Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.89 KB, 124 trang )



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được
sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Văn Hùng và TS. Dương Đức Tiến và
những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa, khoa
Công trình – Trường Đại học Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ của các cơ quan
Nhà nước từ Sở ban ngành, các Huyện và Thành Phố của tỉnh Nam Định.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đã
chỉ bảo tận tình cùng với các hướng dẫn khoa học, đồng thời cũng cám ơn các
cơ quan của Sở ban ngành, các Huyện và Thành Phố của tỉnh Nam Định cung
cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế
nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


Phạm Hồng Dương











LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng
cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực
tế và chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả
các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận


Phạm Hồng Dương


MỤC LỤC
29TMỞ ĐẦU29T 1
29TCHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
29T 6
29T1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ BẢN29T 6
29T1.1.1. Đầu tư và dự án đầu tư xây dựng cơ bản29T 6
29T1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách29T 8
29T1.1.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản29T 10
29T1.2. HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG
29T 14
29T1.2.1. Phân loại công trình29T 15
29T1.2.2. Việc tăng cường vai trò của quản lý nhà nước29T 15
29T1.2.3. Tăng cường kiểm tra năng lực nhà thầu29T 17
29T1.2.4. Tổ chức nghiệm thu29T 17
29T1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG DỰ ÁN

29T 18
29T1.3.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng29T 18
29T1.3.2. Những ảnh hưởng của đặc điểm của dự án xây dựng đến công tác giám
sát thi công công trình xây dựng
29T 19
29T1.4. KINH NGHIỆM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
29T 20
29T1.4.1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình29T 20
29T1.4.2. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình29T 23
29T1.4.3. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình29T 23
29T1.4.4. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình29T 24
29TKẾT LUẬN CHƯƠNG I29T 25


29TCHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN NGÂN
SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN VỪA
QUA
29T 26
29T2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH NAM ĐỊNH29T 26
29T2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên29T 26
29T2.1.2.Tài nguyên thiên nhiên29T 27
29T2.1.3. Tiềm năng kinh tế29T 28
29T2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN NGÂN
SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM VỪA
QUA
29T 30
29T2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI

GIAN QUA
29T 33
29T2.3.1. Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư29T 33
29T2.3.2. Phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng29T 34
29T2.3.4. Công tác lập và quản lý quy hoạch29T 35
29T2.3.5. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán29T
36
29T2.3.6. Quản lý công tác đấu thầu29T 39
29T2.3.7. Công tác thanh quyết toán và giá xây dựng29T 40
29T2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN
NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG THỜI GIAN QUA
29T 40
29T2.4.1. Những kết quả đạt được29T 40
29T2.4.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân29T 44
29T2.4.2.1.Những mặt tồn tại29T 44


29T2.4.2.2.Nguyên Nhân29T 52
29TKẾT LUẬN CHƯƠNG II29T 60
29TCHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
29T 61
29T3.1. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TNH XÂY DỰNG CƠ
BẢN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
29T
61
29T3.1.1. Đối với Chủ đầu tư29T 61

29T3.1.2. Đối với Tư vấn giám sát29T 62
29T3.1.3. Đối với Nhà thầu xây dựng29T 62
29T3.2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG.
29T 63
29T3.2.1. Đối với Chủ đầu tư29T 63
29T3.2.2. Đối với Tư vấn giám sát29T 65
29T3.2.3. Đối với Nhà thầu xây dựng.29T 67
29T3.3. NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC
GIẢI PHÁP VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
29T 69
29T3.3.1.Những tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp29T 69
29T3.3.2. Phạm vi áp dụng29T 72
29TKẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ29T 74
29T1. Kết luận29T 74
29T2. Kiến nghị29T 75
29TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO29T 77


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Chất lượng đường giao thông QL21 mới đưa vào sử dụng 47
Hình 2.2: Chất lượng công trình kè đê Sông Hồng 49
Hình 2.3: Tháp truyền hình Nam Định 51















DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BQL
Ban quản lý
CĐT
Chủ đầu tư
CQQLNN
Cơ quan quản lý nhà nước
CN
Công nghiệp
GPMB
Giải phóng mặt bằng
GTVT
Giao thông vận tải
HĐND
Hội đồng nhân dân
14T
HTTCCL
14T
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
KT-XH
Kinh tế xã hội

KCN
Khu công nghiệp
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NN & PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
MTQG
Mục tiêu quốc gia
QL
Quốc lộ
QG
Quốc gia
TP
Thành phố
TDTT
Thể dục thể thao
TW
Trung Ương
TKKT
Thiết kế kỹ thuật
TVGS
Tư vấn giám sát
TKKT
Thiết kế kỹ thuật
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản





1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, hòa trong xu thế đổi mới và phát triển của nền
kinh tế, với sự cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa
phương và nhân dân trong cả nước, công tác xây dựng cơ bản có bước phát
triển cả về số lượng, chất lượng, biện pháp và kỹ thuật thi công, trang thiết bị,
đội ngũ cán bộ kỹ thuật xây dựng. Nhiều công trình lớn, kỹ thuật phức tạp
chúng ta có khả năng thiết kế, thi công mà không phải có sự trợ giúp của nước
ngoài. Nhà nước đã và đang đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng cho xây dựng cơ
bản trên các lĩnh vực như: Cơ sở hạ tầng giao thông (bao gồm đường bộ,
đường sắt, hệ thống cầu lớn nhỏ, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không );
Cơ sở phục vụ cho nông nghiệp như công trình thủy lợi, hệ thống cấp thoát
nước, các trung tâm phát triển chăn nuôi trồng trọt. Các công trình lớn phục
vụ cho phát triển công nghiệp như dầu khí, khai thác khoáng sản Các khu
cụm công nghiệp trọng điểm, hàng trăm khu đô thị, khu dân cư mới được xây
dựng với những công trình cao tầng kỹ thuật phức tạp. Đó là chưa kể các công
trình Nhà nước và nhân dân cùng làm và các công trình được cải tạo nâng
cấp. Đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước nói chung và của từng địa phương
nói riêng.
Bên cạnh những kết quả cơ bản và to lớn đó, một vấn đề được các bộ,
ngành, địa phương và xã hội hết sức quan tâm đó là chất lượng xây dựng công
trình đặc biệt khâu giám sát chất lượng thi công xây dựng. Ngành xây dựng
vẫn một ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và địa hình cho nên
vẫn còn hình thức thức sản xuất thủ công, phụ thuộc rất nhiều vào sức lao
động người. Khâu giám sát chất lượng thi công tại hiện trường vì thế càng
phải được coi trọng nhất trong toàn bộ quá trình quản lý chất lượng của công



2
trình. Giai đoạn lập dự án và giai đoạn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật ngay nay đã
được ứng dụng các phần mền về tính toán và thiết kế rất nhiều, có chương
trình tính toán và thiết kế vừa đảm bảo yêu cầu các chỉ tiêu kỹ thuật trong xây
dựng vừa mang tính thẩm mỹ rất cao. Nhưng trong giai đoạn thi công hầu như
máy móc chỉ giải phóng một phần những công việc nặng nhọc, còn những
công việc liên quan mật thiết đến chất lượng vẫn là yếu tố con người quyết
định tất cả. Giám sát chất lượng thi công xây dựng là yếu tố quan trọng trong
quá trình xây dựng, quyết định đến bộ mặt đô thị, nông thôn, các khu cụm
công nghiệp. Công trình xây dựng không bảo đảm chất lượng sẽ có nguy hại
đến đời sống xã hội của mọi người, không ít công trình do không bảo đảm
chất lượng đã lún nứt, thậm chí sập đổ mất an toàn gây ra chết người, hàng
năm trên phạm vi cả nước đều có các công trình giao thông thủy lợi, công
trình dân dụng, công nghiệp bị sập đổ gây tai nạn khá lớn, chất lượng công
trình không bảo đảm cũng gây mất mỹ quan, giảm độ bền vững của công
trình, gây lãng phí tốn kém, thậm chí có công trình phải phá dỡ để làm lại.
Những điều đó đã ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, đến đời sống xã hội,
khiến cho dư luận thêm bức xúc.
Tăng cường công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng đã được
Chính phủ các bộ,ngành và các địa phương rất lưu tâm trong thời gian gần
đây. Nhà nước đã ban hành Luật Xây dựng, Chính phủ đã có các Nghị định,
các bộ ngành liên quan đã có những thông tư hướng dẫn giám sát chất lượng
thi công xây dựng. Các tỉnh, thành phố và các ngành cũng lập các đội thanh
tra xây dựng đến từng xã, phường để thường xuyên kiểm tra, giám sát chất
lượng thi công thực tế tại công trường nhằm mục đích nâng cao chất lượng
xây dựng công trình.
Tuy nhiên, chất lượng công trình xây dựng hiện nay vẫn đang là vấn đề
bức xúc hàng đầu, giám sát chất lượng thi công trình còn mang tính hình thức,



3
chủ quan, đối phó và nhất là các hiện tượng rút ruột công trình thường xuyên
xảy ra đối với các công trình sử vốn ngân sách Nhà nước đã được các thông
tin đại đưa tin và phản ánh rất nhiều do đó không bảo đảm chất lượng và cũng
là nguyên nhân làm thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Trong những năm vừa qua , Nam Định là một tỉnh được Nhà nước quan
tâm đầu tư nhiều dự án xây dựng công trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tế địa phương. Các cơ quan nhà nước tại địa phương đã có nhiều cố gắng và
đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công trình
xây dựng, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khiêm tốn đã đạt được , vẫn còn
những mặt tồn tại, yếu kém, đặc biệt trong khâu giám sát chất lượng thi công
công trình xây dựng của chủ đầu tư đối với các công trình sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước.
Với mục đích nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao công tác giám sát
chất lượng thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh
Nam Định, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đ xut giải pháp nâng cao giám sát cht
lượng thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh
Nam Định” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình , với mong muốn có
những đóng góp thiết thực, cụ thể và hữu ích cho công tác giám sát chất lượng thi
công xây dựng công trình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nâng cao
chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên
địa bàn tỉnh Nam Định.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống một cách đầy đủ những

vấn đề lý luận có cơ sở khoa học và biện chứng về công tác giám sát chất


4
lượng thi công xây dựng . Những nghiên cứu này ở một mức độ nhất định sẽ
góp phần nâng cao chất lượng xây dựng công trình.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Những giải pháp đề xuất nhằm tăng cường và nâng cao gi ám sát chất
lượng thi công công trình xây dựng là những tài liệu tham khảo hữu ích đối với
công tác quản lý chất lượng dự án nói riêng, công tác quản lý dự án dự án đầu
tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước nói chung, tại địa bàn
tỉnh Nam Định.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giám sát chất lượng thi công
công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và những nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng của công tác này.
b) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được tập trung vào các hoạt động giám
sát chất lượng thi công dự án , công tác tổ chức giám sát chất lượng thi công
các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách N hà nước của chủ đầu tư
tại địa bản tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thu thập số liệu ; Phương pháp thống kê thực tế ;
Phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp.
6. Kết quả dự kiến đạt được
− Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về dự án đầu tư xây dựng
công trình, giám sát chất lượng thi công dự án đầu tư xây dựng tại các dự án
đầu tư xây dựng công trình trong giai thi công công trình;
− Phân tích thực trạng công tác giám sát chất lượng thi công công trình xây

dựng sử dụng vốn ngân sách tại địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian vừa


5
qua, đánh giá những kết quả đạt được cần phát huy, những vấn đề bất cập, tồn
tại cần khắc phục, hoàn thiện;
− Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi,
phù hợp với thực tiễn công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng , tuân
thủ theo những quy định của hệ thống văn bản luật định hiện hành nhằm nâng
cao công tác giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng cơ bản tại địa bàn
tỉnh Nam Định.








6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ BẢN
1.1.1. Đầu tư và dự án đầu tư xây dựng cơ bản
a) Khái niệm v đầu tư xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản và đầu tư Xây dựng cơ bản là những hoạt động với
chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây
dựng mới , mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định.

Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của
đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây
dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố
định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ
sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư Xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu
tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội , nhằm
thu đựơc lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong
nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở
rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.
Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định ( khảo sát,
thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị ) kết quả của các hoạt động Xây
dựng cơ bản là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất định.
b) Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây


7
dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc
sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế
cơ sở. Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật và
bản vẽ thi công sau này.Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trị đầu tư xây
dựng của dự án.
Không phải bất cứ công trình xây dựng nào cũng phải lập dự án. Các công
trình thông thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm
C và các loại công trình này được phân chia căn cứ vào các mức giá trị đầu
tư của công trình và theo loại công trình. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
công trình được thể hiện ở Phụ lục 1.

c) Khái niệm v xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản thể hiểu là những hoạt động xây dựng bao gồm lập quy
hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công
xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà
thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây
dựng công trình.
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của
con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết
định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công
trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình
công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác phục vụ
đời cho đời sống nhân dân.
Công trường xây dựng là phạm vi khu vực diễn ra các hoạt động xây
dựng đã được sự cho phép của chính quyền. Các thành phần cơ bản hình


8
thành một công trường xây dựng là: Khu lán trại dành cho cán bộ, công nhân;
khu vực tập kết vật tư vật liệu; khu vực mà công trình xây dựng được xây
dựng trực tiếp trên đó.
Thi công xây dựng công trình bao gồm: xây dựng và lắp đặt thiết bị đối
với các công trình xây dựng mới sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá
dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình đã có.
1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách
a) Khái niệm dự án đầu tư xây dưng
Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng thì dự án đầu tư xây
dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích

phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ
trong một thời gian nhất định.
Dự án là việc đề xuất hệ thống những biện pháp nhằm đạt được mục tiêu
hoặc một công việc nào đó với những điều kiện ràng buộc về thời gian, về
chất lượng và chi phí trong giới hạn cho phép hoặc tối ưu trong điều kiện có
thể.
Dự án đầu tư được hiểu là một tập hợp đề xuất cho việc bỏ vốn nhằm đạt
được những lợi ích kinh tế hoặc xã hội đã đề ra trong giới hạn về thời gian
hoặc nguồn lực đã được xác định.
Dự án đầu tư xây dựng công trình là những dự án đầu tư cho việc xây
dựng, mua sắm thiết bị công nghệ, đào tạo công nhân vận hành nhằm tạo ra
các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ cho xã hội; hoặc là các dự án đầu tư xây
dựng công trình tạo ra các hệ thống cơ sở vật chất cho xã hội như cầu, cống,
đường bộ, đường sắt; cảng sông, cảng biển, đê, đập, hồ chứa nước, kênh
mương tưới tiêu… Như vậy dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là
những dự án trong đó có các công trình như nhà xưởng, thiết bị… gắn liền với


9
đất được xây dựng trên một địa điểm cụ thể (nhằm phân biệt với các dự án
đầu tư không có xây dựng công trình hoặc chỉ có thiết bị không gắn liền với
đất như dự án mua sắm ô tô, máy bay, tàu thủy… như đã đề cập ở phần dự án
đầu tư (không có xây dựng, lắp đặt thiết bị…).
b) Khái niệm vốn ngân sách
Vốn Ngân sách thường được gọi là vốn ngân sách Nhà nước vốn ngân
sách trung ương, vốn ngân sách cấp Tỉnh, vốn ngân sách cấp huyện, thị xã
(Ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương). Vốn ngân sách được hình
thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch
ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch Nhà nước hàng năm,
kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn.

Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận vốn ngân sách cho
đầu tư bao gồm vốn đầu tư của Nhà nước cấp thông qua sở Tài chính, vốn
ngân sách của Tỉnh.
Vốn ngân sách là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế
và các loại phí, lệ phí. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn
ngân sách chỉ chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn
Nhà nước chủ động điều hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then
chốt của nền kinh tế những khu vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh
vực mà tư nhân hoặc doanh nghiệp không muốn hoặc không thể đầu tư vào
các dự án thuộc các lĩnh vực sau:
1. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đường giao
thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục - văn hoá xã hội, quản lý
Nhà nước
2. Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như:
− Sự nghiệp giao thông; duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa cầu đường.
− Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi như: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê,


10
kênh mương, các công trình lợi
− Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè,
hệ thống cấp thoát nước
− Các dự án điều tra cơ bản.
3. Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh
vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà
nước theo quy định của pháp luật.
4. Các địa phương cấp huyện, Thị xã đối với nguồn vốn này là rất quan trọng, nhất
là đối với những địa phương nghèo, nguồn thu cho ngân sách địa phương ít.
Ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực như đã nêu trên, vốn ngân sách còn có
ý nghĩa rất quan trọng để khơi dậy các nguồn vốn khác còn tiềm tàng đặc biệt

là vốn trong dân cư, ở đây vốn ngân sách có tính chất “vốn mồi”, vốn hỗ trợ
một phần như: chi để lập các dự án, các quy hoạch cần thiết để nhân dân và các
tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư phát triển. Hoặc vốn ngân sách hỗ trợ
một phần làm đường ngõ xóm, trường học, nhà trẻ phần còn lại cộng đồng dân
cư tự đóng góp và quản lý sử dụng.
Nguồn vốn ngân sách nói chung được tập hợp từ các nguồn vốn trên địa bàn như:
− Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn.
− Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc uỷ quyền qua Ngân sách địa
phương (Xây dựng cơ bản tập trung, thiết bị nước ngoài ghi thu ghi chi,
vốn chương trình quốc gia )
− Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại (cấp
quyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, xổ số )
− Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất XDCB.
1.1.3. Quản l dự án đầu tư xây dựng cơ bản
a) Khái niệm v dự án
Theo Đại bách khoa toàn thư, từ “ Project - Dự án” được hiểu là “ Điều


11
có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như
vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động,
chuyển động hành động. Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật
ngữ này, cụ thể như:
Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó
dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện
dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có
thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn (Tổ chức điều hành
dự án -VIM).
Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc
nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa

trên nguồn vốn xác định của dự án (theo khoản 7 Điều 4 –Luật Đấu thầu)
Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động
được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện
với những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu
phù hợp với những yêu cầu cụ thể đã được lựa chọn kỹ lưỡng khi lập dự án.
Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất 1 lần
(có mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất
lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định,
có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vượt qua dự toán đó.
b) Khái niệm v quản lý
Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học
suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu.
Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ,
nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao
nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về
quản lý.


12
Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Định nghĩa quản lý là yêu cầu tối thiểu
nhất của việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý
học. Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì
hay phụ trách một công việc nào đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ,
nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với
sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận
thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lí
càng trở nên rõ rệt.
Dưới cái nhìn của các học giả và nhà kỹ thuật, quản lý được xem là một

kỷ luật, một nghề, một chuyên môn, một hệ thống, một kỹ thuật và cũng là
một quá trình. Quản lý được xây dựng trên cơ sở giáo dục (có kỷ luật), các
chương trình bậc đại học và sau đại học rất phổ biến ở các trường. Đối với xã
hội, giám đốc được xem như tầng lớp chuyên gia người thuộc về các nghiệp
đoàn cao cấp và các hiệp hội chuyên gia, vì lợi ích và phát huy hình tượng bản
thân họ. Ở khía cạnh khác, quản lý còn được xem là hệ thống tiếp nhận (tài
nguyên và các nhân tố sản xuất), quá trình sản xuất (nhiệm vụ và hoạt động quản
lý) và đầu ra (cho sản phẩm và các dịch vụ dưới hình thức lợi nhuận).
Trên thực tế chúng ta không thiếu những lý thuyết và quan niệm về
quản lý. Thật vậy chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều định nghĩa khác nhau về
nó và nếu nói không quá khoa trương thì lý thuyết về quản lý thực sự như một
khu rừng rậm. Trong lĩnh vực dành riêng cho kỹ sư và quản lý xây dựng vấn
đề phức tạp cũng không phải là ngoại lệ.
Sự nhầm lẫn giữa các khái niệm được bàn nhiều trong phát triển quản lý
và học thuật chuyên ngành, ở đó chúng ta nhấn mạnh vấn đề lý thuyết nhằm
trang bị kiến thức cho người quản lý chứ không hướng đến mục đích áp dụng.


13
Đến đây chúng ta có thể hiểu quản lý là cái gì: quản lý là một quá trình
thực hiện công việc thông qua sử dụng nhân lực. Quan điểm này hơi thực
dụng: quản lý là một nhiệm vụ hay hoạt động trong đó cần thể hiện vài chức
năng thông qua các tiến trình khác nhau với các kỹ năng riêng biệt. Điểm
trọng tâm ở đây là các chức năng quản lý được thực hiện thông qua người
khác. Vì vậy, công tác quản lý là việc của giám đốc điều hành mọi người thực
hiện công việc cho suôn sẽ.
Vậy chính xác thì các nhiệm vụ của công tác quản lý là gì? Chúng ta
cần chỉ ra 3 điểm cơ bản:
1. Công tác quản lý là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau: lên
kế hoạch, tổ chức, định hướng và kiểm soát. Vấn đề cốt lõi của quản lý là phải

thực hành những điểm này. Nếu không thực hiện chúng thì bạn không phải
nhà quản lý mà chỉ đơn thuần là kỹ thuật viên, chuyên viên, chuyên gia hoặc
tư vấn viên, có chức năng đưa ra lời khuyên.
2. Kết quả cuối cùng của quản lý là đạt được một mục đích. Quá trình quản lý
là một quá trình có định hướng. Quản lý là phương tiện để đạt được mục đích
cần thiết (lợi nhuận hay phát triển ).
3. Giám đốc phải chịu trách nhiệm cho việc làm của các nhân viên. Họ được
trả lương không chỉ cho những gì họ làm mà còn cho những gì nhân viên đã
làm. Lấy ví dụ giám đốc kỹ thuật phải có trách nhiệm tạo động lực cho các kỹ
sư, nhà khoa học và kỹ thuật viên hoàn thành công việc đồng thời kiểm soát
được sự phát triển của kỹ sư và công tác nghiên cứu & phát triển của công ty.
Mức độ công việc mà giám đốc phải tự làm chính là mức độ thất bại của anh ta.
c) Khái niệm v quản lý dự án
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, theo dõi và quản lý các
công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đặt ra với nhiều ràng buộc
về thời gian, chi phí và các nguồn tài nguyên có thể đưa vào sử dụng khi khởi
động dự án.


14
Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính
hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự
án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các
nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế
và định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.
1.2. HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG
Chất lượng công trình là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn
công trình khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án. Quản lý chất
lượng công trình xây dựng là khâu then chốt, được thực hiện xuyên suốt trong

quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.
Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2004/NĐ-CP hướng dẫn
Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng đến nay, công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam đã đi vào nề nếp.
Nghị định 209/NĐ-CP cùng với Nghị định số 49/NĐ-CP và các Thông
tư hướng dẫn đã giúp các chủ thể trong hoạt động xây dựng về cơ bản kiểm
soát được chất lượng từ thiết kế, khảo sát đến thi công và nghiệm thu công
trình xây dựng; công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung đã
đi vào nề nếp và có hiệu quả thiết thực, qua đó chất lượng các công trình xây
dựng ngày một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn.
Có thể khẳng định Nghị định 209/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả tốt trong
công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và sự phát triển kinh tế xã hội thời
gian qua đã xuất hiện một số vấn đề bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu, sửa đổi
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị định 15/2013/NĐ-CP bao gồm 8 chương, 48 điều có sự kế thừa
những nội dung ưu điểm của Nghị định 209 và Nghị định 49, rà soát những


15
nội dung cần sửa đổi, làm rõ cũng như bổ sung các quy định mới; tham khảo
kinh nghiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Trung Quốc,
Nhật Bản ; cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng trực tiếp thẩm tra thiết kế
đối với các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng nếu xảy ra sự cố
So sánh các những điểm khác nhau giữa Nghị định 209/NĐ-CP và Nghị
định 15/2013/NĐ-CP được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 2.
Ngày 15 tháng 4 năm 2013 Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất
lượng công trình sẽ chính thức có hiệu lực thi hành thay thế Nghị định
209/2004/NĐ-CP và Nghị định 49/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Một số nét
mới của Nghị định 15/2013/NĐ-CP so với các Nghị định trước đây như sau.

1.2.1. Phân loại công trình
Điều chỉnh loại công trình thủy lợi quy định tại Điều 4 Nghị định
209/2004/NĐ-CP thành công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, gồm:
a) Công trình thủy lợi
− Hồ chứa nước;
− Đập ngăn nước (đập đất, đập đất - đá, đập bê tông);
− Đê, kè, tường chắn: Đê chính (sông, biển); đê bao; đê quai;
− Tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn
nước, đường hầm thủy công, trạm bơm và công trình thủy lợi khác;
− Hệ thống thủy nông; công trình cấp nước nguồn cho sinh hoạt, sản xuất.
b) Công trình lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi
1.2.2. Việc tăng cường vai trò của quản l nhà nước
Vai trò của quản lý nhà nước được thể hiện rõ nét trong Nghị định
15/2013/NĐ-CP mà vấn đề mới đầu tiên là có chế tài tăng cường sự quản lý
của cơ quan quản lý nhà nước (gọi tắt là CQQLNN) trong kiểm soát chất
lượng công trình kể từ khâu khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và nghiệm
thu đưa vào sử dụng.


16
Trước đây, chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình
toàn diện từ công việc khảo sát thiết kế, thi công, xây dựng và nghiệm thu,
CQQLNN chỉ là nắm tình hình chung, chỉ khi có sự cố thì mới can thiệp; khi
xảy ra sự cố CQQLNN mới biết, đó là điều bất cập. Chính vì thế, tại Nghị
định 15/2013/NĐ-CP, quy định đối với công trình ảnh hưởng đến an toàn
cộng đồng thì thiết kế kỹ thuật do chủ đầu tư tổ chức thẩm định nhưng bắt
buộc phải qua CQQLNN để thẩm tra về vấn đề an toàn của công trình.
CQQLNN sẽ thẩm tra tổ chức thiết kế có đáp ứng điều kiện không; công tác
thẩm tra, thẩm định có làm nghiêm túc không, công trình có đảm bảo hay
không (Điều 21). Riêng công trình vốn ngân sách, CQQLNN kiểm soát xem

các thiết kế đó có đảm bảo hiệu quả đầu tư hay không. Nghị định này sẽ chặn
ngay từ khâu thiết kế. Thông qua việc kiểm soát này sẽ tăng cường chất lượng
công trình ngay từ khâu thiết kế và tiết kiệm được chi phí đầu tư.
Vấn đề tăng cường xử lý xử phạt chế tài cũng là nét mới trong việc sửa
đổi chính sách lần này (sửa Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm
2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất
động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình
hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở) quy định tại Điều 46.
Các tổ chức, cá nhân có vi phạm ngoài việc phải chấp hành các yêu cầu
khắc phục của CQQLNN về xây dựng và chịu các hình thức xử phạt theo quy
định của pháp luật còn bị công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức này
trên trang thông tin điện tử của CQQLNN về xây dựng.
Trường hợp phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo yêu cầu, có
nguy cơ gây sập đổ công trình hoặc biện pháp thi công không đảm bảo an
toàn thì CQQLNN về xây dựng được quyền tạm dừng thi công công trình và
chỉ cho phép thi công sau khi chủ đầu tư và các nhà thầu khắc phục các tồn
tại, đảm bảo an toàn.


17
1.2.3. Tăng cường kiểm tra năng lực nhà thầu
Tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP, một điểm mới nữa đó là sẽ tăng cường
kiểm tra năng lực, hành vi của các nhà thầu. Nghị định mới quy định bắt buộc
các nhà thầu thẩm tra thiết kế, thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình…
phải đăng ký thông tin năng lực của mình. Nếu muốn tham gia thị trường thì
nhà thầu phải đăng ký thông tin minh bạch để được kiểm soát.
Trước đây, các nhà thầu sẽ tự do kinh doanh, tự do đăng ký hành nghề,
nên không thể thẩm định được năng lực làm việc được hay không. Nhưng khi
thực hiện công trình rồi chỉ có chủ đầu tư xem xét về năng lực nhà thầu. Ngay
cả cá nhân làm chủ trì thiết kế cũng chỉ dựa trên sự xét duyệt qua kê khai chứ

không tiến hành thẩm định, xét hạch, thi… dẫn đến người làm nên sản phẩm
xây dựng đôi khi năng lực lại không đáp ứng được yêu cầu. Nhưng hiện nay,
trong Nghị định mới này, năng lực và hành vi nhà thầu phải được kiểm soát
trên trang web điện tử để theo dõi. Đây là trang điện tử mở, ai cũng có thể
truy cập và phản hồi thông tin về các nhà thầu.
Hiện nay, CQQLNN đang tiến hành kiểm soát nhưng vẫn thiếu những
dữ liệu để kiểm soát đầy đủ và chính xác. Kiểm soát về năng lực nhà thầu là
rất khó, vì pháp luật không quy định bắt buộc các nhà thầu phải đăng ký về
năng lực thông qua các CQQLNN về xây dựng. Hy vọng thông tin năng lực
nhà thầu sẽ được kiểm soát toàn diện từng bước. Bước đầu, sẽ đưa thông tin
về một số nhà thầu thẩm tra thiết kế, nhà thầu kiểm định, thí nghiệm; tiếp đến
nhà thầu thi công xây dựng công trình vốn ngân sách, những công trình quan
trọng từ cấp 3 trở lên là phải đăng ký thông tin… trên cơ sở này, hy vọng sẽ
kiểm soát thông tin chính xác hơn.
1.2.4. Tổ chức nghiệm thu
Nét mới trong Nghị định này các công việc cần nghiệm thu, bàn giao;
căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và


18
thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình,
công trình hoàn thành phải được ghi rõ trong hợp đồng thi công xây dựng
giữa chủ đầu tư và Nhà thầu thi công xây dựng. Ngoài ra:
− Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư quy định về việc nghiệm thu đối
với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình.
− Các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình
xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư
nghiệm thu theo quy định.
− Riêng các công trình, hạng mục công trình xây dựng quy định tại
Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này còn phải được cơ quan quản lý nhà nước

về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào
sử dụng.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG DỰ ÁN
1.3.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng
1. Nhiệm vụ có tính đặc thù riêng, có tính một lần: không có nhiệm vụ nào
khác có thể giống hoàn toàn với nhiệm vụ này. Điểm khác biệt của nó được
thể hiện trên bản thân nhiệm vụ và trên thành quả cuối cùng.
2. Phải đáp ứng những mục tiêu rõ ràng.Mục tiêu của dự án bao gồm hai loại:
− Mục tiêu mang tính thành quả là yêu cầu mang tính chức năng của dự
án như: công suất, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
− Mục tiêu mang tính ràng buộc như thời hạn hoàn thành, chi phí, chất lượng.
3. Mang những yếu tố không chắc chắn và rủi ro.
4. Chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định.
5. Yêu cầu có sự kết hợp nhiều nguồn lực đa dạng.
6. Là đối tượng mang tính tổng thể.
7. Một dự án cá biệt có thể là một phần của một dự án lớn

×