Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Phân tích chính sách cổ tức công ty cổ phần Đại Thiên Lộc (DTL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.82 KB, 32 trang )

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
“ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THIÊN
LỘC (DTL)”
Hà Nội
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
“ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THIÊN
LỘC (DTL)”
Mục lục
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN
1.1. Chính sách cổ tức
1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc cổ tức
Đối với công ty cổ hần, sau một quá trình thực hiện các hoạt động kinh
doanh công ty sẽ thu được một lợi nhuận nhất định, từ số lợi nhuận này công ty
phải tiến hành việc phân phối lợi nhuận. Sau khi nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp cho Nhà nước, số lợi nhuận còn lại về cơ bản được chia làm hai phần:
• Phần lợi nhuận nhuận dành để chia cổ tức cho các cổ đông
hiện hành của công ty được gọi là lợi tức cổ phần (hay cổ tức)
• Phần lợi nhuận được giữ lại nhằm mục đích tái đầu tư được
gọi là lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành trả cho các cổ
đông hiện hành.
Nguồn gốc của cổ tức là lợi nhuận sau thuế đã thực hiện của công ty cổ
phần. Cổ tức có thể được trả cho cổ đông dưới nhiều hình thức khác nhau. Và
trong công ty cổ phần, Hôi đồng quản trị sẽ quyết định tỷ lệ và hình thức chi trả
cổ tức dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh và chính sách cổ tức đã được Đại
hội cổ đông thông qua.
1.1.2. Quy trình thanh toán cổ tức của công ty cổ phần


Tùy thuộc và từng công ty mà có thời hạn trả cổ tức khác nhau, có thể trả
cổ tức 1 năm/lần, 6 tháng/lần hoặc 1 quý/lần. Việc lựa chọn trả cổ tức với tần
suất cao sẽ làm cho cổ phiếu của công ty được đánh giá cao, tuy nhiên việc trả
cổ tức nhiều lần sẽ làm cho công tác quản trị dòng tiền gặp khó khăn hơn do
phải thu xếp tài chính để thực hiện chia cổ tức. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải
cân nhắc đến đặc điểm ngành kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn, nhu cầu rả
nợ…khi lựa chọn số lần trả cổ tức trong 1 năm.
4
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
Khi thực hiện trả cổ tức, quy trình được thực hiện như sau:
Sau khi Hội đồng quản trị họp để quyết định về việc trả cổ tức, công ty sẽ
công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc trả cổ tức.
Sau khi công bố thông tin, thì khoảng 2 tuần là ngày công ty sẽ đến với trung
tâm lưu ký chứng khoán để chốt danh sách các cổ đông được hưởng cổ tức. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào hệ thống thanh toán bù trừ nhất định.
Có thể mô tả quy trình trả cổ tức bằng tiền trên trục thời gian như sau:
+ Ngày thông báo cổ tức: Vào ngày này, Hội đồng quản trị của công ty sẽ
ra thông báo mức trả cổ tức, hình thức cổ tức, ngày chốt danh sách cổ đông và
ngày thanh toán cổ tức.
+ Ngày giao dịch không hưởng quyền: Tùy thuộc vào hệ thống thanh toán
bù trừ chứng khoán của từng nước áp dụng.
+ Ngày chốt danh sách cổ đông: Là ngày mà trung tâm lưu ký chứng
khoán sẽ chốt danh sách cổ đông hiện hành để được hưởng cổ tức và gửi danh
sách cổ đông cho công ty.
+ Ngày thanh toán cổ tức: Thường sau hai tuần kể từ ngày khóa sổ, công
ty sẽ chuyển trả cổ tức cho các cổ đông dưới dạng tiền mặt trực tiếp hoặc chuyển
tiền vào tài khoản của cổ đông ở các công ty chứng khoán.
5
Ngày thanh toán cổ
tức

Ngày giao dịch không
hưởng quyền
Thời gian
Ngày chốt danh
sách cổ đông
Ngày thông
báo cổ tức
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
1.1.3. Chính sách cổ tức của công ty cổ phần
Chính sách cổ tức thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông
so với việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư.
Chính sách cổ tức là một trong ba chính sách quan trọng bậc nhất có tác
động đến lợi ích của các cổ đông trong công ty thể hiện:
+ Chính sách cổ tức ảnh hưởng rất quan trọng đến tỷ lệ tăng trưởng thu
nhập và cổ tức trong tương lai của cổ đông. Nếu công ty tái đầu tư lợi nhuận
nhiều, trong khi vẫn duy trì được mức sinh lời trên một đồng vốn sẽ gia tăng thu
nhập và cổ tức cho cổ đông hiện hành và ngược lại.
+ Chính sách cổ tức tác động trực tiếp đến giá trị tài sản thực tế của cổ
đông, một mặt cổ tức là thu nhập ở hiện tại và chắc chắn, mặt khác chính sách
cổ tức có thể giảm thiểu các khoản chi phí khi thu nhập về đến tay cổ đông, vì
thu nhập thực tế có thể bị sụt giảm do các yếu tố như thuế thu nhập, chi phí giao
dịch
+ Thông qua việc trả cổ tức còn thể hiện dấu hiệu thông tin về hiệu quả
hoạt động của công ty ra ngoài thị trường, đến các nhà đầu tư khác. Khi đó, nó
sẽ tác động đến mối quan hệ giữa cung cầu về cổ phiếu của công ty.
Mục tiêu của chính sách cổ tức là tối đa hóa giá trị thị trường của công ty,
hay nói cách khác là tối đa hoán giá trị cổ phiếu trên thị trường.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ
Thứ nhất, cổ tức cổ phần thường (DPS)
Chỉ tiêu này đo lường mức trả cổ tức tính trên một cổ phần thường mà

