Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 88 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Tình hình phát triển và phân bố cây
công nghiệp ở tỉnh phú thọ”, em đã nhận được sự hướng dẫn,giúp đỡ tận tình
của cô giáo, Thạc sĩ Đặng Thị Nhuần, người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên
cứu khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây
Bắc, các phòng ban chức năng cùng ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong
Khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu khóa luận
này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú trong Sở Tài nguyên môi
trường , Sở Nông nghiệp, Sở Khuyến nông tỉnh Phú Thọ đã tạo diều kiện giúp
đỡ cung cấp cho em về các số liệu để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Đề tài của em trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chắc chắn còn nhiều
hạn chế, thiếu Sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô
giáo và các bạn sinh viên để khóa luận thêm đầy đủ và hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thùy Linh









DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



GTSX : Giá trị sản xuất
GS.TS : Giáo sư, tiến sĩ
KH : Kế hoạch
NXB : Nhà xuất bản
PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sĩ
QĐ : Quyết định
Sở NN và PTNN : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân



















DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2003 - 2010
39
2
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm và cây
công nghiệp hàng năm giai đoạn 2003 - 2010
41
3
Bảng 3.3: Diện tích cây công nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2003- 2010
44
4
Bảng 3.4: Diện tích chè của tỉnh Phú Thọ phân theo
huyện/thị giai đoạn 2003 - 2010
48
5
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2003 – 2010
57
6
Bảng 3.6: Diện tích,năng suất và sản lượng mía của tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2003 - 2010
59















DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT
Tên biểu
Trang
1
Hình 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Phú
Thọ theo giá trị thực tế giai đoạn 2003 - 2010
40
2
Hình 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất cây công nghiệp của tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010
42
3
Hình 3.3: Diện tích, sản lượng chè của tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2003 - 2010
46
4

Hình 3.4: Diện tích, sản lượng cây sơn của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2003 - 2010
50
5
Hình 3.5: Cơ cấu diện tích một số cây công nghiệp hàng năm
của tỉnh Phú Thọ năm 2010
52
6
Hình 3.6: Diện tích, sản lượng lạc tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2003 - 2010
54
7
Hình 3.7: Diện tích, sản lượng mía của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2003 - 2010
60
8
Hình 3.8: Diện tích, sản lượng vừng của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn năm 2003 - 2010
62














MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1.1. Lí do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu 2
1.2.2. Nhiệm vụ 2
1.3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 .Giới hạn nghiên cứu 3
1.4. Lịch sử nghiên cứu 3
1.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5
1.5.1. Quan điểm nghiên cứu 5
1.5.1.1. Quan điểm lãnh thổ 5
1.5.1.2. Quan điểm hệ thống 5
1.5.1.3. Quan điểm tổng hợp 5
1.5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 6
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 6
1.5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu và xử lí số liệu 6
1.5.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp - so sánh 6
1.5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa 6
1.5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ 7
1.5.2.5. Phương pháp toán học 7
1.5. Đóng góp của đề tài 7
1.6. Cấu trúc của đề tài 7
NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÂY CÔNG
NGHIỆP 10

1.1. Cơ sở lí luận 10
1.1.1. Khái niệm cây công nghiệp 10
1.1.2. Vai trò của cây công nghiệp 10
1.1.2.1. Cây công nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống của con người 10
1.1.2.2. Cây công nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc
gia 10
1.1.2.3. Phát triển cây công nghiệp có vai trò quan trọng đối với xã hội, môi
trường và an ninh quốc phòng 12
1.1.3. Phân loại cây công nghiệp 13
1.1.4. Đặc điểm của ngành trồng cây công nghiệp 13
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cây công nghiệp 15
1.1.5.1. Vị trí địa lí 15
1.1.5.2. Nhóm nhân tố tự nhiên 15
1.1.5.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 17
1.2. Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1. Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp trên thế giới và ở Việt
Nam 19
1.2.2. Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ 23
CHƢƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 25
2.1. Vị trí địa lí 25
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 26
2.2.1. Địa hình 26
2.2.2. Đất đai 27
2.2.3. Khí hậu 29
2.2.4. Thủy văn 31
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 32
2.3.1. Dân cư và nguồn lao động 32
2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển ngành trồng

