Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Bài tập nhóm môn đầu tư tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.25 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

GVHD: PGS.TS Võ Thị Thúy Anh
Lớp học phần: DTTCH_2
SVTH: Nhóm 8
Phan Văn Phước 35K14
Nguyễn Thanh Phương Tuấn 35K14
Nguyễn Thanh Vân
Trịnh Thị Thủy 36K06.1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1.1. Tăng trưởng kinh tế 4
1.3.Thất nghiệp 5
II. Tình hình kinh tế Việt Nam 6
1. Phân tích tình hình vĩ mô ở VN 6
1.1. Tăng trưởng kinh tế 6
1.2. Lạm phát 7
1.3. Cán cân thương mại 8
1.4. Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối 8
1.5. Tình hình ngân sách nhà nước 9
PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ PHÂN TÍCH CÔNG TY 10
I.Phân tích ngành: 10
1. Phân tích ngành dược 11
1.1. Giới thiệu chung 11
1.2. Triển vọng phát triển quy mô thị trường ngành dược 11


2. Phân tích ngành săm lốp 12
2.1. Giới thiệu chung 12
2.2. Triển vọng phát triển quy mô thị trường ngành sản xuất săm lốp 12
II.Phân tích công ty 13
1.1. Giới thiệu 13
1.2. Vị thế của công ty trong ngành 13
1.3. Lĩnh vực kinh doanh 13
1.4. So sánh các công ty cùng ngành 13
1.5. Phân tích tình hình tài chính của công ty 14
1.6 Phân tích các chỉ số cơ bản 15
1.7 Kết luận 16
2.Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng 16
2.2.Vị thế của công ty trong ngành 16
PHẦN 3: XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ 20
1. Đo lường khả năng sinh lợi 20
2. Đo lường rủi ro: 21
3.Đường phương sai bé nhất và đường biên hiệu quả: 23
4.Danh mục đầu tư kết hợp giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro 26
5.So sánh hiệu quả danh mục đã chọn so với danh mục thị trường 29
6.Tính mức phí tối đa có thể thu được để giá trị hữu dụng của nhà đầu tư ít nhất bằng với giá trị hữu
dụng khi đầu tư vào danh mục Vn-Index 34
35
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với việc nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế
thế giới 2008 cách đây 5 năm, các thị trường chứng khoán trên thế giới trong đó có thị
trường chứng khoán Việt Nam đang dần phục hồi và có tín hiệu khả quan. Với chức năng
như là “phong vũ biểu” của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những
bước chuyển biến tích cực và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Thị

trường chứng khoán Việt Nam ra đời là nguồn huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đồng
thời cung cấp môi trường đầu tư hấp dẫn, đem lại lợi nhuận cao đối với các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ rủi ro của doanh nghiệp mà còn rủi ro
của toàn bộ thị trường. Vậy nên khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư
phải xem xét cẩn thận trong việc lựa chọn danh mục đầu tư, phân bổ vốn thích hợp, quản
lý danh mục để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Trước sự không ổn định của các biến số kinh tế vĩ mô cũng như nguồn cung quá lớn từ
những đợt phát hành thêm hoặc niêm yết mới cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, giá cổ phiếu của hầu hết các ngành đều bị tác động không tích cực ở các mức độ
khác nhau. Những ngành nhiều khả năng sẽ được hưởng lợi từ sự ổn định của nhu cầu tại
thị trường trong nước và thế giới đó là Sản xuất săm lốp, Dược phẩm, Thực phẩm và đồ
uống, Khoáng sản cơ bản, Mía đường, Bảo hiểm phi nhân thọ, Bất động sản cao cấp và
Cảng biển. Sau khi nghiên cứu nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp, kết
hợp với quan điểm đầu tư trong thời gian trung và dài hạn, chúng tôi đã lựa chọn được 2
chứng khoán là DHG, DRC và tiến hành phân bổ vốn hợp lý để tạo ra danh mục đầu tư
hiệu quả.
PHẦN 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ
I. Tình hình vĩ mô kinh tế thế giới
1. Tổng quan nền kinh tế
Kinh tế Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục xu hướng hồi phục, tuy
nhiên, tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm nước không đồng đều, một số nền kinh tế chủ
chốt tăng trưởng thấp hơn dự kiến. Thương mại quốc tế gặp khó khăn do tác động của các
biện pháp bảo hộ thương mại, gây hiệu ứng không thuận lợi đối với nhiều nền kinh tế
đang phát triển. Các nước tiếp tục chú trọng điều chỉnh chính sách kinh tế, bao gồm nới
lỏng chính sách tiền tệ và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do.
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Bảng1.1: Tổng kết tốc độ tăng trưởng sản lượng của thế giới (%)
N ước 2009 2010 2011 2012 2013E
Thế giới -0,6 5,3 3,9 3,3 4,1
Các nước phát triển –3,6 3,2 1,6 1,4 2,0

Mỹ -3,5 3,0 1,7 1,5 2,4
Châu Âu -4,3 1,9 1,4 -0,3 0,4
Nhật -5,5 4,4 -0,7 2,2 1,7
Những nước phát triển khác -2,2 4,5 2,5 2,1 1,0
Các nước mới nổi và đang phát triển 2,8 7,5 6,2 5,4 5,6
Nguồn báo cáo phân tích của NH sacombank, IMF, các tổ chức TC khu vực, báo cáo
quốc gia.
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ
lực của thế giới có sự biến động giảm trong giai đoạn 2010-2012.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng
nợ công và bước đầu lâm vào suy thoái kinh tế. Cuối năm 2012 đến đầu 2013, nền kinh tế
thế giới đã có dấu hiệu khôi phục trở lại.
1.2. Lạm phát
Bảng 1.2: Tổng kết lạm phát thế giới (%) . ( xem phụ lục 2)
Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia. Trong những
năm vừa qua mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong
tầm ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố bất ổn, khó lường.
1.3. Thất nghiệp
Bảng 1.3 Chỉ tiêu thất nghiệp của một số quốc gia trên thế giới ( xem phụ lục 3)
Trong những năm gần đây, Trung quốc và Nhật Bản được đánh giá là những nước
có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới (dưới 5%). Châu Âu và Mỹ còn ở mức cao tương
đối. Nhưng nhìn chung ở các quốc gia này – là những quốc gia đứng đầu thế giới về mọi
mặt nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn diễn ra ở mức cao.
1.4. Nợ công
Bảng 1.4 Tình hình nợ công ở các quốc gia trên thế giới. (xem phụ lục 4)
Trong giai đoạn 2010-2012 có thể thấy rằng tình hình nợ trên toàn thế giới có chiều
hướng tăng. Nợ công của nhiều quốc gia đã vượt quá cao so với ngưỡng an toàn.
2. Những diến biến chính
 Các nền kinh tế phát triển tăng trưởng không đồng đều.

