LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin,
tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước
đây.
Tác giả
Nguyễn Huy Hoàng
- 1 -
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ
của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Bá Uân, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay tác giả đã hoàn thành
luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong quá trình
nghiên cứu tìm ra một số mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các
dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sạch nông
thôn nói riêng nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực Quốc gia, góp phần
thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái đang là một yêu cầu
thực sự cấp thiết. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và
trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong
quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ
môn Quản lý xây dựng, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học
Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ
của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh Yên Bái, các Công ty TNHH một thành viên các huyện thị trong tỉnh
Yên Bái… đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu liên quan và giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà nội, tháng 8 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Huy Hoàng
- 2 -
MỤC LỤC
21TMỞ ĐẦU21T 1
21T1.21T 21TTính cấp thiết của đề tài21T 1
21T2.21T 21TMục đích của đề tài21T 2
21T3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài21T 2
21T4.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu21T 3
21T5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài21T 3
21T6.Kết quả dự kiến đạt được21T 3
21TCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN21T 4
21T1.1.Tổng quan về nước sạch và hệ thống cấp nước sạch nông thôn21T 4
21T1.1.1. Nước sạch nông thôn21T 4
21T1.1.2. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn21T 6
21T1.1.3.Vai trò của hệ thống cấp nước tập trung nông thôn21T 9
21T1.2.Hệ thống văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về nước sạch nông thôn21T 10
21T1.3.Các loại mô hình tổ chức quản lý cấp nước sạch nông thôn.21T 12
21T1.3.1. Mô hình hợp tác công- tư (PPP)21T 12
21T1.3.221T. 21TTổ tự quản xóm21T 17
21T1.3.321T. 21TNhóm sử dụng nước21T 18
21T1.3.4. Hội đồng thôn bản21T 18
21T1.3.5. Nhóm điều phối nước21T 19
21T1.3.6. Hội sử dụng nước hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân21T 19
21T1.3.7. Tổ chức chính trị xã hội được các cơ quan chức năng ủy quyền21T 19
21T1.3.8. Hội sử dụng nước liên thôn21T 20
21T1.3.9. Hợp tác xã21T 20
21T1.4.Mô hình quản lý khai thác cấp nước sạch nông thôn cấp cơ sở21T 20
21T1.4.1.Nhân tốt ảnh hướng đến mô hình cấp nước sạch nông thôn21T 20
21T1.4.2.Tác động của các nhóm nhân tố đến mô hình quản lý21T 22
21T1.4.3.Yếu tố bền vững của các mô hình quản lý nước sạch nông thôn21T 23
- 3 -
21T1.5.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình quản lý khai thác cấp nước sạch nông
thôn21T 24
21TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI
GIAN QUA21T 27
21T2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái21T 27
21T2.1.1. Điều kiện tự nhiên21T 28
21T2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội21T 29
21T2.1.3. Tài nguyên nước21T 31
21T2.2. Thực trạng cung cấp nước sạch và công tác quản lý các công trình cấp nước tập
trung sau đầu tư21T 33
21T2.2.1. Kết quả đạt được21T 33
21T2.2.2. Những tồn tại21T 34
21T2.3.Các mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn của tỉnh Yên Bái21T 39
21T2.4.Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch tỉnh Yên Bái21T 41
21T2.4.1.Các phòng chuyên môn21T 41
21T2.4.2.Các công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch ở Yên bái21T 43
21T2.5.Mô hình cấp nước sạch do UBND xã quản lý21T 45
21T2.6.Mô hình cấp nước sạch do HTX nông nghiệp quản lý21T 48
21T2.7.Trung tâm NS và VSMTNT tỉnh Yên Bái21T 49
21T2.7.1.Lãnh đạo trung tâm21T 50
21T2.7.2.Các phòng ban21T 50
21T2.8. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn21T 53
21TKết luận chương 221T 55
21TCHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI 57
21T3.1.Chương trình mục tiêu cấp nước sạch nông thôn của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới21T
57
21T3.2. Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn21T 57
21T3.2.1. Cơ sở về kỹ thuật21T 57
- 4 -
21T3.2.2. Cơ sở tài chính21T 59
21T3.2.3. Cấp nước sạch tại các cơ sở công cộng21T 60
21T3.2.4. Lựa chọn mô hình21T 62
21T3.3. Mô hình do UBND cấp xã quản lý21T 62
21T3.3.1. Điều kiện áp dụng21T 63
21T3.3.2. Tổ chức nhân sự21T 63
21T3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ21T 64
21T3.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị21T 64
21T3.3.5. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý khai thác21T 64
21T3.4. Mô hình do hợp tác xã quản lý vận hành21T 65
21T3.4.1. Điều kiện áp dụng21T 65
21T3.4.2. Tổ chức, nhân sự21T 66
21T3.4.3. Chức năng, nhiệm vụ21T 66
21T3.4.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị21T 67
21T3.4.5. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý khai thác21T 68
21T3.5. Mô hình do doanh nghiệp quản lý21T 69
21T3.5.1. Doanh nghiệp vốn đầu tư từ nhà nước21T 69
21T3.5.2. Doanh nghiệp tư nhân21T 72
21T3.6. Áp dụng PPP trong cấp nước sạch nông thôn21T 75
21T3.7. Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn21T 76
21T3.7.1. Lượng nước cấp21T 77
21T3.7.2. Chất lượng nước cấp21T 78
21TKết luận chương 321T 79
21TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ21T 80
21T1.21T 21TKết luận21T 80
21T2.21T 21TKiến nghị21T 81
