Tải bản đầy đủ (.pdf) (394 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG THIẾT KẾ CAO ỐC PHƯƠNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 394 trang )

Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 1
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

I.1. Sự cần thiết phải đầu tư:
Được ví như hòn ngọc vùng viễn đông, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm
kinh tế trọng điểm hàng đầu của đất nước. Với những chính sách đứng đắn thành phố
đã thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư. Điều đó thể hiện qua sự ào ạt ra
đời của các khu công nghiệp, khu kinh tế, và theo đó dân cư từ khắp các tỉnh thành đổ
về thành phố để làm việc và học tập. Thành phố Hồ Chí Minh trở thành nơi tập trung
dân số lớn nhất nước ta. Vì vậy muốn phát triển kinh tế một cách ổn định, vấn đề ưu
tiên hàng đầu của thành phố là phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết nhu cầu to lớn
về nhà ở cho người dân cũng như các nhân viên nước ngoài đến làm việc và sinh sống.
Với quỹ đất hạn hẹp như ngày nay, việc lựa chọn hình thức xây dựng công trình
nhà ở cho người dân cũng được cân nhắc và lựa chọn kỹ càng sao cho đáp ứng được
nhu cầu ở đa dạng của người dân, tiết kiệm đất và đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ, phù
hợp với tầm vóc của một thành phố, một trung tâm kinh tế lớn.
Trong hoàn cảnh đó, việc lựa chọn xây dựng hình thức chung cư cao tầng là một
giải pháp thiết thực bởi nó có những ưu điểm sao:
- Tiết kiệm đất xây dựng: đây là động lực chủ yếu của việc phát triển kiến trúc
cao tầng của thành phố, ngoài việc mở rộng thích đáng ranh giới đô thị, xây dựng nhà
cao tầng là một giải pháp được lựa chọn vì trên một diện tích có hạn có thể xây dựng
nhà cửa nhiều hơn và tốt hơn.
- Có lợi cho công tác xây dựng và sử dụng: Một chung cư cao tầng có thể bố trí
nhiều công năng khác năng nên thuận tiện cho công việc và sinh hoạt của mọi nguời.
Tiết kiệm được thời gian đi lại.
- Làm phong phú thêm bộ mặt đô thị: Việc bố trí các kiến trúc cao tầng có số tầng
khác nhau và hình thức khác nhau có thể tạo được những hình dáng đẹp cho thành
phố. Những tòa nhà cao tầng có thể đưa đến những không gian tự do mặt đất nhiều
hơn, phía dưới làm sân bãi nghỉ ngơi công cộng hoặc trồng cây cối tạo nên cảnh đẹp
cho đô thị.


Với sự chấp thuận của UBND quận Bình Thạnh dự án xây dựng Cao ốc Đất
Phương Nam được ra đời nhằm giải quyết chổ ở cho người dân, phục vụ cho các
chương trình tái định cư nhằm thực hiện chủ trương chỉnh trang đô thị của quận


Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 2
I.2. Vị trí, điều kiện tự nhiên, thủy văn và khí hậu:
I.2.1. Vị trí, địa điểm xây dựng công trình:
Dự án gồm 2 block chung cư hiện đại cao 20 tầng xây dựng đường Chu Văn An.
I.2.2. Điều kiện địa chất thủy văn:
Thành phố Hồ Chí Minh nắm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc
trưng của vùng khí hậu miền Nam Bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt :
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 .
+ Mùa khô từ đầu tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau .
- Các yếu tố khí tượng:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 26
0
C .
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 22
0
C.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 30
0
C.
+ Lượng mưa trung bình: 1000- 1800 mm/năm.
+ Độ ẩm tương đối trung bình: 78% .
+ Độ ẩm tương đối thấp nhất vào mùa khô: 70 -80% .
+ Độ ẩm tương đối cao nhất vào mùa mưa: 80 -90% .
+ Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên

4giờ/ngày, vào mùa khô là trên 8giờ /ngày.
- Hướng gió chính thay đổi theo mùa:
+ Vào mùa khô, gió chủ đạo từ hướng Bắc chuyển dần sang Đông, Đông
Nam và Nam
+ Vào mùa mưa, gió chủ đạo theo hướng Tây - Nam và Tây .
+ Tầng suất lặng gió trung bình hàng năm là 26%, lón nhất là tháng 8 (34%),
nhỏ nhất là tháng 4 (14%). Tốc độ gió trung bình 1,4÷1,6m/s. Hầu như không có gió
bão, gió giật và gió xoáy thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 9).
- Thủy triều tương đối ổn định ít xảy ra hiện tương đột biến về dòng nước. Hầu
như không có lụt chỉ ở những vùng ven thỉnh thoảng có ảnh hưởng .
-Địa chất công trình thuộc loại đất hơi yếu, nên phải gia cường đất nền khi
thiết kế móng, bao gồm các lớp:
1. Phần đất lấp: chiều dày không đáng kể.
2. Sét pha, trạng thái dẻo cứng, dày 6,2m.
3. Cát pha, trạng thái dẻo, dày 7,8m.
4. Cát bụi trạng thái, chặt vừa, dày 10,4m.
5. Cát hạt nhỏ và hạt trung, trạng thái chặt vừa, dày 8,1m.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 3
6. Cát hạt thô lẫn cuội sỏi, trạng thái chặt, chiều dày lớn hơn 60m.
- Mực nước ngầm ở độ sâu -4,5 m so với cốt thiên nhiên
I.3. Quy mô và đặc điểm công trình:
Công trình gồm 2 khối nhà cao 20 tầng (1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 19 tầng lầu), tọa
lạc trong khuôn viên 3307 m
2
, trong đó diện tích xây dựng chung cư là 1100 m
2
, số
còn lại xây dựng công trình công cộng phục vụ các hộ dân. Tổng vốn đầu tư của dự án
là 164 tỷ đồng, dự tính dự án có 296 căn hộ.

+ Tầng hầm: bố trí các hệ thống kỹ thuật, bể chứa nước ngầm. Phần còn lại chủ
yếu là chổ để xe.
+ Tầng trệt: công trình gồm 2 lô liên hệ với nhau, sơ đồ công năng giống nhau,
riêng tầng trệt khác nhau. Lô A, tầng trệt được dùng làm phòng mẫu giáo, phòng chủ
nhiệm, phòng sinh hoạt cộng đồng, phần diện tích còn lại làm sảnh đón. Lô B, tầng trệt
được sử dụng làm siêu thị nhỏ, phòng trực và sảnh đón.
+ Tầng 2 đến tầng 20: Dùng bố trí căn hộ, mỗi tầng có 4 căn hộ loại A và 4 căn
hộ loại B.Diện tích mỗi căn hộ là 72 m
2
, gồm có 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng
ăn, bếp, wc và ban công.
Công trình có tổng chiều cao là 65,8 m, với cốt nền nền tầng trệt là ±0.000, cốt
nền tầng hầm là -3.1m. Chiều cao mỗi tầng là 3.1 m, riêng tầng trệt có chiều cao 3.8m.
I.4. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng:
Căn cứ vào đặc điểm mặt bằng khu đất, yêu cầu công trình thuộc tiêu chuẩn quy
phạm nhà nước, phương hướng quy hoạch, thiết kế tổng mặt bằng phải căn cứ vào
công năng sử dụng của từng loại công trình, dây chuyền công nghệ để có phân khu
chức năng rõ ràng đồng thời phải phù hợp với quy hoạch đô thị được phê duyệt, phải
dảm bảo tính khoa học và tính thẩm mỹ.
Bố cục và khoảng cách kiến trúc phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy,
chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh, đồng thời phù hợp với những
yêu cầu dưới đây:
- Do khu đất nằm thuộc phạm vi trung tâm thành phố nên diện tích khu đất tương
đối hẹp, do đó hệ thống bãi đậu xe được bố trí dưới tầng hầm đáp ứng nhu cầu đón
tiếp, đậu xe cho khách và người sống trong chung cư. Hai cổng chính hướng ra hai
đường Chu Văn An và Đinh Bộ Lĩnh
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng trước mắt và dự kiến phát triển
tương lai, giữa công trình xây dựng kiên cố và công trình xây dựng tạm thời.
- Bố trí kiến trúc đảm bảo thông gió tự nhiên tốt, tuy nhiên phải hạn chế tạo ra
các vùng áp lực gió.

Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 4
- Thuận tiện cho việc thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình bao gồm: cung cấp
điện, nước, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc.
I.5. Giải pháp thiết kế kiến trúc:
I.5.1. Giải pháp mặt bằng:
Mặt bằng công trình được bố trí theo hình chữ nhật. Hệ thống giao thông của
công trình gồm hai cầu thang bộ (trong đó có một cầu thang bộ thoát hiểm), hai cầu
thang máy tập trung ở trung tâm công trình điều này rất thích hợp với kết cấu nhà cao
tầng, thuận tiện trong việc xử lí kết cấu. Để tiết kiệm được diện tích mặt bằng nên
phương án cột và vách cứng được lựa chọn. Hệ thống cột tiết diện 400x1000,
400x1200, 400x1600 có thể giảm tối đa không gian dùng bố trí hệ thống chịu lực. Mỗi
tầng gồm có 4 căn hộ loại A, 4 căn hộ loại B.
Loại phòng
Diện tích (m
2
)
Căn hộ loại A Căn hộ loại B
Phòng khách 32 30
Phòng ăn 50 40
Phòng ngủ 1 40 36
Phòng ngủ 2 48 42
Phòng tắm 9 10
Bếp 26 24,6
Vệ sinh 7,2 5,8
Phòng giặt 6 14
Lôgia 8,4 9
Sảnh đón 9,6 10,6
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 5

A
B
A
B
+53.380
+50.280
+
+16.180
+13.080
P.RÁC
CÀN HÄÜ A
CÀN HÄÜ B
CÀN HÄÜ B
CÀN HÄÜ A
2700
7500
3100
36300
6600
1400
1500
1000 30001200
7500
1400
5100
510014001000 1000 1000 1000 1000 3000
6600
31001000 14001200
1500
1000

5400
20800
1700
5400
1700 1400
1500
600
7000
21001700 2200
1500
1400 1700
600
CÀN HÄÜ A
CÀN HÄÜ B
CÀN HÄÜ B
CÀN HÄÜ A

Hình 1.1: Mặt bằng tầng điển hình
I.5.2. Hình khối và mặt đứng công trình:
- Hình khối công trình: Là một công trình lớn của thành phố, với hình khối kiến
trúc vuông vức, hình dáng vút cao, nằm ngay vị trí giao nhau của hai trục đường, vươn
thẳng lên khỏi tầng kiến trúc cũ ở dưới thấp thể hiện một phong cách mạnh mẽ, hiện
đại và bền vững của công trình. Công trình sẽ tạo điểm nhấn và thúc đẩy sự phát triển
theo hướng hiện đại của thành phố.
- Mặt đứng của công trình: mặt đứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính nghệ thuật
của công trình. Khi nhìn từ xa thì ta chỉ cảm nhận toàn bộ công trình trên hình khối
kiến trúc, nhưng khi đến gần thì sự biểu hiện nghệ thuật chuyển sang mặt đứng. Theo
chiều đứng của công trình chia làm 5 phần thể hiện sự chuyển đối góp phần tạo nên sự
sinh động của công trình. Phần một là tầng trệt có các sảnh lớn tạo nên không gian
thoáng, có thể bố trí được cây cảnh tạo nên sự thâniện với môi trường. Các tầng từ 2

đến 4, từ 5 đến 17, từ 18 đến 20 lần lượt giống nhau, giữa các đoạn cấu tạo ban công
khác nhau nên tạo được sự chuyển đổi theo chiều đứng.
I.5.3. Giải pháp mặt cắt dọc công trình:
Dựa vào đặc điểm sử dụng và điều kiện vệ sinh ánh sáng, thông hơi thoáng gió
cho các phòng chức năng ta chọn chiều cao các tầng như sau:
+ Tầng hầm cao 3,1m
+ Tầng trệt cao 3,8 m
+ Tầng 2 đến 20 cao 3.1m
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 6
+ Tầng kỹ thuật và mái cao 3,1 m
Với giải pháp kết cấu sàn không dầm nên tận dụng được chiều cao tầng. có thể bố
trí được nhiều tầng hơn trên một chiều cao nhất định.
I.5.4. Giải pháp tổ chức giao thông:
Giao thông theo phương đứng của công trình gồm thang máy và thang bộ được
thiết kế theo các nguyên tắc sau:
+ Thang máy: số thang máy phụ thuộc vào loại thang và lượng người phục vụ.
Không sử dụng thang máy làm lối thoát người khi có sự cố. Công trình có thang máy
vẫn phải bố trí thang bộ. Nếu công trình sử dụng thang máy làm phương tiện giao
thông đứng chủ yếu thì số lượng thang máy chở người không ít hơn hai. Thang máy
phải bố trí gần lối vào cửa chính, buồng thang máy đủ rộng, phải bố trí tay vịn, bảng
điều khiển cho người tàn tật. Giếng thang máy không nên bố trí sát bên cạnh các
phòng chính của công trình, nếu không phải có biện pháp cách âm, cách chấn động.
+ Thang bộ: Số lượng, vị trí và hình thức cầu thang phải đáp ứng yêu cầu sử dụng
thuận tiện và thoát người an toàn. Chiều rộng thông thủy của cầu thang ngoài việc đáp
ứng quy định của quy phạm phòng cháy, còn phải dựa vào đặc trưng sử dụng của công
trình. Chiều cao một đợt thang không lớn hơn 1,8m và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều
rộng chiếu nghỉ không lớn hơn 1,2m. Chiều cao thông thủy của phía trên và phía dưới
chiếu nghỉ cầu thang không nhỏ hơn 2m. Chiều cao thông thủy của vế thang không
nhỏ hơn 2,2m.