Trong năm 2013, kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 2,4% trong quý I nhờ các biện pháp
thúc đẩy kinh tế của chính quyền Obama. Tuy mức tăng trưởng quý II được dự báo sẽ
giảm xuống còn 1,9 – 2,0%, kinh tế Hoa Kỳ gần đây vẫn có một số dấu hiệu lạc quan về
việc làm, thị trường bất động sản, chứng khoán, niềm tin đầu tư và tiêu dùng. Kinh tế
Nhật Bản tăng trưởng 4,1% trong quý I vượt xa các nước công nghiệp khác, nhờ vào
chính sách kích thích kinh tế qui mô lớn của Thủ tướng Abe.
Trái với tình hình kinh tế Hoa Kỳ và Nhật Bản, kinh tế EU tiếp tục tăng trưởng âm
0,2% trong quý I, đánh dấu đợt suy thoái dài nhất trong lịch sử của khu vực này. Tuy
nhiên, kinh tế EU bước đầu cho thấy dấu hiệu cải thiện với việc chỉ số lòng tin tiêu dùng
và kinh doanh của 27 nước EU tăng 1,1 điểm lên 90,8 điểm trong tháng 5/2013 sau khi
sụt giảm mạnh trong tháng 4/2013.
 Các nền kinh tế đang nổi tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao mặc dù thấp
hơn so với kỳ vọng.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,7% trong quý I, giảm so với mức 7,9% trong quý
IV/2012. Một số nền kinh tế đang nổi qui mô lớn trong nhóm BRICS cũng giảm tốc độ
tăng trưởng như Nga, Brasil… Trong khi đó, các nước ASEAN như Thái Lan,
Philippines, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia cơ bản tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng của năm 2012 chủ yếu nhờ sự gia tăng tiêu dùng nội địa.
 Thương mại quốc tế tăng trưởng chậm.
Thương mại toàn cầu chỉ tăng trưởng 0,7% trong quý I, bằng mức tăng của quý
IV/2012. Nét mới trong thương mại 6 tháng đầu năm 2013 là thương mại tại các nước
phát triển có xu hướng được cải thiện, trong khi thương mại của các nền kinh tế mới nổi
phần nào giảm sút.
 FDI chưa hồi phục mạnh nhưng vẫn gia tăng tại một số nước Đông Á.
FDI toàn cầu chưa có sự hồi phục mạnh mẽ do một số nền kinh tế lớn tiếp tục gặp
khó khăn. Tuy nhiên, FDI vào một số nước Đông Á trong thời gian qua vẫn gia tăng như
Indonesia tăng 24%, Malaysia tăng 90,6%, Trung Quốc tăng 1%
Nguồn: Tài liệu của Vụ Tổng hợp kinh tế (Bộ Ngoại giao).
Nhận xét chung:
Trong giai đoạn 2010-2012 có thể thấy rằng khủng hoảng nợ công và bất ổn ở châu

Âu vẫn cản trở sự tăng trưởng toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục vững vàng trước
thách thức, suy thoái rất có khả năng xảy ra ở khu vực đồng Euro, thị trường chứng khoán
toàn cầu sẽ có một năm rất khó khăn, dù chứng khoán châu Á vẫn là điểm sáng. Đồng
Euro và USD sẽ mất giá đáng kể khi các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục tiền tệ.
3. Triển vọng kinh tế thế giới năm 2014
Kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng 4,1% năm 2014. Trong báo cáo Triển
vọng kinh tế toàn cầu vừa cập nhật, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP
toàn cầu năm 2013 chỉ đạt 3,5%, thấp hơn dự báo 3,6% đưa ra trước đó. Năm 2014, kinh
tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 4,1%, thấp hơn 0,1% so với dự báo trước.
Cũng theo IMF, kinh tế eurozone sẽ giảm 0,2% thay vì tăng trưởng 0,3% như dự
báo trước đó. IMF dự báo khu vực này chỉ tăng trưởng trở lại vào năm 2014. IMF cảnh
báo, eurozone vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu nếu giới chức ở đây không
nỗ lực cải thiện nền kinh tế và tiến tới lập liên minh ngân hàng.
Trong khi đó, IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2% đến 2,1% năm 2013 và
3% năm 2014. Nhật Bản tăng trưởng lần lượt 1,2% và 0,7% năm 2013, 2014. IMF giữ
nguyên dự báo tăng trưởng Trung Quốc là 8,2% và 8,5%.
II. Tình hình kinh tế Việt Nam
Với nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường, hạ lãi suất, giảm thuế, bức tranh kinh tế 9
tháng đã có dấu hiệu sáng dần. Tuy nhiên, tình hình vẫn được đánh giá còn nhiều khó
khăn, đặc biệt là về ngân sách.
1. Phân tích tình hình vĩ mô ở VN
1.1. Tăng trưởng kinh tế
'GDP cả năm có thể đạt 5,4-5,5%'
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng đầu năm 2013 ước tăng 5,14% so với
cùng kỳ năm trước, nhỉnh hơn mức tăng 5,1% của 9 tháng đầu năm 2012. Qua từng quý,
tốc độ tăng GDP cũng được cải thiện dần.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp chủ yếu chủ yếu vào mức tăng trưởng chung
của nền kinh tế với mức tăng 6,25%. Trong khi khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
vốn được coi là “trụ đỡ hay đệm giảm xóc” cho nền kinh tế đang trên đà giảm tốc, 9 tháng

đầu năm chỉ tăng 2,39% - thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Bảng 1.5 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng 2011, 2012 và 2013
Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%) Đóng góp vào

tăng trưởng 9
9 tháng năm
2011
9 tháng năm
2012
9 tháng năm
2013
Tổng số 6,03 5,10 5,14 5,14
Nông, lâm và thủy
sản
3,74 2,50 2,39 0,44
CN&XD 6,75 5,76 5,20 1,99
Dịch vụ 6,43 5,66 6,25 2,71
Nguồn: TCTK
1.2. Lạm phát
Bảng 1.6 Tình hình lam phát Việt Nam(%)
Lạm phát tiếp tục giảm xuống mức thấp. Tổng cầu hiện vẫn còn thấp. Sang tháng
10/2013, lạm phát so với cùng kỳ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 (5,92%) và
lạm phát cơ bản cũng trong xu hướng giảm . CPI tăng 0,49% do sự tăng lên của nhóm
hàng lương thực thực phẩm và nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.
Lạm phát cả năm 2013 dự báo vẫn được kiểm soát xung quanh mức 7% nếu như
có sự quản lý và điều tiết tốt việc điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ do nhà nước
quản lý. Đây sẽ là thành quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong việc duy trì lạm phát ổn
định liên tiếp 2 năm giúp ổn định kỳ vọng lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
1.3. Cán cân thương mại
Phục lục 6 : Biểu đồ chỉ số CPI năm 2013

