DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Đọc là
1
2
3
4
5
6
ĐC
GV
HS
SGK
TN
TP
Đối chứng
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Thực nghiệm
Thành phố
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
Tên biểu đồ
Trang
1
2
3
Biểu đồ so sánh kết quả học tập của 2 lớp thực nghiệm
và đối chứng tại trường Tiểu học Quyết Thắng
Biểu đồ so sánh kết quả học tập của 2 lớp thực nghiệm
và đối chứng tại trường Tiểu học Quyết Thắng
Biểu đồ so sánh kết quả học tập của 2 lớp thực nghiệm
và đối chứng tại trường Tiểu học Quyết Thắng
50
52
54
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
STT
Số bảng
Tên bảng
Trang
1
2
3
4
5
6
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng
Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng
Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng
Bảng thống kê điểm thực nghiệm
Tỉ lệ điểm của các lớp thực nghiệm và đối
chứng qua 3 bài kiểm tra
Bảng tổng hợp phiếu điều tra
50
52
53
55
55
56
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 2
2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 2
3.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh 3
3.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê 3
3.4. Phương pháp thực nghiệm 3
4. Đóng góp của khóa luận 4
5. Cấu trúc của đề tài 4
CHƢƠNG 1. TÌM HIỂU ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5 5
1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 5
1.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 7
1.2. Địa lý dân cư – dân tộc 10
1.2.1. Đặc điểm dân số Việt Nam 10
1.2.2. Dân tộc 11
1.2.3. Sự phân bố dân cư 12
1.3. Sự phát triển kinh tế 13
1.3.1. Nông nghiệp 13
1.3.2. Lâm nghiệp và thủy sản 22
1.3.3. Công nghiệp 26
1.3.4. Giao thông vận tải 31
1.3.5. Thương mại và du lịch 34
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ
HỘI VIỆT NAM ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN VÀO GIẢNG DẠY
CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5 39
Bài 8: Dân số nước ta 39
Bài 10 : Nông nghiệp 42
Bài 14: Giao thông vận tải 44
Bài 15: Thương mại và du lịch 46
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM 48
3.1. Mục đích thực nghiệm 48
3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 48
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm 48
3.4. Tổ chức thực nghiệm 48
3.5. Nội dung thực nghiệm 49
3.6. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm 49
3.7. Tiến hành thực nghiệm 49
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu dạy học ở bậc tiểu học nhằm bước đầu hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách của con người, là nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ
thông và cho toàn hệ thống giáo dục quốc dân. Để đạt được mục tiêu này cần
phải đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của
học sinh. Một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp đó là giáo viên
phải nắm chắc kiến thức để có thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ
dàng và đầy đủ nhất.
Trong bộ môn Tự nhiên - Xã hội lớp 4 và lớp 5 phân môn địa lí chiếm vai
trò quan trọng, cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, ban đầu về tự
nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam và các châu lục trên thế giới. Trên cơ sở đó
giúp học sinh vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và
là cơ sở để học sinh học tập môn địa lí ở các bậc học tiếp theo. Phần địa lí Việt
Nam chiếm đa số trong chủ đề địa lí ở tiểu học hiện nay. Trong chương trình lớp
4, phần địa lí cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, những đặc điểm tiêu
biểu về thiên nhiên, con người của các vùng trên nước ta. Địa lí lớp 5 cung cấp
cho các em kiến thức cơ bản, những đặc điểm tiêu biểu về các đặc điểm tự
nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam, một số hiện tượng địa lí châu lục, của khu
vực Đông Nam Á và một số nước điển hình ở các châu lục trên thế giới.
Trong thực tế hiện nay ở các trường tiểu học, nhất là các trường vùng sâu,
vùng xa do điều kiện còn khó khăn nên giáo viên chỉ chú trọng dạy 2 môn Toán
và Tiếng Việt mà chưa chú trọng nhiều tới việc giảng dạy tự nhiên – xã hội.
Chính vì vậy mà hiệu quả dạy và học tự nhiên – xã hội chưa cao.
Hơn nữa, trong chương trình đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng và Đại
học, phần địa lí chỉ được học rất ít. Khối lượng kiến thức nhiều, thời gian nghiên
cứu ít, bởi thế nhiều nội dung chưa được tìm hiểu kĩ. Để trang bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết và để dạy học tốt hơn môn địa lí sau này, đồng thời
giúp cho nhiều sinh viên tiểu học có thể tham khảo những nội dung kiến thức
2
chuyên sâu, nên chúng tôi chọn đề tài ‘‘Tìm hiểu địa lí kinh tế - xã hội Việt
Nam để giảng dạy chủ địa lí lớp 5’’ là nội dung khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Khóa luận tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất về địa lí kinh tế - xã hội
Việt Nam có liên quan đến chủ đề địa lí lớp 5.
- Trên cơ sở tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về địa lí kinh tế - xã hội
Việt Nam, đề tài thiết kế giáo án vận dụng để giảng dạy chủ đề địa lí lớp 5.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
có liên quan đến chủ đề địa lý lớp 5.
- Thông qua những kiến thức chung khái quát được, thiết kế một số giáo án
trong chương trình lớp 5.
- Tiến hành thực nghiệm tại trường tiểu học, phân tích kết quả thực nghiệm
rút ra kết luận cần thiết.
2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về điều kiện và thời gian nghiên cứu nên tôi chỉ tập trung
nghiên cứu những vấn đề địa lí kinh tế - xã hội có liên quan đến chương trình
địa lí lớp 5 để thiết kế và vận dụng chúng vào giảng dạy phần địa lí Việt Nam
trong chủ đề địa lí lớp 5.