21TTÀI LIỆU THAM KHẢO21T 84
- 5 -
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
21TUHình 2.1 Vị trí địa lý của tỉnh Yên BáiU21T 27
21TUHình 2.2 Ruộng bậc thang tỉnh Yên BáiU21T 28
21TUHình 2.3: Sơ đồ cấp nước sinh hoạt tỉnh Yên BáiU21T 35
21TUHình 2.4 Mô hình tổ chức bộ máy công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạchU21T 41
21TUHình 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy mô hình do UBND xã quản lýU21T 45
21TUHình 2.6. Sơ đồ tổ chức mô hình do HTX nông nghiệp quản lýU21T 48
21TUHình 3.1 Sơ đồ tổ chức mô hình quản lý NSNT do UBND xã quản lýU21T 63
21TUHình 3.2 Sơ đồ tổ chức mô hình quản lý NSNT do HTX xã quản lýU21T 66
21TUHình 3.3 Sơ đồ tổ chức mô hình công ty cổ phần quản lý nướcU21T 70
21TUHình 3.4 Sơ đồ tổ chức mô hình cấp NSNT do doanh nghiệp tư nhân quản lýU21T 73
- 6 -
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
21TUBảng 2.1 Tổng hợp công trình cấp nước tập trung tỉnh Yên BáiU21T 33
21TUBảng 2.2 Tổng hợp quy hoạch cấp nước tỉnh Yên Bái (2011-2020)U21T 35
21TUBảng 2.3: Đặc điểm một số mô hình quản lýU21T 40
21TUBảng 3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý vận hành các công trình cấp nướcU21T 58
21TUBảng 3.2 Bảng tổng hợp phân tích các mô hìnhU21T 77
- 7 -
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch rất cần thiết trong đời sống và sinh hoạt con người, thế nhưng hiện
nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn
nước sạch. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm về
đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn,… môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra hàng trăm
bệnh khác nhau như bệnh hen, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính,… mà chi phí
cho việc chữa trị các bệnh này rất cao, có khi kéo dài hàng tháng làm ảnh hưởng
đến lao động và học tập. Nhiều dự án cấp nước sạch được xây dựng trị giá hàng tỷ
đồng, nhưng sau khi hoàn tất, nhiều trạm hoạt động cầm chừng, nhiều hạng mục
xuống cấp, thiết bị hư hỏng, thậm chí có nhiều trạm trở thành phế liệu. Về phía
người dân, do cuộc sống còn khó khăn, nhiều người nhận thức chưa thấu đáo về
nước sạch, do vậy không sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để làm đường ống dẫn nước
vào nhà và mua nước sạch mà tiếp tục sử dụng nước giếng khoan và hệ thống lọc
thủ công, không bảo đảm các tiêu chuẩn nước sạch, phổ biến là nước bị nhiễm kim
loại quá mức cho phép.
Công tác quản lý khai thác công trình sau xây dựng sẽ là một trong những
nhân tố quan trọng nhắm phát triển và duy trì bền vững hệ thống cấp nước nông
thôn. Hiện nay, có hàng ngàn công trình cấp nước tập trung đã được xây dựng và xu
hướng xây dựng các công trình cấp nước kiểu tập trung sẽ vẫn là những ưu tiên của
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn hiện tại và tương lại, đi kèm với mỗi công
trình sẽ là một tổ chức hoặc một đơn vị trực thuộc quản lý khai thác, các loại tổ
chức quản lý khai thác trong thực tế đã triển khai có thể nhóm thành các dạng như
sau: Mô hình HTX nông nghiệp quản lý; Mô hình Ủy ban nhân dân xã quản lý; Mô
hình hợp tác xã dịch vụ nước sạch; Mô hình tổ hợp tác; Mô hình do tư nhân quản lý
làm dịch vụ nước sạch; Mô hình tổ hợp cổ phần hoặc tác xã cổ phần hoạt động theo
luật doanh nghiệp tư nhân; Mô hình do cộng đồng dân cư cấp thôn quản lý vận hành
trạm cấp nước sạch; Mô hình do trung tâm nước sạch, vệ sinh môi trường tỉnh thành
lập các tổ chức dịch vụ nước sạch trực thuộc trung tâm; Mô hình doanh nghiệp nhà
nước hoặc tư nhân. Nhìn chung các mô hình quản lý nước sạch trên cả nước hiện
nay cũng đang dần tiếp cận với phương thức xã hội hóa từ khâu đầu tư, xây dựng và
- 1 -
quản lý vận hành kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên mức độ xã hội hóa còn tùy thuộc
vào từng địa phương trong đó có tỉnh Yên Bái.
Công tác quản lý khai thác hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn phục vụ các
nhu cầu sử dụng khác nhau có nhiều tính chất, đặc thù riêng, khác với hàng hóa
dịch vụ công khác về tính chất sản xuất, đặc điểm sản phầm, đối tượng quản lý, đặc
điểm tính chất về tài sản và thiết bị, đối tượng khách hàng Để nâng cao hiệu quả
công tác quản lý khai thác cần chú trọng đến yêu cầu số lượng và chất lượng sản
phẩm; quy định về quản lý tu sửa và bảo vệ hệ thống, kiểm trai giám Nếu kiểm
soát thiếu chặc chẽ, không những gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành
mà còn dẫn đến hệ thống công trình xuống cấp hư hỏng, chất lượng và số lượng
nước sạch cung cấp không đảm bảo. Nghiên cứu đè xuất các mô hình quản lý khai
thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn có hiệu quả là một bước cần thiết trong lộ
trình đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý khai thác hệ thống cấp nước
sạch nông thôn.
2.Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng các mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp
nước sạch nông thôn tỉnh Yên Bái từ đó đưa ra các mô hình quản lý khai thác các hệ
thống cấp nước sạch phù hợp và có hiệu quả cho tỉnh Yên Bái. Đó cũng chính là lý
do tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khai
thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn tỉnh Yên Bái”.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các mô hình quản lý khai thác các
hệ thống cấp nước sạch nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý
khai thác các mô hình này;
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các mô hình quản lý khai thác các
hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sẽ thu thập các số liệu về các mô hình
quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái
trong thời gian 5 năm trở lại đây.
