MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 khẳng định: “Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người
học”. Vì vậy, ứng dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá
học tập, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong dạy học
đại học là góp phần nâng cao toàn diện chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ
của đội ngũ giáo viên tương lai.
Tiếp cận năng lực là một hướng tiếp cận chú ý đến phát triển khả năng
người học theo chuẩn đầu ra nhằm giúp cho quá trình dạy học thực sự đạt hiệu
quả. Xêmina là một trong những hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học
nhằm phát huy vai trò tích cực, độc lập của SV; đồng thời giúp cho SV bước
đầu tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu khoa học để trở thành một cán
bộ có trình độ nghiên cứu. Bởi vậy, việc tổ chức xêmina trong DH ở đại học là
vô cùng quan trọng, cần thiết và phù hợp.
Môn GDH là môn nghiệp vụ quan trọng góp phần không nhỏ trong quá
trình đào tạo SVSP. Việc giảng dạy môn GDH ở các trường ĐHSP đã có nhiều
đổi mới với việc đa dạng hoá các HTTCDH đại học. Tổ chức xêmina trong dạy
học môn GDH thể hiện những ưu thế nổi bật và phù hợp với dạy học đại học
hiện đại nhưng vẫn chưa được GV quan tâm nên chưa phát huy được hiệu quả
tích cực của hình thức xêmina là góp phần đào tạo giáo viên, cán bộ khoa học
có năng lực đáp ứng theo chuẩn đầu ra ngành sư phạm.
Dựa trên những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức
xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận năng lực”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn tổ chức xêmina trong dạy học môn Giáo
dục học, từ đó xác định các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH
theo tiếp cận năng lực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn GDH ở đại học,
góp phần rèn luyện NL nghề theo chuẩn đầu ra ngành sư phạm.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hình thức tổ chức dạy học ở đại học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp
cận năng lực.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Dạy học ở đại học theo TCNL là một xu thế tất yếu của xã hội hiện đại nhằm
phát triển năng lực cho người học. Xêmina là một HTTCDH ở ĐH cũng cần phải
hướng vào phát triển NL cho người học. Tuy nhiên, hiện nay xêmina theo hướng
1
phát triển NL cho người học chưa được GV tổ chức có hiệu quả. Nếu xây dựng được
các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học sư phạm theo
TCNL như: xây dựng chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo TCNL, xác lập
quy trình và hướng dẫn SV kĩ thuật tổ chức xêmina, đồng thời thiết lập điều kiện hỗ
trợ để tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL thì sẽ phát huy được vai trò
tích cực của SV, kích thích SV hứng thú với môn học, say mê nghiên cứu khoa học
và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn GDH ở đại học sư phạm, phát triển ở
SV những NL nghề đáp ứng chuẩn đầu ra ngành sư phạm.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại
học theo tiếp cận năng lực.
5.2. Xác định cơ sở thực tiễn của việc tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH
theo tiếp cận năng lực ở các trường ĐHSP và ĐH có đào tạo sư phạm.
5.3. Xác định các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp
cận năng lực ở các trường ĐHSP và ĐH có đào tạo sư phạm.
5.4. Tổ chức thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện
pháp đã xây dựng.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận
năng lực được xác định cụ thể là các trường ĐHSP và ĐH có đào tạo sư phạm.
Việc khảo sát và đánh giá được tiến hành tại: ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP
Huế, ĐH Cần Thơ.
Tổ chức thực nghiệm các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn
GDH theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sư phạm tại Trường ĐHCT.
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
7.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
7.1.2. Phương pháp tiếp cận lịch sử
7.1.3. Phương pháp tiếp cận hoạt động
7.1.4. Phương pháp tiếp cận thực tiễn
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học, xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS
8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
8.1. Dạy học theo hướng phát triển NL đòi hỏi các HTTCDH cũng phải hướng tới phát
triển NL cho SV. Trong bối cảnh hiện nay, xêmina là một HTTCDH có ưu thế để phát
triển những NL cần thiết và đặc thù cho SV trong các trường sư phạm.
8.2. Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo TCNL phù hợp với chương
trình đào tạo theo tín chỉ ở các trường ĐHSP, tạo điều kiện rèn luyện cho SV năng lực tham
2
gia xêmina và phát triển ở SV NL nghề theo chuẩn đầu ra ngành sư phạm.
8.3. Để tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH hướng vào phát triển NL của
SV đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra cần được thực hiện trên cơ sở xác định mục tiêu
tổ chức xêmina, xây dựng chủ đề xêmina, thiết kế, tổ chức HĐ của GV-SV trong quá
trình xêmina và đánh giá kết quả xêmina theo TCNL.
9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận, luận án hệ thống hóa, bổ sung và làm sâu sắc thêm những lý
luận cơ bản về tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL; chỉ
ra được các đặc điểm của dạy học theo tiếp cận NL, xác định và phân tích đặc
trưng của tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL, xây dựng
nguyên tắc cơ bản của tổ chức xêmina trong dạy học theo TCNL, góp phần phát
triển lý luận về tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH và LLDH đại học.
Về thực tiễn, luận án điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức xêmina
trong dạy học môn GDH ở các trường ĐHSP; chỉ ra các nguyên nhân của thực
trạng trên…làm sáng tỏ thực tiễn đào tạo giáo viên hiện nay, từ đó định hướng cho
quá trình đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, luận án đã xây dựng được
các biện pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL nhằm
nâng cao hiệu quả của việc tổ chức xêmina, góp phần phát triển một số NL
nghề cho SV thông qua tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH.
10. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức xêmina trong DH môn GDH ở ĐH theo TCNL.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về tổ chức xêmina trong DH môn GDH ở ĐH theo
TCNL.
Chương 3: Biện pháp tổ chức xêmina trong DH môn GDH ở ĐH theo TCNL.
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Khi nghiên cứu về xêmina trong dạy học chúng tôi nhận thấy có hai
hướng nghiên cứu chính: một là, những nghiên cứu để xây dựng và phát triển
hệ thống lý thuyết cho hình thức dạy học này; hai là, những nghiên cứu ứng
dụng hình thức dạy học này trong quá trình dạy học nhằm đạt được hiệu quả
cao nhất cho quá trình dạy học môn học.
* Hướng nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống lý thuyết của hình
thức xêmina
3
Hệ thống lý thuyết của hình thức xêmina đã được các nhà giáo dục nghiên
cứu từ khá sớm và đã chỉ ra được những đặc trưng, chức năng, ý nghĩa, các loại
xêmina…giúp cho lí luận về xêmina tương đối hoàn thiện. Những nghiên cứu
thực sự có giá trị phải kể đến nghiên cứu của các tác giả như: E.I. Gôlan, B.P.
Êxipôp, T.A. Ilina, S.I. Ackhanghenxki và tác giả Rebecca Taylor. Trong đó,
những nghiên cứu của S.I. Ackhanghenxki trong “Những bài giảng về Lí luận
dạy học ở trường đại học” năm 1979 đã đưa ra được hệ thống lý thuyết cơ bản
nhất và được tác giả Rebecca Taylor (năm 2003) phát triển theo hướng hiện đại
hơn, quan tâm đến sự thay đổi của người học sau khi học tập bằng xêmina.
Năm 2005, các tác giả Kate Morss và Rowena Murray quan niệm xêmina là
buổi trao đổi học thuật của SV, trình bày các nội dung liên quan đến chủ đề
nghiên cứu được giao.
* Hướng nghiên cứu ứng dụng hình thức xêmina trong quá trình dạy học
môn học
Thế kỷ 17, các trường đại học tổng hợp ở phương Tây đặc biệt quan tâm
đến việc nghiên cứu và ứng dụng hình thức xêmina trong giảng dạy các bộ môn
nhân văn nhằm mở rộng tầm hiểu biết của SV ngoài các bài giảng. Thế kỷ 19,
các trường đại học tổng hợp Nga cũng quan tâm nghiên cứu hình thức xêmina
để vận dụng vào dạy học. Vào đầu thập kỷ 90, xêmina là hình thức được sử
dụng ở các trường ĐH tổng hợp nhằm mục đích mở rộng tầm hiểu biết của SV.