Địa bàn nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học
Quyết Thắng – Thành phố Sơn La.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1 . Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Phương pháp nghiên cứu này giúp chúng ta tiếp cận vấn đề nhanh hơn.
Việc thu thập tài liệu về mặt lí luận giúp chúng ta hiểu kĩ hơn, sâu hơn và cắt
nghĩa được các hiện tượng, sự vật và các mối quan hệ địa lí ở Việt Nam.
Sau khi thu thập được những tài liệu cần thiết tiến hành hệ thống hóa, sắp
xếp các tài liệu, thông tin thu được có liên quan tới nội dung nghiên cứu theo
một cấu trúc khoa học với kết cấu chặt chẽ, các nguồn tài liệu được lựa chọn
3
theo từng nội dung cụ thể để có hệ thống khái quát giải thích cho chúng ta hiểu
những vấn đề cơ bản về địa lí Việt Nam.
3.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh
Bản đồ, biểu đồ tranh ảnh là nguồn tài liệu hết sức quan trọng trong việc
khai thác vấn đề địa lí Việt Nam cho giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn địa lí
cũng như những người muốn tìm hiểu tới môn địa lí.
Nghiên cứu biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh nhằm tìm hiểu về lí thuyết từ đó vận
dụng vào thực tiễn giảng dạy để đạt dược hiểu quả dạy học, giúp học sinh hiểu
bài nhanh hơn, nhớ bài lâu và kĩ hơn.
3.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Các số liệu thống kê có ý nghĩa quan trọng cho việc hình thành các tri thức
về khái quát đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền,
quốc gia, khu vực và thế giới, phân tích các số liệu thống kê để có thể nhận xét
đánh giá đúng đắn.
Trong phân môn địa lí cho học sinh làm quen với phương pháp sử dụng và
phân tích số liệu là một trong những biện pháp làm tăng vốn hiểu biết về thực
tiễn của các em bởi vì các số liệu thống kê không chỉ có trong các tài liệu địa lí
mà chúng còn được giới thiệu rộng rãi trên các báo cáo, tạp chí, tài liệu thông tin
đại chúng.
Trong khóa luận chương thực nghiệm, tôi đã sử dụng rất nhiều phương
pháp phân tích số liệu thống kê như: thống kê kết quả học tập của học sinh, số
lượng học sinh… Qua các số liệu thống kê được, phân tích và đưa ra những
nhận xét, đánh giá một cách khoa học, chính xác hơn về thực tiễn của đề tài.
3.4. Phương pháp thực nghiệm
Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài. Để
kiểm nghiệm các giáo án đã soạn xem có thực sự phù hợp, chúng tôi tiến
hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Quyết Thắng – TP. Sơn La. Trên cơ sở
những kết quả thu được sẽ khẳng định kết quả của đề tài. Phương pháp này
được tiến hành qua việc kiểm tra đánh giá sau khi học và qua việc thăm dò
qua phiếu điều tra.
4
4. Đóng góp của khóa luận
- Đề tài hoàn thành là tư liệu tham khảo, cung cấp những kiến thức cơ bản
nhất về kinh tế - xã hội Việt Nam có liên quan đến chủ đề địa lí lớp 5. Cho bản
thân người nghiên cứu, cho các sinh viên sư phạm ngành tiểu học và những
người muốn nghiên cứu về vấn đề đó.
- Đề tài còn cung cấp cho sinh viên sư phạm phương pháp cách vận dụng
chúng vào giảng dạy ở trường tiểu học.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam có liên quan đến chủ
đề địa lí lớp 5;
Chương 2: Vận dụng những kiến thức địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam để
thiết kế một số giáo án vào giảng dạy chủ đề địa lí lớp 5;
Chương 3: Thực nghiệm.
5
CHƢƠNG 1
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5
1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp
Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông là biển Đông.
Hệ tọa độ địa lí trên đất liền được xác định như sau:
- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23
0
23’B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
- Điểm cực Nam ở vĩ độ 8
0
30’B, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh
Cà Mau.
- Điểm cực Tây ở kinh độ 102
0
09’Đ, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên.
- Điểm cực Đông ở kinh độ 109
0
24’Đ, tại bán đảo Hòn Gốm, tỉnh Khánh Hòa.
Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ
6
0
50’B và từ khoảng kinh độ 101
0
Đ đến 117
0
20’Đ tại Biển Đông.
Đất nước Việt Nam là khối thống nhất bao gồm lãnh thổ trên đất liền, vùng
trời và vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền tài sản quốc gia, trong đó có rất
nhiều đảo và quần đảo.
Diện tích lãnh thổ đất liền của nước ta là 331212 km
2
(Niên giám thống kê
2009). Nếu tính đến đường cơ sở, thì tổng diện tích đất liền và nội thủy là
khoảng 560 nghìn km
2
.
Nhà nước ta tuyên bố lãnh thổ hải Việt Nam rộng khoảng 12 hải lý, ở phía
ngoài đường cơ sở ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là biên giới của nước ta.
Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành vùng biển 24 hải
lý. Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở vùng biển
này, nước ta có quyền hoàn toàn riêng biệt về mặt kinh tế như: có chủ quyền
hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, sử dụng và bảo vệ tất cả các tài nguyên
6
thiên nhiên, quyền riêng biệt về thiết lập các công trình, đảo nhân tạo, quyền
riêng biệt về nghiên cứu khoa học và bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường.