I.6. Giải pháp kết cấu:
Ngày nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc sử dụng kết cấu bê tông cốt
thép trong xây dựng đã trở nên phổ biến. Đặc biệt trong xây dựng nhà cao tầng, bê
tông cốt thép được sử dụng rộng rãi do có những ưu điểm sau:
+ Giá thành của kết cấu bê tông cốt thép thường rẻ hơn kết cấu khác đối với
những công trình vừa và nhỏ chịu tải như nhau.
+ Bền lâu, ít tốn tiền bảo dưỡng, cường độ ít nhiều tăng theo thời gian. Có khả
năng chịu lửa tốt.
+ Dễ dàng tạo được hình dáng theo yêu cầu kiến trúc.
Bên cạnh đó, kết cấu bê tông cốt thép vẫn tồn tại những mặt khuyết điểm như
trọng lượng bản thân lớn, dễ xuất hiện khe nứt, thi công qua nhiều công đoạn, khó
kiểm tra chất lượng.
Xem xét những ưu nhược điểm của kết cấu bê tông cốt thép và đặc điểm của
công trình thì việc lựa chọn kết cấu bê tông cốt thép để xây dựng công trình là thích
hợp nhất.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 7
Công trình là hệ kết cấu cột, vách cứng, lõi cứng, sàn không dầm kết hợp chịu
lực.
I.7. Các giải pháp kỹ thuật khác:
I.7.1. Hệ thống thông gió và chiếu sáng:
Các phòng ở, phòng làm việc, các hệ thống giao thông chính trên các tầng đều tận
dụng hết khả năng chiếu sáng tự nhiên thông qua các của kính bố trí bên ngoài. Ngoại
trừ tầng hầm bắt buộc sử dụng hệ thống chiếu sáng nhân tạo, từ tầng trệt trở đi đều tận
dụng khả năng chiếu sáng tự nhiên. Việc bố trí các ô cửa sổ vừa tận dụng được ánh
sáng mặt trời vừa không bị nắng buổi chiều chiếu vào tạo nên sự thuận tiện cho người
sử dụng. Mỗi căn hộ đều được tiếp xúc với môi trường xung quanh thông qua một
logia, điều này giúp người ở có cảm giác gần gũi với thiên nhiên, căn hộ được thông
gió và chiếu sáng tự nhiên tốt hơn.
Ngoài hệ thống chiếu sáng tự nhiên thì chiếu sáng nhân tạo cũng được bố trí sao

cho có thể phủ hết được những điểm cần chiếu sáng, đáp ứng được nhu cầu của người
sử dụng.
Chọn chiều cao cửa sổ và cửa đi phải đảm bảo yêu cầu chiếu sáng. Ở đây chọn
chiều cao cửa sổ 1,4m và cách nền 0,9m. Cửa đi cao 2,2m.
Đường đổ rác được bố trí thẳng đứng, làm bằng vật liệu không cháy, không rò rỉ,
không có vật nhô ra. Diện tích mặt cắt thông thủy không được nhỏ hơn 0,5mx0,5m.
Cửa lấy rác phải đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, phương thức thu gom và vận chuyển
rác phải phù hợp với phương thức quản lý rác của thành phố.
I.7.2. Hệ thống điện:
Điện cung cấp cho công trình được lấy từ hệ thống điện lưới quốc gia, ngoài ra
còn có điện dự phòng cho công trình gồm 2 máy phát điện chạy bằng Diesel cung cấp,
máy phát điện đặt tại phòng kỹ thuật thuộc tầng hầm của công trình. Khi nguồn điện
chính của công trình bị mất vì bất kì một lí do gì, thì máy phát điện sẽ cung cấp điện
cho những trường hợp sau:
+ Các hệ thống phòng cháy chữa cháy.
+ Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ.
+ Các phòng làm việc.
+ Hệ thống máy tính trong tòa nhà công trình
+ Biến áp và hệ thống cáp.
I.7.3. Hệ thống cấp thoát nước:
I.7.3.1. Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Nước từ hệ thống cấp nước chính của thành phố đựoc nhận vào bể ngầm sát chân
công trình. Sau đó nước được bơm lên bể chứa trung gian bằng thép mạ kẽm đặt ở
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 8
tầng mái. Việc điều khiển quá trình bơm hoàn toàn tự động. Từ bể nước đặt trên mái,
qua hệ thống ống dẫn được đưa đến các vị trí cần thiết của công trình.
I.7.3.2. Hệ thống thoát nước và xử lí nước thải công trình:
+ Thoát nước mưa trên mái và nước mưa thoát ra từ logia các căn hộ bằng ống
nhựa Φ100. Số lượng ống được bố trí sao cho phù hợp với yêu cầu: một ống nước

Φ100 có thể phục vụ thoát nước mái từ 70 đến 120 m
2
.
+ Thoát nước thải sinh hoạt, nước thải từ hầm vệ sinh… được xử lý qua bể tự
hoại, sau khi xử lý rồi đưa vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
+ Trên mặt bằng sân được đánh dốc để đưa nước mặt thoát ra đường ống rãnh có
nắp đậy phía trên.
I.7.4. Hệ thống phòng cháy chữa cháy:
I.7.4.1. Hệ thống báo cháy:
Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi tầng và ở mỗi phòng, ở nơi công
cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát hiện
được cháy, phòng quản lí, bảo vệ nhận tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hỏa hoạn
cho công trình thông qua hệ thống cứu hỏa.
I.7.4.2. Hệ thống cứu hỏa:
+ Nước: Được lấy từ bể nước mái xuống, sử dụng máy bơm xăng lưu động. Các
đầu phun nước được lắp đặt ở phòng kỹ thuật của các tầng và được nối với các hệ
thống cứu cháy khác như bình cứu cháy khô tại các tầng, đèn báo các cửa thoát hiểm,
đèn báo khẩn cấp tại các tầng.
I.7.5. Hệ thống thông tin liên lạc:
Sử dụng hệ thống điện thoại hữu tuyến, dây dẫn được đặt chìm vào trong tường
đưa đến từng căn hộ sử dụng.
I.8. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế xây dựng:
I.8.1. Mật độ xây dựng:
K
o
là tỷ số diện tích xây dựng công trình trên diện tích lô đất (%), trong đó diện
tích xây dựng công trình tính theo hình chiếu mặt bằng mái công trình.
0
1510
.100%.100%49,9%

3026
XD
LD
S
K
S
===.
Với: S
XD
= 2x(36,3x20,8)=1510 m
2
là diện tích xây dựng công trình theo hình
chiếu mặt bằng mái công trình.
S
LD
= 3026 m
2
là diện tích lô đất.
I.8.2. Hệ số sử dụng đất:
H
SD
là tỉ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích lô đất.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 9
30201
9,98
3026
S
SD
LD

S
H
S
===
Với: S
s
=30201 m
2
là tổng diện tích sàn toàn công trình không bao gồm diện tích
sàn tầng hầm và mái.
I.9. Kết luận:
Theo TCXDVN 323:2004, mục 5.3, khi xây dựng nhà ở cao tầng trong các khu đô
thị mới, mật độ xây dựng không vượt quá 40% và hệ số sử dụng đất không quá 5.
Trong trường hợp công trình đang tính, 2 hệ số trên không thỏa, đó là vì công trình xây
trong khu vực đô thị cũ của phường 12 quận Bình Thạnh. Theo TCXDVN 323:2004
mục 5.1, nhà ở cao tầng có thể xây chen trong các đô thị cũ khi đảm bảo đủ nguồn
cung cấp dịch vụ hạ tầng cho công trình như điện, nước, giao thông và đảm bảo việc
đấu nối với kết cấu hạ tầng của khu đô thị. Đồng thời, khi đó, các hệ số mật độ xây
dựng và hệ số sử dụng đất được xem xét theo điều kiện cụ thể của lô đất và được các
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc UBND quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh chấp thuận dự án đầu tư xây
dựng Cao ốc Đất Phương Nam là một việc làm hết sức cần thiết phục vụ cho nhu cầu
về nhà ở đặc biệt là nhu cầu tái định cư của người dân và chỉnh trang đô thị theo chủ
trương của quận.
Về kiến trúc, công trình mang dáng vẻ hiện đại. Quan hệ giữa các căn hộ trong
công trình rất thuận tiện nhưng cũng mang tính độc lập cao, hệ thống đường ống kỹ
thuật ngắn gọn, thoát nước nhanh.
Về kết cấu, hệ cột – vách – lõi kết hợp đảm bảo chịu tải trọng đứng và ngang khá
tốt. Đặc biệt với hệ kết cấu sàn không dầm ngoài việc giúp tận dụng tối đa không gian,
còn góp phần hạ thấp chiều cao công trình nên tăng độ ổn định cho công trình. Kết cấu

móng vững chắc với hệ móng cọc khoan nhồi có khả năng chịu lực rất lớn.














Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 10
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC

II.1. Hệ kết cấu chịu lực chính:
Căn cứ vào sơ đồ làm việc thì kết cấu nhà cao tầng có thể phân loại như sau:
II.1.1. Hệ kết cấu khung:
Hệ kết cấu khung có khả năng tạo ra các không gian lớn, linh hoạt thích hợp với
các công trình công cộng. Hệ kết cấu khung có sơ đồ làm việc rõ ràng, nhưng có
nhược điểm là kém hiệu quả khi chiều cao công trình lớn. trong thực tế kết cấu khung
BTCT được sử dụng cho các công trình có chiều cao đến 20 tầng đối với cấp phòng
chống động đất ;7

15 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8 và
10 tầng đối với cấp 9.

II.1.2. Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng:
Hệ kết cấu vách cứng có thể được bố trí thành hệ thống theo một phương, hai
phương hoặc có thể liên kết lại thành các hệ không gian gọi lõi cứng. Đặc điểm quan
trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang tốt nên thường được sử dụng cho
các công trình có chiều cao trên 20 tầng. Tuy nhiên độ cứng theo phương ngang của
các vách cứng tỏ ra là hiệu quả ở những độ cao nhất định, khi chiều cao công trình lớn
thì bản thân vách cứng phải có kích thước đủ lớn, mà điều đó thì khó có thể thực hiện
được. Ngoài ra, hệ thống vách cứng trong công trình là sự cản trở để tạo ra các không
gian rộng. Trong thực tế hệ kết cấu vách cứng thường được sử dụng có hiệu quả cho
các công trình nhà ở, khách sạn với độ cao không quá 40 tầng đối với cấp phòng chống
động đất

7. Độ cao giới hạn bị giảm đi nếu cấp phòng chống động đất của nhà cao
hơn.
II.1.3. Hệ kết cấu khung-giằng (khung và vách cứng):
Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) được tạo ra tại khu vực cầu thang
bộ, cầu thang máy, khu vệ sinh chung hơặc ở các tường biên là các khu vực có tường
liên tục nhiều tầng. Hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà.
Hai hệ thống khung và vách được liền kết với nhau qua hệ kết cấu sàn. Trong trường
hợp này hệ sàn liền kết có ý nghĩa rất lớn. Thường trong hệ thống kết cấu này hệ thống
vách đóng vai trò chủ yếu chịu tải trọng ngang, hệ khung chủ yếu được thiết kế để chịu
tải trọng thẳng đứng. Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiện tối ưu hóa các cấu kiện,
giảm bớt kích thước cột và dầm, đáp ứng được yêu cầu kiến trúc.
Hệ kết cấu khung - giằng tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao
tầng. Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà đến 40 tầng. Nếu công trình
được thiết kế cho vùng động đất cấp 8 thì chiều cao tối đa cho loại kết cấu này là 30
tầng, cho vùng động đất cấp 9 là 20 tầng.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 11
II.1.4. Hệ kết cấu đặc biệt

(Bao gồm hệ thống khung không gian ở các tầng dưới, còn phía trên là hệ kết
cấu khung giằng):
Đây là hệ kết cấu đặc biệt được ứng dụng cho các công trình mà ở tầng dưới đòi
hỏi không gian lớn. Hệ kết cấu kiểu này có phạm vi ứng dụng giống hệ kết cấu khung
giằng, nhưng trong thiết kế cần đặc biệt quan tâm đến hệ thống khung không gian ở
các tầng dưới và kết cấu của tầng chuyển tiếp từ hệ thống khung không gian sang hệ
kết cấu khung giằng. Phương pháp thiết kế cho hệ kết cấu này nhìn chung là phức tạp,
đặc biệt là vấn đề kháng chấn.
II.1.5. Hệ kết cấu hình ống:
Hệ kết cấu hình ống có thể được cấu tạo bằng một ống bao xung quanh nhà gồm
hệ thống cột, dầm, giằng và cũng có thể được cấu tạo thành hệ thống trong ống .
Trong nhiều trường hợp người ta cấu tạo ống ở phía ngoài, còn phía trong là hệ
thống khung, vách cứng hoặc kết hợp khung và vách cứng. Hệ thống kết cấu hình ống
có độ cứng theo phương ngang lớn, thích hợp cho loại công trình có chiều cao trên 25
tầng, các công trình có chiều cao nhỏ hơn 25 tầng loại kết cấu này ít được sử dụng. Hệ
kết cấu hình ống có thể được sử dụng cho loại công trình có chiều cao tới 70 tầng.
II.1.6. Hệ kết cấu hình hộp:
Đối với các công trình có độ cao lớn và có kích thước mặt bằng lớn, ngoài việc
tạo ra hệ thống khung bao quanh làm thành ống, người ta còn tạo ra các vách phía
trong bằng hệ thống khung với mạng cột xếp thành hàng. Hệ kết cấu dặc biệt này có
khả năng chịu lực ngang lớn thích hợp cho các công trình rất cao. Kết cấu hình hộp có
thể sử dụng cho các công trình cao tới 100 tầng.
II.2. Hệ kết cấu sàn:
Hệ sàn có ảnh hưởng rất lớn tới sự làm việc không gian của hệ kết cấu và giá
thành của toàn công trình. Việc lựa chọn phương án sàn hợp lý là rất quan trọng. Do
vậy cần phải có sự phân tích so sánh để lựa chọn được phương án phù hợp với hệ kết
cấu và đặc điểm của công trình. Là kết cấu bêtông cốt thép toàn khối ta xét các phương
án sau:
II.2.1. Hệ sàn có dầm:
Trong sơ đồ sàn có dầm (sàn sườn) có thể chia ra:

II.2.1.1. Sàn sườn toàn khối có bản loại dầm hoặc có bản kê bốn cạnh:
Cấu tạo bao gồm hệ dầm và bản dầm.
Ưu điểm:
- Tính toán đơn giản.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 12
- Được sử dụng phổ biến ở nước ta với công nghệ thi công phong phú nên thuận
tiện cho việc lựa chọn công nghệ thi công.
Nhược điểm:
- Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn rất lớn khi vượt khẩu độ lớn, dẫn đến
chiều cao tầng của công trình lớn nên gây bất lợi cho kết cấu công trình khi chịu tải
trọng ngang và không tiết kiệm chi phí vật liệu.
- Không tiết kiệm không gian sử dụng, lãng phí nguồn nhiên liệu để sưởi ấm
hay làm mát đối với những phòng có nhu cầu.
II.2.1.2. Hệ sàn ô cờ:
Cấu tạo gồm hệ dầm vuông gốc với nhau theo hai phương, chia bản sàn thành các
ô bản kê bốn cạnh có nhịp bé, theo yêu cầu cấu tạo khoảng cách giữa các dầm không
quá 2m.
Ưu điểm:
- Tránh được có quá nhiều cột bên trong nên tiết kiệm được không gian sử dụng
và có kiến trúc đẹp, thích hợp với các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao và không gian
sử dụng lớn như hội trường, câu lạc bộ…
Nhược điểm:
- Không tiết kiệm, thi công phức tạp.
- Khi mặt bằng sàn quá rộng cần phải bố trí thêm các dầm chính. Vì vậy, nó cũng
không tránh được những hạn chế do chiều cao dầm chính phải lớn để giảm độ võng.
Để khắc phục nhược điểm của hai loại dầm trên có thể sử dụng phương án dầm
mỏng. Dầm mỏng là loại dầm có chiều rộng lớn hơn chiều cao do vậy có thể hạn chế
được chiều cao tầng.
II.2.2. Hệ sàn không dầm:

