Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề cương chi tiết học phần môn Luật tố tụng dân sự HPI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.37 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Môn: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (HPI)
1.Tên học phần : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
2.Số đơn vị học trình: Hai (2)
3.Trình độ cho sinh viên: Năm thứ 3 và năm thứ 4
4.Phân bổ thời gian:
-Lên lớp: 60 % (18 tiết)
-Thảo luận: 10% (3 tiết)
-Tự học có hướng dẫn: 30% (9 tiết)
5.Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học sau các học phần:
-Giới thiệu chung về hệ thống pháp luật Việt Nam
- Luật Dân sự
- Luật lao động
- Luật Thương mại
- Luật đất đai
- Luật hôn nhân và gia đình
6. Mục tiêu của học phần :
• Truyền đạt những kiến thức cơ bản của tố tụng dân sự cho sinh viên như khái
niệm, các nguyên tắc cơ bản, vấn đề thẩm quyền xét xử của Tòa án, vấn đề về
chứng cứ và chứng minh, án phí và các chi phí tố tụng.
• Xây dựng phương pháp tư duy cho sinh viên về mặt khoa học cho những nội
dung kiến thức đã truyền đạt nêu trên để từ đó sinh viên tự nghiên cứu, đánh
giá, phê bình về các quy định của pháp luật hiện hành so với những kiến thức
khoa học đã lĩnh hội được.
• Sinh viên tự so sánh, nhận xét về những đặc thù trong những kiến thức chung
đó với các thủ tục tố tụng khác như tố tụng hình sự, tố tụng hành chính và rộng
1
hơn, so sánh với pháp luật tố tụng dân sự của một số mô hình tố tụng trên thế
giới.
7. Mô tả vắn tắn nội dung học phần:


Học phần được cấu trúc thành các chương: Khái niệm và các nguyên tắc của luật tố
tụng dân sự Việt Nam, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, thẩm quyền xét xử của Tòa
án nhân dân, chứng cứ và hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự và án phí, lệ phí
trong tố tụng dân sự
8.Tài liệu học tập:
8.1 Văn bản pháp luật:
A- Văn bản quan trọng:
1. -Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 15/06/2004
2. -Luật Luật sư
3. -Luật tổ chức TAND 02/04/2002
4. -Luật tổ chức VKSND 02/04/2002
5. -Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngày 04/10/2002
6. -Pháp lệnh Kiểm sát viên ngày 04/10/2002
7. -NQ của HĐTP TATC hướng dẫn phần những quy định chung của Bộ luật TTDS ngày
31/03/2005
8. -NQ số 04 của HĐTP TATC về chứng minh và chứng cứ ngày 17/09/2005
9. -NQ số 1036 của UBTVQH về giao thẩm quyền xét xử ngày 27/07/2006
B- Văn bản bổ sung:
1. -Bộ luật dân sự ngày 14/06/2005
2. -Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 29/11/2006
3. -Luật hôn nhân và gia đình 2000
4. -Luật Quốc tịch Việt Nam 20/05/1998
5. -Luật Thương mại ngày 14/06/2005
8.2 Sách, Giáo Trình:
1. Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp
(2006)
2
2. Tống Công Cường, Luật Tố tụng dân sự Việt Nam- Nghiên cứu so sánh, NXB
ĐH Quốc gia Tp.HCM (2007)
3. Bộ Tư pháp, Một số vấn đề về luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa nhân dân

