dà vôi
2 Mtb CMtbTt * CMtbTtb * CMtbTc Cóc trắng, Cui, Giá
3 Đ Mn ĐMnTt ĐMnTtb ĐMnTc Dà vôi, Sú đỏ, Đâng
4 Mtb ĐMtbTt ĐMtbTtb ĐMtbTc Đước, Vẹt dù, Xu ổi
5 So Mn SoMnTt SoMnTtb SoMnTc Bần trắng, Mắm biển
6 Mtb SoMtbTt SoMtbTtb SoMtbTc Đước, Đưng, M.trắng
7 Sh Mn ShMnTt ShMnTtb ShMnTc Đâng, Mắm biển
8 Mtb ShMtbTt ShMtbTtb ShMtbTc Vẹt dù, Xu ổi
4.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái các loài cây lựa chọn
Đặc điểm sinh học

Các loài cây lựa chọn đều là cây thân gỗ (gỗ nhỏ đến gỗ trung bình),
ra hoa gần như quanh năm, nhưng mùa quả chín thường tập trung vào mùa
mưa (tháng 4 đến tháng 11). Những loài cây lựa chọn có hạt là dạng bán thai
sinh, có khả năng nảy mầm trên cây trước khi rụng xuống. Hệ thống rễ có các
12
dạng chân nơm (Đước, Đưng và Đâng), dễ khí sinh dạng đũa nhô lên mặt nước
(Mắm biển) và dạng ăn nổi trên mặt đất (Sú đỏ, Dà vôi).
Đặc điểm sinh thái
Cả 6 loài cây lựa chọn đều sống được trên dạng thể nền cát, sỏi, trong
khi trên dạng đá chỉ có các loài Sú đỏ, Dà vôi và Đâng sinh sống. Trên dạng
san hô chỉ thấy có Đâng, Sú đỏ tồn tại.
Độ mặn các loài cây lựa chọn có thể thích ứng được là 15- 35‰, trong khi đó
chúng có thể phù hợp được với cả dạng độ ngập cao (Dà vôi, Sú đỏ), trung
bình ( Đước, Đâng, Mắm biển) và sâu (Đưng).
Tổ thành loài
Công thức tổ thành các loài tham gia theo chỉ số quan trọng của loài
- Các đảo vùng ĐBSCL: 21,2 XG + 21,0 RA + 12,5 EA + 12,1 AA + 9,9 BG.
- Các đảo vùng ĐNB: 26,3 RS + 19,0 AF + 10,7 RM + 10,4 RA + 8,3 CT +
7,2 RL.
- Các đảo vùng NTB: 23,6 AM + 11,9 RS + 10,5 RA + 9,4 EA + 8,5 LR + 8,0
RM + 6,5 AF + 5,1 AA
Trong đó: XG - Xu ổi, RA – Đước, EA – Giá, AA – Mắm trắng, BG – Vẹt dù,
RS - Đâng, AF - Sú đỏ, RM - Đưng, CT - Dà vôi, RL - Đước lai, AM – Mắm
biển.
Cấu trúc mật độ
Mật độ trung bình của các loài cây cao ở các đảo vùng NTB là 7.291 cây/ha,
cao hơn so với khu vực ĐBSCL (2.713 cây/ha) và ĐNB (1.018 cây/ha).
4.4.Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm
Từ kết quả phân tích trình bày ở các Bảng 4.26, Bảng 4.27, Bảng 4.28, Bảng
4.29, Bảng 4.30 và Bảng 4.31, cho thấy:

- Giữa các loài có tỷ lệ sống khá đồng đều sau thời gian thí nghiệm, thành
phần ruột bầu khác nhau, không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của các loài.
- Sinh trưởng về chiều cao: Đưng có sinh trưởng về chiều cao nhanh nhất
(60,4cm) gấp 5 lần so với loài thấp nhất là loài Sú đỏ (13,4 cm). Tuy nhiên, số
liệu này không phản ánh được loài nào là loài sinh trưởng tốt nhất, bởi các loài
có chiều cao của trụ mầm/hạt ban đầu là rất khác nhau.
- Trong cùng một loài ở các công thức thí nghiệm khác nhau cũng có sự khác
biệt về chiều cao khá rõ; công thức Ct3 (39% cát, vụn san hô + 50% bùn đất
RNM + 10% phân vi sinh + 1% NPK) thích hợp cho Đước, Sú đỏ, Mắm biển;
13
trong khi Ct2 (59% cát, vụn san hô + 30% bùn + 10% vi sinh + 1% NPK)
thích hợp hơn đối với Đâng, Đưng, Dà vôi.
Bảng 4.26 – 4.31. Tỷ lệ sống và sinh trưởng bình quân của các loài cây lựa
chọn trong thí nghiệm sau 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng ươm
Công
thức

