Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ANH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC
CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG NÔNG THÔN
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước
Mã số

: 60-62-30

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS.ĐOÀN THU HÀ

Hà Nội – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ANH



NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC
CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG NÔNG THÔN
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2011



Phụ lục 2: Mẫu sắp xếp tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quách Ngọc Ân (1992). "Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai". Di truyền học ứng
dụng, 98(1), trang 10-16.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996). Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển
lúa lai, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997).
Đột biến - Cơ sở lý luận và ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Gấm (1996). Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm
ứng nhiệt độ. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
........
23. Võ Thị Kim Huệ (2000). Nghiên cứu chuẩn đoán và điều trị bệnh ...., Luận án
Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
28. Anderson J. E. (1985). The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case.
American Economic Review, 75(1), pp. 178-90.
29. Borkakati R. P., Virmani S. S. (1997). Genetics of thermosensitive genic male

sterility in Rice. Euphytica 88, pp. 1-7.
30. Burton G. W. (1988). Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (pennisetum
glaucum L.). Agronomic Journal 50, pp. 230-231.
32. Central Statistical Oraganisation (1995). Statistical Year Book, Beijing.
33. Institute of Economics (1988). Analysis of Expenditure Pattern of Urban
Households in Vietnam. Department of Economics, Economic Research
Report, Hà Nội.
.........


1

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật với đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông
thôn tỉnh Bắc Ninh ” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo: TS Đoàn Thu Hà – Trưởng Bộ môn Cấp Thoát nước, trường Đại học
Thủy lợi Hà nội.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo trong Nhà
trường đã truyền thụ kiến thức, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập
và làm luận văn tốt nghiệp; sự tạo điều kiện của phòng Đào tạo đại học và sau
đại học, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước – trường Đại học Thủy lợi. Nhân dịp
này, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tạo điều kiện trường Cao
đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc ninh, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn tỉnh Bắc ninh, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Tuy nhiên, do trình độ có hạn nên luận văn không tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong các Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, các bạn đồng nghiệp và
bạn đóng đóng góp ý kiến cho tác giả.
Trân trọng cám ơn!

Hà nội, 01 tháng 12 năm 2011
Tác giả

Đặng Thị Phương Anh

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1

CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CTCNSHTTNT

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông
thôn

2

CN&XD-DV-NN

Công nghiệp & Xây dựng – Dịch vụ – Nông
nghiệp


3

THCS

Trung học cơ sở

4

TP

Thành phố

5

TX

Thị xã

6

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

7

XLN

Xử lý nước


8

Vd

Ví dụ

9

VSMT

Vệ sinh môi trường

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa
quan trọng được Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm
qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề
cập đến trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước và Chính phủ, như:
Nghị quyết Trung ương VIII, Nghị quyết Trung ương IX, Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Chiến lược quốc gia Nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2000 đến 2020…
Để tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ
gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và

sức khoẻ của người dân nông thôn, nhằm góp phần thực hiện công cuộc xoá
đói giảm nghèo và từng bước hiện đại hoá nông thôn, từ năm 1999, Việt Nam
đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 1999 – 2005 theo Quyết định số
237/1998/QĐ-TTG ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Qua gần 12 năm thực hiện, với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành ở Trung ương
và nỗ lực phấn đấu của 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, đến nay các mục tiêu
chính của Chương trình đề ra đều đã cơ bản hoàn thành.
Từ năm 2001 các công trình nước sạch được xây dựng và đưa vào khai
thác tại các xã, huyện trong địa bàn tỉnh Bắc ninh. Trong quá trình khai thác,
các CTCNSHTTNT tỉnh Bắc ninh đã có hiện tượng bất thường như chất lượng
nước đầu vào bị ô nhiễm, lưu lượng nước đầu vào sụt giảm mạnh, hạng mục
công trình bị xuống cấp nhanh do thiếu kinh phí cho duy tu, bảo dưỡng, nhân
lực thiếu và yếu về trình độ và tay nghề. Những vấn đề nêu trên khi khảo sát,
thiết kế công trình đã không tính tới dẫn đến công trình không đáp ứng được
yêu cầu như trong thiết kế cũng như nhu cầu của đối tượng dùng nước.

