Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Lân và Kali tổng số trong đất việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.44 KB, 23 trang )

THÀNH VIÊN NHÓM 02
Họ và tên Lớp Mã
sinh viên
Đánh giá
Phan Trung Hiếu QLB-
K56
564735 10
Chu Minh Thịnh QLB-
K56
564788 10
Hoàng Thị Huế QLB-
K56
564738 10


Nguyễn Anh
Tuấn
QLB-
K56
564799 10
Đầu Thị Bình QLB-
K56
564721 10
Ngô Minh Nhật KHDA-
K56
562747 10
Khúc Nhật Anh QLB-

K56
564717 10
Trần Thị Lan QLB-
K56
564751 10
Chu Bá Mạnh
QLB-
K56
564761 10
Ngô Thị Phương
Ngọc
QLB-

K56
564766 10
1
MỤC LỤC
Contents
MỤC LỤC 2
Contents 2
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 22
MỞ ĐẦU
Hiện nay môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại và được cả
thế giới quan tâm.Nằm trong khung cảnh chung đó của toàn thế giới, đặc biệt là ở khu
2

vực Châu Á-Thái Bình Dương, môi trường ở Việt Nam của chúng ta hiện nay đang
xuống cấp từng ngày,nguy cơ mất cân bằng sinh thái.Có rất nhiều vấn đề hiện nay rất
được quan tâm đó là sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, phá rừng làm ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của tài nguyên đất và nước.
Hiện nay vấn đề ô nhiễm đất rất được quan tâm. Trong quá trình sinh hoạt hàng
ngày, dưới tốc độ phát triển hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm đất đai.
Hàm lượng lân và kali tổng số trong đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm.
Việc nghiên cứu,tìm hiểu lân và kali tổng số đóng vài trò quan trọng vì từ đó ta
có thể tìm được biện pháp xử lý để làm sạch môi trường tự nhiên
.Xuất phát từ thực tế đó, nội dung chuyên đề của nhóm chúng em là:
“Tìm hiểu hàm lượng lân và kali tổng số trong đất Việt Nam”.
Chúng em hy vọng với những kết quả tìm hiểu thu được sẽ cho thấy rõ hơn về

tình hình thực trạng lân và kali tổng số có trong đất Việt Nam hiện nay
TỔNG QUAN VỀ PHOTPHO TỔNG SỐ
1.KHÁI NIỆM
3
Tổng lượng photpho bao gồm ortho photphat + poly-photphat + hợp chất
photpho hữu cơ trong đó ortho photphat luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Photphat có thể ở
dạng hòa tan, keo hay rắn. Trước khi phân tích cần xác định dạng tồn tại của photpho.
Nếu chỉ xác định orth-photphat (mục đích kiểm soát quá trình kết tủa photpho) thì mẫu
cần được lọc trước khi phân tích. Tuy nhiên nếu phân tích photpho tổng (kiểm soát
giới hạn thải) thì mẫu phải được đồng nhất và sau đó được thủy phân.
2.PHÂN LOẠI PHOTPHO
Phốt pho tồn tại dưới ba dạng thù hình cơ bản có màu: trắng, đỏ và đen. Các

dạng thù hình khác cũng có thể tồn tại. Phổ biến nhất là phốt pho trắng và
phốt pho đỏ, cả hai đều chứa các mạng gồm các nhóm phân bổ kiểu tứ diện
gồm 4 nguyên tử phốtpho. Các tứ diện của phốt pho trắng tạo thành các nhóm riêng;
các tứ diện của phốtpho đỏ liên kết với nhau thành chuỗi.
Phốtpho trắng cháy khi tiếp xúc với không khí hay khi bị tiếp xúc với
nguồn nhiệt và ánh sáng.
Phốtpho cũng tồn tại trong các dạng ưa thích về mặt động học và nhiệt động lực
học. Chúng được tách ra ở nhiệt độ chuyển tiếp -3,8 °C. Một dạng gọi là dạng "alpha",
dạng kia gọi là "beta". Phốtpho đỏ là tương đối ổn định và thăng hoa ở áp suất 1 atm
và 170 °C nhưng cháy do va chạm hay nhiệt do ma sát. Thù hình phốtpho đen tồn tại
và có cấu trúc tương tự như graphit – các nguyên tử được sắp xếp trong các lớp theo
tấm lục giác và có tính dẫn điện.

Hình dạng màu sắc các loại photpho
Không màu, trắng sáp, đỏ tươi hơi vàng, đỏ, tím, đen
3.TÍNH CHẤT CỦA PHOTPHO
Phốt pho là một nguyên tố có nhiều trong tự nhiên dưới dạng quặng.Ở sinh vật,
P có vai trò quan trọng, có nhiều trong xương động vật dưới dạng caxi phôtphate,
trong não, lòng đỏ trứng,dưới dạng hợp hữu cơ
Phootpho là 1 á kim, nguyên tử lượng 31, tỷ trọng 1,83, điểm nóng chảy 94
o
C,
điểm sôi 278
o
C, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. Là một chất rắn, dễ

gãy ở nhiệt độ thường, mềm dễ uốn, có ba dạng thù hình là trắng (vàng), đỏ và
phootpho pryromorphic
4.VAI TRÒ CỦA PHOTPHO
4
Phốt pho là một yếu tố cần thiết cho cuộc sống. Sinh vật sống, bao gồm cả con
người, sở hữu một số lượng nhỏ và yếu tố này rất quan trọng trong quá trình sản sinh
năng lượng của tế bào. Trong nông nghiệp, phốt pho khai thác từ các mỏ được sử dụng
rộng rãi để chế biến làm phân bón giúp tăng năng suất cây trồng. Phốt pho cũng đã sử
dụng công nghiệp khác.
Phốtpho là nguyên tố quan trọng trong mọi dạng hình sự sống đã biết. Phốtpho
vô cơ trong dạng phốtphat PO
4

3-
đóng một vai trò quan trọng trong các phân tử sinh
học như ADN và ARN trong đó nó tạo thành một phần của phần cấu trúc cốt tủy của
các phân tử này. Các tế bào sống cũng sử dụng phốtphat để vận chuyển năng lượng tế
bào thông qua ađênôsin triphốtphat (ATP). Gần như mọi tiến trình trong tế bào có sử
dụng năng lượng đều có nó trong dạng ATP. ATP cũng là quan trọng trong phốtphat
hóa, một dạng điều chỉnh quan trọng trong các tế bào. Các phốtpholipit là thành phần
cấu trúc chủ yếu của mọi màng tế bào. Các muối phốtphat canxi được các động vật
dùng để làm cứng xương của chúng. Trung bình trong cơ thể người chứa khoảng gần 1
kg phốtpho, và khoảng ba phần tư số đó nằm trong xương và răng dưới dạng apatit.
Một người lớn ăn uống đầy đủ tiêu thụ và bài tiết ra khoảng 1-3 g phốtpho trong ngày
trong dạng phốtphat.