Phụ lục 7: Biểu đồ cán cân thanh toán thương mại của Việt Nam
Cán cân tổng thể của Việt Nam đã biến chuyển theo hướng tích cực: từ bị thâm hụt
trong 2 năm 2009 (-8,4 tỷ USD), 2010 (-1,7 tỷ USD) sang thặng dư trong năm 2011 (2,5
tỷ USD) và tiếp tục thặng dư trong năm 2012 .
Một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm 2013 là cán
cân thương mại được cải thiện. Từ đầu năm đến nay, nhập siêu của cả nước ước chỉ
khoảng 124 triệu USD, bằng 0,1% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều mức 7-8% do
Quốc hội giao.
1.4. Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối
Tỷ giá hối đoái
Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân
thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ
đến niềm tin của dân chúng. Theo nhận định của UBGSTCGQ, thị trường ngoại hối và tỷ
giá hối đoái nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định trong những tháng cuối
năm 2013 do cung và cầu ngoại hối trên thị trường trong những tháng cuối năm vẫn ổn
định, dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng khá.
Chính sách tiền tệ
Năm 2011-2012 đã cho thấy một chính sách điều hành CSTT thận trọng của Chính
phủ, các công cụ đã được sử dụng một cách linh hoạt hơn, cung tiền được kiểm soát
Năm 2010 2011 2012 E-2013
Tỷ lệ lạm phát (%) 11.5 18.6 6.81 8 - 10
chặt chẽ. Năm 2013 dù lạm phát đã được chặn đứng, lãi suất cho vay giảm nhanh và
mạnh, tỷ giá ổn định, vị thế đồng tiền cũng đang được cải thiện tích cực, nhưng chính
sách tiền tệ của Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức không nhỏ, trong
năm nay chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ còn phải tập trung để xử lý vấn đề nợ xấu
và giải bài toán làm sao để nền kinh tế hấp thụ được vốn. Thị trường tiền tệ trong 9
tháng đầu năm 2013 tiếp tục có những cải thiện tích cực.
1.5. Tình hình ngân sách nhà nước
Thu ngân sách thấp, bội chi quá kế hoạch
UBGSTCQG cho rằng khả năng cân đối NSNN theo kế hoạch đề ra sẽ tiếp tục

gặp những khó khăn thách thức lớn trong những tháng cuối năm 2013. Theo số liệu
thống kê, đến nay thu ngân sách mới đạt 62,5% dự toán năm. Tiến sĩ Võ Trí Thành -
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương từng đánh giá "Chưa
bao giờ ngân sách khó như hiện nay". Thu ngân sách thấp chủ yếu do doanh nghiệp
khó khăn khiến nguồn thu thuế giảm, ngoài ra các chính sách miễn, giãn, giảm thuế
cũng khiến ngân sách thất thu hàng nghìn tỷ đồng. Tính đến 15/8, bội chi ngân sách lên
tới 130.700 tỷ đồng, bằng 5,4% GDP (theo giá hiện hành), cao hơn mức 4,8% được
Quốc hội thông qua cho cả năm.
1.6 Một số dự báo quan trọng năm 2014-2015:
Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền
kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013
vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ
chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợi
thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014; Nông nghiệp đã đạt đến
đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng trưởng cao hơn
năm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng
thúc đẩy cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-
2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng
khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô,
đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin
của thị trường.
Nhận xét
Qua các phân tích tình hình vĩ mô về nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam
qua các chỉ tiêu trên, ta có thể thấy rằng trong những năm qua, nền kinh tế bị khủng
hoảng biện hiện là tăng trưởng kinh tế chậm, tình trạng thất nghiệp vẫn diễn ra ở hầu
hết các nước, nợ công cao đặc biêt ở các nước Châu Âu; tình hình chung thế giới như
vậy nền Việt Nam cũng không ngoài bối cảnh chung đó. Vì thế, trong nền kinh tế biến
động như vậy, đứng vai trò là nhà đầu tư cần phải lựa chọn đầu tư vào các ngành ít
chịu sự ảnh hưởng, bị tác động của nền kinh tế nhất, đồng thời có triển vọng phát triển

trong thời gian tới.
Đánh giá các nhóm ngành
Với tình hình lạm phát tạm ổn định, lãi suất đang giảm nhưng khó có thể dự đoán
được biến động tương lai. Do đó, những ngành có hoạt động kinh doanh ổn định, chỉ số
tài chính tốt, là những ngành chủ lực sẽ có lợi thế cao hơn.
Nhóm ngành được đánh giá với nhiều triển vọng là dược phẩm, khai khoáng, thực
phẩm, bất động sản cao cấp. Vì theo phân tích, những ngành này đang có tỷ suất sinh lợi
trước thuế cao trên thị trường, tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn ở mức thấp, do đó, rủi ro về tài
chính sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Ngành dược là ngành có tốc độ phát triển mạnh và tương đối ổn định. Tốc độ phát
triển nhanh do nhu cầu đảm bảo sức khoẻ ngày càng tăng. Sản phẩm ngành dược thuộc
nhóm sản phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn được duy trì ổn định, tăng trưởng và ít biến
động nhiều cả khi nền kình tế suy thoái. Ngoài ra, ngành dược còn được sự bảo hộ bởi các
chính sách của Nhà nước nên rất an toàn và bền vững.
Nhóm ngành triển vọng khác là bất động sản, xây dựng và cao su. Mặc dù hiện nay
chưa phải là thời điểm thuận lợi cho ngành bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng
(không bao gồm sản xuất và kinh doanh thép) do những khó khăn trong nền kinh tế khiến
cầu giảm và chi phí tài chính khá lớn.Tuy nhiên, xét về dài hạn đây vẫn là những ngành
còn tiềm năng tăng trưởng khi nhu cầu thực ở những thành phố lớn như Hà Nội và
TPHCM vẫn ở mức cao. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế hiện nay với chính sách tiền tệ
nới lỏng, giảm lãi suất, tạo điều kiện để ngành bất động sản phát triển trở lại sau một thời
gian tụt dốc. . Ngành đang giảm được hệ số nợ cũng như lợi nhuận đang có xu hướng cải
thiện.
Cao su và cụ thể sản xuất săm lốp là ngành có hệ số nợ thấp và chủ yếu là nợ ngắn
hạn nên chi phí lãi vay không đáng kể, lợi nhuận biên của ngành cũng khá tốt. Đây chính
là lợi thế không nhỏ của ngành này trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Trái ngược với các nhóm ngành trên, nhóm ngành sản xuất ô tô, nhựa và thép lại
nhận dự báo không mấy sáng sủa.
Sau khi đã cân nhắc kĩ, chúng tôi xem xét về tiềm năng phát triển cũng như khả
năng đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn, chúng tôi quyết định đầu tư vào ngành dược và