Các tác giả Cathy Bonus Lalli và Stephanie Feger (2005) trong nghiên
cứu của mình đề cao sự tương tác của xêmina. Hai tác giả thấy rõ rằng khi học
tập bằng xêmina thì sự giao lưu giữa người dạy - người học và người học -
người học là rất lớn. Thông qua đó, khả năng của người học không ngừng được
nâng cao và làm giàu thêm tiềm năng của họ. Thông qua xêmina, người học có
cơ hội nắm bắt được nhiều thông tin từ những người tham gia và hiểu được vấn
đề một cách rõ ràng hơn.
Boyatzis et al (1982) và Whetten & Cameron (1995) cho rằng phát triển
các chương trình giáo dục và đào tạo dựa trên mô hình NL cần xử lý một cách
có hệ thống ba khía cạnh sau: (1)Xác định các NL, (2)Phát triển các NL, và
(3)Đánh giá các NL một cách khách quan. Cuối thế kỉ 20 và những năm đầu thế
kỉ 21 là giai đoạn đánh dấu sự quan tâm nghiên cứu nhằm phát huy tối đa NL
của cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào
nghiên cứu việc tổ chức xêmina trong dạy học theo tiếp cận năng lực.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
* Hướng nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống lý thuyết của hình
thức xêmina
Năm 1981, tác giả Nguyễn Ngọc Bảo nghiên cứu: “Hình thức xêmine
trong quá trình dạy học ở đại học” đã chỉ ra rất cụ thể vị trí, vai trò quan trọng
của hình thức xêmina trong dạy học đại học.
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức năm 1996, đã trình bày một cách
cụ thể về chức năng và đặc trưng cơ bản của hình thức xêmina.
4
Năm 1996, tác giả Phan Thiều nghiên cứu vấn đề: PP xêmina trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP.
Năm 2002, tác giả Nguyễn Văn Hộ cho rằng xêmina là HT mang lại ý
nghĩa nhận thức, giáo dục và kiểm tra rất lớn, nó tạo điều kiện củng cố, mở
rộng và đào sâu tri thức cho SV.
* Hướng nghiên cứu ứng dụng hình thức xêmina trong quá trình dạy học
môn học
Tác giả Nguyễn Văn Hoan nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng xêmina trong dạy học môn GDH ở trường ĐHSP Đà Nẵng” năm 2006.
Trong “Phương pháp dạy học Giáo dục học”(2007) của tác giả Phan Thị Hồng
Vinh, đã xây dựng một số chủ đề xêmina môn GDH về nội dung “Giáo dục và
thời đại”. Năm 2007, tác giả Lê Thị Hồng Chi nghiên cứu “Đổi mới phương pháp
đào tạo giáo viên thông qua tổ chức xêmina chuyên đề Thực hành giải toán ở Tiểu
học”. Năm 2007, tác giả Đặng Thị Oanh và Dương Huy Cẩn trong “Tổ chức
xêmina theo tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm tăng cường tự học, tự nghiên cứu
cho SV” coi xêmina như là biện pháp giúp SV phát triển khả năng tự học, tự
nghiên cứu một cách hiệu quả ở đại học. Năm 2010, tác giả Đinh Thị Mơ nghiên
cứu đề tài “Tổ chức xêmina theo quan điểm dạy học tích cực trong quá trình dạy
môn GDH ở trường Cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa”.
Tác giả Nguyễn Hữu Lam với những nghiên cứu về tiếp cận năng lực ứng
dụng trong đào tạo nguồn nhân lực, kế thừa những quan điểm của các tác giả
phương Tây, tác giả đã đưa ra những hướng đi tích cực phù hợp với Việt Nam
để tạo ra đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội cả trong lĩnh vực
giáo dục - đào tạo và kinh tế.
Tác giả Phạm Thành Nghị năm 2008 nghiên cứu “Tiếp cận năng lực trong
phát triển con người”. Khi tìm kiếm một cách tiếp cận cung cấp cơ chế chung
cho sự phát triển con người trong mọi điều kiện xã hội, tác giả cho rằng, TCNL
có ưu thế nổi trội trong giải quyết những bất ổn xã hội.
Năm 2011, tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cùng các công sự của mình đã
nghiên cứu đề tài “Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành môn giáo dục học
theo tiếp cận phát triển năng lực để rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên đại
học sư phạm”. Tác giả Lê Thùy Linh nghiên cứu đề tài: “Dạy học Giáo dục học
ở đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện” năm 2013. Đề tài xây dựng
quy trình dạy học GDH theo tiếp cận NL thực hiện với 5 bước từ cấp độ vĩ mô
đến cấp độ vi mô.
Vì vậy, nghiên cứu tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học
theo tiếp cận năng lực là một vấn đề mới và thiết thực, phát triển được cả về lí
luận lẫn thực tiễn mà lâu nay chưa có đề tài nào đề cập đến.
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Hình thức tổ chức dạy học
Trong thực tiễn dạy học ở đại học có nhiều HTTCDH khác nhau, tùy theo
5
mối quan hệ giữa việc dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân, tùy theo mức
độ hoạt động độc lập của SV, tùy theo phương thức tổ chức, điều khiển của GV,
cũng như tùy theo địa điểm và thời gian học tập. Những yêu cầu ngày càng cao
của xã hội đối với các trường ĐH trong việc đào tạo cán bộ, HTTCDH ở ĐH
không ngừng được phát triển và hoàn thiện; các hình thức cũ được cải tiến, các
hình thức mới được xây dựng ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở đại học.
Bàn về HTTCDH ở đại học, luận án này cho rằng: HTTCDH ở ĐH là hình thức
vận động thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học trong không gian, địa điểm,
điều kiện nhất định nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ dạy học đại học.
Hình thức dạy học khác nhau tùy theo các HĐ dạy và học mang tính tập
thể hay cá nhân, mức độ phát huy vai trò của người học, sự chỉ đạo của người
dạy, địa điểm và thời gian diễn ra HĐ.
1.2.2. Xêmina trong dạy học đại học
Nghiên cứu về khái niệm xêmina cho thấy có hai quan niệm về xêmina:
một quan niệm nhìn nhận xêmina như một cuộc hội thảo dành cho các nhà khoa
học; một quan niệm cho rằng xêmina là một hình thức tổ chức dạy học. Luận án
này nghiên cứu xêmina với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học ở đại học
(tổ chức xêmina trong dạy học ở đại học). Khi nghiên cứu về hình thức dạy học
này cần chú ý đến đặc trưng cơ bản của xêmina trong dạy học ở đại học:
Thứ nhất, xêmina phải có chủ đề khoa học nhất định để sinh viên căn cứ
vào đó mà trình bày báo cáo, thảo luận, tranh luận.
Thứ hai, trước khi tổ chức xêmina phải có sự chuẩn bị cẩn thận của cả
GV và SV, trong đó sự chuẩn bị kỹ lưỡng của SV là đặc biệt cần thiết.
Thứ ba, trong quá trình tổ chức xêmina phải có GV trực tiếp hướng dẫn,
điều khiển để xêmina diễn ra đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
Trong luận án này sử dụng quan điểm coi: Xêmina là một trong những
HTTCDH cơ bản ở đại học, trong đó, GV tổ chức, điều khiển trực tiếp, hướng
dẫn SV chuẩn bị, nghiên cứu và tham gia trình bày, thảo luận, tranh luận giữa
các nhóm về một chủ đề khoa học nhằm phát huy khả năng học tập có tính chất
nghiên cứu của SV.
Thông qua khái niệm này, một lần nữa khẳng định rằng:
- Xêmina là hình thức tổ chức dạy học do GV lựa chọn, mô phỏng cách làm
việc của các nhà khoa học trong điều kiện của SV nhằm phát huy ở SV khả năng độc
lập, sáng tạo trong học tập, từ đó tạo ra hứng thú với nghiên cứu khoa học.
- GV có năng lực và am hiểu về chủ đề để điều khiển xêmina đúng
hướng, là trọng tài khoa học trong tổ chức xêmina.
- SV có điều kiện trình bày quan điểm, đưa ra lý lẽ để thảo luận và tranh
luận, bảo vệ ý kiến của mình về chủ đề nghiên cứu.
1.2.3. Năng lực
Năng lực hiểu theo cách hiện nay là một khái niệm mới, rộng hơn rất
6
nhiều so với khái niệm cũ. Muốn làm việc một cách hiệu quả, người lao động
không chỉ cần “biết làm” mà còn phải “muốn làm”. Theo cách hiểu này, NL
được hiện thực hóa thông qua khả năng của con người ở những HĐ nhất định.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và kế thừa những quan niệm về NL,
trong đề tài này chúng tôi coi: Năng lực là hệ thống khả năng của con người
được phát triển và hiện thực hóa trong các thao tác của hoạt động, thể hiện
một cách thành thục, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những yêu cầu của hoạt
động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả.
