Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 78 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




CẤN THỊ THU HUYỀN




TÌM HIỂU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





CẤN THỊ THU HUYỀN




TÌM HIỂU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG




Chuyên ngành: Địa lí Kinh tế - Xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Tòng Thị Quỳnh Hƣơng




SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này cùng với sự nỗ lực của bản thân, em xin
dành lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS. Tòng Thị Quỳnh Hƣơng,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn hết sức tận tâm, tận tình cho em trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Tây

Bắc, phòng Quản lý khoa học, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo trong
khoa Sử - Địa đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Em chân thành cảm ơn các cô, chú làm việc tại thƣ viện trƣờng Đại học
Tây Bắc, các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Địa Lý, gia đình và bạn bè đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm tài liệu và nghiên cứu đề tài.
Đề tài hoàn thành không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong
nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng các độc giả.

Xin chân thành cảm ơn!


Sơn La, tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Cấn Thị Thu Huyền






BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Đọc là
1
VKTTĐ

Vùng kinh tế trọng điểm
2
VKTTĐVĐBSCL
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long
3
VKTTĐPB
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
4
VKTTĐMT
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
5
VKTTĐPN
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
6
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
7
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
8
KT – XH
Kinh tế - xã hội
9
KCN
Khu công nghiệp
10
SV
So với

















DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT
Bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1
Một số tiêu chí về 4 VKTTĐ ở Việt Nam năm 2010
15
2
Bảng 2.1
Diện tích, dân số các tỉnh, thành phố
VKTTĐVĐBSCL năm 2012
20
3

Bảng 2.2
Các vƣờn quốc gia của VKTTĐVĐBSCL năm 2012
31
4
Bảng 2.3
Diện tích, dân số, mật độ dân số trung bình của
VKTTĐVĐBSCL năm 2012
34
5
Bảng 2.4
Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy
sản của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2012
43
6
Bảng 2.5
Một số tiêu chí về sản xuất lúa của VKTTĐVĐBSL
giai đoạn 2000 – 2012
44
7
Bảng 2.6
Sản lƣợng khai thác gỗ các tỉnh VKTTĐVĐBSCL
năm 2012
48
8
Bảng 2.7
Một số sản phẩm công nghiệp chính của
VKTTĐVĐBSCL năm 2010
50
9
Bảng 2.8

Tình hình vận tải của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn
2000 – 2011
52
10
Bảng 2.9
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2012
theo giá thực tế
53

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 2.1
GDP của vùng phân theo khu vực kinh tế năm
2010
42
2
Biểu đồ 2.2
GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả
nƣớc
56

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 3
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Cấu trúc đề tài 5
NỘI DUNG 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VÙNG KINH TẾ VÀ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 6
1. Cơ sở lí luận 6
1.1. Quan niệm và đặc tính 6
1.2. Phân vùng 7
1.3. Các loại vùng kinh tế 8
1.3.1. Vùng hành chính 8
1.3.2. Vùng theo trình độ phát triển 9
1.3.3. Vùng kinh tế tổng hợp 9
1.3.4. Vùng kinh tế ngành 11
1.4. Vùng kinh tế trọng điểm 12
1.4.1. Quan niệm 12
1.4.2. Ý nghĩa 13
2. Cơ sở thực tiễn về phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam 14
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 18
1. Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng
Đồng bằng sông Cửu Long 18
1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 18
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 21
1.2.1. Địa hình 21
1.2.2. Đất 24
1.2.3. Nước 27
1.2.4. Khí hậu 29

1.2.5. Sinh vật 30
1.2.6. Khoáng sản 32
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 33
1.3.1. Dân cư và lao động 33
1.3.2. Cơ sở hạ tầng 36
1.3.2.1. Giao thông vân tải 36
1.3.2.2. Mạng lưới điện 37
1.3.2.3. Bưu chính viễn thông 37
1.3.3. Đường lối, chính sách 38
1.3.4. Thị trường 39
1.4. Đánh giá tiềm năng phát triển của vùng 40
2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 41
2.1. Khái quát chung 41
2.2. Thực trạng phát triển các ngành 42
2.2.1. Nông – lâm – thủy sản………………………………………………… 42
2.2.2. Công nghiệp – xây dựng 48
2.2.3. Dịch vụ 51
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế 54
3. Vai trò của VKTTĐVĐBSCL đối với nền kinh tế Việt Nam 55
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 58
1. Định hƣớng chung 58
2. Định hƣớng từng ngành 59
2.1. Nông – lâm – thủy sản 59
2.2. Công nghiệp – xây dựng 61
2.3. Dịch vụ 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC ẢNH


