BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
***
BÙI PHƯỚC QUÃNG
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
CỦA CTCP CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ QUANG HUÂN
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2010
2/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
LỜI CẢM ƠN VÀ CAM ĐOAN
Trước hết, tôi xin cảm ơn TS. Ngô Quang Huân đã tận tâm hướng dẫn thực
hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các Giảng viên bộ môn đã truyền đạt kiến thức trong
suốt chương trình học, những kiến thức đã ít nhiều được tích hợp trong luận văn
này.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp ở EMC, các chuyên gia
trong ngành đã góp ý trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi, các dữ liệu, tài liệu khác chỉ được sử dụng như là nguồn tham khảo và được nói
rõ ở phần tài liệu tham khảo.
Trân trọng.
3/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Trang ph
ụ b
ìa …………………………………………………………………
L
ời c
am đoan…………………………………………………………………
M
ục lục…………………………………………………………………………
Danh m
ục các ký hiệu, từ viết tắt………………………………………………
Danh m
ục các h
ình v
ẽ, đồ thị…………………………………………………
Danh m
ục các bảng…………………………………………………………….
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ……………………………………………………….
Chương 1
:
CƠ S
Ở LÝ LUẬN VỀ CHI
ẾN L
Ư
ỢC T
ÀI CHÍNH VÀ
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH……………………………….
1.1. T
ổng quan về chiến l
ư
ợc t
ài chính ………………………………………
1.1.1. Khái ni
ệm về chiến l
ư
ợc t
ài chính……………………………………
1.1.1.1. Khái quá
t v
ề hoạt động quản trị t
ài chính………………………….
1.1.1.2. Khái ni
ệm chiến l
ư
ợc kinh doanh………………………………….
1.1.1.3. Khái ni
ệm quản trị chiến l
ư
ợc……………………………………
1.1.1.4. Khái ni
ệm chiến l
ư
ợc cấp bộ phận chức năng……………………
1.1.1.5
. Khái ni
ệm chiến l
ư
ợc t
ài chính…………………………………….
1.1.2. Ho
ạch định chiến l
ư
ợc t
ài chính……………………………………….
1.1.2.1. Vai trò c
ủa hoạch định t
ài chính…………………………………
1.1.2.2. M
ục ti
êu c
ủa hoạch định t
ài chính…………………………………
1.1.2.3. C
ác lo
ại kế hoạch t
ài chính………………………………………
1.2. M ô hình tài chính các giai
đo
ạn trong chu kỳ sống của DN…………….
1.3. Lý thuy
ết về c
ơ c
ấu vốn Cty……………………………………………
1.3.1. Thuy
ết cân đối (Thuyết M&M)……………………………………
1.3.2. Thuy
ết đánh đổi………
……………………………………………
1.3.3. Thuy
ết tín hiệu……………………………………………………….
1.3.4. Các nhân t
ố quyết định c
ơ c
ấu vốn…………………………………….
1.3.5. Quy
ết định về c
ơ c
ấu vốn DN…………………………………………
1.3.5.1. Phân tích kh
ả năng không thanh toán đ
ư
ợc nợ……………………
.
1.3.5.2. Phân tích lưu chuy
ển tiền mặt v
à t
ỷ số nợ/vốn…………………….
1.3.5.3. Các phương pháp phân tích khác…………………………………
1.4. Lý thuy
ết về chính sách cổ tức…………………………………………….
1.4.1. Các lý thuy
ết về chính sách cổ tức…………………………………….
1.4.1.1. Lý thuy
ết sự độc lập của cổ tức……………………………………
1.4.1.2. Lý thuy
ết chú chim trong l
òng bàn tay…………………………….
1.4.2. Các y
ếu tố ảnh h
ư
ởng đến chính sách cổ tức………………………….
1.4.2.1. Các h
ạn chế trong thanh toán cổ tức……………………
………….
1.4.2.2. Các cơ h
ội đầu t
ư ………………………………………………….
1.4.2.3. Các ngu
ồn vốn khác……………………………………………….
1.4.2.4. Các tác đ
ộng của chính sách cổ tức l
ên r
s
…………………………
1.5. M ô hình d
ự báo khả năng phá sản Cty…………………………………….
4/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
1.6. Nh
ận
di
ện rủi ro v
à gi
ải pháp kiểm soát…………………………………
1.6.1. Khái ni
ệm rủi ro………………………………………………………
1.6.2. R
ủi ro kinh doanh……………………………………………………
1.6.3. R
ủi ro t
ài chính………………………………………………………
Tóm lư
ợc ch
ương 1
…………………………………………………………….
Chương 2
:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯ
ỜNG KINH DOANH V
À TH
ỰC
TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA EMC……………………………………………
2.1. Gi
ới thiệu tổng quát về EMC………………………………………………
2.2. Phân tích môi trư
ờng kinh doanh của EMC……………………………….
2.2.1. Phân tích môi trư
ờng kinh tế vĩ mô…………
…………………………
2.2.1.1. Các y
ếu tố kinh tế………………………………………………….
2.2.1.2. Các y
ếu tố x
ã h
ội…………………………………………………
2.2.1.3. Các y
ếu tố pháp luật……………………………………………….
2.2.1.4. Các y
ếu tố công nghệ………………………………………………
2.2.2. Phân tíc
h môi trư
ờng kinh tế vi mô……………………………………
2.2.2.1. Khách hàng………………………………………………………
2.2.2.2. Nhà cung c
ấp………………………………………………………
2.2.2.3. Đ
ối thủ cạnh tranh hiện hữu……………………………………….
2.2.2.4. S
ản phẩm thay thế……………………………………………
…….
2.2.2.5. Đ
ối thủ tiềm ẩn…………………………………………………….