II.2.2.1. Sàn không dầm không ứng lực trước:
Bản sàn được tựa trực tiếp lên cột, có thể có mũ cột hoặc không.
Ưu điểm:
- Chiều cao kết cấu nhỏ nên giảm được chiều cao công trình.
- Tiết kiệm được không gian sử dụng.
- Dễ phân chia không gian.
- Dễ bố trí hệ thống kỹ thuật, điện nước
- Thích hợp với những công trình có khẩu độ vừa từ 4m đến 8m.
- Việc thi công phương án này nhanh hơn so với phương án sàn dầm bởi không
phải mất công gia công cốp pha, cốt thép dầm, cốt thép được đặt tương đối định hình
và đơn giản, việc lắp dựng ván khuôn và cốp pha cũng đơn giản.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 13
- Do chiều cao tầng giảm nên thiết bị vận chuyển đứng cũng không cần yêu cầu
cao, công vận chuyển đứng giảm nên giá thành công trình hạ.
- Tải trọng ngang tác dụng vào công trình giảm do công trình có chiều cao giảm
so với phương án dầm.
Nhược điểm:
- Trong phương án này các cột không đựợc liên kết với nhau để tạo thành
khung do đó độ cứng nhỏ hơn nhiều so với phương án dầm, do vậy khả năng chịu lực
theo phương ngang phương án này kém hơn phương án có dầm, chính vì vậy tải trọng
ngang hầu hết do vách chịu và tải trọng đứng do cột chịu.
- Sàn phải có chiều dày lớn để đảm bảo khả năng chịu uốn và chống chọc
thủng, do đó dẫn đến tăng khối lượng sàn.
II.2.2.2. Sàn không dầm ứng lực trước:
Ưu điểm: Ngoài các đặc điểm chung của phương án sàn không dầm thì phương
án sàn không dầm ứng lực trước sẽ khắc phục được một số nhược điểm của phương án
sàn không dầm.
- Giảm chiều dày sàn khiến khối lượng được giảm dẫn đến giảm tải trọng ngang
tác dụng vào công trình cũng như giảm tải trọng đứng truyền xuống móng.

- Tăng độ cứng của sàn lên, khiến cho thỏa mãn về yêu cầu sử dụng bình
thường.
- Sơ đồ chịu lực trở nên tối ưu hơn do cốt thép ứng lực trước được đặt phù hợp
với biểu đồ mômen do tĩnh tải gây ra, nên tiết kiệm được cốt thép.
Nhược điểm: Tuy khắc phục được các ưu điểm của sàn không dầm thông thường
nhưng lại xuất hiện một số khó khăn cho việc lựa chọn phương án:
- Thiết bị thi công phức tạp hơn, yêu cầu việc chế tạo và đặt cốt thép phải chính
xác do đó yêu cầu tay nghề thi công phải cao hơn, tuy nhiên với xu thế hiện đại hóa
hiện nay thì điều này sẽ là yêu cầu tất yếu.
- Thiết bị giá thành cao và còn hiếm do trong nước chưa sản xuất được.


Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 14
CHƯƠNG III: HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP
TÍNH TOÁN KẾT CẤU

III.1. Hệ kết cấu chịu lực:
Từ sự phân tích những ưu điểm, nhược điểm, và phạm vi ứng dụng của từng loại
kết cấu chịu lực ở chương I, ta quyết định sử dụng hệ kết cấu vách-lõi cho công trình.
III.1.1. Phương pháp tính toán kết cấu:
III.1.1.1. Tải trọng:
III.1.1.2. Tải trọng thẳng đứng:
+ Trọng lượng bản thân kết cấu.
+ Trọng lượng trên sàn, mái, hoạt tải tác dụng trên sàn, trọng lượng tường ngăn
và thiết bị đặt trên sàn.
III.1.1.3. Tải trọng ngang:
+ Tải trọng gió được tính theo Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737-
1995 [2], tải trọng động đất được tính theo TCXDVN 375 - 2006 [6].
+ Do chiều cao công trình tính từ mặt móng đến mái là 68,9m > 40m nên căn

cứ vào tiêu chuẩn ta phải kể đến thành phần động của tải trọng gió.
+ Tải trọng gió và tải trọng động đất được tính toán qui về tập trung tại các mức
sàn.
III.1.2. Nội lực và chuyển vị:
Để xác định nội lực và chuyển vị, sử dụng phần mềm tính toán kết cấu Etabs
v9.04 của hãng CSI. Đây là một phần mềm tính kết cấu khá mạnh chuyên về nhà cao
tầng đã được ứng dụng rộng rải.
Kết quả nội lực và chuyển vị ứng với từng phương án tải trọng.
III.1.3. Tổ hợp và tính cốt thép:
Sử dụng chương trình lập bằng ứng dụng Microsoft Excel. Chương trình này có
ưu điểm là tính toán đơn giản, ngắn ngọn, và dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng và kiểm
tra độ chính xác của kết quả tính.
III.2. Xác định sơ bộ kích thước cấu kiện:
Xem các cột được ngàm chặt ở mặt đài móng, mặt đài móng cốt bằng cốt sàn
tầng hầm ở cao trình -3,10m so với cốt ±0,000m (xem gần đúng là cốt thiên nhiên).
III.2.1. Chọn kích thước sàn:
Sàn được lựa chọn là sàn không dầm tựa lên hệ cột, vách lõi.
Chọn sơ bộ chiều dày sàn bằng công thức :
cm
l
h
n
b
7,22
33
750
33
=== ,
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 15

Trong đó l
n
là nhịp lớn nhất của sàn. Sơ bộ chọn chiều dày sàn là 22cm.
III.2.2. Chọn sơ bộ kích thước cột:
Việc chọn hình dáng, kích thước, tiết diện cột dựa vào các yêu cầu về kiến trúc,
kết cấu và thi công.
Về kiến trúc, đó là các yêu cầu về thẩm mỹ, yêu cầu về sử dụng không gian.
Về kết cấu, kích thước tiết diện cột phải đảm bảo độ bền và độ ổn định.
Về thi công, đó là việc chọn kích thước tiết diện cột thuận tiện cho việc làm và
lắp dựng ván khuôn, việc đặt cốt thép và đồ bê tông. Theo yêu cầu này kích thước tiết
diện nên chọn là bội số của 2;5 hoặc 10cm.
Việc chọn kích thước cột theo độ bền (chọn sơ bộ) có thể tiến hành bằng cách
tham khảo các kết cấu tương tự đã được xây dựng hoặc thiết kế, theo kinh nghiệm thiết
kế hoặc bằng cách tính gần đúng như sau:
Diện tích tiết diện cột A
0
xác định theo công thức:

t
o
b
kN
A
R
=

Trong đó:
-R
b
=14,5 Mpa: cường độ tính toán về nén của bê tông cấp bền B25.

-N lực nén, được tính toán gần đúng như sau:
N=m
s
.q.F
s

F
s
: diện tích sàn truyền tải trọng lên cột đang xét.
m
s
: số sàn phía trên tiết diện đang xét, kể cả mái.
q: tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông mặt sàn, trong đó gồm tải
trọng thường xuyên và tạm thời trên bản sàn, trọng lượng dầm, tường, cột đem tính ra
phân bố đều trên sàn. Giá trị q cũng có thể lấy theo kinh nghiệm:
Với nhà có bề dày sàn bé (10-14cm, kể cả các lớp cấu tạo mặt sàn), có ít tường,
kích thước dầm cột bé: q=10-14 kN/m
2
.
Với nhà có bề dày sàn trung bình (15-20cm), tường dầm cột trung bình hoặc
lớn, q=15-18 kN/m
2
.
Với nhà có bề dày sàn lớn (trên 20cm), q có thể đến 20 kN/m
2
hoặc hơn nữa.
-k
t
: hệ số kể đến ảnh hưởng khác như moomen uốn, hàm lượng thép, độ mảnh
của cột. Khi ảnh hưởng của mô men bé thì lấy k

t
=1,1-1,2; khi ảnh hưởng của mô men
lớn thì k
t
=1,3-1,5.
Sau khi sơ bộ tính được A
0
tiến hành chọn kích thước của cột. Với tiết diện chữ
nhật, tỷ lệ giữa cạnh dài và cạnh ngắn nhỏ hơn 4, nếu lớn hơn hoặc bằng 4 thì coi đó
là vách.
Kích thước tiết diện cột có được xem là hợp lý hay không về mặt chịu lực chỉ
được đánh giá sau khi đã tính toán bố trí cốt thép, và dựa vào tỷ lệ phần trăm cốt thép.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 16
Nếu phát hiện kích thước quá bất hợp lý, quá lớn hoặc quá bé thì nên chọn lại và tính
lại.
Trong nhà nhiều tầng, người ta thường giảm tiết diện cột theo chiều cao từ móng
đến mái. Lý do là lực nén trong cột giảm dần, để hợp lý về sử dụng vật liệu thì càng
lên cao càng giảm khả năng chịu lực của cột.
*Theo bản vẽ kiến trúc của công trình em đang tính, các cột trong nhà có các tiết
diện 400x1000, 400x1200 và 400x1600mm. Tiết diện 400x1600 hoàn toàn có thể xem
là 1 vách, tiết diện 400x1200 trong nhiều trường hợp vẫn được tính toán như 1 vách
ngắn. Với bề dày 400mm, các cột được sắp đặt một cách khéo léo trên mặt bẳng, bố trí
theo cả phương ngang và dọc, ẩn đi trong các tường dày 200mm, giúp công trình có
được sự thông thoáng nhẹ nhàng, tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như diện tích sử dụng.
Các cột trong nhà có tiết diện không đổi từ tầng hầm đến tầng mái. Sự lựa chọn
như vậy xuất phát từ những lý do sau:
- Công trình đang tính có kết cấu sàn không dầm, độ cứng của cột vách ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phân phối nội lực trong sàn. Việc thay đổi tiết diện cột sẽ phải
tính toán lại cấu tạo sàn, gây khó khăn cho cả thiết kế và thi công công trình.

- Trong phương án sàn không dầm, các cột không được liên kết với nhau theo 2
phương tạo nên hệ khung, nên độ cứng ngoài mặt phẳng nhỏ hơn so với phương án có
dầm.
- Việc giảm kích thước tiết diện cột có vẻ hợp lý về mặt chịu lực nhưng làm phức
tạp cho thi công và ảnh hưởng không tốt đến sự làm việc tổng thể của công trình khi
tính toán dao động dưới tác dụng của tải trọng ngang (“Tính toán tiết diện cột bê tông
cốt thép”- GS Nguyễn Đình Cống, NXB Xây Dựng, trang 21). Để đảm bảo sử dụng
hợp lý vật liệu, “nên thay đổi mác bê tông và cốt thép hơn là thay đổi tiết diện cột”
(“Kết cấu nhà cao tầng bê tông cốt thép” –PGS. TS Lê Thanh Huấn, NXB Xây Dựng,
trang 142).
Trong bài toán kinh tế cho nhà cao tầng, việc giảm tiết diện cột chưa hẳn đã đem
lại lợi ích, khi mà thi công khó khăn, hệ số luân chuyển ván khuôn bị giảm đi. Thực tế
việc thay đổi cấp bền của bê tông và cốt thép đang được áp dụng cho nhà cao tầng
ngày càng phổ biến. Điển hình như công trình HaNoi City Complex 65 tầng, do Hàn
Quốc thiết kế và thi công: Từ tầng âm 5 đến tầng 33 có f’c=60Mpa; từ tầng 34 đến
tầng 41 có f’c=40Mpa; từ tầng âm 42 đến tầng 65 có f’c=30Mpa; tầng mái f’c=60Mpa,
hệ chịu lực cột vách lõi không thay đổi tiết diện.
- Càng lên cao lực nén tác dụng lên cột càng giảm, nhưng tải trọng ngang do gió
và động đất lại càng lớn, việc giảm tiết diện cột không thỏa đáng có thể dẫn đến sự
mất ổn định khi cột làm việc lệch tâm lớn dưới tác dụng của mô men lớn.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 17
- Công trình tính toán có kể đến động đất. Các nút liên kết giữa cột vách và dầm
sàn là những vị trí tập trung nội lực lớn. Dưới tác dụng của động đất, tại vị trí các nút,
lực cắt có thể gia tăng một cách đột ngột, có thể dẫn đến sự phá hoại theo các tiết diện
nghiêng mà trong tính toán, thiết kế chưa định lượng được. Sự thay đổi tiết diện cột sẽ
tăng sự nguy hiểm ở các nút và khó đảm bảo các cấu tạo kháng chấn.
Tuy vậy, sự lựa chọn trên cũng chỉ là sơ bộ, nhất định phải đánh giá lại sau khi đã
tính toán bố trí cốt thép cho công trình dựa trên các chỉ tiêu kĩ thuật và kinh tế.



III.2.3. Chọn sơ bộ kích thước vách:
Theo TCXD 198:1997 mục 3.4.1, chiều dày thành vách t chọn không nhỏ hơn
15mm và không nhỏ hơn 1/20 chiều cao tầng.