nhà đầu tư có thể nhận được từ việc đầu tư và cổ phiếu thường.
DPS =
6
Lợi nhuận dành trả cổ tức cho cổ đông thường
Số lượng cổ phần thường đang lưu hành
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
Thứ hai, Tỷ suất lợi tức cổ phần (D/P)
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa mức cổ tức của một cổ phần thường.
Chỉ tiêu này nhằm đo lường mức độ sinh lời thực tế mà cổ đông thường nhận
được từ việc đầu tư vào một cổ phần thường.
Tỷ suất lợi tức =
Thứ 3: Hệ số chi trả cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa mức cổ tức cổ đông thường nhận
được so với thu nhập của một cổ phần thường. Chỉ tiêu này cho biết một đồng
thu nhập cổ phần thường thì công ty dành bao nhiêu để chi trả cổ tức cho cổ
đông.
Hệ số chi trả cổ tức =
1.1.5. Hình thức cổ tức của công ty cổ phần
1.1.5.1. Hình thức cổ tức bằng tiền
Đây là hình thức trả cổ tức rất phổ biến trên thế giới, hình thức này được
hầu hết các công ty cổ phần áp dụng.
Cổ tức bằng tiền là khoản lợi nhuận sau thuế được biểu hiện bằng tiền mà
công ty trả trực tiếp cho cổ đông hiện hành.
Hình thức trả cổ tức này có ưu điểm là khi công ty trả cổ tức bằng tiền sẽ
tạo ra thu nhập thực tế cho các cổ đông, đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của
7
Cổ tức một cổ phần thường hằng
Giá thị trường một cổ phần
Cổ tức một cổ phần thường
Thu nhập một cổ phần thường

Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
các cổ đông. Mặt khác, trả cổ tức bằng tiền thể hiện dấu hiệu về sự dồi dào dòng
tiền của công ty chứng tỏ công ty đang đạt hiểu quả cao trong hoạt động kinh
doanh, khi đó sẽ làm cho giá cổ phiếu có khuynh hướng gia tăng.
Tuy nhiên, việc trả cổ tức bằng tiền làm cho công ty bị sụt giảm một
lượng tiền, đòi hỏi công ty phải dồi dào vốn bằng tiền. Mặt khác, trong trường
hợp công ty có nhiều cơ hội đầu tư thì trả cổ tức bẳng tiền sẽ làm cho công ty bị
khan hiếm vốn nội sinh để tài trợ dẫn đến phải phát hành cổ phiếu thường mới
để huy động từ bên ngoài, điều này tác động đến tỷ lệ sở hữ, chi phí phát hành,
thuế thu nhập cá nhân.
1.1.5.2. Hình thức cổ tức bằng cổ phiếu
Cổ tức cổ phiếu là khoản lợi nhuận sau thuế được biểu hiện dưới dạng cổ
phiếu mà công ty phát hành mới để chia thêm cho các cổ đông hiện hành.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc công ty cổ phần sử dụng nguồn lợi nhuận
sau thuế được tích lũy để bổ sung tăng vốn điều lệ, đồng thời tăng thêm số cổ
phần cho các cổ đông theo tỷ lệ sở hữ cổ phần của cổ đông trong công ty.
Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu có những ưu điểm sau giúp cho công
ty có thêm vốn nội sinh để đầu tư tăng trưởng. Trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp
cho cổ động hạn chế bị chia sẻ quyền kiểm soát. Trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp
công ty tiết kiệm chi phí phát hành để huy động vốn, do được tài trợ bằng nguồn
lợi nhuận để lại nên công ty không phải phát hành cổ phần thường mới ra công
chúng để huy động vốn. Trả bằng hình thức này còn giúp công ty tránh khỏi các
tác động tiêu cực của thị trường đế giá cổ phiếu khi công ty bị khan hiếm nguồn
tiền hay hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời đây là bbieenj pháp hoãn thuế cho
cổ đông vì cổ đong chỉ phải nộp thuế TNCN khi hiện thực hóa thu nhập được
chia và làm tăng tính thanh khoản cao hơn cho cổ phiếu của công ty.
Tuy nhiên, hình thức này cũng có những mặt hạn chế nhất định. Trả cổ
tức bằng cổ phiếu có thể sẽ tác động làm giảm giá cổ phiếu nếu công ty không
8
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2