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


4

Vì vậy để các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Bắc Ninh
phục vụ tốt nhất cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế vùng cần có
những giải pháp, biện pháp khắc phục.
Từ thực tế tại các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Bắc ninh
em lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn tỉnh Bắc

ninh” làm đề tài nghiên cứu trong đó tập trung nghiên cứu vấn đề nổi cộm
nước nguồn bị suy giảm, công trình bị xuống cấp và giám sát trạm bơm cấp
nước cho công trình cấp nước liên thôn, liên xã.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đề xuất các giải pháp khắc phục nhược điểm nhằm nâng cao hiệu quả
của các công trình cấp nước tập trung nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của các đối tượng sử dụng nước trong tỉnh Bắc ninh.
Đề xuất các giải pháp xử lý nước bị ô nhiễm tại sông Ngụ để nguồn
nước phù hợp với các công trình hiện có và giải pháp giám sát trạm bơm cấp
nước cho công trình cấp nước liên thôn, liên xã.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Các CTCNSHTTNT tại tỉnh Bắc ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nêu tổng quan về khu vực nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã
hội của tỉnh).
- Tổng quan về các mô hình cấp nước sạch trong khu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá về hiện trạng, quản lý, vận hành các công trình cấp
nước tập trung hiện có.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục và phát huy hiệu quả của công trình
cấp nước tập trung.

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


5

- Đề xuất các giải pháp xử lý nước bị ô nhiễm tại sông Ngụ tại điểm thu

nước của công trình cấp nước tập trung nông thôn Quỳnh Phú 1.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng xử lý nước tại công trình cấp
nước tập trung nông thôn Lâm Thao.
- Đề xuất giải pháp giám sát công trình cấp nước tập trung liên thôn, liên
xã.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng, thu thập các số liệu, tài liệu.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tiếp cận đáp ứng nhu cầu

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20058 ’ đến 21016 ’ vĩ độ Bắc và 105054’
đến 1060 19’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương
Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên
Phía tây giáp thành phố Hà Nội
Địa hình có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


7

Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du
(huyện Quế võ và Tiên du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300-400 m. Diện
tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện
Quế Võ và Tiên Du.
1.1.2. Khí hậu địa hình
1.1.2.1. Khí hậu
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa khá rõ
rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây,
nhiệt độ trung bình năm là 24,00C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C
(tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,40C (tháng 1). Sự chênh lệch
nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,00C.
Độ ẩm tương đối trung bình của tỉnh Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh
lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất
từ 72% đến 75% thường xẩy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
a- Lượng mưa:
Khí hậu Bắc Ninh có 2 mùa rõ rệt là: Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 10, lượng mưa trung bình tháng trên 100mm và chiếm (70-80)% lượng
mưa cả năm. Số ngày mưa trong tháng từ 13 đến 20 ngày; nhiệt độ không khí
trung bình từ 230C, trung bình cao nhất 270C, trung bình thấp nhất 200C. Mùa
khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Lượng mưa hàng năm trung bình đạt
khoảng (1240-1598) mm/năm. Biến động lượng nước mưa trong những năm
gần đây được thể hiện ở (phụ lục 1 bảng 1.1)
Bắc Ninh có độ ẩm không khí khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình vào

khoảng (94 - 98)% vào các tháng đầu năm (hay có mưa phùn) và cuối hè (mưa
nhiều nhất).
Lượng nước bốc hơi hàng năm tại các địa phương biến động từ 960mm
đến 1034mm. Trung bình toàn vùng khoảng 1000mm. Tổng lượng bốc hơi trên

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


8

toàn tỉnh sẽ đạt 797,9km3. Lượng thiếu ẩm trong thời gian này là 260,6mm, do
đó trong 5 tháng mùa khô tổng lượng thiếu ẩm toàn vùng là: 799,7km2 x
0,2606.10-3km= 208,4.10-3km3. Trong các tháng mùa mưa (từ tháng 4 đến hết
tháng 10) lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi khá nhiều. Hiện tại chưa có số liệu
thống kê cụ thể về sự khác biệt về lượng mưa giữa các vùng phía đông và phía
tây của tỉnh nhưng nhìn chung do diện tích của tỉnh Bắc Ninh tương đối nhỏ
nên sự khác biệt về lượng mua và cường độ mưa giữa các địa phương trong
tỉnh không nhiều.
Về chất lượng nước mưa, theo kết quả điều tra khảo sát của trạm trung
chuyển vật tư và Chuyển giao công nghệ, trung tâm NSH và VSMT nông thôn
cho thấy nước mưa nguyên thuỷ tại khu vực Bắc Ninh nhìn chung đảm bảo yêu
cầu của NSH. Độ tổng khoáng hoá nhỏ hơn 0.1g/l; nước có pH axit nhẹ đến hơi
kiềm (6.25-8.1), kết quả phân tích các thành phần khác (kim loại nặng, nitrat,
nitrit) đều nhỏ có thể sử dụng cho các yêu cầu công nghiệp, ăn uống, sinh hoạt và
tưới tiêu… (Phụ lục 1 bảng 1.2.) Tuy nhiên cần lưu ý chất lượng nước mưa trong
điều kiện môi trường không khí tại nhiều thời điểm bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt
là tại các xã phía đông của tỉnh, gần với nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã bị ảnh
hưởng nặng nề do khói bụi của nhà máy thải ra. Tuy vậy kết quả phân tích tại các