ngành sản suất săm lốp. Để làm rõ hơn cho quyết đinh đầu tư này của nhóm, chúng ta
cùng tìm hiểu kỹ hơn về 2 ngành này:
PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ PHÂN TÍCH CÔNG TY
I. Phân tích ngành:
Quan điểm đầu tư của chúng tôi là đầu tư vào các ngành có vốn hóa thị trường
lớn để đảm bảo rủi ro thấp và đầu tư về mặt giá trị sẽ nhận được cao trong tương lai
so với các ngành khác. Nhận thấy ngành dược và ngành sản xuất săm lốp là 2 ngành
có tiềm năng cao trong tương lai, nhu cầu trong tương lai vẫn còn rất lớn nên dự kiến
sẽ mang lại sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Đây cũng là 2 ngành ít chịu tác
động bởi những điều kiện bất lợi của nền kinh tế hiện nay.
1. Phân tích ngành dược
1.1. Giới thiệu chung
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở
mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải
nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công
nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình - thấp.
Ngành dược là ngành ít chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế đi xuống, đồng thời lại có
cơ hội tăng trưởng mạnh khi kinh tế đi lên. Đặc điểm của nhóm ngành dược là sự ổn định
về lợi nhuận , doanh thu và cổ tức do thuộc nhóm ngành thiết yếu và có sự tăng trưởng ổn
định .
Nhìn chung, ngành dược vẫn được dự báo khả quan cùng với hoạt động kinh
doanh của các công ty ổn định, doanh thu và lợi nhuận vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt
ngay cả trong những năm kinh tế khó khăn. Cổ phiếu dược phẩm rất an toàn và gần như
các công ty đều báo lãi. Các công ty này đều đang thể hiện những con số lãi từ vài chục tỷ
đồng đến hàng trăm tỷ đồng trong báo cáo tài chính quý II. Như vậy, so với các lĩnh vực
khác như chứng khoán, bất động sản, hay DN sản xuất đang báo lỗ diễn ra trên diện rộng,
rõ ràng các đơn vị dược phẩm y tế gần như báo lãi toàn bộ.
Do các tiêu chuẩn của chính phủ và các tổ chức y tế thế giới, một doanh nghiệp mới
muốn tham gia sản xuất hay phân phối thuốc thì cần phải đáp ứng nhiều điều kiện. Rào cản
gia nhập ngành khá lớn.Dược phẩm là một mặt hàng thiết yếu do đó khó có thể có sản phẩm

thay thế cho mặt hàng này.
1.2. Triển vọng phát triển quy mô thị trường ngành dược
Ngành dược tăng trưởng cao và ổn định. Cũng theo BMI tốc độ tăng trưởng tiêu
thụ dược phẩm tại Việt Nam được dự đoán tăng 14,5%/năm cho đến năm 2015. Mức chi
tiêu cho tiền thuốc bình quân đầu người nước ta còn thấp (23 USD/người/năm) so với các
nước trong khu vực (31-32 USD/người/năm) nên ngành Dược vẫn có tiềm năng tăng
trưởng tốt trong ngắn hạn và dài hạn
Thu nhập và đời sống của khoảng 90 triệu dân số Việt Nam đang được cải thiện và
nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh khiến cầu về thuốc ngày càng lớn. Với gần 200 doanh
nghiệp, ngành dược trong nước chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu nội địa. Do đó, tiềm năng
từ nội địa là rất lớn.
Mặt khác chính phủ đang khuyến khích gia tăng sản xuất nguyên vật liệu trong
nước.
Xét về quy mô thì thị trường thuốc tân dược của việt nam vẫn còn nhỏ so với các
nước trong khu vực với khoản doanh thu ước tính toàn ngành khoảng 2,4 tỷ USD trong
năm 2012 và chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước mà phải nhập khẩu tới 60% cho nhu
cầu nội địa. Tuy nhiên với sự tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải và dân số 90 triệu dân
thì việt nam vẫn là còn tiềm năng dài hạn cho ngành dược với sự quan tâm của các nhà
đầu tư nước ngoài và trong nước.
2. Phân tích ngành săm lốp
2.1. Giới thiệu chung
Ngành săm lốp Việt Nam có quy mô nhỏ, khoảng 16.800 tỷ đồng (800 triệu USD),
chiếm khoảng 0,34% thị trường săm lốp thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng
tiêu thụ lốp ô tô quá thấp, chỉ khoảng 4,3 triệu lốp/năm so với hơn 1,3 tỷ lốp/năm trên
toàn thế giới.
Ngành công nghiệp sản xuất lốp xe trong nước thuận lợi nhờ nguồn cung nguyên
liệu ổn định Khối lượng cao su tiêu thụ trong công nghiệp chế biến chỉ mới đạt khoảng
10% tương đương với 50.000 tấn/ 1 năm. Tuy nhiên trong những năm tới dự báo ngành
cao su tăng trưởng mạnh khi nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng cao su ngày càng lớn. Sản
lượng cao su tự nhiên của Việt Nam theo dự báo của tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế.

Năm 2008 2010 2015 2020
Sản lượng (ngàn tấn) 621 680 Dự tính 1.027 Dự tính 1.442
2.2. Triển vọng phát triển quy mô thị trường ngành sản xuất săm lốp
Trong ngắn và trung hạn nhu cầu tiêu thụ lốp ô tô dự báo tăng trưởng chậm, tuy
nhiên nhu cầu vẫn khá ổn định nhờ lượng lốp thay thế hàng năm, chiếm trên 95% tổng
cầu hàng năm. Tốc độ tăng trưởng sản lượng ô tô chỉ ở mức 5% trong giai đoạn 2013-
2016 nên nhu cầu lốp ô tô trong cùng giai đoạn dự báo tăng trưởng không cao, khoảng
5,7%. Tuy nhiên nhu cầu săm lốp ô tô vẫn hết sức ổn định nhờ lượng lốp thay thế đều đặn
hàng năm.
Trong dài hạn, thị trường tiêu thụ ô tô còn rất nhiều tiềm năng kéo theo sự tăng
mạnh của nhu cầu săm lốp ô tô do tỷ lệ sở hữu ô tô hiện nay ở Việt Nam còn thấp so với
nước khu vực.
Nhu cầu sử dụng phương tiện vận chuyển của thị trường nội địa và trên thế giới là
khá lớn, nhất là khu vực châu Á.
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 8% và dân số trên 90 triệu dân với đời sống
ngày càng được nâng cao, nhu cầu về việc sử dụng các phương tiện giao thông như xe
máy, ôtô ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể là theo quyết định số 002/2007/QĐ-BCT
ngày 29/08/2007 của Bộ công thương về việc Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe
máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020 dự báo nhu cầu thị trường trong
nước
+ Đến năm 2010 dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe,
tăng bình quân hàng năm khoảng 2,0-2,2 triệu xe/ năm
+ Đến năm 2020, tổng số xe máy lưu hành trong cả nước đạt khoảng 33 triệu xe,
tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 vào khoảng 1,8 triệu xe/ năm
II. Phân tích công ty
1. Công ty Dược Hậu Giang DHG
1.1. Giới thiệu
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG (Mã GD : DHG )
- Ngành : Dược phẩm Sàn GD: HOSE
- Là 1 trong các công ty TOP đầu của 50 công ty niêm yết tốt nhất tại Việt Nam do