Thềm lục địa Việt Nam gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần
kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra lãnh hải Việt Nam cho đến bờ
ngoài của lục địa. Nơi nào bờ ngoài rìa lục địa cách đường cơ sở chưa đến 200
hải lý thì thềm lục địa được mở rộng ra cách đường cơ sở 200 hải lý. Nước ta có
chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác và bảo vệ và quản lý các tài
nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Dọc theo bờ biển nước ta suốt từ Bắc vào Nam có khoảng 4000 nghìn đảo
lớn nhỏ, tập trung nhiều nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
(vịnh Bắc bộ) và các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau thuộc vùng biển Tây Nam nước
ta (trong vịnh Thái Lan). Cách bờ tương đối xa, từ 170 đến 250 hải lý là huyện
Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) và huyện Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, nóng ẩm, ở giữa vùng
Châu Âu gió mùa, lại ở rìa phía đông bán đảo Trung - Ấn, thông ra Thái Bình
Dương qua Biển Đông. Chính điều này tạo nên nền tảng của tự nhiên nước ta là
thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Với lãnh thổ
trải gần 15 vĩ tuyến, sự phân hóa không gian của thiên nhiên Việt Nam khá lớn.
Nước ta nằm ở vị trí giao nhau của vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. Những
hoạt động mác ma ứng với các vành đai sinh khoáng này đã làm cho tài nguyên
khoáng sản của nước ta rất đa dạng.
Nước ta còn nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của thực vật thuộc
các khu hệ Hymalaya Malaixia – Inđônêxia và Ấn Độ Mianma. Những luồng di
cư này chủ yếu diễn ra vào thời kỳ tân kiến tạo và làm phong phú thêm các khu
hệ thực, động vật ở nước ta bên cạnh các loài đặc hữu.
Chính các đặc điểm này làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng,
phong phú mà nhiều nơi trên thế giới không có được.
Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các
nước trong khu vực và với các nước khác trên thế giới nhờ có vị trí địa lí khá
đặc biệt.
7
Về kinh tế, Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc
tế quan trọng với nhiều cảng biển như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài
Gòn… và các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất… cùng các
tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường biển hàng không nối liền nước ta
với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, tạo điều kiện cho
nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Hơn thế nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở
nối ra biển, thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông bắc Thái Lan và
Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát
triển các ngành kimh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách
mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
Về văn hóa – xã hội, vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử,
văn hóa xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta
chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng
giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Theo quan điểm địa lí chính trị và địa lý quân sự, nước ta có vị trí đặc biệt
quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm
với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt Biển Đông đối với nước ta
là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế
và bảo vệ tổ quốc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Nước ta có tới hơn 3/4 diện tích là đồi núi, không đến 1/4 là đồng bằng.
Điều kiện địa hình đồi núi làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phân
hóa theo chiều kinh tuyến rõ rệt từ Bắc vào Nam và sự phân hóa theo đai cao.
Chính đặc điểm địa hình của nước ta đã tạo ra nét đặc sắc trong sử dụng tự
nhiên, với sự tương tác giữa miền núi, trung du và vùng châu thổ, với các dòng
vật chất, năng lượng trao đổi giữa miền núi và đồng bằng theo các lưu vực sông.
8
Sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa đồng
bằng và miền núi, trung du đã tạo ra những tiền đề tự nhiên cho sự hình thành
những cấu trúc kinh tế khác nhau, bổ sung cho nhau.
1.1.2.2. Điều kiện khí hậu
Khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới thể hiện ở
tổng xạ ở miền Bắc trên 120 kcal/cm
2
/năm, còn ở miền Nam 130 kcal/cm
2
/năm.
Cân bằng bức xạ quanh năm dương ở miền Bắc là 86 kcal/cm
2
/năm, còn ở miền
Nam là 112 kcal/cm
2
/năm. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 27
0
C. Tổng nhiệt độ
hoạt động là từ 8000 – 10000
0
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho
nước ta trồng từ các loại cây ưa nhiệt của vùng nhiệt đới (bông, lúa gạo…), cho
đến các cây của xứ cận nhiệt hay ôn đới.
Tính chất ẩm thể hiện ở lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000 mm. Độ
ẩm không khí thường xuyên trên 80%. Lượng mưa, ẩm trong năm ở hầu hết các
vùng nước ta đáp ứng được nhu cầu của cây trồng, vật nuôi.
Sự phân hóa khá mạnh mẽ của các loại hình khí hậu và của mùa khí hậu
làm cho nước ta diện tích tuy không lớn, nhưng mùa nào thức ấy, nông sản rất
phong phú nhờ việc bổ sung của các nông sản theo các mùa thu hoạch khác
nhau từ Bắc vào Nam.
Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa và độ ẩm lớn cũng
gây ra những khó khăn trở ngại: các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán gây
tổn thất cho sản xuất; gây khó khăn cho các hoạt động giao thông vận tải, du
lịch, công nghiệp khai thác.