2.3. Phân tích th
ực trạng sản xuất kinh doanh của EMC………………………
2.3.1. Ho
ạt động cung ứng……………………………………………………
2.3.2. Ho
ạt động sản xuất…………………………………………………….
2.3.3. Tình hình tiêu th
ụ
……………………………………………………
2.3.4. Ho
ạt động marketing…………………………………………………
2.3.5. D
ịch vụ hậu m
ãi………………………………………………………
2.3.6. Cơ s
ở hạ tầng…………………………………………………………
2.3.7. Ngu
ồn nhân lực………………………………………………………
2.3.8. Nghiên c
ứu v
à p
hát tri
ển……………………………………………….
2.3.9. Tình hình tài chính……………………………………………………
2.4. Phân tích th
ực trạng t
ài chính c
ủa EMC 2007
–
2009……………………
2.4.1. Đánh giá hi
ệu quả hoạt động…………………………………………
2.4.1.1. Phân tích kh
ả năng sinh lợi………
………………………………
2.4.1.2. Phân tích su
ất sinh lợi tr
ên t
ổng t
ài s
ản……………………………
2.4.1.3. Phân tích t
ỷ suất sinh lợi tr
ên doanh thu…………………………
2.4.1.4. Phân tích hi
ệu suất sử dụng t
ài s
ản………………………………
2.4.2. Đánh giá chính sác
h tài tr
ợ…………………………………………….
2.4.2.1. Phân tích đ
òn b
ẩy t
ài chính………………………………………
2.4.2.2. Xác đ
ịnh chỉ số Z…………………………………………………
2.4.3. Phân tích Dupont………………………………………………………
2.4.4. Đánh giá chính sách phân ph
ối lợi nhuận……………………
………
2.4.5. Phân tích dòng ti
ền……………………………………
5/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
2.4.5.1. Phân tích dòng ti
ền hoạt động……………………………………
2.4.5.2. Phân tích dòng ti
ền đầu t
ư…………………………………………
2.4.5.3. Phân tích dòng ti
ền t
ài tr
ợ……………………………
…………….
2.4.5.4. Phân tích ch
ỉ số d
òng ti
ền chuy
ên bi
ệt…………………………….
Tóm lư
ợc ch
ương 2
…………………………………………………………….
Chương 3
:
HO
ẠCH ĐỊNH CHIẾN L
Ư
ỢC T
ÀI CHÍNH C
ỦA EMC GIAI
ĐOẠN 2011 – 2020……………………………………………………………
3.1. Kh
ảo sát yếu tố t
ài chính
ảnh h
ư
ởng đến tính hấp dẫn của cổ phiếu EM C
3.1.1. Gi
ới thiệu s
ơ lư
ợc về cuộc nghi
ên c
ứu………………………………
3.1.2. Lư
ợc trích kết quả nghi
ên c
ứu…………………………………………
3.2. Ho
ạch định chiến l
ư
ợc t
ài chính…………………………………………
3.2.1. Cơ s
ở hoạch định chiến l
ư
ợc t
ài chính………………………………
3.2.1.1. Xu hư
ớng phát triển v
à m
ục ti
êu tăng trư
ởng của EM C đến 2020
3.2.1.2. Nh
ận diện tính h
ình tài chính c
ủa EMC trong chu kỳ sống của DN
3.2.2. Ho
ạch định chiến l
ư
ợc đầu t
ư………………………………………….
3.2
.2.1. Đánh giá hi
ệu quả t
ài chính các d
ự án đầu t
ư m
ới………………
3.2.2.2. L
ập ngân sách đầu t
ư giai đo
ạn 2011
–
2020……………………
3.2.2.3. Ho
ạch định các chỉ ti
êu tài chính cho các d
ự án hiện hữu………
3.2.3. Ho
ạch định chiến l
ư
ợc t
ài tr
ợ
………………………………………….
3.2.3.1. Xác đ
ịnh điểm b
àng quan EPS…………………………………….
3.2.3.2. Kh
ảo sát chi phí sử dụng vốn……………………………………
3.2.3.3. Xác đ
ịnh cấu trúc vốn mục ti
êu……………………………………
3.2.4. Ho
ạch định chính sách cổ tức…………………………………
……….
3.2.5. D
ự phóng BCKQHQKD, BCDKT, BCLCTT giai đoạn 2011
–
2020
3.2.5.1. D
ự phóng BCĐKQHĐKD…………………………………………
3.2.5.2. D
ự phóng BCĐKT…………………………………………………
3.2.5.3. D
ự phóng BCLCTT………………………………………………
3.2.6. Đánh giá các ch
ỉ
tiêu hi
ệu quả t
ài chính ho
ạch định…………………
3.2.7. Phân tích t
ốc độ tăng tr
ư
ởng…………………………………………
3.2.8. V
ấn đề lạm phát………………………………………………………
3.3. Các gi
ải pháp thực hiện chiến l
ư
ợc t
ài chính………………………………
3.3.1. Nhóm gi
ải pháp về tổ chứ
c, nhân s
ự…………………………………
3.3.2. Nhóm gi
ải pháp cải thiện hiệu quả sử dụng t
ài s
ản……………………
3.3.3. Nhóm gi
ải pháp kiểm soát nguồn vốn…………………………………
3.3.4. Nhóm gi
ải pháp kiểm soát rủi ro………………………………………
3.4. Ki
ến nghị…………………………………………………………………
Tóm lư
ợc ch
ương 3
…………………………………………………………….
K
ẾT LUẬN
……………………………………………………………………
Tài li
ệu tham khảo……………………………………………………………
Danh m
ục các phụ lục………………………………………………………….
