LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ
Trương Thị Thanh Hoa
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ kinh tế môi trường
“Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình” của tôi đã được hoàn thành.
Trước hết tôi xin được trình bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TSKH.
Nguyễn Trung Dũng (Trường Đại học Thủy lợi) đã dành nhiều thời gian, tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủy lợi đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức chuyên môn quý báu trong suốt quá trình học tập, góp phần
cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn chắc chắn khó
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong muốn được sự đóng
góp ý kiến chân tình của các thầy cô giáo và cán bộ khoa học đồng nghiệp để
luận văn đạt chất lượng cao.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ
Trương Thị Thanh Hoa
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1.Bản đồ huyện Kim Sơn 20
Hình 2.2.Nhà thờ đá Phát Diệm, Kim Sơn 33
Hình 2.3.Bãi ngang - cồn nổi Kim Sơn 33
Hình 2.4. Người dân xã Thượng Kiệm (Kim Sơn) tham gia làm đường giao
thông nông thôn 38
Hình 2.5.Khu nuôi tôm công nghiệp ở Kim Sơn (ảnh: Nguyễn Lựu) 40
Hình 2.6. Sông Ân Giang - Thị trấn Phát Diệm 41
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: 19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM 8
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế(Theo giá trị sản xuất hiện hành) 21
Bảng 2.2: Thu ngân sách nhà nước - ĐV: Triệu đồng 23
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản 25
Bảng 2.4: Trên địa bàn huyện Kim Sơn có những nhóm cây trồng 26
Bảng 2.5: Số lượng một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu 27
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất ngành thủy sản và sản lượng một số hàng hóa thủy
sản huyện Kim Sơn 28
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 29
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp 30
Bảng 2.9: Sản lượng sản phẩm công nghiệp, TTCN chủ yếu 31
Bảng 2.10: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn 32
Bảng 3.1.Các tiêu chí môi trường 68
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Diễn giải
QH
Quy hoạch
TNMT
Tài nguyên môi trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
BCH
Ban chấp hành
BM2
Bình Minh 2
BM3
Bình Minh 3
BVTV
Bảo vệ thực vật
CN - TTCN
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
GlobalGAP
Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTX
Hợp tác xã
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KT – XH
Kinh tế - xã hội
MTQG
Mục tiêu Quốc gia
NTM
Nông thôn mới
NXB
Nhà xuất bản
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
PTNT
Phát triển nông thôn
SX-KD
Sản xuất – kinh doanh
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
THCS
Trung học cơ sở
Chữ viết tắt
Diễn giải
QH
Quy hoạch
TNMT
Tài nguyên môi trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
UNEP
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
UNESCO
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
VietGAP
Hiệp hội nông sản sạch
VSMT
Vệ sinh môi trường
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN TRONG CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1
1.1. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 1
1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn 4
1.3. Nội dung bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới 8
1.3.1. Tiêu chí về Bảo vệ môi trường 8
1.3.2. Nội dung và giải pháp bảo vệ môi trường ở nông thôn trong điều kiện
xây dựng nông thôn mới 11
1.4. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn ở
một số nước 15
1.4.1. Các nước phát triển 15
1.4.2. Các nước đang phát triển 17
Kết luận chương 1 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM
SƠN, TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 20
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn 20
2.1.1. Vị trí địa lý 20
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua 21
2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường ở huyện Kim
Sơn trong thời gian qua 36
2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới 36
2.2.2. Phân tích đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại địa phương trong quá
trình xây dựng nông thôn mới 40
2.3. Đánh giá chung 43
2.3.1. Những kết quả đạt được 43
2.3.1. Những tồn tại cần khắc phục 46
Kết luận chương 2 47
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH 49
3.1. Định hướng xây dựng nông thôn mới của huyện Kim Sơn trong thời gian
tới 49
3.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc bảo vệ môi trường trong quá trình
xây dựng nông thôn mới 53
3.2.1. Những thuận lợi 53
3.2.2. Những khó khăn 57
3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng
nông thôn mới 58
3.3.1. Giải pháp về tăng tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và vệ
sinh môi trường nông thôn 59
3.3.2. Giải pháp về chăn nuôi 60
3.3.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất kinh doanh 61
3.3.4. Giải pháp về sản xuất nông nghiệp 62
3.3.5. Giải pháp về cam kết và hương ước bảo vệ môi trường 64
3.3.6. Giải pháp về thu gom và xử lý nước thải và rác thải 65
3.3.7. Giải pháp về nghĩa trang 67
3.3.8. Các giải pháp về quản lý môi trường 67
Kết luận chương 3 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu
khá toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Thực hiện Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, tại hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X,
chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên
địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước giai đoạn 2010-2020 nhằm phát triển
nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những
yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác nhau. Do
vậy việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong xây dựng nông thôn mới
phải được nghiên cứu để phát huy hiệu quả.
Trong Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới, tiêu chí môi trường là một
trong 19 tiêu chí được đặt ra thực hiện tại các xã. Hiện nay, tại huyện Kim Sơn
thuộc tỉnh Ninh Bình đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới và tiêu chí về môi trường vẫn đang còn là vấn đề mới cần được nghiên cứu
thêm.
Đề tài luận văn của học viên nhằm giải quyết một phần nhỏ trong
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với tên là: “Nghiên
cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu vấn đề môi trường để từ đó đưa ra các giải pháp, định
hướng tốt giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong xây dựng nông thôn
mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Giải pháp nhằm đảm bảo môi trường phát triển bền vững vấn đề ô
nhiễm môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Phạm vi nghiên cứu
Đề ra những giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn trong giai đoạn xây dựng nông thôn
mới hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp chuyên gia.
1
CHƯƠNG 1
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Xã hội ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần
giải quyết. Hiện nay vấn đề, làm sao để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề
không chỉ diễn ra ở nước ta mà còn trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường thì vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường không phải chỉ diễn ra ở các nước phát triển
mà ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay ô nhiễm
môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn: ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất,
nước và hậu quả mà chúng để lại là ảnh hưởng lớn về mọi mặt đối với cuộc
sống của con người. Các chất thải ngày càng nhiều và phong phú hơn, trong
khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự không quan tâm một
cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn. Vì vậy, bảo vệ
môi trường đang là một vấn đề cấp bách.
1.1. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt
cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
0F
1
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất
nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
1F
2
Giữa môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức
chặt chẽ: môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế
1
Nguồn:
2
phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên theo hướng
ngày càng tốt hơn.
Ở những thời kỳ đầu của sự phát triển nền văn minh loài người, các lực
lượng tự nhiên gần như thống trị hoàn toàn cuộc sống của con người, quyết
định tính chất và nội dung mối quan hệ qua lại giữa con người với giới tự
nhiên. Dần dần, do sự phát triển của lao động và hoạt động nhận thức, con
người học được cách chế ngự tự nhiên, thiết lập sự thống trị của mình với giới
tự nhiên nhằm phục vụ cho mục đích mà yêu cầu cuộc sống của con người đòi
hỏi. Tự nhiên, ở bất kỳ giai đoạn nào trong sự phát triển của xã hội loài người
cũng đều cung cấp cho con người những sản phẩm vật chất để con người sinh
sống: cho con người nguồn nước tinh khiết để sinh hoạt, cho con người không
khí trong lành để hít thở. Đặc biệt trong quá trình thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
con người đã phải lấy đi của tự nhiên rất nhiều những bộ phận thân thể của nó
như động, thực vật, đất đai, khoáng chất chính trong quá trình đó con người
đã làm thay đổi giới tự nhiên.
2F
3
Có thể nói rằng, những biến đổi to lớn trong
môi trường tự nhiên đều do quá trình tăng trưởng kinh tế đem lại. Chúng ta
hoàn toàn có thể khẳng định chắc chắn rằng, cho đến nay, không có một ngõ
ngách nào của tự nhiên mà con người lại không động chạm vào vì mục đích
phát triển kinh tế, và không có một nơi nào trong tự nhiên sau khi con người
đụng chạm vào vì mục đích kinh tế mà lại trả lại cho nó dáng vẻ nguyên thủy
ban đầu vốn có của nó. Vì mục đích phát triển kinh tế, con người đã tác động
đến môi trường tự nhiên theo hai hướng có lợi hoặc có hại.
Khi con người hành động đúng quy luật, sẽ tạo ra hướng có lợi cho
môi trường tự nhiên: trong quá trình thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, con người
đã tác động vào tự nhiên, ít nhiều cũng đã cải tạo môi trường tự nhiên, nâng
2
Nguồn:
/>%3F
3
cao sự hiểu biết sâu hơn về giới tự nhiên và đặc biệt là có thể tạo ra điều kiện
vật chất để cải tạo, tái tạo môi trường tự nhiên. Sự tăng trưởng kinh tế trên cơ
sở áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản
xuất đã phần nào đó loại trừ được những hậu quả không mong muốn do sự tác
động không kiểm soát được của con người gây ra cho tự nhiên, chẳng hạn,
việc dùng lưới chuyên biệt để khai thác thủy hải sản đã loại trừ ra được những
loại nhỏ để bảo đảm cân bằng môi trường biển và tạo vốn cho lần đánh bắt
sau. Hơn nữa, chính sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo tiền đề vật chất để xử lý các
sự cố môi trường, đảm bảo cho môi trường trong sạch.
3F
4
Và trên thực tế, chúng
ta học hỏi để ngày càng hiểu được một cách chính xác hơn những quy luật đó,
và biết được những hậu quả gần gũi cũng như xa xôi của những sự can thiệp
tích cực của chúng ta vào trong tiến trình bình thường của các sự vật trong
giới tự nhiên. Nhất là từ khi khoa học tự nhiên đã thu được những tiến bộ vĩ
đại trong thế kỷ hiện thời, thì chúng ta lại ngày càng đi đến chỗ hiểu biết được
cả những hậu quả tự nhiên xa xôi, ít nhất là của những hành động thông
thường nhất của chúng ta trong lĩnh vực sản xuất, và do đó, có thể chi phối
được những hậu quả đó. Nhưng điều đó càng trở thành sự thật thì con người
không những càng cảm thấy mà lại càng thêm hiểu biết rằng mình với giới tự
nhiên chỉ là một.
Ngược lại, khi con người và xã hội tác động vào tự nhiên không theo
quy luật, sẽ tạo ra hướng có hại là gây nên ô nhiễm môi trường tự nhiên, làm
cho môi trường tự nhiên ngày càng nghèo nàn, kiệt quệ, sự cân bằng sinh thái
sẽ bị phá vỡ và tự nhiên sẽ “trả thù” con người.
4F
5
Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên vừa
có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn. Sự thống nhất và mâu thuẫn đó đều
3
Nguồn:
4
Nguồn:
5
Nguồn:
4
thể hiện ở nền sản xuất xã hội. Con người không ngừng sản xuất ra của cải vật
chất. Mọi của cải vật chất mà con người sản xuất ra xét đến cùng bằng cách
này hay cách khác đều lấy vật liệu từ tự nhiên. Con người khác với con vật ở
chỗ không chỉ sử dụng các vật phẩm có sẵn trong tự nhiên mà còn cải tạo tự
nhiên, bắt chúng phục vụ nhu cầu của mình. Như thế, sự thống nhất và mâu
thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên là vĩnh viễn, nó
còn tồn tại chừng nào con người còn tồn tại.
Nghiên cứu về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
tự nhiên cho ta thấy việc đánh giá tác động của phát triển kinh tế đến vấn đề
bảo vệ môi trường tự nhiên và ngược lại. Từ đó giúp cho các nhà quản lý ra
quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế
cũng như kỹ thuật trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình. Đồng
thời sẽ giúp chúng ta kết hợp một cách thông minh giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường tự nhiên để có sự phát triển thực sự bền vững.
1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm
chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ
cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn
so với thành thị. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi
các chất hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ
thể sống khác. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con
người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái
của các quần xã sống trong đất. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu
về tính vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm
giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh
hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm môi
5
trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
a) Ô nhiễm môi trường nông thôn đang ở mức báo động
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nông thôn đang ở mức báo
động, đã và đang gây ra những tác động mạnh mẽ và lâu dài đến sức khoẻ
cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ở nhiều nơi, do các
làng nghề gây ra, ở nhiều nơi thì do nước thải, chất thải từ sản xuất nông
nghiệp như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt. Mỗi năm, khu
vực nông thôn phát sinh trên 1.300 triệu m
3
nước thải; 6,6 triệu tấn rác thải
sinh hoạt, hơn 14.000 tấn bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại,
76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 74 triệu tấn chất thải chăn nuôi,… Ước tính
tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng
2,5 - 3,0 triệu tấn, trong đó có đến 50-70% không được cây trồng hấp thụ, thải
ra gây ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường.
Theo một báo cáo môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
khu vực nông thôn khoảng 40-55%, trong đó khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ
chức thu dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải
tự quản. Nhiều xã không có quy hoạch các bãi rác tập trung, không có bãi rác
công cộng, không quy định chỗ tập trung rác thải, không có người và không
có phương tiện chuyên chở rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất
nhiều nơi, làm cho tình trạng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn trở thành vấn
đề nan giải khó xử lý.