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế của một quốc gia không bao giờ có sự đồng đều
trong một lãnh thổ, có nơi kinh tế phát triển rất nhanh, có nơi thì kém hoặc trì
trệ. Điều này một phần phụ thuộc vào tiềm lực của vùng, vì thế mà ở các nƣớc,
lãnh thổ đều đƣợc quy hoạch thành các vùng để tập trung đầu tƣ và khai thác
tiềm năng sẵn có của vùng cho sự phát triển kinh tế.
Với Việt Nam, kể từ khi bƣớc vào công cuộc đổi mới cho đến nay, cùng
với xu thế mở cửa nền kinh tế, giao lƣu hợp tác với nƣớc ngoài, Đảng và Nhà
nƣớc đã nhận thấy vai trò to lớn của một số vùng trên lãnh thổ, đó là 1 số vùng
có vai trò chủ đạo, đầu tàu trong sự phát triển kinh tế chung của cả nƣớc.
Đứng trƣớc thực tiễn trên, Bộ kế hoạch và đầu tƣ đã xác định thành lập
các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ). Việc hình thành VKTTĐ với nƣớc ta rất
quan trọng. VKTTĐ là vùng hội tụ nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế và
đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nƣớc.
Việt Nam có 4 VKTTĐ: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (VKTTĐPB),
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT), vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam (VKTTĐPN), vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (VKTTĐVĐBSCL). Mỗi vùng có tiềm năng phát triển riêng và đóng góp
nhất định.
Xác định đƣợc vai trò to lớn của VKTTĐ, nên việc nghiên cứu phân tích
nguồn lực phát triển của các vùng đó để có những chiến lƣợc phát triển kinh tế
đúng đắn là việc làm quan trọng mang ý nghĩa thực tiễn cao.
VKTTĐVĐBSCL là vùng mới đƣợc thành lập nhƣng đây là vùng có rất
nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, KT – XH và nhanh chóng trở thành 1
trong 4 VKTTĐ của cả nƣớc. Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tìm
hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long” làm khóa
luận tốt nghiệp.



2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về VKTTĐ,
khóa luận nghiên cứu những nguồn lực phát triển kinh tế, thực trạng
VKTTĐVĐBSCL. Từ đó đƣa ra định hƣớng khai thác có hiệu quả hơn các
nguồn lực của vùng đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra trên đề tài có nhiệm vụ chính sau:
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về VKTTĐ.
- Phân tích, đánh giá nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội (KT – XH)
của VKTTĐVĐBSCL.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế và đánh giá vai trò của
VKTTĐVĐBSCL đối với nền kinh tế cả nƣớc. Đƣa ra định hƣớng trong việc
phát triển KT – XH của vùng đến năm 2020.
2.3. Giới hạn
- Về không gian: Nghiên cứu VKTTĐVĐBSCL bao gồm các tỉnh, thành phố
Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau với diện tích tự nhiên 16589,1 km².
- Về nội dung: Nghiên cứu nguồn lực để phát triển kinh tế, thực trạng phát
triển kinh tế của VKTTĐVĐBSCL từ đó đƣa ra định hƣớng phát triển kinh tế
cho vùng.
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2000 – đến nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
VKTTĐ là vấn đề đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chính vì vậy
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
“Phân vùng kinh tế” của tác giả Nguyễn Văn Quang, NXB Giáo dục, năm
1981 đã đề cập đến vùng kinh tế mới, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân vùng kinh tế,
các nguyên tắc, quan điểm phân vùng kinh tế.

“Việt Nam – lãnh thổ và các vùng địa lý” của tác giả Lê Bá Thảo, năm
1998 đã đề cập tới phạm vi lãnh thổ và ranh giới vùng địa lý ở Việt Nam.

3
“Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam” của tác giả Lê Thông,
NXB Giáo dục, năm 2009 đã đề cập tổng quan về vùng và vùng kinh tế trọng
điểm. Cụ thể là về phạm vi lãnh thổ và vai trò của vùng, nguồn lực để phát triển
KT – XH, hiện trạng và định hƣớng phát triển KT – XH ba VKTTĐ.
“Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam” của tác giả Lê Thông, NXB Đại học sƣ
phạm, năm 2011 đã nói đến vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, hiện trạng và
triển vọng phát triển của 4 VKTTĐ.
“Việt Nam – các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm” của tác giả Lê
Thông – Nguyễn Qúy Thao, NXB Giáo dục, năm 2012 đã đề cập tổng quan về
vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. Cụ thể là vị trí địa lý và phạm vi lãnh
thổ, các nguồn lực để phát triển KT – XH, hiện trạng, định hƣớng phát triển của
các vùng kinh tế và VKTTĐ.
Ngoài ra, Viện Chiến lƣợc Kế hoạch và Đầu tƣ đã xây dựng và quy hoạch
phát triển kinh tế của các VKTTĐ.
Những nghiên cứu trên của các tác giả có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là
cơ sở lí luận, định hƣớng để tác giả tổng hợp, nghiên cứu hoàn thành nội dung
khóa luận tốt nghiệp của mình.
4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm truyền thống của khoa học Địa lý, có ý nghĩa quan
trọng trong việc nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý KT – XH nói riêng.
Trong quá trình tìm hiểu VKTTĐVĐBSCL, các hiện tƣợng địa lý KT –
XH đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố: Vị trí, điều kiện tự nhiên, lịch sử KT – XH.
Mặt khác ở mỗi tỉnh khác nhau có nét đặc trƣng riêng. Vì vậy nghiên cứu đặc
điểm của VKTTĐVĐBSCL phải đặt từng tỉnh riêng rẽ trong mối quan hệ

chung của khu vực. Có nhƣ vậy nghiên cứu mới có sự khách quan chính xác.
4.1.2. Quan điểm lịch sử
Các số liệu về địa lý KT – XH luôn biến động theo thời gian. Nghiên cứu
VKTTĐVĐBSCL để đánh giá sự phát triển của vùng phải thông qua các số

4
liệu thống kê hàng năm. Vì thế, quan điểm lịch sử có ý nghĩa nhất định trong
nghiên cứu. Nó giúp cho ngƣời nghiên cứu đánh giá đƣợc quá khứ, hiện tại và
định ra đƣợc định hƣớng phát triển trong tƣơng lai.
4.1.3. Quan điểm hệ thống cấu trúc
VKTTĐVĐBSCL là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, là trung tâm
văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nƣớc. VKTTĐVĐBSCL có mối quan hệ với
các vùng lân cận và với 3 VKTTĐ khác của cả nƣớc.
Quan điểm này cho phép phân tích, tổng hợp và xác định mối quan hệ
hữu cơ trong việc xác định ảnh hƣởng của VKTTĐVĐBSCL đối với nền kinh
tế Việt Nam.
Khi đánh giá tiềm năng và ảnh hƣởng của nó phải xem xét trong mối quan
hệ với các tỉnh và các vùng kinh tế khác.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế – xã hội – môi trƣờng
là chiến lƣợc phát triển kinh tế hàng đầu đất nƣớc.
Yêu cầu đặt ra cho VKTTĐVĐBSCL khi đề xuất việc phát triển kinh tế,
nâng cao tốc độ phát triển kinh tế phải gắn với việc khai thác tài nguyên hợp lý
và đƣa ra các biện pháp bảo vệ môi trƣờng hữu hiệu nhất. Tránh tình trạng tài
nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trƣờng bị suy thoái.
4.1.5. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn đƣợc đƣa ra vận dụng đánh giá quá trình phát triển
KT – XH và giải thích sự phát triển đó của vùng. Quan điểm thực tiễn góp phần
đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học, tính chính xác của kết quả nghiên cứu.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Đây là phƣơng pháp quan trọng trong việc tiếp cận vấn đề và quá trình
nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu và phân tích tổng hợp giúp ta có cái nhìn cụ
thể về VKTTĐVĐBSCL, từ đó có thể đƣa ra những nhận định kết luận về hiện
trạng phát triển kinh tế của vùng. Trên cơ sở đó có thể so sánh đƣợc sự phát

5
triển của các VKTTĐ và đánh giá đƣợc vai trò của VKTTĐVĐBSCL đối với
vùng kinh tế cả nƣớc.
4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Đối với Địa lý kinh tế phƣơng pháp phân tích số liệu thống kê có tầm
quan trọng đặc biệt. Phân tích số liệu giúp cho việc nhìn nhận vấn đề có cơ sở
khoa học và rút ra đƣợc kết luận cần thiết. Trong đề tài sử dụng rất nhiều số liệu
thống kê, việc khai thác số liệu vào mục đích nghiên cứu để so sánh với sự phát
triển của cả nƣớc, thấy đƣợc đóng góp của vùng vào nền kinh tế chung cả nƣớc.
4.2.3. Phương pháp bản đồ và biểu đồ
Phƣơng pháp bản đồ là một phƣơng pháp rất đặc trƣng cho các nghiên
cứu về địa lý học nói chung và địa lý KT – XH nói riêng, bởi vì mọi nghiên
cứu thuộc lĩnh vực này đều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ.
Đề tài sử dụng bản đồ, biểu đồ trong phạm vi nghiên cứu của
VKTTĐVĐBSCL.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành có một số đóng góp sau:
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn của VKTTĐ.
- Khái quát nguồn lực, thực trạng phát triển kinh tế VKTTĐVĐBSCL. Từ
đó phân tích đƣợc vai trò của vùng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vùng kinh tế và VKTTĐ.
Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển vùng kinh tế trọng điểm

vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chƣơng 3: Định hƣớng phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020.


6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VÙNG KINH TẾ
VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1. Cơ sở lí luận
1.1. Quan niệm và đặc tính
a. Quan niệm
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vùng:
Theo cách hiểu của Địa lý học: “Vùng là một lãnh thổ (không gian) nhất
định của bề mặt Trái Đất”. Vùng là một lãnh thổ xác định có ranh giới (hoặc
“cứng”, hoặc “mềm”) trong đó có sự tác động của các yếu tố tự nhiên, môi
trƣờng và con ngƣời.
Theo từ điển Bách khoa Địa lý Xôviết (1988): “Vùng là một lãnh thổ
đƣợc tách ra trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu có quan hệ mật thiết với nhau, là
một cấp phân vị trong hệ thống phân chia lãnh thổ”.
Dƣới góc độ Địa lý, vùng là một lãnh thổ toàn vẹn đƣợc đặc trƣng bởi sự
đồng nhất về nguồn gốc, về các bộ phận có quan hệ qua lại với nhau của lớp vỏ
Địa lý hoặc của nền sản xuất xã hội.
Theo Lê Bá Thảo (1998), vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có
sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động nhƣ một hệ thống có nhiều mối quan hệ
tƣơng đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng nhƣ mối quan hệ có
chọn lọc với các không gian và các cấp bên ngoài.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu vùng là một lãnh thổ tƣơng đối
đồng nhất bao gồm các bộ phận cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chính lãnh thổ đó cũng nhƣ giữa

nó với các vùng khác.
b. Đặc tính
Vùng có những đặc tính sau:
- Là một lãnh thổ nhất định, bao chiếm một phần không gian của bề mặt
Trái Đất.

7
- Vùng đều nằm trong một phạm vi xác định, ranh giới của vùng đƣợc
ngăn cách với nhau bằng ranh giới cụ thể nhƣ hành chính, tự nhiên, hoặc cũng
có thể là ranh giới mang tính chất ƣớc lệ nhƣ trung du và đồng bằng. Tuy nhiên,
dù là ranh giới cụ thể hay ƣớc lệ song thực tế đƣờng ranh giới thƣờng là một dải
đất có chiều rộng nhất định.
- Vùng có cấu trúc nếu xét trên quan điểm hệ thống. Cấu trúc này có thể
đơn giản hay phức tạp, bao gồm các cấp (hay các bậc) khác nhau, giữa chúng có
mối quan hệ mật thiết theo chiều dọc và theo chiều ngang. Về nguyên tắc, mỗi
vùng lớn là một tập hợp của các vùng nhỏ hơn.
- Vùng tồn tại một cách khách quan. Nó có quá trình phát sinh, phát triển
và suy tàn hay có thể nói vùng mang tính chất lịch sử. Tuy là một thực thể khách
quan, nhƣng vùng lại đƣợc tồn tại thông qua nhận thức chủ quan của con ngƣời.
Các vùng đƣợc xác định nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống nên có
thể khẳng định, vùng mang tính chất khách quan nhƣng lại là sản phẩm nhận
thức chủ quan của con ngƣời.
1.2. Phân vùng
Việc phân vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức quản lý
xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng.
Phân vùng là việc phân chia một lãnh thổ lớn (nhƣ một nƣớc) thành một
lãnh thổ thuộc các cấp bậc khác nhau có quy mô nhỏ hơn phục vụ cho những
mục tiêu nhất định. Đó là sản phẩm của tƣ duy khoa học dựa trên nền tảng
phƣơng pháp luận thích hợp.
Tùy theo từng mục tiêu cụ thể sẽ có các loại vùng đƣợc phân chia tƣơng

ứng với hàng loạt hệ thống tiêu chí và phƣơng pháp phân vùng phù hợp.
Có các cách phân vùng chủ yếu sau:
- Phân vùng tự nhiên gồm phân vùng tự nhiên tổng hợp (nƣớc ta đƣợc
chia làm 3 vùng địa lý tự nhiên: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ) và phân vùng từng thành
phần tự nhiên (vùng khí hậu, vùng thủy văn…).

8
- Phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng
kinh tế ngành (phân vùng nông nghiệp, phân vùng công nghiệp, phân vùng du
lịch). Dƣới góc độ kinh tế, các vùng đƣợc phân chia là cơ sở để xác định các
chiến lƣợc, kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng nhƣ để quản lý các quá trình
phát triển kinh tế trên từng bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia.
- Phân vùng hành chính có ý nghĩa là chia đất nƣớc ra thành các đơn vị
hành chính thuộc các cấp khác nhau. Về mặt hành chính, nƣớc ta có 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng, dƣới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng là huyện (quận) rồi đến xã (phƣờng).
- Phân vùng văn hóa xã hội với nhiều cách phân vùng khác nhau nhƣ phân
chia các vùng văn hóa, các vùng dịch bệnh (y tế)…
Phân vùng phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
+ Tính đồng nhất tƣơng đối của lãnh thổ (thƣờng dùng để phân chia các
vùng cảnh quan, vùng tự nhiên hoặc vùng văn hóa – lịch sử).
+ Tính tƣơng đối về trình độ phát triển KT – XH trong đó nổi lên với vai
trò của hệ thống đô thị với tƣ cách nhƣ trung tâm tạo vùng.
+ Tính hiệu quả của các điều kiện đảm bảo cho việc quản lý lãnh thổ.
+ Tính phù hợp về ranh giới hành chính (đối với các vùng kinh tế).
1.3. Các loại vùng kinh tế
Để đáp ứng việc phát triển KT – XH, nâng cao hiệu quả kinh tế các nhà
nghiên cứu đã tiến hành phân chia ra các loại vùng kinh tế tiêu biểu sau:
1.3.1. Vùng hành chính

Vùng hành chính (hay còn gọi là vùng theo đơn vị hành chính) đƣợc phân
chia nhằm phục vụ cho việc quản lý các hoạt động KT – XH theo các đơn vị
hành chính.
Phân chia hành chính là một công việc phức tạp. Đó là sự kết hợp giữa các
yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội trong thời điểm hiện tại và tƣơng lai, có tính đến
trình độ phát triển kinh tế và khả năng quản lý. Kết quả phân chia có tính pháp
lý và đƣợc thể hiện thông qua các quy định của hiến pháp và pháp luật.

9
Việc phân chia hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý các
hoạt động KT – XH của đất nƣớc. Nếu phân chia có cơ sở khoa học phù hợp với
các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ quản lý thì sẽ có tác dụng thúc
đẩy phát triển KT – XH. Ngƣợc lại nó sẽ gây những tốn kém không đáng có,
mất nhiều thời gian để ổn định các hoạt động KT – XH.
1.3.2. Vùng theo trình độ phát triển
Vùng phân theo trình độ phát triển là loại vùng tƣơng đối phổ biến trên
thế giới. Nó đƣợc phân chia nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý và
điều khiển quá trình phát triển theo lãnh thổ của từng quốc gia.
Hệ thống tiêu chí đƣợc sử dụng để phân vùng thƣờng liên quan đến
trình độ phát triển KT – XH. Dựa vào hệ thống tiêu chí này, ngƣời ta phân
chia lãnh thổ quốc gia thành 3 loại vùng: vùng phát triển, vùng chậm phát
triển, vùng suy thoái.
Vùng phát triển thƣờng là các lãnh thổ tập trung nhiều thế mạnh (tự
nhiên, kinh tế, xã hội) cho sự phát triển và trên thực tế, đã thể hiện rõ tiềm lực
về mặt kinh tế của đất nƣớc. Đây là vùng có vai trò quyết định đối với nền
kinh tế cả nƣớc.
Vùng chậm phát triển nói một cách đơn giản, là lãnh thổ mà nền kinh tế
chƣa phát triển. Các nguyên nhân chủ yếu thƣờng là thiếu điều kiện để phát triển
nhƣ mạng lƣới giao thông ít về số lƣợng, kém về chất lƣợng; dân cƣ thƣa thớt,
trình độ dân trí chƣa cao, tài nguyên thiên nhiên hạn chế hoặc khó khăn trong

việc khai thác và sử dụng do địa hình.
Vùng suy thoái là vùng mà nền kinh tế hƣng thịnh trƣớc đây đang rơi vào
tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Lí do chính là do khai thác tài nguyên quá mức,
thiếu biện pháp bảo vệ dẫn đến cạn kiệt. Lúc đầu, việc khai thác tài nguyên
mạnh mẽ làm phát triển một số ngành kinh tế (thí dụ nhƣ ngành khai khoáng).
Sau đó, tài nguyên cạn dần nên cả các ngành lẫn lãnh thổ gắn với tài nguyên này
lâm vào cảnh trì trệ suy thoái.
1.3.3. Vùng kinh tế tổng hợp
Vùng kinh tế – xã hội (hay gọi tắt là vùng kinh tế) với tƣ cách là vùng

10
kinh tế tổng hợp (để phân biệt với vùng kinh tế ngành, hoặc vùng ngành) có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo từ điển Bách khoa Địa lý Xôviết (1988), vùng kinh tế là một bộ
phận tƣơng đối hoàn chỉnh về lãnh thổ và kinh tế của đất nƣớc. Nó đƣợc đặc
trƣng bởi các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở
phân công lao động địa lý cũng nhƣ bởi các mối liên hệ kinh tế nội vùng ổn
định. Vùng kinh tế còn là một khâu cơ bản trong việc tổ chức lãnh thổ nền sản
xuất xã hội, là đối tƣợng chủ yếu của chính sách vùng và kế hoạch hóa lãnh thổ.
Kế thừa thành quả của khoa học Địa lý Xôviết, các nhà nghiên cứu Việt
Nam cũng đƣa ra những quan niệm về vùng kinh tế nhƣ các tác giả: Minh Chi,
Trần Đình Gián, Nguyễn Văn Quang… ở thập niên 60 – 70 của thế kỉ XX và
Ngô Doãn Vịnh vào những năm đầu của thế kỉ XXI.
Vùng kinh tế là đơn vị lãnh thổ có vị trí địa lý rõ rệt, có ranh giới xác định
(hoặc có tính pháp lý – theo địa giới hành chính hoặc có tính ƣớc lệ – đƣờng địa
giới quy ƣớc), trong đó chứa đựng các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất – kĩ thuật
cũng nhƣ dân cƣ cùng các hoạt động KT – XH, dƣới tác động của tiến bộ khoa
học công nghệ và các dòng thông tin, vật chất ở bên ngoài, kể cả với các vùng
khác và quốc tế. Nó có thể đƣợc coi là một hệ thống KT – XH theo lãnh thổ, bao
gồm các mối quan hệ nhiều chiều về địa lý, kĩ thuật, kinh tế, xã hội giữa các bộ

phận cấu thành bên trong hệ thống cũng nhƣ giữa nó với các hệ thống khác.
Đối với nền kinh tế điểm mấu chốt là chuyên môn hóa sản xuất. Để đạt
hiểu quả cao về KT – XH, chuyên môn hóa đƣợc coi là chức năng hàng đầu.
Vùng này khác vùng kia chính là ở chức năng chuyên môn hóa. Bên cạnh
chuyên môn hóa, việc phát triển tổng hợp có ý nghĩa quan trọng. Nhƣ vậy
chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp là hai mặt của một thể thống nhất vùng
kinh tế.
Trong cách phân vùng kinh tế của nƣớc ta chịu ảnh hƣởng nhiều bởi các
nhà địa lý Xôviết. Cách phân vùng kinh tế của các nhà địa lý dựa vào các đặc
điểm chính sau:
- Hƣớng chuyên môn hóa.