6/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, từ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CK Cuối kỳ
CTCP Công ty cổ phần
ĐK Đầu kỳ
EBIT Earning Before Interest and Tax
EMC Công ty cổ phần Cơ Điện Thủ Đức
EVN Tập đoàn Điện Lực Việt Nam
HTK Hàng tồn kho
KM Khoản mục
KPT Khoản phải thu
MBA Máy biến áp
MM Modigliani và M erton Miller
NSX Nhà sản xuất
PL Phụ lục
SBU Đơn vị kinh doanh chiến lược
SX Sản xuất
TICF Tổng dòng tiền vào
TTS Tổng tài sản
7/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
WTO Tổ chức thương mại thế giới
8/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số Tên Trang
1.1 Tiến trình lập kế hoạch và các mối quan hệ ngân sách
1.2 Quan hệ của các kế hoạch tài chính
2.1 Sơ đồ tổ chức EM C
2.2 Thị phần kinh doanh MBA nội địa – 2009
2.3 Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm EMC
9/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số Tên Trang
2.1 Thống kê sản lượng EM C từ 2004 đến 2009
2.2 Thống kê doanh thu EM C từ 2004 đến 2009
3.1 Đánh giá chỉ tiêu tài chính các dự án
3.2 Doanh thu hòa vốn EPS
3.3 Biến thiên lãi vay theo tỷ lệ nợ
3.4 Biến thiên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ nợ
3.5 Biến thiên WACC theo D/A
3.6 Cấu trúc vốn mục tiêu
3.7 Tỷ lệ cổ tức
3.8 Các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính hoạch định
3.9 Tỷ lệ tăng trưởng bền vững
10/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Bối cảnh thực hiện đề tài
Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có cả thời cơ và thách thức đan
xen, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng. Với sân
chơi WTO, các trò chơi đòi hỏi trí tuệ hơn, tầm nhìn dài hạn hơn.
Ngành SX máy biến áp nội địa đang đứng trước cơ hội tăng trưởng nhanh
của nhu cầu thị trường, tuy nhiên cùng với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và
khu vực, áp lực cạnh tranh cũng ngày càng gia tăng. Phần thắng sẽ thuộc về doanh
nghiệp biết hoạch định mục tiêu, tận dụng thời cơ và thế mạnh để khắc phục điểm
yếu và vượt qua thử thách. Nói cách khác, để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị
trường cần phải có chiến lược hợp lý. Đây cũng là điểm yếu của hầu hết các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Công ty cổ phần Cơ Điện Thủ Đức (EMC) là doanh nghiệp thành viên của
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) hoạt động trong lĩnh vực SX và sửa chữa
MBA. Hoạt động theo cơ chế thị trường từ 2008, Lãnh đạo EM C luôn phải đưa ra
những quyết định mang tính chất dài hạn, hết sức quan trọng, quyết định vận mệnh
của công ty. Một nghiên cứu trước đây đã hoạch định “Chiến lược kinh doanh của
CTCP Cơ Điện Thủ Đức – Giai đoạn 2010_2020, tầm nhìn 2025”
1
nhưng chưa đưa
ra được các chiến lược cấp chức năng hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp công ty. Với
bối cảnh đó, học viên chọn đề tài “Hoạch định chiến lược tài chính của CTCP Cơ
Điện Thủ Đức, giai đoạn 2011 – 2020”.
Sự cần thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường các nhà quản trị
không phải chỉ cần tạo ra lợi nhuận, mà còn phải vận dụng các quyết định tài chính
để khuếch đại lợi nhuận, đồng thời kiểm soát sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Đó chính là vai trò của giám đốc tài chính thông qua hoạch định chiến lược tài
chính.
1
Tài liệu tham khảo [12]
11/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Mặc dù chiến lược là một lĩnh vực có tính tương đối và mang đậm tính cách
riêng của nhà quản trị cấp cao. Nhưng với cơ sở lý luận được đúc kết từ nhiều
nguồn lý thuyết đã được thực tiễn minh chứng, kết hợp với những lý luận, phân tích
logic học viên tin rằng đề tài có thể vận dụng vào quá trình hoạch định phát triển
của EMC cùng với những hiệu chỉnh phù hợp phong cách riêng của nhà lãnh đạo.
Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là hoạch định nguồn tài chính hỗ trợ thực hiện chiến
lược kinh doanh cấp công ty; tái cấu trúc tài chính, cân nhắc thực hiện một cách hợp
lý đồng thời hai mục tiêu: sử dụng đòn bẩy tài chính khuếch đại thu nhập và kiểm
soát rủi ro đòn cân nợ. Mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị tài sản cổ đông thông
qua thị giá cổ phiếu.
Phương pháp tiến hành
- Phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng tài chính của EMC, so sánh
các chỉ số bình quân ngành để đánh giá sức khỏe tài chính.
- Khảo sát quan điểm nhà đầu tư, sử dụng công cụ SPSS xử lý số liệu, xác
định nhân tố cốt lõi tạo nên tính hấp của cổ phiếu EMC.
- Dựa trên cở sở mục tiêu chiến lược kinh doanh cấp công ty, thẩm định các
quyết định đầu tư, hoạch định chính sách tài trợ và chính sách cổ tức có tính đến
yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư để tối đa hóa tài sản cổ đông.
- Dự phóng các báo cáo tài chính, đánh giá các chỉ tiêu tài chính hoạch định,
phân tích tốc độ tăng trưởng hoạch định.
- Đưa ra các kiến nghị và giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính.
Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược tài chính và hoạch định chiến lược tài chính.
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng tài chính của EM C.
Chương 3: Hoạch định chiến lược tài chính của EM C giai đoạn 2011 – 2020.
12/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
1.1. TỔN G QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm về chiến lược tài chính
1.1.1.1 Khái quát về hoạt động quản trị tài chính
Quản trị tài chính Cty là hoạt động liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài
trợ và quản lý tài sản DN nhằm đạt mục tiêu đề ra. Quản trị tài chính liên quan đến
ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân
phối lợi nhuận.