Forbes chọn năm 2013.
1.2. Vị thế của công ty trong ngành
- Theo IMS, công ty đứng thứ 7 trong thị trường Dược phẩm Việt Nam, đứng đầu trong
thị trường Generics
- Doanh thu hàng sản xuất: Liên tiếp 11 năm qua, Dược Hậu Giang luôn là đơn vị dẫn đầu
ngành công nghiệp sản xuất thuốc tân dược trong nước về doanh thu hàng sản xuất.
- Lợi nhuận: Dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất
trong ngành.
- Hệ thống phân phối của Công ty trải dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau với các kênh
phân phối đa dạng, có thể cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện
nhất. Đây là điểm mạnh nổi trội của Dược Hậu Giang so với các doanh nghiệp cùng
ngành vào thời điểm hiện tại
1.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh dược;
- Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế;
- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quy
định của Bộ Y tế;
- Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến;
- In bao bì;
- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ;
- Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện, điện lạnh;
- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại Công ty;
1.4. So sánh các công ty cùng ngành
Bảng 2.1: So sánh DHG với các công ty cùng ngành.
Mã CK EPS P/E ROE ROA P/B Beta
AMV 453 19.9 5% 4% 91% 0.4
JVC 4,750 3.8 22% 13% 97% 1.1
OPC 5,224 12.1 18% 13% 210% -0.1
DHG 7,245 14.9 27% 19% 408% 0.8
PMC 8,010 4.9 37% 29% 175% 0.7

Ngành 5,589 8.9 22% 13% 190% 0.6
Dựa vào số liệu ta thấy các chỉ số như EPS, ROE( được tính bằng Tỷ lệ lợi nhuận
trên vốn CSH) càng cao càng tốt, Cổ phiếu DHG có EPS, ROE đều ở mức cao và cao
hơn trung bình ngành.
P/E là Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, cho biết nhà đầu tư phải trả giá cho
một đồng thu nhập bao nhiêu, như vậy P/E càng nhỏ thì càng tốt; ta thấy P/E của BMC =
14,9 có cao hơn mức trung bình ngành. Chứng tỏ các nhà đầu tư kỳ cọng rất nhiều vào cổ
phiếu DHG.
P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của
cổ phiếu đó. Nếu một công ty có P/B >1 thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm
ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao. Và P/B (DHG) = 4,08 lớn hơn 1 và cao mức trung
bình ngành là 1,9.
Beta của của công ty đang là 0,8 >0,6 ngành thể hiện khả năng tạo được một tỷ
suất sinh lợi cao hơn, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
1.5. Phân tích tình hình tài chính của công ty
a, Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( bảng 2 )
Bảng 2.2 Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của DHG ( phụ lục 9)
DHG là doanh nghiệp đứng đầu ngành dược về quy mô và hiệu quả hoạt động, có
tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức cao so với doanh nghiệp cùng ngành.
Dựa vào Báo cáo tài chính cuối mỗi năm ta thấy được kết quả kinh doanh của DHG
khá ổn định, tình hình tài chính tốt, khả năng sinh lời cao nhưng khó có khả năng tạo đột
biến. Do đó, DHG được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng thủ, ít biến động theo xu hướng thị
trường, thanh khoản thấp và không thích hợp cho các danh mục đầu tư ngắn hạn, lướt
sóng. DHG sẽ thích hợp cho các danh mục đầu tư giá trị.
b, Dựa vào bảng cân đối kế toán:
Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán tóm gọn của DHG (phụ lục 10)
DHG là doanh nghiệp lớn đứng đầu ngành dược về quy mô thể hiện qua giá trị tài sản
của công ty lên đến hơn 1,995,707 và tăng dần qua các năm, năm 2013 đạt 2,595,012.
Công ty có hệ số tự tài trợ cao trên 70%, Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản của DHG qua các năm chỉ
khoảng 30% như vậy DHG không sử dụng nhiều nợ vay nên các chỉ số nợ đều ở mức khá

thấp, điều này sẽ mang lại lợi thế cho công ty trong bối cảnhhiện nay các chỉ số đều thể
hiện khả năng ổn định và cân bằng tài chính tốt => tình hình tài chính lành mạnh.
1.6 Phân tích các chỉ số cơ bản
a) Khả năng sinh lời.
Bảng 2.4 Các chỉ số khả năng sinh lời của DHG (phụ lục 11)
Nhìn chung ROA, ROE, EPS của DHG tương đối ổn đinh, tuy nhiên do ảnh hưởng
của giá nguyên liệu nhập khẩu và tình hình biến động của kinh tế thế giới khả năng sinh
lợi có giảm đi nhưng không đáng kể. So với bình quân ngành, các tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu của DHG đều ở mức khá cao. Điều này đạt được nhờ công ty duy trì tỷ lệ
doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất cao và có sản lượng tiêu thụ lớn. Ngoài ra, các chỉ số
ROA, ROE của DHG cũng thuộc nhóm cao nhất trong ngành.
b) Khả năng thanh toán
Bảng 2.5 Các chỉ số khả năng thanh toán của DHG (phụ lục 12)
Từ bảng trên ta thấy tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành đều >1
Tức là giá trị tài sản lưu động có thể huy động ngay của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho
việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Cơ cấu nguồn vốn DHG luôn duy trì khoản tiền
và tương đương tiền lớn nên hàng năm công ty luôn có khoản lãi từ tiền gửi khá lớn.Tuy
nhiên, khoản mục này trong năm 2011 đã giảm mạnh do công ty duy trì đầu tư vào dự án
nhà máy mới.Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh lượng
tiền mặt của công ty giảm mạnh do đầu tư vào dự án nhà máy mới khiến khả năng thanh
toán suy giảm.
c) Hiệu quả hoạt động
Bảng 2.6 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty DHG (phụ lục 13)
Các chỉ số thể hiện hiệu quả hoạt động như: vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản
ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, đều duy trì các thông số ở mức cao và tương đối ổn
định. Đặc biệt là vòng quay hàng tồn kho đạt ở mức cao cho thấy công ty đã cải tiến được
phần nào khả năng quản trị hàng tồn kho dự trữ vật tư hợp lý hơn, cơ cấu sản xuất theo
nhu cầu thị trường. tiết kiệm tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho.
1.7 Kết luận
Dựa vào Báo cáo tài chính cuối mỗi năm ta thấy được kết quả kinh doanh của