mẫu lấy nước mưa chưa phát hiện được hàm lượng các kim loại nặng tuy đã khá
nhưng chưa vượt quá chỉ tiêu cho phép, có thể do lấy mẫu không đúng các đợt bị
ô nhiễm, có thể do nhân dân đã có ý thức loại bỏ không hứng những trận mưa đầu
tiên (nước có màu đen). Cần phải tính đến yếu tố bất lợi này khi sử dụng nước
mưa tại các địa phương trên để có biện pháp phòng tránh và xử lý thích hợp.
b- Số giờ nắng-gió:
Khoảng 12 năm trở lại đây tổng số giờ nắng trung bình của năm là 1 417
giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ,
tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có 2 mùa

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


9

gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh
hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào
tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9
mang theo hơi ẩm gây mưa rào tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.
1.1.2.2. Địa hình
Với vị trí địa lý nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh
Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông
Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh
có độ cao phổ biến từ 3-7 m so với mặt nước biển và một số vùng trũng thấp
ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du miền
núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Sơn và huyện Quế

Võ.
1.1.3. Địa chất thủy văn
1.1.3.1. Địa chất
Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu
trúc điạ chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ Tứ chịu ảnh
hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông BắcBắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính
chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Trên lãnh thổ Bắc Ninh có
mặt các loại đất đá có tuổi từ Pecmi, Trias đến Đệ tứ, song chủ yếu là tạo thành
Đệ tứ bao phủ gần như toàn tỉnh. Lớp thành tạo Đệ tứ chiếm ưu thế về địa tầng
lãnh thổ, nằm trên các thành tạo cổ, có thành phần thạch học chủ yếu là bồi
tích, bột cát bột, và sét bột. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật
trần tích rất rõ ràng, có độ dày tăng từ 5m đến 10m ở các khu vực chân núi tới
20m đến 30m ở các vùng trũng và dọc theo các con sông chính như sông Cầu,

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


10

sông Thái Bình, sông Đuống, sông Ngụ. Các thành tạo Trias muộn và giữa
phân bố hầu hết ở trên các núi và dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát
kết, sạn kết, và bột kết. Bề dày các thành tạo thành từ 200m đến 300m. Với đặc
điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổ định hơn so với Hà Nội và các
đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình.
1.1.3.2. Thuỷ văn
a- Đánh giá khả năng khai thác nước mặt :
Chất lượng nước sông ngòi chủ yếu được đánh giá theo thành phần hoá
học và lượng bùn cát của nước. Đây là hai loại thành phần chính quyết định

chất lượng nước do tác động hoá học và cơ học của các lưu vực sông.
Lượng bùn cát trên sông Cầu và các sông nhánh trên địa bàn Bắc Ninh
nhỏ hơn nhiều so với sông Đuống (độ đục 58,5g/ m3 so với 320g/ m3). Độ đục
cát bùn là tổng khối lượng cặn trong một đơn vị thể tích sau khi sấy khô
(thường tính bằng g/ m3 hoặc đơn vị FTU). Các mẫu đều lấy vào mùa khô nên
độ đục thường ở mức độ nhỏ nhất. Theo kết quả nghiên cứu của đoàn địa chất
Intergeo 4 cục địa chất và khoáng sản, độ đục của Sông Cầu về mùa mưa có
thể lên đến 500g/ m3 (tháng 7/2000)
Theo kết quả thí nghiệm lấy tại sông Cà Lồ đoạn hạ lưu vào ngày
19/07/2003 của Sở khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc đã cho thấy độ đục của
nước Sông Cà Lồ khá lớn khoảng 150FTU. Độ đục tại sông Cà Lồ cao do hàm
lượng phù sa có trong nước mang từ thượng lưu về tạo thành. Vì vậy, độ đục
của nước sông sẽ dao động theo mùa.
Do làn phân nhánh tải nước cho Sông Hồng, nước Sông Đuống có độ
đục lớn hơn nhiều so với nước sống Cầu và Sông Cà Lồ. Kết quả phân tích
(trạm TCVT và CGCN, 2001) cho thấy độ đục của nước Sông Đuống vào mùa
khô dao động trong khoảng 250 -350g/ m3, mùa mưa độ đục của nước sông có
thể vượt quá 1000g/ m3. Đây là một trở ngại rất lớn nếu dùng nước Sông Cầu

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


11

và nước Sông Đuống làm nước sinh hoạt vì giá thành xử lý nước sẽ rất cao.
Hiện nay sông Ngũ Huyện Khê, một nhánh của Sông Cầu là nơi tiếp
nhận nước thải của rất nhiều các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại Từ
Sơn và Yên Phong (Sắt Đa Hội, gỗ Đồng Kỵ, Giấy Phong Khê…) do phần lớn

nước thải được đổ thẳng vào sông không qua xử lý nên chất lượng nước đang
bị xuống cấp trầm trọng mà chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Kết quả khảo sát cho thấy nước Sông Thái Bình thường nhạt (M<0.2g/l),
nhưng khi triều lên ở phải lại có lúc cũng bị mặn (M xấp xỉ 100mg/l). Do đó
việc sử dụng nước sông Thái Bình cho mục đích cấp NSH cũng cần hết sức
hạn chế và thận trọng.
Nhìn chung chất lượng nước sông tại khu vực Bắc Ninh đều bị ảnh
hưởng ít nhiều bởi các khu dân cư và các làng nghề, khu công nghiệp… dọc
theo chi lưu của các con sông, đặc biệt là ở sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê
(khu công nghiệp Thái Nguyên, các làng nghề ở Yên Phong và Từ Sơn, các
khu công nghiệp tại Thành Phố Bắc Ninh và Quế Võ). Mặt khác những người
đào đãi vàng, đá quý ở các vùng rừng núi thượng nguồn các sông như sông
Cầu đã dùng các loại chất độc mạnh như thuỷ ngân, xianua để phân kim các
loại vàng và đá quý, thải các chất độc này xuống lòng sông làm cho các vùng
hạ lưu bị ô nhiễm nặng. Ví dụ điển hình là vụ hàng trăm lồng cá của các hộ
nuôi cá lồng trên sông phải phá bỏ, ngư dân phải bỏ nghề vì nước sông bị ô
nhiễm, cá chết hàng loạt trong những năm 1985-1990. Do vậy cần phải hết sức
thận trọng trong việc sử dụng nước sông, đặc biệt là sông Cầu làm nguồn cấp
NSH cho nhân dân.
Kết quả phân tích thành phần hoá học của nước sông khu vực Bắc Ninh
cho thấy nhìn chung nước có độ tổng khoáng hoá thấp. Nước sông Đuống theo
kết quả nghiên cứu của đoàn địa chất 58 có tổng khoáng hoá trong mùa khô dao
động từ (129 -338)mg/l, nước sông Cầu cũng tương tự, dao động trong khoang

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


12


(70- 110)mg/l. Kết quả phân tích cho thấy, do hoạt động của các khu công
nghiệp, tại một số vùng nước sông bị ô nhiễm và có hàm lượng các chất rắn lơ
lửng rất cao. Thành phần các ion chính của nước sông khu vực Bắc Ninh thể hiện
trong (Phụ lục 1 bảng 1.3).
Nhìn chung về mặt lưu lượng nước cả hai hệ thống sông Đuống và Sông
Cầu có đủ lượng nước đảm bảo thoả mãn các nhu cầu cung cấp nước cho nông
lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của Bắc Ninh. Tuy vậy, theo các số liệu
phân tích, nước sông Cầu thường xuyên bị ô nhiễm do đào đãi khai thác
khoáng sản trái phép ở thượng nguồn và do các chất thải của các khu Công
nghiệp ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, còn nước sông Đuống có hàm
lượng phù sa và các chất lơ lửng rất cao. Hiện nay do thói quen và do điều kiện
khó khăn, cư dân một số khu vực ven sông vẫn phải dùng nước sông cho các
mục đích tắm rửa và sinh hoạt. Đặc biệt một số vùng ven sông Đuống (như ở
Kiều Lương, Đức Long, huyện Quế Võ), nhân dân vẫn phải dùng nước sông
cho các nhu cầu sinh hoạt.
Với hệ thống sông ngòi khá dầy đặc và có tổng lưu lượng nước mặt dồi
dào, thuỷ văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công
tác tưới và tiêu thoát nước trên toàn tỉnh nói chung và cho các công trình cấp
nước mặt nói riêng. (Phụ lục 1 bảng 1.4)
b- Đánh giá khả năng khai thác nước ngầm.
- Trữ lượng tự nhiên:
Trữ lượng tự nhiên gồm trữ lượng tĩnh và trữ lượng động.
+ Trữ lượng tĩnh tự nhiên:
Trữ lượng tĩnh tự nhiên là thể tích nước có trong tầng chứa nước. Đối
với các tầng chứa nước có áp gồm 2 thành phần: trữ lượng tĩnh đàn hồi và trữ
lượng tĩnh trọng lực. Trong luận văn này chỉ đề cập tới phần trữ lượng tĩnh đàn
hồi của các tầng chứa nước có áp, không tính toán trữ lượng tĩnh trọng lực ở