cây công nghiệp 33
2.3.2.1. Giao thông vận tải 33
2.3.2.2. Thông tin liên lạc 34
2.3.2.3. Các cơ sở hạ tầng khác 35
2.3.3. Thị trường tiêu thụ 35
2.3.4. Đường lối chính sách 36
2.4. Thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với sự phát triển và phân bố cây công
nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ 37
CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ CÂY CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 39
3.1. Khái quát sự phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 39
3.1.1. Vị trí của cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Phú
Thọ 39
3.1.2. Cơ cấu cây công nghiệp 41
3.2. Tình hình phát triển và phân bố một số cây công nghiệp chủ lực và quan
trọng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 44
3.2.1. Cây công nghiệp lâu năm 44
3.2.1.1. Khái quát chung 44
3.2.1.2. Hiện trạng phát triển và phân bố 45
3.2.2. Cây công nghiệp hàng năm 51
3.2.2.1. Khái quát chung 51
3.2.2.2. Tình hình phát triển và phân bố 53
3.2.3. Nhận xét về sự phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh 64
3.2.3.1. Sự phát triển 64
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
CÂY CÔNG NGHIỆP Ở TỈN PHÚ THỌ 68
4.1. Giải pháp về giống cây trồng 68
4.2. Giải pháp về kĩ thuật trồng và chăm sóc 69
4.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 69
4.4. Giải pháp về chế biến 70

4.5. Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường 70
4.6. Giải pháp về đất đai 70
4.7. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 71
4.8. Giải pháp về đường lối chính sách 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1



1
MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp và dịch vụ đã và đang tạo nên sự
thay đổi mạnh mẽ cho xã hội loài người. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành
kinh tế quan trọng, được khẳng định bởi khả năng cung cấp những sản phẩm về
lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác mà không ngành kinh tế nào thay
thế được. Trong nông nghiệp, bên cạnh cây lương thực, việc phát triển cây công
nghiệp đóng vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở những
nước đang phát triển.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp
với cơ cấu ngành đa dạng. Đặc biệt, với nguồn đất đai, khí hậu của nước ta đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của nhiều loại cây công
nghiệp, trong đó có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao. Việc phát triển cây công
nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng lao động
nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu.
Nước ta đã hình thành nên một số vùng chuyên canh cây công nghiệp góp phần
phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, phát triển kinh tế - xã hội của các
vùng núi, trung du và cao nguyên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất
nước. Nhiều mặt hàng được sản xuất từ cây công nghiệp đã có thương hiệu trên

thế giới và được đông đảo khách hàng ưa chuộng như sản phẩm được chế biến
từ cây cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, hạt điều.
Phú Thọ là tỉnh nằm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, có nhiều điều
kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Địa hình chủ yếu là đồi
núi thấp, khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh, đất đai chủ yếu là đất
feralit đỏ vàng (chiếm tới 66,79%) đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn,
tầng đất dày, mùn khá. Trong nhiều năm qua, việc phát triển cây công nghiệp
giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tỉnh. Khai thác hiệu quả các tiềm
năng về tự nhiên và kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho người dân Phú Thọ làm
giàu. Tuy nhiên, việc phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay còn

2
gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, kĩ thuật trồng và chế biến, sự biến động của
thị trường cũng như hạn chế trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Nghiên cứu những điều kiện phát triển, sự phát triển và phân bố cây công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là vấn đề có tính thực tiễn cao nhằm tìm ra
những giải pháp nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế và phát triển hợp lí cây công
nghiệp của tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Tình hình phát triển cây
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đóng
góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển ngành trồng cây công nghiệp của tỉnh nhà.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về tình hình phát triển, phân bố cây
công nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đề tài tập trung nghiên cứu về
tiềm năng, hiện trạng phát triển, phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài nhằm tìm ra những khó khăn hạn chế
trong việc phát triển cây công nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao
hiệu quả kinh tế và phát triển hợp lí của các cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
1.2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ phải giải quyết sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về cây công nghiệp.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cây công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tìm ra những thuận lợi và khó khăn của
nguồn lực đó.
- Phân tích tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển và phân bố cây công nghiệp
trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.3. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

3
Đề tài lấy cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm đối tượng
nghiên cứu. Từ đây đề tài nghiên cứu theo hai khía cạnh chủ yếu là sự phát triển
và sự phân bố theo không gian của cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.3.2 .Giới hạn nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phạm vi như sau:
Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, bao gồm Việt Trì, Phú Thọ, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh,
Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Sơn,Thanh Thủy, Tân Sơn.
Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực chủ yếu,
hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2003 - 2010.
1.4. Lịch sử nghiên cứu
Trong nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng,
nhất là những nước ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Bởi vậy, sự phát triển và phân
bố cây công nghiệp cũng được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu.
Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan
đến cây công nghiệp, có thể kể đến là “Sản xuất chè Đông Dương” của tác giả