- Nội dung của NL ở đây là hệ thống khả năng của con người. Hệ thống
các khả năng mà đề tài tập trung là những kĩ năng. Kĩ năng được thể hiện cụ thể
qua các thao tác. Một người được gọi là có KN khi thao tác hoạt động của họ
thể hiện sự đầy đủ, thành thục, linh hoạt và sáng tạo.
- NL luôn gắn liền với hoạt động, là cơ sở để tiến hành hoạt động một
cách hiệu quả.
1.2.4. Tiếp cận năng lực
Tiếp cận (theo Tiếng Anh là Approach) có nghĩa là tiến tới, hướng tới và
cũng có nghĩa là phương pháp giải quyết một vấn đề nào đó. Trong luận án này,
chữ “tiếp cận” được sử dụng với ngụ ý định hướng, nghiêng về nâng cao NL
thông qua việc tổ chức xêmina nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra. Tiếp
cận năng lực là hướng tới việc phát triển năng lực, coi phát triển năng lực là
mục tiêu của hoạt động. Ứng dụng tiếp cận NL trong dạy học nghĩa là tổ chức
các hoạt động dạy học hướng vào phát triển năng lực người học, đảm bảo đào
tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.2.5. Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực
Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL là hình thức
vừa phát huy được vai trò chủ động, tự giác, tích cực của người học trong quá
trình tự học, tự nghiên cứu; vừa thông qua HT này rèn luyện ở SVSP những NL
nghề nghiệp theo khung chuẩn đầu ra của ngành sư phạm. Do đó, đây là HT
đáp ứng cao nhất mục tiêu của QTDH đại học sư phạm hiện nay.
Sau khi nghiên cứu những quan điểm khác nhau, đề tài này cho rằng: Tổ
chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực là quá trình GV tổ
chức, điều khiển, hướng dẫn SV chuẩn bị, nghiên cứu và tham gia trình bày,
thảo luận, tranh luận giữa các nhóm về chủ đề xêmina môn GDH nhằm phát
triển ở SV hệ thống khả năng phù hợp với mục tiêu đào tạo giáo viên theo
chuẩn đầu ra ngành sư phạm và đảm bảo cho hoạt động sư phạm đạt hiệu quả.
Khi tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL, vai trò
của người GV vô cùng quan trọng, bên cạnh vai trò tổ chức các HĐ dạy học,
GV còn chỉ rõ cho SV những NL nào cần rèn luyện thông qua các HĐ đó; đồng
thời GV tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho SV những NL cần thiết nhất để giúp
SV tham gia xêmina hiệu quả hơn. SV không chỉ thực hiện các nhiệm vụ học
tập mà còn rèn luyện NL nghề. Những NL sư phạm được đo ở các tiêu chí:
thành thục, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả.
7
1.3. LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.3.1. Dạy học ở đại học theo tiếp cận năng lực
1.3.1.1. Cấu trúc của năng lực
- Theo quan điểm của Tâm lý học: NL chung và NL chuyên môn.
- Theo quan điểm của nhóm tác giả Bend Meier - Nguyễn Văn Cường
[10]: Năng lực chuyên môn (Professional competency), Năng lực phương pháp
(Methodical competency), Năng lực xã hội (Social competency), Năng lực cá
thể (Induvidual competency).
Trong luận án này, chúng tôi hướng tới việc vận dụng quan điểm thứ hai
vào quá trình dạy học ở đại học.
1.3.1.2. Đặc điểm của dạy học theo tiếp cận năng lực
* Mục tiêu của dạy học theo tiếp cận năng lực
* Nội dung dạy học theo tiếp cận năng lực
* Phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực
* Hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực
* Đánh giá trong dạy học theo tiếp cận năng lực
1.3.2. Hình thức xêmina trong dạy học theo tiếp cận năng lực
1.3.2.1. Ý nghĩa của xêmina trong dạy học ở đại học theo TCNL
- Tạo niềm hứng thú trong học tập môn GDH cho SV, làm cho môn học trở
nên hấp dẫn, sinh động hơn.
- Giúp SV hiểu sâu tri thức GDH và có khả năng ứng dụng trong DH, GD
học sinh.
- Phát triển ở SV một số NL đáp ứng theo chuẩn đầu ra ngành sư phạm như:
NL tìm tòi tra cứu thông tin, NL đặt câu hỏi, NL giao tiếp, NL thuyết trình…
- Tạo cơ hội cho SV phát huy các khả năng vốn có của bản thân, từ đó có
kế hoạch rèn luyện NL nghề nghiệp cho mình.
- Giúp SV tự tin hơn và thiết lập được nhiều mối quan hệ bạn bè.
- Rèn luyện cho SV NL tự học, tự nghiên cứu, tạo động lực để SV say mê
nghiên cứu KHGD.
- Đối với GV: GV không còn là người truyền đạt những kiến thức có sẵn,
cung cấp chân lí có sẵn mà thực sự đóng vai trò chủ đạo - là người tổ chức, điều
khiển, định hướng, chịu trách nhiệm hướng dẫn SV chiếm lĩnh mục tiêu học tập
bằng chính hoạt động và sự nỗ lực của các em. Tổ chức xêmina cũng là một
biện pháp giúp GV nắm rõ tình hình học tập của SV; tạo điều kiện để GV đổi
mới cách dạy, giúp SV đổi mới cách học và làm quen với PP nghiên cứu. Quá
trình GV từng bước dẫn dắt SV khám phá tri thức cũng đòi hỏi GV phải không
ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ và NLSP. Như vậy, tổ chức
xêmina còn góp phần nâng cao trách nhiệm và NL của GV trong QTDH.
1.3.2.2. Chức năng của xêmina trong dạy học ở đại học theo TCNL
- Chức năng nhận thức
- Chức năng giáo dục
8
- Chức năng kiểm tra và tự kiểm tra
1.3.2.3. Phân loại xêmina trong dạy học ở đại học
- Theo mức độ và phạm vi nội dung: Xêmina gắn với giáo trình; Xêmina
theo chủ đề;
- Theo phạm vi tổ chức: Xêmina liên tổ, liên nhóm; Xêmina theo lớp
1.3.3. Tổ chức xêmina trong dạy học môn Giáo dục học ở đại học theo tiếp
cận năng lực
1.3.3.1. Môn Giáo dục học ở trường đại học
Giáo dục học là khoa học nghiên cứu về con người, định hướng sự phát
triển nhân cách con người trong xã hội. Ở trường sư phạm, GDH là môn học
đinh hướng, rèn luyện và phát triển nhân cách người thầy giáo theo yêu cầu của
xã hội. Vì vậy, môn GDH còn được coi là một trong những môn nghiệp vụ góp
phần đào tạo nghề cho người giáo viên và cùng với các môn nghiệp vụ khác tạo
nên tính chất nghiệp vụ sư phạm cho các trường sư phạm. Thực hiện các nhiệm
vụ đào tạo của các trường sư phạm, GDH là khoa học ứng dụng có tính nghề
nghiệp cao với các nhiệm vụ: Trang bị cho SVSP những nguyên lý cơ bản của
giáo dục học Mác - xít; đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước;
hệ thống kiến thức về lí luận dạy học và lí luận giáo dục; phát triển ở người học
hệ thống kỹ năng sư phạm và đạo đức nghề nghiệp để tổ chức hiệu quả hoạt
động dạy học và giáo dục ở nhà trường phổ thông.
1.3.3.2. Đặc trưng của xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực
* Mục tiêu tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực
- Giúp SV nắm được một cách sâu sắc hệ thống kiến thức GDH, kĩ năng
nghề nghiệp, thái độ để tiến hành tốt các hoạt động dạy học và giáo dục trong
lĩnh vực nghề nghiệp tương lai của mình.
- Rèn luyện cho SV PP tự học, tự nghiên cứu tài liệu và khám phá tri thức
GDH để phát triển tốt nhất nhóm NL phát triển nghề nghiệp.
- Rèn luyện đức tính và phong cách làm việc của người lao động mới như:
ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, cụ thể,
chu đáo, làm việc có kế hoạch và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục
cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo.
- Giúp SV nắm được cách thức, quy trình tiến hành xêmina theo tiếp cận
NL nhằm phát huy vai trò chủ động của SV và sự chủ đạo của GV.