có những cơ hội đầu tư hiệu quả. Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm cho thu nhập trên
mỗi cổ phần ở hiện tại bị giảm xuống do số lượng cổ phần tăng lên. Sẽ trả cổ tức
bằng cổ phiếu sẽ phức tạp hơn về thủ tục và cách thức thực hiện cho công ty cổ
phần. Khi công ty muốn giữ lại lợi nhuận tái đầu tư sẽ có hai cách thực hiện:
việc trả cổ tức bằng cổ phiếu thì số lợi nhuận của công ty đã phải vốn hóa thành
vốn cổ phần công ty không thể chia cổ tức cho cổ đông từ số lợi nhuận đó nữa,
trường hợp còn lại nếu tái đầu tư thì khi cần thiết doanh nghiệp vẫn có thể chi
trả cổ tức cho cổ đông.
1.1.5.3. Hình thức cổ tức bằng tài sản khác
Đây là hình thức trả cổ tức ít phổ biến nhất, tuy nhiên trên thực tế vẫn có
một số công ty trả cổ tức bằng hình thức này.
1.2. Các chính sách cổ tức của công ty cổ phần
1.2.1. Chính sách cổ tức ổn định
Theo chính sách cổ tức ổn định cổ tức thì cổ tức được duy trì ở mức độ
nhất định và chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi công ty có thể đạt mức gia tăng
lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng được cổ tức và khi đã
tăng côt tức thì công ty cố gắng duy trì cổ tức ở mức độ đã định cho đến khi
công ty không thể hy vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong
tương lai.
Ưu điểm của chính sách này thứ nhất là chính sách cổ tức đưa ra thông tin
hay tín hiệu về sự ổn định kinh doanh. Thứ hai, thực hiện chính sách cổ tức ổn
định sẽ tạo ra thu nhập thực tế cho các cổ đông. Thứ ba là thực hiện chính sách
này là một yếu tố quan trọng để ổn định thành phần cổ đông của công ty tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản lý công ty. Thứ tư, chính sách cổ tức ổn định
còn là yếu tố quan trọng giúp công ty có thể dễ dàng được niêm yết chứng
khoán tại Sở giao dịch chứng khoán.
9
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
Mặc dù có khá nhiều ưu điểm nhưng hình thức này cũng chứa đựng
những hạn chế nhất định. Thứ nhất là việc thực hiện chính sách ổn định cổ tức

cũng có ảnh hưởng nhất định đến nguồn vốn bên trong của công ty. Do đó có
thể phải từ bỏ bớt các cơ hội đầu tư trong tương lai. Thứ hai, nếu thưc hiện đầu
tư thì công ty phải phát hành cổ phiếu để huy động vốn, khi đó công ty phải bỏ
ra một khoản chi phí phát hành, dẫn đến chi phí sử dụng vốn tăng, đồng thời cổ
đông phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho cổ đông mới.
1.2.2. Chính sách thặng dư cổ tức
Theo chính sách này, cổ tức được chi trả là phần còn lại sau khi đã dành
lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư trong điều kiện duy trì được cơ cấu nguồn vốn
tối ưu của công ty.
Chính sách này có những ưu điểm nhất định: Trong trường hợp công ty có
nhiều cơ hội đầu tư và đem lại tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần cao hơn so với
mức trung bình của thị trường, khi đó cổ đông sẽ dễn dàng chấp thuận việc trả
cổ tức thấp để dành lợi nhuận tái đầu tư vào công ty. Công ty sẽ giảm được chi
phí sử dụng vốn. Đồng thời giúp cho cổ đông hoãn thuế thu nhập cá nhân. Bên
cạnh đó còn tránh phân chia quyền kiểm soát công ty do không phải phát hành
thêm cổ phiếu mới.
Tuy nhiên chính sách này cũng có những hạn chế: thứ nhất là công ty theo
đuổi chính sách thặng dư cổ tức sẽ đẫn đến sự biến thiên về cổ tức của cổ đông.
Thứ hai là chính sách này làm cho cổ đông không có thu nhập thường xuyên.
Như vậy chính sách này được coi là tối ưu khi công ty đang trong giai
đoạn tăng trưởng.
1.2.3. Chính sách tỷ lệ cổ tức ổn định
Đối với chính sách này, công ty cổ phần có thể thực hiện trả cổ túc theo
một tỷ lệ ổn định tính trên lợi nhuận sau thuế của công ty. Tỷ lệ chi trả cổ tức
10
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
được xác định bằng cổ tức một cổ phần thường chia cho thu nhập 1 cổ phần. Tỷ
lệ này được các cổ đông duy trì qua các năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận dao động
hằng năm nên làm cho cổ tức cũng thay đổi.
Thực hiện theo chính sách này, nếu lợi nhuận của công ty thường xuyên

biến động thì sẽ kéo theo sự biến động của cổ tức, khi đó nhà đầu tư sẽ đánh giá
hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động rủi ro thông qua đó có thể
tác động làm giảm giá cổ phiếu.
1.2.4. Chính sách cổ tức cố định ở mức thấp và chia thêm cổ tức vào cuối
năm
Gần đây đã xuất hiện một số công ty theo đuổi chính sách cổ tức cố định
ở mức thấp và chia thêm cổ tức vào cuối năm trong trường hợp công ty hoạt
động kinh doanh có hiệu quả cao và dồi dào về ngân quỹ/ Chính sách này được
dựa trên cơ sở kết hợp giữa chính sách cổ tức ổn định và chính sách cổ tức theo
tỷ lệ cố định.
Đối với chính sách này công ty sẽ căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, kế
hoạch lợi nhuận của công ty để xác định một mức cổ tức tối thiểu và trả tạm ứng
cho cổ đông. Sau đó, đến cuối năm tài chính, khi công ty quyết toán và xác định
số lợi nhuận thực tế và số lợi nhuận tích lũy của các năm trước để quyết định có
chia thêm cổ tức vào cuối năm hay không.
Việc lựa chon chính sách cổ tức này tạo ra tính linh hoạt cho công ty
trong việc chi trả cổ tức nếu hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến
động và nhà đầu tư cũng ổn định được mức cổ tức tối thiểu có thể nhận được,
hạn chế việc cổ đông phải bán cổ phần để lấy tiền chi tiêu, tránh được các chi
phí giao dịch khi phải bán cổ phần.
Mặt khác chính sách này sẽ tạo ra tâm lý yên tâm của các nhà đầu tư vì họ
luôn nhận được cổ tức ở một mức nhất định. Trường hợp công ty có chia thêm
11
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
nó thể hiện dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó tạo điều
kiện tăng giá cổ phiếu trên thị trường.
1.3. Tác động của chính sách cổ tức đối với công ty cổ phần
1.3.1. Những tác động của chính sách cổ tức đến công ty cổ phần
Chính sách cổ tức ảnh hướng tới tài sản của cổ đông:
Đối với hình thức công ty trả cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu mới để