Tỷ lệ sống và sinh trưởng của Mắm biển ở giai đoạn gieo ươm
TLS,% Do,mm H,cm
3 thg 6 thg 9 thg 3 thg 6 thg 9 thg 3 thg 6 thg 9 thg
Loài Đước
C.thức 1 94,4
a
85,6
a
81,1
a
10,5 11,0 12,0 25,6
a
28,9

a
41,1
a
C.thức 2 85,6
b
78,9
b
75,6
a
10,8 11,2 12,1 25,6
b
30,5
b
40,9
b
C.thức 3 85,6
b
78,9
b
76,7
a
11,0 11,4 12,3 27,9
a
32,9
c
42,1
c
Đ.chứng 85,6
b
77,8

b
76,7
a
10,5 11,0 12,0 23,7
c
29,7
a
37,7
d
B.quân 87,8 80,3 77,5 10,7 11,2 12,1 25,7 30,5 40,5
Loài Đưng
C.thức 1 88,9
a
80,0
ab
75,6
a
16,5 17,0 17,5 50,8
a
59,6
a
66,8
a
C.thức 2 90,0
a
82,2
a
80.0
a
16,5 17,0 17,5 56,8

b
62,2
b
72,7
b
C.thức 3 86,7
a
78,9
ab
77,8
a
16,7 17,2 17,5 57,2
b
65,5
c
73,2
b
Đ.chứng 85,6
a
77,8
b
77,8
a
16,5 17,0 17,5 50,0
a
58,7
a
69,1
c
B.quân 87,8 79,7 77,8 16,6 17,0 17,5 53,7 61,5 70,5

Loài Đâng
C.thức 1 84,4
a
80,0
a
77,8
a
11,9 12,5 13,0 25,9
a
30,0
a
39,8
a
C.thức 2 90,0
b
85,6
a
82,2
a
11,8 12,5 13,0 27,2
b
32,3
a
43,3
b
C.thức 3 92,2
b
85,6
a
81,1

a
11,9 12,7 13,2 28,9
c
32,8
a
44,8
b
Đ.chứng 86,7
a
81,1
a
80,0
a
11,8 12,2 13,0 27,2
b
30,1
a
38,7
a
B.quân 88,3 83,1 80,0 11,9 12,5 13,0 27,3 31,3 41,7
Loài Sú đỏ
14
Công
thức

Tỷ lệ sống và sinh trưởng của Mắm biển ở giai đoạn gieo ươm
TLS,% Do,mm H,cm
3 thg 6 thg 9 thg 3 thg 6 thg 9 thg 3 thg 6 thg 9 thg
C.thức 1 92,2
a

82,2
a
78,9
a
2,0 2,3 2,8 8,8
a
13,3
a
16,5
a
C.thức 2 85,6
b
81,1
a
75,6
a
2,0 2,3 2,8 9,5
b
14,2
b
16,2
b
C.thức 3 88,9
ab
85,6
a
81,1
a
2,0 2,5 3,0 10,5
c

15,5
c
17,5
c
Đ.chứng 87,8
ab
83,3
a
81,1
a
2,0 2,2 2,8 8,5
a
11,8
d
15,0
d
B.quân 88,6 83,1 79,2 2,0 2,3 2,8 9,3 13,7 16,3
Loài Dà vôi
C.thức 1 85,6
a
77,8
a
75,6
a
8,2 8,5 9,0 19,6
a
22,0
a
28,7
a

C.thức 2 85,6
a
77,8
a
75,6
a
8,3 8,4 8,9 17,9
b
25,7
b
30,8
b
C.thức 3 86,7
a
78,9
a
76,7
a
8,5 8,7 9,2 19,8
a
27,5
c
29,5
c
Đ.chứng 82,2
a
77,8
a
73,3
a

8,2 8,5 8,8 16,7
c
21,6
a
27,7
d
B.quân 85,0 78,1 75,3 8,3 8,5 9,0 18,5 24,2 29,2
Loài Mắm biển
C.thức 1 88,9
a
78,9
a
75,6
a
3,2 4,1 5,6 16,1
a
20,1
a
28,3
a
C.thức 2 88,9
a
77,8
ab
74,4
a
3,5 4,3 5,8 16,8
a
19,8
a

28,6
a
C.thức 3 77,8
ab
77,8
ab
74,4
a
3,6 4,6 5,9 23,1
b
28,6
b
36,1
b
Đ.chứng 74,4
b
74,4
b
72,2
a
2,5 3,9 5,2 14,7
c
18,9
c
26,7
c
B.quân 82,5 77,2 74,2 3,2 4,2 5,6 17,7 21,9 29,9
Ghi chú:
a, b, c, d
sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 95%

