Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não mức độ vừa và lớn trên lều tiểu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
***
NGUYỄN VĂN TUYẾN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỈ ĐỊNH THÔNG KHÍ CƠ HỌC
Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO MỨC ĐỘ VỪA
VÀ LỚN TRÊN LỀU TIỂU NÃO
Chuyên ngành: Thần kinh
Mã số: 62720147
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Hà Nội – 2013


Công trình được hoàn thành tại: Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Văn Thông
2. TS. Nguyễn Thị Tâm
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược
lâm sàng 108.
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia

2. Thư viện Bệnh viện TWQĐ 108
5
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu não chiếm khoảng 10-20% tổng số bệnh nhân đột quỵ não, tỷ lệ tử vong trong ba mươi ngày
đầu tới 35-52%, chỉ có 21% số bệnh nhân có khả năng hoạt động độc lập sau sáu tháng. Mặc dù đã có những
tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử vong trong thời gian nằm viện chỉ giảm 6% trong mười năm
(1990 – 2000), trong khi đó đối với nhồi máu não giảm tới 36%, chảy máu dưới nhện giảm 10%. Bệnh nhân
chảy máu não thường có rối loạn ý thức, giảm hoặc mất phản xạ bảo vệ đường thở, nguy cơ hít sặc, giảm oxy
máu cao. Ở nhóm bệnh nhân này việc đảm bảo hô hấp chiếm vị trí quan trọng trong đó có vai trò của thông
khí cơ học. Để có chỉ định thông khí cơ học đúng, phải căn cứ vào nhiều yếu tố bao gồm cả các yếu tố lâm
sàng và cận lâm sàng. Đối với các bệnh nhân chảy máu não, chúng tôi muốn xác định xem có những yếu tố

nào liên quan đến chỉ định đặt thông khí cơ học, để từ đó có những chỉ định được chính xác và kịp thời hơn.
Các bệnh nhân chảy máu não đòi hỏi thông khí cơ học cũng có những đặc điểm riêng. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu về các bệnh nhân chảy máu não nói chung, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu ở những bệnh
nhân chảy máu não phải thông khí cơ học, đặc biệt trong chuyên ngành thần kinh.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định thông
khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não mức độ vừa và lớn trên lều tiểu não” nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các bệnh nhân chảy máu não mức vừa và lớn trên lều tiểu não
phải thông khí cơ học.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chỉ định thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não mức vừa và lớn
trên lều tiểu não.
6
6

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các bệnh nhân chảy máu não mức vừa và lớn trên lều tiểu não
phải thông khí cơ học qua đó góp thêm kinh nghiệm cho các thầy thuốc trong thực tiễn lâm sàng đặc biệt liên
quan đến thông khí cơ học ở các bệnh nhân đột quỵ não.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến chỉ định thông khí cơ học. Các yếu tố này có thể được xem xét trong chỉ
định thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 124 trang: đặt vấn đề 02; tổng quan tài liệu 35; đối tượng phương pháp nghiên cứu 16; kết
quả nghiên cứu 31; bàn luận 37; kết luân 02; kiến nghi 01 trang, 41 bảng, 06 biểu đồ; 09 hình; 02 sơ đồ; 119
tài liệu tham khảo.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Hậu quả tăng áp lực nội sọ ở bệnh nhân chảy máu não cấp
Theo công thức: Áp lực tưới máu não = Huyết áp trung bình - Áp lực nội sọ, bệnh nhân chảy máu não
có tăng áp lực nội sọ sẽ dẫn tới thiếu máu não do giảm áp lực tưới máu não. Ngoài ra tăng áp lực nội sọ còn có
thể gây nên thoát vị não.
7
7
1.2. Vai trò của CO
2
trong điều trị tăng áp lực nội sọ
CO
2
có vai trò trong sự điều hòa lưu lượng máu não: khi tăng CO