Dupas quier; “Sản xuất đậu tương ở vùng nhiệt đới” (1990) của Hinson.K,
Hartwig E.E. Từ rất sớm cây chè ở Việt Nam đã được tác giả người nước ngoài
nghiên cứu trong tác phẩm “Cây chè miền Bắc Việt Nam” (1976) của tác giả
Djemukhatze. K.M.
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn cho sự phát triển cây công
nghiệp. Việc phát triển cây công nghiệp được chú trọng ngay từ buổi đầu phát
triển. Có nhiều lĩnh vực khoa học tham gia nghiên cứu về cây công nghiệp như
khoa học Địa lí, khoa học Nông nghiệp… Trong lĩnh vực về cây công nghiệp, có
nhiều giáo trình đề cập đến giống cây và thời vụ gieo trồng, đến phân bón cho
cây trồng, kĩ thuật chăm sóc… của các tác giả Nguyễn Như Hà, Trần Đình
Long, Andrew Jame, Quách Ngọc Tuyền…
Dưới góc độ nông nghiệp, cây công nghiệp được nghiên cứu nhiều và
được viết thành giáo trình dùng để dạy trong các trường cao đẳng, đại học.

4
“Giáo trình cây công nghiệp” của tác giả Đoàn Thị Thanh Nhàn và các cộng sự
đã khái quát được sự phát triển và phân bố cây công nghiệp trên thế giới và ở
Việt Nam, đồng thời phân tích được đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng
loại cây. Bên cạnh đó còn có nhiều giáo trình về các cây cụ thể như “Giáo trình
cây chè” của Nguyễn Ngọc Kính (1978); “Giáo trình cây lạc” của Lê Song Dự,
Nguyễn Thế Côn; “Cây đậu tương” của Ngô Thế Dân…
Dưới góc độ Địa lí, nghiên cứu về cây công nghiệp có “Địa lí kinh tế - xã
hội đại cương”của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) với chương Địa lí
nông nghiệp đã làm rõ vai trò, đặc điểm và khái quát được sự phát triển và phân
bố cây công nghiệp trên thế giới. Giáo trình “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam”
của GS.TS Đỗ Minh Đức (chủ biên) và giáo trình cùng tên của GS.TS Lê Thông
đã đề cập đến tình hình phát triển và phân bố ngành trồng cây công nghiệp ở
nước ta. Cục trồng trọt, Tổng cục thống kê và Viện khoa học thống kê hàng năm
cũng đưa ra những số liệu, báo cáo tổng kết năm, giai đoạn về tình hình phát
triển chung của ngành.

Đối với tỉnh Phú Thọ, hàng năm Cục thống kê tỉnh kết hợp với sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã thống kê số liệu về diện tích, năng suất và sản
lượng của các loại cây công nghiệp từng huyện và cả tỉnh. Việc tìm hiểu về cây
công nghiệp của tỉnh nhìn chung chỉ dừng lại ở các báo cáo, tổng kết, bài báo
hoặc tiểu luận. Trong “Báo cáo rà soát quy hoạch nông - lâm nghiệp của tỉnh
Phú Thọ năm 2010, định hướng đến năm 2020” (2005) của Sở NN và PTNT đã
nói đến tình hình phát triển cây công nghiệp của tỉnh. Liên quan đến cây công
nghiệp còn nhiều báo cáo khác như “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát
triển chè giai đoạn 2001 - 2005. Kế hoạch phát triển chè tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2006 - 2010”; “Chương trình phát triển chè giai đoạn 2011 - 2015” của UBND
tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, có một số những đề tài nghiên cứu về một số loại cây
công nghiệp như: cây chè, cây sơn, cây lạc… nhưng những đề tài này chỉ tập
trung nghiên cứu sự thích nghi cũng như triển vọng phát triển một số cây mà
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết về hiện trạng phát
triển, phân bố cây công nghiệp của tỉnh.

5
Đề tài được chọn mang tính khái quát hơn, tổng hợp hơn về sự phát triển
của các loại cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh và là tài liệu quan trọng cho các
công trình nghiên cứu cây công nghiệp của tỉnh sau này.
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã dựa trên những
quan điểm và phương pháp nghiên cứu sau:
1.5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Quan điểm nghiên cứu
1.5.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Bất cứ một đối tượng kinh tế - xã hội nào mà địa lí nghiên cứu đều diễn ra
trên một lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ đó lại nằm trong một hệ thống lãnh thổ lớn
hơn nên vừa mang đặc điểm chung lại vừa có đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên
chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau trong chừng mực nhất định. Cũng vậy
cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa mang những đặc điểm chung của