huy động vốn cho việc thực hiện đầu tư. Nếu công ty chi trả cổ tức, mỗi cổ phần
nhận được có giá trị thấp hơn so với trước khi trả cổ tức. Bởi công ty phát hành
nhiều cổ phần hơn so với tài sản của doanh nghiệp. Kết cấu nguồn vốn có sự
thay đổi.
Đối với hình thức công ty không chi trả cổ tức và cổ đông sẽ bán cổ phần
của mình để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Nếu các cổ đông cũ bán đi một số cổ
phần thì mỗi phần có giá trị tương đương, nhưng khi đó họ lại sở hữu ít cổ phần
hơn. Đối với công ty tổng tài sản và vốn cổ phần không thay đổi. Kết cấu nguồn
vốn có sự thay đổi.
Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đối với quyết định đầu tư
Chính sách cổ tức có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách đầu tư của công
ty. Chính sách cổ tức sẽ thể hiện việc xác định mức lợi nhuận sẽ dành trả cổ tức
và lợi nhuận để tái đầu tư. Như vậy chính sách cổ tức sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận
giữu lại để tái đầu tư của công ty cổ phần, nếu công ty trả cổ tức cao thì tỷ lệ ảnh
hưởng tới quyết định đầu tư bởi hai lý do:
Thứ nhất: Chính sách cổ tức sẽ ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn cho dự
án. Khi công ty có nhu cầu vốn đầu tư vào các dự án thì chi phí sử dụng vốn cận
biên cho từng đồng vốn mới huy động mới thay đổi trong một kì hạn nhất định.
Khi đó cũng không có nguồn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư công ty phải huy
động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường mới với số lượng lớn. Trong khi đó
12
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
việc huy động vốn bằng cổ phiếu thường mới sẽ dẫn đến chi phí sử dụng vốn
cao hơn so với sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại. Khi đó nhà đầu tư đòi hỏi dự án
có tỷ suất sinh lời cao hơn khi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn dự
án.
Thứ hai: Chính sách cổ tức ảnh hưởng tới quá trình huy động vốn của
công ty. Khi công ty dành phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư, công ty sẽ nhanh
chóng có vốn chủ để thực hiện dự án, chớp cơ hội kinh doanh. Nếu công ty trả
cổ tức cao, công ty sẽ thiếu nguồn vốn bên trong để tài trợ nhu cầu vốn đầu tư.

Do đó công ty phải huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường mới,
quá trình đó mất rất nhiều thời gian. Qua đó, ảnh hưởng tới việc lựa chọn dự án
đầu tư.
1.3.2. Ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới mối quan hệ nội tại của công
ty
Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa cổ đông và chủ nợ. Khi công ty trả cổ
tức, sẽ nảy sinh xung đột lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ của công ty. Thứ nhất,
khi công ty trả cổ tức sẽ làm ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của khoản vốn mà
công ty đang đi vay nợ. Do đó, chính sách cổ tức sẽ làm thay đổi giá trị cổ phần
và giá trị của khoản nợ dẫn đến xuất hiện xung đột lợi ích giữa các cổ đông và
chủ nợ. Thứ hai, đối với công ty cổ phần, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
đối với ác khoản nợ của công ty. Trường hợp, tổng giá trị của công ty lớn hơn
giá trị của khoản nợ, sau khi trả hết phần nợ, giá trị còn lại thuộc về công ty và
ngược lại. Chính vì vậy, các cổ đông rất mong nhận được cổ tức nhiều vì đến
khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì cổ đông cũng đã thu về được
một khoản lợi nhuận có thể bù đắp phần nào vốn đã bỏ ra.
Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa cổ đông và nhà quản trị công ty. Cổ
đông là chủ sở hữu công ty, còn nhà quản trị là người quản lý mọi hoạt động của
công ty. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty là do đặc điểm
13
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
của công ty cổ phần. Chính vì vậy, sẽ làm xuất hiện sự khác biệt về hiểu biết
thông tin hoạt động, chiến lược của công ty giữa người sở hữu và người quản lý.
Ảnh hưởng giữa cổ đông và người lao động. Người lao động là người trực
tiếp tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp, nhưng họ lại không được quyền
sử dụng các giá trị gia tăng do chính mình tạo ra. Chính điều này tạo nên sự
xung đột lợi ích giữa người lao động và cổ đông trong công ty.
Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các nhóm cổ đông trong công ty. Trong
công ty có rất nhiều cổ đông, chính vì vậy cũng sẽ nảy sinh mối quan hệ lợi ích
khác nhau trong việc phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông.

