Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 67 trang )



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm đề tài, em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo,
thạc sĩ: Đặng Thị Nhuần, người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn
thiện đề tài này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô.
Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc,
Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa Sử - Địa cùng các phòng ban
chức năng đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Em xin gửi lời biết ơn đến các cô, chú trong sở Tài nguyên Môi trường,
Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Kế hoạch - Đầu tư… đã giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được đầy đủ
và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện


Nguyễn Thị Ly




BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt


Đọc là
UBND
Uỷ ban nhân dân
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CHDCND
Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Tp
Thành phố
VLXD
Vật liệu xây dựng
X – NK
Xuất nhập khẩu
NXB
Nhà xuất bản
GDP
Tổng thu nhập quốc nội
USD
Đô La Mỹ



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 : Cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 36
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo ngành công
nghiệp (Không tính cơ sở AN, QP, Điện lực và chi nhánh DN) 38
Bảng 3.3: Các sản phẩm dệt may da giày 41





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 2
2.3. Phạm vi nghiên cứu 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4. Đối tượng nghiên cứu 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
5.1. Quan điểm nghiên cứu 4
5.1.1. Quan điểm hệ thống 4
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 4
5.1.3. Quan điểm sinh thái 5
5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu 5
5.2.1. Phương pháp thực địa 6
5.2.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp nguồn tài liệu 6
5.2.3. Phương pháp thống kê toán học 6
5.2.4. Phương pháp bản đồ 7
6. Đóng góp của đề tài 7
7. Cấu trúc đề tài 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ
NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 8
1.1. Cở sở lí luận 8
1.1.1. Khái niệm công nghiệp 8
1.1.2. Vai trò công nghiệp 9

1.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp 11


1.2.1. Vị trí địa lí 11
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 11
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 13
1.3. Cơ sở thực tiễn 16
1.3.1. Tình hình phát triển và phân bố công nghiệp trên thế giới 16
1.3.2. Tình hình phát triển, phân bố công nghiệp ở Việt Nam 18
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 22
2.1. Vị trí địa lí 22
2.2. Điều kiện tự nhiên 24
2.2.1. Khoáng sản 25
2.2.2. Khí hậu 26
2.2.3. Nguồn nước 26
2.2.4. Tài nguyên sinh vật 27
2.2.5. Tài nguyên đất 28
2.2.6. Địa hình 29
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 30
2.3.1. Dân cư và nguồn lao động 30
2.3.2. Đường lối, chính sách phát triển 30
2.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật 31
2.3.3.1. Giao thông 31
2.3.3.2. Thị trường 32
2.3.3.3. Vốn đầu tư 33
2.3.3.4. Khoa học công nghệ 34
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH
VĨNH PHÚC 35
3.1. Vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc 35

3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 37
3.2.1. Các ngành công nghiệp 38
3.2.1.1. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm 39


3.2.1.2. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 41
3.2.1.3. Ngành công nghiệp dệt may, da giày 41
3.1.1.4. Ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ôtô xe máy 42
3.1.1.5. Công nghiệp khai thác mỏ 42
3.2.2. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 43
3.2.2.1. Khu công nghiệp 43
3.2.2.2. Cụm công nghiệp 46
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 48
4.1. Định hướng phát triển công nghiệp chung của tỉnh Vĩnh Phúc 48
4.1.1. Định hướng phát triển cơ cấu ngành công nghiệp 50
4.1.2. Định hướng phát triển cơ cấu thành phần kinh tế 50
4.1.3. Định hướng phát triển lãnh thổ công nghiệp 51
4.2. Các giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 51
4.2.1 Giải pháp tạo vốn 51
4.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 52
4.2.3 Giải pháp thị trường 53
4.2.4. Giải pháp củng cố xây dựng cơ sở hạ tầng 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
1. Kết luận 56
2. Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1





1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt với các quốc gia đang phát triền như nước
ta đang đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đất nước thì việc phát triển công
nghiệp rất quan trọng. Muốn phát triển kinh tế - xã hội thì phải đặt chiến lược
phát triển công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu.
Công nghiệp có vai trò quan trọng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có
đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển ngành công
nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế và phương pháp
quản lí nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Công nghiệp góp phần khai thác hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm cho người
lao động và nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp như:
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nguồn lao động trẻ và dồi
dào, cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện và tỉnh có rất nhiều chính sách
khuyến khích phát triển công nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp đơn thuần
mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn.
Nguồn lực của tỉnh mới chỉ được khai thác một phần, phần lớn vẫn đang ở dạng
tiềm năng, vì vậy cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp để phát huy tối đa lợi thế
này.
Qua nhiều năm sinh sống và học tập tại tỉnh, trong chuyên ngành địa lí
của mình với những chuyến đi thực tế, được tìm hiểu cuộc sống của đồng bảo
tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi nhận thấy rằng, việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật
vào khai thác nguồn lực phát triển công nghiệp của tỉnh là một điểu cần thiết và
cấp bách góp phần khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao và ổn định đời
sống nhân dân trong tỉnh. Vì lí do trên mà tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng

phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đóng
góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh nhà.