- Phát triển ở SV một số khả năng như: tự nghiên cứu vấn đề và trình bày
vấn đề theo những yêu cầu cho sẵn, biết phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề,
mạnh dạn, tích cực trình bày và bảo vệ ý kiến trước tập thể, biết nhận thức, rút
kinh nghiệm bản thân từ những ý kiến thảo luận.
- Rèn luyện các NL nghề: NL thu thập, xử lí thông tin, NL tổ chức thảo
luận, NL thuyết trình, NL hoạt động nhóm, kĩ năng lắng nghe nhằm phát triển
NL giao tiếp, NL nghiên cứu khoa học, NL lập kế hoạch tự rèn luyện…
* Chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL
- Chủ đề xêmina môn GDH phù hợp với SV, tạo được hứng thú học tập
9
và nghiên cứu cho SV.
- Chủ đề xêmina mang tính có vấn đề, khơi gợi sự tò mò, tạo điều kiện
phát huy óc sáng tạo của SV trong quá trình nghiên cứu.
- Chủ đề xêmina đáp ứng mục tiêu và phù hợp với nội dung môn GDH.
- Chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL có tính ứng
dụng và tính thực tiễn cao.
- Chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL tạo điều kiện
để SV được rèn luyện những NL nghề nghiệp theo chuẩn đầu ra, đáp ứng mục
tiêu đào tạo hiện nay.
* Hoạt động của GV khi tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL
- Xây dựng, lựa chọn chủ đề xêmina dựa trên nội dung học phần GDH
theo hướng phát triển NL cho SVSP.
- Biên soạn giáo trình, xây dựng kế hoạch tổ chức xêmina và công bố cho
SV trước khi thực hiện.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn SV một số NL nhằm giúp SV có khả năng
thực hiện xêmina môn GDH một cách hiệu quả nhất.
- Làm trọng tài cố vấn khoa học và định hướng quá trình tranh luận của SV.
- Tổ chức điều phối hoạt động xêmina
- Đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá kết quả xêmina
* Hoạt động của SV khi tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo
tiếp cận NL
- SV thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị xêmina
+ SV căn cứ vào yêu cầu của chủ đề xêmina để tự xây dựng kế hoạch
nghiên cứu chủ đề đó. Trong kế hoạch nêu rõ những công việc thực hiện, tài
liệu cần tìm tòi tra cứu, thời gian hoàn thành.
+ SV chủ động, độc lập nghiên cứu các nội dung được giao trong thời
gian cho phép.
+ Trước khi tham dự buổi xêmina toàn lớp, tất cả SV đều có bản đề
cương chuẩn bị phát biểu ý kiến và bản đề cương đó được coi là một bằng
chứng để đánh giá kết quả học tập học phần GDH bằng xêmina.
+ Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá NL tham gia xêmina cũng
như chuẩn đầu ra ngành sư phạm để xác định các NL mà mình cần đáp ứng
trong quá trình xêmina.
+ Lập kế hoạch tự rèn luyện NL được GV hướng dẫn và các NL khác
trong chuẩn đầu ra, tự đánh giá mức độ đạt được các NL ấy.
+ Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện để thực hiện xêmina như: tài liệu
học tập, dụng cụ, thiết bị luyện tập kỹ năng, tổ chức không gian làm việc nhóm,
bố trí, sắp xếp phương tiện kĩ thuật sử dụng cho buổi báo cáo chủ đề xêmina.
- Thực hiện giai đoạn tiến hành xêmina toàn lớp.
- Tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu các chủ đề xêmina trong dạy
học GDH theo tiếp cận NL.
10
* Đánh giá kết quả tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL
- Nội dung đánh giá: đánh giá quá trình chuẩn bị xêmina, đánh giá bài báo
cáo, đánh giá quá trình tranh luận, đánh giá NL của SV
- Quan điểm đánh giá: đánh giá các NL của SV khi tổ chức xêmina trong
dạy học theo tiếp cận NL dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn đầu ra và
khả năng của SV được đo bằng sự thành thục các NL.
- Các phương pháp đánh giá kết quả tổ chức xêmina trong dạy học môn
GDH theo tiếp cận NL của SV
+ Quan sát việc thực hiện nhiệm vụ của SV khi xêmina trên lớp.
+ Đánh giá chất lượng bài báo cáo chủ đề được giao
+ Đánh giá quá trình tranh luận, đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề
+ Đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức qua kiểm tra giữa kì, cuối kì
- Xây dựng các công cụ đánh giá
- Thu thập chứng cứ để đánh giá NL
- Hướng dẫn SV tự đánh giá kết quả học tập
1.3.3.3. Những năng lực cần phát triển cho SVSP khi tổ chức xêmina trong
dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực
Căn cứ theo chuẩn đầu ra ngành sư phạm trình độ đại học và quan điểm
tiếp cận về cấu trúc NL của luận án, thông qua tổ chức xêmina trong DH môn
GDH ở ĐH chúng tôi tập trung rèn luyện và phát triển ở SV các NL nghề sau:
* NL chuyên môn + NL phương pháp: NL tìm tòi tra cứu thông tin, NL
thuyết trình, NL tổ chức thảo luận, NL đặt câu hỏi, NL thiết kế và sử dụng
phương tiện kĩ thuật dạy học (PTKTDH)
* NL xã hội: NL giao tiếp, NL hoạt động nhóm
* NL cá thể: NL tự học, tự nghiên cứu, NL nghiên cứu KHGD, NL lập kế
hoạch tự rèn luyện
1.3.3.4. Nguyên tắc cơ bản và điều kiện tổ chức xêmina trong dạy học môn
GDH theo tiếp cận năng lực
* Nguyên tắc cơ bản của tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo
tiếp cận NL
- Lựa chọn chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH phù hợp với khả
năng, hứng thú của SV và phát triển một số NL cơ bản theo chuẩn đầu ra
- Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động xêmina.
- Đảm bảo huy động tối đa sự tham gia tích cực của SV
- Đảm bảo người học tham gia đánh giá kết quả tổ chức xêmina
* Điều kiện tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH đạt hiệu quả
- Yêu cầu về phía giảng viên
- Yêu cầu về phía sinh viên
- Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Phương tiện kĩ thuật hỗ trợ tổ chức xêmina
11
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.1.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng học tập môn GDH và thực trạng tổ chức
xêmina trong dạy học môn GDH, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp
tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở đại học theo tiếp cận NL.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức xêmina trong dạy học
môn GDH ở các trường ĐHSP và ĐH đào tạo sư phạm như: ĐHSP Thái
Nguyên, ĐHSP Huế, ĐH Cần Thơ.
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Thực trạng học tập môn GDH của SV.
- Thực trạng nhận thức về xêmina và xêmina trong dạy học môn GDH ở
ĐH theo TCNL.
- Thực trạng tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở ĐH theo TCNL.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Trong quá trình khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng phương pháp điều
tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát.
2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2.2.1. Thực trạng học tập môn GDH của SV
* Mục đích của SV trong quá trình học tập môn GDH
Kết quả cho thấy rằng SV hiện nay đã có những nhận định thực tế hơn về
môn GDH, mục đích quan trọng nhất khi học môn GDH chính là để phục vụ
quá trình KTSP - TTSP. Mặc dù đã có những thay đổi đáng kể trong nhận thức
của SV về mục đích khi học GDH nhưng chưa thực sự toàn diện, SV vẫn chưa
coi đây là học phần trọng tâm của nghề sư phạm.
* Biểu hiện của SV trong quá trình học tập môn GDH
Khi học tập môn GDH, đa số SV có biểu hiện chưa thực sự chủ động với
môn học. Tuy nhiên, nếu GV thiết kế và tổ chức các HĐ thì SV sẽ hưởng ứng
tích cực hơn.