2
dẫn đến giãn mạch não làm tăng lưu
lượng máu não. Ngược lại, khi giảm CO
2
sẽ dẫn đến co mạch làm giảm lưu lượng máu não, từ đó làm giảm áp
lực nội sọ.
Thông khí cơ học không những đảm bảo độ bão hòa oxy máu động mạch mà còn có vai trò kiểm soát
áp lực nội sọ thông qua việc điều chỉnh được PCO
2
máu động mạch.
1.3. Chỉ định thông khí cơ học ở bệnh nhân đột quỵ não
Nhìn chung chỉ định thông khí cơ học ở bệnh nhân có tổn thương thần kinh còn nhiều quan điểm khác

nhau, theo một số tác giả có các chỉ định cụ thể như sau:
- Theo David L. McDonagh và Cecil O. Borel
1. Rối loạn ý thức (Glasgow dưới 10 điểm)
2. Tổn thương vùng hành não ảnh hưởng tới khả năng điều khiển hô hấp.
3. Tổn thương hố sau làm mất phản xạ bảo vệ đường thở.
4. Suy hô hấp ở những bệnh nhân có tổn thương dẫn truyền thần kinh - cơ: hội chứng Guillain - Barré, bệnh
Nhược cơ…
5. Các biến chứng tại phổi: phù phổi thần kinh, viêm phổi hít, xẹp phổi…
- Theo Rahul Nanchal và Ahmed J. Khan
1. Tổn thương não cấp mất phản xạ bảo vệ đường thở
2. Suy hô hấp cấp: sốc nhiễm khuẩn, bệnh thần kinh-cơ, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
3. Lường trước diễn biến lâm sàng nặng lên, đe dọa suy hô hấp, mất khả năng bảo vệ đường thở.

- Theo Eelco F.M. Wijdicks
8
8
1. Bệnh nhân tổn thương não cấp không có khả năng bảo vệ đường thở.
2. Biểu hiện suy hô hấp ở những bệnh nhân tổn thương thần kinh-cơ (Neuromuscular respiratory failure): hội
chứng Guillain-Barré, bệnh nhược cơ.
3. Suy hô hấp ở bệnh nhân có bệnh phổi trước đó như phù phổi cấp, viêm phổi hít…
- Theo Ellen Deibert và Michael N. Diringer.
1. Hôn mê (điểm Glasgow ≤ 8).
2. Không có khả năng làm sạch họng, ùn tắc đờm rãi.
3. Mất phản xạ ho, phản xạ nôn.
4. Tắc nghẽn đường thở do liệt các cơ vùng hầu - họng.

5. Suy hô hấp
Tóm lại, các căn cứ chính để chỉ định đặt nội khí quản là mức độ rối loạn ý thức (thường là điểm
Glasgow ≤ 8), tình trạng suy hô hấp cấp và mất khả năng bảo vệ đường thở gây ùn tắc đờm dãi. Trên thực tế
lâm sàng những yếu tố nguyên nhân dẫn đến những rối loạn về hô hấp đôi khi lại là yếu tố để quyết định đặt
nội khí quản, nhất là quyết định sớm trước khi xuất hiện các triệu chứng hôn mê, suy hô hấp cấp. Theo Hoàng
Khánh, khi nghiên cứu về yếu tố tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não đã khẳng định thể tích ổ nhồi máu có
tương quan nghịch rất chặt chẽ với điểm Glasgow. Nguyễn Văn Thông và cộng sự cũng thấy rằng thể tích ổ
máu tụ càng lớn thì điểm Glasgow càng thấp, tỷ lệ rối loạn hô hấp càng cao. Chính vì vậy, phải chăng thể tích
ổ tổn thương cũng là một yếu tố có thể căn cứ cho quyết định đặt nội khí quản…Vấn đề này cần thiết phải
được nghiên cứu thêm.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

9
9
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân chảy máu não cấp tính (72 giờ đầu), có kích thước ổ máu tụ vừa và lớn, vị trí trên lều tiểu
não, chia làm hai nhóm, nhóm có chỉ định thông khí cơ học và nhóm không có chỉ định thông khí cơ học. Các
bệnh nhân được điều trị nội trú tại Trung tâm đột qụy não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 8
năm 2008 đến tháng 3 năm 2012. Tất cả các bệnh nhân đều đáp ứng các tiêu chuẩn chọn lựa và loại trừ theo
tiêu chuẩn nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Được chẩn đoán xác định chảy máu não kích thước vừa và lớn vị trí trên
lều tiểu não dựa vào: Định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức Y tế Thế giới (1989). Chụp cắt lớp vi tính sọ não có
hình ảnh chảy máu não, vị trí trên lều tiểu não. Thể tích khối máu tụ tính theo công thức của Broderick: Thể
tích khối máu tụ mức vừa là từ 30 đến 60 cm