Luận văn Thạc sĩ


Học viên: Đặng Thị Phương Anh


13

lãnh thổ Bắc Ninh. Với mức độ nghiên cứu hiện tại chỉ có thể đánh giá khu
vực trữ lượng tĩnh đàn hồi cho tầng chứa nước QI-III khoảng 63,5.106m3. Các
tầng chứa nước khác do tính chất không đồng nhất và mức độ nghiên cứu còn
hạn chế nên không tiến hành đánh giá khu vực được.
+ Trữ lượng động tự nhiên:
Trữ lượng động tự nhiên là lượng nước cung cấp thường xuyên cho tầng
chứa nước và có thể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau (nước mưa,
nước tưới nước sông...) do đó phương pháp xác định trong mỗi một trường hợp
cụ thể sẽ khác nhau.
Ở Bắc Ninh có thể phân thành 2 vùng để tính trữ lượng động tự nhiên là
nước khe nứt ở vùng đồi núi và nước lỗ hổng ở vùng đồng bằng.
Diện tích phân bố của vùng đồng bằng khoảng 370km2, chiếm trên 10%
diện tích toàn tỉnh và tập trung chủ yếu ở phần trung tâm phía Đông Nam của
tỉnh. Tại vùng này, như đã phân tích ở các phần trên, có một số tầng chứa nước
lỗ hổng nhưng có ý nghĩa và được nghiên cứu nhiều hơn cả là tầng chứa nước
QI-III. Các quá trình nghiên cứu ĐCTV từ trước đến nay hầu hết đều tập trung
vào tầng chứa nước này và các tác giả đã tính toán lựa chọn các khoảnh có mô
đun dòng ngầm (theo báo cáo thuyết minh bản đồ nước dưới đất tỷ lệ 1:200000
tỉnh Bắc ninh) như sau:
Khoảnh đồng bằng ven sông có diện tích khoảng 300km2, mô đun dòng ngầm
6-12l/s.km2, trung bình 9l/s.km2.
Khoảnh ven rìa đồng bằng có diện tích khoảng 70km2, mô đun dòng ngầm từ
2-6l/s.km2, trung bình 4l/s.km2.
- Trữ lượng khai thác tiềm năng.

Trữ lượng khai thác nước ngầm trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh được đánh
giá trên 1.400.000m3/ngày, trong đó phần trữ lượng đã được đánh giá ở một số
khu vực cấp A, B là 140.000m3/ngày, cấp C1 là 98.000m3/ngày. Chất lượng

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


14

nước ngầm khá tốt đảm bảo các nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn. Với
quy mô cấp nước sinh hoạt nông thôn, nguồn nước ngầm có thể đáp ứng ở
phần lớn các khu vực. Tuy nhiên nguồn nước ngầm phân bố không đều trên
phạm vi tỉnh và ngay trong phạm vi một vùng nên khi xây dựng các công trình
khai thác cần phải đầu tư thăm dò đánh giá trữ lượng, một số khu vực không
thể khai thác được nước ngầm hoặc lưu lượng các giếng khoan quá nhỏ khai
thác không kinh tế. Tầng chứa nước trong các đới nứt nẻ gần bề mặt địa hình ở
vùng trung du và miền núi tuy trữ lượng không lớn nhưng lại được bổ cập
thường xuyên theo chu kỳ thuỷ văn, điều kiện khai thác đơn giản nên cũng là
một đối tượng quan trọng trong cấp nước sinh hoạt nông thôn. (Phụ lục 1 bảng
1.5)
Định hướng trong giai đoạn quy hoạch sẽ tập trung chủ yếu vào khai
thác nguồn nước ngầm phục vụ các nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn với
quy mô từ phân tán đến lớn, trong đó vùng đồng bằng ưu tiên các công trình
quy mô vừa đến lớn, vùng trung du ưu tiên các công trình quy mô vừa và vùng
miền núi ưu tiên các công trình từ quy mô vừa đến phân tán.
1.1.4. Môi trường nước:
Theo báo cáo của Sở Khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Bắc Ninh,
môi trường nước ở các khu đô thị và khu công nghiệp đang ở mức báo động về