vùng trung du miền núi phía Bắc và của cả nước, nhưng đồng thời có nét đặc thù
riêng không giống bất cứ đâu. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu đối tượng sẽ tìm
ra nguyên nhân của sự khác biệt, từ đó tìm ra phương hướng phát triển phù hợp
với lãnh thổ nghiên cứu.
1.5.1.2. Quan điểm hệ thống
Địa lí của một tỉnh là hệ thống với nhiều thành phần khác nhau, các thành
phần này có những đặc trưng riêng và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau làm
cho chúng thống nhất với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh. Theo đó, cây
công nghiệp là một hệ thống nhỏ nằm trong hệ thống chung của cả nước đồng
thời là một bộ phận nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó,
cây công nghiệp phát triển dựa vào nhiều yếu tố như: tự nhiên, kinh tế - xã hội,
chính sách… khi nghiên cứu về cây công nghiệp của tỉnh Phú Thọ cần phải đặt
trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác.
1.5.1.3. Quan điểm tổng hợp
Nghiên cứu địa lí thường dựa trên mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên
và kinh tế xã hội để thấy được sự tác động qua lại giữa chúng. Trong đề tài này

6
đó là sự liên kết mật thiết giữa các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, với tình
hình phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi đối tượng địa lí đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển. Các biến
động đều diễn ra trong những điều kiện địa lí nhất định và trong thời gian nhất
định với những xu thế nhất định từ quá khứ, hiện tại để đi đến tương lai và đều
có mối quan hệ nhân quả diễn ra trong những chu trình khép kín. Đề tài vận
dụng quan điểm này để nghiên cứu sự phát triển và phân bố cây công nghiệp
trong suốt quá trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Từ đó thấy được
nguyên nhân của sự biến đổi và xu hướng phát triển của nó một cách sâu sắc và
toàn diện.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
1.5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu và xử lí số liệu
Tìm hiểu về hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ là đề tài rộng, tương đối phức tạp. Để thực hiện được đề tài này đòi
hỏi cần phải thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các số liệu thống kê, các
báo cáo tổng kết, giáo trình, mạng Internet… Sau đó chọn lọc các thông tin, sắp
xếp theo trật tự hợp lí và chọn ra những thông tin chính xác cho đề tài.
1.5.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp - so sánh
Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng để tìm hiểu và phát hiện ra
vấn đề mới. Thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữa không gian và thời
gian, giữa tiềm năng và thực trạng trong phát triển và phân bố cây công nghiệp,
với sự biến động theo thời gian, so sánh đối chiếu với các vùng khác trong cả
nước để rút ra những kết luận tối ưu, sâu sắc nhất cho hiện trạng phát triển cây
công nghiệp ở đây.
1.5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vì vậy dựa vào phương
pháp này sẽ tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc phát triển cây công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với 13 huyện, thành phố.

7
1.5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở các số liệu thống kê, tác giả xây dựng hệ thống những biểu đồ để có
cái nhìn trực quan hơn về đối tượng nghiên cứu.
Đồng thời, bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của đối tượng địa lí trên thực địa,
giúp cho việc nghiên cứu một cách khoa học, trực quan và dễ dàng. Vì vậy tác
giả xây dựng các bản đồ để thể hiện rõ sự phát triển và phân bố cây công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.5.2.5. Phương pháp toán học
Đây là phương pháp không thể thiếu sau khi đã thu thập số liệu cần thiết

cho đề tài. Các số liệu thu thập được theo phương pháp này có tính đồng bộ cao
và giảm bớt thời gian đi thực địa.
Các số liệu nghiên cứu và đánh giá của cây công nghiệp bao gồm: quy
mô, cơ cấu các loại cây, tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất… Sau khi thu thập
số liệu và điều tra thực địa, dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu
phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
1.5. Đóng góp của đề tài
- Đề tài sẽ là tư liệu hữu ích để chúng ta tìm hiểu về tình hình phát triển và phân
bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Ngoài ra đề tài sẽ giúp cho người đọc hiểu một cách sâu sắc về thực trạng và
định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là việc chú trọng phát triển
cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài còn giúp cho bản thân Tác giả hiểu
được nguồn lợi kinh tế do cây công nghiệp mang lại từ đó đề xuất định hướng
phát triển cây công nghiệp.
- Cuối cùng đề tài là tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến việc đầu tư, xây
dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ
1.6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo đề tài được cấu trúc gồm 4 chương như sau:

8
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về cây công nghiệp.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cây
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Tình hình phát triển, phân bố cây công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.