3
, mức lớn trên 60 cm
3
. Đến viện trước 72 giờ tính từ khi khởi
phát.
Tiêu chuẩn loại trừ: Chảy máu do chấn thương sọ não, chảy máu trong ổ nhồi máu, chảy máu do u
não, chảy máu dưới nhện do vỡ phình mạch não, bệnh nhân chảy máu não có bệnh lý nội khoa nặng như suy
gan, suy thận nặng, ung thư, bệnh về máu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng mô hình nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc, có so sánh, phân tích.
Cỡ mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả:
10

10
p: tỷ số ước đoán, tỷ lệ bệnh nhân phải thở máy ở các bệnh nhân chảy máu não theo các nghiên cứu khoảng
20%. ε : Sai số tương đối. Thay số: Z
1-α/2
2
= 1,96, p = 0,2 , ε = 20%, ta có n = 196.
Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân được chọn là 230 bệnh nhân.
Nội dung nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi liên tục từ khi vào viện cho đến
thời điểm 30 ngày. Các bệnh nhân được chia hai nhóm, nhóm có chỉ định thông khí cơ học và nhóm không có
chỉ định thông khí cơ học. Chỉ định thông khí cơ học khi có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: Điểm Glasgow
≤ 8 điểm. Suy hô hấp cấp. Các bệnh nhân rối loạn ý thức, kích thích phải dùng thuốc an thần mạnh gây ức chế
hô hấp, mất phản xạ bảo vệ đường thở gây ùn tắc đờm dãi. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: thống

kê các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng có phân tích, so sánh giữa hai nhóm, nhóm có thông khí cơ học và
nhóm không thông khí cơ học để làm nổi bật đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân chảy máu não phải
thông khí cơ học. Nghiên cứu các yếu tố liên quan tới chỉ định thông khí cơ học: so sánh giữa hai nhóm, nhóm
không có chỉ định thông khí cơ học và nhóm có chỉ định thông khí cơ học. Các biến lâm sàng, cận lâm sàng được
cho là yếu liên quan đến chỉ định thông khí cơ học được đưa vào phân tích đơn biến và hồi quy đa biến logistic
tìm các yếu tố tiên lượng cho chỉ định thông khí cơ học.
2.3. Xử lý số liệu thống kê
Kết quả được xử lý trên phần mềm thống kê SPSS 18.0. So sánh bằng test Chi-square đối với biến định
tính và T-test đối với biến định lượng. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Các biến có liên quan tới
nguy cơ thở máy trong phân tích đơn biến với mức ý nghĩa p < 0,05 được đưa vào phân tích hồi quy đa biến
Đặc điểm lâm sàng chảy máu não có thông
khí cơ học

Đặc điểm cận lâm sàng chảy máu não có thông khí cơ học
Chảy máu não có chỉ định thông khí cơ học
(n = 134 bệnh nhân)
Chảy máu não vừa
và lớn trên lều tiểu não
(n = 230 bệnh nhân)
Chảy máu não
không có chỉ định thông khí cơ học
(n = 96 bệnh nhân)
Các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến chỉ định thông khí cơ học
11
11

(hồi quy Binary logistic) để xác định hơn nữa mức ý nghĩa tiên lượng của các biến này.
2.4. Sơ đồ nghiên cứu
12
12
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.9. Tổn thương thần kinh khi vào viện
Triệu chứng lâm sàng khi vào viện Thông khí cơ học
(n=134) (n (%))
Không thông khí cơ

học (n=96) (n(%))
Cộng
(n=230) (n (%))
p
Điểm Glasgow
3-8 74 (55,22) 0 74 (55,22) < 0,05
9-12 57 (42,53) 51 (53,12) 108 (46,95) < 0,05
13-15 3 (2,23) 45 (46,87) 48 (20,86) < 0,05
Liệt dây VII trung ương 122 (91,04) 81 (84,37) 203 (88,26) < 0,05
Dấu hiệu màng não 66 (49,25) 7 (7,29) 73 (31,73) < 0,05
Rối loạn cơ tròn 130 (97,01) 50 (52,08) 180 (78,26) < 0,05
Quay mắt quay đầu 80 (59,70) 10 (10,41) 90 (39,13) < 0,05