Quyết định đầu tư:
Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài sản
và giá trị từng bộ phận tài sản cần có và (2) mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận
tài sản trong DN. Cụ thể:
Quyết định đầu tư tài sản lưu động, bao gồm: quyết định tồn quỹ,
quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán hàng tín dụng, quyết định đầu tư tài
chính ngắn hạn.
Quyết định đầu tư tài sản cố định, bao gồm: quyết định mua sắm tài
sản cố định mới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án,
quyết định đầu tư tài chính dài hạn.
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài
sản cố định, bao gồm: quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa
vốn
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết
định tài chính Cty vì nó tạo ra giá trị cho DN.
Quyết định tài trợ:
Quyết định tài trợ liên quan đến việc lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp
cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn
13/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
ngắn hạn hay vốn dài hạn. Đồng thời, nhà quản lý còn phải quyết định làm thế nào
để huy động được các nguồn vốn đó. Một số quyết định về nguồn vốn cụ thể:
Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn: quyết định vay ngắn hạn
hay sử dụng tín dụng thương mại; quyết định vay ngắn hạn ngân hàng hay phát
hành tín phiếu Cty.
Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn: quyết định sử dụng nợ dài
hạn hay vốn cổ phần; quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu
Cty; quyết định phát hành cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi.
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu: sử dụng đòn
bẩy tài chính.
Quyết định vay để mua hay thuê tài sản.
Quyết định phân chia cổ tức:
Trong quyết định phân chia cổ tức giám đốc tài chính sẽ phải lựa chọn giữa
việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để tái đầu tư. Ngoài ra,
giám đốc tài chính còn phải quyết định Cty nên theo đuổi một chính sách cổ tức như
thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động gì đến giá trị Cty hay giá cổ phiếu trên
thị trường hay không. [10, tr.24]
Mười tiền đề cơ sở của quản trị tài chính:
Trong quá trình ra quyết định tài chính, nhà quản trị rất dễ rơi vào ma trận
những công thức tính toán và những thủ tục cụ thể mà quên đi những logic thúc đẩy
tài chính thể hiện qua 10 tiền đề cơ sở của quản trị tài chính:
Tiền đề 1: Đổi rủi ro lấy thu nhập – Chúng ta không chấp nhận thêm rủi ro
trừ khi được đền bù thu nhập cao hơn.
Tiền đề 2: Giá trị thời gian của tiền tệ - Một đồng hôm nay giá trị hơn rất
nhiều so với một đồng trong tương lai.
Tiền đề 3: Tiền, chứ không phải thu nhập, là vua.
Tiền đề 4: Các dòng tiền gia tăng – chỉ theo dõi những thay đổi.
Tiền đề 5: Những trở ngại của thị trường cạnh tranh – tại sao khó tìm những
dự án siêu thu nhập.
14/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
Tiền đề 6: Các thị trường vốn hiệu quả - thị trường chuyển động nhanh và
giá cả phản ảnh sự chính xác.
Tiền đề 7: Vấn đề đại diện – người điều hành không làm việc cho chủ sở hữu
trừ khi họ có quyền lợi trong đó.
Tiền đề 8: Thuế ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh.
Tiền đề 9: Không có rủi ro nào giống rủi ro nào – một số rủi ro có thể loại trừ
bằng đa dạng hóa và một số thì không thể.
Tiền đề 10: Hành vi đạo đức đó là làm điều tốt, và rắc rối đạo đức luôn xuất
hiện trong tài chính.
Sử dụng những tiền đề này cho thấy việc ra quyết định tài chính gắn chặt với
lý thuyết tài chính hiện đại và hiện trạng các điều kiện kinh tế. [9, tr.26]
1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh
Có rất nhiều định nghĩa về chiến lược, mỗi định nghĩa có ít nhiều khác nhau
tùy thuộc vào quan niệm của mỗi tác giả. Năm 1962 chiến lược được Chandler định
nghĩa như là “việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của DN và việc
áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để
thực hiện các mục tiêu này”
2
.
Chandler là một trong những người đầu tiên khởi xướng lý thuyết quản trị
chiến lược. Cho đến những năm 1980, khi mà môn học quản trị chiến lược trở nên
chín muồi, Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn: “Chiến lược là mô
thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành
động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”
3
.
Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi
trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và
phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm đạt lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông
qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng
nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”
4
.
2
Chandler, A. (1962), Strategy and Structure. Cambrige, Massacchusettes, MIT Press.
3
Quinn, J. B. (1980), Strategies for Change: Logical Incrementalism, Homewood, Illinois, Irwin.
4
Johnson, G., Scholes, K. (1999), Exploring Corporate Strategy, 5
th
Ed, Prentice Hall Europe.
15/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
Trong định nghĩa chiến lược với 5 chữ P của mình Mintzberg khái quát các
khía cạnh của quản trị chiến lược như sau:
- Kế hoạch (Plan): chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán.
- Mô thức (Partern): sự kiên định về hành vi theo thời gian, có thể là dự
định hay không dự định.
- Vị thế (Position): phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó.
- Quan niệm (Prespective): cách thức để nhận thức sâu sắc về thế giới.
- Thủ thuật (Ploy): cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ.
Không chỉ bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, định nghĩa chiến lược còn
khác nhau tùy theo cấp độ. Tối thiểu có ba mức chiến lược cần được nhận diện:
chiến lược cấp Cty; chiến lược cấp đơn vị kinh doanh; chiến lược cấp bộ phận chức
năng. Chiến lược cấp Cty hướng đến mục đích và phạm vi tổng thể của tổ chức.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công
trên các thị trường cụ thể. Chiến lược chức năng (hay chiến lược hoạt động) là các
chiến lược giúp cho các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp Cty thực hiện một
cách hữu hiệu nhờ các bộ phận cấu thành trên phương diện các nguồn lực, các quá
trình, con người và các kỹ năng cần thiết. [8, tr.10].