Theo thuật ngữ sinh thái học, phốtpho thường được coi là chất dinh dưỡng giới
hạn trong nhiều môi trường, tức là khả năng có sẵn của phốtpho điều chỉnh tốc độ tăng
trưởng của nhiều sinh vật. Trong các hệ sinh thái sự dư thừa phốtpho có thể là một vấn
đề, đặc biệt là trong các hệ thủy sinh thái, xem thêm sự dinh dưỡng tốt và bùng nổ tảo
5.THỰC TRẠNG Ô NHIỄM PHOTPHO HIỆN NAY
Dư thừa phốt pho từ các cánh đồng và bãi cỏ ở ngoại ô các thành phố xuống các
ao, hồ, sông, suối là nguyên nhân chính để tảo phát triển, sau đó chúng đi vào các
nguồn nước và làm giảm chất lượng nước. Ô nhiễm phốt pho gây nguy hiểm cho cá và
các loại thủy sinh khác cũng như các loài động vật và con người, những sinh vật sống
phụ thuộc vào nguồn nước sạch. Trong một số trường hợp, dư thừa phốt pho còn giúp
tảo độc phát triển, gây ra mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng con người và động vật.
Dư thừa phốt pho trong môi trường là một vấn đề chủ yếu ở các nước công

nghiệp, phần lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số khu vực Châu Á. Ở các khu vực khác,
đặc biệt là châu Phi và Australia, đất rất nghèo phốt pho, gây ra một sự mất cân bằng
dinh dưỡng. Trớ trêu thay, đất ở những nơi như Bắc Mỹ, khu vực mà phân bón với
phốt pho được sử dụng phổ biến nhất, lại có rất nhiều thành phần này.
6.NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM
Hợp chất photphat được tìm thấy trong nước thải hay được thải trực tiếp vào
nguồn nước mặt phát sinh từ:
Thất thoát từ phân bón có trong đất
Chất thải từ người và động vật
Các hóa chất tẩy rửa và làm sạch
Việc sử dụng phốt pho trên toàn thế giới, một loại phân bón quan trọng trong
nông nghiệp hiện đại – phân lân, một nhóm nhà nghiên cứu cảnh báo rằng kho dự trữ

phốt pho thế giới sẽ sớm khan hiếm và việc sử dụng quá mức trong một thế giới công
nghiệp hóa là nguyên nhân hàng đầu sự ô nhiễm của các hồ, sông, suối như hiện nay.
7.ẢNH HƯỞNG CỦA PHOTPHO TỔNG
5
7.1. Ảnh hưởng đối với môi trường đất
Hiện nay, nông nghiệp nước ta phải sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, cỏ
dại với khối lượng ngày càng lớn. Đây là xu thế tất yếu bởi lẽ phân hóa học và thuốc
trừ sâu, trừ cỏ dại có tác dụng quyết định đến 40-50% mức tăng sản lượng cây trồng
hàng năm. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt độc
hại của những hóa chất ấy đối với môi trường sống và sức khỏe con người.
Có hàng trăm loại hóa chất trừ dịch hại và phân hóa học được đưa vào nước ta.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong khoảng hơn 120 hóa chất trừ sâu bệnh thông dụng

thì có tới 90 chất độc hại, 33 chất gây đột biến di truyền, 22 chất gây dị dạng khuyết
tật, 14 chất gây u độc và ung thư cho các loài động vật máu nóng. Nói chung, hầu hết
các loại phân hóa học và hóa chất trừ dịch bệnh, cỏ dại ít nhiều đều gây độc cho người
và gia súc.
Mỗi loại hóa chất có tính chất hóa lý khác nhau nên cơ chế gây độc cũng khác
nhau. Có thể chia làm hai loại: Loại độc mạnh, cấp tính nguy hiểm và loại gây độc từ
từ, tích lũy dần, gây tác hại mãn tính cho con người. Nhóm cơ phốt-pho phân hủy
tương đối nhanh trong đất, cây, trong cơ thể người và động vật Khi bị nhiễm độc
nặng, sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến hệ huyết áp, hô hấp, làm thay đổi chức năng của hệ thần
kinh, làm tổn thương chức năng bài tiết của thận và quá trình trao đổi chất trong cơ
thể. Nếu nhiễm độc nhóm Clo hữu cơ, sẽ tác động mạnh đến hệ thần kinh, gây co giật
cơ, làm nhịp tim và hệ tiêu hóa rối loạn.

Cây thiếu photpho
7.2.Ảnh hưởng đối với môi trường nước
Khả năng tồn tại của phosphat sinh học hoàn toàn phụ thuộc vào pH:
- ở pH thấp (môi trường axit): phospho gắn chặt với các hạt sét và tạo thành các
chất tổng hợp không tan với ion sắt (ví dụ Fe(OH)
2
H
2
PO
4
) và nhôm (Al(OH)
2

H
2
PO
4
).
6
Do sự xuất hiện của ion Fe
3+
và nhôm trong đất, của cặn lắng và nước, nên lượng
phospho hòa tan rất thấp trong điều kiện axit. Khi môi trường không có oxy, phospho
được cố định là các phức hợp sắt không tan, có thể giải phóng Fe
3+

, giảm thành Fe
2+

tạo thành sunfit sắt.
- Trong điều kiện pH cao (môi trường kiềm): phospho hình thành các hợp chất
không hoà tan khác nhất là canxi (ví dụ hydroxyapatite Ca
10
(PO4)
6
(OH)
2
). Trong điều

kiện hiếu khí có Ca, Al và ion Fe thì phosphat tan nhiều nhất ở pH = 6-7.
Photpho là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho thực vật và tảo. Trong nước,
các hợp chất photpho tồn tại ở 4 dạng: Hợp chất vô cơ không tan, hợp chất vô
cơ có tan, hợp chất hữu cơ tan và hợp chất hữu cơ không tan. Nồng độ cao của
photpho trong nước gây ra sự phát triển mạnh của tảo, khi tảo chết đi quá trình phân
hủy kỵ khí làm giảm lượng ôxi hòa tan trong nước và điều này gây ảnh hưởng độc hại
với đời sống thủy sinh.
Nitơ và photpho là hai nguyên tố cơ bản của sự sống, chúng có mặt hầu hết
trong mọi hoạt động liên quan đến sự sống vào trong nhiều ngành công nghiệp, nông
nghiệp. Khi thải 1 kg nitơ dưới dạng hợp chất hóa học và môi trường nước sẽ
sinh ra 20 kg COD; cũng như vậy, khi thải 1 kg P sẽ sinh ra 138 kg COD.
Trong

nguồn nước giàu chất dinh dưỡng (N,P) thường xảy ra các hiện tượng: tảo và
thủy
sinh phát triển mạnh tạo nên mật độ lớn vào ban ngày hoặc khi nhiều nắng tảo
quang hợp mạnh. Để quang hợp, tảo hấp thụ khí CO
2
hoặc bicacbonat (HCO
3
-
)
trong nước và nhả ôxi. pH của nước tăng nhanh, nhất là khi nguồn nước có pH
thấp (tính đệm thấp do cân bằng H
2

CO
3
– HCO
3
-
- CO
3
2-
) vào cuối buổi chiều; pH của
một số ao, hồ giàu dinh dưỡng có thể đạt giá trị trên 10. Nồng độ ôxi tan trong nước
thường siêu bão hòa, tới 20mg/l.
Song song với quá trình quang hợp là quá trình hô hấp (phân hủy chất hữu cơ