2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn về tình hình phát triển, phân
bố công nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đề tài tập trung nghiên cứu về
thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Qua quá trình nghiên cứu, chỉ
ra được những tác động tích cực của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội và nhằm tìm ra những khó khăn hạn chế trong việc phát triển công
nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp
của tỉnh, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục tiêu trên đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan có chọn lọc về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về nguồn lực
phát triển công nghiệp.
- Đánh giá các nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển các ngành công nghiệp.
- Đưa ra phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phạm vi như sau:
Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện.
Giới hạn về nội dung: Do hạn chế về tài liệu tham khảo và thời gian nên
trong đề tài này chỉ tìm hiểu và phân tích các nguồn lực và thực trạng phát triển
một số ngành và đề ra phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp.

Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2000 – 2012.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về địa lí kinh tế - xã hội không phải là một vấn đề mới.
Nguồn lực, thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp đã được đề cập và


3
nghiên cứu nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước.
Trên thế giới, nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp tiêu biểu là: V.P Ma sa
kôpski người Nga với “Bức tranh địa lí toàn thế giới” gồm 2 tập trong đó tác giả
đã đề cập đến hoạt động công nghiệp trên thế giới và của từng nước. Tiếp theo
là sự ra đời của các tài liệu: “Địa lí kinh tế xã hội thế giới” do V.V vonski (chủ
biên) và các thành viên viện hàn lâm khoa học Nga biên soạn. Trong tài liệu này
tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể về tình hình kinh tế thế giới và các vấn
đề kinh tế xã hội trong đó có hoạt động công nghiệp. Tác giả M.X.Zônzin với
“Địa lí kinh tế thế giới ngày nay”, tác giả đã nêu cơ sở lí luận về các vấn đề địa
lí kinh tế thế giới ngày nay và tổng quan các ngành kinh tế trên thế giới. Trong
những thập niên gần đây những vấn đề và cách nhìn nhận tình hình kinh tế thế
giới cũng được đề cập trong “Những vấn đề địa lí kinh tế hiện nay trên thế giới”
của X.Ankin biên soạn…
Ở nước ta, cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Lê
Thông với cuốn “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam”, trong tài liệu này tác giả đã đề
cập đến việc tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế và các vùng kinh tế của Việt
Nam. Tác giả Nguyễn Minh Tuệ với “Địa lí kinh tế xã hội đại cương”, trong tác
phẩm này tác giả đã chỉ rõ nguồn lực phát triển công nghiệp trên thế giới và địa
lí các khu vực kinh tế. Tác giả Văn Thái với “Địa lí kinh tế Việt Nam”, trong tác
phẩm này tác giả đã đề cập đến các đối tượng nghiên cứu của địa lí kinh tế, mối
quan hệ của kinh tế Việt Nam với thế giới và việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Việt Nam… Và nhiều tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề này.

Tài liệu nghiên cứu về địa lí kinh tế xã hội khá đa dạng, nhưng nghiên cứu
về công nghiệp ở Vĩnh Phúc thì lại không nhiều. Trong đó có Lê Thông với
“Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam”, trong tác phầm này tác giả đã đề cập đến
các nguồn lực phát triển kinh tế và các ngành kinh tế của các tỉnh trong đó có
tỉnh Vĩnh Phúc. Các số liệu về kinh tế xã hội cũng được thể hiện trong Niên
giám thống kê của các tỉnh qua các năm. Các tài liệu này đều mang tính khái


4
quát cao trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát triển công
nghiệp
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài lấy quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
làm đối tượng nghiên cứu. Từ đây đề tài nghiên cứu theo hai khía cạnh chủ yếu
là sự phát triển và phân bố theo không gian công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiện vụ đặt ra, đề tài đã dựa trên những
quan điểm và những phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Với quan điểm nghiên cứu công nghiệp địa phương nói chung và công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là nghiên cứu tổng hợp cả về địa lí tự nhiên lẫn
kinh tế xã hội. Vì vậy phải nghiên cứu các yếu tố, phân tích các mối quan hệ
nghiên cứu các địa hệ các cấp và mối quan hệ giữa chúng. Khi tiến hành nghiên
cứu và tìm hiểu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cần quán triệt nghiên cứu những
vấn đề cơ bản sau:
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này giúp chúng ta xác định nội dung nghiên cứu của đề tài có
sự thống nhất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong nghiên cứu địa lí địa phương thì địa lí tỉnh Vĩnh Phúc cũng là một
hệ thống và có mối quan hệ với các địa phương khác và có sự phân ra thành các

cấp thành phần. Trong tỉnh, về tự nhiên gồm hệ thống địa hình, khí hậu, thủy
văn, sinh vật… Về kinh tế xã hội tồn tại những địa hệ kinh tế xã hội. Trong mỗi
địa phương và giữa các địa hệ đều có mối quan hệ tương tác với nhau. Do vậy
việc xây dựng nội dung và quan điểm nghiên cứu này góp phần đánh giá có hiệu
quả nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Trong khi nghiên cứu về địa lí tỉnh Vĩnh Phúc, quan điểm này được tận
dụng để phát hiện cấu trúc bên trong và động lực của nó, đặc biệt là cảnh quan
tự nhiên, rồi sau đó là cảnh quan văn hóa, các hình thái địa lí kinh tế xã hội. Sau


5
khi phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội trong hoạt động của
ngành sẽ đi đến phác họa một tổng thể tự nhiên, kinh tế xã hội trên lãnh thổ
nghiên cứu với các mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Từ đó, đề ra chiến
lược khai thác và phát triển công nghiệp một các hợp lí.
5.1.3. Quan điểm sinh thái
Quan điểm sinh thái có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lí địa phương
tỉnh Vĩnh Phúc. Quan điểm sinh thái được ứng dụng ngày càng nhiều trong
nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên và con người,
mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình khai thác, phá hủy và
tái tạo tự nhiên. Con người được coi là chủ thế trong hoạt động sản xuất và tiêu
dùng, tác động đến môi trường sinh thái nhằm đạt được những hiệu quả nhất
định. Các hệ địa sinh thái rất khác nhau trong 1 miền và giữa các miền, từ đó tạo
ra các công trình khác biệt trong phát triển công nghiệp ở từng lãnh thổ của địa
phương.
5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi hệ tự nhiên, dân cư, kinh tế ở lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc đều có nguồn
gốc phát sinh, phát triển mà trong đó sự hoạt động của con người qua từng
phương thức sản xuất đóng vai trò quan trọng. Các biến động đều diễn ra trong

những điều kiện địa lí nhất định với những xu hướng nhất định từ quá khứ đến
hiện tại để đi đến tương lai. Bởi vậy, hoạt động của lãnh thổ hiện tại có sự đóng
góp không nhỏ của quá khứ và tương lai lại có một bộ phận quá khứ nằm trong
mỗi địa hệ. Do đó, nghiên cứu quan điểm này trong việc tìm hiểu thực trạng
phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đảm bảo sự phát triển lãnh thổ bền
vững trong tương lai và đạt hiệu quả cao nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu địa lí địa phương tỉnh Vĩnh Phúc chung ta có thế áp dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể từ phương pháp truyền thống đến hiện
đại. Tuy nhiên, phải căn cứ vào nguồn tài liệu thực tế để đưa ra phương pháp
nghiên cứu cho phù hợp. Khi nghiên cứu về thực trạng phát triển công nghiệp có
nghiên cứu về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội, do địa lí tự nhiên và địa lí


6
kinh tế xã hội có những nội dung nghiên cứu khác nhau và có những đặc thù
riêng nên phải có những phương pháp nghiên cứu cụ thể.
5.2.1. Phương pháp thực địa
Trong nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
phương pháp thực địa với việc quan sát, đo đạc, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế các
đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội trong địa hệ nghiên cứu được coi là phương
pháp chính, đưa lại hiệu quả cao nhất. Đây là phương pháp quan trọng trong tiếp
cận vấn đề giúp chúng ta có cái nhìn trực tiếp và toàn diện, đúng đắn hơn về
nguồn lực và thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Qua đó, có thể thấy được sự phát triển của các ngành công nghiệp trong
tỉnh, những thuận lợi, khó khăn trong phát triển công nghiệp và có thể đưa ra
biện pháp thiết thực định hướng cho việc phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
5.2.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp nguồn tài liệu
Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập nguồn tài liệu, quan
sát, thực địa, tiến hành thực nghiệm, xử lí thông tin qua hệ thống phân tích, tổng

hợp, kết hợp nội suy với ngoại suy.
Khi tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc việc thu
thập tài liệu là một khâu hết sức quan trọng. Nguồn tài liệu thu thập được có thể
là nguồn tài liệu thành văn hoặc tài liệu bản đồ. Tuy nhiên, trong thực tế nguồn
tài liệu không đầy đủ và thiếu đồng bộ, độ chính xác không cao nên phải xử lí
nguồn tài liệu thô thành tài liệu tinh để từ đó rút ra những nhận xét chính xác về
tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh. Trong việc xử lí tài liệu cần đảm bảo những
nguyên tắc sau: thống nhất nguồn tài liệu, đưa tài liệu về cùng một mốc thời
gian và đối với bản đồ thì phải đưa về tỉ lệ thích hợp.
Sau khi thu thập cần lập bảng số liệu theo yêu cầu nghiên cứu và chọn
những số liệu cần thiếu theo yêu cầu của công việc.
5.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Trong nghiên cứu địa lí địa phương nói chung và thực trạng phát triển
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, phần lớn sử dụng các phương pháp thuộc
lí thuyết xác suất thống kê và thống kê toán học để phân tích xử lí số liệu. Sử


7
dụng các mô hình toán học để xác định cấu trúc quan hệ, động lực và xu hướng
phát triển của các đối tượng trong hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội. Việc vận
dụng phương pháp toán học trong nghiên cứu có tác dụng rất lớn và nó mô tả
được rõ ràng nhiều hiện tượng vì ngôn ngữ toán học phổ cập hơn do tính logic
nội tại và khả năng vận dụng rộng rãi của toán học.
5.2.4. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ là phương pháp truyền thống của khoa học địa lí.
Trong nghiên cứu địa lí địa phương tỉnh Vĩnh Phúc, phương pháp bản đồ được
sử dụng trong nhiều khâu. Phân tích đánh giá bản đồ để xác định sự phân bố
những biến động của đó tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: đề tài đã tổng hợp những vấn đề lí luận về nguồn lực

phát triển công nghiệp.
Về thực tiễn: nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh
Vĩnh Phúc, đánh giá về nguồn lực của địa phương phục vụ cho phát triển công
nghiệp và những giải pháp cho ngành công nghiệp của tỉnh.
Đề tài là nguồn tư liệu quý cho những ai muốn tìm hiểu về thực trạng phát
triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, những giáo viên giảng dạy địa lí địa phương
và những bạn sinh viên chuyên ngành địa lí.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận, thực tiễn phát triển và nguồn lực phát triển công
nghiệp.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.




8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ NGUỒN LỰC
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1. Cở sở lí luận
1.1.1. Khái niệm công nghiệp
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về công nghiệp, trong đó các khái niệm
được sử dụng phổ biến, rộng rãi và khoa học nhất là:
Công nghiệp là “ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất có ảnh hưởng
quyết định đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và năng xuất lao động

xã hội. Tỉ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu sản phẩm xã hội được xem như
chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội”
Công nghiệp là bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra tư
liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm
phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Công nghiệp là “ngành sản xuất có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc
dân hiện nay. Nó có nhiệm vụ khai thác, chế biền những tài nguyên thiên nhiên
và cả những nông sản, hải sản thành các sản phẩm tiêu dung, các công cụ, tư
liệu sản xuất… để phục vụ cho đời sống xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống con người”.
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp là “tập hợp các hoạt
động sản xuất với đặc điểm nhất định thống qua các công nghệ tạo ra sản phẩm.
Hoạt động công nghiệp bao gồm cả ba loại hình: công nghiệp khai thác tài
nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ theo sau nó”.
Công nghiệp địa phương: theo quan niệm cơ cấu kinh tế, công nghiệp địa
phương là “bộ phận trong cơ cấu kinh tế chung của nền kinh tế quốc gia, trực
thuộc sự quản lí của chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố), theo sự phân
công và phân cấp quản lí giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương”.




9
1.1.2. Vai trò công nghiệp
- Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp
vào sự tăng trưởng kinh tế.
Là ngành vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Công
nghiệp làm ra máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế mà
không ngành nào thay thế được cũng như công cụ và đồ dùng sinh hoạt phục vụ

cho đời sống con người.
Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn. Hơn
nữa so với nông nghiệp, điều kiện phát triển của công nghiệp ít bị hạn chế bởi
các yếu tố tự nhiên nên có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, góp phần thúc đẩy
nhịp độ tăng trưởng kinh tế chung cho cả nền kinh tế.
- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng
công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Công nghiệp có tác động trực tiếp và là chìa khóa để thúc đẩy các ngành
kinh tế như nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch
vụ.
Đối với các nước đang phát triển, công nghiệp có vai trò đặc biệt quan
trọng để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và thông thôn. Công nghiệp
vừa tạo ra thị trường vừa tạo ra những điều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát
triển.
- Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức,
phương pháp quản lí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Khác với các ngành khác, công nghiệp là một ngành hết sức nhạy cảm với
những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Nó không chỉ sử dụng trang thiết bị hiện
đại mà còn có phương pháp tổ chức, quản lí sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra sản
phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành thông qua việc sản xuất theo dây truyền và
hàng loạt. Nhiều ngành kinh tế khác đã áp dụng phương pháp tổ chức, quản lí
công nghiệp và đề đạt được những kết quả tốt đẹp.


10
Ngay chính bản thân người công nhân được rèn luyện trong sản xuất cũng
có tác phong riêng – tác phong công nghiệp khác hẳn với tác phong nông
nghiệp.
- Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,
làm thay đổi phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát

triển giữa các vùng.
Công nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác tài nguyên ở khắp mọi nơi
từ trên mặt đất, dưới lòng đất và cả dưới đáy biển. Nhờ làm tốt công tác thăm
dò, khai thác và chế biến tài nguyên mà danh mục các điều kiện tự nhiên trở
thành tài nguyên thiên nhiên phục vụ công nghiệp ngày càng trở nên phong phú.
Công nghiệp với sự hiện diện của mình đã góp phần rút ngắn khoảng cách về
trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng.
Công nghiệp làm thay đổi phân công lao động vì dưới tác động của nó
không gian kinh tế bị biến đổi sâu sắc. Nơi có hoạt động dịch vụ phục vụ cho nó
như: lương thực thực phẩm, nơi ăn chốn ở, đường giao thông, cơ sở chế biến.
Công nghiệp cũng tạo điều kiện hình thành các đô thị hoặc chuyển hóa chức
năng của chúng, đồng thời là hạt nhân để phát triển kinh tế.
Hoạt động công nghiệp làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển
giữa thành thị và nông thôn. Chính công nghiệp làm thay đổi bộ mặt kinh tế
nông thôn, làm cho nông thôn nhanh chóng bắt nhịp với lối sống thành thị.
- Công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành
sản xuất nào sánh được, đồng thời góp phần mở rộng sản xuất, thị trường lao
động và giải quyết việc làm.
Cùng với tiến bộ về khoa học công nghệ danh mục các sản phẩm do công
nghiệp tạo ra ngày càng nhiều thêm. Công nghiệp cũng góp vai trò quan trọng
vào việc mở rộng tái sản xuất.
Sự phát triển của công nghiệp còn là điều kiện để thu hút đông đảo lao
động trực tiếp và gián tiếp, tạo thêm nhiều việc làm mới cho các ngành có liên
quan.


11
- Công nghiệp đóng vai trò vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đời
sống nhân dân.
Nhờ có năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ngành công

nghiệp góp phần tích cực vào việc tăng nguồn ngân sách cho nhà nước, tăng tích
lũy cho doanh nghiệp và thu nhập cho nhân dân.
Sự phát triển công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững
mạnh của nền kinh tế ở một quốc gia. Công nghiệp hóa là điều kiện tất yếu của
lịch sử mà bất kì quốc gia nào muốn phát triển đều phải trải qua. Đối với các
nước đang phát triển chỉ có thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Phát triển công nghiệp là điều kiện tất
yếu để thực hiện thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
1.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp
1.2.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị
trí địa lí tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như
phân bố các ngành công nghiệp và việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Nhìn chung, vị trí địa lí có ảnh hưởng rõ rệt tới việc hình thành cơ cấu
ngành công nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng
cường mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với khu vực và hội nhập với thế giới.
Vị trí địa lí thuận lợi hay không thuận lợi có tác động mạnh tới việc tổ
chức lãnh thổ công nghiệp, đến việc bố trí không gian các khu vực tập trung
công nghiệp. Vị trí địa lí càng thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng
cao, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp càng đa dạng và phức tạp.
Ngược lại, những khu vực vị trí địa lí kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây
dựng và phát triển công nghiệp cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư ở trong và
ngoài nước.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất
không thể thiếu được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt
đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành công nghiệp.


12

- Khoáng sản:
Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên hàng đầu
đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp. Khoáng được coi là “bánh mì” cho
các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản
và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô cơ cấu tổ
chức các xí nghiệp công nghiệp.
- Khí hậu và nguồn nước:
Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp, mức độ
thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan
trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp.
Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đồng đều theo không gian và theo
thời gian đã gây nên tình trạng mất cân đối giữa nguồn cung cấp và nhu cầu xử
dụng nước để phát triển công nghiệp.
Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp. Đặc điểm của khí hậu và thời tiết có tác động không nhỏ đến hoạt động
sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp nó chi
phối cả việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng
và phức tạp còn làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Mỗi
khi khí hậu khác nhau sẽ cho ra một loại cây trồng và vật nuôi khác nhau. Đó là
cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công
nghiệp chế biến lâm sản.
- Các nhân tố tự nhiên khác có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công
nghiệp: đất đai, sinh vật…
Về mặt tự nhiên, đất ít có giá trị đối với công nghiệp. Nhưng đất là nhân
tố gián tiếp ảnh hưởng và quy định đến sự có hay không của một số ngành công
nghiệp. Về ảnh hưởng trực tiếp, đất là nơi để xây dựng các xí nghiệp công
nghiệp, các khu vực tập trung công nghiệp. Quỹ đất dành cho công nghiệp và
các điều kiện về địa chất, công trình ít nhiều có ảnh hưởng tới quy mô hoạt động
và vốn kiến thiết cơ bản.



13
Tài nguyên sinh vật cũng có tác động đến sản xuất công nghiệp. Rừng và
hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứa…),
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ, công nghiệp dược
phẩm và một số ngành khác. Sự phong phú của nguồn thủy sản với nhiều loại
động thực vật có giá trị cao là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp và chế biến
thủy sản.
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân cư và nguồn lao động:
Dân cư và nguồn lào động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát
triển và phân bố công nghiệp. Dân cư và nguồn lao động được xem xét dưới hai
góc độ sản xuất và tiêu dùng.
Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng phân bố và phát
triển ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: dệt, may, da dày và công
nghiệp thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo
công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi có
hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như: kĩ thuật điện tử - tin
học, điện, cơ khí chính xác…
Về quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu
nhu cầu tiêu dùng. Đó là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp, khi nhu cầu tiêu
dùng và tập quán thay đổi sẽ làm thay đổi về quy mô và hướng chuyên môn hóa
của các ngành và các xí nghiệp công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu
hẹp của không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành công nghiệp.
- Tiến bộ khoa học công nghệ:
Những tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những khả năng mới về sản
xuất, đẩy nhanh tốc dộ phát triển của một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng
trong toàn bộ ngành công nghiệp, giúp cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và
phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lí, hiệu quả và kéo theo những thay
đổi về quy luật phân bố sản xuất. Bên cạnh đó, còn làm nảy sinh những nhu cầu

mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiến bộ và mở ra
triển vọng phát triển công nghiệp trong tương lai.


14
- Thị trường:
Thị trường đóng vai trò như chiếc đòn bẩy trong sự phát triển, phân bố và
sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Thị trường có tác động mạnh mẽ tới việc
lựa chọn các xí nghiệp công nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Sự phát
triển công nghiệp của bất kì quốc gia nào cũng đều thỏa mãn nhu cầu trong nước
và hội nhập với thị trường quốc tế.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt của
thị trường trong nước và thị trường quốc tế, giữa các sản phầm đòi hỏi các nhà
sản xuất phải có chiến lược thị trường. Đó là cải tiến mẫu mã, nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm, cùng với đổi mới công nghệ và đổi mới cơ cấu
sản phẩm.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho phát triển công nghiệp:
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật có ý nghĩa nhất định đối với sự
phát triển và phân bố công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng
góp phần đảm bảo mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kĩ thuật, giữa vùng nguyên liệu
với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với địa bàn
tiêu thụ sản phẩm. Khi cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được cải thiện sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm được chi
phí vận tải và chi phí sản xuất.
Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã
tạo tiền đề để cho sự hình thành các khu công nghiệp tập trung và các khu chế
xuất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì vấn đề đặt ra là
phải nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật để các ngành kinh tế, đặc
biệt là ngành công nghiệp có điều kiện hoạt động tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu
của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

- Đường lối phát triển công nghiệp:
Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua mỗi thời kì lịch sử
có ảnh hưởng lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, tới định
hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp.