14
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THIÊN LỘC
(DTL)
Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc chuyên Sản xuất thép lá cán nguội, thép
lá mạ kẽm, mạ hợp kim nhôm-kẽm, mạ màu, ống thép, xà gồ thép và Kinh
doanh thép cán nóng, thép tấm, thép hình, thép xây dựng
Trụ sở chính tọa lạc tại Lô A, đường 22, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình
Dương
Cổ phiếu của Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc được niêm yết tại Sở Giao
dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (mã chứng khoán DTL)
Vốn điều lệ: 484.974.700.000 VNĐ
Vốn chủ sở hữu: 786.526.095.807 đồng, bao gồm vốn điều lệ và các
khoản khác
Đội ngũ nhân viên 491 người
Các dây chuyền hiện hữu và các dây chuyền mới đang lắp đặt tại nhà
máy mới trong KCN Sóng Thần 3, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (dự
kiến đưa vào hoạt động từ quý 4/2011) sẽ cho ra sản lượng như sau:
- 1 dây chuyền Tẩy rửa (thép cán nóng) 600.000 tấn/năm
- 3 dây chuyền Thép lá cán nguội 400.000 tấn/năm
- 2 dây chuyền Thép lá mạ kẽm 120.000 tấn/năm
- 2 dây chuyền Thép lá mạ hợp kim nhôm-kẽm 270.000 tấn/năm
- 2 dây chuyền Thép lá mạ màu 130.000 tấn/năm
- 4 dây chuyền SX Ống thép 30.000 tấn/năm v.v

15
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
Sản phẩm của Đại Thiên Lộc được phân phối rộng khắp trong cả nước và
xuất khẩu sang các nước ASEAN, Tây Á, Bắc Á, Trung Đông, Châu Phi, Nam
Mỹ v.v

Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc mong muốn được hợp tác lâu dài với tất
cả mọi người. Thương hiệu Đại Thiên Lộc hướng đến tương lai, đồng hành
cùng đối tác để Tạo Dựng Tương Lai trên cơ sở mọi người cùng có lợi
*Tổng quan
Tên công ty : Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc
Địa chỉ : Lô A, đường 22 KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại: +84-(0)650-373.29.81 Fax: +84-(0)650-373.29.80
Sàn niêm yết : HOSE
Mã chứng khoán : DTL
Website:
Tổng quan:
Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh:
tôn mạ kẽm, tôn mạ màu, tôn lạnh, thép cán nóng, thép cán nguội, thép tấm,
thép hình, ống thép, xà gồ thép.Trụ sở chính đặt tại Lô A, đường 22, Khu công
nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam,
Tiền thân là Công ty TNHH Thép Đại Thiên Lộc, thành lập từ năm 2001
với số vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. Đến nay, sau gần 9 năm hoạt động, vốn
điều lệ tăng lên 388 tỷ đồng (tăng hơn 64 lần), thặng dư vốn hơn 151 tỷ đồng.
Số lượng chi nhánh : 6
Số lượng khách hang : 450 khách hàng/đại lý phân phối sản phẩm trong
nước và xuất khẩu sang các nước Asean, Tây Á, Bắc Á, Trung đông, Châu phi .
Sản lượng của 02 dây chuyền hiện hữu tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An,
Bình Dương (một dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng với công suất 60.000
tấn/năm và một dây chuyền mạ màu với công suất 45.000 tấn/năm) không đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.
16
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
Để gia tăng sản lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, công ty đã đầu tư xây dựng Khu liên hợp sản xuất Thép Đại Thiên
Lộc với diện tích đất 105.285m 2 tại KCN Sóng Thần 3, Bình Dương. Đến

tháng 4/2010 công ty đã lắp ráp hoàn chỉnh 01 dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng
với công suất 80.000 tấn/năm ; dây chuyền xả băng ; dây chuyền sản xuất ống
thép ; dây chuyền xén biên ; dây chuyền chặt tấm thép ; dây chuyền cắt lá thép .
và đang chuẩn bị lắp ráp các dây chuyền như: 02 dây chuyền mạ hợp kim nhôm
kẽm (tôn lạnh), tổng công suất 270.000 tấn/năm ; 01 dây chuyền mạ màu, công
suất 85.000 tấn/năm ; 01 dây chuyền nắn phẳng tôn ; 01 dây chuyền tẩy rửa,
công suất 600.000 tấn/năm ; 02 dây chuyền thép lá cán nguội, tổng công suất
gần 200.000 tấn/năm .
Công ty Cổ phần Đại Th iên Lộc mong muốn hợp tác lâu dài với mọi
người.Thương hiệu Đại Thiên Lộc hướng đến tương lai, đồng hành cùng đối tác
để Tạo Dựng Tương Lai trên cơ sở mọi người cùng có lợi.
*Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Thép Đại Thiên Lộc được thành lập với vốn điều lệ ban
đầu là 6 tỷ đồng theo Giấy Chứng nhận ĐKKD số 46020000250 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 11/07/2001.
Đến năm 2003 công ty mới thật sự hoạt động mạnh và có thương hiệu với
việc lắp đặt vận hành dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng liên tục có công suất
60.000 tấn/năm và đưa ra sản phẩm chủ lực của Công ty là tôn mạ kẽm
Trong năm 2006 và 2007, Công ty lần lượt quyết định tăng vốn điều lệ lên
50 tỷ đồng và 99 tỷ đồng nhằm đáp ứng và phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Công ty chính thức chuyển đổi thành CTCP Đại Thiên Lộc với Giấy
chứng nhận ĐKKD số 4603000334 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
cấp ngày 12/04/2007 và thực sự đi vào hoạt động dưới hình thức CTCP vào
tháng 06/2007.
17
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
Ngày 23/12/2008, Công ty đã được UBND tỉnh Bình Dương cấp giấy
Chứng nhận đầu tư số 462210000622 về việc thành lập Khu liên hiệp sản xuất
Thép Đại Thiên Lộc tại KCN Sóng Thần 3, Tỉnh Bình Dương với diện tích đất