1.1.2.3. Tài nguyên nước
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc trung bình khoảng 0,5 – 1,0
km/km
2
. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Cả nước có
2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Hệ thống sông ngòi nước ta có ý
nghĩa kinh tế rất lớn. Các hệ thống sông tạo nên các đồng bằng lớn như đồng
bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, dải đồng bằng hẹp duyên hải miền
Trung, các cánh đồng giữa núi. Điều kiện thủy lợi thuận lợi, cho phép các đồng
bằng này phát triển nền nông nghiệp lúa nước và các ngành kinh tế khác. Ven
9
sông có nhiều địa điểm thuận lợi cho việc lập làng, phát triển các đô thị. Nhiều
trung tâm công nghiệp, dịch vụ đều được phân bố ven sông. Ven sông có các
cảng sông, thậm chí có cảng ý nghĩa quốc tế như cảng Cần Thơ. Ngoài ra, sông
ngòi nước ta còn có giá trị rất lớn về thủy điện.
1.1.2.4. Tài nguyên đất
Nước ta có hai nhóm đất chính là đất ferarit ở miền núi và đất phù sa ở
đồng bằng.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phần lớn diện tích đồi núi
của nước ta là đất ferarit loại đất này thích hợp cho trồng cây công nghiệp.
Ngoài đất ferarit còn một số loại đất khác. Đất xám phù sa cổ ở rìa Đồng bằng
sông Hồng và tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, có khả năng phát triển cây
công nghiệp và cây ăn quả.
Đất bazan được tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, một phần Đông Nam Bộ.
Đây là loại đất rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp (đặc biệt cao su, cà
phê…) trên quy mô lớn.
Ở các châu thổ dọc theo các thung lũng, đất phù sa chiếm ưu thế. Hai đồng
bằng rộng nhất đồng thời là hai vựa lúa lớn nhất của nước ta có nhiều diện tích
đất phù sa. Đây là loại đất tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao, có độ pH trung tính,
rất thích hợp cho việc trồng lúa nước.
Ngoài đất phù sa, ở vùng đồng bằng tồn tại các loại đất khác (đất mặn, đất
chua mặn ven biển, đất cát, đất gây hóa trong các vùng trũng, đất lầy thụt than
bùn), nhưng giá trị đối với sản xuất nông nghiệp bị hạn chế rất nhiều.
1.1.2.5. Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật
Các hệ sinh thái ở nước ta rất đa dạng và phong phú, gồm có các hệ sinh
thái: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa; hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới; hệ sinh
thái rừng thưa nhiệt đới và xavan; hệ sinh thái trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt;
hệ sinh thái do ảnh hưởng của độ cao.
Sự đa dạng sinh học ở nước ta nổi bật so với các nước khác có cùng quy
mô lãnh thổ, và ngay cả các nước lân cận. Trên cả nước có tới 14.624 loài thực
vật thuộc gần 300 họ. Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài. Về cây trồng,
10
nước ta cũng có hơn 200 loài. Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học là nguồn gen
quý giá mà chúng ta còn chưa hiểu hết, đồng thời cũng là nguồn đạm động vật to
lớn, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm và
công nghiệp nhẹ.
1.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản nước ta khá phong phú về thể loại: các khoáng sản nhiên liệu –
năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, nước khoáng. Đến
nay đã phát hiện được hơn 3500 mỏ và điểm quặng của hơn 80 loại khoáng sản,
nhưng mới có 300 mỏ của 30 loại khoáng sản được đưa vào khai thác.
Nước ta có một số khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, là điều kiện
vật chất cho việc xây dựng một số ngành công nghiệp trọng điểm, đồng thời tạo
ra nguồn hàng xuất khẩu khoáng sản chủ lực của đất nước.
1.2. Địa lý dân cƣ – dân tộc
1.2.1. Đặc điểm dân số Việt Nam
1.2.1.1. Việt Nam là một nước đông dân
Nước ta có diện tích vào loại trung bình đứng thứ 58 trên thế giới, nhưng
dân số lại thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. Theo số liệu điều tra dân
số toàn quốc lần thứ nhất (1/4/1979) dân số nước ta có 52,46 triệu người. Đến
thời điểm tổng điều tra dân số lần thứ 2 (1/4/1989), dân số Việt Nam đã tăng
lên 64,41 triệu người, tại cuộc tổng điều tra dân số cả nước lần thứ 3 vừa qua
(1/4/1999), dân số Việt Nam đã đạt 76,34 triệu người và tại cuộc tổng điều tra
dân số lần thứ 4 dân số nước ta là 85,78 triệu người. Đến năm 2004, dân số
nước ta có 82,0 triệu người. Năm 2012 có 89,0 triệu người. Với số dân này,
nước ta đứng hàng thứ 13 trong tổng số hơn 220 quốc gia trên thế giới.
Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng hàng thứ 3 sau Inđônêxia
(vào năm 2012: 241,0 triệu người) và Philippin (năm 2012: 96,2 triệu người).
Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Với dân số đông,
nước ta có nguồn lao động dồi dào. Đồng thời đây còn là thị trường tiêu thụ rộng
lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta hiện nay, dân số đang là một trở ngại
11
lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống tinh thần
và vật chất cho nhân dân.
1.2.1.2. Dân số tăng nhanh
Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện
tượng bùng nổ dân số. Trong 70 năm (1921 – 1990), dân số nước ta tăng thêm
50,7 triệu người, trong 35 năm đầu (1921 – 1955) chỉ tăng thêm 9,4 triệu, còn 35
năm sau (1956 – 1990) đã tăng thêm 41,3 triệu người.
Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
nên thời gian qua mức gia tăng dân số ở nước ta có giảm đi (1989 – 1999) tỉ lệ
gia tăng dân số là 1,7%, giai đoạn (2002 – 2005) là 1,32%, tuy giảm nhưng còn
chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. So
với khả năng kinh tế của đất nước, nhất là trong điều kiện mức gia tăng dân số
cao. Nước ta vẫn tiếp tục phải duy trì mức gia tăng dân số thấp hơn nữa để đảm
bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc
nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
1.2.2. Dân tộc
1.2.2.1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc
Theo tổng cục thống kê công bố ngày 2/3/1979 đã xác định 54 dân tộc khác
nhau đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc
bản địa, có quá trình hình thành và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ
nước, cùng sống chung dưới mái nhà của Việt Nam thống nhất .
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Việt (Kinh) chiếm đa số
(86,2% dân số cả nước), các thành phần dân tộc còn lại sinh sống rải rác suốt từ
bắc vào nam, nhưng chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước.
Về mặt số lượng, sau người Việt là người Tày, Thái, Khơme. Mỗi tộc
người có số dân trên một triệu, tổng cộng chiếm 4,3% dân số cả nước. Các tộc
người có số dân từ 50 vạn đến gần 1 triệu, là người Hoa, Mường, Nùng,
12
H’Mông, Dao. Các tộc người khác có số lượng ít hơn, dao động từ hai ba chục
vạn tới vài trăm người.
Về ngôn ngữ, ở nước ta tồn tại bốn ngữ hệ phân bố ở Đông Nam Á, trong
đó ngữ hệ Nam Á là lớn nhất. Ngữ hệ này bao gồm ngôn ngữ của các cư dân có
địa bàn cư trú từ miền núi đến đồng bằng, từ Nam vào Bắc. Ngữ hệ Thái và Hán
– Tạng, về mặt lịch sử chủ yếu phân bố ở miền Bắc, ngữ hệ Nam Đảo gồm một
số ngôn ngữ ở miền Trung và Tây Nguyên.
1.2.2.2. Sự phân bố các dân tộc ở nước ta
Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng,
ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên, có thể
chia ra thành các khu vực có đặc điểm riêng.
Khu vực miền núi phía Bắc (từ đèo ngang trở ra) tập trung 31 trong 54 dân
tộc, thuộc 7 trong 8 nhóm ngôn ngữ và 2 trong 3 ngữ hệ trong cả nước. Trong số
các dân tộc ở phía Bắc, đông đảo hơn cả là người Tày, người Nùng, người
H’Mông, Dao.
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên, đây là khu vực có rất nhiều tộc người,
gồm các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á với nhóm ngôn ngữ Việt – Mường
(người Chứt), nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme (Bana, Xơđăng, Bru – Vân kiều,
Cơtu…) và ngữ hệ Nam Đảo với các nhóm ngôn ngữ Giarai, Êđê… Đông nhất
trong số các tộc người này là người Giarai, Êđê, Bana, Bru – Vân kiều.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các tộc người Chăm,
Khơme cư trú thành từng vệt riêng hoặc xen kẽ, hòa nhập văn hóa với người
Kinh. Riêng người Hoa cư trú chủ yếu ở các thành phố lớn, nhất là ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
1.2.3. Sự phân bố dân cư
1.2.3.1. Tình hình chung
Cũng giống như các nước trên thế giới, sự phân bố dân cư ở nước ta phụ
thuộc vào các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử. Tùy theo từng thời gian
và lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động một cách khác nhau để tạo nên một
bức tranh phân bố dân cư như hiện nay.
13
Năm 2004 với số dân 82,0 triệu người sống trên diện tích hơn 33 vạn km
2
,
mật độ dân số trung bình toàn quốc là 249 người/km
2
. So với năm 1989, mật độ
dân số tăng thêm 53 người/km
2
. Mật độ dân số nước ta cao hơn mật độ dân số
thế giới cũng năm 2004 là 5,2 lần và vượt xa các nước láng giềng trong khu vực
(Lào 24 người/km
2
, Campuchia 72 người/km
2
, Trung Quốc 135 người/km
2
).
1.2.3.2. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều
Các vùng đồng bằng chiếm 38% diện tích cả nước, nhưng lại có hơn 80%
dân số. Ngược lại, trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm 1/2 diện
tích cả nước nhưng chỉ có gần 20% dân số.
Có những tỉnh mật độ dân số chỉ dưới 40 người/km
2
như Lai Châu, Kon
Tum, lại có những vùng nông thôn của Đồng bằng sông Hồng mật độ dân số
trên 1000 người/km
2
. Các vùng nằm dọc hai con sông lớn sông Hồng và sông
Cửu Long có mật độ dân số cao: các tỉnh Hưng Yên 1205 người/km
2
, Thái Bình
1158 người/km
2
, Nam Định 1181 người/km
2
ở Đồng bằng sông Hồng; các tỉnh
Vĩnh Long 702 người/km
2
, Tiền Giang 701 người/km
2
, Cần Thơ 628 người/km
2
ở vùng phù sa ngọt của đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng vên biển có mật độ
dân số 100 – 200 người/km
2
, còn các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có
mật độ dân số dưới 100 người/km
2
. Các vùng thành phố lớn có mật độ dân số rất
cao: Thủ đô Hà Nội 3265 người/km
2
, Thành phố Hồ Chí Minh 2651 người/km
2
.
Dân cư nước ta phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn khoảng 3/4
dân số nước ta sống ở nông thôn, chỉ có khoảng 1/4 dân số sống ở thành thị.
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao
động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, thực hiện chính sách chuyển cư phù hợp,
thúc đẩy sự phân bố dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
1.3. Sự phát triển kinh tế
1.3.1. Nông nghiệp
1.3.1.1. Điều kiện phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Nông nghiệp có những đặc điểm đặc thù khác hẳn với ngành kinh tế khác.
Từ những đặc điểm đó, có thể thấy sự phát triển và phân bố của ngành này phụ
14
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Chính vì thế, các
nhân tố quan trọng hàng đầu là đất đai, khí hậu và nguồn nước.
Đất đai
Đất đai là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố
nông nghiệp, đặc biệt là đối với ngành trồng trọt.
Nước ta có hai nhóm đất chính là đất ferarit ở miền núi và đất phù sa ở
đồng bằng. Tùy theo các nhân tố, điều kiện hình thành và mức độ tác động của
con người, các loại đất có sự phân hóa khác nhau.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phần lớn diện tích đồi núi
của nước ta là đất ferarit loại đất này thích hợp cho trồng cây công nghiệp. ngoài
đất ferarit còn một số loại đất khác. Đất xám phù sa cổ ở rìa Đồng bằng sông
Hồng và tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, có khả năng phát triển cây công
nghiệp và cây ăn quả. Đất đen (macgalit) phát triển trên đá bazơ (đá bazan, đá
vôi) thường gặp ở các thung lũng đá vôi, phân bố nhiều ở miền núi phía Bắc.
Loại đất này rất thích hợp để trồng các loại cây có giá trị (quế, chè, thuốc lá…).
Đất bazan được tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, một phần Đông Nam Bộ.
Đây là loại đất rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp (đặc biệt cao su, cà
phê…) trên quy mô lớn.
Ở các châu thổ dọc theo các thung lũng, đất phù sa chiếm ưu thế. Hai đồng
bằng rộng nhất đồng thời là hai vựa lúa lớn nhất của nước ta có nhiều diện tích
đất phù sa. Đây là loại đất tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao, có độ pH trung tính,
rất thích hợp cho việc trồng lúa nước.
Ngoài đất phù sa, ở vùng đồng bằng tồn tại các loại đất khác (đất mặn, đất
chua mặn ven biển, đất cát, đất glây hóa trong các vùng trũng, đất lầy thụt than
bùn), nhưng giá trị đối với sản xuất nông nghiệp bị hạn chế rất nhiều.
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô hạn. Trước
thực trạng nguồn đất đang bị thoái hóa, việc khai thác cần phải đi đôi với việc
bảo vệ nhằm phát triển một nền nông nghiệp biền vững, hiệu quả.
15
Khí hậu
Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu của nước ta cơ bản
là nhiệt đới. Do hình thể kéo dài theo chiều kinh tuyến ở rìa Đông Nam lục địa
châu Á nên chế độ nhiệt có sự khác giữa các vùng. Từ đèo Hải Vân trở ra chịu
ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đới phía Bắc tràn xuống nên hàng năm
có một mùa đông lạnh và một mùa hè nóng. Từ đèo Hải Vân trở vào nóng quanh
năm với một mùa khô và một mùa mưa.
Tính chất nhiệt đới làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời rất lớn. Chế độ mưa
phong phú, trung bình năm đạt 1.500 - 2000 mm. Khí hậu nước ta còn có sự
phân hóa đa dạng theo chiều Bắc Nam, theo mùa và theo độ cao. Miền Bắc có
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh. Ở vùng núi cao vào mùa này
rét đậm và có sương giá. Miền Nam có khí hậu nhiệt đới điển hình với mùa khô
và mùa mưa rõ rệt. Miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa hai miền Bắc Nam.
Tác động của khí hậu với nông nghiệp nước ta trước hết là việc cung cấp
bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng sinh
trưởng, phát triển quanh năm và năng suất cao hơn. Hơn nữa, độ ẩm không khí
cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy
nở hoa kết trái. Điều kiện sinh thái nóng ẩm giúp cho cây ngắn ngày có thể tăng
thêm từ một đến hai vụ trong năm. Đối với cây dài ngày, có thể khai thác nhiều
đợt, nhiều vụ.
Trên bình diện cả nước, các đặc trưng về khí hậu tạo điều kiện bố trí được
một tập đoàn cây trồng vật nuôi bao gồm cả nhiệt đới và ôn đới phù hợp với hệ
sinh thái theo hướng phát triển bền vững ở vùng núi cao trên 1.500m khí hậu
quanh năm mát mẻ cho phép có thể hình thành tập đoàn cây trồng vật nuôi có
nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Lượng tích ôn đới thuận lợi cho việc tạo ra nhiều
vụ. Riêng miền Bắc, mùa đông lạnh là tiền đề để phát triển cây vụ đông.
Bên cạnh những thuận lợi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây ra nhiều
trở ngại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp. Tính chất biến động và sự phân hóa
về khí hậu có những mặt trái của nó như bão, lũ lụt, hạn hán … mà trong những
năm gần đây, cường độ có chiều hướng gia tăng. Vùng này đang bị úng lụt trong
16
khi các vùng khác lại thiếu nước nghiêm trọng. Sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi
dễ dàng phát triển thành dịch lớn. Điều này làm tăng thêm tính chất bấp bênh
vốn có của một nền nông nghiệp nhiệt đới và đòi hỏi phải có phương sách hữu
hiệu và đầu tư thích đáng để giảm thiểu thiên tai.
Nguồn nước
Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có nguồn nước phong phú. Do các hệ
thống sông lớn của nước ta bắt nguồn từ các nước láng giềng (hệ thống sông
Hồng từ Trung Quốc, hệ thống sông Mã, sông Cả từ Lào, sông Cửu Long thuộc
hệ thống sông Mê Công từ Mianma …) nên khối lượng nước mặt lớn hơn nước
mưa. Lượng nước mưa hàng năm tương đối lớn càng tạo điều kiện cho sự phong
phú của nguồn nước mặt.
Mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp và tương đối dầy đặc. Các vùng
nông nghiệp trù phú gắn liền các hệ thống sông lớn. Lưu vực sông Hồng - Thái
Bình bao trùm toàn bộ không gian nông nghiệp Bắc Bộ. Các lưu vực sông miền
Trung (sông Mã, Cả, Gianh, Hương, Thu Bồn, Trà Khúc, sông Ba …) đồng thời
cũng là vùng lúa. Hệ thống sông Đồng Nai, Cửu Long bao phủ lên không gian
nông nghiệp Đông, Tây Nam Bộ. Ngoài nguồn nước sông ngòi còn bồi đắp một
khối lượng phù sa khổng lồ cho nông nghiệp.
Bên cạnh nước mặt, nguồn nước ngầm nước ta cũng rất phong phú. Tài
nguyên nước ngầm cũng góp phần quan trọng cho nông nghiệp, đối với các
vùng có mùa khô khắc nghiệt (Tây Nguyên), nước ngầm được khai thác để tưới
tiêu và phục vụ sinh hoạt.
Tài nguyên nước phong phú, song lại phân bố không đều về thời gian và
không gian. Đây là khó khăn với hoạt động nông nghiệp.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Nguồn lao động
Số dân nước ta đông và tốc độ gia tăng dân số còn cao. Vì thế, nguồn lao
động dồi dào thường xuyên được bổ sung và chất lượng lao động (trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ) bước đầu được cải thiện, tuy chưa đáp ứng kịp yêu cầu
của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng trước công cuộc đổi mới.
17
Trong điều kiện như vậy, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát
triển nông nghiệp theo chiều rộng (khai hoang, mở rộng diện tích) và theo chiều
sâu (thâm canh).
Tuy nhiên, nguồn lao động đông cũng là một khó khăn cho nông nghiệp.
Số lao động hàng năm tăng lên với nhịp độ nhanh, mà phần đông là kĩ thuật
thấp, hay là lao động phổ thông, đã làm nóng thêm tình hình việc làm ở khu vực
này. Hơn nữa, nguồn lao động chưa được sử dụng hợp lí và phân bố không đều
giữa các ngành và các vùng trong cả nước. Phần lớn lao động tập trung ở các
vùng đồng bằng, nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,
và chủ yếu trong ngành trồng trọt.
Như vậy, nguồn lao động với tính chất hai mặt của nó đã tạo ra những
thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.
Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Vì thế, từ lâu nông nghiệp đã được
Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu.
Liên tục từ năm 1986, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Đường lối đổi mới trong nông nghiệp
là nguyên nhân quan trọng nhất của những thành tựu to lớn mà nông nghiệp đã
đạt được trong những năm qua. Đại hội VI của Đảng (1986) đã vạch ra đường
lối đổi mới, đã xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp.
Các hộ gia đình có quyền tự quyết trong các hoạt động sản xuất của họ. Nhờ vậy
mà người nông dân phấn khởi đầu tư nâng cao năng suất. Từ năm 2000, chính
phủ có quyết định về trang trại, tạo ra giai đoạn mới trong phát triển kinh tế
trang trại ở nước ta. Chính sách nông nghiệp bao gồm các chính sách giá, chính
sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn và chính sách đầu tư.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng nông thôn tuy còn thiếu và chất lượng còn hạn chế nhưng đã
tạo được những điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế nông thôn. Hầu hết các
xã có thể giao lưu bằng ôtô nhờ hệ thống giao thông nông thôn; các tuyến đường
quốc lộ huyết mạch đã nối các vùng kinh tế của cả nước, miền núi với đồng bằng,
18
nông thôn với các trung tâm kinh tế lớn và với các cửa khẩu. Những tiến bộ trong
việc điện khí hóa nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rút ngắn khoảng
cách giữa nông thôn và thành thị, đưa công nghệ mới vào công nghiệp hóa nông
thôn. Cơ khí hóa trong nông nghiệp đã có những bước tiến mới.
Ngoài những nhân tố kể trên còn nhiều nhân tố khác nữa như thị trường
tiêu thụ sản phẩm (trong nước và quốc tế), tiến bộ khoa học kĩ thuật nông
nghiệp… Tất cả tạo thành một hệ thống thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế
vào loại quan trọng hàng đầu này của đất nước.
1.3.1.2. Địa lí các ngành nông nghiệp
Ngành trồng trọt
Sản xuất lương thực
Ở nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt,
nhằm đảm bảo lương thực cho trên 80 triệu dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
và nguồn hàng cho xuất khẩu. Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để
đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát
triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. Tuy
nhiên, thiên tai (bão lụt, hạn hán…) và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản
xuất lương thực; có năm thiên tai diễn ra trên diện rộng.
Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là:
Bằng cách tăng vụ và khai hoang mở rộng diện tích nên diện tích gieo trồng
lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (năm 1990), 7,5
triệu ha (năm 2002), sau đó giảm nhẹ còn hơn 3,7 triệu ha (năm 2005). Bình
quân lương thực trên đầu người không ngừng tăng, năm 2003 đạt 466 kg/người,
trong đó riêng thóc là 427kg.
Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng
đại trà các giống mới, nên năng suất và sản lượng lúa tăng mạnh, nhất là vụ đông
xuân. Hiện nay, năng suất lúa đã đạt 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm,
năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm). Sản lượng lúa cũng tăng mạnh từ 19,2 triệu tấn năm
1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
19
Việt Nam từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong
nước, đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Hiện nay
bình quân lương thực có hạt trên đầu người của nước ta là 470 kg/năm. Lượng
gạo xuất khẩu ở mức 3 – 4 triệu tấn/năm.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước,
chiếm trên 50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng
lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000 kg/năm. Đồng bằng sông
Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai chỉ chiếm 15,8% diện tích, 20,2%
sản lượng lúa cả nước.
Sản xuất cây thực phẩm
Rau, đậu các loại là nguồn thực phẩm quan trọng. Rau đậu được trồng ở khắp
các địa phương, tập trung hơn cả là ở các vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh, Hải Phòng…). Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều
nhất là ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đậu các
loại là trên 20 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Điều kiện khí hậu đa dạng cho phép trồng được quanh năm nhiều loại rau
đậu. Vụ đông xuân có bắp cải, su hào, súp lơ, cải củ, cà chua, đậu, cô – ve, đậu
bở, khoai tây… Vụ hè thu có rau muống, bầu bí, mướp, ớt, tỏi, dưa chuột…
Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: Khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều cây công nghiệp, có thể
phát triển cây công nghiệp tập trung; nguồn lao động dồi dào; đã có mạng lưới
cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn là ở chỗ thị
trường thế giới về sản phẩm cây công nghiệp có nhiều biến động, hàng của ta
chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường khó tính.
Cây công nghiệp ở nước ta gồm có cây công nghiệp lâu năm và cây công
nghiệp hàng năm. Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là
khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu
ha (chiếm hơn 65%).
20
Cây công nghiệp nước ta chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
Sự phát triển mạnh sản xuất các cây công nghiệp chủ lực đã đưa Việt Nam lên vị
trí hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu cà phê, điều và hồ tiêu. Cà phê chủ yếu
được trồng trên đất badan ở Tây Nguyên. Ngoài ra, còn trồng ở Đông Nam Bộ
và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám
bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên,
một số tỉnh ở Duyên hải miền Trung. Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan
ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. Điều được trồng nhiều
nhất ở Đông Nam Bộ. Dừa được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây nguyên.
Các cây công nghiệp hàng năm ở nước ta chủ yếu là mía, lạc, đậu tương,
bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá. Các vùng chuyên canh mía đường được phát
triển ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc
màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk. Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Đồng
Tháp. Vùng trồng đay truyền thống là ở Đồng bằng sông Hồng, còn vùng trồng
cói lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
Nước ta có nhiều tiềm năng về tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả.
Nhiều sản phẩm đã nổi tiếng từ xưa như cam Xã Đoài; bưởi Đoan Hùng, Phúc
Trạch, Biên Hòa; nhãn Hưng Yên; xoài Lái Thiêu, Cao Lãnh; đào Sa Pa; mận
Lạng Sơn…
Tuy nhiên sự phát triển của ngành này chậm và thiếu ổn định. Năm 2002 cả
nước có khoảng 643,5 nghìn ha cây ăn quả các loại. Tỉ trọng của nó trong cơ cấu
giá trị sản xuất ngành trồng trọt dao động từ 9% năm 1990 xuống 7,5% năm
1995 và 7,1% năm 2002.
Trong tương lai cần chú trọng đầu tư và phát triển một số vùng sản xuất có
tính hàng hóa lớn như vùng xoài tập trung ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long, vùng cam Phủ Quỳ (Nghệ An), vùng vải thiều tập trung ở Lục Ngạn
21
(Bắc Giang), vùng mận ở Bắc Hà (Lào Cai), …, đồng thời chú ý đến khâu chế
biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ngành chăn nuôi
Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước
ta từng bước tăng khá vững chắc. Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đang
tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, trang trại theo hình thức công nghiệp. Các sản
phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị
sản xuất của ngành chăn nuôi.
Những điều kiện thúc đẩy chăn nuôi phát triển là: cơ sở thức ăn cho chăn
nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm
của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp; các dịch vụ về giống, thú y
đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
Mặc dù có nhiều tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - hội, nhưng hiện nay ngành
chăn nuôi của nước ta phát triển chưa mạnh. Tỷ trọng của nó trong cơ cấu giá trị
sản xuất nông nghiệp mới đạt sấp xỉ 1/5 (trong thập kỉ 90, năm cao nhất đạt
20,7%). Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành chăn nuôi đã có song còn chậm .
Chăn nuôi lợn và gia cầm
Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Đàn lợn cả nước có
26,5 triệu con (năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại. Chăn nuôi
gia cầm tăng mạnh với tổng đàn 250 triệu con (năm 2003), nhưng do dịch bệnh
nên năm 2005 tổng đàn gia cầm còn khoảng 220 triệu con. Chăn nuôi gà công
nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ sở công nghiệp chế biến thịt. Chăn
nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu Long.
Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
Chăn nuôi gia súc ăn cỏ dựa vào các đồng cỏ tự nhiên. Đàn trâu ổn định ở
mức 2,9 triệu con, trong khi đàn bò từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu (đầu thập niên
80 của thế kỉ XX), đến năm 2005 đã là 5,5 triệu con và có xu hướng tăng mạnh.
Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả