Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tóm tắt luận án tỉnh bắc kạn trong căn cứ địa việt bắc từ năm 1942 đến năm 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.04 KB, 31 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ÂU THỊ HỒNG THẮM
TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC
TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 1954
Chuyên ngành: Lịch sử
Mã số: 62.22.54.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN HIỆN ĐẠI
HÀ NỘI, 2013
Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội -
Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mão
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê
Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Phản biện 3: PGS.TS. Đào Tố Uyên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Vào hồi:…….giờ …… phút, ngày … tháng …… năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Việt Bắc giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, Việt Bắc


đã từng là cái nôi của người Việt cổ, nơi mà từ khởi đầu cũng như suốt chiều dài lịch sử, đã phải chống trả với các thế
lực phong kiến phía bắc để bảo tồn, phát triển cộng đồng của mình và giữ vững biên cương của Tổ quốc. Trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc trở thành một địa danh nổi tiếng của
cả nước và thế giới về những đóng góp to lớn cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và chiến thắng lịch
sử Điên Biên Phủ năm 1954. Nằm ở trung tâm Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn trở thành một điểm sáng.
Thời kỳ chuẩn bị và tiến hành Cách mạng tháng Tám 1945 (1942-1945), Bắc Kạn là cầu nối quan trọng giữa các
căn cứ địa cách mạng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên, nơi gặp gỡ của các đội xung phong Nam
tiến, Tây tiến và Bắc tiến, tạo thành khu Căn cứ địa Việt Bắc rộng lớn. Bắc Kạn trong giai đoạn này, là một trong những
điểm sáng về sự giác ngộ ý thức cách mạng, xây dựng cơ sở quần chúng và phong trào trong đồng bào dân tộc ít người,
góp phần không nhỏ vào việc mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc.
Trong kháng chiến chống Pháp, do ở vào địa bàn chiến lược cơ động, nằm giữa trung tâm Căn cứ địa Việt Bắc,
nên khi tấn công căn cứ địa này, nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, Pháp không bỏ qua
mũi tấn công Bắc Kạn. Trong cuộc tấn công Việt Bắc năm 1947, Bắc Kạn là nơi quân Pháp nhảy dù xuống chiếm đóng
đầu tiên. Bảo vệ được Bắc Kạn cũng có nghĩa là bảo vệ được Căn cứ địa Việt Bắc. Ý thức được tầm quan trọng của vấn
đề, nhân dân Bắc Kạn đã đứng lên chống Pháp, sát cánh cùng nhân dân Việt Bắc, nhân dân cả nước, bảo vệ căn cứ địa
cách mạng và cơ quan đầu não kháng chiến, góp phần đáng kể vào việc giữ vững và củng cố Căn cứ địa Việt Bắc.
Do có vị trí trọng yếu trong Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn, cùng với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên,
được chọn làm ATK Trung ương. Ngay từ cuối năm 1946, huyện Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn được vinh dự tiếp nhận
nhiều cơ quan, xưởng máy, kho tàng của Trung ương. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng đã
từng sống và làm việc tại Chợ Đồn, như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí
Thanh, Nguyễn Lương Bằng Bắc Kạn có một vị trí quan trọng trong Căn cứ địa Việt Bắc nói chung, ATK Trung ương
nói riêng.
Tỉnh Bắc Kạn còn là nơi được giải phóng đầu tiên trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (ngày 09
tháng 8 năm 1949), cũng là nơi thực hiện chế độ dân chủ khá sớm trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa -
giáo dục trong Căn cứ địa Việt Bắc. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc củng cố khu Căn cứ địa Việt Bắc.
Bắc Kạn là nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp, tự túc. Ở
vùng rừng núi có nguồn lâm thổ sản dồi dào cả về thực vật và động vật, như: măng, nấm, trám, bứa, sa nhân, mật ong và
các loại gỗ, nứa, mây, song Nơi đây còn có các loại khoáng sản có thể khai thác cho công nghiệp phục vụ kháng chiến.
Hơn nữa, nhân dân Bắc Kạn lại có truyền thống lao động cần cù và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Những điều kiện đó
đã góp phần nâng vị thế của Bắc Kạn trong hệ thống các căn cứ cách mạng trong Căn cứ địa Việt Bắc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Bắc Kạn vừa làm nhiệm vụ của hậu phương, vừa làm nhiệm vụ của tiền
tuyến và giành được nhiều chiến công vang dội, bảo vệ vững chắc Căn cứ địa Việt Bắc, góp sức cùng nhân dân cả nước
kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng quê hương.
Xuất phát từ những điều trình bày trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm
1942 đến năm 1954” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu, là tỉnh Bắc Kạn, trong đó chú trọng đến các cơ sở cách mạng trên các phương diện chính
trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang trong mối liên hệ với Căn cứ địa Việt Bắc thời kỳ (1942-1954)
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở cách mạng nói riêng, phong trào quần chúng nói chung ở
Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1945.
- Làm rõ sự ra đời, phát triển của CCKC (căn cứ kháng chiến) và phong trào đấu tranh ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa
Việt Bắc từ năm 1946 đến năm 1954.
- Làm rõ vị trí, vai trò và đóng góp của Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian, luận án nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, do yêu cầu của đề tài, như đã đề cập,
là đặt Bắc Kạn trong mối quan hệ qua lại với khu vực Căn cứ địa Việt Bắc, cụ thể, là các tỉnh trực tiếp liên quan, như:
Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên. Vì vậy, không gian nghiên cứu, ở chừng mực nào đó, sẽ
được mở rộng sang các tỉnh ngoài Bắc Kạn.