11
- Dựa vào mức độ phát triển tổng hợp.
- Trình độ phát triển KT – XH trên hình thái tổ chức sản xuất theo lãnh
thổ và cơ sở vật chất kĩ thuật, năng suất lao động số lƣợng và chất lƣợng hàng
hóa đƣợc sản xuất ra phục vụ đời sống nhân dân.
Phân vùng kinh tế là một hệ thống phân tầng thứ bậc với quy mô khác
nhau, mỗi vùng kinh tế bao gồm một số vùng kinh tế cấp thấp hơn. Trên cơ sở
đó, nƣớc ta có 3 vùng kinh tế: vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính tỉnh,
vùng kinh tế hành chính huyện. Ngoài ra còn có các cấp trung gian mang nhiều
giá trị thực tiễn, đó là tiểu vùng trong các vùng kinh tế lớn, nghĩa là dƣới cấp
vùng kinh tế lớn và trên cấp vùng kinh tế hành chính tỉnh. Một tiểu vùng đƣợc
hình thành chủ yếu dựa vào những nét tƣơng đồng về tự nhiên, dân cƣ, kinh tế,
lịch sử phát triển với vai trò riêng nhƣng lại không đủ điều kiện trở thành vùng
kinh tế lớn.
Trong giai đoạn này, với phƣơng án phân vùng nhƣ trên về cơ bản đã thỏa
mãn đƣợc các yêu cầu đặt ra với vùng kinh tế lớn, nó đảm bảo một vùng nhƣ
một chỉnh thể có các bộ phận cấu thành là:
- Có cơ cấu tài nguyên nhất định trên lãnh thổ đảm bảo việc chuyên môn

hóa và phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng.
- Có nguồn lao động đảm bảo việc kết hợp tài nguyên thiên nhiên với lực
lƣợng lao động và tƣ liệu sản xuất.
- Có vị trí chức năng nhất định trong nền kinh tế quốc dân trên cơ sở
chuyên môn hóa phát triển kinh tế của vùng.
- Có thành phố, trung tâm công nghiệp hoặc thể tổng hợp sản xuất – lãnh
thổ là hạt nhân tạo vùng.
- Có hệ thống giao thông đảm bảo mối liên hệ bên trong của mỗi vùng và
mối liên hệ kinh tế giữa các vùng với nhau, cũng nhƣ giữa các vùng với các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
1.3.4. Vùng kinh tế ngành
Nếu nhƣ vùng KT – XH đƣợc coi là vùng kinh tế tổng hợp, nghĩa là nó
bao trùm toàn bộ nền kinh tế với tất cả các ngành, thì vùng kinh tế ngành (hay

12
gọi tắt là vùng ngành) chỉ giới hạn trong phạm vi một ngành cụ thể. Dựa vào các
yếu tố tự nhiên, KT – XH, kĩ thuật và yêu cầu phát triển của ngành trong nền
kinh tế, ngƣời ta chia lãnh thổ của các quốc gia thành các vùng ngành nhằm
quản lý có hiệu quả ngành kinh tế đó.
Ở Liên Xô trƣớc đây và Nga hiện nay đã hình thành một hệ thống ngành
công nghiệp, với mục đích tổ chức lãnh thổ và phát triển công nghiệp. Ở Nhật
Bản ngƣời ta đã phân thành vùng phía Bắc (6 tháng trong năm có tuyết) và vùng
phía Nam. Còn ở Hàn Quốc là 3 vùng công nghiệp: Bắc, Trung, Nam.
Ở nƣớc ta, phân vùng kinh tế ngành đƣợc tiến hành sớm hơn phân vùng
kinh tế tổng hợp. Trƣớc năm 1975, công tác này diễn ra chủ yếu ở lãnh thổ phía
Bắc và các ngành chính là nông nghiệp và công nghiệp. Năm 1962, Ủy ban kế
hoạch nhà nƣớc phối hợp với Bộ nông nghiệp triển khai nghiên cứu phân vùng
nông nghiệp và đến năm 1964 đã chia miền Bắc thành 4 vùng nông nghiệp (Tây
Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn cũ) với 64 tiểu vùng. Cũng
trong thời gian trên, Bộ lâm nghiệp đã tổ chức và điều tra phân vùng lâm nghiệp

miền Bắc để làm cơ sở cho việc phát triển ngành. Sau khi đất nƣớc thống nhất,
phân vùng kinh tế ngành đƣợc triển khai trong phạm vi cả nƣớc với quy mô lớn
trên quan điểm tổng hợp, kết hợp phát triển ngành với lãnh thổ và đƣợc sự chỉ
đạo trực tiếp của Chính phủ. Nhiều vùng ngành lần lƣợt đƣợc hình thành nhƣ 7
vùng nông nghiệp (nửa sau thập niên 70 của thế kỉ XX), 3 vùng du lịch (nửa đầu
thập niên 90 của thế kỉ XX), 6 vùng công nghiệp (những năm đầu thế kỉ XXI).
1.4. Vùng kinh tế trọng điểm
1.4.1. Quan niệm
VKTTĐ hay vùng kinh tế động lực là một trong những loại vùng KT –
XH, đƣợc hình thành và phát triển ở nƣớc ta từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX
cho đến nay.
VKTTĐ là vùng có ranh giới “cứng” và “mềm”. Ranh giới cứng bao gồm
một số đơn vị hành chính cấp tỉnh và ranh giới mềm là khu nhân, gồm các đô thị
và phạm vi ảnh hƣởng của nó.

13
Về nguyên tắc, VKTTĐ phải là vùng hội tụ đầy đủ nhất các nguồn lực để
phát triển KT – XH và đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nƣớc. Lãnh
thổ đƣợc gọi là VKTTĐ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh về vị trí địa lý, tự nhiên, KT – XH, tập
trung tiềm lực mạnh về kinh tế và có khả năng hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc.
- Có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của đất nƣớc và tạo ra tốc độ tăng
trƣởng nhanh cho cả nƣớc cũng nhƣ hỗ trợ cho các vùng khác nếu đƣợc đầu tƣ
thỏa đáng.
- Có khả năng tạo tích lũy đầu tƣ để tái sản xuất mở rộng, tạo nguồn thu
ngân sách lớn cho nhà nƣớc.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ để từ đó
nhân rộng ra các vùng khác và cả nƣớc.
Về lãnh thổ, VKTTĐ bao trùm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố. Ranh giới

của nó không phải là bất biến mà có sự thay đổi theo thời gian. Số lƣợng cũng
nhƣ phạm vi của vùng thay đổi theo yêu cầu chiến lƣợc phát triển KT – XH của
đất nƣớc trong từng thời kì lịch sử. VKTTĐ là đối tƣợng trọng điểm về đầu tƣ
nhằm tạo ra “cú hích” cho toàn bộ nền kinh tế của đất nƣớc.
Do đó, VKTTĐ là động lực để phát huy tổng hợp thế mạnh của vùng, góp
phần phát triển KT – XH của đất nƣớc, phù hợp với chiến lƣợc CNH – HĐH đất
nƣớc, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững.
1.4.2. Ý nghĩa
Trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, tất cả các địa phƣơng không thể
có khả năng phát triển kinh tế nhƣ nhau tại cùng một thời điểm mà luôn có sự
phân hóa, một số địa phƣơng có lợi thế về vị trí địa lý, tự nhiên, KT – XH nhƣng
không thể bứt lên đƣợc dù đã rất cố gắng. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để từ các
địa phƣơng có nhiều lợi thế tạo thành các vùng có ý nghĩa then chốt cho nền
kinh tế cả nƣớc.
Liên quan đến vùng trọng điểm là lý thuyết phát biểu các cực của Francoi
Perroux (Pháp) vào đầu thập niên 50 của thế kỉ XX. Theo ông, trong một vùng

14
có nơi phát triển nhanh, nhƣng có nơi lại trì trệ. Vì thế, ông chú trọng vào lãnh
thổ tăng trƣởng. Có 2 loại cực là cực phát triển và cực tăng trƣởng.
Cực phát triển là hệ thống trong đó hoạt động động lực cùng các hoạt
động khác xung quanh có tác động thu hút các vùng lãnh thổ lân cận.
Cực tăng trưởng là hệ thống các hoạt động thụ động, chịu ảnh hƣởng lôi
cuốn từ bên ngoài của một cực phát triển. Trên cơ sở lực thu hút, lực đẩy của các
cực đã tạo ra, nên vùng có ảnh hƣởng đối với các lãnh thổ xung quanh.
Nhìn chung, lý thuyết này đã đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc Châu Á, đặc biệt
trong khu vực ASEAN. Qua thực tiễn, các nƣớc đã có kinh nghiệm và bài học
riêng cho mình trong quá trình kêu gọi đầu tƣ. Đây cũng là lý thuyết giải thích
sự cần thiết phải phát triển lãnh thổ theo hƣớng có trọng điểm.
Thực tiễn Việt Nam đã chỉ ra việc hình thành các VKTTĐ là một xu thế

tất yếu. Nƣớc ta đi lên từ điểm xuất phát rất thấp, sau khi đất nƣớc bƣớc vào
công cuộc đổi mới, nền kinh tế tuy đã khởi sắc nhƣng trình độ phát triển còn
nhiều hạn chế. Đứng trƣớc xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, để tránh nguy cơ
tụt hậu, việc hội nhập của nƣớc ta vào nền kinh tế thế giới là nhu cầu cấp thiết.
Nguồn lực để phát triển KT – XH ở nƣớc ta có sự phân hóa rõ nét theo
các vùng. Mỗi vùng có thế mạnh riêng, để khai thác tối đa nguồn lực của các
vùng này, hơn thế là để thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Chính vì vậy,
việc hình thành VKTTĐ có ý nghĩa rất lớn.
VKTTĐ hình thành không chỉ có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế cả nƣớc
phát triển mà còn tạo nhiều cơ hội phát triển cho các vùng khác. Hơn thế,
VKTTĐ có điều kiện tập trung nguồn lực hình thành các trung tâm kinh tế của
cả nƣớc và của các vùng trong nƣớc.
2. Cơ sở thực tiễn về phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam
Thực hiện chiến lƣợc phát triển KT – XH của cả nƣớc, kể từ giữa năm
1990 nƣớc ta đã hình thành 3 VKTTĐ. Đó là VKTTĐ phía Bắc (gồm TP Hà
Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh);
VKTTĐ miền Trung (gồm tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi và Bình Định); VKTTĐ phía Nam (gồm TP Hồ Chí Minh,