=






mm
mm
H
mm
t
155
150
20
1
150

Chọn chiều dày các vách là 200mm; 300mm; 400mm theo yêu cầu về khả năng
chịu lực và yêu cầu của mặt bằng kiến trúc.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 18
CHƯƠNG IV: TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÔNG TRÌNH


IV.1. Xác Định Tải Trọng Đứng:
IV.1.1. Tĩnh Tải:
IV.1.1.1. Tĩnh tải sàn tầng 1:
IV.1.1.1.a) Tĩnh tải do các lớp sàn:
TT

Vật liệu
Chiều
dày (m)
γ
(KN/m
3
)

g
tc
(KN/m
2
)

Hệ số
độ tin
cậy
Tĩnh tải tính
toán (KN/m
2
)
1
Lớp gạch

Ceramic
0,01 20 0,20 1,2 0,24
2
Vữa xi
măng lót
0,02 16 0,32 1,3 0,38
3 Bản BTCT 0,22 25 5,50 1,1 6,05
4 Vữa trát 0,015 16 0,24 1,3 0,29
Tổng cộng 6,26 6,96

Khi tính toán mô hình bằng phần mềm, phần tải trọng bản thân của bê tông do
phần mềm tự tính nên khi nhập giá trị tĩnh tải, cần trừ đi phần khối lượng lớp bêtông.
Cụ thể tĩnh tải do các lớp sàn có giá trị như sau: q = 6,96-6,05 = 0,91 (KN/m
2
).
b. Tĩnh tải do tường xây trên sàn:
Để đơn giản ta quy tải trọng thành tải phân bố đều lên sàn.
Căn cứ vào mặt bằng kiến trúc ta tính được: tổng diện tích sàn điển hình là
650m
2
,
Tổng chiều dài tường ngăn dày 20cm là 110m. Tường cao 358cm. Tải trọng do
tường ngăn gây ra là:
110211035815
2,0
650
tn
san
nbhlγ ,,,
q

A
××××
===
(KN/m
2
);
Vậy tổng tải trọng tác dụng lên tầng 1 là:
q = 6,96+2,0 = 8,96 (KN/m
2
).
Khi tính toán bằng phần mềm thì tĩnh tải được khai báo là:
q = 0,91+2,0 = 2,91 (KN/m
2
).



Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 19
IV.1.1.2. Tĩnh tải sàn các tầng 2 đến 21:
IV.1.1.2.a) Tĩnh tải các lớp sàn:
TT

Vật liệu
Chiều
dày (m)
γ
(KN/m
3
)


g
tc
(KN/m
2
)

Hệ số
độ tin
cậy
Tĩnh tải tính
toán (KN/m
2
)

1
Lớp gạch
Ceramic
0,01 20 0,20 1,2 0,24
2
Vữa xi
măng lót
0,02 16 0,32 1,3 0,38
3 Bản BTCT

0,22 25 5,50 1,1 6,05
4 Vữa trát 0,015 16 0,24 1,3 0,29
5
Trần thạch
cao

0,30 1,1 0,33
Tổng cộng 6,56 7,29

Khi tính toán mô hình bằng phần mềm, phần tải trọng bản thân của bê tông do
phần mềm tự tính nên khi nhập giá trị tĩnh tải, cần trừ đi phần khối lượng lớp bêtông.
Cụ thể tĩnh tải do các lớp sàn có giá trị như sau: q = 7,29-6,05 = 1,24 (KN/m
2
).
IV.1.1.2.b) Tĩnh tải thường xuyên do tường xây:
Quy tĩnh tải tường xây thành tĩnh tải phân bố đều trên sàn:
Căn cứ vào mặt bằng kiến trúc ta tính được: Tổng diện tích sàn điển hình là
640m
2
,
tổng chiều dài tường ngăn dày 20cm là 180m. Tổng chiều dài tường ngăn dày
10cm là 100m. Tường cao 288cm. Tải trọng do tường ngăn gây ra là:
11021800110028815
3,38
640
tn
san
nbhlγ ,.(,.,.).,.
q
A
+
===
(KN/m
2
).
Tổng tải tác dụng: q = 7,29+3,38=10,67 (KN/m

2
).
Khi tính toán bằng phần mềm khai báo: q = 1,24+3,38=4,62 (KN/m
2
).
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 20
IV.1.1.3. Tĩnh tải sàn tầng mái:
IV.1.1.3.a) Tĩnh tải các lớp sàn:
TT

Vật liệu
Chiều
dày (m)
γ
(KN/m
3
)

g
tc

(KN/m
2
)
Hệ số
độ tin
cậy
Tĩnh tải tính
toán (KN/m

2
)

1
2 lớp
gạch lá
nem
0,04 18 0,72 1,2 0,86
2
Vữa xi
măng lót
0,02 16 0,32 1,3 0,38
3
Bản
BTCT
0,22 25 5,50 1,1 6,05
4 Vữa trát 0,015 16 0,24 1,3 0,29
5
Trần
thạch cao

0,30 1,1 0,33

Tổng
cộng
7,08 7,91
Khi tính toán mô hình bằng phần mềm, phần tải trọng bản thân của bê tông do phần
mềm tự tính nên khi nhập giá trị tĩnh tải, cần trừ đi phần khối lượng lớp bêtông. Cụ thể
tĩnh tải do các lớp sàn có giá trị như sau: q = 7,91-6,05 = 1,86(KN/m
2

).
IV.1.2. Hoạt tải:
*Theo TCVN 2737-1995, khi tính dầm chính, dầm phụ, bản sàn, cột và móng, tải
trọng toàn phần trong bảng 3 được phép giảm như sau:
• Đối với các phòng nêu ở mục 1,2,3,4,5 ở bảng 3 nhân với hệ số
1
A
ψ
(khi A>A
1
=9m
2
):
1
1
0,6
0,4
A/A
A
ψ =+
Trong đó A là diện tích chịu tải, tính bằng mét vuông.
• Đối với phòng nêu ở mục 6,7,8,10,12,14 bảng 3 nhân với hệ số
2
A
ψ
(khi
khi A>A
1
=36m
2

):
1
2
0,5
0,5
A/A
A
ψ =+
Khi cột, tường, móng chịu tác dụng từ 2 sàn trở lên giá trị các tải trọng ở bang3
được phép giảm bằng cách nhân với hệ số
n
ψ

• Đối với các phòng nêu ở mục 1,2,3,4,5 ở bảng 3:

1
1
0,4
0,4
A
n
n
ψ
ψ

=+

• Đối với phòng nêu ở mục 6,7,8,10,12,14 bảng 3:

2

2
0,5
0,5
A
n
n
ψ
ψ

=+

Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 21
Tuy nhiên hoạt tải thường không lớn hơn so với trọng lượng bản thân (thường bằng
15 đến 20%) nên khi thiên về an toàn không xét đến các hệ số giảm tải. Trong tính
toán khung nhiều tầng nhiều nhịp, nhất là các hệ khung không gian còn cho phép
không xét đến các phương án chất tải bất lợi (hoạt tải) gây ra trên các sàn. Trong đồ án
em đang thực hiện, với sàn không dầm, sự phân chia các ô sàn chỉ mang tính chất
tương đối. Vì vậy thiên về an toàn, có thể không kể đến hệ số giảm tải.

IV.1.2.1. Hoạt tải tác dụng lên sàn tầng 1:
Loại phòng
Diện tích
(m
2
)
Ptc
(KN/m
2
)

Hệ số độ tin
cậy n
Ptt
(KN/m
2
)
Sảnh 332 3,00 1,2 3,60
Phòng SHCĐ 112 4,00 1,2 4,80
Phòng học 127 2,00 1,2 2,40
Kho 11 4,80 1,2 5,76
Phòng quản lí 18 2,00 1,2 2,40
Bếp 18 3,00 1,2 3,60
WC 32 2,00 1,2 2,40
Sân chơi trẻ 36 3,00 1,2 3,6

IV.1.2.2. Hoạt tải tác dụng lên sàn tầng 2 đến 21:

Diện tích
(m
2
)
P
tc

(KN/m
2
)

Hệ số độ tin
cậy

P
tt

(KN/m
2
)

Phần sàn căn hộ 541 1,50 1,3 1,95
Phần sàn hành
lang
76,6 3,00 1,2 3,60
lôgia 22,4 2,00 1,2 2,40

IV.1.2.3. Hoạt tải tác dụng lên sàn tầng mái:
Theo Bảng 3 TCVN2737-1995 ta có hoạt tải tiêu chuẩn tác dụng lên sàn mái là:
q
tc
= 0,75(KN/m
2
); hoạt tải tính toán là: q
tt
= 0,75x1,3=0,975(KN/m
2
).