9


10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm cây công nghiệp
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về cây công nghiệp. Xuất phát
từ chỗ cây công nghiệp cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến nên quan niệm về cây công nghiệp được dùng phổ biến trong
các giáo trình là: Cây công nghiệp là các loại cây trồng cung cấp các sản phẩm
làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
1.1.2. Vai trò của cây công nghiệp
Cây công nghiệp có vai trò quan trọng trên rất nhiều lĩnh vực như đời
sống con người, kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng.
1.1.2.1. Cây công nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống của con người
Cây công nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm rất cần thiết cho nhu cầu
của con người từ trong bữa ăn, thức uống đến những sản phẩm tiêu dùng hàng
ngày. Các sản phẩm cây công nghiệp sau khi qua chế biến tạo ra đường, dầu
thực vật đáp ứng nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Dầu thực vật được lấy từ các
cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, hướng dương, vừng…) và cây công
nghiệp lâu năm (ôliu, cọ dầu, dừa…).
Như vậy có thể thấy rằng cây công nghiệp có vai trò không thể thiếu trong

đời sống của con người. Nó đáp ứng nhu cầu cho bữa ăn, thức uống, tăng cường
sức khỏe, đồng thời tạo ra nhiều loại hàng hóa thông dụng phục vụ cho cuộc
sống của mọi tầng lớp nhân dân.
1.1.2.2. Cây công nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia
* Cây công nghiệp phát triển cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến
Cây công nghiệp cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến, đặc biệt là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm.
Nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bao gồm các sản phẩm từ

11
cây công nghiệp như thân cây, búp lá (mía, chè, đay, gai…), quả (cà phê, dừa,
đậu tương, bông, lạc…), củ (củ cải đường…) và mủ cây (thông, sơn, cao su…)
Cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến thực
phẩm như ngành công nghiệp mía đường, công nghiệp chế biến chè, cà phê, công
nghiệp chế biến dầu thực vật, đồng thời là nguyên liệu quan trọng cho ngành công
nghiệp dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng.
Sau khi qua chế biến, giá trị sản phẩm từ cây công nghiệp sẽ tăng lên
nhiều lần. Vì thế, trong vùng trồng cây công nghiệp thường xuất hiện những xí
nghiệp chế biến.
* Phát triển cây công nghiệp góp phần quan trọng tăng trưởng ngành nông
nghiệp
Cây công nghiệp phát triển tạo ra nhiều giá trị thặng dư, thúc đẩy sự tăng
trưởng của ngành nông nghiệp. Ở những nước vùng nhiệt đới, có nhiều điều
kiện thuận lợi, cây công nghiệp đóng góp phần lớn trong sự phát triển nền nông
nghiệp của đất nước. Ở nước ta, trong những năm qua tỉ trọng đóng góp của khu
vực nông nghiệp vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đất nước khá cao (năm 2007
là 20,3%) trong đó có sự đóng góp rất lớn của cây công nghiệp.
* Cây công nghiệp tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước
Ở những nước đang phát triển thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt, sản

phẩm cây công nghiệp trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại
nguồn thu lớn về ngoại tệ, tăng đầu tư mở rộng sản xuất. Sở dĩ cây công nghiệp
có khả năng tham gia vào xuất khẩu là do sản phẩm của cây công nghiệp rất
phong phú, đa dạng, có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau có giá trị
rất lớn. Mặt khác, nhu cầu về các sản phẩm của cây công nghiệp trên thế giới
ngày càng tăng.
Ở nước ta, các sản phẩm từ cây cà phê, chè, cao su đã trở thành một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước.
Tuy nhiên, để đảm bảo xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp mang lại hiệu
quả kinh tế cao thì việc gắn kết giữa yêu cầu của thị trường với thực tiễn sản xuất
kinh doanh chế biến là hết sức quan trọng. Đồng thời, cần có sự gắn kết khâu chế

12
biến xuất khẩu với khâu trồng, chăm sóc, khai thác, bảo quản sản phẩm; gắn kết
khâu chế biến xuất khẩu với khâu chế biến phục vụ nhu cầu nội địa.
Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu cây công nghiệp còn tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lí tiên
tiến, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao, thúc đẩy sự phân công lao động
sản xuất theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước.
1.1.2.3. Phát triển cây công nghiệp có vai trò quan trọng đối với xã hội, môi
trường và an ninh quốc phòng
* Với xã hội
Phát triển cây công nghiệp thu hút lực lượng lao động khá lớn, góp phần
giải quyết việc làm, đặc biệt là lao động vùng nông thôn, miền núi. Ở vùng nông
thôn, miền núi phát triển cây công nghiệp theo hướng hàng hóa sẽ góp phần
nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Thực tế cho thấy nhiều hộ gia đình đã làm giàu nhờ vào phát triển cây công
nghiệp.
* Với môi trường
Cây công nghiệp là sinh vật sống, phát triển dựa vào nền tảng của hệ sinh

