Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

quản lý bảo vệ mội trường nước vùng hạ du sông nam ngum, huyện kẹo u đôm, tỉnh viêng chăn, chdcnd là

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 129 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Vilayvanh Keosaneha
Học viên lớp: 19 MT
Ngành: Khoa học Môi trường
Trường: Đại học Thủy Lợi
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Mai Đăng và PGS.TS. Lê Đình Thành với đề tài nghiên cứu
trong luận văn “Quản lý bảo vệ môi trường nước vùng hạ du sông Nam Ngum,
huyện Kẹo U Đôm, tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không giống với các đề tài luận văn nào trước
đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn
được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng
trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nôi dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định./.

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN


Vilayvanh Keosaneha

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã
cung cấp học bổng cho tôi được học tại Trường Đại học Thủy lợi. Tôi bầy tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới Chính phủ CHDCND Lào đã tuyển cử tôi sang học trình độ cao học về
ngành Môi trường tại Trường Đại học Thủy lợi. Xin chân thành cảm ơn Tham tán Giáo
dục Văn hóa – Đại sứ quán Lào tại Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và
luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tại Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và lãnh đạo Trường Đại học Thủy lợi


đã thường xuyên quan tâm, theo dõi tiến độ học tập và động viên tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về các thủ tục, trang thiết bị
dụng cụ rất cần thiết và chăm lo về sinh hoạt ăn ở cho tôi để hoàn thành quá trình
học tập này thành công tốt đẹp.
Nhân dịp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS.Lê
Đình Thành và TS. Nguyễn Mai Đăng, những người đã chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình
để tôi hoàn thành luận văn của mình, để tôi được rèn luyện thêm kiến thức về
chuyên môn khoa học kỹ thuật, có kinh nghiệm quý báu, ứng dụng công nghệ mới
trong công tác quản lý, phát triển tài nguyên nước và bảo vệ môi trường của
CHDCND Lào sau này một cách có hiệu quả và bền vững.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Môi trường giúp đỡ và đóng
góp những ý kiến quý báu cho sự hoàn thành luận văn của tôi.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin được gửi đến toàn thể cán bộ giáo
viên khoa sau đại học và các bộ phận có liên quan của Trường Đại học Thủy lợi, Bộ
TN & MT, Cục Khí tượng Thủy văn, Cục Thủy lợi, trường Đại học Quốc gia Lào,
các đơn vị thuộc tỉnh Viêng Chăn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất về cung
cấp tài liệu rất cần thiết trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Và sau cùng, lòng biết ơn cũng xin được gửi đến gia đình của tôi và bạn bè
đồng nghiệp là nguồn động viên và nhận được những tình cảm quý báu thân thiện
và sự giúp đỡ chân tình cả vật chất lẫn tinh thần khích lệ giúp tôi vượt qua mọi khó
khăn trở ngại khi thực hiện luận văn.
Luận văn được hoàn thành tại khoa Môi trường thuộc Trường Đại học Thủy
lợi năm 2013.Chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tôi
rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và các bạn
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Sau khi hoàn thành luận văn, tôi sẽ trở về phục vụ Tổ quốc thân yêu của mình
trong lĩnh vực môi trường, sẽ xin làm cầu nối cho mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào.
Xin chúc mỗi quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa 2
nước Lào – Việt sẽ mãi mãi xanh tươi và đời đời bền vững, như câu thơ của Chủ tịch
Hồ Chi Minh kính yêu khi nói về mối quan hệ này.


Việt Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả


Vilayvanh Keosaneha

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ LƯU VỰC NGHIÊN CỨU 5
1.1. SÔNG NGÒI VÀ LƯU VỰC SÔNG NAM NGUM 5
1.1.1. Đặc điểm địa lý và địa hình lưu vực 5
1.1.2. Mạng lưới sông ngòi trên đồng bằng Viêng Chăn 6
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 9
1.2.1. Vị trí, điều kiện địa hình 9
1.2.2. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng 11
1.2.3. Đặc điểm thảm phủ thực vật 13
1.2.4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn 13
1.2.5. Đặc điểm thủy văn và nguồn nước 18
1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 20
1.3.1. Thuận lợi và khó khăn 20
1.3.2. Các ngành kinh tế 21
1.3.3. Cơ sở hạ tầng 25
1.3.4. Thành tựu và phương hướng phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu 28
1.3.5. Tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước 30
CHƯƠNG 2.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM NƯỚC . 35

