Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

xác định tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển bắc bộ dưới tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 121 trang )


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này được triển khai nghiên cứu và hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Quản
lý, Trường Đại học Thủy lợi. Tác giả cam đoan, công trình nghiên cứu này là của
riêng mình. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và không lặp lại bất
kỳ công bố nào trước đây.

Hà Nội, tháng 8 năm 2013
Tác giả


Vũ Thị Mai Hiên

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Văn Đạt –
Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Thủy Lợi – Viện Khoa học Thủy lợi Việt
Nam đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tố
t nghiệp này.
Lòng biết ơn, cảm kích xin được gửi đến các thầy, PGS. TS. Nguyễn Bá Uân
và PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng, đã động viên, giúp đỡ và chỉ bảo hết sức
chu đáo để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy Cô
trong Khoa Kinh Tế và Quản lý và quý Thầy Cô của Trường Đại học Thủy Lợi đã
tạo cơ hội và t
ận tình truyền đạt những kiến thức quý báu giúp học viên hoành thành
nhiệm vụ học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo.
Xin cảm ơn lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên của Viện Kinh tế và
Quản lý Thủy lợi đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực trong quá
trình tác giả học tập, thu thập số liệu và triển khai nghiên cứu. Tác giả cũng ghi
nhận sự hợp tác, hỗ trợ có hiệu quả của các cá nhân, cơ quan có liên quan của các


địa phương: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình trong thời gian tác giả
triển khai nghiên cứu tại hiện trường.
Luận văn được hoàn thành có sự chia sẻ thân thương, thầm lặng và đóng góp
không nhỏ của các thành viên trong gia đình về mọi mặt để tác giả có điều kiện và
động lực để tập trung vào nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn các cá nhân, đồng nghiệp đã hỗ trợ tác giả trong suốt
quá trình học tập và chu đáo đến tận ngày báo cáo.
Hà Nội, tháng 8 năm 2013
Tác giả


Vũ Thị Mai Hiên

DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Diện tích tự nhiên của các tỉnh, thành phố ven biển Bắc Bộ 19
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh ven biển Bắc Bộ 25
Bảng 2.3 Dân số trung bình các tỉnh/thành qua các năm 29
Bảng 2.4
Cơ cấu dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị,
nông thôn
30
Bảng 2.5
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế
(giá thực tế)
32
Bảng 2.6 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế (triệu đồng) 33
Bảng 2.7 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế (triệu đồng) 33
Bảng 2.8
Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo các tỉnh

(triệu đồng)
34
Bảng 2.9 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế (triệu đồng) 35
Bảng 2.10 Sản lượng muối trung bình của các tỉnh/thành 36
Bảng 2.11 Công trình thủy lợi ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ 38
Bảng 2.12
Đánh giá mức độ xâm nhập mặn tại một số cửa sông theo
kịch bản B2
49
Bảng 2.13
So sánh mức tăng xâm nhập mặn giữa kịch bản B2 và hiện
trạng (km)
49
Bảng 3.1
Công trình thủy lợi đầu mối của các huyện giáp biển có
nguy cơ bị ngập
56
Bảng 3.2
Công trình thủy lợi đầu mối của các huyện không giáp biển
có nguy cơ bị ngập
57
Bảng 3.3
Số dân tại các huyện giáp biển có nguy cơ phải sử dụng
nước nhiễm mặn để sinh hoạt
59
Bảng 3.4
Số dân tại các huyện không giáp biển có nguy cơ phải sử
dụng nước nhiễm mặn để sinh hoạt
60
Bảng 3.5

Tỷ lệ diện tích rừng ngập mặn sẽ được trồng và quản lý bởi
cộng đồng dân cư
62
Bảng 3.6
Mức độ hoàn thành việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi
63
Bảng 3.7 Mức độ hoàn thành nâng cấp phương tiện đánh bắt xa bờ 63
Bảng 3.8 Mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục, đào tạo 64
Bảng 3.9
Chỉ số tổng hợp về khả năng thích ứng của cộng đồng dân
cư các tỉnh với nước biển dâng và biến đổi khí hậu
65
Bảng 3.10 Chỉ số nhạy cảm tổng hợp của các huyện giáp biển 67
Bảng 3.11 Chỉ số nhạy cảm tổng hợp của các huyện không giáp biển 68



Bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.12
Chỉ số tổn thương tổng hợp (CVI) của cộng đồng dân cư
các huyện
69
Bảng 3.13
Các giải pháp ứng phó với
cộng đồng dân cư theo đề xuất
của cư dân ven biển
71
Bảng 3.14 Kinh tế hộ gia đình sản xuất nông nghiệp 74
Bảng 3.15

Kinh tế hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản
74
Bảng 3.16
Kinh tế hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và ngành nghề
khác
74
Bảng 3.17
Đề xuất một số giải pháp ứng phó với nước biển dâng nhằm
bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ
75

DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 1.1 Thay đổi nhiệt độ toàn cầu 19860-1999 3
Hình 1.2
Khung tiếp cận nghiên cứu giải pháp ứng phó với biến đổi
khí hậu
7
Hình 1.3 Khung tiếp cận nghiên cứu giải pháp ứng phó với NBD 8
Hình 1.4
Sơ đồ phương pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn thương đối
với cộng đồng dân cư
12
Hình 2.1
Bản đồ nguy cơ ngập lụt do nước biển dâng năm 2030,
kịch bản B2
45
Hình 2.2
Bản đồ nguy cơ ngập lụt do nước biển dâng năm 2050,

kịch bản B2
46
Hình 2.3
Bản đồ nguy cơ ngập lụt do nước biển dâng năm 2100,
kịch bản B2
47
Hình 2.4
Biểu đồ tỷ lệ % diện tích có nguy cơ ngập do NBD vùng
ven biển Bắc Bộ
48
Hình 2.5
Đường đẳng trị mặn 1‰ theo kịch bản B2 cho các mốc
thời gian
50
Hình 2.6
Đường đẳng trị mặn 4‰ theo kịch bản B2 cho các mốc
thời gian
51
Hình 3.1
Biểu đồ tỷ lệ % diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị
ngập
53
Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ % số dân có nguy cơ bị mất 54
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ % số nhà dân có nguy cơ bị mất 55
Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ % đường giao thông nông thôn bị ảnh hưởng 55



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BĐKH
Biến đổi khí hậu
Bộ TN&MT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
CĐDC
Cộng đồng dân cư
CVI
Chỉ số tổn thương tổng hợp
DEM
Mô hình độ cao
GDP
Giá trị thị trường
GIS
Hệ thống thông tin địa lý
NBD
Nước biển dâng
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
IMHEN
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
IPCC

y ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
SARAR
Phương pháp tổ chức điều tra đánh giá nhanh
TDBTT
Tính dễ bị tổn thương
TN
Tự nhiên
TP

Thành phố
TT
Thứ tự
USAID
Tổ chức phát triển hỗ trợ kinh tế Hoa Kỳ
UNEP
Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc


MỤC LỤC
TT Tiêu đề Trang

MỞ ĐẦU

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1
1.1 Các khái niệm cơ bản 1
1.1.1 Biến đổi khí hậu và nước biển dâng 1
1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu 1
1.1.3
Tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí
hậu
1
1.1.4 Các khái niệm liên quan 2
1.2 Nghiên cứu về biến đổi khí hậu 2
1.2.1 Ghi nhận về biến đổi khí hậu và nước biển dâng 2
1.2.2
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Vi
ệt

Nam
5
1.3
Nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương gây ra bởi nước
biển dâng do biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó
6
1.4
Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng
đồng dân cư ven biển dưới tác động của nước biển
dâng
11
1.4.1 Quan điểm và phương pháp tiếp cận 11
1.4.2
Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương củ
a cộng đồng
dân cư và đề xuất giải pháp ứng phó
11
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu 15

Kết luận chương 1 17
Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ SỰ TÁC
ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
19
2.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu 19
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên vùng ven biển Bắc Bộ 19
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng ven biển Bắc Bộ 29
2.1.3 Hệ thống hạ tầng thiết yếu vùng ven biển Bắc Bộ 37
2.1.4

Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Bắc
Bộ
40
2.2
Tác động của nước biển dâng đến sản xuất và cuộ
c
sống của cộng đồng dân cư
44
2.2.1
Nguy cơ ngập lụt do nước biển dâng và tác động của nó
đến tài nguyên đất
44
2.2.2
Nguy cơ xâm nhập mặn do nước biển dâng và tác động
của nó đến nguồn nước
48


TT Tiêu đề Trang
Kết luận chương 2 51
Chương 3
XÁC ĐỊNH TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN BẮC BỘ DƯỚI TÁC ĐỘNG
CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
52
3.1
Mức hứng chịu với nước biển dâng của cộng đồng dân
cư ven biển Bắc Bộ
52

3.1.1 Mức độ hứng chịu do ngập lụt 52
3.1.2 Mức độ hứng chịu do xâm nhập mặn 58
3.2
Tính toán các chỉ số về khả năng thích ứng của cộng
đồng dân cư với nước biển dâng
60
3.2.1 Các giải pháp ứng phó với nước biển dâng 60
3.2.2 Kh
ả năng ứng phó của cộng đồng với nước biển dâng 62
3.3
Tính toán chỉ số về độ nhạy cảm của cộng dồng dân cư
với nước biển dâng
65
3.3.1
Khả năng tiếp cận với nguồn lương thực khi nước biển
dâng
65
3.3.2
Khả năng tiếp cận nguồn nước cho sản xuất và sinh
hoạt
66
3.3.3
Khả năng tiế
p cận với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe
cho cộng đồng
66
3.3.4
Chỉ số nhạy cảm tổng hợp của các địa phương trong
vùng nghiên cứu
67

3.4
Phân tích tính toán chỉ số tổn thương tổng hợp của
cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ
69
3.5
Đề xuất một số giải pháp ứng phó với nước biển dâng
để
bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ
70
3.5.1

Các giải pháp ứng phó với nước biển dâng ở vùng ven
biển Bắc Bộ
70
3.5.2
Đánh giá năng lực tham gia các giải pháp ứng phó của
cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ
73
3.5.3
Đề xuất một số giải pháp ứng phó với nước biển dâng do
biến đổi khí hậu cho vùng ven biển Bắc Bộ

75

Kết luận chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1 Kết luận 80
2 Kiến nghị 81


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong vài thập kỷ gần đây, Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu ngày càng gia
tăng về diễn biến, cường độ và mức độ ảnh hưởng. Biểu hiện mạnh mẽ nhất của
BĐKH là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng (NBD). Đây được xem là
một trong những thách thức lớn đối với nhân loại trong thế k
ỷ 21.
Trước thực tế trên, gần đây Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về
BĐKH và Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 –
2015. Đồng thời, Chính phủ cũng đã giao cho các Bộ ngành nghiên cứu triển khai
các hoạt động ứng phó chi tiết cho mỗi địa phương, vùng miền hoặc mỗi lĩnh vực
cụ thể. Cho tới nay, khá nhiều nghiên cứu về tác
động của BĐKH và NBD đã được
triển khai ở Việt Nam. Về cơ bản, các đề tài, dự án đã đề xuất được giải pháp ứng
phó cho một số vùng miền nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, các công bố có
liên quan cũng chỉ mới đưa ra được bức tranh tổng thể về tác động của BĐKH và
NBD, và tập trung vào tổn thương hình thái mà chưa nghiên cứu sâu cho các đối
tượng ch
ịu tác động: cộng đồng dân cư (CĐDC), hệ sinh thái, hệ thống hạ tầng kỹ
thuật… Cũng vì lý do đó, dường như các giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD ở
nước ta hiện nay khá chung chung, chưa xem xét chi tiết các nhân tố tác động, quy
mô tác động và khả năng tự thích ứng của các đối tượng. Điều đó đã làm xuất hiện
sự nghi ngại về tính phù hợp và hiệu quả của các chiến lược/giải pháp ứng phó.
Theo đánh giá của chuyên gia ở trong và ngoài nước, Việt Nam là quốc gia
có đường bờ biển kéo dài, là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của BĐKH nói chung và NBD nói riêng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của dân cư vùng ven biển. Vùng ven biển Bắc Bộ là khu vực giàu tài nguyên,

hệ sinh thái đa dạng, có tiềm năng phát triển kinh tế đứ
ng thứ 2 sau khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Khu vực này cũng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng
miền khác của nước ta. Mặc dù vậy, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và trong
nước, cùng với đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển Bắc Bộ sẽ chịu tác động
mạnh mẽ nhất của BĐKH và NBD.

Vậy, sống trong điều kiện tự nhiên phong phú nhưng khá phức tạp, có truyền
thống rất tốt chống chọi với thiên tai, CĐDC ven biển Bắc Bộ sẽ bị tổn thương như
thế nào dưới tác động của BĐKH, đặc biệt là sự dâng cao của nước biển? Để xem
xét vấn đề trên đây, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chọn đề tài: “Xác định
tính d
ễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ dưới tác động của
nước biển dâng do biến đổi khí hậu” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích xác định tính dễ bị tổn thương (TDBTT)
của CĐDC ở các địa phương vùng ven biển Bắc Bộ, từ đó đề xuất một số giả
i pháp
ứng phó với NBD để bảo vệ CĐDC ven biển Bắc Bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu tính tổn thương của CĐDC vùng ven biển Bắc Bộ
dưới tác động của NBD do tác động của BĐKH.
Tác động của BĐKH có quy mô rộng lớn, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng,
liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận vă
n
này, tác giả chỉ tập trung xem xét các vấn đề có liên quan trong ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn ở vùng ven biển Bắc Bộ, gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Về mặt khoa học: Xây dựng cơ sở lý luận và đề xuất được phương pháp

xác định TDBTT của CĐDC dưới tác động của NBD do BĐKH;
+ Về mặt thực tiễn: Xác định được TDBTT của CĐDC ven biển Bắc Bộ, làm
cơ sở đề xuất một số giải pháp ứng phó với NBD hiệu quả và phù hợp với điều kiện
thực tế ở các địa phương.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận: Các cách tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
i) Tiếp cận hệ thống;
ii) Tiếp cận từ trên xuống và tiếp cận từ dưới lên.
5.2. Phươ
ng pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, bao gồm:
Phương pháp kế thừa; phương pháp điều tra theo phiếu câu hỏi; phương pháp điều
tra đánh giá nhanh SARAR; GIS (kỹ thuật chồng ghép bản đồ); phương pháp phân
tích thống kê; phương pháp mô phỏng.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở trên, bằng việc sử
dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học, dự kiến luận văn sẽ có những đóng góp nhất
định như sau:
+ Xây dựng được bức tranh tổng thể về tác động của NBD do BĐKH đến
CĐDC ven biển Bắc Bộ;
+ Đánh giá được chỉ số tổn thương của CĐDC dưới tác động của NBD ở
vùng ven biển Bắc Bộ;
+ Đề xuất một số giải pháp ứng phó với NBD nhằm đảm bảo đời sống
CĐDC.
7. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương với các
nội dung chính như sau:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan

Chương 2: Khái quát về khu vực nghiên cứu và sự tác động của nước biển
dâng do biến đổi khí hậu đến cộng đồng dân cư
Chương 3: Xác định tính dễ
bị tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển
Bắc Bộ dưới tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu và
một số giải pháp ứng phó.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm cơ bản
Mặc dù BĐKH và NBD không phải là vấn đề mới nhưng, trong thực tế, sự
hiểu biết và truyền tải thông tin về vấn đề này không hoàn toàn đồng nhất, kể cả
trên phương diện truyền thông lẫn quản lý chuyên ngành. Để tiện theo dõi, phần
dưới đây giới thiệu một số khái niệm được sử dụng thống nh
ất trong luận văn, gồm:
1.1.1. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các
tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của
khí quyển hay trong khai thác sử dụng
đất (Bộ TN&MT, 2008).
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm triều, nước dâng do bão. NBD tại một vị trí nào đó có thể cao hơn
hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại
dương và các yếu tố khác (Bộ TN&MT, 2008).
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu
Đối với hệ thống tự nhiên và con người, tùy thuộ

c vào mức độ xem xét thích
ứng như thế nào, người ta có thể phân biệt giữa tác động tiềm năng và tác động lâu
dài (IPCC, 2007; UNEP, 2007):
+ Tác động tiềm năng: tất cả các tác động có thể xảy ra đối với một kịch bản
BĐKH mà chưa xem xét đến các giải pháp thích ứng;
+ Tác động lâu dài: tác động của BĐKH tiếp tục xảy ra sau khi có giải pháp
thích ứng.
1.1.3. Tình trạng dễ bị tổn thương do tác động củ
a biến đổi khí hậu
Tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH: là mức độ mà một hệ
thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả
năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH (IPCC, 2007).
Theo IPCC (2007), TDBTT là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ
2


(phạm vi) của các biển đổi và dao động khí hậu mà hệ thống đó phải hứng chịu, độ
nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống đó. IPCC đề nghị xác định chỉ số tổn
thương do BĐKH (CVI) bằng công thức:
CVI = F(mức độ hứng chịu, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng)
1.1.4. Các khái niệm liên quan
Kịch bản BĐKH
là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển
trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà
kính, BĐKH và mực NBD (Bộ TN&MT, 2008).
Mối nguy cơ là đặc tính hoặc trạng thái của hiện tượng tự nhiên mà trong các
điều kiện cụ thể có thể gây hại đến các đối tượng khác.
Mức hứng chịu là bản chất và mức độ các tác độ
ng của hiện tượng BĐKH
cực đoan mà hệ thống (tự nhiên, kinh tế-xã hội-môi trường và hạ tầng cơ sở) phải

hứng chịu (IPCC, 2007).
Khả năng thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng
bị tổn th
ương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ
hội do nó mang lại (IPCC, 2007).
Độ nhạy cảm là mức độ hệ thống chịu tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) có
lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân liên quan đến khí hậu (IPCC, 2007).
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm
nhẹ BĐKH (Bộ TN&MT, 2008).
1.2. Nghiên cứu về
biến đổi khí hậu
1.2.1. Ghi nhận về biến đổi khí hậu và nước biển dâng
BĐKH là hiện tượng tự nhiên mang tính toàn cầu. Cũng vì thế mà vấn đề này
đã thu hút sự quan tâm của hầu hết các quốc qia, các tổ chức nghiên cứu trên thế
giới.
Theo đánh giá lần thứ 4 của Ban Liên bang chính phủ về BĐKH (IPCC,
2007) đã nhận định rằng sự nóng lên của hệ thống khí hậu trái đất hiệ
n nay chưa
từng có. Điều đó đã được minh chứng qua số liệu quan trắc về sự tăng lên của nhiệt
3


độ không khí và đại dương trung bình, sự tan chảy băng và tuyết trên phạm vi rộng
lớn, sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu.
Trong giai đoạn 1906 đến 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng
0,74ºC, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm
trước. Hai năm được công nhận có nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất từ tr
ước
đến nay là 1998, 2005. 11 trong số 12 năm gần đây (1995-2006) cho thấy khí hậu

toàn cầu tăng và khoảng thời gian này cũng nóng nhất trong chuỗi số liệu quan trắc.
Nhiệt độ trên lục địa tăng rõ rệt và nhanh hơn hẳn so với nhiệt độ trên đại dương với
thời kỳ tăng nhanh nhất là mùa đông (tháng XII, I, II) và mùa xuân (tháng III, IV,
V). Nhiệt độ cực trị cũng có chiều hướng biến đổi tương tự nh
ư nhiệt độ trung bình.

Hình 1.1: Thay đổi nhiệt độ toàn cầu 1860 – 1999
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2009)
Về lượng mưa, số liệu quan trắc cho thấy lượng mưa có chiều hướng tăng lên
trong thời kỳ 1900 - 2005 ở phía Bắc vĩ độ 30ºN. Tuy nhiên, mưa lại có xu hướng
giảm đáng kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới. Lượng mưa ở khu vực từ 10ºN đến
30ºN tăng lên từ năm 1900 đến 1950 ở vùng nhiệt
đới và giảm trong thời kỳ sau đó.
Nhìn chung, lượng mưa có xu hướng biến đổi theo mùa và theo không gian rõ rệt
hơn hẳn so với nhiệt độ. Hiện tượng mưa lớn, bất thường có dấu hiệu tăng lên trong
thời gian gần đây.
Số liệu quan trắc về mực nước biển chỉ ra mức gia tăng trung bình toàn cầu
với tốc độ trung bình 1,8mm/năm trong thời kỳ 1961-2003 và với tốc độ
3,1mm/năm trong thời kỳ từ năm 1993-2003. Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, tổng
4


cộng mực nước biển đã dâng 0,31m (± 0,07m).
Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ
năm 1970. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là lượng mưa giảm và nhiệt độ
tăng dẫn đến bốc hơi tăng. Khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán là phía Tây Hoa
Kỳ, Úc, Châu Âu.
Theo dõi của các cơ quan quan trắc khí tượng quốc tế cũng cho thấy, hoạ
t
động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh gia tăng từ những năm

1970 và ngày càng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão có quỹ đạo bất
thường. Điều này có thể thấy trên cả Ấn Độ Dương, Bắc và Tây Bắc Thái Bình
Dương. Tuy nhiên, số cơn bão ở Đại Tây Dương không biến động nhiều trong
khoảng 10 năm gần đây.
Các yếu tố
biến động về khí hậu cũng làm xuất hiện sự biến đổi trong chế độ
hoàn lưu quy mô lớn trên cả lục địa và đại dương. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự gia
tăng về số lượng và cường độ của hiện tượng ElNino và biến động mạnh mẽ của hệ
thống gió mùa.
Tương tự như diễn biến chung trên toàn thế giới, số liệu quan trắc các thông
số khí tượng ở Việt Nam trong 100 năm qua cũng cho thấy xu thế biến đổi khá tiêu
cực. Cụ thể:
Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1ºC mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bình
một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1 - 0,3ºC mỗi thập kỷ. Về mùa đông, nhiệt độ
giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa.
Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhấ
t quán giữa các khu vực và các
thời kỳ. Riêng trong 2 thập kỷ gần đây, lượng mưa năm ở Hà Nội và Thành phố
(TP) Hồ Chí Minh có xu hướng giảm đi, trong khi ở Đà Nẵng có xu hướng tăng lên.
Tuy vậy có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ, lượng mưa giảm đi vào tháng VII, tháng
VIII và tăng lên vào tháng IX, X, XI. Số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa,
từ trung bình 30 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1961 – 1970 xuố
ng còn 15 ngày mỗi
năm trong thập kỷ 1991 - 2000.
Về quy luật vận động của khí quyển cũng thay đổi đáng kể, quỹ đạo bão di
5


chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão lùi dần vào cuối năm, sự biến đổi
của gió mùa mùa đông không thể hiện rõ thành xu thế.

Lũ đặc biệt lớn xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung và miền Nam.
Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước.
Mực NBD lên cao trung bình là 2,5 đến 3,0 cm mỗi thập kỷ.
Số liệu quan trắc trên bình diện toàn cầu và
ở Việt Nam đều cho thấy, diễn
biến khí hậu trong những thập kỷ qua hết sức cực đoan và khó lường. Quá trình này
được dự báo sẽ tiếp tục thay đổi phức tạp. Vậy, trong tương lai, khí hậu toàn cầu nói
chung và Việt Nam nói riêng sẽ biến đổi ra sao? Kéo theo đó, mức độ nghiêm trọng
của nước biển sẽ xảy ra như thế nào với vùng lục địa của nước ta? Vấn đề này sẽ
được thảo luận trong phần dưới đây.
1.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam
Theo Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), kịch bản BĐKH rất quan
trọng, sẽ được sử dụng làm thông số đầu vào cho các mô hình đánh giá tác động.
Hiện nay đã có nhiều quốc gia, nhiều khu vực xây dựng kịch bản BĐKH với quy
mô khu vực, quốc gia và các vùng khí hậu hoặc ph
ạm vi nhỏ hơn. Ở nước ta, một số
kịch bản BĐKH đã được xây dựng trên cơ sở thu phóng mô hình dự báo của IPCC
có xem xét đến các điều kiện thực tế của Việt Nam. Kịch bản BĐKH và NBD lần
thứ nhất được Bộ TN&MT công bố vào năm 2009. Sau đó, các cơ quan nghiên cứu
đã cập nhật, bổ sung và được công bố lại vào năm 2012. Về cơ bản, các thông số
khí hậu, khí tượng chính ở các vùng miền của nước ta được dự báo như sau:
Về nhiệt độ: Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, nhiệt độ
trung bình tăng từ 2 đến 3
0
C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà
Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác.
Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 đến 3
0
C, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng
từ 2,0 đến 3,2

0
C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35
0
C tăng từ 15 đến 30 ngày
trên phần lớn diện tích cả nước.
Về lượng mưa: Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, lượng
mưa năm tăng hầu hết khắp lãnh thổ, mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng Tây
6


Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô
giảm và lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so với thời
kỳ 1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,
Nam Bộ. Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị
thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiệ
n nay.
Về mực NBD: Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, mực
NBD cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm,
thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng từ 49 đến 64cm, trung bình toàn Việt
Nam, NBD trong khoảng từ 57 đến 73cm. Chi tiết về kịch bản NBD ở Việt Nam
được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Mực NBD (cm) so với thời kỳ 1980-1999
Kịch bản
Các mốc thời gian
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1)
8-9 11-13 15-17 19-23 24-30 29-37 34-44 38-51 42-58
Trung bình
7-8 11-13 15-18 20-24 25-32 31-39 37-48 43-56 49-65
Cao (A1FI)

8-9 12-14 16-19 23-27 30-36 38-47 47-59 56-72 66-86
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2012)
Về nguyên tắc, kịch bản BĐKH và NBD được xây dựng dựa theo các kịch
bản khác về phát triển kinh tế, phát thải khí nhà kính và cơ chế vận động của khí
quyển ngoài trái đất. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện vẫn còn
nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản phát triển kinh tế trên
cả bình diện thế giới và trong nước. Vì vậy, theo khuyến cáo c
ủa Bộ TN&MT, các
địa phương và các ngành sử dụng kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2)
để xây dựng các chương trình ứng phó thay vì xem xét cho cả ba kịch bản phát thải
thấp, cao và trung bình (B1, A1FI và B2).
1.3. Nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương gây ra bởi nước biển dâng do biến đổi
khí hậu và giải pháp ứng phó
Với những quan ngại sâu sắc về tác động tiêu cực của BĐKH và NBD đến
đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của con người, tính đa dạng sinh học và sự
7


tồn tại của các hệ sinh thái, kịch bản BĐKH và NBD đã được nghiên cứu và công
bố trên phạm vi toàn cầu và chi tiết cho từng vùng miền cụ thể như ở Việt Nam.
Tuy nhiên, để xây dựng chiến lược, kế hoạch hay các hành động cụ thể để thích
nghi và ứng phó phù hợp với BĐKH và NBD thì việc diễn toán sự rủi ro, tác động
và mức độ tổn thương của các đối tượ
ng khác nhau như thế nào, dựa trên các kịch
bản đã được công bố, cũng đang thu hút sự quan tâm của các tổ chức nghiên cứu,
các học giả trong và ngoài nước.
Theo IPCC (2007) thì có 3 cách tiếp cận nghiên cứu TDBTT do BĐKH,
gồm: Tiếp cận tác động (impact approach), tiếp cận tương tác (interaction approach)
và tiếp cận tổng hợp (integrated approach). Mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh
và điểm hạn chế riêng. Việc lựa chọn cách ti

ếp cận nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau như yêu cầu đánh giá, phạm vi, khung thời gian và nguồn lực cho phép.










Hình 1.2: Khung tiếp cận nghiên cứu giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
(Nguồn: USAID, 2007)
Xuất phát từ yêu cầu của các nước, năm 1998, Chương trình Môi trường
của Liên hiệp quốc (UNEP) đã xuất bản tài liệu hướng dẫn các quy tắc về đánh giá
tác động tiềm tàng của BĐKH đối với môi trường và nền kinh tế. Theo UNEP,
phương pháp đánh giá tác động của BĐKH có thể
được sử dụng để đánh giá tác
động của NBD (do BĐKH). Trên cơ sở các câu hỏi cơ bản: “BĐKH có ý nghĩa gì"
và "điều gì có thể được thực hiện".


CHẨN
ĐOÁN


THIẾT
KẾ
DỤ ÁN


THỰC
HIỆN


ĐÁNH
GIÁ
Bước 1: Xác định
mức tổn thương
Bước 2: Xác định giải
pháp thích ứng
Bước 3: Phân tích
Bước 4: Lựa chọn tiến
trình hành động
Bước 5: Thực hiện ứng
phó
Bước 6: Đánh giá các
giải pháp
8


Theo USAID (2007), tiếp cận nghiên cứu về tác động và giải pháp ứng phó
với BĐKH và NBD được đề nghị theo 6 bước. Cụ thể như hình 1.2.
Có quan điểm tương tự UNEP, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng khi triển khai nghiên cứu tác động của NBD
phụ thuộc vào khả năng tài chính, thời gian và thông tin yêu cầu. Từ một nghiên
cứu đánh giá tác động của NBD đối với Vi
ệt Nam, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ
văn và Môi trường (IMHEN, 2010) đề xuất khung tiếp cận nghiên cứu như hình 1.3.



















Hình 1.3: Khung tiếp cận nghiên cứu giải pháp ứng phó với NBD (IMHEN, 2010)
Trong đó:
- Xác định các đặc trưng của NBD đối vùng nghiên cứu: Ở đây, thay vì xem
xét mức độ dâng cao của nước biển theo mốc thời gian, IMHEN diễn toán NBD
tương ứng với mức ngập là 50, 75, 100cm so với mự
c nước biển trung bình giai









- Mực nước biển trung bình toàn cầu
- Tác động của NBD đến chế độ thuỷ triều
- Mô hình số đ

cao và bản đồ n
gập
l
ụt



Nước biển
dâng


Môi trường tự
nhiên


Môi trường
KT-XH


Đề xuất
- Xâm nhập mặn
- Chỉ số tổn thương
- Tác đ

n

g
tới h

sinh thái
- Tác động tới kinh tế, xã hội
- Chi phí lợi ích
- Rủi ro

Biện pháp thích ứng
9


đoạn 1980-1999. Bên cạnh đó, các biến động kéo theo của thuỷ triều cũng được
xem xét. Bản đồ ngập lụt được xây dựng trên cơ sở bản đồ địa hình số DEM
(1:25.000);
- Tác động đến môi trường tự nhiên: IMHEN đưa ra diện tích có khả năng bị
tác động hoặc ngập cho các tỉnh ven biển Việt Nam và bản đồ đẳng mặn 1‰ đến
4‰ cho khu vực đồng bằng sông Hồ
ng và sông Cửu Long;
- Tác động đến kinh tế xã hội: IMHEN công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ khả
năng thiệt hại do NBD đến một số ngành kinh tế trọng điểm (chi tiết hơn đối với
khu vực Thừa Thiên Huế).
- Các giải pháp thích ứng: Chủ yếu là các giải pháp cho khu vực tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Cutter (1996) đã đề xuất đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội
thông qua đánh giá về chất lượng cuộc sống và các nghiên cứu về sự sống trong
khoa học xã hội và khoa học hành vi. Những nghiên cứu ban đầu của Cutter đi sâu
vào tìm hiểu các đặc điểm thuận lợi hay không thuận lợi của khu vực cho con người
định cư. Trong đó, nhận định TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội có thể thay đổi
theo thời gian do sự biến động của các yếu tố gây thiên tai, sự thay đổi năng lực của

cộng đồng đối phó với thiên tai.
Cụ thể hơn, Sopac (2004) đề xuất bộ chỉ số (gồm 50 chỉ số) về tổn thương
môi trường và ứng dụng trong nghiên cứu của mình. Chỉ số tổn thương môi trường
là cơ sở để đánh giá phúc lợi xã hội và được thiết kế để đánh giá cả TDBTT kinh tế
và xã hội, cung cấp cái nhìn sâu rộ
ng vào các quá trình tiêu cực có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Nghiên cứu của Sopac được xem là có ý
nghĩa lớn cho các nước đang phát triển thuộc nam Thái Bình Dương, đồng thời là
dữ liệu quan trọng phục vụ phát triển kinh tế bền vững tại khu vực, trong đó có Việt
Nam.
Một số nghiên cứu về TDBTT vùng ven bờ do dâng cao mực nước biển lại đề
nghị phươ
ng pháp tính khác, dựa trên cơ sở phương pháp tính chỉ số tổn thương ven
biển (Thieler, E. Robert và cộng sự, 2001). Kết quả của các nghiên cứu này là thiết
10


lập được bản đồ tổn thương cho các khu vực ven bờ của Mỹ. Các sản phẩm của
nghiên cứu nói trên được xem là có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng các biện
pháp, chiến lược thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ TDBTT do tác động của BĐKH
(điển hình là dâng cao mực nước biển).
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu TDBTT chỉ mới được bắt đầu từ
những năm cuố
i của thế kỷ 20 và cũng được tiếp cận theo các lĩnh vực khác nhau
của hệ thống tự nhiên – xã hội, CĐDC và các tài nguyên ven biển trên quy mô
nghiên cứu từ vùng/khu vực đến toàn bộ vùng ven biển nước ta.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường (IMHEN, 2010), nếu NBD 1m sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông
Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên
2,5% diện tích thuộc các t

ỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích TP. Hồ
Chí Minh có nguy cơ bị ngập, gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân
số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số TP. Hồ Chí Minh bị ảnh
hưởng trực tiếp, trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng
12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam s
ẽ bị ảnh hưởng.
Trong một nghiên cứu gần đây (2009-2010), Mai Trọng Nhuận và cộng sự
cũng đã tiến hành giá TDBTT của tài nguyên – môi trường biển và vùng ven biển
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng bộ dữ liệu (số liệu, tài liệu thu thập,
điều tra, khảo sát) các yếu tố gây tổn thương, các đối tượng bị tổn thương, khả năng
ứng phó của hệ th
ống tự nhiên – xã hội và bộ bản đồ hiện trạng TDBTT tài nguyên
– môi trường biển và vùng ven biển các vùng biển Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vịnh
Thái Lan, Quần đảo Trường Sa và toàn dải ven biển Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 và
16 khu vực trọng điểm tỷ lệ 1:100.000.
Từ phân tích trên đây có thể thấy, hiện đã có rất nhiều các công trình, đề tài,
dự án được triển khai để xác định TDBTT và từ đó xây dựng các giải pháp ứng phó
với BĐKH. Tuy nhiên, về cơ bản, các nghiên cứu hoặc chưa cụ thể; hoặc quá thiên
về giải pháp ứng phó thay vì diễn toán chi tiết tác động và tổn thương của các đối
11


tượng có liên quan; hoặc tập trung vào đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên,
hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Vậy, đánh giá TDBTT của cộng đồng
dưới tác động của NBD (kể cả dưới tác động của BĐKH) theo phương pháp và quy
trình nào? Luận văn nghiên cứu này đề xuất phương pháp đánh giá TDBTT của
CĐDC ven biển như sau.
1.4. Phương pháp đánh giá tính dễ b
ị tổn thương của cộng đồng dân cư ven

biển dưới tác động của nước biển dâng
1.4.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận
Theo Cutter (1996), Trần Văn Đạt và cộng sự (2012), dưới tác động của
BĐKH và NBD, tổn thương của CĐDC và các đối tượng khác, ngoài phụ thuộc vào
quy mô, cường độ tác động, còn phụ thuộc vào khả năng và nguyện vọng ứng phó
của cộng
đồng và bản thân các đối tượng chịu tác động. Với nguyên tắc đó, phương
pháp tiếp cận nghiên cứu của đề tài sẽ bao gồm:
- Tiếp cận hệ thống: là quan điểm mới được hình thành khi nhìn nhận con người
(nói rộng ra là hệ động, thực vật) và môi trường sống là một thể thống nhất. Môi
trường sống có thể làm thay đổi thói quen, tập tục hay hoạt động thường ngày của
các h
ệ sinh vật. Ngược lại, hoạt động của hệ sinh vật với môi trường xung quanh có
thể làm thay đổi tính chất của nó. Như vậy, TDBTT là hàm số của mức độ hứng
chịu, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng.
- Tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên:
Tiếp cận từ trên xuống được áp dụng để xác định các rủi ro do NBD để từ đó
xem xét và đề xu
ất các giải pháp tiềm năng thích ứng. Tuy nhiên, vì các kịch bản
BĐKH hay NBD chỉ là các giả thiết nên không thể kiểm chứng khả năng thích ứng
của người dân ngay được. Vì vậy, phương pháp tiếp cận từ dưới lên sẽ đồng thời
được sử dụng để đánh giá mức độ nhạy bén và năng lực tìm kiếm sinh kế của người
dân nếu các kịch bản đang xem xét xảy ra trong tương lai.
1.4.2. Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư và đề xuất
giải pháp ứng phó
12


Với các khái niệm và phương pháp tiếp cận như trình bày ở trên, đề tài đề
xuất quy trình đánh giá TDBTT như được mô tả theo hình 1.4.

Hoạt
động

Nghiên cứu
về nguy cơ



Nghiên cứu
về tác động




Nghiên cứu
về tính tổn
thương



Nghiên cứu
về giải pháp
thích ứng,
giảm thiểu
(ứng phó)


Phương pháp

Công nghệ GIS, Kế thừa

(kết quả điều tra, thu thập
số liệu, phân tích thống kê,
kết quả ứng dụng mô hình
thủy động lực)


Công nghệ GIS, điều tra,
đánh giá nhanh, phân
tích thống kê



Điều tra, phân tích thống
kê, phân tích kinh tế




Điều tra, phân tích thống
kê, phương pháp chuyên
gia, hội thảo

Hình 1.4: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn thương đối với cộng đồng
dân cư
Nghiên cứu về các mối nguy cơ do NBD
Có thể thấy, NBD do BĐKH sẽ gây ra các nguy cơ về ngập lụt và nguy cơ về
xâm nhập mặn ở vùng ven biển Bắc Bộ. Vấn đề này sẽ được tác giả kế thừa kết quả
nghiên cứu của các đề tài, dự án đã triể
n khai đã được công bố.
Nghiên cứu về tác động của NBD

Với các nguy cơ đã được đề cập, đề tài tiến hành xác định quy mô ngập lụt
và xâm nhập mặn do NBD gây ra đối với hệ thống kinh tế và hạ tầng kỹ thuật; môi
trường và các hệ sinh thái; văn hóa và đời sống tinh thần của CĐDC. Các phương
pháp được sử dụng bao gồm: thu thập các loại bản đồ địa hình (DEM), bả
n đồ hành
13


chính. Công nghệ GIS cũng được sử dụng để xác định quy mô các đối tượng chịu
tác động.
Nghiên cứu về tổn thương (TDBTT)
Xuất phát từ khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương, chỉ số tổn thương được
xác định thông qua 3 yếu tố là khả năng thích ứng, mức hứng chịu, độ nhạy cảm.
i) Mức hứng chịu NBD:
Ngập lụt có th
ể tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau. Tùy theo từng nhân
tố gây tác động và đối tượng chịu tác động mà có thể phân mức hứng chịu thành
nhiều cấp để thuận tiện cho việc phân tích và tính toán. Với các nhân tố gây tác
động là ngập lụt và xâm nhập mặn, có thể phân mức hứng chịu thành:
- Mức hứng chịu của khu vực do nguy cơ ngập lụt: Đối với các yếu tố ảnh
hưởng trực ti
ếp đến cuộc sống, sinh hoạt của cộng đồng, các vấn đề mà khu vực ven
biển Bắc Bộ phải hứng chịu được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm:
+ Mức hứng chịu từ tác động cấp 1: tỷ lệ diện tích đất và đất nông nghiệp có
nguy cơ bị ngập (%);
+ Mức hứng chịu từ tác động cấp 2: tỷ lệ dân số có nguy cơ mất đất ở; tỷ
lệ số công trình dân dụng, hạ tầng giao thông và thủy lợi có nguy cơ bị ngập.
- Mức hứng chịu của khu vực do xâm nhập mặn: tương tự như ảnh hưởng
của nguy cơ ngập lụt, xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ đến môi trường, các hệ
thống tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các vấn đề liên quan

trực tiếp mà CĐDC vùng ven biển Bắc B
ộ phải hứng chịu với tác động của NBD
được đề xuất để xem xét bao gồm: tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp có thể bị nhiễm
mặn; tỷ lệ dân số có nguy cơ phải sử dụng nước sinh hoạt bị nhiễm mặn.
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp sẽ được sử dụng. Tài
liệu được thu thập bao g
ồm: bản đồ hiện trạng nông nghiệp, bản đồ hiện trạng thủy
lợi, bản đồ hiện trạng giao thông, số liệu về dân số và các công trình hạ tầng khác.
Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp có thể bị nhiễm mặn và số dân có nguy cơ
phải sử dụng nước sinh hoạt bị nhiễm mặn được xác định thông qua kết quả điều tra
nguồn nước tưới và sinh hoạt trong vùng.
14


ii) Khả năng thích ứng của cộng đồng với NBD:
Để đánh giá được khả năng thích ứng của cộng đồng với NBD, đề tài sử
dụng phương pháp điều tra đánh giá nhanh SARAR và phương pháp điều tra theo
phiếu câu hỏi để đánh giá khả năng áp dụng và triển khai các biện pháp khác nhau
nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực từ NBD đến sinh hoạt và sản xuất
của CĐDC.
iii) Độ nhạy cảm của cộng đồng với NBD:
Theo khuyến cáo của IPCC (2007), một số yếu tố quyết định độ nhạy cảm
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gồm: (1) mật độ và cấu trúc dân số; (2) sự
sẵn sàng và khả năng tiếp cận với nguồn lương thực khi NBD; (3) khả năng tiếp cận
với nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạ
t; (4) khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế và
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Trong nghiên cứu này, các yếu tố (2), (3), (4) sẽ
được xem xét. Cụ thể, phương pháp xác định các yếu tố này như sau:
- Sự sẵn sàng và khả năng tiếp cận với nguồn lương thực khi NBD: Trên cơ
sở diện tích đất nông nghiệp còn lại sau khi trừ đi diện tích có nguy cơ bị ngập hoặc

không canh tác
được do nguồn nước nhiễm mặn, tổng sản lượng lương thực của các
quận/huyện trong vùng nghiên cứu ở các thời điểm 2030, 2050, 2100 sẽ được xác
định (giả thiết năng suất như hiện tại). Với dân số của các địa phương đã được dự
báo vào các thời điểm tương ứng, sản lượng lương thực bình quân đầu người sẽ
được xác định. So sánh với tiêu chuẩn đảm bảo an toàn anh ninh lương thực (theo
nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 về mức đảm bảo nguồn an
ninh lương thực đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thì sản lượng lương thực bình quân
đầu người là 400kg/người/năm) sẽ tính toán được khả năng tiếp cận với nguồn
lương thực của CĐDC của từng quận/huyện khi xảy ra NBD (%).
- Khả năng tiếp c
ận với nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt và khả năng tiếp
cận với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng được xác định theo phương
pháp như trên. Tiêu chuẩn để so sánh là TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới
đường ống và công trình: Tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng và Bộ tiêu chí quốc gia
về y tế xã, giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định 3447/QĐ-BYT, ngày 22 tháng 9 năm

×