105.285m2 để tập trung vào sản xuất sản phẩm thép lá cán nguội và thép lá mạ
hợp kim nhôm - kẽm, mạ kẽm dày, mạ màu
Ngày 22/12/2008 Đại Thiên Lộc chính thức thành lập 3 công ty con
chuyên về sản xuất và kinh doanh thép tại Bình Dương.
Từ tháng 8/2008 đến tháng 9/2009, Đại Thiên Lộc đã lần lượt có những
đợt phát hành cổ phiếu thành công để tăng vốn và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, vốn điều lệ của Cty là 388 tỷ đồng theo Giấy Chứng nhận ĐKKD thay
đổi lần thứ 8 số 3700381282 được cấp ngày 17/3/2010.
Ngày 24/06/2010, công ty tăng vốn điều lệ lên 484.974.700.000 đồng.
Ngày 12/01/2012, mức vốn điều lệ của công ty là 501.360.900.000 đồng.
*Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất thép lá mạ kẽm (tôn kẽm), thép lá mạ màu (tôn màu), mạ hợp
kim nhôm
- kẽm (tôn lạnh), thép lá cán nguội, thép ống/hộp,
- Sản xuất tôn lợp, cán xà gồ thép
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí, lắp dựng các cấu kiện, nhà kho, dầm cẩu
trục, các sản phẩm cơ khí phục vụ xây dựng
- Mua bán sắt thép các loại
- Mua bán vật tư nhiên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất thép
và xây dựng
*Vị thế công ty
- Công ty có khả năng cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm snag thị trường
Trung Đông ( Arab Saudi, UAE ) Peru, Colombia và các nước ASEAN
18
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
( Indonesia, Malaysia, Thái Lan ) ngoài 2 thị trường truyền thống là Lào và
Campuchia.
- Sản phẩm chủ lực của Công ty là tôn mạ kẽm và mạ màu lại chính là
một trong những sản phẩm thép thu hút khách hàng trong và ngoài nước do có
nhiều ưu điểm (chất lượng tốt hơn, hàng hóa đa dạng hơn thỏa mãn nhu cầu

khách hàng.
- Ngoài ra sản phẩm mạ kẽm có độ dày dưới 0.2mm không được nhiều
doanh nghiệp trong nước sản xuất do sản phẩm này khó sản xuất hơn hàng dày (
trên 0.2mm) vì tôn quá mỏng khó kiểm soát độ mạ, bông kẽm
- Có khả năng quản lý chi phí sản xuất tốt do tỷ suất giá vốn hàng bán
trên doanh thu của Công ty luôn được duy trì ổn định ở mức khoảng 80% thấp
hơn so với 1 số doanh nghiệp sản xuất thép khác.
- Có uy tín và được các tổ chức tín dụng/ngân hàng hỗ trợ vốn khi cần
thiết
*Chiến lược phát triển và đầu tư
Với nguồn lực hiện có của công ty, Đại Thiên Lộc đề ra 3 mục tiêu lớn:
- Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả và sức cạnh
tranh, đảm bảo mức tăng trường cao và bền vững;
- Xây dựng hệ thống quản lý một cách toàn diện, phát huy những lợi thế
có sẵn và hạn chế các mặt yếu kém còn tồn tại;
- Xây dựng và phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, đáp ứng nhu
cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, khẳng định vị thế của Đại Thiên Lộc
trên thường trường Việt Nam và quốc tế.
19
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THIÊN
LỘC
3.1. Phân tích, đánh giá chính sách cổ tức của công ty giai đoạn 2010
– 2013
Hoạch định chính sách cổ tức là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Đưa ra
chính sách cổ tức sai lầm sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông. Chính vì vậy ban
quản trị công ty phải cân nhắc rất kĩ lưỡng để đưa ra chính sách cổ tức phù hợp
và đem lại cho cổ đông những thuận lợi nhất định.
Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
chưa lâu, phiên giao dịch đầu tiên bắt đầu ngày 04/06/2010 với số lượng cổ

phiếu niêm yết lần đầu là 38.800.000 cổ phiếu. Cơ cấu sở hữu của DTL như sau:
Chủ tịch HĐQT và các thân nhân chủ tịch HĐQT nắm giữ gần 70%, nhà đầu tư
nước ngoài nắm giữ 0,8%, còn lại thuộc về nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức
trong nước. Tuy nhiên, dựa vào những thông tin từ năm 2010 trở lại đây xem
xét, phân tích về chính sách cổ tức của Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc của
nhóm sau đây đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở số liệu tính toán và tìm
hiểu về chính sách cổ tức của công ty.
Hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung có đem lại lợi nhuận. Tuy
nhiên có thể nhìn tổng quan thì lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2010 –
2013, sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, và
khó khăn chung của toàn ngành.
Tổng hợp số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất và trên báo cáo tài chính
công ty mẹ của Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc có bảng sau:
20
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
Bảng 1: Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ so sánh công ty
mẹ và toàn công ty giai đoạn 2010 – 2013 (ĐVT: VND)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận sau
thuế Cty mẹ
thuộc về cổ
đông công ty
mẹ
310.314.960.25
1
162.450.537.56
2
1.731.172.603 1.217.966.849
Lợi nhuận sau
thuế toàn công