để tạo năng lượng, ngược với quá trình quang hợp) xảy ra. Trong khi hô hấp, tảo và
thực vật thủy sinh tiêu thụ ôxy thải ra CO
2
- là tác nhân làm giảm pH của nước.
Trong các nguồn nước, nếu hàm lượng N > 30 - 60 mg/l, P > 4-8 mg/l sẽ xảy
ramhiện tượng phú dưỡng. Vào ban đêm hoặc những ngày ít nắng, quá trình hô hấp
diễn ra mạnh mẽ gây hiện tượng thiếu ôxi và làm giảm pH của nước. Do vậy, vào buổi
sáng thường ôxi trong nước cạn kiệt và pH rất thấp.
Hiện tượng phú dưỡng cũng xảy ra ở hệ sinh thái biển, đặc biệt vùng cửa sông
hay các vịnh kín hoặc các vùng biển kín. Tảo nở hoa gây ra hiện tượng thủy
triều đỏ và phân hủy hệ sinh thái thủy sinh. Ví dụ, trong suốt mùa du lịch trên
thế

giới có khoảng 200 triệu người du lịch cùng với 85% nước thải không được xử
lý từ các thành phố lớn thải ra biển sẽ gây ô nhiễm biển ở nhiều nơi. Cá chết và gây ô
nhiễm trầm tích.
7.3.Ảnh hưởng đối với con người
Đây là nguyên tố có độc tính với 50 mg là liều trung bình gây chết người
(phốtpho trắng nói chung được coi là dạng độc hại của phốtpho trong khi phốtphat và
orthophốtphat lại là các chất dinh dưỡng thiết yếu). Thù hình phốtpho trắng cần được
bảo quản dưới dạng ngâm nước do nó có độ hoạt động hóa học rất cao với ôxy trong
khí quyển và gây ra nguy hiểm cháy và thao tác với nó cần được thực hiện bằng kẹp
chuyên dụng do việc tiếp xúc trực tiếp với da có thể sinh ra các vết bỏng nghiêm trọng.
Ngộ độc mãn tính phốtpho trắng đối với các công nhân không được trang bị bảo hộ lao
7

động tốt dẫn đến chứng chết hoại xương hàm. Nuốt phải phốtpho trắng có thể sinh ra
tình trạng mà trong y tế gọi là "hội chứng tiêu chảy khói". Các hợp chất hữu cơ của
phốtpho tạo ra một lớp lớn các chất, một số trong đó là cực kỳ độc. Các este floro
photphat thuộc về số các chất độc thần kinh có hiệu lực mạnh nhất mà người ta đã biết.
Một loạt các hợp chất hữu cơ chứa phốtpho được sử dụng bằng độc tính của chúng để
làm các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm v.v. Phần lớn các photphat vô cơ
là tương đối không độc và là các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Khi photpho trắng bị đưa ra ánh sáng mặt trời hay bị đốt nóng thành dạng hơi ở
250 °C thì nó chuyển thành dạng photpho đỏ, và nó không tự cháy trong không khí, do
vậy nó không nguy hiểm như photpho trắng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nó vẫn cần
sự thận trọng do nó cũng có thể chuyển thành dạng photpho trắng trong một khoảng
nhiệt độ nhất định và nó cũng tỏa ra khói có độc tính cao chứa các oxit photpho khi bị

đốt nóng. [8]

8. HÀM LƯỢNG LÂN TỔNG SỐ TRONG ĐẤT VIỆT NAM
Lân tổng số trong các loại đất Việt Nam đều rất thấp. Có thể xếp thành 3 nhóm:
- Nhóm 1 trên 0,2%: đất nâu đỏ bazan.
- Nhóm 2 từ 0,08 - 0,2%: đất nâu đỏ trên đá vôi, đất phù sa sông Hồng, đất mặn
trung tính.
- Nhóm 3 dưới 0,08%: tất cả các loại đất khác còn lại (đất phù sa sông Thái
Bình hàm lượng lân tổng số từ 0,05 - 0,1%). [9]
9. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÂN TỔNG SỐ
Hàm lượng lân tổng số của đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật
của đá mẹ, thành phần cơ giới đất, chế độ canh tác và phân bón.

Trong đất phospho có trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Phospho có trong thành
phần của nhiều hợp chất hữu cơ của tàn tích sinh vật. Các hợp chất hữu cơ chứa
phospho gồm có: Phitin, axit nucleic, nucleoproteit, phosphatit, sacarophosphat và
các vi sinh vật đất. Nguyên tố này được tích luỹ trong đất tầng mặt nhờ sự tích luỹ sinh
học, vì vậy trong tầng đất mặt thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn các tầng dưới sâu. Tỷ
lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn trong đất và dao động trong
khoảng từ 10-50% của lân tổng số.
Hợp chất vô cơ chứa phospho chủ yếu là những muối của axit octophosphoric
với Ca, Mg, Fe và Al. Trong đất phospho còn có trong thành phần của apatit,
phosphoric và vivianit, cũng như trong trạng thái hấp phụ của anion phosphat. Apatit
là nguồn gốc đầu tiên của tất cả các hợp chất phospho trong đất. Nó chiếm tới 95%
hợp chất phospho trong vỏ trái đất. Các dạng phospho vô cơ trong đất phần lớn có tính

di động kém.
Trong đất chua (có các dạng hoạt động hoá học của sắt và nhôm) phospho phần
lớn gặp ở dạng phosphat sắt và phosphat nhôm (FePO4, AlPO4, Fe2(OH)2PO4,
Al(OH)2PO4 ) hoặc liên kết với oxyt sắt, nhôm dưới dạng hợp chất bị hấp phụ. Các
loại đất chua của Việt Nam đều có hàm lượng phosphat sắt cao. Ví dụ: đất nâu đỏ trên
bazan có lượng phosphat sắt (Fe-P) chiếm trên 80% tổng số lân vô cơ; đất vàng đỏ trên
đá phiến sét có Fe-P trên 70% tổng số lân vô cơ; đất phù sa chua và đất phèn có Fe-P
tương ứng là 48-56% tổng số lân vô cơ. Trong đất lúa nước và đất đầm lầy có thể gặp
vivianit - Fe3(PO4)2.8H2O - màu xanh lơ. Trong đất lúa nước phosphat sắt 3 có thể bị
khử thành phosphat sắt 2 hoà tan trong nước nên cây trồng có thể hấp thụ được.
Trong đất chua ít, trung tính và kiềm yếu phospho chủ yếu tồn tại dưới các dạng liên
8

kết với canxi. Các phosphat canxi thường có độ hoà tan thấp. Theo độ hoà tan tăng dần
của các phosphat cacxi trong đất chúng ta có dãy sau:
Ca5(PO4)3Cl <Ca3(PO4)2 < Ca8H2(PO4)6.5H2O < CaHPO4 <
CaHPO4.2H2O < Ca(H2PO4)2
(apatitclo)
Tỷ lệ Ca/P trong các phosphat canxi tăng lên thì độ hoà tan giảm.
Phản ứng môi trường thuận lợi cho sự hấp thu phospho là phản ứng chua ít (pH 5,0-
6,5).
10. PHÂN TÍCH LÂN TỔNG SỐ
10.1, Nguyên tắc
Sử dụng axit pecloric cùng axit nitric hòa tan các hợp chất photpho trong đất.
Xác định hàm lượng photpho trong dung dịch bằng phương pháp trắc quang “màu

xanh molypden”.
Trong môi trường axit các dạng photphat sẽ được chuyển về dnạg ortophotphat
và sẽ phản ứng tạo phức amoni molypdat có màu xanh và được đo ở bức sóng 820 nm.
Phương trình phản ứng
PO
4
3-
+ 12(NH
4
)
2
M