- Về thời gian, luận án giới hạn từ năm 1942 - mốc bắt đầu hình thành cơ sở cách mạng đầu tiên ở tỉnh Bắc Kạn
đến năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, kết thúc sự hoạt động của Căn cứ địa Việt Bắc.
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Những tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.V.Lênin về chiến tranh nhân dân; tài liệu văn kiện của
Đảng và Nhà nước, những bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhà hoạt động chính trị và quân sự như
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng Những nguồn tài liệu này giúp chúng tôi có cơ sở lý luận để hoàn
thành công trình nghiên cứu.
- Các công trình nghiên cứu lịch sử xã hội nhân văn liên quan đến cuộc Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống

Pháp. Hồi ký của các đồng chí lãnh đạo cách mạng, các bậc lão thành cách mạng. Tư liệu gốc gồm những báo cáo năm
về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quân sự của Bắc Kạn từ năm 1942 đến năm 1954 mà luận án đề cập,
được lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia I; Trung tâm lưu trữ Quốc gia III; Lưu trữ Trung ương Đảng; Ban nghiên cứu
lịch sử tỉnh Bắc Kạn; Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Thái Nguyên; Ban tổng kết lịch sử, công tác Đảng, công tác chính trị
Quân khu I; Thư viện Tỉnh đội Bắc Kạn.
- Tài liệu điền dã của tác giả ở địa phương.
Ngoài ra, chúng tôi còn có những cuộc tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các cán bộ lão thành cách mạng tỉnh Bắc
Kạn đã từng hoạt động trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp. Những ý kiến đó là nguồn tư liệu quí, rất được trân
trọng và sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, luận án dựa trên quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng cơ sở và chiến tranh cách
mạng để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.
Là một vấn đề lịch sử địa phương, khi nghiên cứu đề tài “Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942
đến năm 1954”, chúng tôi chú ý sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic:
- Với phương pháp lịch sử, chúng tôi sử dụng phương pháp này để mô tả, trình bày một cách khách quan diễn biến
các sự kiện lịch sử theo tiến trình thời gian.
- Phương pháp logic và sự kết hợp với phương pháp lịch sử, là phương pháp hay được sử dụng khi nghiên cứu một
vấn đề lịch sử. Phương pháp này giúp chúng tôi khái quát được một vấn đề lịch sử, rút ra đặc điểm, tính chất của vấn đề
đó.
- Để tăng thêm tính khách quan khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn tiến hành khảo sát thực địa, phỏng vấn nhân
chứng lịch sử.
- Do yêu cầu của đề tài, cách tiếp cận vấn đề cần giải quyết trong Luận án là phải luôn đặt lịch sử của Bắc Kạn
trong mối quan hệ qua lại với lịch sử phát triển của Căn cứ địa Việt Bắc ở từng khía cạnh, từng thời điểm lịch sử.
4. Đóng góp của luận án
Về mặt khoa học, luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm một thời kỳ lịch sử sống động của khu Căn cứ
địa Việt Bắc nổi tiếng; làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở cách mạng, căn cứ kháng chiến ở Bắc Kạn
từ năm 1942 đến năm 1954 trong mối quan hệ qua lại với Căn cứ địa Việt Bắc; làm rõ vị trí, vai trò của tỉnh Bắc Kạn
trong Căn cứ địa Việt Bắc (1942-1954), cụ thể những đóng góp của tỉnh Bắc Kạn đối với Căn cứ địa Việt Bắc thời kỳ
luận án đề cập. Nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 còn góp phần làm sáng
tỏ thêm đường lối lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc và cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ là những gợi mở góp phần vào việc bảo vệ và
xây dựng quê hương trong bối cảnh luôn phải đối phó với kẻ thù bên ngoài; kết luận từ thực tiễn nghiên cứu tỉnh Bắc
Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954, cũng như việc bổ sung, tập hợp tài liệu mới vào nguồn tài
liệu lịch sử địa phương, góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các tầng
lớp nhân dân Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần vào việc nghiên cứu biên soạn các bài giảng lịch sử
địa phương ở tỉnh Bắc Kạn.
5. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án.
Chương 2: Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa cách mạng Việt Bắc từ năm 1942 đến cuối năm 1946
Chương 3: Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc giai đoạn từ cuối năm 1946 đến năm1954
Chương 4: Vị trí và vai trò của tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954
1.1.1. Các công trình đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng về Căn cứ địa
- Công trình: “Bàn về chiến tranh nhân dân” (1966) của các tác giả: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ
Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào đưa ra những lý luận về căn cứ địa, về chiến lược, sách
lược để xây dựng Căn cứ địa Việt Bắc.
- Cuốn sách: “Từ nhân dân mà ra” (1969) của Võ Nguyên Giáp trình bày chủ tương của Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc lựa chọn Việt Bắc để xây dựng căn cứ địa cách mạng.
- Công trình: “Những sự kiện lịch sử Đảng (1930 – 1945)” (1976) do Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương
biên soạn. Cuốn sách đã tập hợp những nội dung về chủ trương, đường lối của Đảng và của Hồ Chí Minh trong chỉ đạo
xây dựng căn địa cách mạng,
1.1.2. Những công trình nghiên cứu chung, có nội dung liên quan đến các vấn đề của Luận án
- Cuốn sách: “Những chặng đường lịch sử” (1977) của Võ Nguyên Giáp trình bày quan điểm, chủ trương xây
dựng Căn cứ địa Việt Bắc, xây dựng lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh.
- Năm 1990, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn: “Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-

1975) (Tập 1). Cuốn sách viết về chiến tranh nhân dân trên địa bàn Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược 1945 – 1954, trong đó Bắc Kạn được nhắc tới với những chiến dịch tiêu biểu.
- Nguyễn Thị Nguyền (2001), “Lực lượng vũ trang cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc trong cuộc vận động giải
phóng dân tộc (1940 – 1945)” - Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn đã
nghiên cứu khá công phu về quá trình hình thành của lực lượng vũ trang cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc từ năm 1940 đến
năm 1945,
- Năm 2004, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Thái Nguyên đã kết
hợp nghiên cứu: “Từ A.T.K Thái Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, công trình đã xác định rõ vị trí của An
toàn khu.
- Trần Đức Cường (Chủ biên) với công trình: “Địa chí Thái Nguyên”, (2009) Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là
công trình khoa học công phu đề cập đến sự phát triển toàn diện của tỉnh Thái Nguyên, trong đó phần lịch sử có đề cập đến
căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, phong trào Nam tiến - Bắc tiến, ATK Trung ương, Những vấn đề này được viết rất cô đọng.
Song, chúng tôi có thể tham khảo để thấy được sự tác động qua lại giữa cơ sở cách mạng cũng như CCKC ở Bắc Kạn với
Căn cứ địa Việt Bắc.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung Luận án
- Cuốn sách: “Căn cứ địa Việt Bắc (1940 – 1945) (1995), do TS. Hoàng Ngọc La biên soạn viết về Căn cứ địa
Việt Bắc thời kỳ 1940 - 1945. Cuốn sách trình bày khá đầy đủ về Căn cứ địa Việt Bắc. Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách
chỉ dừng lại những nét khái quát, tiêu biểu, chưa phản ánh được vị trí, vai trò.
- Các cuốn sách: “Lịch sử đấu tranh cách mạng Ngân Sơn (1939-1954)” (1990), “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ
Đồn (1930-1954)” (1993); “Lịch sử Đảng bộ thị xã Bắc Kạn” (1996), “Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông 1930-
1975” (1996); “Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể 1930-1945” (1998); “Lịch sử Đảng bộ huyện Na Rì (1930-1975)”
(2000) do các huyện ủy, thị ủy nghiên cứu và biên soạn đã dựng lại bức tranh sinh động về quá trình xây dựng lực lượng và
cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc ở các huyện và thị xã thuộc tỉnh Bắc Kạn.
- Cuốn sách: “Con đường Nam tiến” (1995) của Nông Văn Quang khái quát những sự kiện quan trọng của quá
trình xây dựng và phát triển lực lượng Việt Minh ở Việt Bắc.
- Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành cuốn: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn” (Tập 1). Công trình
dựng lại bức tranh về truyền thống, tinh thần anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ Bắc Kạn .
- Đinh Thị Hồng Thu: “Lực lượng vũ trang Bắc Kạn trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954” (2000) - Luận
văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn đã dựng lại quá trình phát triển và chiến đấu trực

tiếp của lực lượng vũ trang Bắc Kạn.
- Công trình: “Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) (2001), do Bộ Chỉ huy quân
sự tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu và biên soạn. Nội dung cuốn sách trình bày toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
của quân và dân Bắc Kạn từ 1945 – 1954.
- TS. Nguyễn Xuân Minh với đề tài: “Tìm hiểu An toàn khu Trung ương trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954)” (Đề tài nghiên cứu cấp bộ. Mã số B91-26-09), đã tập trung làm rõ vị trí – địa phận của An toàn
khu Trung ương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Lương Thị Hằng: “Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Bắc Kạn
(1941 - 1945)” (2009), luận văn thạc sĩ. Luận văn đã khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn,
1.2 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm
1954
Các công trình trên đã phán ánh khá đầy đủ, toàn diện về Căn cứ địa Việt Bắc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, giành chính quyền cách mạng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Tuy nhiên, chưa có
công trình nào nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc một cách toàn diện và có hệ thống, nghĩa là chưa đặt
tỉnh Bắc Kạn với tư cách là một căn cứ cách mạng, căn cứ kháng chiến trong mối tác động qua lại với Căn cứ địa Việt
Bắc, cũng như vai trò của Bắc Kạn trong mối quan hệ đó. Với luận án này, chúng tôi sẽ tiếp tục quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu sâu hơn về tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954.
Chương 2
TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG VIỆT BẮC
TỪ NĂM 1942 ĐẾN CUỐI NĂM 1946
2.1. Vị trí địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá – xã hội và truyền thống đấu tranh của các dân tộc Bắc
Kạn
2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc khu vực phía Bắc Tổ quốc, vừa có vị trí trung tâm - một vị trí chiến lược trong
Căn cứ địa Việt Bắc, vừa có những đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ cách mạng, góp phần quan
trọng vào việc phát triển Căn cứ địa Việt Bắc.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Về kinh tế, Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp, tự túc.
- Về xã hội, Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi, đất rộng người thưa.

2.1.3. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm
Sinh tụ ở một địa bàn chiến lược quan trọng, gần biên giới, đồng bào các dân tộc Bắc Kạn sớm tự ý thức được sự tồn tại
và phát triển của mình. Dựng cờ khởi nghĩa, chống ách áp bức, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương Tổ quốc, đã
trở thành truyền thống quí báu của đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn.
Những điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh trên đây là tiền đề cho sự ra đời những cơ sở
đầu tiên của xây dựng căn cứ cách mạng ở Bắc Kạn.
2.2. Quá trình hình thành và phát triển các cơ sở cách mạng ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm
1942 đến trước khi Nhật đảo chính Pháp (09-03-1945)
2.2.1. Vài nét về quá trình hình thành Căn cứ địa Việt Bắc
- Khái niệm căn cứ địa: “Là chỗ đóng quân của du kích để tiến có thể đánh quân địch, lui có thể giữ được thực lực của
mình. Nói một cách khác, căn cứ địa, là nơi có thế hiểm, vừa lợi cho việc tiến công, vừa lợi cho việc phòng ngự của quân du
kích”
- Vị trí chiến lược của Việt Bắc: Việt Bắc, bao gồm 06 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang và Hà Giang. Phía nam Việt Bắc là vùng trung du, đồng bằng từ Thái Nguyên đến Hà Nội khoảng 80 km. Phía
Bắc Việt Bắc tiếp giáp với Trung Quốc trên tuyến biên giới dài 751 km, đi qua 15 huyện, 97 xã với nhiều cửa khẩu và
hàng trăm lối mòn thông thương. Đó là địa bàn hoạt động rất thuận lợi của cách mạng, dễ tạo nên mối liên hệ giữa cách
mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới, mà trực tiếp là Trung Quốc.
- Sự ra đời của căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai: Ngày 14 tháng 10 năm 1940, Đội du kích Bắc Sơn được thành lập.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (tháng 5/1941) quyết định duy trì và phát triển cơ sở du kích Bắc Sơn - Võ Nhai
- Sự ra đời của căn cứ địa Cao Bằng: Cuối năm 1940, đồng chí Hồ Chí Minh về đến Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung
Quốc), qua tìm hiểu, Người định Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng
Như vậy, hình hài của Căn cứ địa Việt Bắc được hình thành từ hai căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai (Lạng Sơn - Thái
Nguyên) do Trung ương trực tiếp chỉ đạo và Cao Bằng do đồng chí Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo từ năm 1940, phát
triển mạnh trong năm 1942, nhất là ở Cao Bằng. Từ hai căn cứ cách mạng này, phong trào cách mạng lan tỏa ra khắp Căn cứ
địa Việt Bắc, mà trước tiên là Bắc Kạn.
2.2.2 Những cơ sở cách mạng đầu tiên ở Bắc Kạn năm 1942
- Cơ sở cách mạng Ba Bể: Cuối năm 1942, Ban Chấp hành Việt Minh xã Cao Minh liên ba xã: Cao Tân, Cổ Linh,
Cao Thượng được thành lập. Đó là những cơ sở Việt Minh đầu tiên của huyện Ba Bể
- Cơ sở cách mạng Ngân Sơn: Tháng 5-1942, cơ sở Việt Minh được xây dựng đầu tiên ở xã Thượng Ân và Cốc
Đán, sau đó là Tô Khê. Đó là bàn đạp quan trọng để sang năm 1943, phong trào Việt Minh từ huyện Ngân Sơn phát triển

sang các xã miền đông của huyện Ba Bể và chân núi Phia Bioóc
2.2.3 Sự mở rộng và phát triển của các cơ sở cách mạng từ năm 1943 đến tháng 3 năm 1945
* Cơ sở cách mạng Ngân Sơn: Đầu tháng 9-1943, các xã Thượng Ân, Cốc Đán, Tô Khê, đã thành lập Ban chấp
hành Việt Minh xã. Phong trào cách mạng ở Ngân Sơn phát triển mạnh đã đưa tới sự ra đời của Chi bộ Chí Kiên (tháng
9-1943). Đây là chi bộ đầu tiên ở Ngân Sơn, đồng thời là chi bộ đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn. Tháng 10-1943, Ban Chấp
hành Việt Minh tổng Chí Kiên được thành lập
* Cơ sở cách mạng Chợ Rã (Tức Ba Bể).
- Ảnh hưởng từ con đường Nam tiến: Tháng 3 năm 1943, một mũi Nam tiến do đồng chí Nông Văn Quang phụ
trách từ Ngân Sơn xuống xây dựng cơ sở Việt Minh ở xã Phúc Lộc, Lủng Cháng (Hà Hiệu), Chu Hương, Mỹ Phương
- Ảnh hưởng từ con đường Tây tiến: Mùa hè năm 1943, Tây tiến (từ Nguyên Bình - Cao Bằng đánh thông qua
vùng cao Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang lên biên giới Việt - Trung) đã đến phía bắc Ba Bể. Từ trung tâm xã Cao
Minh, phong trào phát triển ra hầu khắp các xã phía bắc huyện Chợ Rã
* Cơ sở cách mạng Chợ Đồn.
- Ảnh hưởng từ con đường Nam tiến: cán bộ Nam tiến đã xây dựng thành công nhiều cơ sở cách mạng ở Quang
Bạch, Bản Thi, Ngọc Phái, Nghĩa Tá Như vậy, “Con đường quần chúng” từ Nguyên Bình (Cao Bằng) xuống Ngân Sơn
sang Chợ Rã xuống Chợ Đồn; con đường từ Ngân Sơn xuống Bạch Thông vào Chợ Đồn đã được khai thông. Những cơ sở
của mặt trận Việt Minh, cùng với các đội tự vệ và tự vệ chiến đấu phát triển nhanh chóng.
- Ảnh hưởng từ con đường Bắc tiến: tháng 8 - 1943, tổ Cứu quốc quân xây dựng được cơ sở cách mạng ở các xã
Nghĩa Tá, Đại Sảo, Bình Trung. Đến đầu tháng 9 - 1943, đồng bào ở tổng Nghĩa Tá và Đông Viên đều gia nhập Hội Việt
Minh.
Do những hoạt động tích cực của các mũi xung phong Nam tiến và Bắc tiến, tháng 10 -1943, hai đội quân tiến và Bắc
tiến gặp nhau ở xã Nghĩa Tá (Chợ Đồn).
* Cơ sở cách mạng Bạch Thông: Mùa hè năm 1943, lực lượng Nam tiến đã xây dựng được cơ sở ở các xã Quân
Bình, Lục Bình
Nằm trong hệ thống của Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn, xét về vị trí địa lý tự nhiên, điều kiên kinh tế - xã hội
và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, có đủ điều kiện để hình thành các căn cứ cách mạng trên địa bàn tỉnh. Chính
những tiền đề này cùng với ảnh hưởng từ phong trào cách mạng của Cao Bằng và Thái Nguyên đã tạo thuận lợi cho việc
hình thành cơ sở cách mạng ở Chợ Rã, Ngân Sơn năm 1942, rồi sau đó mở rộng và phát triển sang các khu vực khác,
như Chợ Đồn, Bạch Thông. Như vậy, các cơ sở cách mạng hầu như bao trùm toàn bộ khu vực tỉnh Bắc Kạn.
2.2.4. Cơ sở cách mạng Bắc Kạn với các cơ sở khác trong Căn cứ địa Việt Bắc

Các cơ sở cách mạng ở Bắc Kạn, là một trong những cầu nối để các đội quân Nam tiến, Bắc tiến, Đông tiến, Tây
tiến khai thông các căn cứ cách mạng, tạo thành hệ thống liên hoàn trong Căn cứ địa Việt Bắc. Kết quả trực tiếp của Bắc
tiến qua Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã mở rộng khu Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.
Các mũi Bắc tiến của Cứu quốc quân từ Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang) lên Chợ
Đồn (Bắc Kạn) để đón Nam tiến và từ Bắc Sơn (Lạng Sơn) lên Tràng Định để đón Đông tiến từ Cao Bằng xuống, cho
tới cuối năm 1943, đã gặp nhau tại nhiều địa điểm trong Căn cứ địa Việt Bắc.
Như vậy, từ các khu căn cứ địa có tính chất đơn lẻ, thực hiện chủ trương của Hồ Chí Minh và các nghị quyết về
việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa của Đảng, các khu căn cứ địa ở Việt Bắc không ngừng phát
triển lực lượng, mở rộng địa bàn. Kết quả dẫn đến “Một hành lang chính trị được đánh thông nối liền hai căn cứ địa
cách mạng lớn ở miền Bắc nước ta: căn cứ địa Cao Bằng và căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, tạo điều kiện cho việc ra đời
Khu giải phóng sau này”
2.3. Bắc Kạn và các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc giai đoạn từ tháng 3/1945 đến cuối năm 1946
2.3.1. Khởi nghĩa từng phần trong cao trào chống phát xít Nhật
- Tại Bắc Kạn: Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, chính quyền tay sai của Pháp ở nông thôn bị suy yếu, tê liệt. Chớp
lấy cơ hội thuận lợi, các lực lượng võ trang và nhân dân các dân tộc đã nổi dậy giành lấy chính quyền. Chỉ trong một thời
gian rất ngắn, trừ thị xã và vài xã ở ngay gần thị xã, còn toàn tỉnh đã trở thành cơ sở cách mạng.
Hầu như cùng một thời gian, cùng với Bắc Kạn, các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc (Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang) đồng loạt ra quân. Sự thắng lợi của khởi nghĩa từng phần ở các tỉnh đã tạo nên điều kiện
thuận lợi chung, tác động lẫn nhau giữa các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc trong khởi nghĩa từng phần. Vùng giải phóng
của căn cứ địa chẳng những được giữ vững mà còn được mở rộng.
Như vậy, cùng với các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc, trong cao trào chống Nhật, cứu nước quân dân Bắc Kạn đã
giành được những thắng lợi quan trọng, góp phần củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc.
Thắng lợi khởi nghĩa từng phần ở Căn cứ địa Việt Bắc, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Bắc Kạn, đồng thời
đưa tới sự ra đời của khu giải phóng - đỉnh cao của sự phát triển toàn diện Căn cứ địa Việt Bắc.
2.3.2. Tổng khởi nghĩa
Tháng 8 - 1945, tình thế cách mạng trực tiếp đã xuất hiện.
- Tại Bắc Kạn: Ngày 23 - 8 - 1945, Bắc Kạn hoàn toàn giải phóng.
Hầu như cùng một thời gian, các tỉnh khác trong Căn cứ địa Việt Bắc đều đồng loạt nổi dậy giành chính quyền.
- Tại Tuyên Quang
- Tại Thái Nguyên

- Tại Cao Bằng
- Tại Lạng Sơn
- Tại Hà Giang
Vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng còn non trẻ đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, như: nạn lũ lụt và hạn
hán, nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm.
Trong bối cảnh chung của tình hình đất nước, tỉnh Bắc Kạn cũng gặp không ít khó khăn, thử thách.
Như vậy, cùng với các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn đã giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa
tháng Tám 1945. Thắng lợi của quân và dân Bắc Kạn, là sự thể hiện thắng lợi của một khâu quan trọng trong hệ thống
Căn cứ địa Việt Bắc, và sẽ góp phần không nhỏ vào việc củng cố khu căn cứ kháng chiến Việt Bắc trong những năm tiếp
theo.
Tiểu kết
Nằm trong hệ thống của Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn, xét về vị trí địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, có đủ điều kiện để hình thành các căn cứ cách mạng trên địa bàn tỉnh. Chính
những tiền đề này, cùng với ảnh hưởng từ phong trào cách mạng của Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên, đã tạo thuận
lợi cho việc hình thành cơ sở cách mạng ở Ba Bể, Ngân Sơn năm 1942, rồi sau đó mở rộng và phát triển sang các khu
vực khác, như Chợ Đồn, Bạch Thông. Như vậy, các cơ sở cách mạng đã lan rộng hầu như toàn bộ Bắc Kạn, chỉ trừ châu
Na Rì. Cho đến trước khi diễn ra Cách mạng tháng Tám 1945, những cơ sở trên đây trở thành những cơ sở vững mạnh
trong hệ thống Căn cứ địa Việt Bắc.
Kể từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945), cùng với các cơ sở cách mạng trong Căn cứ địa Việt Bắc, các
cơ sở cách mạng ở Bắc Kạn đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền từ tay thực dân Pháp và thu được thắng lợi lớn.
Chỉ từ tháng 3 đến tháng 5 - 1945, chính quyền tay sai cấp huyện, cấp xã của Pháp ở Bắc Kạn nói riêng, Căn cứ địa Việt
Bắc nói chung, thuộc về lực lượng cách mạng.
Lo ngại trước tình thế cách mạng đang dâng cao, phát xít Nhật mở nhiều cuộc càn quét vào các châu đã được giải
phóng trong Căn cứ địa Việt Bắc, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, thành lập bộ máy chính quyền tay sai của chúng,
nhưng không đem lại kết quả. Trong bối cảnh chung của khởi nghĩa giành chính quyền từng phần, chiến thắng của quân
và dân Bắc Kạn không những tạo ra một địa bàn cơ sở cách mạng rộng lớn ngay trên quê hương, mà còn góp phần quan
trọng vào thắng lợi chung của Căn cứ địa Việt Bắc với sự ra đời Khu giải phóng, thắng lợi của Tổng khởi nghĩa trong
Cách mạng tháng Tám 1945 và công cuộc gìn giữ chính quyền sau đó.
Chương 3
TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC

TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954
3.1. Xây dựng căn cứ kháng chiến Bắc Kạn (cuối năm 1946 - 10/1947)
Các huyện: Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Sơn Dương, Chiêm Hóa (Tuyên Quang), mà
trung tâm là Định Hóa, Chợ Đồn, Sơn Dương, Yên Sơn được chọn làm nơi xây dựng An toàn khu (ATK) của Trung
ương. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến mùa thu năm 1947, quân và dân Bắc
Kạn đã củng cố vững chắc CCKC ở địa bàn tỉnh mình trên các mặt: quân sự, chính trị, văn hóa - xã hội.
3.2. Bắc Kạn kháng chiến bảo vệ, củng cố căn cứ địa (10/1947-8/1949)
3.2.1. Bắc Kạn kháng chiến bảo vệ căn cứ địa trong cuộc tấn công Thu - Đông năm 1947 của thực dân Pháp
Thu Đông 1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, loại trừ
bộ đội chủ lực của ta ra khỏi vòng chiến đấu, chiếm đóng khu căn cứ địa Trung ương,…
Sáng sớm ngày 7-10-1947, tại thị xã Bắc Kạn, quân Pháp cho quân nhảy dù ồ ạt xuống các cao điểm khống chế thị
xã.
Trước sự tấn công ngày càng mạnh của quân và dân Bắc Kạn, quân Pháp buộc phải rút khỏi một số vị trí. Đặc biệt,
ngày 15-12-1947, tiểu đoàn 102 thuộc trung đoàn 165 đánh một trận phục kích xuất sắc tại đèo Giàng trên quốc lộ số 3
(km 187 - 188). Sau trận đèo Giàng, ngày 19-12-1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, đánh dấu một bước thất
bại mới trong chiến dịch đánh phá khu căn cứ kháng chiến nói riêng, trong cuộc chiến tranh xâm lược đất nước ta nói
chung.
Bắc Kạn vừa là nơi mở màn của cuộc chiến đấu bảo vệ Căn cứ địa Việt Bắc, vừa là nơi kết thúc cuộc chiến đấu
bằng trận thắng lớn.
Cuộc chiến đấu bảo vệ căn cứ kháng chiến Bắc Kạn nói riêng, Căn cứ địa Việt Bắc nói chung, của quân, dân Bắc
Kạn trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 kết thúc thắng lợi. ATK Trung ương được an toàn đã khích lệ
quân, dân Bắc Kạn bước vào cuộc chiến đấu mới đầy khó khăn và gian khổ.
3.2.2. Tập trung lực lượng đánh Pháp ra khỏi Căn cứ Bắc Kạn, tiếp tục củng cố CCKC, đảm bảo an toàn cho
ATK Trung ương (1948-1949).
Cuộc tấn công Căn cứ địa Việt Bắc, Thu - Đông 1947 của Pháp bị thất bại. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt
Bắc. Sang năm 1948, Pháp chuyển hướng chiến lược sang đánh lâu dài,
Trước tình hình đó, ngày 15-01-1948, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng. Hội nghị chủ
trương phát triển dân quân, du kích khắp nơi, nhất là trong vùng địch kiểm soát, đồng thời, tùy theo tình thế tập trung,
đánh tiêu diệt địch, quét những đồn lẻ của giặc, bắt địch thu hẹp địa bàn … đuổi địch ra khỏi Việt Bắc, trước hết ra khỏi
Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai.

Tháng 02-1948, Bắc Kạn tổ chức Hội nghị dân quân toàn tỉnh lần thứ nhất tại Thượng Minh - Chợ Rã. Hội nghị
quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương mở rộng (15/01/1948) và công điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Các trận đánh của quân và dân Bắc Kạn trên đường số 3 đã gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Sáng sớm ngày 9-8-
1949, quân pháp chia thành từng toán rút khỏi thị xã Bắc Kạn.
Như vậy, sự phối hợp tác chiến của các tỉnh bạn đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân Bắc Kạn.
Và việc Pháp phải rút khỏi Bắc Kạn - nơi mà chúng coi là “Con dao găm kề gáy đối phương” là một thắng lợi lớn của
quân dân Bắc Kạn nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt đối với sự an toàn của Căn cứ địa Việt Bắc. Sự kiện này có ý
nghĩa rất lớn trong việc từng bước làm thất bại âm mưu của Pháp, ngăn chặn những hành động chống phá của bè lũ tay
sai phản động, bảo vệ an toàn Căn cứ địa Việt Bắc, giữ vững thành quả Cách mạng tháng Tám.
3.3. Phát triển hậu phương kháng chiến (1950-1954)
3.3.1. Củng cố hệ thống chính trị, tăng cường đoàn kết dân tộc
Ngay sau khi Bắc Kạn được giải phóng hoàn toàn (tháng 8-1949), công việc đầu tiên của Đảng bộ tỉnh, là nhanh
chóng ổn định tình hình, củng cố, kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp.
Tháng 10 - 1949, nhân dân Bắc Kạn đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện
quyền làm chủ, xây dựng chính quyền cách mạng.
3.3.2. Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
* Kinh tế
- Phát động phong trào “Tích cực tăng gia sản xuất cứu đói”, “Toàn dân canh tác”, tích cực khai hoang phục hóa;
đẩy mạnh sản xuất tiết kiệm; trồng ngô, khoai, sắn; đưa giống lúa Nam Ninh ngắn ngày, năng suất cao vào gieo trồng…
Tính đến năm 1950, toàn tỉnh đã cấy được 15.970 mẫu lúa. Đến năm 1954, phong trào cấy giống lúa Nam Ninh cũng lên
mạnh. Trong số 103 xã, có 85 xã cấy giống lúa Nam Ninh, diện tích lên tới 6.731 mẫu, thu được 701 tấn 808 Kg thóc.
- Về chăn nuôi lấy sức kéo trong giai đoạn này, tỉnh Bắc Kạn đạt được một số kết quả.
- Khai thác lâm thổ sản cũng được chú ý.
- Tiểu thủ công nghiệp cũng được khôi phục và phát triển.
- Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh từng bước phát triển.
Những thành tựu mà nhân dân Bắc Kạn đạt được trên mặt trận kinh tế đã thực sự làm cho tỉnh trở thành một tỉnh
căn cứ hậu phương kháng chiến có tiềm lực vật chất, đóng góp ngày càng nhiều cho tiền tuyến.
* Xã hội
- Sự phát triển của ngành giáo dục đã thực sự góp phần nâng cao dân trí cho thanh, thiếu niên tỉnh Bắc Kạn.
- Về văn hóa - xã hội, hoạt động thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh.

Những thành tích trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của quân và dân Bắc Kạn từ sau ngày giải
phóng đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp góp phần đáng kể củng cố Căn cứ địa Việt Bắc, ổn định dần đời sống
vật chất tinh thần của nhân dân, củng cố hậu phương phục vụ tiền tuyến.
3.3.3. Xây dựng lực lượng vũ trang
- Về bộ đội địa phương
- Về dân quân du kích.
- Về công tác tuyển quân
3.3.4. Đấu tranh chống phỉ, củng cố hậu phương Căn cứ địa Việt Bắc
Sau khi Bắc Kạn được giải phóng, cuộc vận động tiễu phỉ phát triển thuận lợi.
Mùa hè năm 1954, Bắc Kạn kết thúc thắng lợi công tác tiễu phỉ. Lực lượng vũ trang đã cùng với các ngành, các
đoàn thể quần chúng đưa vùng đất hiểm yếu phía bắc Bắc Kạn trở lại ổn định.
Tiểu kết
Trong những năm đầu kháng chiến (1946-1949), lực lượng địch tập trung tấn công, hòng tiêu diệt Căn cứ địa Việt
Bắc, trong đó Bắc Kạn là tâm điểm, nhưng chúng đã bị thất bại hoàn toàn. Bắc Kạn trở thành tỉnh đầu tiên được giải
phóng trong kháng chiến chống Pháp. Sự kiện đó đánh dấu một thắng lợi quan trọng của quân và dân Bắc Kạn. Nhưng
điều có ý nghĩa hơn, từ đây, căn cứ địa kháng chiến được củng cố và mở rộng thêm, một phía phong tỏa của địch bị phá
vỡ, tạo điều kiện để sau này tiến tới đập tan toàn bộ vòng vây của chúng. Quân và dân Bắc Kạn bước vào thực hiện
nhiệm vụ của một tỉnh hậu phương ra sức củng cố hậu phương kháng chiến vững mạnh, bổ sung quân số cho chủ lực và
sửa cầu, đường đảm bảo giao thông luôn luôn thông suốt góp phần bảo vệ, củng cố Căn cứ địa Việt Bắc.
Kể từ khi được giải phóng, từ năm 1950 đến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp 1954, cùng với các
tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn bắt tay vào phát triển hậu phương kháng chiến và đạt được nhiều kết quả
tốt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, văn hóa - xã hội và nhất là công tác phục vụ ATK Trung
ương. Những thắng lợi này góp phần không nhỏ vào việc phát triển hậu phương kháng chiến của Căn cứ địa Việt Bắc,
trong đó vai trò của ATK Trung ương - một trong số các nhân tố quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp
của dân tộc ta.