Mất phản xạ đồng tử với ánh sáng 40 (29,85) 7 (7,29) 47 (20,43) < 0,05
13
13
một hoặc hai bên.
Nhận xét: Ở nhóm thông khí cơ học có rối loạn ý thức nặng (55,22%), rối loạn ý thức mức độ nhẹ và
không rối loạn ý thức chiếm tỷ lệ thấp (2,23%), dấu hiệu màng não 49,25%, quay mắt quay đầu 59,70%, mất
phản xạ đồng tử ánh sáng một hoặc hai bên 29,85 %.
3.1.2. Kết quả đánh giá, tiên lượng theo các thang điểm.
Bảng 3.10. Sức cơ tay khi vào viện theo thang điểm Henry
Điểm
Henry
Thông khí cơ học

(n=134)
Không thông
khí cơ học (n=96)
Cộng
(n=230)
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
0 104 77,61 44 45,83 148 64,35
1 14 10,45 16 16,66 30 13,04
2 10 7,46 10 10,41 20 8,69
3 3 2,23 15 15,62 18 7,82
14
14

Điểm
Henry
Thông khí cơ học
(n=134)
Không thông
khí cơ học (n=96)
Cộng
(n=230)
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
4 1 0,75 6 6,25 7 3,04
5 2
1,49 5

5,20
7 3,04
P p < 0,05
Nhận xét: Sức cơ tay 0 điểm ở nhóm thông khí cơ học 77,6%, nhóm không thông khí cơ học 45,8%.
Bảng 3.12. Thang điểm chảy máu não
Điểm chảy máu
não
Thông khí cơ học
(n=134)
Không thông
khí cơ học (n=96)
Cộng

(n=230)
Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%)
1 3 2,23 33 34,37 36 15,65
2 35 26,11 48 50,00 83 36,08
3 77 57,46 14 15,58 91 39,56
4 15 11,19 1 1,04 16 6,95
5 4 2,98 0 0 4 1,73
6 0 0 0 0 0 0
P p < 0,001
15
15
Nhận xét: Ở nhóm thông khí cơ học điểm chảy máu não chủ yếu là 3 và 4 ( 57,46% và 11,19% ). Ở nhóm

không thông khí cơ học điểm chủ yếu 1 và 2 (34,37%, 50,00%).
Bảng 3.14. Điểm NIHSS trung bình khi vào viện
Nhóm bệnh nhân Điểm NIHSS Trung bình P
Nhóm thông khí cơ học (n=134) 22,54 ± 5,91
< 0,001
Nhóm không thông khí cơ học (n=96) 15,08 ± 4,87
Cộng (n=230) 19,43 ± 6,62
Nhận xét: Điểm NIHSS trung bình ở nhóm TKCH (22,54 ± 5,91) cao hơn so với nhóm không thông khí
cơ học (15,08 ± 4,87).
3.1.3. Kết quả điều trị
Bảng 3.15. Kết quả điều trị sau 30 ngày
Kết quả điều trị sau 30

ngày
Thông khí cơ học
(n=134)
Không thông
khí cơ học (n=96)
Cộng
(n=230)
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
Hồi phục tốt
(Rankin 0-3 điểm)
3 2,24 69 71,87 72 31,30
16

16
Hồi phục kém
(Rankin 4-5 điểm)
68 50,74 27 28,13 95 41,30
Tử vong
(Rankin 6 điểm)
63 47,01 0 0 63 27,39
Nhận xét: Ở nhóm thông khí cơ học, tỷ lệ bệnh nhân hồi phục tốt chỉ có 2,24 %, chủ yếu là hồi phục kém
(50,74 %) và tử vong (47,01 %).
Bảng 3.16. Thời gian từ khi khởi phát đến khi tử vong
Số bệnh nhân
(n=63)