ô nhiễm do các nguồn nước mặt (sông, ao, hồ) đang phải tiếp nhận các nguồn
nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép.
Phần lớn các sông chảy qua khu đô thị, khu công nghiệp đều bị ô nhiễm
các hợp chất hữu cơ vượt chỉ tiêu cho phép nhiều lần (đã được phân tích trong
phần chất lượng nước mặt). ở phần thượng lưu cửa các con sông lớn chất
lượng nước khá hơn. Chất lượng nước ở các hệ thống suối nhỏ, hồ ở khu vực
miền núi hoặc các khu vực xa các khu công nghiệp chất lượng còn tương đối
tốt tuy nhiên hàm lượng phù xa vào mùa lũ thường cao. Các ao hồ ở khu vực

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


15

đồng bằng chất lượng nước cũng bị suy giảm do mật độ dân cư lớn nên phải
tiếp nhận các nguồn chất thải sinh hoạt lớn và một phần chất thải công nghiệp.
Đối với nước ngầm, do chưa có cơ chế quản lý khai thác và bảo vệ
nguồn nước nên nước ngầm, đặc biệt là trong các giếng đào khai thác nước
ngầm trong các đới nứt nẻ tầng nông hầu hết bị ô nhiễm vi khuẩn, một số giếng
khai thác tầng sâu cũng bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân chủ yếu là các chất thải
sinh hoạt, sản xuất không được thu gom đã ngấm xuống các lớp đất đá gần bề
mặt địa hình và gây nhiễm bẩn tầng chứa nước.
Vào thời điểm năm 1998, ở các khu vực đô thị và các khu công nghiệp
môi trường không khí bị ô nhiễm bụi mang tính phổ biến. Các khí độc hại như
SO2, NO2, CO, Cl2, H2S bị ô nhiễm mang tính cục bộ ở một số nhà máy, xí
nghiệp khu công nghiệp. Mức độ ô nhiễm không khí cao nhất ở khu vực khuc
công nghiệp Quế Võ. Tuy nhiên thời gian gần đây nhiều cơ sở sản xuất đã chú
ý đến việc cải thiện môi trường, đổi mới công nghệ sản xuất và mức độ ô

nhiễm không khí có dấu hiệu giảm dần. Ở các khu vực khai thác môi trường
không khí bị ô nhiễm bụi nặng, các khí thải khác cũng bị ô nhiễm nhưng mức
độ ít hơn. Các hoạt động khai thác và chế biến đã gây ô nhiễm cho môi trường
nước và tác động xấu đến chế độ thuỷ văn của khu vực, làm bồi lắng, lấp đầy
lòng sông, suối. Nhìn chung các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đã
làm môi trường bị ô nhiễm tương đối nghiêm trọng và đã đến mức báo động,
đặc biệt là các khu vực khai thác tự do không có sự kiểm soát của nhà nước.
Việc thu gom và xử lý các chất thải rắn đô thị vẫn còn hạn chế và cũng
là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không
khí.
Trong sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn, mặc dù đã áp dụng
nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng tình hình dịch hại vẫn còn xẩy ra, đặc
biệt là nạn chuột đang phát triển.

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


16

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tương đối phổ biến và đang có chiều
hướng gia tăng, các bao bì sau khi sử dụng hầu như không được thu gom, liều
lượng và quy trình sử dụng chưa được kiểm soát chặt chẽ có thể sẽ là những
nguyên nhân quan trọng làm xấu đi môi trường nước, đất và không khí trong
những năm tới. Công tác quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đáp ứng
được yêu cầu về an toàn thực phẩm và môi trường.
Các nguồn chất thải trong chăn nuôi, chất thải trong sinh hoạt của nguời
cũng đang là nguy cơ làm xấu đi môi trường sống ở khu vực nông thôn. Việc
khai thác một cách quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, các

động vật hoang dã đã làm mất cân bằng sinh thái vốn có của tự nhiên và cũng
đang tác động tiêu cực tới môi trường.
1.2. Điều kiện về kinh tế, xã hội
1.2.1. Về xã hội
1.2.1.1 Dân cư
Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, Bắc Ninh có 1.038.229
người. Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1 %, dân số thành thị chiếm
25,9 %, trên 60% trong độ tuổi lao động. Thành phần dân số này có xu hướng
chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dân số nông thôn.
Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1800USD/1 năm.
1.2.1.2 Giáo dục, Ytế
a- Giáo dục – Đào tạo:
Bắc Ninh là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đầu
tiên trong cả nước vào năm 2000, đến năm 2002 đã hoành thành phổ cập trung
học cơ sở và đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông. 100% học sinh trong
độ tuổi đến trường, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 94% trẻ khuyết tật vào lớp hoà
nhập và tiền hòa nhập; trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 97,1%;