Trung Hoa, số 3 (2004)
4. Bộ Tư pháp, Tổng hợp ý kiến đóng góp về Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự,
Thông tin khoa học pháp lý, số 1 (2004)
5. Phạm Văn Lợi (chủ biên), Chế định thẩm phán: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Tư pháp (2004)
6. Tưởng Duy Lượng, Bình luận một số án dân sự và hôn nhân gia đình, NXB
Chính trị Quốc gia (2001)
8.3 Tạp chí:
1. Ngô Vĩnh Bạch Dương, Vấn đề áp dụng hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự ở
Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8 (2001)
2. Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5
(2005)
3. Nguyễn Thái Phúc, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Bộ luật tố
tụng dân sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10 (2005)
4. Nguyễn Thái Phúc, Những chức năng cơ bản trong tố tụng dân sự, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 12 (2005)
5. Phan Chí Hiếu, Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh theo Bộ luật
tố tụng dân sự và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 6 (2005)
6. Vũ Văn Nhiêm, Về chế độ hai cấp xét xử, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7
(2003)
9.Phương pháp giảng dạy
-Giảng lý thuyết
-Thảo luận
-Tự học có hướng dẫn
10.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
10.1 Hình thức đánh giá bộ phận
-Dự lớp
3

-Thái độ tham gia thảo luận
-Kiểm tra thường xuyên
10.2 Hình thức thi kết thúc học phần
-Thi viết
-Thi vấn đáp
10.3 Điểm học phần:
80% điểm thi kết thúc học phần 20% các điểm đánh giá bộ phận
11.Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1:
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TTDS (3 TIẾT)
1. Một số khái niệm trong luật tố tụng dân sự
1.1 Khái niệm vụ việc dân sự
1.1.1 Khái niệm vụ án dân sự:
- Là các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, tranh chấp lao động….
- Tranh chấp là tình trạng xung đột về lợi ích pháp lý giữa ít nhất
từ hai chủ thể trở lên.
- Vụ án dân sự là đối tượng của thủ tục giải quyết vụ án dân sự
1.1.2 Khái niệm việc dân sự:
- Là những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh ,
thương mại, lao động.
- Không có xung đột về lợi ích pháp lý nhưng yêu cầu Tòa án
công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý.
- Việc dân sự là đối tượng của thủ tục giải quyết việc dân sự.
1.2 Khái lược trình tự tố tụng dân sự
1.2.1 Trình tự giải quyết vụ án dân sự
- Thủ tục sơ thẩm
- Thủ tục phúc thẩm
4
- Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

- Thi hành án dân sự
1.2.2 Trình tự giải quyết việc dân sự
- Trình tự sơ thẩm
- Trình tự phúc thẩm
1.3 Khái niệm Luật tố tụng dân sự
1.3.1 Khái niệm
Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh về các hoạt động
tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
1.3.2 Đối tượng điều chỉnh
- Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự là các quan hệ xã hội phát sinh
giữa các chủ thể tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
- Bao gồm các nhóm quan hệ như giữa Tòa án và các đương sự, giữa Tòa án
với các chủ thể hỗ trợ tư pháp, giữa cơ quan thi hành án với đương sự…
1.3.3 Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự là cách thức mà các QPPL
tố tụng dân sự tác động vào các quan hệ xã hội.
- Gồm có phương pháp định đoạt và phương pháp mệnh lệnh
2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự
2.1 Khái niệm
2.1.1 Khái niệm
- Nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự là những tư tưởng chủ đạo định
hướng cho toàn bộ các hoạt động tố tụng dân sự.
- Đặc điểm của nguyên tắc cơ bản là
+ Tính khách quan
+ Tính chủ quan
+ Tính quy phạm
2.1.2 Ý nghĩa
5
- Là nền tảng có tính định hướng cho việc xây dựng pháp luật tố tụng dân sự.
- Là tư tưởng chỉ đạo cho việc giải thích và áp dụng pháp luật tố tụng dân sự