Thời gian từ khi khởi phát đến khi tử vong (t)
t ≤ 24 giờ 24 < t ≤ 48 giờ 48< t ≤ 72giờ t > 72giờ
Số bệnh nhân 14 12 12 25
Tỷ lệ % 22,22 19,04 19,05 39,68
Nhận xét: Chủ yếu các bệnh nhân tử vong trong vòng 72 giờ đầu (60,32 %), trong đó tỷ lệ tử vong trong 24
giờ đầu là cao nhất (22,2 %).
3.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.20. Kết quả xét nghiệm glucose máu
17
17
Nhóm
Tăng glucose máu khi nhập viện

Tiền sử
đái tháo đường
≥ 7 mmol/l ≥ 11mmol/l
Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Thông khí cơ học (n=134) 86 64,17 23 17,04 8 5,97
Không thông khí cơ học (n=96) 34 35,41 4 4,16 6 6,25
Cộng (n=230) 120 52,17 27 11,74 14 6,08
P < 0,05 < 0,05 > 0,05
Nhận xét: Ở nhóm có thông khí cơ học, tỷ lệ bệnh nhân có mức glucose máu ≥ 7 mmol/l và ≥ 11 mmol/l
là khá cao (64,17 % và 17,04%).
Bảng 3.22. Kết quả xét nghiệm điện giải
Nhóm

Rối loạn natri, kali máu
Natri Kali
Tăng
(n (%))
Giảm
(n (%))
Tăng
(n (%))
Giảm
(n (%))
Thông khí cơ học (n=134) 5 (3,73) 38 (28,35) 3 (2,23) 76 (56,71)
Không thông khí cơ học (n=96) 1 (1,04) 34 (35,41) 1 (1,04) 38 (39,58)

Cộng (n=230) 6 (2,60) 72 (31,30) 4 (1,73) 114 (49,56)
P > 0,05 < 0,05
18
18
Nhận xét: Ở cả hai nhóm tỷ lệ giảm Natri và Kali là chủ yếu (31,30% và 49,56%), tỷ lệ tăng Natri và
Kali chiếm tỷ lệ rất thấp (2,60 % và 1,73%).
Bảng 3.23. Đặc điểm ổ máu tụ
Đặc điểm ổ máu tụ
Thông khí cơ học
(n=134)
(n (%))
Không thông khí cơ

học (n=96) (n(%))
Cộng
(n=230) (n (%))
P
Thể tích
30-60cm
3
78 (58,20) 81 (84,37) 159 (69,13)
< 0,001
> 60cm
3
56 (41,80) 15 (15,62) 71 (30,86)

Trung bình 67,7 ± 46 46,6 ± 15 58,04 ± 38
Di lệch
đường giữa
Độ I 28 (20,89) 45 (46,87) 73 (31,73)
< 0,001Độ II 51 (38,06) 22 (23,92) 73 (31,73)
Độ III 47 (35,07) 3 (3,12) 50 (21,730
Tràn máu não thất 84 (62,68) 16 (16,66) 100 (43,47) < 0,001
Tràn máu khoang dưới nhện
47 (35,07) 2 (2,08) 49 (21,30) < 0,001
Chảy máu não nông ( (chảy máu
não thùy)
34 (25,37) 43 (44,79) 77 (33,47) < 0,05

Chảy máu não sâu 100 (74,63) 53 (55,21) 153 (66,52) < 0,05
19
19
(Nhân xám, đồi thị, bao trong)
Chảy máu não phạm vi trên một
thùy
15 (11,19) 12 (12,50) 27 (11,73) > 0,05
Nhận xét: Ở nhóm thông khí cơ học, thể tích ổ máu tụ trên 60 cm
3
, đè đẩy đường giữa bậc III và tràn
máu khoang dưới nhện chiếm tỷ lệ cao (41,80 %, 35,82% và 35,07%).
3.3. Một số đặc điểm liên quan đến thông khí cơ học