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


17

126/126 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo
dục THCS.
Mạng lưới trường học ở tất cả các bậc từ mầm non, phổ thông phát triển
đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các
trường ngày càng được củng cố về chất lượng và phát triển về số lượng theo

hướng chuẩn hóa. Tính đến nay toàn tỉnh đã có hơn 200 trường ở các ngành
học, bậc học được công nhận là trường chuẩn Quốc gia.
b- Y tế - Sức khỏe:
Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được tỉnh đặc
biệt chú trọng. Thể hiện ở mạng lưới các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu
vực rải rác đều khắp các huyện/thị, 100% các xã/phường/thị trấn có trạm y tế.
Cơ sở vật chất và đội ngũ y sỹ, bác sỹ tăng dần qua các năm. Số giường bệnh
trên 1 vạn dân không ngừng tăng, năm 1997 là 16,9; năm 2000 là 17,5; năm
2007 là 21. Số y sỹ, bác sỹ trên một vạn dân năm 1997 là 15,1; năm 2000 là
16,5; năm 2007 là 21,2, năm 2010 là 24,7. Công tác tiêm chủng mở rộng cho
trẻ em được đặc biệt chú trọng, năm 2010 đã thực hiện tiêm chủng cho 20.474
trẻ em trên toàn tỉnh.
1.2.2. Kinh tế
1.2.2.1 Cơ cấu kinh tế:
Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng công
nghiệp nhanh nhất miền bắc. Năm 2010, BN tăng trưởng 17.86% cao nhất từ
trước đến nay và tính chung trong giai đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng
15.3%. Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 32
ngàn tỷ, tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp
đứng thứ 9 cả nước. Bắc Ninh năm 2010 thu ngân sách đạt mốc 5000 tỷ. Là
một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cơ cấu GDP CN&XD-DVNN là 64.8%-24.2%-11%.

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


18

1.2.2.2 Tình hình chung về các ngành nghề trong tỉnh

Toàn tỉnh hiện có 62 làng nghề, trong đó có 32 làng nghề truyền thống.
Nếu phân theo ngành nghề sản xuất thì có 53 làng nghề sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, 4 làng nghề xây dựng, 3 làng nghề thương mại, 1 làng nghề vận tải
thủy, 1 làng nghề kinh doanh giống thủy sản. Trung bình 1 làng nghề hoạt
động ổn định thu hút 80% số lao động địa phương và mang lại nguồn thu nhập
khá ổn định bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Các làng nghề đã tạo ra
nhiều loại sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắp thị trường trong nước và
tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc,
tơ tằm, giấy, thép, đồng, nhôm… Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc
doanh năm 2010 đạt hơn 10.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 49,8% tổng giá trị sản
xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Có thể khẳng định phát triển làng nghề truyền thống không những tạo
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn mà còn hạn chế
sự di dân tự do ra thành thị, huy động được nguồn lực trong dân, sử dụng
nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa lâu đời của
dân tộc, thu hẹp khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Tuy nhiên
bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế, nhiều làng nghề truyền
thống đang đứng trước khó khăn trong việc duy trì phát triển sản xuất nói
chung và bảo vệ, phát triển bền vững môi trường nói riêng. Nhiều làng nghề
đang đối diện với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và khan hiếm
nguồn nước sạch như làng tranh Đông Hồ, làng đúc đồng Đại Bái, làng giấy
Phong Khê.
1.2.2.3 Đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của tỉnh (công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, đô thị hoá, thâm canh...).
- Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn bằng việc đầu tư xây
dựng và cải tiến để sử dụng các công trình cấp nước, làm giảm bớt sự cách biệt