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG 35
2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC 36
2.2.1. Phân loại các nguồn gây ô nhiễm nước 36
2.2.2. Đánh giá nguồn ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt 38
2.2.3. Đánh giá ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp 41
2.2.4. Các nguồn ô nhiễm khác 42
2.3. TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM 44
2.3.1. Tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 45
2.3.2 Tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải công nghiệp 54
2.3.3. Tính toán tải lượng ô nhiễm nước do nông nghiệp 59


2.3.4. Tổng hợp tải lượng ô nhiễm vùng nghiên cứu 65
2.4. ÁP LỰC Ô NHIỄM VÙNG NGHIÊN CỨU 67
2.4.1. Áp lực ô nhiễm do các nguồn ô nhiễm trong vùng nghiên cứu 67
2.4.2. Tổng hợp áp lực ô nhiễm vùng nghiên cứu 71
2.5. KẾT LUẬN CHUNG 73
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG NGHIÊN
CỨU 74
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG 74
3.1.1. Nội dung và phạm vi đánh giá 74
3.1.2. Phương pháp đánh giá 75
3.2. SỐ LIỆU CHẤT LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG ĐỂ DÁNH GIÁ 76
3.2.1. Tình hình quan trắc số liệu chất luợng nuớc 76
3.2.2. Lựa chọn tiêu chuẩn chất lượng nước dùng trong đánh giá 79
3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA VÙNG SÔNG NAM NGUM 79
3.3.1. Hồ Nam Ngum 1 79
3.3.2. Cầu Nam Lik 81
3.3.3. Tại Pakkanjung 82
3.3.4. Tại Bankeun 83

3.3.5. Tại cầu Thangone 84
3.3.6. Tại cầu Banhai 86

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG NGHIÊN CỨU . 87
3.5. KẾT LUẬN CHUNG 88
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NAM NGUM 89
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG 89
4.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU HIỆN NAY 90
4.2.1. Đánh giá về thể chế chính sách liên quan đến quản lý bảo vệ chất lượng
nước 90


4.2.2. Đánh giá về tổ chức quản lý bảo vệ chất lượng nước 94
4.3. PHÂN TÍCH DỰ BÁO Ô NHIỄM NƯỚC TRONG KHU VỰC NGHIÊN
CỨU 97
4.3.1. Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm các khu vực trong vùng nghiên cứu
đến năm 2020 97
4.3.2. Phân tích xác định các vùng có nguy cơ cao đối với ô nhiễm nước 100
4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC102
4.4.1. Lồng ghép chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đối với quản lý bảo vệ
chất lượng nước của vùng nghiên cứu 102
4.4.2. Đề xuất giải pháp 103
4.4.3. Phương pháp tăng lượng oxy hòa han trong nước 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC











DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trưng các trạm thủy văn sông Nam Ngum 13
Bảng 1.2: Lượng mưa tháng, năm trung bình nhiều năm tại các trạm sông Nam
Ngum 14
Bảng 1.3:Tốc độ gió và hướng của gió TB nhiều năm tại các trạm trên sông Nam
Ngum. 16
Bảng 1.4: Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại các trạm vùng sông Nam Ngum 16
Bảng 1.5: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm trên sông Nam Ngum 17
Bảng 1.6: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm trên sông Nam Ngum đo bằng ống
piche. 17
Bảng 1.7: Lưu lượng trung bình tháng,TB nhiều năm tại các trạm trên sông Nam
Ngum 18
Bảng 1.8: Các đặc trưng dòng chảy tại một số trạm trên hệ thống sông Nam Ngum
19
Bảng 1.9: Các khu công nghiệp tập trung VĐB ven sông Nam Ngum tỉnh Viêng
Chăn 21
Bảng 1.10: Phân bố diện tích trồng lúa vùng đồng bằng ven sông tỉnh Viêng Chăn
23
Bảng 1.11: Bảng phân bố diện tích hoa màu vùng đồng bằng ven sông tỉnh Viêng
Chăn 23
Bảng 1.12: Bảng phân bố diện tích cây công nghiệp hàng năm VDB ven sông tỉnh
Viêng Chăn 23

Bảng 1.13: Bảng phân bố diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong vùng ven sông Nam
Ngum 24
Bảng 1.14: Bảng sản lượng thuỷ sản khai thác 24
Bảng 1.15: Bảng tổng hợp số lượng công trình thuỷ lợi trên lưu vực sông Nam
Ngum 25

Bảng 1.16: Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Viêng Chăn 30
Bảng 2.1: Diện tích và dân số của các huyện vùng ven sông Nam Ngum 38


Bảng 2.2: Dự kiến dân số của tỉnh Viêng Chănđến năm 2020 39
Bảng 2.3: Bảng phân bố diện tích đất nông nghiệp vùng ven sông Nam Ngum 41
Bảng 2.4: Bảng phân bố diện tích nuôi cá trong vùng hạ du sông Nam Ngum 42
Bảng 2.5: Hệ số phát sinh chất thải khi chưa xử lý 45
Bảng 2.6: Hệ số phát sinh chất thải khi xử lý 46
Bảng 2.7: Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi chưa xử lý
khu vực đô thị vùng nghiên cứu tỉnh Viêng Chăn 46
Bảng 2.8: Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi đã xử lý khu
vực đô thị vùng nghiên cứu tỉnh Viêng Chăn 47
Bảng 2.9: Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt đô thị vùng
nghiên cứu tỉnh Viêng Chăn 48
Bảng 2.10: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn
khi chưa xử lý của VNC 49
Bảng 2.11: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn
khi đã xử lý của VNC 50
Bảng 2.12: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn
ở VNC 50
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh
hoạt của vùng nghiên cứu 52


Bảng 2.14: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo nhóm
ngành nghề sản xuất 55
Bảng 2.15: Lưu lượng nước thải của các KCN tập trung hiện tại vùng hạ du sông
Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn 57
Bảng 2.16: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải của các KCN tập
trung hiện tại vùng hạ du sông Nam Ngum 57
Bảng 2.17: Lưu lượng nước thải của các KCN tập trung tại vùng hạ du sông Nam
Ngum tỉnh Viêng Chăn đến năm 2020 58
Bảng 2.18: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải của các KCN tập
trung vùng hạ du sông Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn 59


Bảng 2.19: Tải lượng chất ô nhiễm do nước hồi quy sau tưới của vùng hạ du sông
Nam Ngum tỉnh Viêng Chăn 60
Bảng 2.20: Giá trị nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi 62
Bảng 2.21: Lưu lượng nước thải chăn nuôi vùng hạ du sông Nam Ngum 62
Bảng 2.22: Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi của vùng hạ du sông
Nam Ngum 63
Bảng 2.23: Tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp vùng hạ
du sông Nam Ngum 64
Bảng 2.24: Tổng tải lượng các chất ô nhiễm vùng hạ du sông Nam Ngum tỉnh
Viêng Chăn 65
Bảng 2.25: Áp lực ô nhiễm của các nguồn ô nhiễm vùng hạ du sông Nam Ngum 68
Bảng 2.26: Tổng hợp áp lực ô nhiễm toàn vùng nghiên cứu 71
Bảng 3.1: Số liệu chất lượng nước tại các điểm đo đạc 77
Bảng 3.2: Tọa độ của các vị trí điểm lấy mẫu theo dõi chất lượng nước năm (2012)
77
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc trong 9 đợt tại hồ chứa nước Nam Ngum 1 80
Bảng 3.4: Kết quả quan trắc trong 9 đợt tại cầu Nam Lik 81
Bảng 3.5: Kết quả quan trắc trong 3 đợt tại cầu Pakkanjung 82


Bảng 3.6: Kết quả quan trắc trong 3 đợt tại cầu Bankeun 83
Bảng 3.7: Kết quả quan trắc trong 3 đợt tại cầu Thangone 85
Bảng 3.8: Kết quả quan trắc trong 3 đợt tại cầu Banhai 86
Bảng 4.1: Bảng dự kiến dân số vùng ven sông đến năm 2020 98
Bảng 4.2: Ước tính tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt VĐB tỉnh Viêng Chăn
đến năm 2020 98
Bảng 4.3: Tổng hợp ước tính tải lượng ô nhiễm do nước thải công nghiệp VNC đến
năm 2020 98
Bảng 4.4: Tải lượng ô nhiễm do nông nghiệp vùng ven sông đến năm 2020 99
Bảng 4.5: Tổng hợp ước tính tải lượng ô nhiễm vùng nghiên cứu đến năm 2020 99


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính nước CHDCND Lào 7
Hình 1.2: Các nhánh sông của lưu vực sông NamNgum 8
Hình 1.3: Bản đồ các huyện nằm trên sông Nam Ngum 10
Hình 1.4: Lượng mưatrung bình hàng nămcủa lưu vựcsông NamNgum 15
Hình 1.5: Bản đồ xác định vị trí các khu công nghiệp của vùng nghiên cứu 22
Hình 1.6: Kế hoạch Phát triển Thủy điện ở lưu vực sông Nam Ngum 27
Hình 2.1: Bản đồ vị trí các huyện và dân số 40
Hình 2.2: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạtđôthị VNC48
Hình 2.3: Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn VNC
51
Hình 2.4: Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng BOD5 do nước thải sinh hoạt
vùng đồng bằng ven sông Nam ngum 52
Hình 2.5: Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng N do nước thải sinh hoạt vùng
đồng bằng ven sông Nam ngum 53
Hình 2.6: Tổng hợp tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng P do nước thải sinh hoạt vùng
đồng bằng ven sông Nam ngum 53

Hình 2.7: Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp vùng hạ du sông
Nam Ngum 64
Hình 2.8: Tổng tải lượng chất ô nhiễm hữu cơ (BOD
5
) vùng hạ du sông Nam Ngum
66

Hình 2.9: Tổng tải lượng chất ô nhiễm dinh dưỡng N, P trong vùng hạ du sông Nam
Ngum 66
Hình 2.10: Biểu đồ áp lực ô nhiễm vật lý TSS do nước thải sinh hoạt VNC 68
Hình 2.11: Biểu đồ áp lực ô nhiễm hữu cơ BOD
5
do nước thải sinh hoạt VNC 69
Hình 2.12: Biểu đồ áp lực ô nhiễm vật lý TSS do nước thải công nghiệp VNC 69
Hình 2.13: Biểu đồ áp lực ô nhiễm hữu cơ BOD
5
do nước thải công nghiệp VNC . 70
Hình 2.14: Biểu đồ áp lực chất ô nhiễm dinh dưỡng N,P do nước thải công nghiệp
VNC 70
Hình 2.15: Biểu đồ áp lực tổng hợp chất ô nhiễm hữu cơ (BOD
5
) 71
Hình 2.16: Biểu đồ áp lực tổng hợp chất ô nhiễm dinh dưỡng (N,P) 72
Hình 3.1: Bản đồ vị trí các điểm khảo sát lấy mẫu lưu vực hạ du sông Nam Ngum 78


Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số p
H
80
Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 80

Hình 3.4: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số p
H
81
Hình 3.5: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 82
Hình 3.6: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số p
H
83
Hình 3.7: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 83
Hình 3.8: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số p
H
84
Hình 3.9: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 84
Hình 3.10: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số p
H
85
Hình: 3.11: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 86
Hình 3.12:Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số p
H
87
Hình 3.13: Biểu đồ diễn biến chất lượng nước của bộ thông số DO 87
Hình 4.1: Ước tính tổng tải lượng ô nhiễm vùng nghiên cứu đến năm 2020 100














DANG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHDCND Lào : Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
CHXHCN Việt Nam : Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
UBND : Uỷ ban nhân dân
LVS : Lưu vực sông
VĐB : Vùng đồng bằng
KCN : Khu công nghiệp
KTXH : Kinh tế xã hội
HSPSCT : Hệ số phát sinh chất thải
CLN : Chất lượng nước
TL : Tổng lượng chất ô nhiễm
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
BOD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Lượng oxy hòa tan
BVMT : Bảo vệ môi trường
TNN : Tài nguyên nước
TB : Trung bình
VNC : Vùng nghiên cứu
QC : Quy chuẩn
T : Nhiệt độ
NN : Nông ngiệp
LN : Lâm nghiệp




1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế
giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây
nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô
nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Hiện
nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để
quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác
trên lưu vực sông, tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng
nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của
lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho con người.
Nước là một tài nguyên thiết yếu và quan trọng nhất của bất kỳ lưu vực sông. Việc
sử dụng nước có mối liên quan mật thiết với sử dụng đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái
lưu vực nên quản lý nước theo lưu vực sông sẽ giúp cho sử dụng và bảo vệ tốt hơn tài
nguyên đất và môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các
hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người tới tài nguyên và môi trường sống.
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) là một quốc gia giàu
tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn đất, rừng, nước và khoáng sản. Nền kinh tế đặc
trưng của Lào là nông nghiệp, do đó để đáp ứng mục tiêu phát triển chung cần đẩy
mạnh phát triển toàn diện, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực thủy lợi, khai
thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường nước.
Hạ lưu sông Nam Ngum đó là vùng đ
ồng bằng Viêng Chăn có tầm quan trọng
chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng đối với nước
CHDCND Lào. Về chính trị, đây là một nơi có thủ đô Viêng Chăn và các cơ quan
đầu não của cả nước, là đầu mối giao lưu đối ngoại, có cửa khẩu đường không,
đường thuỷ, đường bộ, tương lai sẽ có đường sắt nối liền các nước láng giềng.



2
Quản lý nước theo địa giới hành chính là phương thức truyền thống vẫn phổ biến
trên thế giới nhiều thế kỷ gần đây và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, để phát
triển bền vững thì nước cũng cần thiết phải được quản lý theo lưu vực sông. Nhận thức
rõ vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu
tìm ra giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông, đề tài “Quản lý bảo vệ môi
trường nước vùng hạ du sông Nam Ngum, huyện Kẹo U Đôm tỉnh Viêng Chăn,
CHDCND Lào” là rất cần thiết nhằm đề xuất giải pháp sử dụng, quản lý tài nguyên
nước hiệu quả và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Nam Ngum.
2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN
Đề tài luận văn có mục đích như sau:
- Khảo sát đánh giá được hiện trạng môi trường nước và xác định các nguồn ô
nhiễm đối với lưu vực sông Nam Ngum, đặc biệt là vùng đồng bằng.
- Phân tích diễn biến và tính toán được tải lượng ô nhiễm từ các nguồn đối
với lưu vực sông.
- Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Nam Ngum.
3. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Hướng tiếp cận và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
a. Hướng tiếp cận
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp tiếp
cận như sau:
1) Tiếp cận thực tế của khu vực: Tìm hiểu thực trạng của khu vực, tìm ra các
nguồn gây ô nhiễm của vùng.
2) Tiếp cận các chiến lược, chính sách: Các chương trình liên quan và chương
trình Mục tiêu Quốc gia Bảo vệ môi trường nước của nước CHDCND Lào; mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển ngành của khu vực và địa phương.


3
3) Tham vấn các ý kiến chuyên gia về các vấn đề: Các khía cạnh liên quan đến

tải lượng ô nhiễm nước và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước phù hợp.
4) Thu thập thông tin số liệu: Kinh nghiệm của các tổ chức và các nhà khoa
học trong và ngoài nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ nguồn nước.
a. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vùng nghiên cứu nằm trải rộng trong phạm vi:
• Kinh độ: 102
o
12’ đến 103
o
06’ kinh độ Đông.
• Vĩ độ: 18
o
02’ đến 18
o
31’ vĩ độ Bắc
- Phía Bắc: giáp với các huyện miền núi của tỉnh Viêng Chăn.
- Phía Nam: giáp với thủ đô Viêng Chăn.
- Phía Tây: giáp với huyện Sang Thom thành phố Viêng Chăn và đường số 13
đoạn Viêng Chăn và Vangvieng.
- Phía Đông: giáp với tỉnh Bolikhamxay.
3.2. Phương pháp nghiên cứu, công sử dụng
1) Phương pháp kế thừa: Nghiêncứu tiếp thu và sử dụng các chọn lọc kết
quảnghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phương pháp
này được sử dụng trong chương 1,2 của luận văn nhằm cung cấp số liệu cho đề tài.
2) Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Tổng hợp các tài liệu thu
thậpđược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Keo Oudom, tỉnh Viêng Chăn,
CHDCND Lào, các tài liệu liên quan đến công tác quản lý bảo vệ môi trường lưu vực
sông quản.Phương pháp này được sử dụng trong chương 1,2,3 giúp đánh giá được
vùng ô nhiễm và tải lượng nước.
3) Phương pháp điều tra khảo sát, nghiên cứu thực địa: Điều tra thu thập tài

liệu, khảo sát hiện trạng môi trường nước sông, xác định các nguồn ô nhiễm và nghiên
cứu thực tế bổ sung số liệu còn thiếu. Phương pháp này được sử dụng chương 1,2,3 của
luận văn nhằm bổ sung các số liệu còn thiếu, nắm được thực trạng của vùng.



4
4) Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu để nghiên cứu tính toán.
Phương pháp này được sử dụng trong chương 1,2,3 giúp cho việc phân tích tương
quan, phân tích thống kê các số liệu nguồn nước, số liệu chất lượng nước, quan hệ
đầu vào và cho nghiên cứu.
5) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh
vựcđánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nước lưu
vực sông. Phương pháp này được sử dụng trong chương 4 của luận văn để xác định
định hướng cũng như giải pháp bảo vệ môi trường nước vùng nghiên cứu.
4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
Đánh giá được thực trạng của môi trường nước và xác định được những vấn đề
tồn tại cần giải quyết để phát triển bền vững vùng nghiên cứu.
1) Đánh giá được thực trạng của môi trường nước và xác định được những
vấnđề tồn tại cần giải quyết để phát triển bền vững vùng nghiên cứu.
2) Tính toán xác định được những số liệu đầu vào cho bài toán quản lý bảo vệ
môi trường nước của lưu vực.
3) Vận dụng các quan điểm, cũng như mục tiêu, chiến lược bảo vệ môi trường
của nhà nước vào trong vùng nghiên cứu, từ đó đề xuất được các định hướng cũng
như giải pháp cần bảo vệ môi trường nước trong vùng.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung nghiên cứu của luận văn
được trình bày trong 4 chương:
Chương 1:
Giới thiệu về lưu vực nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá hiện trạng môi trường và ô nhiễm nước
Chương 3: Đánh giá diễn biến chất lượng nước vùng nghiên cứu
Chương 4: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước lưu
vực sông Nam Ngum.