15
Đánh giá nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển
công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định. Bởi vì, thông qua việc đánh giá nguồn
lực sẽ đề ra được quy mô sản xuất, chiến lược phát triển công nghiệp cho từng
vùng và tiểu vùng. Từ đó, có chiến lược quy hoạch mang lại hiệu quả kinh tế
cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Chiến lược phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc đề ra là: Tiếp tục đẩy mạnh tăng
trưởng sản xuất công nghiệp nhằm chuyển dịch nhanh hơn nữa cấu công nghiệp
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Đẩy nhanh quá trình xây dựng, củng cố hệ thống ngành công nghiệp và
các ngành nghề trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời củng cố và phát triển các cụm
công nghiệp, phát triển khu công nghiệp mới, tạo ra khối lượng lớn về sản phẩm
và thị trường tiêu thụ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp nhỏ và ngành
nghề dịch vụ nông thôn.
Tập trung phát triển những ngành nghề có lợi thế so sánh: vừa phát triển
những ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động, vừa
đặc biệt đi nhanh vào áp dụng công nghệ tiến bộ, hiện đại ở một số lĩnh vực,
nhất là công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu
xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản… Với các sản phẩm chủ lực như
sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, gia công cơ khí, đồ điện dân
dụng…
Về mô hình phát triển: tiếp tục xây dựng các khu công nghiệp chất lượng
cao tại địa bàn tỉnh, đồng thời phải tập trung dồn sức cho việc đẩy nhanh quá
trình phát triển một cách đồng bộ các cụm công nghiệp, các cụm kinh tế kĩ thuật.

Chú trọng xây dựng hệ thống cở chế chính sách thực sự hấp dẫn đối với các khu
công nghiệp và các cụm công nghiệp.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu thấy Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn trong việc
phát triển công nghiệp: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp.




16
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình phát triển và phân bố công nghiệp trên thế giới
Ngành công nghiệp trên thế giới trong những năm qua đã có sự phát triển
nhanh chóng do nhu cầu của thị trường về các mặt hàng này rất lớn và những
tiến bộ trong khoa học kĩ thuật. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế
xã hội giữa các quốc gia, các châu lục mà các ngành công nghiệp cũng có sự
phân bố và phát triển khác nhau ở từng quốc gia.
Công nghiệp năng lượng: Công nghịêp năng lượng là một trong những
ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ
phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định. Năng lượng là tiền
đề của tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Ngành công nghiệp năng lượng gồm có khai
thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Tập chung ở một số nước:
Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan, CHLB Đức, Ô-xtrây-li-a…
Công nghiệp luyện kim: Gồm hai ngành luyện kim đen (sản xuất ra gang,
thép) và luyện kim màu (sản xuất ra các kim loại không có sắt).
Công nghiệp cơ khí: Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong
hệ thống các ngành công nghiệp, là “qủa tim của công nghiệp nặng”. Ngành
công nghiệp cơ khí được chia thành các phân ngành sau: Cơ khí máy công cụ.
cơ khí hàng tiêu dùng, cơ khí chính xác.
Ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục

vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực
này và đạt tới đỉnh cao về trình độ và công nghệ. Còn các nước đang phát triển
mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo hàng mẫu có sẵn.
Tập trung hầu hết ở các nước nhưng phát triển mạnh nhất vẫn là các nước có nên
kinh tế phát triển như: Hoa Kì, Nhật Bản, Hang Quốc, Liên Bang Nga,
Canada…
Công nghiệp điện tử - tin học: Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành
công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát
triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. Công nghiệp điện tử - tin


17
học ít gây ô nhiễm môi trường, không chiếm diện tích rộng, không tiêu thụ
nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ
chuyên môn kĩ thuật cao.Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học có
thể phân thành bốn nhóm: máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm), thiết bị điện
tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…), điện tử tiêu dùng (ti vi màu,
cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…) và thiết bị viễn thông (máy fax, điện
thoại…). Đứng hàng đầu trong lĩnh vực này là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…
Công nghiệp hóa chất: Công nghiệp hóa chất là một ngành công nghiệp
nặng tương đối trẻ, phát triển nhanh từ cuối thế kỉ XIX do nhu cầu nguyên liệu
cung cấp cho các ngành kinh tế, do sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học
– kĩ thuật. Công nghiệp hóa chất hiện nay là một ngành sản xuất mũi nhọn trong
hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới. Nhờ những thành tựu khoa học và
công nghệ, ngành hóa chất đã sản xuất đựơc nhiều sản phẩm mới, chưa từng có
trong tự nhiên. Chúng vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có
giá trị sử dụng cao trong đời sống xã hội. Ngành hóa chất còn có khả năng tận
dụng những phế liệu của các ngành khác để tạo ra những sản phẩm phong phú,
đa dạng, nhờ đó mà việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được hợp lí và tiết

kiệm hơn. Ngành công nghiệp hóa chất được chia thành các phân ngành chính
sau: công nghiệp hóa chất cơ bản và hóa tổng hợp hữu cơ.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: bao gồm nhiều ngành khác nhau,
đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật, trong đó phải kể đến công
nghiệp dệt – may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Sản phẩm của các ngành
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. So với các ngành công nghiệp nặng,
ngành này sử dụng nhiên liệu, động lực và chi phí vận tải ít hơn song lại chịu
ảnh hưởng lớn hơn của nhân tố lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên
liệu. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời
gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian
hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có khả năng xuất khẩu.
Công nghiệp dệt – may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng
của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu về may mặc,


18
sinh hoạt cho hơn 6 tỉ người trên Trái Đất và một phần nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp nặng. Phát triện công nghiệp dệt – may góp phần thúc đẩy
phát triển ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công
nghiệp hoá chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, nhất là lao động nữ. Sự ra đời máy dệt ở nước Anh đã mở đầu
cho cuộc Cách mạng công nghiệp thế giới. Ngành dệt – may hiện nay được phân
bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên
liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú (như bong, lanh, long cừu, tơ tằm, tơ sợi
tổng hợp, len nhân tạo…), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng
lớn. Các nước có ngành dệt may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật
Bản…Thị trường tiêu thụ hàng dệt – may rất lớn, nhất là thị trường EU, Nhật
Bản, Bắc Mỹ, LB Nga và các nước Đông Âu. Hàng năm, mức tiêu thụ hàng dệt
may ở các nước trên đạt 150 tỉ USD.
Công nghiệp thực phẩm: cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng

ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp
thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Vì vậy nó
tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Hơn thế nữa, thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng
thêm giá trị của sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cải
tạo đời sống. Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm rất phong phú và đa
dạng (thịt, cá hộp đông lạnh, rau quả sấy và đóng hộp, chế biến sữa, rượu bia và
giải khát…). Công nghiệp thực phẩm có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới. Các
nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến. Họ chú trọng làm
ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện lợi khi sử dụng. Ở nhiều
nước đang phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm thường đóng vai trò chủ
đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp.
1.3.2. Tình hình phát triển, phân bố công nghiệp ở Việt Nam
Quá trình phát triển của nền công nghiệp Việt Nam trải qua một số giai
đoạn.


19
Giai đoạn 1954-1956: Công nghiệp khá nghèo nàn với số lượng nhà máy
ít ỏi có từ thời Pháp thuộc.
Giai đoạn 1957-1967: là giai đoạn bùng nổ của công nghiệp nhờ chính
sách công nghiệp tích cực của chính quyền và nhờ các biện pháp bảo hộ nền
công nghiệp trong nước.
Giai đoạn 1967-1972: có sự phân hóa rõ rệt giữa các phân ngành. Những
phân ngành như sản xuất đường và dệt không được bảo vệ nữa nên bị hàng
ngoại tràn ngập bóp chết. Trong khi đó, những ngành như chế biến thực phẩm
phục vụ quân nhu, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng lại phát triển mạnh. Đặc biệt,
ngành luyện kim phát triển rất nhanh mặc dù miền Nam Việt Nam không có
những mỏ kim loại. Chính phế thải kim loại của chiến tranh mới là nguồn
nguyên liệu dồi dào và rẻ cho ngành luyện kim. Trên cơ sở sự phát triển của

ngành luyện kim, ngành gia công kim loại cũng phát triển vượt bậc.
Giai đoạn sau 1972: là giai đoạn suy thoái của nền công nghiệp nói chung.
Nguyên nhân là thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp dân dụng bị thu hẹp do
quân đội Mỹ và đồng minh rút khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, các ngành luyện kim
và điện vẫn phát triển với nhiều nhà máy mới được xây dựng. Còn các ngành
sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành suy giảm mạnh. Cơ cấu công nghiệp
của Việt Nam Cộng hòa tại thời điểm 1973 cho thấy công nghiệp của Việt Nam
Cộng hòa chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng và hóa chất mới ở
trình độ sơ khai. Nguyên liệu cho ngành chế tạo chủ yếu phải nhập khẩu từ nước
ngoài.
Đến năm 1975, nền công nghiệp Việt Nam Cộng hòa phần lớn là các cơ
sở công nghiệp nhỏ: 175 ngàn cơ sở với 1,4 triệu lao động và 800 triệu USD giá
trị tài sản cố định. Có khoảng 1% cơ sở có quy mô từ 10 công nhân trở lên, còn
lại là dưới 10 công nhân. Công nghiệp nhẹ chiếm 90% giá trị sản lượng của toàn
ngành, chủ yếu là đồ uống, thực phẩm, thuốc lá, dệt may
Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài về trang thiết bị thay thế
và nguyên liệu, khoảng 70 - 100% nguyên liệu là nhập khẩu. Từ sau 1970, hàng
năm, công nghiệp miền Nam phải nhập 300 triệu USD nguyên liệu và 65 triệu

×