DHG khá ổn định, tình hình tài chính tốt, khả năng sinh lời cao. so với mặt bằng chung
của các DN niêm yết trên thị trường cũng như các doanh nghiệp trog cùng ngành, là cổ
phiếu phù hợp với phong cách đầu tư giá trị.
 Từ những phân tích trên, nhóm đã quyết định chọn lựa chứng khoán DHG để
đầu tư.
2. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng
2.1. Giới thiệu:
−Tên công ty : Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (Mã GD : DRC )
−Ngành : Săm lốp Sàn GD: HOSE
2.2. Vị thế của công ty trong ngành.
• Trước cổ phần hóa, Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hóa
chất Việt Nam với hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty đã khẳng
định được vị trí của mình trên thị trường, cụ thể theo điều tra mới nhất mà
Công ty vừa thực hiện thì hiện tại:
• Công ty đứng thứ năm toàn ngành hóa chất.
• Đứng thứ hai tính chung cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy.
• Đứng thứ nhất tính riêng cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, máy kéo.Thị
phần của Công ty đạt khoảng 35%, trong khi đó hãng thứ hai chỉ chiếm
15%.
• Với những sản phẩm và đóng góp của mình, Công ty được Nhà nước,
Chính phủ, Bộ Công nghiệp, các cơ quan báo chí và nhiều tổ chức ghi nhận
nhiều giải thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba;
chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Sao vàng Đất Việt, Top Ten
thương hiệu Việt các năm 2005, 2006, …
2.3. Lĩnh vực kinh doanh:
Cổ phần cao su ĐN chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản
phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su, chế tạo lắp đặt thiết
bị ngành công nghiệp cao su, kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp.
2.4. So sánh với các công ty cùng ngành
Bảng 2.7 So sánh DRC với các công ty cùng ngành. (phụ lục 14)

Cổ phiếu DRC có EPS, ROE đều ở mức cao và cao hơn trung bình ngành.
P/E là Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, cho biết nhà đầu tư phải trả giá cho
một đồng thu nhập bao nhiêu, như vậy P/E càng nhỏ thì càng tốt; ta thấy P/E của DRC =
9.1 cao hơn mức trung bình ngành.
P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của
cổ phiếu đó. Nếu một công ty có P/B >1 thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm
ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao. Và P/B (DRC) = 2.54 lớn hơn 1 và cao mức trung
bình ngành.
Beta của của công ty đang là 1.1 >1 thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi
cao hơn, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
2.5. Phân tích tình hình tài chính của công ty:
a, Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.8 Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của DRC (phụ lục 15)
DRC là doanh nghiệp đứng đầu ngành săm lốp về quy mô và hiệu quả hoạt động,
có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức cao so với doanh nghiệp cùng ngành.
Doanh thu thuần tăng 5,6% năm 2012 là một năm kinh tế đầy khó khăn, các hoạt động
đầu tư trong cả nước đều giảm sút mạnh dẫn đến nhu cầu săm lốp cũng sụt giảm, tuy
nhiên với nỗ lực không ngừng DRC vẫn đẩy mạnh các hoạt động bán hàng để tăng sản
lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó giá cao su nguyên vật liệu năm qua cũng giảm tương đối
cộng với những nỗ lực tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm nên lợi nhuận trước
thuế năm 2012 tăng 58,23% so với năm 2011.
Dựa vào Báo cáo tài chính cuối mỗi năm ta thấy công ty đã ghi nhận 1 sự tăng
trưởng doanh thu khá ấn tượng, ổn định, tình hình tài chính tốt, khả năng sinh lời cao. Cổ
phiếu DRC được xếp vào nhóm cổ phiếu hàng đầu của thị trường.
b. Dựa vào bảng cân đối kế toán:
Bảng 2.9: Bảng cân đối kế toán tóm gọn của DRC (phụ luc 16)
Quy mô tài sản của công ty DRC tương đối lớn với tổng tài sản năm 2011 là
1,709,066 triệu đồng và tăng dần qua các năm từ năm 2011 đến quý 3 năm 2013. Cùng
với đó là vốn chủ sở hữu liên tục tăng với năm 2012 tăng 33,31% so với năm 2011 và chỉ
mới 3 quý năm 2013 đã đạt 1,284,751 triệu đồng. Tài sản cố định và vốn vay tăng mạnh

trong 2 năm gần đây. Với nhiều dự án đang triển khai như di dời nhà máy săm lốp cũ và
dự án Radial, DRC chủ yếu sử dụng vốn vay để tài trợ cho dự án. Do đó trong cơ cấu tài
sản và nguồn vốn thì tỷ trọng tài sản cố định và vốn vay tăng mạnh trong 2 năm gần đây.
Tuy nhiên tỷ lệ nợ/VCSH của DRC trong năm 2012 là 0,76x, vẫn khá an toàn. So với
các công ty trong ngành thì DRC vẫn có tỷ lệ vay nợ khá thấp.
2.6. Phân tích các chỉ số cơ bản:
a) Khả năng sinh lời
Bảng 2.10 Các chỉ số khả năng sinh lời của DRC (phụ lục 17)
Khả năng sinh lời tốt và khá ổn định. Mặc dù lợi nhuận ngành săm lốp phụ
thuộc nhiều vào biến động giá cao su nguyên liệu đầu vào, trong các năm qua giá cao
su nguyên liệu đầu vào biến động rất mạnh, tuy nhiên khả năng sinh lời của DRC khá ổn
định, ROE luôn ở mức trên 24%. Nguyên nhân là do sản phẩm chủ lực của DRC là săm
lốp ô tô có biên lợi nhuận gộp khá cao, đồng thời DRC không khó để tăng giá bán khi giá
nguyên liệu đầu vào tăng. Vì đặc thù là một đơn vị sản xuất, tài sản cố định nhiều nên
DRC có ROA không cao, chỉ khoảng trên 10%.
b) Khả năng thanh toán
Bảng 2.11 Các chỉ số khả năng thanh toán của DRC (phụ lục 18)
Khả năng thanh toán vẫn được duy trì khá tốt. Khả năng thanh toán nhanh và khả
năng thanh toán ngắn hạn vẫn ở mức bình quân các năm và tương đối tốt so với các doanh
nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, khả năng thanh toán tức thì giảm mạnh là điều không thể
tránh khỏi .
Khả năng thanh toán nhanh giảm dần. Việc tăng nợ vay trong những năm gần đây
đã làm cho khả năng thanh toán của DRC giảm dần qua các năm. Hệ số thanh toán ngắn
hạn năm 2012 của DRC là 1,93x, tỷ lệ này tương đối an toàn. Tuy nhiên hệ số thanh
toán ngắn hạn của DRC 2 năm gần đây đều dưới 1x. Đây là đặc trưng riêng của các doanh
nghiệp săm lốp. Thường thời điểm cuối năm các công ty thường trữ nguyên liệu cao su
giá rẻ nên tồn kho tăng mạnh, trong khi nợ vay cũng tăng để tài trợ cho hoạt động này.
Do đó, tỷ lệ thanh toán nhanh thời điểm cuối năm thường thấp.
Do đó, khi đánh giá khả năng thanh toán của DRC thì việc đánh giá dựa trên tỷ lệ
thanh toán ngắn hạn thì chính xác hơn.