5F
6
b) Ô nhiễm ở làng nghề có xu hướng gia tăng
Cả nước có trên 1.300 làng nghề đã được công nhận và 3.200 làng có
nghề, tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%. Kết quả khảo sát
6
Nguồn:
6
52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy 46% làng nghề có môi trường
bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa. Những đánh giá trong thời gian gần đây
cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng
gia tăng. Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng nghề đã xấp xỉ
hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết chất thải phát sinh từ các làng nghề
như chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế kim loại, giấy, nhựa,… chưa
được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động
xấu tới cảnh quan môi trường; gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và
đất; làm gia tăng người mắc bệnh có liên quan đến ô nhiễm; thậm chí làm
giảm tuổi thọ trung bình của người dân sống trong và bên cạnh làng nghề.
Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực nghiên cứu, xây dựng, chuyển
giao và có biện pháp nhân rộng một số mô hình quản lý, xử lý chất thải làng
nghề, góp phần cải thiện môi trường tại một số địa phương như công nghệ
hầm biogas đối với chất thải ở các làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc; mô
hình quản lý chất thải nguy hại làng nghề… Một số địa phương đã triển khai
quy hoạch tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để di dời các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư đối với làng nghề dệt nhuộm,
giấy tái chế,… hoặc quy hoạch quản lý theo hình thức phân tán đối với từng
hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống ít ô nhiễm; công tác xã hội hoá bảo
vệ môi trường làng nghề (chủ yếu là thu gom chất thải rắn) đã được hình
thành và hoạt động có hiệu quả tại một số địa phương. Thủ tướng Chính phủ
cũng vừa ban hành Quy định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề
án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030, trong đó xác định các trọng tâm ưu tiên bảo vệ môi trường làng
nghề giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020 nhằm từng bước xử lý các làng nghề
hiện đang bị ô nhiễm môi trường và ngăn chặn tình trạng phát sinh các làng
nghề gây ô nhiễm môi trường mới.
7
Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
vẫn đang gia tăng và trở thành một vấn đề môi trường cấp bách hiện nay, các
làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chậm được xử lý do thiếu
nguồn lực cũng như thiếu quy định về trách nhiệm cụ thể.
6F
7
c) Cần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và khu vực nông thôn như
trên đã và đang tạo ra những rào cản lớn trong việc thực hiện chủ trương xây
dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành
cần gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác bảo
vệ môi trường trong tiến trình thực hiện công hiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục tình trạng
nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng. Bảo vệ và khai thác bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực
trọng điểm; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý Nhà nước, thể chế và
pháp luật về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong
quản lý môi trường. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tăng cường và đa
dạng hoá đầu tư cho bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường, nhất là trong sản xuất
nông nghiệp, đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường…
7
Nguồn:
8
1.3. Nội dung bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới
1.3.1. Tiêu chí về Bảo vệ môi trường
Xuất phát từ thực tế đã nêu ở 1.1, nên Chính phủ đưa ra chương trình
mục tiêu Quốc gia. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới thì việc bảo vệ
môi trường là một trong những tiêu chí cần phải đạt được. Tuy nhiên, ở nhiều
vùng nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết có
hệ thống, nhất là ở các làng nghề và trong sản xuất nông nghiệp.
Bảng 1.1: 19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM
TT
Tên
tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu
phải đạt
I. VỀ QUY HOẠCH
1
Quy hoạch và
thực hiện quy
hoạch.
Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển sản xuất nông nghiệp hành hoá,
công nghiệp, tiể
u thủ công nghiệp, dịch vụ.
Đạt
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội –
môi trường theo chuẩn mới.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng
văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2
Giao thông
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ giao thông vận tải.
100%
Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt
chuẩn theo cấp ký thuật của Bộ giao thông vận
tải.
50%
Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy
lội vào mùa mưa.
100% (50%
cứng hóa)
9
Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được
cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
50%
3
Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được sản
xuất và dân sinh.
Đạt
Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được kiên
cố hóa.
50%
4
Điện
Hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành điện.
Đạt
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ
các nguồn điện.
95%
5
Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo,
tiểu học, t
rung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn
quốc gia.
70%
6
Cơ sở vật chất
văn hóa
Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của
Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
Đạt
Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn
đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
100%
7
Chợ nông thôn
Đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.
Đạt
8
Bưu điện
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
Đạt
Có internet đến thôn.
Đạt
9
Nhà ở dân cư
Nhà tạm, nhà dột nát.
Không
Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
75%
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10
Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức
bình quân chung của tỉnh.
1,2 lần
11
Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ.
10%
12
Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
45%
13
Hình thức tổ
chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có
hiệu quả.
Có
10
IV. VĂN HÓA – XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
14
Giáo dục
Phổ cập giáo dục trung học
Đạt
Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THCS được tiếp tục
hoạc trung học( phổ thông, bổ túc, học nghề).
70%
Tỷ lệ qua đào tạo.
> 20%
15
Y tế
Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm Y tế.
20%
Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Đạt
16
Văn hóa
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu
chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ văn
hóa thể thao và du lịch.
Đạt
17
Môi trường
Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp
vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
70%
Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn
về môi trường.
Đạt
Không có các hoạt động gây suy giảm môi
trường và có các hoạt động phát triển môi
trường xanh, sạch đẹp.
Đạt
Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
Đạt
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý
theo quy định.
Đạt
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18
Hệ thống tổ
chức chính trị
xã hội vững
mạnh
Cán bộ xã đạt chuẩn.
Đạt
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ
s
ở theo quy định.
Đạt
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong
sạch vững mạnh”.
Đạt
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt
danh hiệu tiên tiến trở lên.
Đạt
19
An ninh, trật tự
xã hội
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
11
Tiêu chí bảo vệ môi trường là tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí Quốc gia về
chương trình xây dựng nông thôn mới được thể hiện ở Bảng 1. Tiêu chí này
được chia nhỏ thành các tiêu chí con như: (i) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước
sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; (ii) Các cơ sở sản xuất đạt tiêu
chuẩn về môi trường; (iii) Không có hoạt động suy giảm môi trường và có
các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp; (iv) Nghĩa trang được
xây dựng theo QH và (v) Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy
định.
1.3.2. Nội dung và giải pháp bảo vệ môi trường ở nông thôn trong điều
kiện xây dựng nông thôn mới
Tiêu chí môi trường là một trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết
định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Mục tiêu chung của tiêu chí này là:
Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu
vực nông thôn thông qua các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý
thức và đi đến hành động cụ thể của các cấp, các ngành và cả cộng đồng nhân
dân. Nội dung cụ thể:
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia.
- Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- Không có hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Để đạt được các tiêu chí trên thì nhiệm vụ được đặt ra là cần phải đẩy
mạnh công tác bảo vệ môi trường nông thôn, có thể triển khai một số giải
pháp sau:
12
- Thực hiện các chương trình, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận
thức, giáo dục pháp luật TNMT, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi
trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu.
Các giải pháp thực hiện : Đào tạo cán bộ nguồn đáp ứng nhu cầu quản
lý môi trường tại địa phương; Và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ đối với các cán bộ hiện hữu. Trước khi dự án, đề án triển khai thực
hiện phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt (Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ
môi trường), hướng chủ dự án đến với các công nghệ sạch, thân thiện môi
trường. Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các
yêu cầu, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đầu tư, vận
hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và
giám sát chất lượng môi trường định kỳ. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về
các mô hình, công nghệ hiện đại trong sản xuất trên các phương tiện thông tin
đại chúng để vận động chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dần thay đổi công nghệ
cũ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiên tiến trong sản xuất, tận dụng,
tái sử dụng chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Triển khai trình diễn
và hỗ trợ sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường. Khuyến khích chăn nuôi
trang trại và hạn chế dần chăn nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát nguồn phát sinh ô
nhiễm. Tổ chức sắp xếp lại các làng nghề, di dời các cơ sở nằm xen kẽ khu
dân cư, đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có
đầy đủ hạ tầng bảo vệ môi trường để bảo đảm các điều kiện về xử lý môi
trường tập trung. Khuyến khích hình thành các đơn vị tư vấn, dịch vụ thiết kế,
xử lý môi trường; ngành công nghiệp môi trường. Những cơ sở không đạt tiêu
chuẩn môi trường sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP
ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Yêu cầu khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, sử
dụng biện pháp đình chỉ hoạt động toàn bộ quá trình sản xuất đối với những
13
doanh nghiệp cố tình không thực hiện xử lý các chất thải hoặc những doanh
nghiệp có tổng lượng chất thải lớn và bị khiếu nại nhiều lần. Hàng năm tiếp
tục thực hiện tốt Chương trình giải thưởng môi trường đối với các cơ sở sản
xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phổ biến các chế phẩm
sinh học, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản.
- Hạn chế, chống lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
trong canh tác nông nghiệp; hướng dẫn người dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh
đối với các loại bao bì chứa đựng hóa chất.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hoá chất,
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản.
- Thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp.
- Tập trung khuyến nông, chuyển giao cho nông dân kỹ thuật và áp
dụng những mô hình canh tác mới thân thiện với môi sinh, môi trường. Sản
xuất theo qui trình an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là
hướng đang được ngành chức năng khuyến khích áp dụng rộng rãi. Đơn cử
như mô hình trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc gia cầm theo ngưỡng an
toàn sinh học thực chất là những mô hình canh tác bền vững, bảo vệ môi
sinh môi trường và mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
- Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn nông thôn; đầu tư trang
thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực
nông thôn. Hiện nay, hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực nông
thôn chỉ mang tính tự phát, xuất phát từ các mô hình bảo vệ môi trường của
các tổ chức, đoàn thể nên vấn đề đầu tư đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất
còn rất hạn chế.
14
- Xây dựng, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình điển hình, tiên tiến
về bảo vệ thực vật, như: mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường, mô hình đội
tự quản vệ sinh môi trường, mô hình bếp ít khói, mô hình 3 sạch: “Sạch nhà,
sạch bếp, sạch ngõ”…các mô hình xã hội hoá bảo vệ tài nguyên môi trường
biển, hải đảo tại các huyện ven biển.
- Hỗ trợ xử lý môi trường cho các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc tại
khu vực nông thôn như chợ, làng nghề, lò giết mổ gia súc, gia cầm
Cơ chế giải pháp thực hiện chỉ tiêu Cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu
chuẩn về môi trường: cơ sở phải có đầy đủ thủ tục pháp lý về môi trường, như
Giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường do ủy ban nhân dân cấp huyện
cấp, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của ủy ban
nhân dân tỉnh/Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh
trước khi đi vào hoạt động phải được cơ quan quản lý Nhà nước xác nhận
hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo quy định hiện hành.
- Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ, ưu đãi vay vốn đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở chế biến nông sản.
- Tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra, xử lý những vi phạm của tổ
chức, cá nhân trong việc gây ô nhiễm môi trường.
7F
8
Cơ chế giải pháp thực hiện tiêu chí không có các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch -
đẹp, thực hiện công tác vệ sinh môi trường nông thôn: Vệ sinh đường làng,
xóm, thôn bản, và các khu vực công cộng; khơi thông cống rãnh thoát nước.
Vận động nhân dân xây chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Vận động nhân
dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng phân chuồng và quản
lý phân tươi đúng cách, không dùng phân tươi để bón tưới cho rau màu.
8
Nguồn: />tac-bo-v-moi-trng-trong-qua-trinh-xay-dng-nong-thon-mi-tren-a-ban-tnh-qung-tr&catid=40:moi-
trng&Itemid=139
15
Thành lập và tổ chức các đội kỹ thuật chuyên xây dựng công trình vệ sinh tại
các huyện, xã, thôn. Nhằm mục tiêu hướng dẫn cho cộng đồng xây dựng các
công trình nhà tiêu đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, đồng thời hỗ trợ công
tác giám sát sử dụng tại cộng đồng. Đầu tư nghiên cứu các mô hình vệ sinh
phù hợp cho các vùng ngập lụt, hộ gia đình, trường học, trạm xá, chợ nông
thôn, ủy ban nhân dân các xã. Hướng dẫn, và quản lý việc sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật. Xây dựng các mô hình về dịch vụ vệ sinh môi trường,
thu gom rác thải. chung, vấn đề môi trường nông thôn cần phải được triển
khai một cách đồng bộ, kịp thời và tích cực mới đảm bảo được tiêu chí về môi
trường trong xây dựng nông thôn mới.
Nhìn chung, vấn đề môi trường nông thôn cần phải được triển khai một
cách đồng bộ, kịp thời và tích cực mới đảm bảo được tiêu chí về môi trường
trong xây dựng nông thôn mới.
1.4. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn
ở một số nước
1.4.1. Các nước phát triển
UNEP đã đưa ra khái niệm ban đầu cho rằng: “Nền kinh tế xanh là kết
quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm
những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái”. Từ khái niệm đó cho thấy,
phát triển một nền kinh tế xanh thực chất là vì con người, đảm bảo phúc lợi
cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro
cho môi trường và hệ sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Theo kết qủa nghiên cứu của các tác giả trong tài liệu “Hướng tới nền kinh tế
xanh” do chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố năm
2011, mô hình kịch bản đầu tư xanh với số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu
(Khoảng 1300 tỷ USD), trong đó khoảng một phần tư của tổng số (0,5%
GDP) tương đương với số tiền 350 tỷ USD được đầu tư cho các lĩnh vực sử