0
O
4
+ 24H
+
(NH
4
)
3
PO
4
.12M

0
O
3
+ 21 NH
4
+
+ 12 H
2
O
(NH
4
)

3
PO
4
.12M
0
O
3
+ ne
+
= Molybdenum (xanh dương)
10.2, Điều kiện xác định
- Khoảng 0,09 – 0,9 ppm P trong dung dịch so màu là khoảng có thể đo được

cuar phương pháp. Tốt nhất là khoảng 0,3 – 0,7 ppm. Các loại đất nghèo P tổng số cần
hút tăng thể tích mẫu còn các loại đất có hàm lượng P tổng cao cần pha loãng dung
dịch rồi mới đem đi xác định.
- Nếu trong dung dịch so màu (đã định mức) có nồng độ Fe
3+
> 15 ppm (0,375
mg trong 25 ml) đã ảnh hưởng đến sự tạo màu xanh molypden và đến 30 ppm (0,75
mg trong 25 ml) hoàn toàn màu xanh không xuất hiện. Do đó nếu thấy dung dịch có
màu vàng cần phải dùng than hoạt tính để lọc đến khi dung dịch trong.
- Đối với đất bazan có hàm lượng Fe
3+
và P đều cao nên cần phải pha loãng 2

lần.
10.3, Dụng cụ, hóa chất
10.3.1, Dụng cụ
- Máy phổ quang kế (spectrophotometer )
9
Máy JenWay. 6405 UV – Vis. Spectrophotometer, khoảng đo từ 500nm tới
900nm.
- Cân phân tích chính xác đến 0.0002g.
+ Cân phân tích tên: AND HR – 200
Max = 210g
d = 0,1mg
Made in JaPan

+ Cân phân tích tên : AND GF – 600
Max = 610g, Min = 0,02g
d = 0,001g
Made in JaPan
- Bếp công phá.
- Các ống nghiệm, pipet, cuvet, bình tam giác, bình định mức được sản xuất từ
Anh, Đức.
10.3.2, Hóa chất
a, Hóa chất
- Axit pecloric 60A% (p) (HClO
4
).

- Axit HNO
3
đặc.
- Hỗn hợp khử tạo màu
- Dung dịch tiêu chuẩn 5 ppm P
- Dung dịch NH
4
OH 10% trong nước
- Dung dịch H
2
SO
4

10% trong nước
b, Pha hóa chất
* Hỗn hợp khử tạo màu (phương pháp sử dụng antimoan tartrat)
- Dung dịch amon molypdat 1,25% trong dung dịch H
2
SO
4
5N (dd 1):
+ Hòa tan 12,5g amon molypdat ((NH
4
)
6

Mo
7
O
24
.4H
2
O) trong 200ml nước cất đã
dun nóng đến 60
o
C để nguội và lọc nếu đục (ddA)
+ Hòa tan từ từ 140ml H
2

SO
4
đặc (d = 1,84) vào 500ml nước cất, để nguội (dd
B).
+ Rót từ từ dung dịch B vào dung dịch A rồi thêm nước cất cho đủ 1 lít. Lắc
trộn đều được dung dịch (1) đựng trong lọ màu nâu.
10
- Dung dịch kali antimontatrat 0,06% W/V trong nước (dung dịch 2).
- Dung dịch axit ascorbic 2% W/V trong nước, pha dùng trong ngày (dd3).
Hỗn hợp 3 dung dịch 1,2,3 theo tỉ lệ 2:1:1 (v/v) (hỗn hợp sử dụng ngay)
* Dung dịch tiêu chuẩn 5 ppm P
- Cân chính xác 0,2195g KH

2
PO
4
đã được sấy khô ở 40
0
C, hòa tan vào 500 ml
nước, sau đó cho 25ml dd H
2
SO
4
4N và thêm nước cất đến vach định mức 1000ml.
Trộn đều thu được tiêu chuẩn P có nồng độ 50ppm.

- Hút 10 ml dung dịch P có nồng độ 50ppm cho vào bình định mức 100ml,
dùng nước cất lên thể tích đến vạch ta được dung dich P tiêu chuẩn 5ppm.
10.4, Cách tiến hành
10.4.1, Thủ tục công phá mẫu
- Cân chính xác 1g mẫu đất khô không khí đã nghiền và qua rây 0,2 mm cho
vào bình công phá.(chú ý: mẫu nào khi công phá trào ra thì cân 0,2g).
-Tia nước cho thấm đất .
- Cho vào 5ml H
2
SO
4
đậm đặc + 7 giọt axit pecloric (xúc tác)

- Công phá mẫu trong 180 phút, nhiệt độ 300
0
C.
- Công phá xong để nguội .
- Cho một ít nước cất, để nguội. Sau đó rửa sạch cho vào bình tam giác đã đánh
số thứ tự (cho vào bình định mức 100ml trước, lên thể tích 100ml bằng nước cất sau
đó mới đổ vào các bình tam giác ), để lắng.
- Tiến hành đồng thời với mẫu trắng không có đất (1-2 mẫu trắng).
10.4.2, Chuẩn bị dãy mẫu chuẩn và mẫu phân tích
*, Dãy mẫu chuẩn
Chuẩn bị 7 bình định mức 25 ml, lần lượt cho vào các bình định mức theo thứ
tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 5 ppm P theo bảng sau:

STT
bình
Số ml dung dịch
tiêu chuẩn 5 ppm P
Nồng độ
(ppm P)
mg P (trong 25
ml)
0,0 0,0 0 0
0,5 0,5 0,1 2,5.10
-3
1,0 1,0 0,2 5.10

-3
1,5 1,5 0,3 7,5.10
-3
2,0 2,0 0,4 1.10
-2
3,0 3,0 0,6 1,5. 10
-2
*, Mẫu phân tích (10 mẫu đất phân tích)
Chuẩn bị 11 bình định mức 25 ml,đánh số từ 1 đến 10 và 1 bình đựng mẫu
trắng. Lần lượt hút 2 ml mẫu tương ứng vào các bình định mức.
10.4.3, Điều chỉnh môi trường dung dịch
- Cho giấy công gô vào mỗi bình định mức 25 ml. Lúc này giấy công gô có

màu xanh.
- Thêm một ít nước cất vào các bình định mức để điều chỉnh pH dễ dàng hơn
- Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH
4
OH 10% vào cho đến khi giấy công gô
chuyển sang màu đỏ thì dừng lại, vừa cho vừa lắc đều .
- Sau đó nhỏ từ từ từng giọt H
2
SO
4
10% vào cho đến khi giấy bắt đầu chuyển
sang màu xanh và trong dung dịch lại.

10.4.4,Tạo màu
- Cho vào mỗi bình định mức 4ml dung dịch tạo màu rồi lên thể tích 25ml bằng
nước cất (chú ý: những bình không lên màu hoặc màu nhạt thì hút thể tích tăng lên).
11
- Đậy nắp lắc đều
- Để khoảng 20 phút để ổn định sau đó đem đi so màu ở bước sóng 820 nm .
10.4.5, Đo quang
- Tiến hành đo quang ở bước sóng 820 nm
- Bật máy và chỉnh mật độ quang về 0, để máy ổn định 10 phút rồi tiến hành đo
quang
- Đo quang dãy mẫu chuẩn:
+ Dùng mẫu 0,0 để chỉnh máy về 0

+ Sau đó dùng cùng một cuvet để đo giá trị mật độ hấp thụ quang của các mẫu
chuẩn còn lại rồi ghi giá trị D tương ứng .
- Đo quang của mẫu phân tích
+ Sau khi đo quang của dãy mẫu chuẩn ta chỉnh máy về 0
+ Dùng cùng cuvet đo quang của mẫu trắng, sau đó chỉnhvề 0
+ Tiến hành đo quang của 10 mẫu phân tích rồi ghi giá trị D tương ứng
10.5. Kết quả
Xây dựng phương trình đường chuẩn
- Tiến hành đo quang dãy mẫu chuẩn ta được bảng số liệu sau
V (ml) dung dịch
t/chuẩn
Nồng độ