4.5. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng
4.5.1. Thí nghiệm lập địa trồng
Số liệu của Bảng 4.32 cho thấy sau 3 năm trồng, tỷ lệ sống trung bình tại
Côn Đảo của các loài trên lập địa với thể nền đá là 27,8% tương đương với tỷ
lệ sống ở dạng lập địa với thể nền sỏi (27,1%) và có sự khác biệt có ý nghĩa so
15
với lập địa với thể nền san hô, với tỷ lệ là 20,7%. Tại Phú Yên, tỷ lệ sống trên
2 dạng lập địa với thể nền đá và sỏi cũng gần như nhau 42,2% và 41,8%; trong
khi đó, trên lập địa san hô lại là 35,7%. Tại Phú Yên có tỷ lệ sống cao hơn tại
Côn Đảo do ở đây có 3 loài có tỷ lệ sống cao, trong khi Côn Đảo chỉ có Đưng
và Đâng có tỷ lệ sống cao còn 3 loài có tỷ lệ sống thấp. Trên lập địa có thể nền
đá loài Đưng có tỷ lệ sống đạt 50,2%, sỏi là 53,9%, san hô là 38,9%; loài Đâng
đạt 65,8% trên lập địa với thể nền đá, 59,3% trên sỏi và 53,2% trên san hô;
loài Mắm biển đạt 58,5% trên lập địa có thể nền đá, 59,3% thể nền sỏi và
48,7% trên nền san hô; các loài Sú đỏ, Dà vôi, Đước có tỷ lệ sống rất thấp 5 –
10% trên các lập địa nghiên cứu.
Bảng 4.32. Tỷ lệ sống (TLS, %), tăng trưởng chiều cao (Zh, cm) giữa các lập
địa và loài cây trồng trên các lập địa tại Côn Đảo và Nhất Tự Sơn
Địa
điểm
Lập
địa
Tỷ lệ sống và tăng trưởng bình quân các loài cây
6 tháng 1 năm 2 năm 3 năm
TLS,
%
Zh,
cm
TLS,
%

Zh,
cm
TLS,
%
Zh,
cm
TLS,
%
Zh,
cm
Côn
Đảo
Đá 50,0
a
12,0
a
32,7
a
23,1
a
31,1
a
46,3
a
27,8
a
67,7
a
Sỏi 50,2
a

16,5
b
32,2
a
27,7
b
31,3
a
52,9
b
27,1
a
71,1
b
S. hô 42,6
b
12,7
a
23,2
b
24,0
a
23,0
b
45,0
a
20,7
b
63,1
c

Nhất
Tự
Sơn
Đá 54,1
a
11,3
a
48,7
a
22,6
a
45,9
a
38,8
a
42,2
a
57,3
a
Sỏi 48,7
b
11,5
a
47,0
a
27,3
b
44,3
a
46,9

a
41,8
a
65,9
b
S. hô 47,9
b
7,0
b
44,5
b
23,1
a
40,3
b
41,5
a
35,7
b
54,6
a
Ghi chú:
a, b, c
là sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 95%
Tỷ lệ sống ở cả 2 địa điểm đều khá ổn định sau 2 – 3 năm trồng và cũng có sự
khác biệt giữa lập địa đá, sỏi so với lập địa san hô. Như vậy, yếu tố lập địa đã
ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của các loài, cụ thể lập địa với thể nền đá, sỏi
trồng rừng cho tỷ lệ sống tốt hơn.
Về tăng trưởng chiều cao, tại Côn Đảo và Phú Yên cho kết quả tăng
trưởng tốt nhất ở nghiệm thức trồng trên lập địa có nền sỏi, thấp ở lập địa có

nền san hô. Điều đó cho thấy lập địa sỏi phù hợp hơn so với 2 dạng lập địa kia,
có thể do lập địa sỏi có dinh dưỡng tốt hơn và mức độ ngập nước trung bình so
với lập địa đá ngập ít hơn, trong khi lập địa san hô lại ngập nhiều và sâu hơn.
Bên cạnh đó, sinh trưởng chiều cao của các loài theo lập địa tại Côn Đảo tốt
16
hơn so với Phú Yên, có thể do tại Côn Đảo có dinh dưỡng tốt hơn, và do biên
độ triều cao hơn; trong khi đó tại Phú Yên do hòn Nhất Tự Sơn khá gần khu
dân cư, nên có nhiều tác động bởi các hoạt động đánh bắt thủy sản và bị vùi
lấp bởi rác biển nhiều hơn. Yếu tố lập địa đã tác động lên khả năng sinh trưởng
của các loài cây thí nghiệm, cụ thể trồng trên lập địa có nền sỏi tốt nhất, tiếp
theo là lập địa có nền đá và thấp nhất là lập địa có nền san hô
4.5.2. Thí nghiệm trụ mầm
Bảng 4.35. Tỷ lệ sống (TLS, %), tăng trưởng chiều cao (Zh, cm) giữa các cách
trồng trụ mầm tại Côn Đảo và Nhất Tự Sơn
Địa
điểm
TN.
Trụ
mầm
Tỷ lệ sống và tăng trưởng bình quân các loài cây
6 tháng 1 năm 2 năm 3 năm
TLS,
%
Zh,cm TLS,
%
Zh,c
m
TLS,
%
Zh,c

m
TLS,
%
Zh,c
m
Côn
Đảo
C.th 1 56,1
a
23.4
a
37,8
a
40,7
a
34,7
a
59,9
a
30,0
a
94,5
a
C.th 2 57,5
a
21.9
ab
30,0
b
38,7

a
27,2
b
60,3
a
24,2
b
96,2
a
C.th 3 57,2
a
21.0
b
33,3
c
39,3
a
29,7
b
59,7
a
25,8
b
95,9
a
Nhất
Tự
Sơn
C.th 1 58,1
a