Bảng 3.24. Chỉ định đặt nội khí quản
Chỉ định đặt nội khí quản Số bệnh nhân (n= 134) Tỷ lệ %
Hôn mê (Glasgow ≤ 8 điểm) 90 67,16
Suy hô hấp cấp 19 14,18
Mất khả năng bảo vệ đường thở 25 18,65
Nhận xét: Chỉ định đặt jklnội khí quản chiếm tỷ lệ cao nhất là hôn mê chiếm (67,16%), tiếp theo đến
mất khả năng bảo vệ đường thở (18,65%) và thấp nhất là suy hô hấp cấp (14,18%).
Bảng 3.26. Thời gian thở máy và thời điểm từ khi đặt nội khí quản đến khi mở khí quản
Thời gian thở máy, mở khí quản Số ngày trung bình Số ngày ít nhất Số ngày nhiề nhất
Số ngày thở máy. 5,1±3,1 1 17
Thời gian từ khi đặt nội khí quản đến khi
mở quản.

4,6±1,5 3 10
20
20
Nhận xét: Thời gian thở máy trung bình 5,1 ± 3,1 ngày, thời điểm mở khí quản sau khi đặt nội khí quản
trung bình 4,6 ±1,5 ngày
Bảng 3.27. Đặc điểm khí máu động mạch trước và trong khi thở máy
Chỉ số Trước thở máy Thở máy
pH 7,42 ± 0,06 7,44 ± 0,07
PaO
2
(mmHg) 81,56 ± 11,87 119 ± 23,81
PaCO

2
(mmHg)
37,17 ± 5,14
33,72 ± 7,16
HCO
3
-
(mmol) 23,66 ± 2,76 22,93 ± 3,74
Nhận xét: Áp lực oxy máu động mạch khi thở máy cải thiện rõ dệt (119±23,81) so với trước khi thở máy
(81,56±11,87).
Bảng 3.28. Đặc điểm xét khí máu động mạch trước khi đặt nội khí quản ở BN hôn mê (Glasgow ≤ 8 điểm).
Chỉ số Số bệnh nhân (n = 90) Tỷ lệ %

pH
< 7,35 4 4,44
≥ 7,35 86 95,56
PaO
2
(mmHg)
< 60 4 4,44
≥ 60 86 95,56
PaCO
2
(mmHg)
> 50 3 3,33

≤ 50 87 96,67
21
21
Nhận xét: Xét nghiệm khí máu ở các bệnh nhân hôn mê (Glasgow ≤ 8 điểm): PaO
2
≥ 60 mmHg chiếm
95,56 %, PaCO
2
≤ 50 mmHg là 96,67%, pH ≥ 7,35 là 95,56%.
Bảng 3.29. Kết quả ngưng và cai máy thở
Kết quả ngưng và cai máy thở Số bệnh nhân (n=71) Tỷ lệ %
Thành công 64 90,14

Không thành công 7 9,86
Nhận xét: Có 63 bệnh nhân tử vong ngay trong thời gian thông khí cơ học còn lại 71 bệnh nhân được
tiến hành ngưng và cai máy thở. Tỷ lệ ngưng và cai máy thở thành công cao (90,14%).
Bảng 3.30. Kết quả rút ống nội khí quản
Kết quả rút ống nội khí quản
Số bệnh nhân (n = 71)
Tỷ lệ %
Thành công 30 42,25
Đặt lại ống NKQ hoặc mở khí quản 41 57,75
Nhận xét: Trong số 71 bệnh nhân được tiến hành ngưng và cai máy thở, tỷ lệ rút được ống nội khí
quản chỉ có 42,25%.
Bảng 3.32. Các biến chứng liên quan đến thông khí cơ học

Các biến chứng liên quan đến TKCH Số bệnh nhân (n=134) Tỷ lệ %
Bội nhiễm phổi 9 6,71
Kiềm hô hấp (pH > 7,5) 31 23,13
22
22
Tắc ống nội khí quản 5 3,73
Tụt ống nội khí quản 4 2,98
Tụt huyết áp 11 8,20
Nhận xét: Các biến chứng hay gặp khi thông khí cơ học là kiềm hô hấp (23,13 %), bội nhiễm phổi
(6,71%), tụt huyết áp ngay sau thở máy (8,20%).
3.3. Các yếu tố liên quan đến chỉ định thông khí cơ học
Bảng 3.34. Các chỉ số lâm sàng