trên thực tế.
2.2 Nội dung các nguyên tắc
2.2.1 Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự
- Cơ sở pháp lý: Điều 3 BLTTDS
- Nội dung: Yêu cầu mọi chủ thể phải tuân thủ triệt để các quy định của
BLTTDS kể cả các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hay những
người tham gia tố tụng khác.
- Ý nghĩa: Bảo đảm tính công minh của pháp luật, tránh mọi sự vi phạm, nhũng
nhiễu, lạm quyền hay những biểu hiện tiêu cực khác. Đồng thời cũng yêu cầu các chủ
thể tham gia tố tụng phải nghiêm chỉnh chấp hành những phán quyết của Tòa án.
2.2.2 Nguyên tắc bình đẳng quyền và nghĩa vụ
- Cơ sở pháp lý: Điều 8 BLTTDS
- Nội dung: Mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan khi tham gia vào trong họat động
TTDS đều có sự bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự không phân biệt
dân tộc nam nữ, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, hình thức sở
hữu, hình thức tổ chức và những vấn đề khác.
- Ý nghĩa: Đảm bảo cơ hội như nhau cho mọi chủ thể khi tham gia tố tụng dân
sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2.2.3 Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự
- Cơ sở pháp lý: Điều 11 BLTTDS
- Nội dung: Khi xét xử án dân sự, Hội thẩm nhân dân bắt buộc phải tham gia
phiên tòa dân sự sơ thẩm.
- Ý nghĩa: Thể hiện hình thức dân chủ XHCN khi hội thẩm là người đại diện
của nhân dân trực tiếp tham gia xét xử vụ án.
2.2.4 Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật
- Cơ sở pháp lý: Điều 12 BLTTDS
6
- Nội dung: Thể hiện trong quan hệ giữa các thành viên của Hội đồng xét xử với
nhau, với TA cấp trên, với Chánh án. Đồng thời còn yêu cầu sự độc lập giữa Tòa án

với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức khác.
- Ý nghĩa: Bảo đảm tính khách quan, công minh của bản án, quyết định.
2.2.5 Nguyên tắc xét xử tập thể
- Cơ sở pháp lý: Điều 14 BLTTDS
- Nội dung: Khi xét xử vụ án dân sự theo mọi thủ tục tố tụng thì luôn gồm một
hội đồng các thành viên. Cụ thể, Hội đồng xét xử gồm hai Hội thẩm nhân dân, một
thẩm phán ở cấp sơ thẩm hoặc ba thẩm phán ở cấp phúc thẩm. Trong thủ tục đặc biệt
xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cũng gồm hội đồng ba thẩm phán
hoặc tất cả các thành viên của Ủy ban thẩm phán (cấp tỉnh) hay Hội đồng thẩm phán
(Tòa án nhân dân tối cao).
Khi xét xử tập thể thì hệ quả là phán quyết phải được biểu quyết theo đa số.
- Ý nghĩa: Đảm bảo tránh những sai lầm, sơ suất của cá nhân trong trường hợp
chỉ một người xét xử. Đồng thời bảo đảm cho các phán quyết được kỹ càng, thận
trọng hơn.
2.2.6 Nguyên tắc xét xử công khai
- Cơ sở pháp lý: Điều 15 BLTTDS
- Nội dung: Khi xét xử những vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc
thẩm, mọi người đều có thể tham dự phiên tòa.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ xét xử kín nhằm bảo vệ bí mật nhà
nước, bí mật kinh doanh hay bí mật đời tư; hoặc đối với người dưới 16 tuổi không
được tham dự phiên tòa. Ngoài ra, những phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm thì
không mở công khai.
- Ý nghĩa: Đảm bảo sự giám sát của nhân dân với việc xét xử của Tòa án, tăng
cường tính trách nhiệm của Tòa án. Đồng thời, nhằm giáo dục tuyên truyền pháp luật
trong nhân dân.
2.2.7 Nguyên tắc hai cấp xét xử
- Cơ sở pháp lý: Điều 17 BLTTDS
- Nội dung: Bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay. Các
chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị để xét xử phúc thẩm lại. Bản án, quyết định
7

phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay. Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp
xét xử mà là một thủ tục đặc biệt xem xét lại án đã có hiệu lực pháp luật.
- Ý nghĩa: Đảm bảo cho bản án, quyết định được chính xác, công minh; phòng
tránh những sai lầm, vi phạm có thể xảy ra khi giải quyết vụ án lần thứ nhất.
2.2.8 Nguyên tắc tự định đoạt của đương sự
- Cơ sở pháp lý: Điều 5 BLTTDS
- Nội dung: Vì vụ việc dân sự là những tranh chấp, yêu cầu về các quan hệ của
luật tư- có liên quan đến lợi ích tư của các đương sự nên chỉ các đương sự mới có
quyền tự định đoạt về các lợi ích đó. Tự định đoạt thể hiện ở việc các đương sự có
quyền khởi động quá trình tố tụng dân sự, có quyền thay đổi, bổ sung những yêu cầu
Tòa án giải quyết, có quyền chấm dứt hoạt động tố tụng dân sự…
- Ý nghĩa: Là cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính các đương sự,
tránh sự can thiệp của Tòa án. Quyền tự định đoạt của đương sự là động lực, cơ sở
cho các hoạt động tố tụng dân sự.
2.2.9 Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự
- Cơ sở pháp lý: Điều 10 BLTTDS
- Nội dung: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án có trách nhiệm
phải tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận về việc giải quyết vụ án. Trong
các giai đoạn khác, hòa giải được khuyến khích chứ không mang tính bắt buộc. Nội
dung hòa giải phải trên cơ sở sự tự nguyện đích thực của các đương sự, không thể ép
buộc, đe dọa hay lừa dối.
- Ý nghĩa: Hòa giải thành nhằm tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí tiền bạc cho
chính các đương sự cũng như cho nhà nước.
Chương 2
CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (6 tiết)
1.Chủ thể tiến hành tố tụng
1.1 Cơ quan tiến hành tố tụng
1.1.1 Tòa án nhân dân
- Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo quy định của hiến pháp, pháp
luật hiện hành của nước ta

8
- Khái quát về cơ cấu tổ chức và những thiết chế có thẩm quyền xét xử dân sự.
- Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Tòa án trong tố tụng dân sự.
1.1.2 Viện kiểm sát nhân dân
- Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo quy định của hiến pháp và pháp
luật hiện hành. Đặc biêt, chức năng của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát các hoạt
đông tư pháp được theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát 2002.
- Khái quát tổ chức hệ thống viện kiểm sát nhân dân nước ta.
- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng dân sự.
- Những trường hợp Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia phiên tòa xét xử vụ
án dân sự, giải quyết việc dân sự và những trường hợp không bắt buộc.
- Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự.
1.2 Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự
- Là những chủ thể theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự, có quyền áp
dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc dân sự.
- Gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Kiểm sát viên.
1.2.1 Chánh án
- Là người lãnh đạo mỗi cấp Tòa án.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án trong tố tụng dân sự.
1.2.2 Thẩm phán
- Tiêu chuẩn thẩm phán
- Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng dân sự
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của thẩm phán
1.2.3 Hội thẩm nhân dân
- Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân
- Vai trò, chức năng của Hội thẩm trong tố tụng dân sự
- Thời điểm tham gia tố tụng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội thẩm

9
1.2.4 Thư ký Tòa án
- Là chức danh độc lập trong tố tụng dân sự, nhưng có vai trò chủ yếu là giúp đỡ
thẩm phán.
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thư ký Tòa án
1.2.5 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
- Là người đứng đầu mỗi cấp Viện kiểm sát
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện trưởng Viện kiểm sát
1.2.6 Kiểm sát viên
- Tiêu chuẩn kiểm sát viên
- Vai trò, vị trí của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên
2.Chủ thể tham gia tố tụng
2.1 Đương sự
2.1.1 Năng lực chủ thể
- Khái niệm về năng lực chủ thể
- Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự
- Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự:
- Các mức tuổi tham gia tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật nội dung và
BLTTDS.
- Năng lực chủ thể của tổ chức, pháp nhân theo quy định chung.
2.1.2 Phân loại đương sự
a) Nguyên đơn
- Khái niệm nguyên đơn
- Đặc điểm của nguyên đơn
- Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn
b) Bị đơn
- Khái niệm bị đơn
- Đặc điểm của bị đơn
10

- Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Khái niệm người có quyền và nghĩa vụ liên quan
- Đặc điểm
- Phân loại người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Quyền, nghĩa vụ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập,
hay chỉ có lợi ích
- Quyền, nghĩa vụ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu
độc lập, hay chỉ có nghĩa vụ.
d) Đồng tham gia tố tụng
- Đồng nguyên đơn và đồng bị đơn
- Đặc điểm của đồng tham gia tố tụng
2.2 Những người tham gia tố tụng khác
Đây là nhóm chủ thể bổ trợ, giúp cho Tòa án và đương sự làm sáng tỏ nội dung
vụ án và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Họ tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa
án, đương sự. Họ không có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án.
2.2.1 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Khái niệm: Luật sư và các cá nhân khác
- Quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
2.2.2 Người làm chứng
- Khái niệm
- Quyền, nghĩa vụ tố tụng của người làm chứng
2.2.3 Người giám định
- Khái niệm
- Quyền, nghĩa vụ của người giám định
2.2.4 Người phiên dịch
- Khái niệm
- Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
11
2.2.5 Người đại diện của đương sự

- Khái niệm
- Đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền và đại diện do Tòa án chỉ định
trong tố tụng dân sự.
- Phạm vi quyền, nghĩa vụ của người đại diện
- Những trường hợp không được đại diện
- Chấm dứt đại diện
Chương 3
THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN (6 tiết)
1.Thẩm quyền theo vụ việc
1.1 Khái niệm và ý nghĩa
- Khái niệm thẩm quyền theo vụ việc
- Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền theo vụ việc
1.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
-Những vụ việc do luật Dân sự quy định (điều 25 BLTTDS)
-Những vụ việc do luật Hôn nhân và gia đình quy định (điều 27 BLTTDS)
-Những vụ việc do luật Thương mại quy định (điều 29 BLTTDS)
-Những vụ viêc do luật Lao động quy định (điều 31 BLTTDS)
1.3 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu
-Những vụ việc do luật Dân sự quy định (điều 26 BLTTDS)
-Những vụ việc do luật Hôn nhân và gia đình quy định (điều 28 BLTTDS)
-Những vụ việc do luật Thương mại quy định (điều 30 BLTTDS)
-Những vụ viêc do luật Lao động quy định (điều 32 BLTTDS)
2.Thẩm quyền theo cấp tòa án
12
2.1 Khái niệm và ý nghĩa
- Khái niệm thẩm quyền theo cấp Tòa án
- Ý nghĩa của quy định thẩm quyền theo cấp Tòa án
2.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
Xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự
GiảI quyết theo thủ tục sơ thẩm những việc dân sự

2.3 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
2.3.1 Xét xử sơ thẩm
- Xét xử sơ thẩm những vụ việc có liên quan đến nước ngoài
- Xét xử những tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại các điểm
k,l,m,n,o khoản 1 điều 29 BLTTDS
- Xét xử những tranh chấp về lao động quy định tại khoản 2 điều 31
- Giải quyết các yêu cầu dân sự quy định tại K5 điều 26 BLTTDS
- Giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại K6 điều 28
BLTTDS
- Giải quyết các yêu cầu về lao động quy định tại điều 32 BLTTDS
- Giải quyết các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại điều 30
BLTTDS
- Những trường hợp theo quy định tại Nghị quyết 32/2004/QH11 ngày
15/6/2004 và Nghị quyết số 742/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004.
2.3.2 Xét xử phúc thẩm
Phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện chưa có hiệu lực bị
kháng cáo, kháng nghị
2.3.3 Giám đốc thẩm, tái thẩm
Giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án nhân dân cấp huyện
2.4 Thẩm quyền xét xử xủa Tòa án tối cao
2.4.1 Xét xử phúc thẩm
- Các Tòa phúc thẩm TAND tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
13
- Phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa
án cấp tỉnh
2.4.2 Giám đốc thẩm, tái thẩm
- Các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm
những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh
- Hội đồng thẩm phán TAND tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết

định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa phúc thẩm, các Tòa chuyên trách của
TAND tối cao.
3. Thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn
3.1 Khái niệm và ý nghĩa
- Khái niệm thẩm quyền theo lãnh thổ
- Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền theo lãnh thổ
3.2 Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ
-Nơi bị đơn cư trú, làm việc. Đối với pháp nhân nơi bị đơn có trụ sở
-Nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu có thỏa thuận bằng văn bản
-Nơi có bất động sản nếu tranh chấp về bất động sản
-Thẩm quyền theo lãnh thổ đối với việc giải quyết các việc dân sự…
3.3 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
3.3.1 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật
3.3.2 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của người yêu cầu
Các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật
4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
4.1 Khái niệm tranh chấp thẩm quyền
4.2 Giải quyết tranh chấp thẩm quyền
- Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa các tòa án nhân dân cấp huyện trong
cùng một tỉnh
- Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện khác tỉnh hoặc
giữa các Tòa án cấp tỉnh với nhau.
14

Chương 4
ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (1,5 tiết)
1. Án phí
1.1 Khái niệm, ý nghĩa
- Khái niệm án phí

- Ý nghĩa của án phí
1.2 Các loại án phí
1.2.1 Án phí sơ thẩm
- Mức án phí: Mức án phí đối với vụ việc có giá ngạch và không có giá ngạch.
Nếu có giá ngạch, mức cụ thể đối với vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao
động, kinh doanh thương mại.
- Chủ thể phải chịu án phí
1.2.2 Án phí phúc thẩm
- Mức án phí
- Chủ thể phải chịu án phí
1.3 Tạm ứng án phí
1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa
- Khái niệm tạm ứng án phí
- Ý nghĩa của tạm ứng án phí
1.3.2 Tạm ứng án phí sơ thẩm
- Mức tạm ứng án phí: Mức tạm ứng án phí đối với vụ việc có giá ngạch và
không có giá ngạch. Nếu có giá ngạch, mức cụ thể cho vụ việc dân sự, hôn nhân và
gia đình, lao động, kinh doanh thương mại
- Người nộp tạm ứng án phí sơ thẩm
1.3.3 Tạm ứng án phí phúc thẩm
- Mức tạm ứng án phí phúc thẩm
- Người phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm
15
1.3.4 Xử lý tiền tạm ứng án phí
1.4 Những trường hợp được miễn, không phải nộp án phí
- Những trường hợp không phải nộp án phí
- Những trường hợp được miễn án phí
2. Lệ phí, chi phí tố tụng
2.1 Lệ phí
- Khái niệm lệ phí

- Mức lệ phí
- Chủ thể phải chịu lệ phí
2.2 Chi phí tố tụng khác
- Khái niệm chi phí tố tụng khác
- Các loại chi phí tố tụng
- Người phải nộp chi phí tố tụng
Chương 5
CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (1,5 TIẾT)
1. Chứng cứ
1.1 Khái niệm
- Khái niệm chứng cứ
- Các thuộc tính của chứng cứ
1.2 Nguồn chứng cứ
- Khái niệm về nguồn chứng cứ
- Phân loại nguồn chứng cứ
- Các loại nguồn chứng cứ cụ thể
1.3 Nguyên tắc xác định chứng cứ
Phải là những chứng cứ nghe được, nhìn thấy được
Phải là bản gốc
16
2. Chứng minh trong tố tụng dân sự
2.1 Chủ thể chứng minh
- Người đưa ra yêu cầu
- Người phản đối yêu cầu
2.2 Những vấn đề cần phải chứng minh
- Căn cứ theo yêu cầu của đương sự
- Xác định theo pháp luật nội dung
2.3 Những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh
13. Thảo luận: 3 tiết
14. Ngày phê duyệt:

15. Cấp phê duyệt:
17

×