IV.2. Xác Định Tải Trọng Gió:
IV.2.1. Tải trọng gió tĩnh:
Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió xác định theo công thức:

2

0
(/)
tt
WWKCKGm
= (41)
Trong đó:
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 22
+ W
0
: Giá trị áp lực gió lấy theo bản đồ phân vùng. Công trình xây dựng trên
địa bàn nội thành Tp. Hồ Chí Minh, thuộc vùng II.A có W
0
=83daN/m
2
(Tp.HCM nằm
trong vùng ảnh hưởng của gió bão được đánh giá là yếu).
+ C: hệ số khí động, xác định bằng cách tra bảng (bảng 6[2])
Phía đón gió: C=+0,8; Phía khuất gió: C=-0,6.
+K: hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao.
+ n: Hệ số độ tin cậy của tải trọng gió lấy bằng 1,2.
Tải trọng gió quy về thành lực tập trung theo các phương xác định theo công thức:
(
)
.*
gi
đ ki
WnWWS
=+
Với S

i
: là diện tích mặt đón gió theo phương đang xét.
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 23
Bảng tính tải trọng gió tĩnh tác dụng lên các mức sàn
Vùng gió II.A có Wo =0,83(kN/m
2
) Tải trọng quy về lực tập trung
Tầng
z K W
tc
si(kN/m
2
) Tải theo phương X

Tải theo phương Y

(m) c=0.8 c=-0.6 S
i
(m
2
)

W
gi
(kN) S
i
(m
2
)


W
gi
(kN)

1 3.8 1.026 0.68 0.51 79.04 113.10 137.94 197.38
2 6.9 1.116 0.74 0.56 64.48 100.30 112.53 175.04
3 10 1.175 0.78 0.59 64.48 105.65 112.53 184.37
4 13.1 1.220 0.81 0.61 64.48 109.72 112.53 191.48
5 16.2 1.257 0.83 0.63 64.48 113.03 112.53 197.25
6 19.3 1.288 0.86 0.64 64.48 115.83 112.53 202.15
7 22.4 1.316 0.87 0.66 64.48 118.28 112.53 206.42
8 25.5 1.340 0.89 0.67 64.48 120.44 112.53 210.20
9 28.6 1.361 0.90 0.68 64.48 122.40 112.53 213.60
10 31.7 1.381 0.92 0.69 64.48 124.17 112.53 216.70
11 34.8 1.399 0.93 0.70 64.48 125.80 112.53 219.55
12 37.9 1.416 0.94 0.71 64.48 127.31 112.53 222.19
13 41 1.432 0.95 0.71 64.48 128.73 112.53 224.65
14 44.1 1.446 0.96 0.72 64.48 130.04 112.53 226.94
15 47.2 1.460 0.97 0.73 64.48 131.29 112.53 229.12
16 50.3 1.473 0.98 0.73 64.48 132.46 112.53 231.16
17 53.4 1.486 0.99 0.74 64.48 133.57 112.53 233.11
18 56.5 1.497 0.99 0.75 64.48 134.63 112.53 234.96
19 59.6 1.509 1.00 0.75 64.48 135.64 112.53 236.72
20 62.7 1.519 1.01 0.76 64.48 136.61 112.53 238.41
Tầng KT 65.8 1.530 1.02 0.76 56.42 120.34 16.74 35.71










Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 24
IV.2.2. Tải trọng gió động:
h
m
j
h
j
m
1
m
n
y
ji
y
ni
y
1i

Hình 4.1: Sơ đồ tính toán động lực tải trọng gió lên công trình
Trình tự các bước tính toán xác định thành phần động của tải trọng gió :
Công trình có độ cao trên 40m nên cần phải tính thành phần động của tải trọng
gió.
Thiết lập sơ đồ tính toán động lực :
+ Sơ đồ tính toán là 1 thanh console có hữu hạn điểm tập trung khối lượng:

+ Chia công trình thành n phần sao cho mỗi phần có độ cứng và áp lực gió lên
bề mặt công trình là không đổi.
+ Vị trí các điểm tập trung khối lượng đặt tương ứng với cao trình trọng tâm
của các kết cấu truyền tải trọng ngang của công trình (sàn nhà)
+ Giá trị các khối lượng tập trung ở các mức trong sơ đồ tính toán bằng tổng
khối lượng của kết cấu chịu lực, kết cấu bao che, trang trí…
- Xác định giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của áp lực gió lên các phần của
công trình (xem phần gió tĩnh).
- Xác định giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán của thành phần động của tải
trọng gió lên các phần tính toán của công trình
+ Xác định tần số dao động riêng f
i
và dạng dao động .
Việc xác định tần số và dạng dao động bằng tay là một trong những việc làm rất
khó khăn và phức tạp đối với các bài toán khi kể đến thành phần động của tải trọng
gió. Dựa vào phần mềm Etabs v9.04 ta dễ dàng có được tần số và dạng dao động của
công trình.
Quá trình được thực hiện như sau:
1. Chọn hệ đơn vị cho bài toán:
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp KSXD Đề tài: Cao ốc Đất Phương Nam
SVTH: Lê Bá Định - Lớp 04X1A - Khoa XDDD&CN Trang 25
Dùng hệ đơn vị kN-m.
2. Khai báo mô hình khung không gian kết hợp với lõi cứng của công trình trên
chương trình Etabs V9.04.
+ Tạo ra các đường lưới (Grid) với các khoảng cách (Spacing) nhỏ theo
môđun công trình theo ba phương x, y. Hiệu chỉnh đường lưới.
+ Khai báo số tầng, chiều cao tầng sau đó hiệu chỉnh chiều cao tầng, đặt tên
tầng, và chọn chế độ Similar Stories (tầng chủ) nhằm có thể vẽ nhanh các tầng giống
nhau
3. Khai báo đặc trưng vật liệu:

Sử dụng bêtông B25 để thiết kế cho toàn bộ kết cấu phần trên của công trình bao
gồm các kết cấu cột, dầm, sàn không dầm và lõi cứng.
Vào Define/Materials/CONC/Modify/Show Materrial…
Với bêtông B25, các dữ liệu về đặc trưng vật liệu khai báo vào chương trình
Etabs v9.04 như sau:
Material Name CONC
Type of Material Isotropic
Anaylysis Property Data
Mass per unit Volume 2.5
Weight per unit volume 25
Modulus of Elasticity 3e7
Poisson’s Ratio 0.2
Coeff of Thermal Expansion 0

4. Khai báo tiết diện hình học:
- Khai báo các phần tử dầm
+ Dầm D0209 (200x900mm);
+ Dầm D0206 (200x600mm);
Vào Define/Frame Sections/Add Rectangular
Section Name Material Depth (t3) Width (t2)
D0206 CONC 0.6 0.2
D0209 CONC 0.9 0.2

×