2.2.2. Thực trạng nhận thức về xêmina và xêmina trong dạy học môn GDH
theo TCNL
* Nhận thức về khái niệm xêmina trong dạy học
Bảng 2.5. Nhận thức của SV về khái niệm xêmina trong dạy học
STT Khái niệm xêmina SL % ThB
1 Xêmina là hình thức từng nhóm sinh viên cùng
tìm hiểu một chủ đề đã chọn trước và thảo luận
với nhau để làm sáng tỏ, nắm vững chủ đề đó. 158 24,1 2
12
2 Xêmina là hình thức sinh viên trình bày, thảo
luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất
định dưới sự điều khiển trực tiếp của giảng viên. 383 58,4 1
3 Xêmina thực chất là hình thức thảo luận nhóm. 61 9,3 3
4 Xêmina là phương pháp kích thích người học tìm
kiếm thông tin làm sáng tỏ một chủ đề được giao. 43 6,6 4
5 Xêmina là hình thức các nhóm SV tranh luận với
nhau về một vấn đề khoa học nào đó. 11 1,7 5
Bên cạnh đó, đa số GV đã có nhận thức đúng đắn về xêmina (73,2%), tuy
nhiên vẫn còn một số ít GV nhầm lẫn khái niệm này. Về mặt hình thức, xêmina
có biểu hiện gần giống với hình thức thảo luận, nhưng về mặt bản chất là có sự
khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 75,6% GV hiểu biết chính xác về HT
xêmina trong dạy học ở đại học.
* Nhận thức về sự cần thiết của tổ chức xêmina trong dạy học
Nghiên cứu nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc tổ chức
xêmina trong dạy học, 51,2% GV cho rằng rất cần thiết; 43,9% cho rằng cần
thiết; chỉ có 4,9%GV đánh giá là bình thường.
* Nhận thức về phát triển năng lực nghề của SV khi học môn GDH
- Tự đánh giá NL nghề của SV
Bảng 2.9. Tự đánh giá của SV về NL nghề
STT Các NL ĐTB ĐLC ThB
1 NL tìm tòi, tra cứu thông tin 3,15 0,77 2
2 NL thuyết trình 2,85 0,67 10
3 NL tổ chức thảo luận 3,08 0,70 7
4 NL thiết kế và sử dụng phương tiện KTDH 3,30 0,73 1
5 NL đặt câu hỏi 3,11 0,82 4
6 NL giao tiếp 2,98 0,75 9
7 NL hoạt động nhóm 3,10 0,84 5
8 NL tự học, tự nghiên cứu 3,09 0,76 6
9 NL nghiên cứu KHGD 2,99 0,87 8
10 NL lập kế hoạch tự rèn luyện 3,13 0,73 3
* Nhận thức về ý nghĩa của tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo
TCNL
Bảng 2.11. Đánh giá của GV về ý nghĩa của xêmina trong dạy học GDH theo TCNL
STT Ý nghĩa % ĐLC ThB
1 Tạo niềm hứng thú trong học tập môn GDH cho
SV, làm cho môn học hấp dẫn, sinh động hơn. 80,5 0,40 1
2 Giúp SV hiểu sâu tri thức GDH và có khả năng
ứng dụng trong DH, GD học sinh. 53,7 0,50 4
13
3 Phát triển ở SV một số NL đáp ứng theo chuẩn
đầu ra ngành sư phạm như: NL tìm tòi tra cứu
thông tin, NL đặt câu hỏi, NL giao tiếp, NL
thuyết trình… 75,6 0,43 2
4 Tạo cơ hội cho SV phát huy các khả năng vốn
có của bản thân, từ đó có kế hoạch rèn luyện
NL nghề nghiệp cho mình. 41,5 0,49 6
5 Giúp SV tự tin hơn và thiết lập được nhiều mối
quan hệ bạn bè. 43,9 0,50 5
6 Phát triển ở SV NL tự học, tự nghiên cứu, tạo
động lực để SV say mê nghiên cứu KHGD. 75,6 0,43 2
2.2.3. Thực trạng tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở ĐH theo
TCNL
* Thực trạng mức độ tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH
Có sự khác biệt rất lớn giữa việc nhận thức tốt sự cần thiết của HT xêmina
trong dạy học GDH và mức độ sử dụng HT này trong dạy học GDH hiện nay.
Thực trạng nghiên cứu có độ tin cậy với ĐTB là 2,15 và ĐLC là 0,85 cho kết quả
là chỉ có rất ít GV (9,8%) thường xuyên sử dụng HT này trong dạy học môn GDH,
đa số GV (61,0%) đôi khi sử dụng và khá nhiều GV (26,8%) ít khi sử dụng, cũng
như có 2,4% GV chưa bao giờ sử dụng HT dạy học này.
* Thực trạng mục tiêu tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL
GV giảng dạy GDH coi trọng mục tiêu “Giúp SV hiểu sâu tri thức GDH
và có khả năng ứng dụng tri thức vào thực tiễn”(ThB-1) và “Rèn luyện cho SV
PP tự học, tự nghiên cứu tài liệu và khám phá tri thức GDH”(ThB-2). Điều này
chứng tỏ thực tế hiện nay GV vẫn sử dụng HT xêmina như là một cách thức
giúp SV hiểu tri thức GDH và rèn KN tự học. Các mục tiêu rèn luyện NL nghề
cho SV được đặt ra sau cùng đã khẳng định rằng GV vẫn chỉ sử dụng HT này
theo cách thông thường.
* Thực trạng xây dựng chủ đề xêmina trong DH môn GDH theo TCNL
Bảng 2.14. Ý kiến của GV và SV về chủ đề xêmina trong DH môn GDH theo TCNL
Ý kiến của GV Ý kiến của SV
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB
1 Chủ đề càng phức tạp càng tốt 2,87 1,01 6 2,33 1,07 6
2 Chủ đề xêmina phù hợp với nhu cầu và
năng lực của SV
4,41 0,67 2 4,49 0,65 1
3 Có tác dụng rèn luyện một số NL nghề
nghiệp cho SV
4,12 0,64 4 4,11 0,79 2
14
4
Tạo điều kiện để SV vận dụng tri thức
GDH
3,90 0,77 5 4,06 0,83
3
5 Chủ đề mang tính có vấn đề nhằm phát
huy tối đa sự tích cực và khả năng sáng
tạo của SV
4,46 0,63 1 4,000,77 5
6 Đáp ứng mục tiêu và phù hợp với nội dung
môn GDH
4,24 0,66 3 4,01 0,81 4
* Hoạt động của GV khi tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL
Kết quả nghiên cứu cho thấy GV đã thể hiện đúng vai trò của mình như:
“Biên soạn, giới thiệu và hướng dẫn SVSP nghiên cứu giáo trình, tài liệu của
học phần”(ThB1), “Làm trọng tài cố vấn khoa học và định hướng quá trình
tranh luận của SV”(ThB2), “Xây dựng kế hoạch tổ chức xêmina và công bố cho
SV trước khi thực hiện”(ThB3). Tuy nhiên, hoạt động quan trọng “Tổ chức tập
huấn, hướng dẫn SVSP một số NL để tham gia xêmina hiệu quả hơn”, “xây
dựng chủ đề xêmina theo hướng TCNL”, “hướng dẫn SV tự đánh giá”, lại chưa
được GV quan tâm.
* Hoạt động của SV khi tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL
Đánh giá của GV về các HĐ của SV trong quá trình tổ chức xêmina có
chút khác biệt so với ý kiến SV. Song lại có sự thống nhất rất lớn ở những HĐ
ít thực hiện nhất như: “Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá NL tham
gia xêmina cũng như CĐR ngành sư phạm”, “Xác định những NL hiện có và
NL còn thiếu của bản thân so với CĐR”, “Lập kế hoạch tự rèn luyện các NL
cho phù hợp”. Cả GV và SV đều đánh giá đó lần lượt là những HĐ ít được thực
hiện nhất. Qua đó chứng tỏ GV và SV cũng chỉ thực hiện những HĐ rất cơ bản
của tổ chức xêmina theo cách thông thường mà thôi.