5
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ LƯU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. SÔNG NGÒI VÀ LƯU VỰC SÔNG NAM NGUM
1.1.1. Đặc điểm địa lý và địa hình lưu vực
a. Đặc điểm địa lý lưu vực
Sông Nam Ngum có diện tích là 16.906 km
2
, gồm 2 nhánh, nhánh Nam Ngum
bắt nguồn từ độ cao khoảng 1.500 m ở ngọn núi Phou Bịa thuộc tỉnh Xiêng Khoảng.
Nhánh Nam Lik bắt nguồn từ ngọn núi Phou Khoun ở độ cao khoảng 1.000 m thuộc
tỉnh Viêng Chăn.
Hạ lưu Nam Ngum (thuộc vùng đồng bằng Viêng Chăn) là một đoạn sông có 7
cánh đồng lớn thuộc nước CHDCND Lào, đồng bằng Viêng Chănbao gồm có 12
huyện, trong đó 8 huyện thuộc thủ đô Viêng Chăn: Naxaithong, Sikhottabong,
Chanthabouly, Xaysetha, Hatxaiphong, Parkngum và Xaythany; 4 huyện thuộc tỉnh
Viêng Chăn: Keo Oudom, Phonhong, Viengkham và Thoulakhom.
Tổng diện tích toàn vùng là 455.000 ha, có thể chia thành 2 vùng chính: Đồi núi
và đồng bằng.
b. Đặc điểm địa hình lưu vực
Địa hình lưu vực có dạng lòng chảo, dốc từ 2 phía vào sông Nam Ngum nên
sông này trở thành trục tiêu chính cho vùng đồng bằng Viêng Chăn, 72% diện tích có
cao độ dưới 200 m.
Nhìn chung địa hình có thể làm 2 loại chính vùng núi và địa hình vùng đồng bằng:

• Vùng đồi núi có cao độ từ 180 m trở lên, đất tương đối dốc, phần lớn là
vùngrừng rậm. Sông Nam Ngum có diện tích lưu vực khá lớn.
• Vùng đồng bằng có cao độ từ 180 m trở xuống, mặt đất tương đối thoải
vàrộng. Diện tích của vùng này chiếm 68% của diện tích tự nhiên. Vùng đồng bằng


6
nằm phía hạ lưu sông Nam Ngum và nằm ven sông Mekong, đất đai màu mỡ phù hợp
với phát triển nhiều loại cây khác nhau.
1.1.2. Mạng lưới sông ngòi trên đồng bằng Viêng Chăn
a. Sông Nam Ngum
Nam Ngumlà một phụ lưu lớn của sông Mekong. Nó gồm 2 nhánh chính là
Nam Ngum và Nam Lik bắt nguồn từ vùng núi với độ cao trên 1.000 m. 2 con sông
này cùng chảy về phía đồng bằng Viêng Chăn, chúng gặp nhau tại bản Thalat tạo
nên sông chính Nam Ngum. Từ chỗ hợp lưu Thalat đến sông Parkngum vùng đất
chủ yếu phát triển công nghiệp và nông nghiệp, đoạn sông có độ dài 161 km. Từ
Thalat đến Pakkanjung sông chảy tương đối thẳng và gần như hướng Bắc - Nam.
Từ Pakkanjung đến Thangone dòng sông uốn khúc quanh co liên tiếp, chảy rất
ngoằn nghoèo nhưng hướng chính vẫn là hướng Bắc-Nam. Từ Thangone dòng sông
thay đổi hướng chảy gần như là từ Tây sang Đông và ít quanh co hơn. Trong vùng
đồng bằng Viêng Chăn có rất nhiều phụ lưu nhỏ đổ vào, phần lớn chúng bắt nguồn từ
các dãy núi xung quanh và có độ dài từ 3 km trở lên, trong vùng đồng bằng có tới 30
phụ lưu lớn nhỏ khác nhau.
Tài nguyên nước mặt của lưu vực sông Nam Ngum
Lưu vực Nam Ngum có một nguồn tài nguyên nước lớn đóng góp khoảng 22 tỷ
m
3
mỗi năm đến sông Mekong. Có15 con sông chính và các nhánh của sông Nam
Ngum được hiển thị trong hình 1.2
b. Sông Nam Lik

Sông Nam Lik là phụ lưu lớn của sông Nam Ngum nó bắt nguồn từ núi cao
Phukhun thuộc tỉnh Luangpabang, chảy chủ yếu theo hướng Bắc - Nam tổng chiều
dài dòng chính của sông là 160 km, thượng nguồn sông gồm có phụ lưu nhỏ như:
sông Tong, sông Xong.