- 2 -
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trước hết phải coi nước sạch nông thôn là hàng hóa tập thể và công tác quản
lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình là một loại hoạt động cung cấp dịch vụ
công do nhà nước quản lý. Nhà nước (với vai trò chủ sở hữu) là đại diện cho các hộ
sử dụng dịch vụ cấp nước với các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ cấp nước.
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát áp dụng khi thu thập thông tin tài liệu của
các công trình thực tế: Sử dụng phương pháp chọn mẫu của Miah để chọn mẫu điều
tra đối với các đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thống kê;
- Phương pháp phân tích so sánh;
- Phương pháp tư duy logic, được sử dụng trong các phân tích và đánh giá
để đưa ra những nhận định về đề xuất.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu tìm ra một số mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý
khai thác các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước
sạch nông thôn nói riêng nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực Quốc gia,
góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái đang là
một yêu cầu thực sự cấp thiết.
6. Kết quả dự kiến đạt được
a. Hệ thống cơ sở lý luận về mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước
nông thôn.
b. Phân tích đánh giá thực trạng các mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp
nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
c. Đề xuất mô hình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống cấp
nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- 3 -
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ
THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
1.1. Tổng quan về nước sạch và hệ thống cấp nước sạch nông thôn
1.1.1. Nước sạch nông thôn
32TNước sạch và vệ sinh môi trường (NS&SVMT) là một yếu tố đánh giá chất
lượng sống của người dân nông thôn. Được sự quan tâm của nhà nước, việc cung
cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh tại khu vực nông thôn đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn
chưa được thụ hưởng thành quả này.
32TNước sạch nông thôn là một hàng hóa đặc biệt, một công trình, dự án có thể
thực hiện dịch vụ cho nhiều người và có liên hệ chặt chẽ với sức khỏe của người
dân. Do vậy, vấn đề quản lý phải được tách thành 2 chủ thể rõ ràng đó là quản lý
nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ. Về quản lý nhà nước phải thực
hiện được các chức năng quy hoạch, phát triển, xây dựng mở rộng mạng lưới cấp
nước nông thôn và quản lý giám sát chất lượng nước cấp đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ
sinh không gây tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Mặt khác,
công tác quản lý nhà nước còn phải thực hiện được các chức năng như cập nhật phổ
biến chính sách, xây dựng chính sách nhằm phát triển đảm bảo tính công bằng trong
phát triển thu hút được nhiều nguồn lực tham gia để phát triển mảng cấp nước nông
thôn. Về quản lý khác thác sản xuất và bán nước cho người tiêu dùng phải thực hiện
được các nhiệm vụ về quản lý vận hành công trình cấp nước để khai thác bền vững,
đảm bảo nước bán cho người tiêu dùng phải sạch hợp vệ sinh theo các tiêu chuẩn
của Nhà nước đồng thời phải thực hiện được chế độ tự hạch toán trong hoạt động
dịch vụ.
32TĐến cuối năm 2010, kết thúc giai đoạn II chương trình mục tiêu quốc gia nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (2006-2010), tổng số dân nông thôn được sử
dụng nước hợp vệ sinh là: 60.921.952 người, tăng 21.009.220 người so với cuối
năm 2005; tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên
- 4 -
83%, trung bình tăng 3,6% /năm cơ bản đạt mục tiêu đề ra (thấp hơn 2% so với mục
tiêu đặt ra)
32TTrong vùng kinh tế - sinh thái, vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ số dân nông thôn
sử dụng nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89%, cao hơn trung bình cả nước 6%.
Thấp nhất là vùng núi phía Bắc 78% và Tây Nguyên mới đạt 74% thấp hơn trung
bình 9%.
32TGiữa các tỉnh cũng có sự chênh lệch, có 10/63 tỉnh thành đã đạt tỉ lệ số dân
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt rất cao (trên 90%) như : Hà Nội (93%), Hải
phòng (92%), Bắc Ninh (92%), Đồng Nai (90%), Bà Rịa Vũng Tàu (98%), TP Hồ
Chí Minh (97%), Tiền Giang (96%), Trà Vinh (90%), Sóc Trăng (90%), Kiên Giang
(90%).
32TTuy nhiên tỉ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN
02/BYT trở lên là 42%, thấp hơn 8% so với mục tiêu đề ra.
32TTrong khoảng từ 10 năm trở lại đây, trên phạm vi toàn quốc đã xây dựng rất
nhiều công trình cấp nước tập trung cho người dân nông thôn. Công tác quản lý nhà
nước thì trung tâm NS&VSMT các tỉnh đã được kiện toàn đảm bảo tương đối thống
nhất về chức năng nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp có thu đặc trưng. Chức năng sự
nghiệp đã được thực hiện công tác quản lý nhà nước và các hoạt động có thu thông
qua tư vấn, chuyển giao kỹ thuật, cung ứng vật tư, xây dựng, lắp đặt hệ thống cấp
nước nông thôn. Hiện nay, hoạt động có thu của một số trung tâm NS&VSMT nông
thôn còn trực tiếp quản lý vận hành khai thác một số công trình cấp nước tập trung,
và các hoạt động này đến thời điểm hiện tại đang mang lại những hiệu quả ban đầu
để xây dựng phát triển thị trường cấp nước nông thôn. Công tác quản lý sản xuất
kinh doanh phục vụ cũng phát triển theo tiến độ xây dựng các hệ thống cấp nước tập
trung, theo đó rất nhiều mô hình tổ chức quản lý khai thác các công trình cấp nước
nông thôn được hình thành để đáp ứng các nhu cầu phát triển thực tế.
32TĐến nay có thể hình thành và phát triển một số ngành cấp nước nông thôn trên
cả nước nên việc nghiên cứu các mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
trong khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn cũng là những nhiệm vụ cấp thiết
- 5 -
để nhà nước ngày càng hoàn thiện các đơn vị và cơ cấu tổ chức quản lý nhằm phát
triển bền vững ngành cấp nước nông thôn.