(ppm P)
Mật độ quang
0 0 0
0.5 0,1 0,099
1 0,2 0,199
1.5 0,3 0,297
2.0 0,4 0,405
3.0 0,6 0,596
- Lập đường chuẩn
Đồ thị mối quan hệ giũa nồng độ và mật độ quang
12
KALI

1. TỔNG QUAN VỀ KALI TRONG ĐẤT VIỆT NAM

Kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây trồng. Kali được
cây hấp thụ với số lương lớn hơn các nguyên tố khoáng khác, ngoại trừ N. Trong số
các cation cần thiết cho cây trồng có trong thành phần khoáng của đất, Kali có bán
kính lớn nhất ( r=1,33A). Kali có khả năng phân cực lớn và có bán kính thủy hóa thấp
hơn so với Al
3+
, Ca
2+
,
Mg2+

, Na
+
, Li
+
do đó có khả năng được lôi kéo đến gần bề mặt
khoáng sét cao hơn trong phản ứng trao đổi cation.
Có thể biểu diễn hàm lượng Kali có trong đất, cây trồng và phân bón dựa vào
hàm lượng K
2
O hoặc K. Hàm lượng Kali có trong các loại phân bón thường được biểu
diễn bằng %K
2

O. Trong khi đó trong các nghiên cứu, hàm lượng Kali trong đất, cây
trồng, phân bón thường được tính toán dựa vào hàm lượng K và hệ thống đo lường
quốc tế thường được đề nghị áp dụng.
Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy, trừ đất phù sa
sông Hồng có hàm lượng Kali tương đối khá, còn lại phần lớn các loại đất ở nước ta
13
đều nghèo Kali. Hàm lượng Kali ở các loại đất này thường là dưới 1%, ở các loại đất
xám, đất cát, đất bạc màu, đất nhẹ ở miền trung nước ta, Kali có ý nghĩa rất lớn trong
việc làm tăng năng suất cây trồng. Kali cũng cho kết quả tốt trên đất xám đông Nam
Bộ.

[6]

2. PHÂN LOẠI KALI
Trong đất, kali tồn tại ở 4 dạng bao gồm:
 Kali trong khoáng nguyên sinh: các khoáng vật chứa kali như fenspat kali
(7.5-12.5%K
2
O), mica trắng( 6.5-9%K
2
O), mica đen(5-7.5%K
2
O). Các khoáng vật này
sau lúc phân hóa mới giải phóng được kali.
 Kali ở dạng bị giữ chặt: do một số lực nào đó làm cho ion K+ chui vào

khe hở của khoáng sét do đó mất khả năng trao đổi cation gọi là “kali bị giữ chặt”. Tuy
nhiên ở một số điều kiện nào đó dạng này có thể được giải phóng để cung cấp cho cây
vì thế còn gọi là “kali chậm tiêu”.
 Kali hấp phụ trên bề mặt keo (kali trao đổi): đó là các ion K+ hấp thụ trên
bề mặt keo đất. Sau lúc trao đổi ion thì chúng được chuyển ra dung dịch
[KĐ] nH+ + nKOH[KĐ] nK+ +nHOH
Khi nồng độ kali trong dung dịch đất giảm sẻ có nhiều K+ trên keo chuyển ra dung
dịch, và ngược lại. Vì thế gọi là “Kali trao đổi” và “ Kali hòa tan” – đều nằm trong quá
trình cân bằng và chuyển hóa, có phân biệt ranh giới giữa chúng. Đây là nguồn cung
cấp kali chủ yếu cho cây.
 Kali hòa tan: tồn tại ở dạng ion trong dung dịch đất. Nồng độ chỉ đạt mấy
phần ngàn đến mấy phần vạn đương lượng, dạng này cây dễ hấp thụ. [3]

Các dạng kali trong đất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện ở
hình dưới đây:
CÂY TRỒNG
Cây hút


Trao đổi nhanh


Giải phóng chậm Giải phóng nhanh
Bị cố định hoặc giữ chặt
14

Phân
Kali
Nước
tiểu gia súc
Kali trong dung
dịch đất
Rửa
trôi
Kali trao đổi được hấp thụ trên bề mặt keo sét và
thường chiếm 1% Kali tổng số



Hình.3. Các dạng Kali trong đất
Nguồn. Prasad và J. F. Power, 1997
Trong đất luôn có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các dạng kali nói trên theo
một cần bằng động. Kali trong thành phần đá mẹ có thể chuyển dần sang dạng trao đổi
rồi đi vào dung dịch đất, hoặc ngược lại, kali từ dung dịch đất cũng có thể bị nhốt lại
trong màng lưới tinh thể khoáng sét và không tham gia cung cấp thức ăn cho cây.
Ngoài ra, các khoáng sét cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Sự cân bằng Kali trong đất
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Hàm lượng mùn và chất hữu cơ cao làm cho Kali ít bị keo sét giữ chặt
- Nhiệt độ tăng sẽ tăng cường sự giải phóng Kali
- Sự thay đổi ẩm độ đất.
Nhìn chung, khi cân bằng Kali bị phá vỡ thì có sự giải phóng hoặc giữ chặt Kali

để tạo nên thê cân bằng mới. [2]
3. HÀM LƯỢNG KALI TỔNG SỐ TRONG ĐẤT
Trong đất, tổng lượng kali thường lớn hơn rất nhiều so với đạm và lân. Vỏ
trái đất chứa 1,9 % K và 0,11 % P.
Hàm lượng kali trong đất rất khác nhau tùy thuộc vào loại đất và có thể
dao động từ vài trăm kg/ha trên đất cát có thành phần cơ giới nhẹ đến khoảng 50
tấn/ha trên đất có thành phần cơ giới nặng, giàu sét. [7]
Kali tổng số của đất phụ thuộc vào loại đất, thành phần đá mẹ, thành phần
khoáng vật và quá trình hình thành đất. Hàm lượng kali tổng số không thể hiện mức độ
cung cấp kali cho cây trồng mà ta phải căn cứ vào lượng kali dễ tiêu trong đất, mức độ
cố định và tốc độ giải phóng kali. Khả năng cố định kali làm giảm tác động dư thừa
kali đối với cây trồng cũng như hạn chế sự rửa trôi kali khỏi đất do nồng độ kali trong

đất quá cao. Người ta cho rằng đất nghèo kali tổng số thì có khả năng cố định kali
mạnh hơn đất giàu kali tổng số và đất có tỷ lệ kali trao đổi cao thì có khả năng phục
hồi kali mạnh (Medvedeva, 1975).
Kali tổng số là toàn bộ lượng kali có trong đất. Hàm lượng kali tổng số bị
chi phối bởi các yếu tố tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và xã hội (con người),
nhưng yếu tố quan trọng hàng đầu có tính quyết định đến hàm lượng kali tổng số trong
đất là đá mẹ (Nguyễn Vy và Trần Khải, 1978).
Đất hình thành trên đá mẹ giàu penpat, muscovit, biotit thường chứa nhiều
kali. Đất có thành phần cơ giới nặng tỉ lệ kali cao hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ.
Đất phong hóa mạnh nghèo kali hơn đất trẻ. Hàm lượng kali trong đất tỷ lệ nghịch với
mức độ phong hóa. Đất phong hóa mạnh thường nghèo kali.
15

Kali không trao đổi
hoặc bị cố định bởi một số
khoáng sét
Khoáng Mica
IL lit IL lit
bị thoái
6 – 8% hóa “nở ra”
3 –
5%
Dất canh tác thường có trên dưới 2% K2O, trong đá hàm lượng kali khá
cao khoảng 2,8%. Theo Vinogradov (1957), kali chiếm 2,5% khối lượng vỏ trái đất,
1% khối lượng đất và 0,02% khối lượng chất hữu cơ.