7
Lòng sông Nam Lik từ thượng nguồn đến cửa sông đều mang tính chất của sông
vùng đồi, nguồn nước sông đóng vai trò quan trọng trong khu phát triển của 4 huyện
vùng đồi tỉnh Viêng Chăn.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính nước CHDCND Lào
Nguồn:
{1}


8



























Hình 1.2: Các nhánh sông của lưu vực sông Nam Ngum
Nguồn: Prepared under the Nam Ngum River Basin Development Sector Project (June 2008)
{22}



9
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2.1. Vị trí, điều kiện địa hình
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nằm sâu trong bán đảo Đông Dương, có tọa
độ địa lý:
• Vĩ độ Bắc từ 13
o
54’ đến 22
o
30’
• Kinh độ Đông từ 100

o
05’ đến 107
o
38’
Tổng diện tích tự nhiên là 236.800 km
2
, không có đường ra biển và bao bọc kín
bởi các nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Mianmar và Trung Quốc. Tổng chiều
dài biên giới với các nước như sau:
- Phía Bắc giáp Trung Quốc với chiều dài biên giới là 565 km.
- Phía Tây giáp Thái Lan và Mianmar với chiều dài là 1.835 km và 236 km.
- Phía Đông giáp Việt Nam với chiều dài là 2.069 km.
- Phía Nam giáp Campuchia với chiều dài 435 km.
Lào bao gồm 16 tỉnh, 1 đặc khu và 1 thành phố thủ đô, với 142 huyện, 10.868 bản.
Thủ đô Lào là thành phố Viêng Chăn. Nước Lào được chia làm 3 miền: miền Bắc gồm 7
tỉnh: Phongsaly, Luangnamtha, Udomxay, Bokeo, Luangprabang, Huaphan và
Xayabouly. Miền Trung có 7 tỉnh: Xiengkhoang, Xaysombuon, Viêng Chăn, thủ đô
Viêng Chăn, Bolikhamxay, Khammuon, Savannakhet. Miền Nam có 4 tỉnh: Champasak,
Salavanh, Sekong và Attapu.








10

















Hình 1.3: Bản đồ các huyện nằm trên sông Nam Ngum
Nguồn:Prepared under the Nam Ngum River Basin Development Sector Project (June 2008)
{22}


11
1.2.2. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng
a. Đặc điểm địa chất
Khu vực vùng núi Viêng Chăn được cấu tạo bởi các trầm tích Paleozoi nằm
dưới, phủ lên trên là các trầm tích vụn thô lục địa Kainozoi. Dựa vào đặc điểm
thành phần thạch học, quan hệ địa tầng có thể chia ra các phần vi địa tầng như sau :
• Hệ tầng Phu pha Nang: Phân bố thành những dải núi dạng Cuesta, thành
phầnthạch học gồm cát kết màu xám xét bột kết, chiều dày hệ tầng khoảng 350 m.
• Hệ Champa: Lộ ra ở rìa bồn trũng nằm lót trầm tích chứa muối của
hệtầngThangone. Thành phần thạch học bao gồm cuội kết, đôi khi là dăm kết, sạn kết
và các kết màu xám, chiều dày khoảng 400 m.

• Hệ tầng Viêng Chăn: Có diện phân bố khá rộng chủ yếu là bờ phải sông Nam
Ngum và sông Tong, thành phần cuội kết, cát, sét.Chiều dày hệ tầng thay đổi từ 10 – 70 m.
b. Đặc điểm địa chất thủy văn
Dựa vào đặc điểm thành phần thạch học, mức độ thấm và chứa nước của đất đá,
có thể chia ra các đơn vị chứa nước sau đây:
Lưu lượng các mạch nước Q = 0,001 – 0,1 l/s. Nước nhạt độ tổng khoáng hóa
trung bình khoảng 0,05g/l. Loại hình hóa học của nước là bicarbonat-calai.
Khu vực có chiều dày trầm tích lớn: Phân bố ở phía Bắc đồng bằng Viêng
Chăn. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt trung, cuội, sỏi lẫn ít bột, sét và sỏi
laterit. Chiều dày trung bình 40 – 45 m. Khu vực này khá giàu nước, có khả năng
cung cấp một lượng nước lớn cho các khu công nghiệp và Viêng Chăn.
Nước nhạt chỉ phân bố trên mực xâm thực địa phương, tổng độ khoáng hóa
trung bình khoảng 0,1 -
0,3 g/l. Loại hình hóa học của nước nhạt là bicarbonat-natri.
Lưu lượng các mạch nước khoảng 0,005 l/s. Nước nhạt phân bố ở phần trên,
tổng độ khoáng hóa nhỏ, trung bình khoảng 0,03 l/g. Loại hàng hóa của nước nhạt là


12
bicarbonat-clorua. Phần dưới nước lợ và nước mặn hoàn toàn. Phức hệ này nghèo
nước, không thể dùng ăn uống và sinh hoạt được.
c. Địa chất khoáng sản và tài nguyên
Theo tài liệu của Cục mỏ địa chất, trong phạm vi khu vực có những điểm chứa
muối lớn, phạm vi phân bố tương đối rộng, những điểm chứa dưới dạng sa khoáng,
như ở Caolia, dọc sông Nam Ngum, mỏ than bùn ở bản Maknao, mỏ cát thủy tinh ở
bản Ilay, mỏ đất sét hầu hết các mỏ trên đang ở giai đoạn tìm kiếm chưa xác định
được trữ lượng. Triển vọng công nghiệp của các loại khoáng sản trên cần phải được
tiếp tục nghiên cứu.
d. Đặc diểm thổ nhưỡng
Đất trong vùng nghiên cứu chủ yếu là đất mùn miền núi cao. Các loại đất chính

gồm có như sau:
- Đất cát (Arenosol)
- Đất phù sa (Fluvisols)
- Đất xói mòn mạnh (Leptosols)
- Đất mùn trên núi cao (Acrisols)
- Đất xám nâu (Lixsols)
- Đất mặn (Solonet)
- Đất đen nhiệt đới (Luvisols)
- Đất ao hồ, sông suối
- Đất vùng núi cao có độ dốc >25% .
Các loại đất này dọc theo sông Nam Lik, Nam Ngum và dọc theo các suối là đất
phù sa được bồi tụ và đất cát. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là đất cát pha thịt
và đất thịt trung bình, chiều dày tầng đất canh tác chừng 30-60 cm, phía dưới là đất
sét và đất thịt. Nói chung thành phần đất trên khu vực cho phép đa dạng hóa cây trồng


13
cao, đất thuộc loại dễ cải tạo nếu được tưới tiêu hợp lý sẽ có năng suất cao, đây là
một tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
1.2.3. Đặc điểm thảm phủ thực vật
Thảm thực vật trên lưu vực có diện tích là 129.120 ha chiếm 28% diện tích tự
nhiên toàn vùng, trong đó rừng rậm 83.770 ha chiếm 18% diện tích toàn vùng và
rừng thưa 45.350 ha chiếm 10% diện tích toàn vùng.
Các loại cây gỗ quý hiếm thường nằm trong diện tích rừng rậm, rừng thưa chủ yếu
các loại tre và nứa. Hiện nay nhà nước Lào đã chú trọng công tác kiểm tra, quản lý và
bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, hạn chế việc chặt phá rừng bừa bãi.
1.2.4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
1.2.4.1. Mạng lưới quan trắc thủy văn trên lưu vực
Bảng 1.1: Đặc trưng các trạm thủy văn sông Nam Ngum
TT Tên trạm Tên sông

Tọa độ
F
Lưuvực
(km
2
)
Kinh độ
Vĩ độ
1
Kasy
Lik
19
o
13’09’’
102
o
15’04’’
374
2
Vang vieng
Xong
18
o
39’08’’
102
o
26’09’’
864
3
Hineheup

Lik
18
o
39’08’’
102
o
21’03’’
5.115
4
Naluang
Ngum
18
o
11’50’’
102
o
46’07’’
5.220
5
Thalat
Ngum
18
o
54’08’’
102
o
31’00’’
8.280
6
Pakkanjung

Ngum
18
o
31’00’’
102
o
33’00’’
13.560
7
Veunkham
Ngum
18
o
11’00’’
102
o
17’00’’
15.230
8
Thangone
Ngum
18
o
35’05’’
102
o
37’03’’
16.500
9
Pakngum

Ngum
18
o
08’07’’
103
o
06’01’’
16.792
Nguồn: Cục Khí tượng Thủy văn
{8}

1.2.4.2. Đặc điểm khí tượng, khí hậu
a. Đặc điểm thời tiết khí hậu
Khí hậu nước CHDCND Lào nói chung và khí hậu lưu vực sông Nam Ngum
(thuộc vùng đồng bằng Viêng Chăn) nói riêng là khí hậu nhiệt đới, gió mùa, rất đa
dạng, phong phú và ôn hòa. Có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa.

×