32TChương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
giai đoạn 2006-2010 của Nhà nước có đoạn viết “Trong năm 2006 phải tổ chức
đánh giá đầy đủ về các mô hình quản lý hiện nay để từ đó đưa ra được mô hình phù
hợp. Đặc biệt đối với các mô hình kém hiệu quả cần đưa ra lộ trình chuyển đổi
phương thức quản lý và sở hữu”. Trong luận văn này, do các điều kiện về thời gian
có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu các mô hình quản lý hệ thống cấp nước sạch nông
thôn về mặt tổng quan và một số đại diện tiêu biểu để có thể đưa được nhưng đánh
giá giúp có cái nhìn khái quát về những điểm mạnh, điểm yếu của các kho hình
quản lý hệ thống cấp nước sạch nông thôn hiện nay.
32T1.1.2. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn
32TTrong luận văn, một số khái niệm được hiểu thống nhất như sau:
32TNông thôn: Là khu vực có trên 50% dân cứ sống dựa vào nông nghiệp, có hạ
tầng cơ sở ở mức độ nhất định và có số dân từ 4.000-30.000 người. Ở miền núi là
2.000 dân. Bao gồm các làng xã và các đô thị nhỏ loại 5.
32TNước hợp vệ sinh: Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các
yêu cầu về chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần
có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người có thể dùng ăn uống sau khi đun sôi.
32TNước sạch: theo Tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT, là nước dùng cho mục đích
sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng
trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sunh nước ăn uống ban hành
kèm theo Quyết định số 1329/QĐ số 1329/QĐ-BYT ngày 18-04-2002 của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
32TCông trình cấp nước tập trung nông thôn đơn giản: Các công trình cấp nước
tập trung tại nông thôn, áp dụng công nghệ thấp, sử dụng nguồn nước mặt tự chảy
hay bơm từ một giếng khoan nhỏ, việc vận hành và quản lý đơn giản.
32TCông trình cấp nước tập trung nông thôn hoàn chỉnh: Các công trình cấp nước
tập trung tại nông thôn, có công nghệ tương đối hoàn chỉnh (mạng lưới đường ống,
- 6 -
trạm xử lý nước, bể chứa, trạm bơm) phục vụ cho 3000 hộ dân trở lên đòi hỏi cán
bộ công nhanh phải được đào tạo về nghiệp vụ quản lý và kỹ năng vận hành.
32TCấp nước sạch nông thôn gắn liền với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng và điều kiện đời sống của người dân vùng nông thôn. Nước sạch là một
nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Cung cấp nước sạch là điều cốt yếu trong cuộc chiến
chống đói nghèo tại khu vực nông thôn. Thiếu nước sạch và sự tồn tại cố hữu của
những thói quen sống thiếu vệ sinh đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu
vực nông thôn và tạo thành gánh nặng cho hệ thống y tế. Tỷ lệ cấp nước hợp vệ
sinh ở nhóm 20% người nghèo nhất chỉ đạt 22%, trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm 20%
người giàu nhất là 78%. Các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có tỉ lệ
cấp nước và vệ sinh thấp nhất. Đối với những người dân và cộng đồng dân cư
không có đủ nước sạch và vẫn giữ thói quen sinh hoạt mất vệ sinh, cho dùng điều
kiện kinh tế và thu nhập có tăng lên thì chất lượng cuộc sống vẫn thấp.
32T1.1.2.1.Bể lu chứa nước mưa
32TBể, lu chứa nước mưa hoàn chỉnh phải bao gồm: mái hứng, mái thu, ống dẫn
và bể, lu chứa. Mái hứng tốt nhất là mái ngói, mái tôn hoặc mái bằng đổ bê tông,
ngoài ra còn có thể hứng bằng bạt, cây Máng đóng một vai trò quan trọng trong
việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nhất trong mỗi
lần mưa; bể chứa: có thể xây bằng dạch hoặc đá, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng nơi để chọn loại vật liệu phù hợp, dung tích bể thường từ 4m
P
3
P đến 10mP
3
P; Lu
chứa có thể làm bằng đất nung hoặc làm bằng xi măng, cát vàng, đá dăm bột theo
công nghệ Thái Lan. Dung tích lu thường từ vài lít đến 2m
P
3
32TƯu điểm: chất lượng nước mưa ở một số vùng còn tốt, kỹ thuật thu, hứng đơn
giản; lu chứa nước có ưu điểm dễ làm, dễ vận chuyển, bền, ít tốn vật tư và giá thành
thấp hơn bể xây. Đây cũng là giải pháp tốt hiện nay cho các vùng khan hiếm nước.
32TNhược điểm: Do đặc điểm khí hậu của nước ta mùa khô thường ít mưa và bể
chưa, lu thường có dung tích nhỏ, dự trữ được ít nước nên phải hạn chế nước dùng
hàng ngày cho nhu cầu tối thiểu như: ăn, uống, rửa mặt, đánh răng…
- 7 -
32T1.1.2.2.Giếng đào
32TGiếng đào là loại giếng thu nước ngầm tầng nông được gọi là giếng đào hay
giếng khơi, đây là loại hình cấp nước phổ biến của nước ta, giếng đào bao gồm:
thành giếng được xây bằng gạch hoặc bê tông đúc sẵn (ống bi), có tác dụng định
hình để giếng không bị sụt lở và nâng cao chất lượng nước trong giếng; nắp giếng
làm bằng bê tông đúc sẵn hoặc tấm gỗ, tấm tôn… nắp giếng có tác dụng tránh bụi
đất, lá cây rơi rụng làm bẩn nước trong giếng; Nền giếng bằng bê tông gạch, đá,
đảm bảo thuận tiện khi sử dụng đồng thời ngăn chặn dòng nước bẩn chảy trực tiếp
xuống giếng, nền giếng phải có rãnh dẫn nước thải ra vị trí giếng; dụng cụ lấy nước
bằng gầu múc, bơm tay hoặc bơm điện nhỏ; vật liệu lọc gồm sỏi cát rải ở đáy giếng
để lọc cho nước trong và khi bơm không bị vẩn đục.