ty thuộc về
công ty mẹ
310.314.960.25
1
162.450.537.56
2
13.185.162.05
6
12.780.258.56
8
Có thể nhận thấy rằng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông của công ty
mẹ sụt giảm rất mạnh. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế là 310.314.960.251VND,
đến năm 2013 chỉ còn 1.217.966.849 VND, giảm tới 99,6% so với năm 2010.
Một sự sụt giảm rất lớn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá
chính sách cổ tức của công ty giảm liên tiếp qua các năm.
Việc lợi nhuận sau thuế sụt giảm ảnh hưởng rất lớn tới chính sách cổ tức
của công ty. Có thể nói lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông thường có ảnh
hưởng trực tiếp đến tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhận được hằng năm. Nếu lợi nhuận
sau thuế vấn đủ đảm bảo chi trả cổ tức năm đó cho cổ đông, đó là tín hiệu vẫn có
thể chấp nhận được. Tuy nhiên, điều ngược lại xảy ra đó là việc hoãn trả cổ tức
cho các cổ đông, điều cảnh báo đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược cụ thể để gia tăng lợi nhuận sau thuế
để đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông, đồng thời cân nhắc đến chính sách cổ tức
phù hợp đem lại lợi nhuận trong tương lai lớn hơn cho cổ đông. Tuy nhiên,
21
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
chính sách cổ tức cũng cần được cân nhắc một cách chính sách để đảm bảo lợi
ích cho các cổ đông trong công ty vừa có nguồn vốn để tái đầu tư trong giai
đoạn tiếp theo. Lợi nhuận sau thuế sụt giảm, sẽ dẫn đến việc chi trả cổ tức cho
cổ đông giảm đi do tỷ lệ cổ tức giảm vì công ty áp dụng chính sách tỷ lệ cổ tức

ổn định hoặc thời hạn chi trả sẽ kéo dài do lợi nhuận sau thuế chi trả cho cổ
đông ở mức rất nhỏ, lợi nhuận sau thuế đó được quyết định giữ lại để tái đầu tư.
Xem xét một số chỉ số của Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc (DTL) nhóm
tổng hợp được bảng sau.
Bảng 2: Tổng hợp thông số giai đoạn 2010 – 2013
Chỉ tiêu
2010
2011 2012 2013
Lợi nhuận
sau thuế
(VND)
310.314.960.25
1
162.450.537.56
2
1.731.172.603 1.217.966.849
Số lượng cổ
phiếu đang
lưu hành 38.800.000 46.908.250 46.908.250 46.908.250
Tỷ lệ cổ tức 30% 20% 10%
-
Lợi nhuận
sau thuế
thuộc về cổ
đông
thường theo
tính toán
116.400.000.00
0
93.816.500.000

46.908.250.00
0
-
Tốc độ tăng
lợi nhuận
sau thuế
(%) -47,650 -98,934 -29,645
Tốc độ tăng
lợi nhuận
sau thuế
thuộc về cổ
đông (%) -19,402 -50,000
-
Một vấn đề đang diễn ra tại Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, lợi nhuận sau
thuế liên tục giảm từ 2010 – 2013 đây là lý do tỷ lệ cổ tức giảm. Từ năm 2011
22
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
đến năm 2012, lợi nhuận sau thuế sụt giảm 98,934% đối với công ty mẹ, điều
này ảnh hưởng lớn tới việc chi trả cổ tức cho các cổ đông. Minh chứng cho điều
này là tới tháng 24/02/2014 doanh nghiệp mới tổ chức họp Hội đồng Quản trị,
quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2012. Và tiếp đó là năm 2013
công ty hoãn trả cổ tức cho công ty. Phần lợi nhuận sau thuế không lớn, công ty
giữ lại để đầu tư cho các dự án tiếp theo. Có thể nhận định rằng việc sụt giảm
mạnh lợi nhuận sau thuế của công ty cần phải xem xét nguyên nhân để đưa ra
các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp. Mặc dù cùng chịu tình hình
chung với toàn ngành thép nhưng việc sụt giảm này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến
giá cổ phiếu và vị thế của công ty trên thị trường. Điều này sẽ làm giảm sức hấp
dẫn của cổ phiếu công ty đối với các nhà đầu tư.
Nhìn một cách tổng quan có thể thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm
kéo theo tỷ lệ cổ tức giảm theo. Năm 2010, với mức lợi nhuận rất lớn công ty trả