* Thực trạng đánh giá kết quả tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL
Tìm hiểu ND và PP đánh giá kết quả xêmina chúng tôi nhận thấy sự
thống nhất tương đối trong ý kiến của GV và SV. Hai đối tượng tham gia đều
quan tâm đến việc đánh giá quá trình tranh luận, nội dung báo cáo, trình bày
báo cáo và quá trình chuẩn bị mà không chú ý nhiều đến việc đánh giá mức độ
phát triển NL của SV. Vì thế, việc xây dựng công cụ, thu thập chứng cứ để
đánh giá NL của SV và hướng dẫn SV tự đánh giá ít được GV quan tâm. Điều
này biểu hiện qua biểu đồ sau:
15
Biểu đồ 2.8. Ý kiến của GV và SV về ND - PP đánh giá xêmina
2.2.4. Đánh giá thực trạng
* Đánh giá thực trạng biểu hiện NL của SV khi tham gia xêmina trong
dạy học môn GDH
Bảng 2.17. GV đánh giá về biểu hiện NL của SV khi tham gia xêmina trong
DH môn GDH
STT Các năng lực Tổng ĐTB Mức NL
1 NL tìm tòi, tra cứu thông tin 138 3,37 TB
2 NL thuyết trình 136 3,32 TB
3 NL tổ chức thảo luận 146 3,56 Khá
4 NL thiết kế và sử dụng phương tiện KTDH 168 4,10 Khá
5 NL đặt câu hỏi 137 3,34 TB
6 NL giao tiếp 137 3,34 TB
7 NL hoạt động nhóm 150 3,66 Khá
8 NL tự học, tự nghiên cứu 170 4,15 Khá
9 NL nghiên cứu KHGD 135 3,29 TB
10 NL lập kế hoạch tự rèn luyện 139 3,39 TB
Ý kiến đánh giá của GV về biểu hiện NL của SV khi tham gia xêmina chủ
yếu ở mức TB. Kết quả này phản ánh thực tế rằng tổ chức xêmina trong DH
hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển NL cho SV.
* Những khó khăn khi tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo TCNL
- Khó khăn của GV:
Bảng 2.18. Khó khăn của GV khi DH GDH bằng xêmina
STT Khó khăn của GV
Địa bàn Tổng số
ĐH Cần
Thơ
ĐHSP
Huế
ĐHSP
T.Nguyê
n
% Th
B
SL % SL % SL %
16
1 Thời gian thực hiện môn học ít 8 66,7 10 76,9 12 75,0 73,2 3
2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ dạy học còn nghèo nàn 2 16,7 9 69,2 12 75,0 56,1 7
3 Số lượng sinh viên quá đông 8 66,7 11 84,6 14 87,5 80,5 1
4 Tài liệu tham khảo cho môn học
còn hạn chế 7 58,3 9 69,2 8 50,0 58,5 6
5 Sinh viên thiếu tự giác, tích cực
đối với môn học 5 41,7 12 92,3 13 81,3 73,2 3
6 SV chưa có kỹ năng chuẩn bị
xêmina như: lập đề cương, thu
thập thông tin… 10 83,3 10 76,9 13 81,3 80,5 1
7 SV chưa có kỹ năng thực hiện
xêmina: thuyết trình, thảo luận,
lắng nghe… 8 66,7 8 61,5 12 75,0 68,3 5
Khó khăn lớn nhất của GV ở trường ĐHCT là “SV chưa có kỹ năng
chuẩn bị xêmina như: lập đề cương, thu thập thông tin…”, đối với GV ở trường
ĐHSP Huế là “Sinh viên thiếu tự giác, tích cực đối với môn học”, đối với GV
trường ĐHSP Thái Nguyên là “Số lượng sinh viên quá đông”.
- Khó khăn của SV: SV ở cả 3 trường nghiên cứu cho rằng họ gặp khó
khăn nhiều nhất từ sự thiếu thốn về tài liệu. Điều này mâu thuẫn với ý kiến của
GV. Tìm hiểu thực tế của vấn đề này, ở tất cả các trường nghiên cứu đều có
trung tâm học liệu (hoặc thư viện) với kho học liệu khá phong phú. Tuy nhiên,
tài liệu khoa học giáo dục hiện nay ở các trường sư phạm chưa thực sự đáp ứng
được nhu cầu tìm hiểu của SVSP; ngoài ra, SVSP còn hạn chế trong việc tìm tòi
tra cứu thông tin nên chưa phát huy được nguồn thông tin từ thư viện và trên
mạng. Khó khăn thứ hai mà SV đề cập đến chính là từ bản thân các em, SV
chưa có NL thuyết trình. Khó khăn thứ ba đối với SV là chủ đề xêmina quá
phức tạp. Mặc dù ở 3 trường khác nhau nhưng ý kiến của SV khá tương đồng,
điều này cũng phù hợp với tâm lý chung của SV.
Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi rút ra một vài kết luận sau:
Phần lớn GV nhận thức rất đúng về hình thức xêmina trong dạy học, đa
số SV đã có hiểu biết nhất định về HT này. GV - SV nhận thức tương đối chính
các về tác dụng của HT xêmina và ý nghĩa của tổ chức xêmina trong dạy học
GDH đối với việc phát triển NL nghề và tạo nên sự hấp dẫn của học phần GDH.
Tổ chức xêmina trong DH môn GDH hiện nay được thực hiện với mục
tiêu tổ chức, xây dựng chủ đề xêmina, HĐ của GV - SV và đánh giá kết quả
xêmina một cách thông thường chứ chưa hướng đến việc phát triển NL cho
SV. Chính vì thế, dù GV đánh giá khả năng phát triển NL cho SV khi tổ chức
xêmina trong DH môn GDH là tốt nhưng GV cũng nhận định rằng mức độ
biểu hiện NL của SV khi tham gia xêmina chưa tốt.
Kết quả khảo sát này là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu đề ra các biện
17
pháp tổ chức xêmina trong DH môn GDH ở đại học theo TCNL, nhằm khắc
phục những tồn tại của thực trạng trên.
Chương 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu đào tạo
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu của SV
3.1.3. Đảm bảo khả năng ứng dụng
3.1.4. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra
3.2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC XÊMINA TRONG DẠY HỌC MÔN GDH
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
3.2.1. Xây dựng chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực
3.2.1.1. Các bước xây dựng chủ đề xêmina trong DH môn GDH theo TCNL
* Bước 1: Phân tích chương trình môn Giáo dục học ở đại học sư phạm
* Bước 2: Căn cứ theo nội dung môn GDH để xây dựng chủ đề
* Bước 3: Xây dựng chủ đề xêmina trong DH môn GDH theo TCNL
* Bước 4: Đánh giá chủ đề xêmina
3.2.1.2. Hệ thống chủ đề và kế hoạch xêmina trong dạy học môn Giáo dục
học theo tiếp cận năng lực
Trên cơ sở thực hiện các bước xây dựng chủ đề xêmina trong dạy học
môn GDH, căn cứ vào việc phân tích nội dung của từng bài, từng chương, từng
phần trong chương trình môn GDH của các trường sư phạm hiện nay, chúng tôi
xây dựng hệ thống các chủ đề và kế hoạch xêmina trong dạy học nhằm rèn
luyện, phát triển năng lực nghề cho SVSP.
3.2.1.3. Điều kiện sử dụng chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận
NL
3.2.2. Xác lập quy trình tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp
cận năng lực
3.2.2.1. Mục tiêu thiết kế quy trình
3.2.2.2. Quy trình tổ chức xêmina trong DH môn GDH theo TCNL
Sơ đồ 3.1. Quy trình tổ chức xêmina trong dạy học GDH theo TCNL
GĐ Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của SV
18
Giai
đoạn
chuẩn
bị
Xác định chủ đề và giao chủ
đề cho nhóm SV
Thành lập nhóm và tiếp nhận
chủ đề
Nghiên cứu giáo trình, TLTKGiới thiệu và hướng dẫn SV
nghiên cứu giáo trình, TLTK
Thu thập, xử lý TT, thảo luận
nhóm, chuẩn bị báo cáo
Hướng dẫn SV NL thực hiện
xêmina
Huy động khả năng, phát
triển các NL còn thiếu
Xác định NL cần thiết để
thực hiện xêmina
Xây dựng kế hoạch thực hiện
chủ đề xêmina
Phân công báo cáo viên và ấn
định thời gian
Giai
đoạn
tiến
hành
Giới thiệu chủ đề, công bố
tiến trình xêmina
Điều khiển buổi báo cáo
Kích thích SV thảo luận,
tranh luận, bộc lộ ý kiến
Nhận xét báo cáo, ý kiến
tranh luận và chốt lại vấn đề
Đánh giá, tự đánh giá quá
trình thực hiện xêmina
Tổng kết, đánh giá các NL
của SV
Xác định NL được phát triển
và NL còn hạn chế
Lập kế hoạch tự rèn luyện
Hướng dẫn SV tự khắc phục
nhược điểm
Thảo luận, tranh luận, bảo vệ
kết quả nghiên cứu
Trình bày báo cáo
Hoàn thành và chuẩn bị trình
bày báo cáo
Giai
đoạn
kết
thúc
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện quy trình
3.2.3. Hướng dẫn sinh viên một số kĩ thuật tham gia xêmina
3.2.3.1. Hướng dẫn SV tìm tòi, tra cứu thông tin nhằm phục vụ chủ đề xêmina
- Bước 1: GV nâng cao nhận thức cho SV về tìm tòi, tra cứu thông tin
trong quá trình học tập
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ để kích thích nhu cầu, hứng thú tìm tòi tra
cứu thông tin cho SV.