32TƯu điểm của giếng đào: thuận tiện, dễ sử dụng, có thể sử dụng vật liệu và lao
động tại địa phương nên tiết kiệm được chi phí xây dựng, phù hợp với điều kiện
kinh tế, tự nhiên ở nhiều vùng nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay.
32TNhược điểm: Không phù hợp với vùng lũ lụt, nguồn nước giếng đào thường
dễ bị ô nhiễm do phân thải từ nhà tiêu, chuồng gia súc… ngấm xuống nguồn nước
32T1.1.2.3.Giếng khoan hộ gia đình
32TLà giếng thu nước ngầm tầng nông hoặc tầng sâu, thường được khoan bằng
tay hoặc bằng máy, cấu tạo của giếng khoan hộ gia đình bao gồm: Ống lắng cát dài
1m, làm bằng ống nhựa PVC φ48-φ60, dày 2,5m. Ống lọc robo chiều dày phụ thuộc
vào bề dày tầng chứa, bằng nhựa PVC φ48-φ60. Ống chồng bằng nhựa PVC φ48-
φ60 dày 2,5mm, chiều dài phụ thuộc vào độ sâu của tầng chứa. Cổ giếng làm bằng
ống sắt tráng kẽm, dài 0,5m gắn với ống chồng bằng một măng xông nhựa một đầu
ren, một đầu trơn. Bơm tay được gắn vào đầu cổ giếng, dùng để bơm nước mực
nước động cách mặt đất không qua 7m. Nếu mực nước động trên 7m có thể sử dụng
bơm điện; Nền giếng láng xi măng với diện tích đủ rộng khoảng 4m
P
2
P, có rãnh thoát
nước thải.
- 8 -
32TƯu điểm của giếng khoan hộ gia đình: Dễ sử dụng, nước sạch hợp vệ sinh giá
thành thấp, một giếng khoan có thể cấp nước cho nhiều hộ gia đình, ổn định nước
cả vào mùa khô; công trình gọn chiếm ít diện tích
32TNhược điểm: Không phải nơi nào, vị trí nào cũng có thể khoan được giếng,
khi khoan giếng đòi hỏi phải có lao động có chuyên môn.
32T1.1.3.Vai trò của hệ thống cấp nước tập trung nông thôn
32THệ thống cấp nước tập trung nông thôn là mô hình cấp nước sạch tiên tiến so
với các công trình cấp nước nhỏ lẻ phổ biến như nước mặt từ ao hồ sông suối, giếng
đào, giếng khoan, nước mưa. Chất lượng vệ sinh nước cấp qua hệ thống cấp nước
dễ quản lý hơn. Cấp nước tập trung tránh cho cộng đồng bị nhiễm các bệnh do muỗi
gây ra (sốt rét, sốt phát ban, sốt xuất huyết, giun chỉ…) khi sử dụng bể chứa nước
mưa. Trong khi công trình cấp nước tập trung nông thôn là một giải pháp về mặt
kinh tế thì chi phí cho các chông trình cấp nước nhỏ lẻ lại rất cao so với thu nhập
của người dân nông thôn. Bên cạnh đó công trình nước tập trung nông thôn còn có
khả năng đáp ứng về mặt kỹ thuật nhu cầu mở rộng số lượng đối tượng được cấp
nước, nâng cao chất lượng và các dịch vụ cấp nước khi điều kiện đời sống người
dân khu vực được cải thiện.
32THệ thống cấp nước tập trung nông thôn là một kênh phù hợp nhất để chính phủ
hỗ trợ cộng đồng dân cư. Tại Việt Nam, người dân thành phố được sử dụng nước
máy cách đây hằng trăm năm, trong khi vùng nông thôn nước máy mới đến được
với người dân chưa lâu (khoảng 10 năm tùy từng khu vực) có những nơi còn chưa
có nước máy để sử dụng. Khi sử dụng công trình cấp nước nhỏ lẻ thì tùy từng điều
kiện kinh tế của mỗi hộ, các thiết bị được sử dụng khác nhau. Vì lý do kinh tế hộ
giàu dễ được sử dụng nước sạch còn các hộ nghèo thường gặp khó khăn tuy nhiên
với hệ thống cấp nước tập trung, các hộ sẽ bình đẳng trong việc được cấp nước điều
này làm xóa đi mặc cảm khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ dân sống trong cùng
một cộng đồng.
- 9 -
32TNước sạch gắn liền với vấn đề vệ sinh và sức khỏe, không có nước sạch sẽ làm
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mỗi cá nhân trong gia đình đặc biệt là thế hệ trẻ,
các hộ nghèo thiếu nước sạch sẽ khó thoát nghèo và dễ tái nghèo do thiếu sức khỏe.
32TPhụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của
gia đình, công trình cấp nước tập trung nông thôn sẽ làm giảm đi gánh nặng của phụ
nữ, giải phóng sức lao động nông thôn đặc biệt là những vùng kinh tế hộ chủ yếu
phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội, cấp nước tại vòi đến từng hộ
gia đình sẽ làm giảm đáng kể khối lượng việc nhà của phụ nữ (do không phải đi lấy
nước, lọc nước…) tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, góp
phần đem lại bình đẳng giới ở nông thôn.
1.2. Hệ thống văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về nước sạch
nông thôn
32TTrải qua nhiều năm thực hiện chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn (tính từ năm 1998) nhà nước bắt đầu xâ dựng cơ cấu tổ chức
ngành dọc từ cấp trung ương đến cấp tỉnh về quản lý, xây dựng, phát triển nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ở trung ương có trung tâm quốc gia nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trực thuộc bộ NN&PTNT. Những cơ quan
này đã có đóng góp lớn để thực hiện thành công chương trình quốc gia về cấp nước
và vệ sinh môi trường quốc gia giai đoạn đến năm 2005. Các báo cáo tổng kết
chương trình cho thấy thành quả mang lại từ chương trình là rất lớn góp phần nâng
cao đời sống người dân nông thôn. Đặc biệt là mảng cấp nước sạch , đến năm 2005
báo cáo tổng kết cho thấy tỉ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước hợp vệ
sinh đạt 62% gần gấp đôi so với năm 1998 khi bắt đầu thực hiện chương trình quốc
gia về NS&VSMT nông thôn.