Chương 4
VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA TỈNH BẮC KẠN
TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 1954
4.1. Bắc Kạn với việc mở rộng các căn cứ cách mạng và sự ra đời khu giải phóng
4.1.1. Bắc Kạn với việc mở rộng, phát triển các căn cứ cách mạng trong Căn cứ địa Việt Bắc

Bắc Kạn không chỉ có vị trí trung tâm - một vị trí chiến lược trong Căn cứ địa Việt Bắc, mà còn có những đặc
điểm tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ cách mạng, góp phần quan trọng vào việc phát triển Căn cứ địa Việt
Bắc.
Đồng thời, Bắc Kạn là cầu nối quan trọng giữa các căn cứ địa cách mạng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà
Giang và Thái Nguyên, nơi gặp gỡ của những đoàn quân Nam tiến, Tây tiến và Bắc tiến, tạo thành khu Căn cứ địa Việt Bắc
rộng lớn.
4.1.2. Bắc Kạn và Căn cứ địa Việt Bắc với sự ra đời Khu giải phóng và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
1945
Châu Chợ Đồn (Bắc Kạn) khi đó, là địa bàn quan trọng của phân khu B kết nối Cao Bằng với Thái Nguyên, Tuyên
Quang, tạo thành thế liên hoàn vững chắc. Đó chính là tiền đề quan trọng đưa tới sự ra đời của Khu giải phóng.
Thắng lợi của cách mạng Bắc Kạn trong cao trào chống Nhật, cứu nước và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đã tạo nên
thế và lực hết sức quan trọng, góp phần xứng đáng của mình vào Tổng khởi nghĩa tháng Tám trong cả nước.
4.2. Bắc Kạn – Một trong những trung tâm quan trọng của căn cứ kháng chiến Việt Bắc
4.2.1. Bắc Kạn - Một trong những địa bàn được chọn làm nơi xây dựng ATK Trung ương
Về địa lý, ATK Trung ương bao trùm 3 ATK của Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn. Khu vực các xã phía
nam và tây nam của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) được Trung ương Đảng và Chính phủ chọn làm ATK.
Không những thế, quân và dân Bắc Kạn, nhất là quân và dân huyện Chợ Đồn, nơi có ATK Trung ương đóng, còn
đáp ứng nhiệm vụ phục vụ ATK.
Trong 8 năm tiến hành cuộc kháng chiến (1947-1954), Bắc Kạn luôn luôn sát cánh cùng các tỉnh trong Căn cứ địa
Việt Bắc, đặc biệt với Tuyên Quang và Thái Nguyên tại ATK Trung ương và có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
4.2.2. Bắc Kạn - Nơi bắt đầu thực hiện chế độ dân chủ mới khá sớm trong Căn cứ địa Việt Bắc
Ngày 09 tháng 8 năm 1949, tỉnh Bắc Kạn được giải phóng, trở thành tỉnh đầu tiên được giải phóng trong kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cũng là nơi thực hiện chế độ dân chủ khá sớm trên các lĩnh vực chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hóa - giáo dục trong Căn cứ địa Việt Bắc. Việc xây dựng chế độ dân chủ ở Bắc Kạn đã góp phần vào sự lớn
mạnh của khu Căn cứ địa Việt Bắc.
Có thể nói, vấn đề thực hiện chế độ dân chủ mới đã được tiến hành hầu khắp trong Việt Bắc.
4.3. Bắc Kạn làm trọn nghĩa vụ hậu phương kháng chiến của một căn cứ cách mạng trong Căn cứ địa Việt
Bắc
Là địa phương đầu tiên trong cả nước được giải phóng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/8/1949), Bắc

Kạn đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, để có điều kiện đóng góp cho sự
lớn mạnh của Căn cứ địa Việt Bắc nói riêng, nhân lực, vật lực cho cuộc kháng chiến nói chung, mà trước hết, là đảm bảo
giao thông được thông suốt.
Với trọng trách làm nghĩa vụ hậu phương của một tỉnh căn cứ địa trong Căn cứ địa Việt Bắc, nhân dân các dân tộc
Bắc Kạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào thành tích của Căn cứ địa Việt Bắc nói
riêng, thắng lợi của cuộc kháng chiến nói chung.
Tiểu kết
Tỉnh Bắc Kạn, có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong Căn cứ địa Việt Bắc những năm từ 1942 đến 1954.
- Thứ nhất, do có vị trí địa lý tự nhiên, cũng như điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh chống ngoại
xâm, Bắc Kạn giữ vị thế chiến lược trong Căn cứ địa Việt Bắc. Từ Bắc Kạn - vị trí trung tâm có thể liên lạc một cách
thuận lợi, kín đáo sang các cơ sở cách mạng trong Căn cứ địa Việt Bắc và ngược lại. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và
truyền thống yêu nước của các dân tộc Bắc Kạn đáp ứng được yêu cầu về nhân lực, lương thực, thực phẩm, nguồn tài
nguyên tại chỗ của một CCCM trong Căn cứ địa Việt Bắc.
- Thứ hai, Bắc Kạn giữ vị trí quan trọng trong việc mở rộng, phát triển các CCCM trong Căn cứ địa Việt Bắc. Qua
Bắc Kạn, ta có thể phát triển lực lượng từ phía Bắc, như Cao Bằng, hoặc Lạng Sơn xuống phía Nam, như Thái Nguyên.
Lực lượng Bắc tiến, Tây tiến và Nam tiến đi đến đâu xây dựng các cơ sở cách mạng đến đó. Do Bắc Kạn có vị trí trung
tâm trong Căn cứ địa Việt Bắc, nên mỗi sự kiện diễn ra ở đây đều có tác động đến các khu vực xung quanh, mà cụ thể là
các vùng của căn Căn cứ địa Việt Bắc. Một trong những ảnh hưởng, là việc Bắc Kạn, một trong những địa phương đầu

×