24,0
a
45,2
a
52,8
a
43,0
a
76,8
a
37,9
a
97,1
a
C.th 2 53,0
b
23,0
a
35,2
b
50,0
a
33,3
b
76,0
a
29,6
b
98,1
a

C.th 3 61,5
a
24,6
a
40,0
c
48,4
a
36,7
c
73,7
a
33,2
c
96,4
a
Ghi chú:
a, b, c
là sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 95%
Số liệu của Bảng 4.35 cho thấy sau 1 năm, 2 năm và 3 năm trồng, tỷ
lệ sống tại Côn Đảo và Phú Yên có sự khác nhau giữa nghiệm thức đào hố, lấp
đá so với 2 nghiệm thức còn lại. Trong khi tăng trưởng chiều cao lại không có
sự khác biệt về mặt thống kê giữa các cách trồng trụ mầm.
Nghiệm thức trồng trực tiếp trụ mầm bằng cách đào hố, đặt trụ mầm, sau lấp
đá xung quanh (C.thức 1) có tỷ lệ sống cao nhất; kế đến là tạo hố đặt bầu đất,
cắm trụ mầm (C.thức 3) và sau cùng là đào hố bổ sung bùn đất (C.thức 2).
Tăng trưởng chiều cao của các loài theo các công thức thí nghiệm là khá giống
nhau sau 3 năm thí nghiệm; trong đó công thức 2 đạt cao hơn, với 98.1 cm; kế
tiếp là công thức 1, với 97,1 cm và thấp nhất là công thức 3, với 96,4 cm.
Ở công thức thí nghiệm 1, tỷ lệ sống loài Đâng là 58,3%, Đưng là 39,9%,

Đước là 15,3%; công thức 2, tỷ lệ sống của Đâng là 34,5%, Đưng là 42,2%,
Đước là 11,4; công thức 3, Đâng đạt 46,2%, Đưng đạt 42,7% và Đước đạt chỉ
17
11%. Như vậy, trồng trực tiếp trụ mầm, loài Đâng thích hợp với công thức 1;
loài Đưng thích hợp với công thức 3.
4.5.3. Thí nghiệm phương thức trồng
Số liệu của Bảng 4.38 cho thấy sau 6 tháng trồng tỷ lệ sống trung bình
của các loài theo các công thức thí nghiệm có tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều
cao gần bằng nhau ở cả 2 địa điểm thí nghiệm và không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức trồng theo hàng, theo cụm hoặc theo
đám, nhưng tăng trưởng chiều cao lại có sự khác biệt giữa các phương thức
trồng tại Côn Đảo; trong khi tại Phú Yên lại có sự khác biệt giữa trồng theo
hàng với trồng theo cụm và theo đám.
Bảng 4. 38 Tỷ lệ sống (TLS, %), tăng trưởng chiều cao (Zh, cm) giữa các
phương thức trồng tại Côn Đảo và Nhất Tự Sơn
Địa
điểm
P.
thức
trồng
Tỷ lệ sống và tăng trưởng bình quân các loài cây
6 tháng 1 năm 2 năm 3 năm
TLS,
%
Zh,cm TLS,% Zh,cm TLS,
%
Zh,c
m
TLS,
%

Zh,c
m
Côn
Đảo
Hàng 55,8
a
10,2
a
30,4
a
18,6
a
24,7
a
42,4
a
21,3
a
59,9
a
Cụm 57,8
a
11,4
ab
32,0
ab
20,1
a
31,1
b

52,7
b
29,1
b
77,7
b
Đám 55,6
a
12,4
b
32,9
b
23,1
a
30,9
b
56,0
b
29,3
b
81,2
b
Nhất
Tự
Sơn
Hàng 52,7
a
9,4
a
38,2

a
18,7
a
32,5
a
40,8
a
28,9
a
57,5
a
Cụm 57,3
a
12,2
b
39,1
a
22,4
ab
37,8
b
49,2
b
35,5
b
71,5
b
Đám 57,8
a
13,1

b
46,4
b
25,3
b
38,0
b
51,4
b
35,6
b
74,0
b
Ghi chú:
a, b, c
là sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 95%
Sau 1 năm trồng tỷ lệ sống của các phương thức trồng đã có sự khác
biệt đáng kể, cao nhất là phương thức trồng theo đám và có sự khác biệt có ý
nghĩa so với trồng theo cụm và theo hàng ở cả 2 địa điểm thí nghiệm. Tương
tự như tỷ lệ sống, tăng trưởng chiều cao cũng cho thấy sự khác biệt theo hướng
tốt hơn ở phương thức trồng theo đám. Sự khác biệt này có thể do việc trồng
thành đám tập trung đã có tác dụng cản sóng cho nhau giữ cho cây bớt bị tác
động mạnh của sóng biển hơn, từ đó tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt hơn.
Sau 2 năm trồng, tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều cao của phương thức trồng
theo cụm đã phát huy tác dụng và đã có sự khác biệt so với trồng theo hàng.
18
Sau 3 năm thí nghiệm, phương thức trồng theo đám và trồng theo cụm đã có tỷ
lệ sống và sinh trưởng cao hơn so với trồng theo hàng. Cụ thể Dà vôi, Đưng,
Sú đỏ, Đước thích hợp trồng theo đám; trong khi Đâng, Mắm biển phù hợp
trồng theo cụm.