- Bước 3: SV tiếp nhận chủ đề xêmina môn GDH để nghiên cứu và tìm
tòi tra cứu thông tin
- Bước 4: GV hướng dẫn SV thu thập thông tin
- Bước 5: GV hướng dẫn SV xử lý thông tin
- Bước 6: GV hướng dẫn SV sử dụng thông tin
- Bước 7: GV tổ chức cho SV kiểm tra, đánh giá quá trình tìm tòi, tra cứu
thông tin
19
3.2.3.2. Hướng dẫn SV rèn luyện năng lực thuyết trình thông qua báo cáo xêmina
- Bước 1: Đưa ra một chủ đề xêmina đơn giản để SV nghiên cứu, chuẩn
bị thuyết trình một vấn đề nhỏ của chủ đề được giao.
- Bước 2: Giới thiệu cấu trúc của bài thuyết trình để SV nắm được cách
thức nghiên cứu.
- Bước 3: Hướng dẫn SV xây dựng đề cương bài thuyết trình.
- Bước 4: Hướng dẫn SV cách thức trình bày khi thuyết trình.
- Bước 5: GV tổ chức cho SV thuyết trình thử
- Bước 6: GV đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá bài thuyết trình thử
để rút kinh nghiệm.
- Bước 7: Thực hiện thuyết trình chủ đề xêmina trên lớp theo dự kiến.
3.2.3.3. Nâng cao khả năng nhận thức của SV về kĩ năng lắng nghe tích cực
- Bước 1: GV giúp SV hiểu rằng lắng nghe tích cực là biết tập trung chú
ý, biểu lộ sự quan tâm tới người nói.
- Bước 2: GV rèn luyện cho SV cách tập trung các giác quan khi nghe.
- Bước 3: GV yêu cầu SV tìm ra đúng ý trong ngôn ngữ, trong cử chỉ,
trong cảm xúc của người nói.
- Bước 4: GV giúp SV nhận thức được lắng nghe tích cực là biết im lặng,
dừng nói khi cần thiết.
- Bước 5: GV giúp SV biết kiên nhẫn chờ đợi người nói nói và biểu lộ hết ý
cần nói.
- Bước 6: GV yêu cầu SV xác nhận và nhắc lại đúng ý của người nói bằng
ngôn ngữ của mình.
- Bước 7: GV yêu cầu SV đặt câu hỏi để làm rõ ý.
3.2.3.4. Hướng dẫn SV thảo luận nhóm để thực hiện nghiên cứu chủ đề xêmina
- Bước 1: GV tổ chức cho SV thành lập nhóm
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ, ấn định thời gian, điều kiện nhóm SV làm việc.
- Bước 3: GV hướng dẫn SV phân công trách nhiệm cho các thành viên
trong nhóm và luân phiên các trách nhiệm đó.
- Bước 4: GV hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch thảo luận
- Bước 5: GV yêu cầu nhóm tiến hành thảo luận
- Bước 6: GV hướng dẫn SV tổng kết và đánh giá kết quả thảo luận nhóm
3.2.4. Thiết lập điều kiện hỗ trợ để tổ chức xêmina
3.2.4.1. Xác lập hệ thống khai thác và truy cập thông tin trên mạng cho SV
3.2.4.2. Sử dụng đa phương tiện trong quá trình tổ chức xêmina
Kết quả nghiên cứu chương 3 cho thấy: đề tài hướng vào thực hiện hai
mục tiêu, xây dựng biện pháp để tổ chức xêmina trong dạy học hiệu quả và rèn
luyện NL nghề cho SV trong quá trình tổ chức xêmina. Vì thế, các biện pháp đã
xây dựng có sự liên kết trong một cấu trúc hoạt động của xêmina ứng với từng
giai đoạn cụ thể; nó có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau để đem
lại hiệu quả cao nhất cho quá trình tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH ở
đại học theo tiếp cận NL.
20
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM
4.1.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm
4.1.1.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm nghiệm tính khoa học của giả thuyết và tính khả thi của các biện
pháp tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL.
4.1.1.2. Đối tượng thực nghiệm
- Đối tượng: SVSP của Trường Đại học Cần Thơ
+ Thực nghiệm lần 1 (Từ tháng 08/2011 đến tháng 12/2011): 90 SVSP
của 2 nhóm lớp học phần GDH. Trong đó, nhóm SP008001 là lớp thực nghiệm
(TN1), nhóm SP008002 là lớp đối chứng (ĐC1).
+ Thực nghiệm lần 2 (Từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012): 80 SVSP
của 2 nhóm lớp học phần GDH, nhóm SP079003 là lớp thực nghiệm (TN2),
nhóm SP079005 là lớp đối chứng (ĐC2).
4.1.1.3. Nội dung thực nghiệm
Đối với nhóm lớp thực nghiệm, chúng tôi tổ chức xêmina trong dạy học
môn GDH theo tiếp cận NL áp dụng các biện pháp đã xây dựng. Lớp ĐC, tổ
chức xêmina trong dạy học GDH không áp dụng các biện pháp trên.
4.1.1.4. Tiến trình thực nghiệm
♦ Bước 1: Chuẩn bị trước thực nghiệm
♦ Bước 2: Thiết kế chương trình thực nghiệm
♦ Bước 3: Triển khai thực nghiệm
♦ Bước 4: Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
♦ Bước 5: Tổng kết thực nghiệm
4.1.1.5. Điều kiện thực nghiệm
4.1.2. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực nghiệm
4.1.2.1. Kết quả học tập học phần GDH của SV
4.1.2.2. Mức độ phát triển một số NL nghề của SV khi tổ chức xêmina trong
dạy học GDH theo tiếp cận NL: Các biểu hiện của một số NL nghề, Tiêu chí
đánh giá NL, Thang đánh giá.
4.1.2.3. Đo hứng thú và mức độ tham gia xêmina trong dạy học GDH của SV
4.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm lần 1
4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm lần 2
Phân tích kết quả thực nghiệm lần 1 và lần 2 về các biện pháp tổ chức
xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL, chúng tôi có thể khẳng định
rằng mục tiêu thực nghiệm đã đạt được.
- Kết quả học tập học phần GDH của SV lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so
với SV lớp đối chứng.
21
- Sau khi được tổ chức thực nghiệm, khả năng thực hiện một số NL nghề
của SV cũng được nâng lên đáng kể và cao hơn so với lớp đối chứng Trong các
giờ xêmina trên lớp, SV lớp thực nghiệm thể hiện tích cực hơn, các em biết tổ
chức các hoạt động của nhóm một cách nghiêm túc, trình bày vấn đề khoa học,
lôgic, chặt chẽ và bảo vệ ý kiến tương đối tốt. Trong quá trình tranh luận, SV
biết cách thuyết phục người nghe, biết lắng nghe hiệu quả làm cho cuộc tranh
luận khoa học thực sự nghiêm túc.
- Đa số SV sau quá trình thực nghiệm đều đánh giá cao hiệu quả của các
biện pháp thực nghiệm. Vì thế, thông qua thực nghiệm đã chứng tỏ tính khả thi
của các biện pháp thực nghiệm, đảm bảo được mục tiêu đề ra, đáp ứng được
nhu cầu của SV và khả năng ứng dụng của các biện pháp vào thực tiễn dạy học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Xêmina là hình thức thảo luận khoa học, tranh luận về học thuật
nhằm khơi sâu, mở rộng vốn tri thức, tìm tòi, phát hiện chân lý hoặc chứng
minh, tìm cách vận dụng chân lý khoa học vào thực tiễn. Tổ chức xêmina trong
dạy học phát huy cao độ khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV, góp phần rèn
luyện NL nghiên cứu khoa học cho SV ở đại học.
1.2. Tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận năng lực là
quá trình GV tổ chức, điều khiển, hướng dẫn và SV trình bày, thảo luận, tranh
luận về những chủ đề xêmina môn GDH nhằm phát triển ở SV hệ thống khả
năng của người giáo viên phù hợp với mục tiêu đào tạo GV theo chuẩn đầu ra
ngành sư phạm và đảm bảo cho hoạt động sư phạm đạt hiệu quả.