Các chỉ số lâm sàng
Thông khí cơ học
(n=134)
Không thông khí cơ học
(n=96)
p
Mạch > 90l/phút (n (%)) 75 (55,97) 26 (27,08) > 0,05
Nhiệt độ > 37,5
0
C (n (%)) 37 (27,61) 17 (17,70) > 0,05
HATT nhập viện 159,5±28,9 153±22,9 > 0,05
23

23
Các chỉ số lâm sàng
Thông khí cơ học
(n=134)
Không thông khí cơ học
(n=96)
p
(TB ± ĐLC mmHg)
HATTr nhập viện
(TB ± ĐLC mmHg)
93,6±16,4 89,2±14,3 > 0,05
HATB (TB ± ĐLC mmHg) 110,5±15,6 115,6±18,9 > 0,05

Dấu hiệu màng não (n (%)) 66 (49,25) 7 (7,29) < 0,001
Quay mắt quay đầu (n (%)) 80 (59,70) 10 (10,41) < 0,001
Mất phản xạ đồng tử với ánh sáng một hoặc
hai bên (n (%))
40 (29,85) 7 (7,29) < 0,001
Điểm chảy máu não ≥ 3 96 (71,64) 15 (15,56) < 0,05
Điểm NIHSS > 20 82 (6,12) 25 (2,60) < 0,05
Nhận xét: Có sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê về: dấu hiệu màng não, dấu quay mắt
quay đầu, mất phản xạ đồng tử với ánh sáng một hoặc hai bên, điểm chảy máu não ≥ 3 và điểm NIHSS > 20
(p < 0,05)
24
24

Bảng 3.35. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa và huyết học
Các chỉ số sinh hóa,
huyết học
Nhóm thông khí cơ học (n=134)
Nhóm không thông khí cơ học
(n=96)
P
Tăng bạch cầu (n (%)) 96 (71,64) 56 (58,33) > 0.05
Tăng bạch cầu hạt (n(%)) 112 (83,58) 66 (68,75) > 0.05
Bạch cầu (TB±ĐLC,G/l) 13,2±4,6 10,8±3,6 > 0,05
Hồng cầu (TB±ĐLC, T/l) 4,8±1,9 4,6±0,67 > 0.05
Giảm hồng cầu (n (%)) 31 (23,13) 22 (22,91) > 0.05

Giảm huyết sắc tố (n(%)) 43(32,08) 33(34,37) > 0.05
Giảm tiểu cầu (n (%)) 11 (8,20) 7 (7,29) > 0.05
Glucose máu ≥ 11mmol/l 23 (17,16) 4 (4,16) < 0,05
Giảm kali máu (n (%)) 76 (56,71) 38 (39,58) < 0.05
Giảm natri máu (n (%)) 38 (28,36) 34 (35,41) > 0.05
Tăng ure (n (%)) 16 (11,9) 9 (9,37) > 0.05
Tăng creatinine (n (%)) 28 (20,89) 7 (7,29) > 0.05
25
25
Nhận xét: Trong các chỉ số chỉ có mức glucose máu và giảm kali máu có sự khác biệt giữa hai nhóm (p
< 0,05).
Bảng 3.36. Các chỉ số về ổ máu tụ trên phim CLVT sọ não

Chỉ số
Thông khí cơ học
(n=134)
Không thông khí cơ học
(n=96)
P
Ổ máu tụ > 60cm
3
(n (%)) 56 (41,79) 15 (15,62) < 0.001
Đẩy đường giữa ≥ 1cm (n (%)) 47 (35,07) 3 (3,12) < 0.001
Tràn máu não thất (n (%)) 84 (62,68) 16 (16,67) < 0.001
Máu khoang dưới nhện (n (%)) 47 (35,07) 2 (2,08) < 0.001

Chảy máu trên 1 thùy (n (%)) 15 (11,19) 12 (12,50) > 0,05
Nhận xét: Có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa hai nhóm về: thể tích máu tụ trên 60 cm
3
, đè đẩy đường
giữa ≥ 1 cm, tràn máu não thất và tràn máu khoang dưới nhện (p < 0,001).
Bảng 3.37. Kết quả phân tích hồi quy đa biến logistic

×