4.5.4. Thí nghiệm mật độ trồng
Kết quả thí nghiệm về mật độ trồng tại Côn Đảo và Phú Quý được thể hiện
trong Bảng 4.41.
Bảng 4.41. Tỷ lệ sống (TLS, %), tăng trưởng chiều cao (Zh, cm) giữa các
dạng mật độ trồng tại Côn Đảo và Phú Quý
Địa
điểm
Thí
nghiệm
mật độ
Tỷ lệ sống và tăng trưởng bình quân loài cây theo thời gian
6 tháng 1 năm 2 năm
TLS,% Zh,cm TLS,% Zh,cm TLS,% Zh,cm
Côn
Đảo
6.600 73,7
a
29,4
a
63,7
a
58,2
a
62,2
a
80,7
a
3.300 54,4
b
25,8

a
49,6
b
51,7
b
47,4
b
73,5
b
5.000 77,8
a
24,8
a
60,4
a
47,2
b
56,3
a
74,0
b
Phú
Quý
6.600 65,8
a
18,3
a
60,4
a
41,4

a
57,4
a
60,8
a
3.300 54,2
b
11,3
b
47,8
b
31,2
b
44,8
b
50,7
b
5.000 60,7
c
14,6
ab
54,7
c
37,0
a
52,2
c
58,9
a
Ghi chú:

a, b, c
là sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 95%
Sau 2 năm, cho thấy tỷ lệ sống của các loài theo các công thức thí nghiệm mật
độ trồng biến động từ 47,4% ở công thức 2 tại Côn Đảo hay 44,8% tại Phú
Quý, tăng lên 56,3 % ở công thức 3 tại Côn Đảo hay 58,9% tại Phú Quý , và
cao nhất là 62,2% ở công thức 1 tại Côn Đảo và 57,4 % tại Phú Quý. Như vậy,
trồng mật độ 6.600 cây/ha (C.thức 1) có tỷ lệ sống cao nhất; kế đến là mật độ
5.000 cây/ha (C.thức 3) và sau cùng là 3.300 cây/ha (C.thức 2). Tăng trưởng
chiều cao của các loài theo các công thức thí nghiệm tại Côn Đảo ghi trong
Bảng 4.41 chỉ ra rằng công thức 1 đạt cao nhất, với 80,7 cm; công thức 2 và
công thức 3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao gần như nhau, với 73,5 cm và
74,0 cm. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng chiều cao tại Phú Quý lại cho thấy
giữa mật độ 6.600 cây/ha và 5.000 cây/ha có sự khác biệt so với mật độ trồng
3.300 cây/ha; tuy nhiên, giữa 2 mật độ này lại không có sự khác nhau có ý
nghĩa thống kê. Điều này có thể lý giải rằng trồng mật độ dày đã có sự tương
19
tác theo hướng có lợi như hỗ trợ cản sóng, hạn chế bùn bã, rêu, tảo bám vào
cây trồng.
Như vậy, với mật độ trồng 5.000 cây/ha thích hợp đối với loài Mắm biển; mật
độ 6.600 cây thích hợp với Đưng, Đâng.
4.5.5. Thí nghiệm tuổi cây trồng
Bảng 4.44. Tỷ lệ sống (TLS, %), tăng trưởng chiều cao (Zh, cm) giữa các thí
nghiệm tuổi cây con trồng tại Côn Đảo và Phú Quý
Địa
điểm
Tuổi cây Tỷ lệ sống và tăng trưởng bình quân loài cây theo thời gian
6 tháng 1 năm 2 năm
TLS,% Zh,cm TLS,% Zh,cm TLS,% Zh,cm
Côn
Đảo

6 tháng 70,0
a
19,2
a
65,6
a
44,7
a
61,8
a
67,4
a
12 tháng 48,9
b
23,4
a
40,4
b
41,2
b
33,3
b
58,5
b
24 tháng 53,7
b
17,0
a
45,2
b

31,9
c
40,4
c
47,2
c
Phú
Quý
6 tháng 68,0
a
13,1
a
62,7
a
25,0
a
59,2
a
50,7
a
12 tháng 49,3
b
9,8
a
45,3
b
33,0
b
42,1
b