15
tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Long An, Tây Ninh, Bình
Phƣớc và Tiền Giang). Các VKTTĐ đã phát huy đƣợc vai trò đầu tàu tăng
trƣởng, có đóng góp lớn vào ngân sách, kim ngạch xuất khẩu, đi đầu trong hội
nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn phát triến KT – XH của cả
nƣớc cũng nhƣ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, VKTTĐVĐBSCL đƣợc
thành lập theo Quyết định số 492/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng
Chính phủ. VKTTĐVĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, An Giang,
Kiên Giang, Cà Mau.
Các VKTTĐ ở Việt Nam đã phát huy đƣợc những lợi thế để phát triển
kinh tế, có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn trung bình cả nƣớc, có nhiều ngành

kinh tế động lực, xứng đáng là 4 trung tâm kinh tế của cả nƣớc thể hiện ở một số
tiêu chí sau:
Bảng 1.1: Một số tiêu chí về 4 VKTTĐ ở Việt Nam năm 2010
TT
Các tiêu chí
Cả nƣớc
Cộng 4
VKTTĐ
VKTTĐ
Phía Bắc
(7tỉnh,
TP)
Trong đó
VKTTĐ
Miền
Trung (5
tỉnh, TP)
VKTTĐ
phía
Nam (8
tỉnh,
TP)
VKTTĐV
ĐBSCL
(4 tỉnh,
TP)
1
Diện tích tự
nhiên (km
²

)
% so với (sv) cả
nƣớc (năm 2012)
330951,1

100
88177,0

26,6
15591,0

4,7
27960,6

8,4
28036,3

8,5
16589,1

5,0
2
Dân số trung
bình (nghìn
người)
% sv cả nƣớc
(năm 2012)
86927,7



100
44136,2


49,7
14906,6


16,8
6268,1


7,1
16650,4


18,8
6311,1


7,2
3
Mật độ dân số
năm 2012
(người/km
²
)
263
674
1132

321
861
380

16
4
Tỉ lệ dân thành
thị (%)
30,2
40,8
35,4
34,2
50,0
33,8
5
GDP (giá thực tế
- tỉ đồng)
% sv cả nƣớc
1980914

100
1557233,4

78,6
462402,0

23,3
128737,0

6,5

808061,8

40,8
158032,6

8,0
6
Cơ cấu GDP (%)
Nông , lâm, thủy
sản
Công nghiệp –
xây dựng
Dịch vụ
100
20,6

41,6

37,8
100
12,1

47,0

40,9
100
9,4

45,5


45,1
100
18,7

42,5

38,8
100
8,8

52,3

38,0
100
30,6

28,3

41,1
7
GDP/ngƣời (triệu
đồng)
% sv cả nƣớc
22,8

100
34,9

153,0
32,0


140,0
20,9

91,7
45,7

200,0
25,2

110,5
8
Giá trị xuất khẩu
(triệu USD)
% sv cả nƣớc
72191,9

100
67912,0

94,1
16741,0

23,2
1849,0

2,6
46372,0

64,2

2950,0

4,1
9
FDI
Số dự án
Tổng vốn đăng kí
(triệu USD)
% sv cả nƣớc

12463
194572,2

100

11383
148950,4

76,5

3184
37875,3

19,5


366
14139,1

7,2


7746
92572,8

47,6

87
4363,2

2,2
(Nguồn: [5])










17







LƢỢC ĐỒ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG

CỬU LONG






18
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm
vùng Đồng bằng sông Cửu Long
1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
* Vị trí địa lý
VKTTĐVĐBSCL có vị trí địa lý kinh tế – chính trị quan trọng, thuận lợi
cho việc phát triển KT – XH và giao thƣơng với các vùng trong cả nƣớc cũng
nhƣ với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á.
Phía Bắc, VKTTĐVĐBSCL giáp với Campuchia trên chiều dài đƣờng
biên giới 260,8 km, về phía Đông Bắc giáp 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long,
phía Đông Nam giáp Hậu Giang và Bạc Liêu, về phía Đông trông ra vịnh Thái
Lan với chiều dài đƣờng bờ biển 347 km và phía Nam giáp với biển Đông với
107 km.
Việc giáp các tỉnh trên bộ thuận lợi cho giao lƣu buôn bán thì giáp biển và
vịnh Thái Lan thuận lợi cho phát triển kinh tế biển (giao thông vận tải, đánh bắt
và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch).
Vùng có thành phố Cần Thơ là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ƣơng, 3 thành
phố trực thuộc tỉnh (Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau), 3 thị xã (Châu Đốc, Tân
Châu, Hà Tiên) và 33 huyện (trong đó có 2 huyện đảo là Kiên Hải và Phú Quốc).
VKTTĐVĐBSCL có vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển KT – XH
của ĐBSCL và của cả nƣớc. Ở đây hội tụ các tiềm năng phát triển lớn, đầu mối

giao thông quan trọng về đƣờng thủy, đƣờng bộ, đƣờng hàng không, thuận lợi
cho phát triển sản xuất, giao lƣu, thúc đẩy thƣơng mại và du lịch với các vùng
trong cả nƣớc và khu vực.
Trên địa bàn của vùng có các trục giao thông quan trọng nhƣ quốc lộ 1 và
tƣơng lai có đƣờng cao tốc Bắc Nam ở phía Đông, đƣờng Hồ Chí Minh tuyến
N1 ven biên giới. Hành lang ven biển phía Nam, quốc lộ 91 nối vùng này với
vùng khác trong cả nƣớc và kết nối với Thái Lan và Campuchia.

×