1.3. Mục tiêu của xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL là
tập trung vào người học, làm cho người học tìm ra cách học, cách lĩnh hội tri
thức và phát triển một số NL cần thiết theo chuẩn đầu ra dưới sự giúp đỡ của
người dạy. Chủ đề xêmina trong dạy học môn GDH theo tiếp cận NL được xây
dựng trên cơ sở đảm bảo khi thực hiện chủ đề ấy sẽ phát triển ở SV những NL
cơ bản và NL nghề theo chuẩn đầu ra của ngành sư phạm. Khi tổ chức xêmina,
GV đảm nhận vai trò: Xây dựng, lựa chọn chủ đề xêmina dựa trên nội dung học
phần GDH theo hướng phát triển NL cho SVSP; Biên soạn giáo trình, xây dựng
kế hoạch tổ chức xêmina và công bố cho SV trước khi thực hiện; Tổ chức tập
huấn, hướng dẫn SV một số NL nhằm giúp SV có khả năng thực hiện xêmina
môn GDH một cách hiệu quả nhất; Làm trọng tài cố vấn khoa học và định
hướng quá trình tranh luận của SV; Điều phối hoạt động xêmina; Đánh giá và
hướng dẫn SV tự đánh giá kết quả xêmina. Bên cạnh đó, SV thực hiện các HĐ
chuẩn bị, thực hiện vai trò trình bày, tranh luận xêmina và tổ chức hoạt động tự
học, tự nghiên cứu các chủ đề xêmina trong DH GDH theo TCNL.
1.4. GV và SVSP ở các trường ĐH đã nhận thức rất đúng về hình thức
xêmina trong dạy học, nhận thức tương đối chính xác về tác dụng của HT
22
xêmina cũng như ý nghĩa của việc tổ chức xêmina trong dạy học GDH đối với
việc phát triển NL nghề và tạo nên sự hấp dẫn của học phần GDH. Tuy nhiên,
tổ chức xêmina trong DH môn GDH hiện nay được thực hiện với mục tiêu tổ
chức, xây dựng chủ đề xêmina, HĐ của GV - SV và đánh giá kết quả xêmina
một cách thông thường chứ chưa hướng đến việc phát triển NL cho SV. Vì
thế, dù GV đánh giá khả năng phát triển NL cho SV khi tổ chức xêmina trong
DH môn GDH là tốt nhưng GV cũng nhận định rằng mức độ biểu hiện NL
của SV khi tham gia xêmina chưa tốt. Hơn nữa, do còn có nhiều khó khăn đối
với GV-SV nên việc tổ chức xêmina trong dạy học GDH ở ĐH theo tiếp cận
NL chưa đạt hiệu quả.
1.5. Dựa trên cơ sở thực tiễn dạy học, đề tài xác định các biện pháp tổ
chức xêmina trong dạy học GDH theo tiếp cận NL, bao gồm: Xây dựng các chủ
đề xêmina trong dạy học môn GDH; Thiết kế quy trình tổ chức xêmina trong
dạy học môn GDH theo tiếp cận NL; Hướng dẫn sinh viên một số kĩ thuật tham
gia xêmina, Thiết lập điều kiện hỗ trợ để tổ chức xêmina.
1.6. Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm bằng việc áp dụng các
biện pháp trên, kết quả kết thúc học phần GDH của SV lớp TN được nâng cao
rõ rệt. SV không chỉ hiểu vấn đề nghiên cứu sâu sắc hơn mà NL tư duy và khả
năng vận dụng vào thực tế hơn hẳn so với SV lớp ĐC. SV cũng quen dần PP
hoạt động tư duy và sự hợp tác với các thành viên khác trên con đường khám
phá kiến thức. Tình cảm đạo đức nghề nghiệp cũng được phát triển thể hiện
trong cách ứng xử giữa các thành viên trong nhóm và khi báo cáo trước lớp.
Bên cạnh đó, khả năng thực hiện một số NL nghề của SV cũng được nâng lên
đáng kể và cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Trong các giờ xêmina trên lớp,
SV lớp TN thể hiện tích cực hơn, các em biết tổ chức các hoạt động của nhóm
một cách nghiêm túc, trình bày vấn đề khoa học, lôgic, chặt chẽ và bảo vệ ý
kiến tương đối tốt. Trong quá trình tranh luận, SV biết cách thuyết phục người
nghe, biết lắng nghe hiệu quả nên không bị xa đà hay chệch hướng và làm cho
cuộc tranh luận khoa học thực sự nghiêm túc, không có sự căng thẳng thái quá.
Kết quả TN còn cho phép nhận định rằng, SV thực sự hứng thú với học phần
GDH hơn, các em nhận thức đúng đắn hơn về học phần đào tạo nghiệp vụ quan
trọng này. Các biện pháp không chỉ giúp SV tham gia xêmina đạt kết quả tốt
mà còn giúp SV có điều kiện được rèn luyện NL nghề đáp ứng yêu cầu của
chuẩn đầu ra trình độ đại học ngành sư phạm.
1.7. Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ tính khả thi của các biện pháp thực
nghiệm, đảm bảo được mục tiêu đề ra, đáp ứng được nhu cầu của SV và khả
năng ứng dụng của các biện pháp vào thực tiễn dạy học. Với những kết quả
nghiên cứu trên, chúng tôi khẳng định rằng kết quả nghiên cứu phù hợp với giả
thuyết khoa học đã nêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
2. Kiến nghị
2.1. Bộ Giáo dục và đào tạo nhanh chóng hoàn thiện và thống nhất trong tất
cả các trường ĐHSP về khung chuẩn đầu ra trình độ đại học ngành sư phạm làm
23
cơ sở cho việc tổ chức đào tạo sư phạm theo chuẩn. Đồng thời, yêu cầu các trường
sư phạm chú ý đến các học phần nghiệp vụ trong chương trình khung để tránh sự
chênh lệch giữa khối kiến thức chuyên môn và khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm.
Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường ĐH vùng có đào
tạo sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các vùng trọng điểm.
2.2. Các trường đại học có đào tạo ngành sư phạm cần thực hiện thống
nhất, hợp lý, chú trọng đúng mức đến các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp
vụ sư phạm khi chuyển đổi sang chương trình đào tạo theo tín chỉ để thực hiện
mục tiêu đào tạo giáo viên có NL nghề nghiệp. Nhà trường cần tập trung hiện
đại hóa cơ sở vật chất và phương tiện kĩ thuật dạy học, đặc biệt đầu tư vào các
trung tâm học liệu, thư viện điện tử, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin
phục vụ quá trình tự học, tự nghiên cứu của SV. Chỉ đạo và xác định mục tiêu
đào tạo theo tiếp cận NL nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực dựa
trên chuẩn đầu ra và những hướng vận dụng vào tổ chức dạy học. Nhà trường
không ngừng khuyến khích GV đổi mới dạy học bằng cách áp dụng các hình
thức dạy học phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của SV và thông qua đó rèn
luyện NL nghề nghiệp cho SV.
2.3. GV giảng dạy môn GDH cần trang bị những kiến thức cơ bản về hình
thức xêmina và quan điểm tiếp cận NL để từ đó có khả năng vận dụng phù hợp
vào quá trình tổ chức dạy học. Thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ
năng tổ chức các hình thức dạy học một cách linh hoạt, nhạy bén, dễ dàng tạo vấn
đề, kích thích sự tò mò, khám phá của SV. Đồng thời có vốn hiểu biết sâu, rộng để
bổ sung thêm cho SV một số kiến thức khác có liên quan, tạo sự say mê, hứng thú
học tập thông qua việc tổ chức xêmina trong dạy học môn GDH.
2.4. SVSP cần nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của các học phần
nghiệp vụ trong quá trình đào tạo nghề sư phạm để có kế hoạch học tập phù
hợp. Nghiên cứu, phân tích chuẩn đầu ra, xác định những mặt mạnh và mặt yếu
của bản thân so với chuẩn đầu ra để lập kế hoạch rèn luyện hợp lý. Thực hiện
tốt vai trò chủ động, tích cực khi tham gia xêmina trong dạy học môn GDH
nhằm rèn luyện và phát triển một số NL nghề, đồng thời phát huy tốt nhất khả
năng tự học, tự nghiên cứu để trở thành một nhà khoa học, người giáo viên đạt
chuẩn trong tương lai.
24