32TChỉ thị số 200/TTg ngày 29/04/1994 của Thủ tướng chính phủ về việc bảo đảm
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã nêu rõ tầm quan trọng của nước sạch
trong việc giữ gìn sức khỏe, đảm bảo đời sống cho người dân nông thôn “nước sinh
hoạt bị ô nhiễm là một nguồn dôc chủ yếu gây ra các bệnh tật, ảnh hưởng sức khỏe
và lao động của người dân, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Ảnh hưởng lâu
- 10 -
dài đến các thế hệ mai sau. Mỗi ngành, mỗi địa phương phải kiểm điểm trách nhiệm
của mình, đề ra chương trình và các biện pháp thiết thực, chỉ đạo cụ thể, cập nhật để
bảo đảm nước sạch cho dân nông thôn”.
32TNghị định số 26/NĐ-CP ngày 17/04/1995 của chính phủ về chuyển giao chương
trình nước sạch nông thôn (kể cả trung ương và địa phương) từ bộ Lao động thương
binh và Xã hội sang bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10/1995 ban
quản lý chương trình nước sinh hoạt nông thôn được chuyển giao trọn gói sang sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
32TCông văn số 338/NN-KH/CV ngày 04/01/1996 của bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc quản lý nhà nước về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
nông thôn theo đó: “Bộ NN&PTNT đã xây dựng chương trình quy hoạch tổng thể
về quản lý tài nguyên nước, sẽ phối hợp với các bộ ngành để xây dựng và tổng hợp
các kế hoạch và quy trình nhà nước các văn bản pháp quy, đào tạo cán bộ giúp
chính phủ theo dõi quản lý sử dụng các nguồn vốn về cấp nước sinh hoạt nông thôn
nhằm thực hiện mục tiêu của Thủ tướng chính phủ đề ra: đến năm 2000 có 80% số
dân được sử dụng nước sạch”.
32TQuyết định số 237/QĐ-TTg, ngày 03/12/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, giai đoạn 1999-2005 đã đặt ra 4 mục tiêu chính:
32T + Trong giai đoạn đến năm 2000: Nâng tỉ lệ người được sử dụng nước sạch lên
khoảng 45%, cải thiện vệ sinh môi trường, ưu tiên vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít
người và các vùng nông thôn khó khăn khác.
32T + Đến năm 2005: Khoảng 80% số nông thôn được sử dụng nước sạch, 50% hệ
gia đình có hố xí hợp vệ sinh, xử lý chất thải ở 30% chuồng trại chăn nuôi và 10%
số làng nghề.
32T + Xây dựng và từng bước áp dụng các chính sách, cơ chế xã hội hóa việc cấp
nước và vệ sinh môi trường, trước hết là ở nông thôn.
32T + Góp phần chống cạn kiệt, chống ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nguồn nước.
- 11 -
32TQuyết định số 104/2000/QĐ-TTg, ngày 25/08/2000 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020
đặt ra mục tiêu:
32T + Đến năm 2010 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng
60lít/người/ngày;
32T + Đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc
gia với số lượng ít nhất 60lít/người/ngày.
32TCác văn bản quy định chất lượng nước sạch bao gồm: Quy chuẩn việt nam
QCVN 01:2009/BYT ban hành kèm theo thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày
17/06/2009 của bộ trưởng bộ Y tế về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ăn uống; QCVN 02/2009/BYT ban hành kèm theo thông tư số
05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 của bộ trưởng bộ Y tế về việc ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt; Thông tư số 15/2006/TT-
BYT ngày 30/11/2006 của bộ y tết hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước
ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình.
1.3.
32TCác loại mô hình tổ chức quản lý cấp nước sạch nông thôn.
32TMô hình tổ chức và quản lý hệ thống cấp nước tập trung thể hiện khá đa dạng,
phụ thuộc vào quy mô cộng đồng, công nghệ sử dụng, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của từng nơi và khung pháp lý Quốc gia tuy nhiên điểm chung cư bản là các mô
hình tổ chức quản lý đều có một tổ chức mà thành phần có đại diện của các hộ dùng
nước
32T1.3.1. Mô hình hợp tác công- tư (PPP)
Mô hình đầu tư công - tư (PPP) tuy mới mẻ đối với Việt Nam nhưng đã được
nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm nay. Kinh nghiệm thế giới cho thấy,
nhờ áp dụng hình thức PPP mà nhiều vấn đề bức xúc đã được giải quyết như tình
trạng ùn tắc giao thông, cung cấp nước, tạo việc làm cho người lao động, trên thế
giới tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về PPP. Điều này được lý giải là bởi các
quốc gia khác nhau có quá trình xây dựng và phát triển PPP với những đặc thù riêng
khác nhau. Một số quốc gia định nghĩa PPP trong những đạo luật cụ thể về OO.
- 12 -
Trong khuôn khổ luận văn, xin được đề cập tới hai khái niệm PPP theo định nghĩa
chung của ngân hàng thế giới WB và cục quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Việt Nam.
- Định nghĩa PPP của WB: PPP (Public- Private Partnership) là mộ quan hệ đối
tác giữa khu vực công và khu vực tư để thực hiện một dự án hoặc một dịch vụ
mà thường do khu vực công đảm nhiệm;
- Định nghĩa PPP của Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt
Nam: PPP là hình thức nhà nước và khu vực tư nhân cùng thực hiện dự án đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở
hợp đồng phân chia rõ trách nhiệm, lợi ích rủi ro. Theo đó, một phần hoặc
toàn bộ dự án sẽ lo khu vực tư nhân thực hiện trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh,
đảm bảo các lợi ích cộng đồng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng công
trình hoặc dịch vụ do nhà nước quy định.
1.3.1.1.Hình thức PPP
Hiện nay có khá nhiều hình thức PPP khác nhau được áp dụng trên thế giới, tuy
nhiên, về cơ bản, chúng đều là biến thể hoặc dạng hỗn hợp của năm hình thức PPP
chính trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CSHT sau đây:
Hình thức thứ 1: Hợp đồng dịch vụ. Hình thức này được dùng để mua các dịch
vụ ngắn hạn như thiết kế, thi công hoặc bảo trì;
Hình thức thứ 2: Hợp đồng quản lý. Phát huy năng lực chuyên môn của khu
vực tư nhân trong quản lý dự án;
Hình thức thứ 3: Hợp đồng thuê tài sản. Nhà nước sẽ cho tư nhân thuê tài sản
và bên tư nhân phải trả tiền thuê tài sản đó;
Hình thức thứ 4: Hình thức nhượng quyền. Cho phép tư nhân sản xuất đầu ra,
thông thường kèm theo một cơ chế quản lý phí dịch vụ;
- 13 -
Hình thức thứ 5: Hình thức nhượng quyền. Cho phép khu vực tư nhân được
tham gia cung cấp dịch vụ CSHT thông qua việc xóa bỏ độc quyền nhà nước
Các hình thức PPP ở trên được tạo ra nhằm giải quyết hạn chế của phương án
nhà nước tự cung ứng trong đầu tư CSHT là chi phí đầu tư xây dựng cơ bản lớn với
rủi ro cao về chi phí và thời gian thực hiện dự án, chi phí bảo trì cao, động cơ kinh
doanh thấp và các vấn đề về tiếp cận nguồn vốn.
1.3.1.2. Áp dụng mô hình PPP trên thế giới và Việt Nam
Các nước phát triển:
Không một chính phủ nào có thể kham nổi toàn bộ việc đầu tư cho hệ thống cơ sở
hạ tầng, nhưng cũng không nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được việc này vì đây
là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và nhiều rủi ro. Theo Giáo sư Fukunari Kimura
của trường Đại học Tổng hợp Keio (Nhật Bản) nói đấy là lý do khiến cho mô hình
PPP ra đời, trong bối cảnh châu Á phát triển nhanh và nhu cầu về dịch vụ công cộng
cũng như cơ sở hạ tầng rất lớn. Nhật Bản là một trong những quốc gia đã phát triển
mạnh nhất mô hình này ở châu Á. Theo kinh nghiệm của nước này, có ít nhất hai
lĩnh vực mà mô hình PPP có thể phát huy hiệu quả, đó là các dự án không thể hoặc
khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án mà nhà nước không thể tham
gia trực tiếp. Cụ thể như các dự án về sản xuất và phân phối điện, đường cao tốc,
giao thông đô thị, dịch vụ cảng, cấp nước và các dịch vụ công cộng. Hiệu quả mà
mô hình này đem lại là giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo ra được một môi trường
cạnh tranh cao. Mô hình PPP đã được áp dụng trong việc xây dựng các kênh đà
o ở
Pháp vào thế kỷ 18, các cây cầu ở London vào thế kỷ 19 hay cây cầu Brooklyn nổi
tiếng ở New York cũng vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, mô hình này chỉ thực sự bắt đầu
phổ biến trên thế giới từ đầu thập niên 1980 và nó đã đóng một vai trò nhất định
trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước phát triển.
Anh là nước đi tiên phong trong mô hình này với các chương trình tư nhân hóa
nổi tiếng của bà Thủ tướng Margaret Thatcher. Tuy nhiên, theo thống kê của
- 14 -
Yescombe, trong gần 20 năm (1987-2005), chỉ có 725 dự án đầu tư mới với mức
đầu tư trên 100 triệu bảng được thực hiện theo mô hình PPP. Tổng giá trị của các dự
án này chỉ là 47,5 tỉ bảng Anh (khoảng 70 tỉ đô la). Đây là một mức hết sức khiêm
tốn của một quốc gia có GDP lên đến hàng ngàn tỉ đô la. Ở các nước khác như Hoa
Kỳ, Úc, Pháp, Hàn Quốc mô hình PPP cũng được sử dụng trong nhiều dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, không ở nước nào
mô hình này có vai trò nổi bật so với các hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng khác.
Trong giai đoạn ba năm từ 2003-2005, tổng giá trị các dự án đầu tư theo phương
thức PPP của các nước G7 chưa đến 100 tỉ đô la.
Ở các nước đang phát triển, mô hình PPP bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên 1990,
nhất là ở khu vực Mỹ Latinh. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong
20 năm (1990-2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức PPP ở các
nước đang phát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ. Con số này bao
gồm cả việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Tổng mức đầu tư nêu trên chỉ tương đương với 1% GDP của các nước đang phát
triển trong hai thập kỷ qua. Với mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 5-6%
GDP thì đầu tư theo phương thức PPP chỉ chiếm khoảng 20%. Đây là một con số
khá khiêm tốn.
Xét về vùng lãnh thổ, mô hình PPP phổ biến nhất ở các nước Mỹ Latinh trong 20
năm qua. Ở thời kỳ đỉnh điểm, khu vực này chiếm đến 80% lượng vốn cam kết.
Hiện nay, các nước này vẫn đang dẫn đ
ầu thế giới. Đối với khu vực Đông Á và Thái
Bình Dương, mô hình này không có nhiều tiến triển.
Xét về cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, năng lượng và viễn thông là hai ngành có tỷ
trọng cao nhất. Tỷ phần của ngành giao thông vận tải có xu hướng tăng trong thời
gian gần đây, nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với hai ngành trên. Loại trừ phần tư
nhân hóa, các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng sở hữu vận hành (BOO)
chiếm hơn một nửa, phần còn lại là các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
- 15 -
(BOT) .Ở các nước đang phát triển, mô hình nhượng quyền hay thuê vận hành chưa
phổ biến, chủ yếu do hạn chế của các cơ sở pháp lý và khẳ năng chế tài của các cơ
quan nhà nước.
Mô hình PPP tại Việt Nam :
Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994-2009
đã có 32 dự án được thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng
6,7 tỉ đô la. Cũng giống như các nước khác, mô hình BOT và BOO chiếm tỷ phần
chủ yếu. Hai lĩnh vực chiếm tỷ phần lớn nhất là điện và viễn thông. Ngoài ra, có thể
kể đến nhiều dự án hợp tác công - tư khác đã và đang được triển khai từ thập niên
1990 đến nay như: BOT cầu Cỏ May, BOT cầu Phú Mỹ, điện Phú Mỹ, và rất nhiều
nhà máy điện nhỏ và vừa khác đang được thực hiện theo phương thức BOO.Về mô
hình BOT, tổng cộng có 26 dự án với tổng mức đầu tư là 128 ngàn tỷ đồng.
Riêng năm 2010, theo thống kê của cục đầu tư nước ngoài, tổng số dự án cấp mới
được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 969 dự án, trong đó theo mô hình đầu tư
BOT, BT, BTO có 6 dự án chiếm 1% trên tổng số dự án cấp mới. Nhưng số lượng
dự án cấp mới chiếm 55% so với số dự án đầu tư theo hình thức BOT,BTO,BT là
11 dự án, chiếm % cao nhất trong số tất cả các hình thức đầu tư, so với năm 2009
không có dự án mới nào đầu tư theo hình thức BOT,BT,BTO đó là một sự khởi sắc
tốt.
Về hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 8% trên tổng số dự án, số dự án
cấp mới chỉ có 799 dự án trong khi tổng số
dự án đăng ký là 9.599 ( tính hết ngày
21/12/2010), còn về hình thức liên doanh chỉ chiếm 7% trên tổng số dự án cấp mới
đăng ký, hình thức cổ phần và hợp đồng hợp tác vốn đầu tư chiếm lần lượt là 4% và
1% trên tổng số dự án cấp mới. Ta thấy rằng hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT,
BT, BTO đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Vậy dưới sự giám sát và hỗ trợ
của nhà nước, hình thức đầu tư theo mô hình PPP đã bắt đầu có sự tiến triển so với
các hình thức đầu tư khác.
- 16 -
Đặc biệt là sau khi Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Thí
điểm đầu tư theo hình thức PPP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ
ngày15/1/2011. Điều này đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước
đang dồn vào mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP)
Quy chế PPP quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với
một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức
đối tác công – tư trong các lĩnh vực quy định như
1. Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
2. Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt.
3. Giao thông đô thị
4. Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông
5. Hệ thống cung cấp nước sạch
6. Nhà máy thủy điện
7. Y tế
8. Môi trường (nhà máy xử lý chất thải)
9. Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết
định của thủ tướng chính phủ
1.3.2
32T.Tổ tự quản xóm
32T Chịu trách nhiệm vận hành và quản lý chỉ một điểm lấy nước duy nhất như: Vòi
công cộng chung cho 2-5 hộ, hoặc đường ống nhánh cho các hộ trong cùng một
xóm. Tổ tự quản xóm là một tổ chức nhỏ, phạm vi hoạt động hạn hết trong khu vực
xóm có ưu điểm là dễ thỏa thuận và thống nhất các khoản đóng góp, chia rẽ lượng
nước được cấp, tổ trưởng là người được các hộ dân tin tưởng và kính trọng nên có
vai trò lãnh đạo tuyết đối. Nhược điểm là tính bền vững của công trình phụ thuộc
- 17 -
vào tính tự giác của một cá nhân, hoạt động không lương, không phụ cấp, ngoài ra
còn không kiểm soát trực tiếp được chất lượng.
1.3.3
32T.Nhóm sử dụng nước
32TNhóm sử dụng nước chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động từ quản lý, vận
hành kỹ thuật và tài chính của một hệ thống công trình có phạm vi cấp nước lớn hơn
một xóm thông thường có quy mô nhỏ và rất nhỏ. Mô hình tổ chức quản lý hơn một
xóm thông thường có quy mô nhỏ và rất nhỏ. Mô hình tổ chức quản lý thường có
hai cấp và khó gọn nhẹ bao gồm: Trưởng nhóm, thu ngân, kế toán, cán bộ vận hành,
bảo dưỡng, thành viên nhóm hoạt động theo hình thức bán tự nguyện, một phần phí
nước được trích ra để chi trả phụ cấp cho các cán bộ trực tiếp tham gia quản lý và
vận hành bảo dưỡng. Do quy mô nhỏ nên nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
không nhất thiết phải rạch ròi mà một thành viên có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ
khác nhau.
32TMô hình này đảm bảo tính dân chủ cơ sở rất cao, khuyến khích tính tự giác của
từng thành viên trong cộng đồng tham gia giám sát đầu tư, bảo vệ mạng lưới và
công trình, trưởng nhóm và các thành viên đều do dân bầu và miễn nhiệm, đại diện
của cộng đồng chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối quá trình sản xuất nước sạch nên
mức độ chất lượng nước sạch do cộng đồng tự quyết. Tính bền vững của công trình
phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo và trình độ của cán bộ vận hành, bảo dưỡng, điều
này đòi hỏi cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn
nhằm nâng cao năng lực cho tổ chức cộng đồng.
32T1.3.4.Hội đồng thôn bản
32TLà tổ chức chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của thôn, bản trong đó có
hoạt động cấp nước sạch (NS). Hội đồng này thường bao gồm đại diện của các
nhóm khác nhau. Thành viên hội đồng thôn bản do dân bầu trực tiếp, hội đồng này
hoạt động như một ban chỉ đạo, căn cứ vào nhu cầu phát triển, hội đồng sẽ lập kế
hoạch và lựa chọn các hạng mục công trình đầu tư ưu tiên theo từng giao đoạn, sự
lựa chọn theo nguyên tắc tiếp cận nhu cầu phản ánh cao nhu cầu của cộng đồng dân
- 18 -