41,3
b
24 tháng 48,7
b
12,8
a
44,0
b
24,1
a
41,0
b
41,8
b
Ghi chú:
a, b, c
là sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 95%
Kết quả trình bày tại Bảng 4.44 cho biết tại Côn Đảo, tỷ lệ sống ở các
công thức thí nghiệm cũng có sự khác nhau rõ rệt, với nghiệm thức cây con 6
tháng tuổi có tỷ lệ sống sau 2 năm trồng là 61,8%, vượt xa nghiệm thức cây
con 12 và 24 tháng tuổi. Sinh trưởng chiều cao của nghiệm thức trồng bằng
cây con 6 tháng tuổi cũng cho tăng trưởng nhanh hơn (67,4 cm), trong khi cây
con 12 tháng tuổi và 24 tháng tuổi chỉ là 58,5 cm và 47,2 cm và có sự khác
biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Tương tự, tại Phú Quý tỷ lệ sống ở các công
thức thí nghiệm cũng có sự khác nhau rõ rệt, với nghiệm thức cây con 6 tháng
tuổi có tỷ lệ sống cao nhất 59,2% sau 2 năm trồng, vượt xa nghiệm thức cây
con 12 và 24 tháng tuổi là 41,3% và 41,8%. Về tăng trưởng chiều cao của
nghiệm thức trồng bằng cây con 6 tháng tuổi cũng cho tăng trưởng nhanh hơn
(50,7 cm), trong khi cây con 12 tháng tuổi và 24 tháng tuổi chỉ là 41,3 cm và
41,8 cm và đều có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tỷ lệ sống thấp ở các thí nghiệm ở tuổi cây 12 tháng và 24 tháng tuổi có
thể do tác động mạnh của sóng biển đã làm cho thân cây bị lung lay theo sóng,
dẫn đến làm vỡ bầu đất, chốc gốc và nổi lên và bị sóng làm va đập mạnh làm
20
mất khả năng bám của cây, gây nên tình trạng chết cây; trong khi cây con 6
tháng tuổi ít bị tác động của sóng hơn do thân nhỏ, cành lá ít đã hạn chế tác
động của sóng
4.5.6. Thí nghiệm biện pháp bảo vệ cây trồng
Bảng 4. 47. Tỷ lệ sống (TLS, %), tăng trưởng chiều cao (Zh, cm) giữa các
biện pháp bảo vệ cây trồng tại Côn Đảo và Phú Quý
Địa
điểm
Biện
pháp
bảo vệ
Tỷ lệ sống, tăng trưởng bình quân các loài cây theo thời gian
6 tháng 1 năm 2 năm
TLS,% Zh,cm TLS,% Zh,cm TLS,% Zh,cm
Côn C.thức 1 71,9
a
16,9
a
67,0
a
42,4
a
65,2
a
64,9
a

C.thức 2 59,3
b
18,7
a
53,3
b
43,9
a
49,6
b
65,9
a
C.thức 3 68,2
ac
13,6
b
52,2
b
36,4
b
48,5
b
63,3
a
Đ. chứng 63,1
bc
11,3
c
46,1
b

32,9
b
41,2
c
54,1
b
Phú C.thức 1 60,7
a
15,3
a
54,7
a
36,5
a
52,2
a
57,1
a
C.thức 2 63,3
ac
15,9
a
57,6
b
38,4
a
54,9
b
58,0
a

C.thức 3 66,0
c
12,3
b
60,9
c
33,6
ab
57,8
c
57,2
a
Đ. chứng 55,3
d
11,5
b
48,4
d
31,0
b
44,7
d
50,3
b
Ghi chú:
a, b, c
là sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 95%
Kết quả tại Bảng 4.47 cho ta thấy rằng sau 2 năm trồng tỷ lệ sống biến
động từ 41,2% ở nghiệm thức đối chứng, tăng lên 48,5% ở nghiệm thức tạo bờ
đá vuông góc với đường bờ (C.thức 3), tiếp đến nghiệm thức sử dụng cọc gỗ

49,6 % (C.th2) và, cao nhất ở nghiệm thức tạo bờ đập cản sóng song song với
đường bờ 65,2 % (C.thức 1). Tương tự như tỷ lệ sống, tăng trưởng về chiều
cao của các loài ở công thức 2 cũng cao nhất, với 65,9 cm; kế đó là công thức
1, với 64,9 cm; công thức 3 là 63,3 cm và; thấp nhất là đối chứng, với 54,1
cm. Sự khác biệt này thực sự có ý nghĩa về mặt thống kê cả về tỷ lệ sống và
tăng trưởng chiều cao giữa các biện pháp bảo vệ cây trồng thiết lập so với đối
chứng.
4.5.7. Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng ven các đảo VBPN
4.5.7.1. Lựa chọn lập địa và loài cây trồng
- Trên nhóm dạng lập địa A (thể nền đá, ngập thấp, mặn nặng và trung bình):
Không nên trồng rừng
21
- Trên dạng lập địa B (thể nền đá, ngập trung bình và cao, độ mặn cao và trung
bình): trồng Đâng, Mắm biển.
- Trên dạng lập địa C (nền sỏi; ngập thấp; độ mặn trung bình và cao): Đưng.
- Trên dạng lập địa D (nền sỏi, cát; ngập trung bình, cao; độ mặn trung bình,
cao): trồng Mắm biển, Đâng.
- Trên dạng lập địa E (nền san hô; ngập thấp; độ mặn trung bình và cao):
Không nên trồng rừng
- Trên dạng lập địa F (nền san hô; ngập trung bình, cao; độ mặn trung bình,
cao): trồng Mắm biển, Đâng.
4.5.7.2.Tiêu chuẩn cây con
Cây con xuất vườn cho trồng rừng trên tại các đảo VBPN trên nền cát, đá, sỏi,
vụn san hô được đề xuất theo từng loài (Bảng 4.50)
Bảng 4.50. Tiêu chuẩn cây con để trồng rừng tại các đảo VBPN
Loài cây Kích thước
bầu
Đường
kính cổ rễ
Chiều