1.1.1.3 Khái niệm quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa
học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho
phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.
Quản trị chiến lược bao gồm ba giai đoạn: thiết lập chiến lược, thực hiện
chiến lược và đánh giá chiến lược.
- Giai đoạn thiết lập chiến lược gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh,
xác định cơ hội và nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ các điểm mạnh và
điểm yếu bên trong, thiết lập mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và
chọn ra những chiến lược đặt thù có thể theo đuổi.
16/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
- Giai đoạn thực thi chiến lược đòi hỏi Cty phải thiết lập các mục tiêu hàng
năm, đặt ra chính sách, khuyến khích nhân viên và phân phối tài nguyên để các
chiến lược lập ra có thể được thực hiện.
- Giai đoạn đánh giá chiến lược sẽ giám sát các kết quả của các hoạt động
thiết lập và thực thi chiến lược. Bước này gồm việc đo lường thành tích của cá nhân
và tổ chức, đồng thời có những hành động điều chỉnh cần thiết. [6, tr.9].
1.1.1.4 Khái niệm chiến lược cấp bộ phận chức năng
Chiến lược cấp bộ phận chức năng là chiến lược của các bộ phận chức năng
hướng đến cải thiện hiệu lực các hoạt động cơ bản trong phạm vi Cty như SX,
marketing, quản trị vật liệu, tài chính, nghiên cứu và phát triển, và nguồn nhân lực.
Chiến lược cấp bộ phận chức năng tập trung hỗ trợ cho chiến lược Cty và
chiến lược đơn vị kinh doanh. M ỗi bộ phận chức năng phải hoạch định các chiến
lược của mình để hậu thuẩn, góp phần hoàn thành các mục tiêu của DN, đơn vị kinh
doanh và giúp thực hiện các chiến lược mà DN, đơn vị kinh doanh đề ra. [7, tr.22;
tr.250]
1.1.1.5. Khái niệm chiến lược tài chính
Chiến lược tài chính là chiến lược cấp bộ phận chức năng, hoạch định các
hoạt động quản trị tài chính trung và dài hạn nhằm hỗ trợ thực hiện chiến lược Cty
và chiến lược các đơn vị kinh doanh. Chiến lược tài chính là sự kết hợp về cách
thức để đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận và đặt chúng một
cách thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của DN. Chiến lược tài chính là một
lộ trình trung và dài hạn cho việc thực hiện cả ba quyết định trên.
1.1.2. Hoạch định chiến lược tài chính
1.1.2.1. Vai trò của hoạch định tài chính
Hoạch định tài chính là quá trình phát triển các kế hoạch tài chính ngắn hạn
cũng như dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu của DN. Các kế hoạch tài chính có
đặc trưng cơ bản là được trình bày bằng đơn vị đo lường chung là tiền tệ. Vì vậy, hệ
thống kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng then chốt trong việc lập kế hoạch
và kiểm soát của các DN. Các kế hoạch của DN xác định mục tiêu và những hành
17/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
động cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Mọi hoạt động đều cần phải sử dụng các
nguồn lực chung của DN. Hoạch định tài chính thông qua hệ thống các ngân sách
với khả năng sử dụng đơn vị chung sẽ dễ dàng lượng hóa các mục tiêu, cụ thể hóa
và tổng hợp việc sử dụng các nguồn lực. Do vậy, ngân sách cũng được sử dụng cho
mục tiêu kiểm soát. Trong đó, thiết lập các tiêu chuẩn, tiếp nhận các thông tin phản
hồi về hiệu suất thực tế và thực hiện các hành động điều chỉnh nếu hiệu suất thực tế
sai lệch nhiều so với kế hoạch.
1.1.2.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính
Các ngân sách thường được xây dựng cho các bộ phận trong tổ chức (phòng
ban, xí nghiệp, đơn vị… ) và cho các hoạt động (bán hàng, SX, nghiên cứu….). Hệ
thống các ngân sách này phục vụ cho kế hoạch tài chính của toàn tổ chức và đem lại
cho tổ chức nhiều lợi ích:
- Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch.
- Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định.
- Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lý nhân sự thông qua
việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất.
- Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác.
1.1.2.3. Các loại kế hoạch tài chính
Hoạch định tài chính là tiến trình xem xét tác động tổng thể các quyết định
đầu tư và tài trợ mà kết quả là các kế hoạch tài chính. Hệ thống kế hoạch tài chính
bao gồm các kế hoạch quan hệ mật thiết nhau:
- Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ.
- Ngân sách hàng năm gồm: ngân sách trang bị, ngân sách tài trợ, ngân
sách kinh doanh…
- Ngân sách về ngân quỹ là tổng hợp các luồng thu chi từ các ngân sách.