c) Hiệu quả hoạt động
Bảng 2.12 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty DRC (phụ lục 19)
Do sự thay đổi về tình hình tiêu thụ và phương thức bán hàng nên số ngày hàng tồn
kho và số ngày khoản phải thu trong 9 tháng 2011 đang có xu hướng tăng mạnh so với
các năm trước.Điều này cho thấy rủi ro bị chiếm dụng vốn lưu động mà DRC đang phải
đối mặt.
Trong khi đó, vòng quay tổng tài sản lại đang giảm dần so với bình quân các năm
trước do DRC đang triển khai dự án đầu tư sản xuất lốp Radian. Triển khai đầu tư mở
rộng trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc giảm hiệu quả hoạt động là khó tránh
khỏi . Cụ thể năm 2011 là 196% (tức là 1 đồng tài sản tạo ra 1,96 đồng Doanh thu) và
năm 2012 là 136%. Chỉ số này giảm không phải do hiệu suất sử dụng tài sản của DRC
giảm là do việc đầu tư vào việc sản xuất Radial toàn thép với vốn đầu tư cao. Dự báo các
năm tới khi các việc sản xuất Radial toàn thép đạt năng suất hoàn toàn thì chỉ số này sẽ
tăng lên rất cao
2.7. Kết luận
Dựa vào Báo cáo tài chính cuối mỗi năm ta thấy được kết quả kinh doanh của DRC
khá ổn định, tình hình tài chính tốt, khả năng sinh lời cao.
DRC là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành và có chiếm thị phần số 1 về săm lốp ôtô.
Triển vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai là khá tốt khi dự án nhà
máy mới đi vào hoạt động trong năm 2012.
DRC có các chỉ tiêu cơ bản khá tốt, có triển vọng về dài hạn. Tuy đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn hạn chế nhưng triển vọng của DRC vào năm 2014 là rất lớn khi việc
mở rộng được hoàn thành và việc khai thác dây chuyền sản xuất Radial toàn thép là hoàn
toàn nên việc đầu tư vào DRC sẽ mang đến nhiều lợi ích trong dài hạn.Ngoài ra, thanh
khoản DRC đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây
 Từ những phân tích trên, nhóm chúng em đã quyết định chọn lựa chứng khoán
DRC để đầu tư.
PHẦN 3: XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ
Các số liệu về các loại chứng khoán được lấy từ giá chứng
khoán là giá đóng cửa từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/10/2013.

Sau khi phân tích vĩ mô và phân tích ngành cũng như thực hiện việc tính toán các
chỉ số đo lường tỷ suất lợi tức và độ lệch chuẩn của giá các cổ phiếu trong quá khứ, nhóm
quyết định chọn hai cổ phiếu của hai công ty là Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng (Mã
CK: DRC) và Công ty Cổ phần Dược Dậu Giang (Mã CK: DHG) để xây dựng danh mục
đầu tư của mình.
1. Đo lường khả năng sinh lợi
Ta kí hiệu: DRC là chứng khoán 1
DHG là chứng khoán 2
Sử dụng số liệu quá khứ về giá giao dịch của hai cổ phiếu từ 1/1/2011 đến
30/10/2013 và dùng các hàm thống kê trong Excel ta tính được các số liệu về tỷ suất lợi
tức, phương sai và độ lệch chuẩn của hai cổ phiếu như sau.
Tính tỷ suất lợi tức hàng ngày của từng chứng khoán.

Trong đó : rt là tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán
Pt + 1 là giá đóng cửa chứng khoán ngày t+1
Pt là giá đóng cửa chứng khoán ngày t
Chú ý: ở đây chỉ tính tới ngày giao dịch 30/10/2013.
Dưới đây là kết quả một vài ngày cuối tháng 10/2013. Các ngày sau tính tương
tự.
Bảng 3.1: Tỷ suất lợi tức hàng ngày của Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
(Mã CK: DRC)
Ngày Giá đóng cửa( nghìn đồng) Tỷ suất lợi tức hằng ngày r
1ti
30/10/2013 39.5 -
29/10/2013 39.2 0.007653061
28/10/2013 38.9 0.007712082
25/10/2013 39.7 -0.020151134
24/10/2013 40.3 -0.014888337
23/10/2013 40.6 -0.007389163
Bảng 3.2: Tỷ suất lợi tức hàng ngày của Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang

(Mã CK: DHG)
Ngày Giá đóng cửa (nghìn đồng) Tỷ suất lợi tức hằng ngày r
1t
30/10/2013 111 -
29/10/2013 110 0.009090909
28/10/2013 109 0.009174312
25/10/2013 111 -0.018018018
24/10/2013 111 0
23/10/2013 113 -0.017699115
Tính tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn:
- Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(R
i
) bằng trung bình của tổng tỷ suất lợi tức
hằng ngày r
it
.
Theo kết quả tính toán ta có được : E(DRC) = E(R1) = 0.001859135
E(DHG) = E(R2) = 0.001512123
2. Đo lường rủi ro:
- Tính phương sai σ
i
2

Trong đó: σ
i
2
: Phương sai của chuỗi dữ liệu quá khứ
E(R
i
) : Tỷ suất lợi tức hằng ngày

E(R) : Tỷ suất lợi tức trung bình cộng qua các thời kỳ
n : Số thời kỳ
- Tính độ lệch chuẩn σ
i

Bảng 3.3: Tỷ suất lợi tức kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức 2 cổ
phiếu DRC và DHG.
Mã CK Đo lười tỷ suất lợi
tức (E(R
i
)
Phương sai (S
i
2
) Đo lường rủi ro (S
i
)
DRC 0.001859135 0.000706041 0.026571428
DHG 0.001512123 0.0003459 0.018598449
Từ bảng 3 ta có nhận xét:
- Cả hai cổ phiếu đều có tỷ suất lợi tức kỳ vọng dương nên việc lựa chọn đầu tư vào
hai cổ phiếu trong danh mục đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận trong tương lai cho
nhà đầu tư.
- Cổ phiếu có mã DRC có tỷ suất lợi tức kỳ vọng lớn hơn cổ phiếu mã DHG nên khả
năng đem lại lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu DRC cũng cao hơn đầu tư vào cổ
phiếu DHG. Tuy nhiên rủi ro đầu tư của cổ phiếu DRC cũng cao hơn rủi ro của cổ
phiếu DHG vì độ lệch chuẩn S
DRC
> S
DHG

. Từ đó ta kết luận rằng danh mục đầu tư
gồm hai cổ phiếu này không xảy ra trường hợp thống trị.
Xem xét mối quan hệ giữa hai cổ phiếu khi đưa vào cùng một danh mục đầu tư, ta đo
lường hiệp phương sau và hệ số tương quan giữa chúng.
Công thức tính hiệp phương sai giữa hai chứng khoán Cov(R
1
,R
2
):
Trong đó: E(R
1i
) : Tỷ suất lợi tức hằng ngày của chứng khoán 1.
E(R
2i
) : Tỷ suất lợi tức hằng ngày của chứng khoán 2.
E(R
1
), E(R
2
): Tỷ suất lợi tức trung bình cộng của CK 1,2.
n : Số thời kỳ
và công thức tính hệ số tương quan giữa hai chứng khoán:

Trong đó: ρ
12
: Hệ số tương quan giữa hai chứng khoán.
σ
1
, σ
2

: độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức của CK 1,2.
Bảng 4: Đo lường hiệp phương sai và hệ số tương quan của danh mục đầu tư
gồm hai chứng khoán DRC và DHG.
Hiệp phương sai Cov(R
1
,R
2
) 0.0000346320
Hệ số tương quan ρ
12
0.0700787107
Từ bảng 4 ta có nhận xét:
Hiệp phương sai và hệ số tương quan giữa hai chứng khoán đều dương, vậy nghĩa
là tỷ suất lợi tức của hai chứng khoán có xu hướng di chuyển cùng chiều so với giá trị
trung bình của chúng trong cùng một khoảng thời gian, hệ số tương quan giữa hai chứng
khoán nhỏ hơn 1 chứng tỏ hai chứng khoán có một mối quan hệ tuyến tính cùng chiều,
cùng tăng hoặc cùng giảm.
Với giả định là nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chỉ dựa trên tỷ suất lợi tức kỳ
vọng và rủi ro của tài sản đầu tư thì nhà đầu tư sẽ thích đầu tư vào danh mục có rủi ro
thấp nhất tương ứng với một mức kỳ vọng xác định trước.
Áp dụng mô hình Markowitz chúng ta xác định tất cả các danh mục đầu tư hiệu quả gồm
hai chứng khoán trên có phương sai bé nhất với tỷ suất lợi tức kỳ vọng cho trước. Tập
hợp các danh mục đầu tư hiệu quả này chính là đường biên hiệu quả.
3. Đường phương sai bé nhất và đường biên hiệu quả:
Gọi (P) là danh mục đầu tư kết hợp giữa hai chứng khoán. Chúng ta sẽ đi xác định
danh mục (P) tối ưu nhất thông qua đường phương sai bé nhất và đường biên hiệu quả
của danh mục (P).
Cách vẽ đường phương sai bé nhất:
- Bước 1: Lấy các dữ liệu E(R
1

), E(R
2
), σ
1
, σ
2
từ các câu trên.
- Bước 2: Cho E(Rp) chạy trong khoảng 0.00151 đến 0.00186 với bước nhảy
0.00001. Ứng với mỗi E(Rp) chúng ta xác định được cặp tỷ trọng đầu tư vào
hai chứng khoán và tính được độ lệch chuẩn S
p
cho mỗi trường hợp.
- Bước 3: Tính tỷ trọng Wi của từng cổ phiếu, và độ lệch chuẩn σp.


- Bước 4: Vẽ đường biên phương sai bé nhất trên công cụ vẽ của Microsoft Excel
với trục Ox là các giá trị của độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư σp và trục Oy
là các giá trị của tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư E(Rp).
Xác định danh mục có phương sai bé nhất:
Xác định danh mục có độ lệch chuẩn nhỏ nhất nhất: dựa vào các công thức:
Trong đó: σ
12
là hiệp phương sai của 2 chứng khoán DRC và DHG
Áp dụng công thức trên ta tính được W
DRC
và W
DHG
.
Từ đó ta tính được: E(R
P

) = W
DRC
E(R
DRC
)

+ W
DHG
E(R
DHG
)
Độ lệch chuẩn:
ρσσσσσ
DHGDHGDHGDHG
DRCDRCDRCDRC
wwww .2
2222
++=
Danh mục trên là danh mục có phương sai bé nhất.
Bảng 5: Danh mục có phương sai bé nhất
Chứng khoán E(R
i
) S
i
W
i
E(R
P
) Σp
DRC 0.00186 0.02657 0.31676 0.00162 0.015726

DHG 0.00151 0.01860 0.68324
Xác định đường biên hiệu quả
Đường biên hiệu quả chính là phần đường biên phương sai bé nhất nằm phía trên
danh mục Phương sai bé nhất.
Trên đường biên phương sai bé nhất, điểm A thể hiện cho danh mục đầu tư có độ lệch
chuẩn nhỏ nhất so với độ lệch chuẩn của tất cả các danh mục đầu tư được tạo thành từ 2
chứng khoán trên. Phần trên của đường biên phương sai bé nhất tính từ điểm A thể hiện
cho các danh mục đầu tư hiệu quả và được gọi là đường biên hiệu quả.
Hình 1: Đường biên phương sai bé nhất và đường biên hiệu quả.
Lý giải phương pháp xác định định đường biên hiệu quả
Cho E(R
P
) nhận giá trị lần lượt từ E(R
1
)= 0.00151 đến E(R
2
)= 0.00186
Với mỗi E(R
P
) ta xác định được tỉ trọng đầu tư vào mỗi tài sản rủi ro trong danh mục
đầu tư. Tập hợp các danh mục tìm được từ mỗi E(R
P
) trên sẽ cho ta tập hợp các danh mục
có phương sai bé nhất với các mức tỷ suất lợi tức kì vọng cho trước đó. Tập hợp các danh
mục này sẽ tạo thành đường biên phương sai bé nhất.
Trên đường biên phương sai bé nhất, điểm A thể hiện cho danh mục đầu tư có độ
lệch chuẩn nhỏ nhất so với độ lệch chuẩn của tất cả các danh mục đầu tư có thể được tạo
thành từ 2 chứng khoán đó. Phần trên của đường biên phương sai bé nhất thể hiện cho
danh mục đầu tư hiệu quả, được gọi là đường biên hiệu quả. Các danh mục đầu tư nằm
trên đường biên hiệu quả không danh mục nào tốt hơn danh mục nào, nó là những danh

mục cung cấp các cơ hội rủi ro – lợi tức tốt nhất so với tất cả các danh mục đầu tư có thể
được tạo ra từ 2 chứng khoán. Nhà đầu tư có thể chọn bất kỳ danh mục nào trên đường
biên hiệu quả này, tùy thuộc vào hệ số ngại rủi ro của họ.

×