cao
Số cặp lá Thời gian
nuôi dưỡng
Mắm biển 12 x 25 cm 0,5 cm 30 cm 3 – 4 6 tháng
Đưng 12 x 25 cm 1,7 cm 65 cm 3 - 4 6 tháng
Đâng 12 x 25 cm 1,2 cm 35 cm 3 - 4 6 tháng
4.5.7.3.Biện pháp kỹ thuật trồng rừng
- Phương thức trồng
+ Cách 1: Trồng theo cụm, cự ly cụm cách nhau 5 x 5 m, cự ly giữa các cây
0,7 x 0,7 m.
+ Cách 2: Trồng theo đám, cự ly đám cách nhau 10 x 10 m, cự ly giữa các cây
0,7 x 0,7 m.
Trồng hỗn giao theo đám hoặc theo cụm, bao gồm 2 - 3 loài, hoặc trồng thuần
loài.
- Mật độ trồng
+ Trồng mật độ 5.000 cây/ha, trồng 12 cây/cụm hoặc 50 cây/đám.
+ Trồng mật độ 6.600 cây/ha, trồng 16 cây/cụm hoặc 66 cây/đám.
- Phương pháp trồng
+ Trên dạng lập địa B trồng bằng cây con ươm trong bầu nhựa, tuổi cây 6
tháng hoặc bằng trụ mầm đối với Đưng, Đâng với mật độ 5.000 cây/ha cây con
hoặc 6.600 cây/ha đối với trụ mầm.
22
+ Trên dạng lập địa C và D trồng theo phương pháp trồng bằng cây con ươm
trong bầu nhựa, tuổi cây 6 tháng; hoặc bằng trụ mầm đối với Đưng, Đâng; mật
độ trồng 6.600 cây
+ Trên dạng lập địa F trồng bằng cây con được nuôi dưỡng trong vườn ươm
trong bầu nhựa 6 tháng tuổi đối với Mắm biển, Đâng hoặc bằng trụ mầm đối
với Đưng, Đâng.
- Thời vụ trồng
Trồng vào tháng 3 đến tháng 5 đối với cây con có bầu, trồng trụ mầm vào

tháng 5 đối với Đưng và tháng 8 – 10 đối với Đâng.
- Kỹ thuật trồng:
+ Đối với cây trồng bằng trụ mầm: Dùng xà beng, đục sắt đào xuống lớp san
hô tạo ra các hố, kích thước tối thiểu 20 x 20 x 30 cm. Trồng trụ mầm xuống
sâu từ 1/3 - 1/2 chiều dài quả, đóng cọc gỗ dài 1,5 m, đường kính > 3 cm, sâu
40 - 50 cm, dùng dây cột cố định trụ mầm vào cọc, để hạn chế tác động của
sóng, sau đó dùng đá, sỏi chèn chặt xung quanh gốc.
+ Đối với trồng bằng cây con: Dùng xà beng, đục sắt đào hố kích thước 30 x
30 x 40 cm. Đưa cây vào hố, trước khi lấp đất xé bỏ vỏ túi bầu, không làm vỡ
bầu, dựng cây đứng thẳng, lấp đát cao hơn mặt bãi từ 5 - 10 cm; đóng cọc giữ
cây. Cọc cắm dài 2 m, đóng sâu từ 0,5 – 0,7 m cách gốc 10 cm, buộc dây cố
định thân cây vào cọc.
- Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng
+ Thu dọn rong, rác, tạp vật đưa ra khỏi lô rừng, dựng cây đứng thẳng.
+ Trồng dặm vào những vị trí cây đã chết và mất; tiến hành trồng dặm trong
hai năm tiếp theo sau khi trồng.
+ Kiểm tra hàng tháng, nếu thấy lá cây bị đóng nhiều rong nhớt, bùn bã phải
tiến hành làm sạch lá và thân cây bằng biện pháp thủ công.
+ Bảo vệ rừng: Thường xuyên thăm rừng, phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi
xâm hại đến rừng, phát hiện sâu bệnh hại để có biện pháp đối phó.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
4.1. Về thành phần và phân bố các loài cây ngập mặn
- Đã thống kê và ghi nhận có 46 loài cây phân bố trên các thể nền cát, đá, sỏi,
vụn san hô tại các đảo vùng biển phía Nam, trong đó vùng đồng bằng sông
23
Cửu Long có 32 loài cây hiện diện thuộc 17 họ thực vật, với 22 loài ngập mặn
chính thức và 10 loài cây tham gia; vùng Đông Nam Bộ có 33 loài thuộc 20 họ
thực vật, với 24 loài cây ngập mặn chính thức và 9 loài tham gia; vùng Nam
Trung Bộ có 29 loài hiện hữu của 20 họ thực vật, với 19 loài cây ngập mặn

chính thức và 10 loài cây tham gia rừng ngập mặn
- Đề xuất được 5 loài cây/vùng có tiềm năng đưa vào gây trồng thử nghiệm
trên thể nền cát, đá, sỏi, vụn san hô tại các đảo vùng biển phía Nam, đó là Xu
ổi (Xylocarpus granatum), Đước (Rhizophora apiculata), Vẹt dù (Bruguiera
gymnozhiza), Mắm trắng (Avicennia alba) cho các đảo vùng đồng bằng sông
Cửu Long; Đâng (Rhizophora stylosa), Sú đỏ (Aegiceras floridum), Đưng
(Rhizophora mucronata), Đước, Dà vôi (Ceriops tagal) cho vùng các đảo
Đông Nam Bộ và Mắm biển (Avicennia marina), Đâng, Đước, Đưng, Sú đỏ
cho các đảo vùng ven biển Nam Trung Bộ.
4.2. Về lập địa và phân chia lập địa
- Phân chia các đảo VBPN thành 3 vùng lập địa theo điều kiện thủy triều, bao
gồm: (1) các đảo ven biển Nam Trung Bộ và các đảo ngoài khơi, (2) các đảo
vùng biển Đông Nam Bộ và, (3) các đảo vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi
vùng lập địa được chia ra 20 dạng lập địa dựa trên cơ sở tổ hợp 3 nhân tố là
chế độ ngập triều, thể nền và độ mặn; toàn vùng có 6 dạng nhóm lập địa chính.
4.3. Về đặc điểm sinh lý sinh thái loài cây lựa chọn
- Cả 6 loài cây lựa chọn đều sống được trên dạng thể nền cát, sỏi; trong khi
trên dạng đá chỉ có các loài Sú đỏ, Dà vôi và Đâng sinh sống; trên dạng san hô
chỉ thấy có Đâng, Sú đỏ tồn tại.
- Các loài cây lựa chọn thích ứng được với độ mặn 15- 35‰ và phù hợp được
với độ ngập cao (Dà vôi, Sú đỏ), trung bình ( Đước, Đâng, Mắm biển) và sâu
(Đưng).
- Các loài cây lựa chọn đều có dạng phân bố cụm.
- Mật độ của các quần xã có cây lựa chọn phân bố trung bình 3.674 cây/ha,
biến động khá lớn từ 1.017 – 7.291 cây/ha.
4.4. Về kỹ thuật gieo ươm
- Hỗn hợp bầu thích hợp cho gieo ươm các loài cây Mắm biển, Sú đỏ và Đước
là 39% cát, vụn san hô + 50% bùn đất RNM + 10% phân vi sinh + 1% NPK
(20 : 20 : 15);
24

- Hỗn hợp ruột bầu thích hợp cho Dà vôi, Đưng và Đâng là 59% cát, vụn san
hô + 30% bùn + 10% vi sinh + 1% NPK (20 : 20: 15).
4.5. Về kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô
- Dạng lập địa có thể nền đá, sỏi và san hô có thể trồng được rừng ngập mặn
với tỷ lệ sống bình quân chung đạt trên 30%. Trong đó, các loài Đưng có tỷ lệ
sống đạt 50,2%, Đâng đạt 65,8%, Mắm biển đạt 58,5% trên dạng lập địa có thể
nền đá; lập địa với thể nền sỏi, Đưng đạt 53,9%, Đâng đạt 59,3% và Mắm
biển đạt 59,3%; lập địa với thể nền san hô Đưng đạt 38,9%, Đâng đạt 53,2%
và Mắm biển đạt 48,7%.
- Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều cao của các loài trồng theo đám, theo cụm
cao hơn và khác biệt so với trồng theo hàng.
- Mật độ trồng thích hợp cho trồng rừng trên các đảo VBPN là 6.600 cây/ha và
5.000 cây/ha
- Trồng bằng cây con 6 tháng tuổi cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất.
- Tạo bờ đập cản sóng song song với đường bờ và sử dụng cọc gỗ làm giá đỡ
đảm bảo cho cây trồng có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt .
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho 3 loài cây có triển vọng
trồng trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô tại các đảo ven bờ phía Nam là Mắm
biển, Đưng và Đâng trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục nội dung nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật trồng trên theo các dạng
lập địa chủ yếu ở tại các đảo vùng biển phía Nam để bổ sung hoàn thiện kỹ
thuật trồng theo các dạng lập địa đã phân chia.
- Tiếp tục theo dõi, đánh giá các mô hình trồng rừng thí nghiệm về các biện
pháp kỹ thuật trồng rừng ở các địa điểm nghiên cứu để có kết luận đầy đủ về
các kết quả của thí nghiệm.
- Cần có thêm các nội dung nghiên cứu về chọn, tạo giống 3 loài cây có triển
vọng là Đâng, Đưng và Mắm biển theo hướng tăng khả năng thích ứng với
điều kiện khắc nghiệt của các lập địa trồng rừng nơi biển, đảo.
- Trên cơ sở đề xuất các loài cây trồng, bảng phân chia lập địa và các biện

pháp kỹ thuật trồng rừng ngập mặn của luận án, các địa phương có thể tham
khảo và lựa chọn các biện pháp phù hợp để nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ sinh
trưởng, chất lượng rừng trồng trên các vùng ven biển, đảo nước ta.

×