18/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
Hình 1.1: Tiến trình lập kế hoạch và các mối quan hệ ngân sách
VIỂN CẢNH VÀ SỨ MỆNH
C HIẾN LƯỢ C CẤP C TY
Các mục tiêu và chính sách căn bản
Chương
trình
chiến
lược
Chương
trình
chiến
lược
Chương
trình
chiến
lược
Kế
hoạch
tài
chính
dài hạn
Kế hoạch hằng năm
Chương
trình
hành
động
Chương
trình
hành
động
Chương
trình
hành
động
H
ệ
thống
ngân
sách
hằng
năm
Ngân sách ngân quỹ
KIỂM SOÁT QUỸ
19/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
Hình 1.2: Quan hệ của các kế hoạch tài chính [11, tr.225-228]
1.2. MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CHU KỲ SỐNG
CỦA DN
Chiến lược tài chính phải thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của DN,
phù hợp với chiến lược kinh doanh của Cty theo từng giai đoạn khởi sự kinh doanh,
tăng trưởng, sung mãn và suy thoái. (PL 1.1)
1.3. LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA CTY
1.3.1. Thuyết cân đối (Thuyết M&M)
Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại xuất hiện từ năm 1985, khi giáo sư Franco
Modigliani và Merton Miller (sau đây gọi là MM ) công bố bài báo có ảnh hưởng
lớn nhất đến ngành tài chính. Với các giả định của mình, MM đã chứng minh là giá
KẾ HOẠCH DÀI HẠN (5-10 NĂM)
Kế hoạch đầu tư Kế hoạch tài trợ
C ÁC NGÂN SÁCH (hằng năm)
NS tài trợ NS kinh doanh NS đầu tư
NGÂN SÁC H NGÂN Q UỸ
Dự toán thu chi
Kế hoạch tài trợ ngắn hạn
Vị trí quỹ
20/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
trị của Cty không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu vốn của Cty. Sau đây là một phần các giả
định của MM:
- Không có chi phí hoa hồng trong giao dịch.
- Không có thuế.
- Không có chi phí phá sản.
- Các nhà đầu tư có thể vay với cùng mức lãi suất như các Cty.
- Tất cả các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin như ban giám đốc của Cty về
các cơ hội đầu tư của Cty.
- EBIT không bị ảnh hưởng bởi nợ vay.
Mặc dù một số giả định là không thực tế, nhưng kết quả nghiên cứu của M M
rất quan trọng. Bằng cách chỉ ra các giả định mà cơ cấu vốn không ảnh hưởng đến
giá trị Cty, MM đã cung cấp cho chúng ta những minh chứng về các điều kiện đòi
hỏi nào nếu cơ cấu vốn ảnh hưởng đến giá trị Cty. Nghiên cứu của MM đánh dấu sự
bắt đầu các nghiên cứu về cơ cấu vốn hiện đại và các nghiên cứu sau đó tập trung
nới lỏng các giả định của MM để phát triển lý thuyết về cơ cấu vốn mang tính thực
tế hơn. [5, tr.743]
Tác động của thuế:
Năm 1963, MM đã công bố thêm một nghiên cứu, trong đó hai ông đã nới
lỏng giả định về môi trường không có thuế thu nhập Cty. Ở đây hai ông nhận thấy
rằng luật thuế cho phép Cty được khấu trừ lãi vay như một chi phí, nhưng cổ tức chi
trả cho cổ đông không được cấu trừ. Sự phân biệt này đã khuyến khích các Cty sử
dụng nợ trong cấu trúc vốn của mình. MM cho thấy rằng nếu tất cả các giả định
khác của họ được giữ nguyên thì sự phân biệt này sẽ dẫn đến một cấu trúc vốn tối
ưu là 100% nợ.
Nghiên cứu của MM ở năm 1963 đã được M erton Miller chỉnh sửa sau đó
vài năm (lúc này không còn Mogdiliani), khi ông đưa ra tác động của thuế thu nhập
cá nhân. Miller lưu ý rằng tiền lãi thu từ trái phiếu bị đánh thuế thu nhập cá nhân.
Trong khi đó, thu nhập từ cổ phiếu bao gồm cổ tức và lãi vốn. Lãi vốn trong dài hạn
bị đánh thuế ít hơn trái tức và mức thuế này có thể được hoãn lại cho đến khi bán cổ
21/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
phiếu và khi lãi vốn được ghi nhận. Nếu một cổ phiếu được nắm giữ cho đến khi
người chủ chết thì không phải chi trả thuế phần lãi vốn. Do vậy, có thể thấy lợi
nhuận từ cổ phiếu bị đánh thuế thấp hơn lợi nhuận từ nợ vay.
Miller đã chỉ ra, (1) lãi vay được khấu trừ ủng hộ việc tài trợ bằng nợ vay,
nhưng (2) ưu đãi nhiều hơn về thuế đối với thu nhập của cổ phiếu làm giảm suất
sinh lợi đòi hỏi đối với cổ phiếu và do đó ủng hộ việc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Rất khó có thể chỉ ra được hiệu ứng ròng của hai yếu tố này. Tuy nhiên, hầu hết các
chuyên gia đều tin rằng sự khấu trừ của lãi vay có hiệu ứng mạnh hơn, hiệu ứng này
vẫn bị giảm trừ bởi mức thuế thấp hơn đối với thu nhập của cổ phiếu. [5, tr.745]
Tác động của khả năng phá sản:
Kết quả của MM cũng dựa trên giả định rằng Cty không bị phá sản, do vậy
chi phí phá sản không ảnh hưởng đến giá trị Cty. Tuy nhiên, trong thực tế việc phá
sản là có thực, và nó rất tốn kém. Các Cty khi phá sản có chi phí pháp lý và kế toán
rất lớn, và Cty cũng khó mà duy trì mối liên hệ với khách hàng, nhà cung cấp và
nhân viên. Hơn nữa, sự phá sản thường buộc các Cty phải thanh lý tài sản với giá trị
thấp hơn giá trị của nó.
Cũng cần lưu ý là nỗi lo sợ phá sản, không chỉ đơn thuần là phá sản, còn
đem đến các vấn đề sau đây: Nếu những vấn đề này liên quan đến tương lai của Cty,
các nhân viên quan trọng bắt đầu tháo chạy, các nhà cung cấp bắt đầu từ chối cung
cấp tín dụng, các khách hàng bắt đầu kiếm các nhà cung cấp ổn định hơn, và những
người cho vay cũng yêu cầu lãi vay cao hơn và các điều khoản cho vay chặt chẽ
hơn.