thái nên có sự phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường. Ngược lại những tác động của
cây công nghiệp đến môi trường là rất lớn, sự phát triển hợp lí cây công nghiệp
trên lãnh thổ sẽ khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên như tận dụng tài
nguyên đất, bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi, điều hòa khí hậu và góp phần
quan trọng bảo vệ môi trường.
* Với an ninh quốc phòng
Cây công nghiệp phát triển góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc
làm cho người lao động, giúp cho người dân có cuộc sống no đủ, đảm bảo an
ninh quốc phòng. Phát triển cây công nghiệp ở miền núi, vùng sâu vùng xa còn
có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo chủ quyền quốc gia.
Như vậy, phát triển cây công nghiệp có vai trò to lớn đối với đời sống,
kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của một quốc gia.


13
1.1.3. Phân loại cây công nghiệp
Trên thế giới có rất nhiều loại cây công nghiệp khác nhau. Để phân loại,
người ta dựa vào một số dấu hiệu nhất định.
* Cách thứ nhất: Dựa vào giá trị sử dụng kinh tế. Đây là cách phân loại
quan trọng và phổ biến nhất, theo đó cây công nghiệp được phân chia thành các
nhóm sau:
- Các cây lấy đường: mía, củ cải đường, thốt lốt…
- Các cây lấy sợi: bông, đay, gai, lanh, dứa sợi…
- Các cây lấy dầu: dừa, lạc, đậu tương, cọ dầu, hướng dương, ôliu…
- Cây lấy nhựa: cao su, thông, sơn, cánh kiến trắng…
- Cây cho chất kích thích: chè, cà phê, ca cao, thuốc lá…
* Cách thứ hai: Dựa vào thời gian sinh trưởng và phát triển cây công
nghiệp được chia thành:
- Cây công nghiệp ngắn ngày (hay nhóm cây công nghiệp hàng năm) là
nhóm cây công nghiệp có thời gian sinh trưởng, phát triển và cho thu hoạch

trong thời gian dưới một năm như lạc, đậu tương, củ cải đường, …
- Cây công nghiệp dài ngày (hay nhóm cây công nghiệp lâu năm) có chu
kì kinh doanh dài. Trồng một lần cho thu hoạch (nhựa, lá, quả) nhiều năm như
chè, cà phê, cao su, thông, sơn, ca cao, hồi,… Chu kì kinh doanh của cây công
nghiệp lâu năm được chia thành 2 phân kì: phân kì kiến thiết cơ bản (từ lúc
trồng cho tới trước lúc cho sản phẩm) và phân kì kinh doanh (từ khi cho sản
phẩm trở đi).
1.1.4. Đặc điểm của ngành trồng cây công nghiệp
Ngành trồng cây công nghiệp là một bộ phận của ngành trồng trọt nói
riêng và là bộ phận của ngành nông nghiệp nói chung. Vì vậy, ngành trồng cây
công nghiệp mang nhiều đặc điểm chung của ngành nông nghiệp và một số đặc
điểm, đặc trưng riêng biệt về kinh tế, kĩ thuật và môi trường.
Thứ nhất, đối tượng sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp là các cơ
thể sống (cây trồng)

14
Các loài cây công nghiệp là đối tượng sản xuất, chúng có một số đặc điểm
đáng lưu ý sau:
Các cây công nghiệp sinh trưởng và phát triển tuân theo quy luật sinh học
và không thể đảo ngược. Hạt giống phải được nẩy mầm rồi mới sinh trưởng phát
triển và ra hoa, kết trái. Đồng thời chúng chịu tác động rất nhiều của quy luật tự
nhiên như thời tiết, khí hậu, địa hình, thủy văn và đặc biệt là con người. Đa số cây
công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi thích hợp với biên độ sinh thái hẹp. Vì
vậy, trong việc phát triển cây công nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các
loài cây công nghiệp sinh trưởng và phát triển tốt như đầu tư cho công tác thủy
lợi, bón phân, làm cỏ, cải tạo đất. Đó là một nội dung quan trọng quyết định tính
chất, năng suất và chất lượng của sản phẩm cây công nghiệp.
Việc phát triển cây công nghiệp mang tính chất mùa vụ. Tính thời vụ thể
hiện không những ở nhu cầu về đầu vào như lao động, vật tư, phân bón mà cả ở
khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Bởi vì, các