Kết quả nghiên cứu của S.E.Simmelsgaard (1996), cho thấy đối với đất sét
hàm lượng kali khoảng từ 0,5 – 1,7mg/lít, trong đất thịt pha cát hàm lượng kali từ 5 –
7mg/lít và trong đất cát kali từ 10-15mg/lít.
Theo Vagienhin (1965) khi nghiên cứu kali tổng số trong các loại đất đã
đưa ra nhận xét: hàm lượng kali trong đất dao động từ 0,7% (đất đỏ) đến 3-4% (đất
đen) và tùy theo thành phần khoáng vật, đá mẹ, mức độ phong hóa.
Theo Nguyễn Vy và Trần Khải (1978), trong nhóm đất thủy thành thì đất
phù sa sông Hồng, đất mặn phèn và đất chiêm trũng có kali tổng số cao 1,76 – 2,23
%K2O, đất phù sa sông Thái Bình, sông Mã có hàm lượng kali tổng số thấp hơn 1,33
– 1,57 %K2O và thấp nhất là đất bạc màu ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc 0,26 – 0,28%
%K2O. Cũng theo các tác giả trên, trong nhóm đất địa thành thì các loại đất có kali
tổng số cao là feralit phát triển trên đá lipatit, margalit, granit 1,82 – 1,98 %K2O. Còn

các loại đất khác như feralit phát triển trên đá vôi, đá bazan, phiến thạch mica, phiến
thạch sét đều nghèo kali tổng số 0,29 – 0,53 %K2O.
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thành và ctv về kali tổng số trong một số
loại đất của Việt Nam cho thấy: đất xám bạc màu ở Dông Anh - Hà Nội và
Hiệp Hoà - Bắc Giang có hàm lượng kali tổng số dao động từ 0,1 - 0,98%
K2O và có tương quan với tỷ lệ sét trong đất, tỷ lệ sét càng lớn thì kali tổng số
càng cao; đất phèn miền Bắc Việt Nam có hàm lượng kali tổng số dao
động từ 1,66-2,22% K2O; đất phù sa sông Hồng có hàm lượng kali tổng
số dao động từ 1,54 - 2,56% K2O.
Theo Đào Châu Thu (2000), trên đất Gleysols kali tổng số từ trung
bình đến giàu (Nam Hà = 1,52%; Gia Viễn, Ninh Bình = 1,22%; Thanh Trì
2,35%).

Phương thức canh tác có ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng kali trong đất.
Theo Nguyễn Vy (1994) hàm lượng kali tổng số trong đất đỏ phát triển
trên đá granit dưới tán rừng là 1,70 %K2O, nhưng sau 5 năm trồng sắn hàm
lượng này chỉ còn 0,87 %K2O; diễn biến của kali tổng số ở đất đỏ vàng cũng
tương tự như vậy, dưới tán rừng là 1,33%K2O, sau 20 năm trồng chè chỉ còn 0,67
%K2O. Tác giả cũng thấy rằng hàm lượng khoáng sét (% của khoáng sét tổng số trong
đất) nhóm hydromica của 2 loại đất nói trên bị giảm mạnh từ 48 %K2O và 36 %K2O
trong đất rừng xuống còn 5 %K2O và 4 %K2O trên đất trồng trọt, ngược lại khoáng
sét nhóm kaolinit lại tăng từ 41 % và 58% lên 91% và 95%. ðó là nguyên nhân chính
làm cho hàm lượng kali tổng số trong đất giảm.
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Vũ Minh Kha (1996) do có sự chuyển hóa
nhanh giữa các dạng kali và mức độ phong hóa mạnh ở điều kiện nhiệt đới nên kali

tổng số có khả năng phản ánh khả năng cung cấp kali của đất. Nhiều nghiên cứu cho
thấy có tương quan giữa kali tổng số của nhóm các loại đất có nguồn gốc phát sinh,
mức độ rửa trôi và phong hóa khác nhau với lượng kali cây hút. Trong chừng mực nào
đó kali tổng số cũng phản ánh khảnăng cung cấp kali của đất, nhưng những yếu tố
khác đã biến đổi mạnh vai trò của nó. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ kali có khả năng
cung cấp cho cây trồng từ kali tổng số thấp, đặc biệt khi sự chênh lệch về kali giữa các
loại đất không lớn. Tuy vậy kali tổng số vẫn có giá trị trong việc đánh giá phân loại đất
hoặc làm tư liệu tham khảo đối với thí nghiệm về dinh dưỡng (E.O.Mc.Lean, 1978).
16
Đoàn Văn Cung (1998), cho rằng kali tổng số bằng tổng 4 dạng kali: kali
hữu hiệu trực tiếp, kali hữu hiệu chậm, kali nằm sát ngoài mạng lưới tinh thể silicat.
Sự phân bố các dạng kali trong kali tổng số phản ánh tiềm năng kali trong đất. Do đặc

điểm tốc độ phong hóa nhanh và rửa trôi mạnh, nói chung kali tổng số và kali trao đổi
của đất Việt Nam thấp và đặc biệt kali trao đổi chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với kali tổng
số (0,2-0,5%) đối với đất ngập nước và 1-2% đối với đất trồng cạn.
Theo Đào Châu Thu (2003) [26], nhìn chung hàm lượng kali tổng số ở
Việt Nam thấp hơn so với các loại đất của vùng khí hậu khô hơn trên thế giới.
Đất có nguồn gốc phát sinh khác nhau, kali tổng số khác nhau rõ rệt, các
loại đất phù sa có K2O % khá hơn đáng kể, nhất là phù sa sông Hồng (2,25%), đó là vì
sản phẩm phù sa bồi tụ thường làm giàu khoáng nguyên sinh mica như fenspat,
muscovit, biotit. Khi xác định K2O % của cấp hạt sét trong các loại đất thấy rằng hầu
hết hàm lượng K2O % ở cấp hạt sét từ khá đến giàu và cao hơn trong đất chứng tỏ kali
tập trung hầu hết ở các cấp hạt này. Ở các đất mà thành phần khoáng sét giàu illit,
vecmiculit thì hàm lượng K2O % trong sét khá cao, đặc biệt rõ ở đất phù sa trẻ sông

Hồng (K2O % = 3,45). Sự chênh lệch giữa K2O % của đất và cấp hạt sét trong đất
bạc màu còn cho thấy K2O % không chỉ phụ thuộc vào thành phần khoáng sét mà còn
phụ thuộc vào hàm lượng khoáng sét của đất. Thành phần khoáng sét của cấp hạt sét
đất bạc màu có cả kaolinit và illit nên K2O % = 1,14, cao hơn cả đất bazan, song K2O
% trong đất lại rất thấp (0,35%) là vì % cấp hạt sét của đất chỉ còn 11%, các khoáng
sét đã bị rửa trôi gần hết. [1]
Có 2 điểm khác biệt giữa ka li trong đất so với đạm và lân, đó là:
 Kali trong đất chỉ có ở dạng vô cơ
 Kali được phân bố rất đồng đều theo phẫu diện đất và trong một vài
trường hợp, kali ở những tầng sâu của đất còn cao hơn ở tầng đất mặt. [2]
4. KHả NĂNG CUNG CẤP KALI CỦA ĐẤT VIỆT NAM
Trong đất Việt Nam, hàm lượng kali có dao động lớn không chỉ giữa các

loại đất mà ngay cả trong cùng một loại đất (Nguyễn Văn Chiến, 1999). Sự diễn biến
các dạng kali của chúng không phải lúc nào cũng đồng nhất, có những loại đất có K
tổng số cao nhưng K hữu hiệu và K hữu hiệu trực tiếp lại không cao hoặc ngược lại.
Vì thế việc đánh giá khả năng cung cấp kali của đất cho cây trồng phải dựa trên cả 3
dạng kali trên. K tổng số trong đất nói lên tiềm năng cung cấp kali lâu dài của đất,
nhưng nếu chỉ dựa vào kali tổng số nhiều khi chúng ta lại mắc sai lầm trong việc
đánh giá nhu cầu bón phân kali cho cây trồng, đặc biệt trong một nền nông nghiệp
thâm canh bền vững.
Ví dụ: phù sa một số con sông miền Trung mặc dù có kali tổng số cao nhưng
kali hữu hiệu và kali hữu hiệu trực tiếp lại chỉ ở mức trung bình hoặc thấp. Điều đó có
nghĩa là lượng kali cần thiết để cung cấp đầy đủ ngay cho cây trồng lại thiếu.
Ngược lại nếu chỉ dựa vào kali hữu hiệu và kali hữu hiệu trực tiếp mà đánh

giá khả năng cung cấp kali của đất cũng bất cập.
Ví dụ: trên đất bazan trồng cà phê thâm canh, kali hữu hiệu và kali hữu hiệu
trực tiếp trên loại đất này ở mức cao nhưng không phải do bản chất của đất mà do kết
quả của việc bón kali liên tục và ở mức cao trong quá trình thâm canh cây trồng này
và quá trình chuyển hóa kali ở các dạng hòa tan hay sang dạng trao đổi hoặc khó trao
đổi xảy ra với cường độ yếu. Vì thế về lâu dài, trên loại đất này vẫn cần bón kali thì
cây trồng mới có khả năng cho năng suất cao.
17
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Văn Chiến (1999)
đã chia các loại đất theo khả năng cung cấp kali như sau:
 Nhóm có tiềm năng cung cấp kali cao gồm đất mặn ven biển, đất phèn
 Nhóm có tiềm năng cung cấp kali khá: Đất phù sa sông Hồng

 Nhóm có tiềm năng cung cấp kali trung bình: đất chiêm trũng, phù sa một
số con sông miền Trung và sông Thái Bình
 Nhóm có tiềm năng cung cấp kali thấp: đất bazan, đất đỏ vàng trên đá vôi,
đất đỏ vàng trên đá granit
 Nhóm có tiềm năng cung cấp kali rất thấp: đất phiến thạch sét, đất đỏ
vàng trên mica, đất xám bạc màu và đất cát biển. [2]
5. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA KALI TRONG ĐẤT
5.1. Quá trình thoái hóa (giữ chặt) kali trong đất
* Khái niệm
Quá trình thoái hóa (giữ chặt) kali trong đất là quá trình trong đó các dạng
kali hòa tan và kali trao đổi bị chuyển hóa thành dạng không trao đổi
* Cơ chế tiến hành: kali từ dung dịch đất có thể bị nhốt lại trong màng lưới

tinh thể khoáng sét.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giữ chặt (thoái hóa) kali
 Khoáng sét
Lượng kali bị giữ chặt trong đất nhiều hay ít phụ thuộc vào hàm lượng keo
sét có trong đất. Hàm lượng khoáng sét càng cao, lượng kali bị giữ chặt càng lớn.
Liên quan đến dạng keo sét thì các loại keo như illit, vermiculit, smectit có khả năng
giữ chặt kali cao, trong khi đó kaolinit giữ kali với lượng không đáng kể.
 pH đất
Sự hiện diện của hydroxit nhôm trong đất trong điều kiện đất chua sẽ ngăn
cản sự phá hủy các lớp silicat trong các khoáng sét và vì vậy ngăn cản sự “giữ chặt”
kali. Khi pH đất tăng sẽ làm tăng điện tích âm của các ô xít và hydroxit Fe và Al và kết
quả là làm tăng khả năng hấp phụ kali và làm giảm kali hòa tan trong dung dịch đất.

Và như vậy, tăng pH đất sẽ làm tăng khả năng cố định kali trong đất.
Tình trạng ẩm và khô của đất
Lượng kali bị giữ chặt trong đất tăng khi đất khô, tăng gấp 2 – 3 lần so với đất
ở trạng thái ẩm. Tuy nhiên, khi đất từ trạng thái ẩm chuyển sang khô, đặc biệt là ở
tầng canh tác với hàm lượng kali ở mức thấp và trung bình thì lại làm tăng hàm lượng
kali trao đổi trong đất.
 Lượng phân kali bón bổ sung vào đất
Bón một lượng kali lớn vào đất nhìn chung sẽ làm tăng sự cố định kali trong
đất làm cho sự cân bằng giữa kali hòa tan và kali không trao đổi bị đẩy sang hướng cố
định.
 Luân phiên ẩm và khô
Khi đất đang ẩm mà khô đi thì ở các loại đất có có hàm lượng kali trao đổi

cao thì quá trình khô đất sẽ kéo theo việc cố định kali
 Mùn trong đất
Sự có mặt của mùn làm tăng hoạt độ của cả Ca
2
+
và K
+
làm cho kali ít bị giữ
chặt hơn.
* Ý nghĩa của quá trình thoái hóa (giữ chặt kali ) đối với sự thu hút kali của cây
và hiệu quả sử dụng phân kali.
18

 Quá trình này nhìn chung có ảnh hưởng bất lợi đối với việc cung cấp kali
cho cây trồng. Tuy nhiên, quá trình này cũng được xem là có lợi vì sẽ góp phần làm
giảm sự rửa trôi kali và làm tăng lượng kali dự trữ trong đất.
 Chú ý lượng bón và phương pháp bón các loại phân kali. [2]
5.2. Quá trình giải phóng kali
* Khái niệm
Quá trình giải phóng kali trong đất là quá trình trong đó các dạng kali
không trao đổi chuyển hóa thành dạng trao đổi
* Cơ chế tiến hành
Dưới ảnh hưởng của nước và axit cacbonic hòa tan trong nước, nhiệt độ
và vi sinh vật ortoclase, kali trong thành phần các khoáng được giải phóng ra và cung
cấp dần cho cây.

KAlSi
3
O
8
+ HOH KOH + HAlSi
3
O
8
KAlSi
3
O
8

+ H
2
CO
3
K
2
CO
3
+ Al
2
O
6

6SiO
2
.H
2
O
* Các yếu tố ảnh hư ởng đến quá trình giải phóng kali
 Nhiệt độ
Sự giải phóng kali trong đất tăng lên khi nhiệt độ tăng.
 Luân phiên ẩm và khô
Khi đất đang ẩm bị khô đi thì ở các loại đất có hàm lượng kali trao đổi trung
bình hay thấp có hiện tượng tăng kali trao đổi.
 Việc bón vôi vào đất

Trong trường hợp keo đất bão hòa kali và đất được bón vôi ở dạng
CaSO
4
,các cation K+ hấp phụ sẽ đư ợc Ca + thay thế và đi vào dung dịch đất.