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh



19

giữa đô thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn.
- Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng nước
quốc gia với tiêu chuẩn tối thiểu 60 lít/người.ngàyđêm.
1.3. Thể chế chính sách
1.3.1 Chiến lược cấp nước sinh hoạt nông thôn của Quốc gia
Sau khi có ‘Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn’ và ‘Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn đến năm 2020’ nhiều văn bản liên quan tới cấp nước và VSMT đã được
ban hành và thực hiện (Phụ lục 1 bảng 1.6)
1.3.2 Tổ chức và năng lực thực hiện phát triển cấp nước
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ công tác tổ chức cũng được kiện toàn
từ trung ương tới địa phương để tổ chức và chỉ đạo thực hiện. Ở cấp Trung
ương sau khi Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn được thông qua ngày 23/7/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
định số 99/2002/QĐ-TTG thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu
quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Chủ nhiệm ban là Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT các uỷ viên là đại diện của 12 bộ, đoàn thể.
Giúp việc Ban chủ nhiệm Chương trình có Văn phòng thường trực Chương
trình Mục tiêu Quốc gia NS và VSMT nông thôn.
Trong lĩnh vược cấp nước và VSMT, Trung tâm nước sạch và VSMT
nông thôn tỉnh Bắc ninh thuộc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh là cơ quan
thường trực của chương trình.

Luận văn Thạc sĩ


Học viên: Đặng Thị Phương Anh


20

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH CẤP
NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH
2.1. Tổng quan về các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trong tỉnh
2.1.1 Tổng hợp, thống kê các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trong
tỉnh
Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc
Ninh, hiện nay trên 90% tổng số dân nông thôn trên toàn tỉnh được sử dụng
nước hợp vệ sinh, trong đó số dân sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn của Bộ
Y tế (QCVN 01: 2009/BYT, QCVN 02: 2009/BYT) đạt 65%. Nhiều địa
phương như TX Từ Sơn, huyện Tiên Du, TP Bắc Ninh có tỷ lệ người dân sử
dụng nước sạch hợp vệ sinh tương đối cao (từ 77 - 98%).
Hiện trên toàn tỉnh đã có 35 công trình gồm 25 công trình cấp nước sạch
tập trung đưa vào sử dụng và 10 công trình đang triển khai thi công. Các công
trình hoàn thành được đưa vào sử dụng tại các xã: Minh Tân, Trung Kênh,
Lâm Thao, Tân Lãng (huyện Lương Tài), Quỳnh Phú, Song Giang (Gia Bình),
Tam Đa, Văn Môn (Yên Phong), Cảnh Hưng (Tiên Du), Trí Quả (Thuận
Thành), Phong Khê (TP Bắc Ninh), Tương Giang, P.Đình Bảng (TX Từ Sơn)
đã cấp nước cho gần 61 nghìn hộ dân.
Trong 25 công trình cấp nước đang sử dụng thì công trình cấp nước sử
dụng nước mặt là 11, sử dụng nước ngầm là 14, công trình có công suất nhỏ
hơn 500 m3/ ngày đêm là 5, công suất từ 500 ÷ 1000m3/ ngày đêm là 13, công
suất lớn hơn 1000m3/ ngày đêm là 7. Các công trình cấp nước xây dựng và
khai thác từ năm 2001 đến 2005 là 17, số công trình xây dựng từ năm 2006 đến
2010 là 8.
Các CTCNSHTTNT tỉnh Bắc ninh được thống kê trong phụ lục 2 bảng

2.1

Luận văn Thạc sĩ

Học viên: Đặng Thị Phương Anh


21

2.1.2: Đánh giá nhu cầu sử dụng nước sạch tại khu vực nông thôn tỉnh Bắc
ninh.
Bắc ninh có nguồn nước cấp khá dồi dào với hệ thống sông ngòi dày đặc
gồm 5 sông chính và 8 sông nội đồng, nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn phân
bố trải rộng nhưng không đồng đều. Do phong tục tập quán, người dân nơi đây
tập trung sinh sống, sản xuất chủ yếu dọc theo các con sông nên đã sử dụng
nhiều nguồn nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất như
nước mưa, nước sông, nước giếng khơi, nước giếng khoan. Nước được cung
cấp từ các CTCNSHTTNT được người dân sử dụng chủ yếu cho việc ăn, uống
và khi các nguồn nước khác đang có vấn đề.
Bắc ninh là tỉnh có rất nhiều làng nghề ( Đúc đồng Đại bái, tranh Đông
Hồ, tre Xuân lai, đậu phụ gù, gỗ Đồng Kỵ, giấy Đống cao, thép Đa hội,...). Các
làng nghề phát triển mạnh đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
cho người dân nhưng cũng đang phải đối mặt với môi trường sống đang bị ô
nhiễm bởi khói bụi, rác thải, nước thải đặc biệt là môi trường nước. Nhu cầu
dùng nước sạch phục vụ sinh hoạt của người dân là cần thiết. Thu nhập, phân
bố dân cư, đặc điểm dân cư khác nhau nên nhu cầu sử dụng nước cũng khác
nhau được nêu trong bảng 2.1

Luận văn Thạc sĩ


Học viên: Đặng Thị Phương Anh


×