cây công nghiệp phụ thuộc vào sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, thủy văn tạo
nên tính phức tạp về mùa vụ cả không gian và thời gian.
Các sản phẩm cây công nghiệp sau khi thu hoạch nếu không được chế
biến, bảo quản ở điều kiện thích hợp sẽ dễ bị hư hỏng. Vì vậy để tránh tổn thất
trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi cần có sự liên kết chặt
chẽ từ khâu trồng đến chăm sóc, đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ một cách đồng bộ;
từ khâu khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng
Đối với ngành nông nghiệp nói chung và đối với ngành trồng cây công
nghiệp nói riêng, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và là tư liệu
chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế được. Cây công nghiệp sẽ không thể phát
triển nếu như không có đất đai. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ
thâm canh, phương hướng sản xuất đều lệ thuộc nhiều vào số lượng và chất
lượng của đất đai. Trong quá trình sử dụng, đất đai cũng bị hao mòn, hư hỏng đi
như những tư liệu sản xuất khác. Vì vậy, con người cần có biện pháp để duy trì
và nâng cao độ phì bằng việc đầu tư vốn và sức lao động, phương tiện sản xuất

15
hiện đại, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên
tiến để giúp đất sử dụng lâu dài và tốt hơn.
Thứ ba, ngành trồng cây công nghiệp đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn
So với cây lương thực, các loại cây công nghiệp cần lao động có kĩ thuật,
kinh nghiệm sản xuất và sử dụng nhiều lao động (số ngày công lao động trên một
đơn vị diện tích trồng cây công nghiệp thường gấp 2 - 3 lần). Cây công nghiệp lâu
năm đòi hỏi đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn. Chẳng hạn như trồng cây cao su phải mất
7 năm mới được thu hoạch. Ngoài ra trong hoạt động trồng cây công nghiệp cần
phải có đầu tư cải tạo đất trồng, đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu.
Thứ tư, ngành trồng cây công nghiệp bao gồm nhiều khâu, công đoạn và
gắn liền với công nghiệp chế biến
Ngành trồng cây công nghiệp bao gồm nhiều khâu kế tiếp có mối liên hệ

chặt chẽ với nhau như trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và hoạt động dịch vụ
nông nghiệp. Trước đây, khi lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản
xuất lạc hậu thì khối lượng sản phẩm thu được còn ít. Ngày nay, dưới tác động
của thành tựu khoa học kĩ thuật và kĩ thuật sản xuất tiên tiến đã làm cho hoạt
động sản xuất cây công nghiệp được chuyên môn hóa ngày càng cao, khối lượng
sản phẩm ngày càng nhiều.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cây công nghiệp
Sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp chịu tác động của rất nhiều
nhân tố, có thể chia ra thành 3 nhóm nhân tố sau:
1.1.5.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí của lãnh thổ sẽ ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và
phân bố cây công nghiệp. Vị trí địa lí ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, phương
thức sản xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động trong ngành trồng cây
công nghiệp.
1.1.5.2. Nhóm nhân tố tự nhiên
Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố cây công nghiệp.



16
a. Đất đai
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở cho sự tồn tại của các loại
cây công nghiệp. Cây công nghiệp không thể sinh sống được nếu như không có
đất đai. Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng
rất lớn đến quy mô phát triển cây công nghiệp, cơ cấu và sự phân bố các loại cây
công nghiệp, đến mức độ thâm canh và năng suất cây trồng.
Đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nơi cung cấp các chất
dinh dưỡng cho cây như các chất khoáng trong đất (N, P, K, Ca, Mg…) và các
nguyên tố vi lượng. Những nơi có địa hình rộng lớn, bằng phẳng, đất đai phì
nhiêu màu mỡ sẽ có điều kiện để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp

với quy mô lớn.
b. Khí hậu
Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió
hay cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán… ảnh hưởng rất
lớn đến việc xác định cơ cấu các loại cây công nghiệp, cơ cấu mùa vụ và năng
suất, hiệu quả trong sản xuất.
Mỗi loại cây công nghiệp khác nhau chỉ thích hợp với một điều kiện khí
hậu nhất định. Nếu vượt qua giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm
chí bị chết. Sự thích nghi với điều kiện khí hậu của cây công nghiệp đã tạo nên
sự phân bố của cây trồng này theo đới tự nhiên. Vì đa số các cây công nghiệp là
cây ưa nhiệt, ưa ẩm nên không phải ngẫu nhiên mà những nước ở vùng xích đạo,
nhiệt đới, cận nhiệt có sự chuyên canh cây công nghiệp lớn với cơ cấu cây đa
dạng, phong phú như Trung Phi, Trung Mĩ, Nam Mĩ, Tây Á, Đông Nam Á.
c. Nguồn nước
Nước đối với sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Nước cần cho sự sinh
trưởng và phát triển của mọi cây trồng. Đối với cây công nghiệp cũng vậy, muốn
chúng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao thì trong quá trình chăm
sóc cần phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Thiếu nước bất kì loài cây nào
cũng không thể tồn tại được. Vì vậy, trong phát triển cây công nghiệp cần phải

17
xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa nước để phục vụ tưới tiêu một cách
chủ động. Đồng thời cần sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
d. Sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần hóa, chọn lọc, lai tạo để
tạo ra các giống cây trồng ngày nay. Sự đa dạng của thảm thực vật hay sự đa
dạng về các loài cây là tiền đề hình thành và phát triển các giống cây trồng phù
hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái mang lại năng suất và hiệu quả
cao. Ngày nay, các cây công nghiệp quan trọng trên thế giới như cao su, cà phê,
ca cao, bông, đay, dầu cọ, lạc… đều tập trung ở vùng nhiệt đới vì tại đây đã có

6/10 trung tâm phát sinh giống cây trồng (Trung Mĩ, Nam Mĩ, Tây XuĐăng, Ấn
Độ, Êtiôpia, Đông Nam Á).
1.1.5.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
Nhóm nhân tố này có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố
của cây công nghiệp.
a. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến ngành trồng cây công nghiệp
dưới 2 góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là thị trường tiêu thụ sản phẩm
cây công nghiệp. Do vừa là yếu tố đầu vào, vừa là đầu ra của sản xuất nên đây là
nhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển cây công nghiệp. Quy mô dân cư,
cơ cấu dân số, mức sống dân cư, tập quán canh tác, thói quen ăn uống, đặc biệt
là chất lượng dân cư là những khía cạnh ảnh hưởng cơ bản tới sự phát triển và
phân bố cây công nghiệp.
Một số đặc điểm của dân cư và lao động hoạt động trong ngành trồng cây
công nghiệp xuất phát từ yêu cầu, đặc điểm cây công nghiệp. Cây công nghiệp
đòi hỏi nhiều lao động và cần lao động có kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất nên
những nơi phát triển cây công nghiệp thường tập trung nhiều lao động và thường
có truyền thống sản xuất lâu đời, có nhiều kinh nghiệm.
Lao động còn là nhân tố quan trọng phát triển cây công nghiệp theo chiều
rộng và chiều sâu như đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích đi kèm thâm
canh, tăng vụ…

18
b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Các vùng trồng cây công nghiệp thường nằm xa trung tâm của thành phố,
đô thị nên những hoạt động trong ngành trồng cây công nghiệp đòi hỏi cần có cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật đầy đủ để phục vụ cho việc trồng, chăm sóc
và thu hoạch.
Ngành trồng cây công nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các ngành
khác như giao thông, điện, thông tin liên lạc. Giao thông vận tải có phát triển tốt

mới có thể cung cấp kịp thời phân bón, thuốc trừ sâu, các máy móc vật tư khác,
đồng thời chuyên chở kịp thời các sản phẩm cây công nghiệp để tránh bị hư thối,
mất phẩm chất trước khi tới cơ sở chế biến và nơi tiêu thụ.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm cây công nghiệp. Các biện
pháp cơ giới hóa (sử dụng máy móc trong khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch),
thủy lợi hóa (tưới tiêu hoặc áp dụng tưới tiêu theo khoa học), hóa học hóa (sử
dụng rộng rãi phân bón, thuốc trừ sâu…) và áp dụng các công nghệ sinh học như
lai tạo giống cây trồng. Nếu được cung ứng đầy đủ và áp dụng rộng rãi thì năng
suất trên một đơn vị diện tích trồng cây công nghiệp thực sự được nâng cao.
c. Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ
Nguồn vốn có vai trò to lớn trong việc phát triển và phân bố cây nông
nghiệp nói chung và cây công nghiệp nói riêng, nhất là đối với các nước phát
triển. Nguồn vốn lớn, tăng nhanh, phân bố và sử dụng có hiệu quả sẽ tác động
đến quy mô mở rộng sản xuất, đến khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học trong
các hoạt động sản xuất.
Đặc điểm cơ bản của vốn trong phát triển cây công nghiệp là vốn tương
đối lớn, tính luân chuyển chậm chạp. Chẳng hạn như trồng cây cao su phải mất 7
năm mới được thu hoạch. Do đó, huy động vốn trong phát triển cây công nghiệp
là một vấn đề cần được quan tâm.
Thị trường có vai trò điều tiết quá trình sản xuất. Sự phát triển của thị
trường trong và ngoài nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của
ngành trồng cây công nghiệp, góp phần mở rộng hay thu hẹp địa bàn trồng cây

×