Các vấn đề liên quan đến phá sản khác cũng sẽ gia tăng nhiều hơn khi Cty sử
dụng nhiều nợ vay hơn trong cơ cấu vốn của Cty. Do đó, chi phí phá sản ngăn cản
Cty sử dụng nợ vay vượt quá một tỷ lệ nào đó. [5, tr.747]
1.3.2. Thuyết đánh đổi [5, tr.748]
Những tranh luận trước đó đã dẫn đến sự phát triển của lý thuyết được gọi là
“lý thuyết đánh đổi của đòn bẩy tài chính”, trong đó các Cty đánh đổi lợi ích thuế
từ việc tài trợ bằng nợ vay với các vấn đề có nguyên nhân từ khả năng phá sản.
22/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
1.3.3. Thuyết tín hiệu
MM giả định rằng mọi người – nhà đầu tư và nhà quản lý – có cùng một
thông tin về triển vọng của Cty. Tuy nhiên, thực tế là nhà quản lý thường có thông
tin tốt hơn so với nhà đầu tư bên ngoài – thông tin bất cân xứng. Điều này có tác
động quan trọng đến cấu trúc vốn tối ưu của Cty.
Khi các nhà quản lý nhận thấy Cty có triển vọng tốt hơn, họ sẽ tránh việc bán
cổ phiếu để tài trợ cho nhu cầu mới – không muốn chia sẻ lợi ích cho các cổ đông
mới – mà thiên về hướng sử dụng nợ vay mới ngay cả khi có thể làm tỷ lệ nợ vay
vượt khỏi mức tỷ lệ mục tiêu. Ngược lại, khi triển vọng là không tốt, nhà quản lý sẽ
muốn tài trợ bằng vốn cổ phần, điều này có nghĩa là các cổ đông mới sẽ chia sẻ
những thua lỗ của cổ đông hiện hữu.
Tóm lại, việc công bố bán cổ phiếu ra bên ngoài được xem là đánh tín hiệu
về triển vọng của Cty - theo quan điểm của nhà quản lý - là không tốt. [5, tr.750]
1.3.4. Các nhân tố quyết định cơ cấu vốn
Doanh thu ổn định: Một DN có doanh thu ổn định sẽ đảm bảo được vốn
vay nhiều hơn, chi phí cố định sẽ cao hơn các Cty có doanh thu không ổn định.
Cơ cấu tài sản: Các DN có tài sản đã được thế chấp cho các món vay có
đảm bảo sẽ khó sử dụng vốn vay nhiều hơn nữa.
Đòn cân định phí: Một DN có đòn cân định phí thấp, tốt nhất nó cần sử
dụng đòn cân tài chính vì như chúng ta đã biết sự kết hợp giữa đòn cân định phí và
đòn cân tài chính tạo nên đòn cân tổng hợp.
Tỷ lệ tăng trưởng: Mức tăng trưởng của DN càng nhanh càng khó sử
dụng nguồn vốn bên ngoài.
Lợi nhuận: DN có tỷ suất lợi nhuận càng cao càng ít sử dụng vốn vay.
Thuế: Lãi vay là chi phí được giảm thuế, và nó càng có giá trị đối với DN
có mức thuế cao. Như vậy, các DN có mức thuế suất càng cao càng có nhiều lợi thế
khi sử dụng vốn vay.
23/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
Kiểm soát: Ảnh hưởng của việc phát hành nợ so với phát hành cổ phiếu
trong sự kiểm soát của nhà quản trị có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn. Việc kiểm soát
của nhà quản trị có thể sẽ liên quan đến việc sử dụng vốn vay hay vốn cổ phần.
Vấn đề quản trị: Các nhà quản trị là người trực tiếp thiết kế cơ cấu vốn.
Một số nhà quản trị bảo thủ sẽ sử dụng ít vốn vay nhưng số khác lại sử dụng nhiều
vốn vay để thu được lợi nhuận cao.
Điều kiện thị trường vốn: Các điều kiện trên thị trường cổ phiếu cũng như
trái phiếu thường thay đổi, đó cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn
tối ưu của một DN.
Điều kiện nội bộ của DN: M ột DN có những điều kiện nội bộ tốt nó có
thể chịu đựng cơ cấu vốn mục tiêu của nó. Chẳng hạn, một Cty vừa mới thành công
hoàn toàn một chương trình nghiên cứu và phát triển, dự án có thể mang lại một thu
nhập cao trong tương lai gần. Nhưng thu nhập mới chưa đủ lôi cuốn các nhà đầu tư
tham gia dự án và nó cũng chưa phản ánh được trong giá chứng khoán. Cty này
chưa muốn phát hành cổ phiếu mới – Cty muốn tài trợ nhu cầu vốn cho phát triển
sản phẩm mới bằng nợ vay cho đến khi có được thu nhập cao và phản ánh qua thị
giá cổ phiếu. Lúc này Cty sẽ phát hành cổ phiếu mới, rút tỷ lệ vốn vay xuống và
quay về với cơ cấu vốn mục tiêu ban đầu.