H
+
Ca
2+
K
+
H

+
[KĐ] K
+
+ CaSO
4
[KĐ] K
+
+ K
2
SO
4


K
+
K
+
K
+
 Sự rửa trôi kali
Lượng kali bị rửa trôi nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng, thời gian và cường
độ mưa. Trong những năm ít mưa, trên đất cát, lượng kali bị rửa trôi vào khoảng 19
kg/ha/năm và tăng lên 57 kg/ ha/ năm trong những năm có lượng mưa đạt 370mm/năm
(Prasad và J.F. Power, 1993) có đến 50 – 60 % lư ợng kali bón vào đất ở Costa Rica bị
rửa trôi.

Bón vôi hợp lý có thể làm giảm sự rửa trôi kali nhờ làm tăng lượng kali được
cố định trong đất. [2]
19
6. PHÂN TÍCH KALI TỔNG SỐ TRONG ĐẤT
Có thể đánh giá kali tổng số của đất như sau:
< 1%: nghèo kali
1-2%: trung bình
>2%: giau kali
Phân tích kali tổng số có rất nhiều phương pháp, phổ biến nhất là phương
pháp công phá khô, hặc ướt mẫu đất, sau đó kali trong dich công phá được định lượng
trên quang kế ngọn lửa.
6.1. Nguyên tắc:

Các khoáng vật silicat chứa kali không những không tan trong nước mà còn
không tan hết trong cả axit đơn mạnh, do đó phải dung hỗn hợp các axit mạnh (vis dụ
hỗn hợp axit HF và HClO
4
) ở độ nhiệt cao tác động vào đất hoặc nung nóng chảy ở
nhiệt độ cao (1000
0
) để chuyển kali dạng khó tan sang dạng dễ tan.
Khi dung hỗn hợp axits HF và HClO
4
, axit HF có tác dụng phá hủy các
khoáng vật silicat chứa kali, ví dụ:

K
2
O.Al
2
O
3
.6SiO
2
+ 32HF = 6SiF
4
+ 2KF + 2AlF
3

+ 16H
2
O
HClO
4
oxi hóa các chất hữu cơ, dung HCl 6m chuyển các chất vô cơ khác
(trong đó có K) thành các muối dễ tan.
Khi công phá mẫu bằng phương pháp nung nóng chảy với sự có mặt của chất
kiềm (vis dụ Na
2
CO
3

) ở nhiệt độ 1000
0
C, phản ứng diễn ra như sau:
K
2
O.Al
2
O
3
.6SiO
2
+ 6Na

2
CO
3
= 2KAlO
2
+ 6Na
2
SiO
3
+ 6CO
2
Dùng HCl 6M để chuyển các chất vô cơ thành dạng muối dễ tan, sau đó tiến

hành định lượng K trong dung dịch công phá bằng quang kế ngọn lửa. [4]
6.2. Tiêu chuẩn giá trị chỉ thị về lượng kali tổng số trong đất Việt Nam
6.2.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định khoảng giá trị chỉ thị của hàm lượng kali tổng số
(K, %) trong một số nhóm đất chính của Việt Nam. Chỉ thị này làm cơ sở cho việc sử
dụng đất, sử dụng phân bón một cách hiệu quả và hợp lý nhằm bảo vệ chất lượng môi
trường đất và phòng tránh ô nhiễm nước.
Tiêu chuẩn này được áp dụng để đánh giá chất lượng đất nói chung và đánh
giá mức độ suy giảm dinh dưỡng về kali của đất qua đó có thể xác định nguồn phát tán
kali vào môi trường đất từ phân bón phế thải, v.v
6.2.2. Giá trị chỉ thị
Giá trị chỉ thị của hàm lượng kali tổng số trong nhóm đất chính của Việt Nam

được đưa ra trong Bảng 1.
Phương pháp lấy mẫu và phương pháp xác định theo các TCVN hiện hành như
nêu trong Điều 2 của Tiêu chuẩn này.
Bảng 1. Giới hạn chỉ thị về hàm lượng kali tổng số trong 6 nhóm đất chính của
Việt Nam
20
Nhóm đất Kali tổng số (K2O, %)
Khoảng
giá trị
Trung
bình
1. Đất đỏ Từ 0,02 đến

1,00
0,15
2. Đất phù sa Từ 0,03
đến2,35
1,05
3. Đất xám bạc
mầu
Từ 0,03
đến0,40
0,15
4. Đất phèn Từ 1,00 đến
1,40

1,20
5. Đất mặn Từ 1,20 đến
2,00
1,35
6.Đất cát ven biển Từ 0,02 đến
0,30
0,12
[5]
KẾT LUẬN
Qua bài chuyên đề trên, chúng ta có thể khẳng định hàm lượng lân và kali
tổng số trong đất là những yếu tố đóng vai trò quyết định đặc tính của đất.
Tuy lân và kali tổng số có vai trò rất quan trọng nhưng việc sử dụng 2

nguyên tố này của con người đã góp phần làm ô nhiễm môi trường đất, nước và cả môi
trường sống của con người. Việc sử dụng các loại phân có thành phần chính là 2
nguyên tố này trong một thời gian dài sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho đất đai và
môi trường sinh thái. Chúng ta cần đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục sự ô
nhiễn do 2 nguyên tố này gây ra.

Qua việc nghiên cứu chuyên đề :
“Tìm hiểu hàm lượng lân và kali tổng số trong đất Việt Nam “
21
đã giúp chúng em có những hiểu biết thêm về thực trạng tồn tại của lân và kali
tổng số trong đất Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu,dưới sự hướng dẫn của giảng viên chúng em đã hoàn

thành được chuyên đề này Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo
cáo chuyên đề của chúng em còn rất nhiều thiếu sót, mong các thầy cô thông
cảm.Chúng em xin tiếp thu những ý kiến đóng góp của thầy cô và tất cả các bạn để bài
chuyên đề này hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Thị Loan, Nghiên cứu hóa học Kali của đất phát triển trên đá bazan
tỉnh Dak Nong, tại truy cập ngày
01/10/2012.
2. Trần Thị Thu Hà, Bài giảng Khoa học phân bón, tại:
trang 54-
58

truy cập ngày 27/9/2012
3. Nguyên tố vi lượng Kali
/> truy cập ngày 30/09/2012
4. Nguyễn Hữu Thành, 2006, Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, trang 74-75.
22
5. />BKHCN-6-Tieu-chuan-Viet-Nam-vb5519t17.aspx
truy cập ngày 27/9/2012
6. truy cập ngày 1/10/2012
7. Trần Văn Chính, Giáo trình Thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
2006, trang 135.
8.Đỗ Thị Thoa, Truy cập tại:

/>phan-tich-ham-luong-phot-pho-tong-so-trong-nuoc-song-dam-xa-tay-tuu-a-tu-liem-a-
ha-noi-ph-n-t-ch-h-m-l-ng-phot-pho-t-ng-trong-n-c-s-n.doc
truy cập ngày 25\9\2012.
9. truy
cập ngày 25/9/2012
10. Nguyễn Thi Ngọc Ánh Truy cập tại:
/>phan-tich-ham-luong-photpho-tong-so-va-photpho-de-tieu-trong-dat-ph-n-t-ch-h-m-l-
ng-photpho-t-ng-s-v-photpho-d-and-787.doc ngày 25/9/2012.
23

×