cổ đông tỷ lê cổ tức 30%/mệnh giá cổ phiếu. Năm 2011, có dấu hiệu sụt giảm
lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ cổ tức còn 20%/mệnh giá. Đến năm 2014, Hội đồng
quản trị của công ty quyết định tỷ lệ trả cổ tức năm 2012 10%/mệnh giá. Tốc độ
tăng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông âm, năm 2012 tăng trưởng (-50%) so
với năm 2010. Hoạt động của công ty xét đến hiện tại vẫn có lợi nhuận, nhưng
lợi nhuận sau thuế của công ty giảm và xuống thấp so với các năm về trước,
điều này buộc công ty phải hoãn việc trả cổ tức cho các cổ đông. Việc lùi trả cổ
tức cho cổ đông nhằm giữ lại lợi nhuận sau thuế để đầu tư cho các dự án tiếp
theo là một phương án rất tốt đối với công ty. Công ty không phải chịu áp lực
phải thanh toán cổ tức, có nguồn cho việc đầu tư năm tiếp theo.
Có thể thấy rằng, hoãn trả cổ tức của công ty, vừa để lại cho công ty
nguồn vốn để tái đầu tư, vừa hoãn thuế cho các cổ đông. Nhưng điều này ảnh
hưởng không nhỏ tới giá cổ phiếu của công ty. Tính đến hiện tại, giá cổ phiếu
của công ty là 9.400 đồng tính đến giờ đóng cửa ngày 20/09/2014. Việc giá cổ
phiếu giảm dưới mệnh giá có ảnh hưởng nhất định tới chênh lệch giá cổ phiếu,
làm sụt giảm tài sản của các cổ đông. Mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường cổ
23
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
phiếu của doanh nghiệp đang không được hoàn thành. Nguyên nhân của việc
này, có thể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khó khăn
chung của ngành thép, giá nguyên liệu đầu vào tăng…
Xét các chỉ số đánh giá chính sách cổ tức của Công ty cổ phần Đại Thiên
Lộc (DTL), nhóm có bảng tổng kết sau
Bảng 3: Các chỉ số đánh giá chính sách cổ tức giai đoạn 2010 – 2013 của
công ty mẹ
Chỉ tiêu
2010
2011 2012 2013
EPS (đồng) 7.997,81 3.463,15 36,91 25,96
DPS (đồng) 3000 2000 1000 -

Hệ số chi trả cổ
tức 0,38 0,58 27,10 -
Tỷ suất cổ tức 0,15 0,10 0,05
-
Chỉ tiêu DPS phản ánh cổ tức trên một cổ phần, cổ tức mà công ty nhận
được có xu hướng giảm, cùng với sụt giảm lợi nhuận sau thuế của công ty và sụt
giảm tỷ lệ chi trả cổ tức. Năm 2010, DPS của công ty là 7.997,81, đến năm
2012 còn 39,91 theo số liệu của công ty mẹ. Việc sụt giảm lợi nhuận sau thuế
của công ty, hoạt động của công ty kém hiệu quả kéo theo sự sụt giảm của các
chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức của công ty. Chung tình hình với ngành thép,
sự sụt giảm sản lương tiêu thụ trong nước giai đoạn 2010 – 2012, đầu năm 2013
có xu hướng cải thiện hơn về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, kết quả
không có nhiều thay đổi quá lớn. Cổ tức trả cho các cổ đông giảm tức là lợi
nhuận trên 1 cổ phần của cổ đông giảm. DPS của công ty giảm làm cho thu nhập
của cổ đông giảm, điều này dễ dẫn đến việc không hấp dẫn sở hữu cổ phần của
công ty do đầu tư vào lĩnh vực khác đem lại lợi nhuận cao hơn. Trong giai đoạn
2012 – 2013, tỷ suất lợi nhuận của công ty giảm dưới mức lãi suất của thị
trường. Đồng thời, hệ quả dẫn đến sẽ làm sụt giảm giá của cổ phiếu do nhà đầu
24
Học viện tài chính 49/11.03 - Nhóm 3_LT2
tư nhận thấy hiệu quả hoạt động của công ty giảm, chính vì vậy việc không
muốn nắm giữ cổ phiếu của công ty tác động song hành đẩy giá cổ phiếu của
công ty sụt giảm. Trong giai đoạn khó khăn chung của kinh tế, công ty cần phải
có những chiến lược kinh doanh dài hạn để đảm bảo gia tăng DPS của công ty.
Đánh giá một cách tổng quan EPS của công ty đang giảm, đặc biệt giảm
mạnh giai đoạn 2010 – 2012, đây có thể nói là thời gian không mấy tốt của nền
kinh tế, EPS của công ty xét với ngành là thấp hơn. EPS chung của ngành năm
2012 là 948 đồng trong khi đó, xét toàn công ty EPS là 343 đồng, thấp hơn gần
3 lần so với ngành. Điều này có thể thấy rằng, công ty đang hoạt động kém so
với các công ty, doanh nghiệp cùng ngành. Nó phản ánh chính sách, chiến lược

của công ty không đem lại hiệu quả cao, không thúc đẩy được việc gia tăng EPS
đến trung bình ngành. Như vậy, sẽ có tác động rất xấu đối với thị hiếu về cổ
phiếu của công ty, điều này có thể sẽ có tác động không tốt cho công ty trong
việc muốn huy động thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sản
xuất. EPS là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, và lợi nhuận của mỗi cổ phần đem lại cho người nắm giữ nó. Chính vì vậy
công ty cần xây dựng những phương án sản xuất kinh doanh có tính đổi mới
nhằm gia tăng chỉ tiêu này. Thu hút nhà đầu tư đối với cổ phiếu của công ty, tạo
điều kiện thuận lợi cho công ty trong các dự án đầu tư về sau.
Hệ số chi trả cổ tức công ty có sự biến động, tuy nhiên đột biến ở năm
2012 là 27,10 do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là nhỏ 1.731.172.603 đồng,
nhưng xét toàn doanh nghiệp lợi nhuận sau thuế vẫn ở mức khá 13.185.162.056
đồng. Và một lý do tiếp theo là doanh nghiệp hoãn trả cổ tức cho cổ đông năm
2012 đến năm 2014 mới có quyết định chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong khi đó
cổ đông sở hữu số lượng cổ phiếu ở công ty mẹ và toàn công ty là như nhau và
những năm đó doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi nên công ty có khả năng trả cổ
tức cho cổ đông.
25

×