Tài chính năng động: Một Cty có thể sẽ thu được rất nhiều tiền nếu biết
hoạch định ngân quỹ vốn tốt, năng động trong các hoạt động tài chính. Nhưng
chúng ta không thể biết ảnh hưởng của các quyết định tài chính đến giá chứng
khoán như thế nào, do vậy chúng ta phải tích lũy đủ vốn cần thiết để có thể chịu
được các hoạt động SX, kinh doanh. [16, tr.315]
1.3.5. Quyết định về cơ cấu vốn DN
1.3.5.1. Phân tích khả năng không thanh toán được nợ
Một câu hỏi thiết thực được đặt ra cho các DN khi tỷ số thanh toán nhỏ hơn
1, tức là báo động khả năng không thanh toán được nợ của DN. Câu trả lời phụ
thuộc vào nguồn thanh toán – EBIT, lượng tiền mặt và phương án tài chính mới –
hoặc bán tài sản để giảm bớt những thiếu hụt. Tỷ số thanh toán nợ sẽ cho ta biết một
24/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
phần vấn đề này. Để phân tích vấn đề không thanh toán được nợ, chúng ta cần thu
thập được các khả năng thay đổi về dòng tiền tệ so với giá trị kỳ vọng của nó. Trong
hoạch định ngân quỹ tiền mặt, cần phải dự phòng khả năng thanh toán nợ. Tất cả
các thông tin này rất quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính trong việc định
giá các tài sản của DN để thanh toán các món nợ cố định. Không chỉ có lợi nhuận
kỳ vọng được sử dụng trong việc xác định giá trị tài sản của DN mà chúng ta còn sử
dụng các nhân tố khác như: mua hoặc bán tài sản hoán chuyển tiền mặt của DN, lãi
tức… và các hình thức khác.
1.3.5.2. Phân tích lưu chuyển tiền mặt và tỷ số nợ/vốn
Tính xác suất gần đúng thường được sử dụng rất nhiều trong phân tích vốn
kinh doanh của một DN. Phân tích vốn tiền mặt của DN để thanh toán nợ cố định,
có thể là tốt nhất. Các chủ nợ hay các nhà đầu tư tất nhiên sẽ phân tích tổng nợ cố
định và xác định mạo hiểm tài chính trong vốn tiền mặt thanh toán nợ của DN.
Vấn đề ở đây có thể có sự không phù hợp giữa tỷ số nợ/vốn là tổng số nợ
thực tế, hay lượng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ này của DN. Một vài DN có
thể có tỷ số nợ/vốn thực tế cao, nhưng lại dồi dào vốn tiền mặt để thanh toán nợ.
Phân tích tỷ số nợ/vốn và phân tích sự ổn định lượng tiền mặt thực tế để thanh toán
nợ cố định là rất quan trọng trong việc cơ cấu vốn gần đúng của DN. Phân tích vốn
tiền để thanh toán nợ của DN của các nhà đầu tư mạo hiểm trong quản lý phù hợp
với ý kiến của các nhà đầu tư. Quyết định cơ cấu vốn sẽ được hình thành trên cơ sở
phát triển mục tiêu tối đa hóa giá cổ phiếu của một DN.
1.3.5.3. Các phương pháp phân tích khác
Phương pháp so sánh tỷ số cơ cấu vốn
Để phân tích cơ cấu vốn gần đúng của một DN này, người ta xác định cơ
cấu vốn của một DN có độ rủi ro trong kinh doanh tương tự. Các DN được sử dụng
để so sánh phải cùng một ngành công nghiệp. Một cơ cấu vốn tối ưu cho tất cả các
DN công nghiệp là tỷ số nợ/vốn cao hơn tỷ số trung bình của ngành công nghiệp.
Giám định phân tích đầu tư
25/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
DN có thể lợi dụng các phân tích đầu tư của các tổ chức đầu tư để có
được ý kiến của mình trong việc quyết định đòn cân nợ. Tương tự, một DN có thể
phỏng vấn các chủ nợ xem mức nợ có thể là bao nhiêu để không phải vay thêm.
Cuối cùng, nhà quản trị DN có thể xem xét mọi vấn đề xảy ra với thị giá cổ phiếu
khi phải phát hành nợ mới.
Hệ số an toàn nợ
Khi một DN bán nợ hay phát hành cổ phiếu ưu đãi ra công chúng, thì ở
cương vị chủ nợ cũng như ngân hàng, DN cũng cần phải phát hành một hoặc nhiều
tỷ số an toàn. Người phát hành tỷ số an toàn phải ký hợp đồng với tổ chức có thẩm
quyền để xác định tỷ số phát hành. [1, tr.121]
1.4. LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
Các Cty làm ăn sinh lợi sẽ phải quyết định thu nhập kiếm được sẽ tái đầu tư
vào các tài sản hoạt động, hoặc sẽ thanh toán nợ, hoặc được phân phối cho cổ đông.
Nếu quyết định trả thu nhập cho cổ đông, thường phải đối mặt với ba vấn đề quan
trọng: (1) họ nên trả cho cổ đông bao nhiêu trong số dòng tiền tự do của mình? (2)
liệu họ nên trả lượng tiền mặt này cho cổ đông bằng cách tăng cổ tức chi trả hay
bằng cách mua lại cổ phần? (3) họ có nên duy trì một chính sách phân bổ cổ tức ổn
định và nhất quán, hay chính sách chi trả cổ tức nên thay đổi tùy thuộc vào kết quả
hoạt động kinh doanh của Cty?
1.4.1. Các lý thuyết về chính sách cổ tức
Khi quyết định lượng tiền mặt chia cho cổ đông, các nhà quản lý tài chính
luôn phải lưu ý rằng mục tiêu của Cty là tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Do đó, tỷ lệ
trả cổ tức mục tiêu – được định nghĩa là phần trăm thu nhập được trả cho các cổ
đông dưới dạng cổ tức tiền mặt – nên dựa phần lớn vào sự ưa thích của nhà đầu tư
đối với cổ tức hay lãi vốn: liệu các nhà đầu tư muốn nhận được cổ tức hay muốn
Cty tái đầu tư khoản tiền đó vào kinh doanh – điều được cho rằng sẽ tạo ra lãi vốn?
Sự ưa thích này của nhà đầu tư có thể được xem xét theo mô hình định giá cổ phiếu
tăng trưởng đều: