Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình tiêu nước hợp lý cho khu vực nằm phía tây sông tô lịch và phía trên cống hà đông thuộc hệ thống thủy lợi sông nhuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 124 trang )



LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn của nhà giáo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ,
giảng viên Trường Đại học Thuỷ lợi, Lãnh đạo và cán bộ Khoa Sau đại học, sự
tham gia góp ý của các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp, cùng sự nỗ lực của bản
thân tác giả, bản Luận văn đã được hoàn thành vào tháng 11 năm 2011 tại Trường
Đại học Thuỷ lợi.
Trước hết, tác giả bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Quang Vinh
người hướng dẫn khoa học trực tiếp, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, giúp
đỡ tận tình trong suốt quá trình làm và hoàn thành Luận văn.
Tự đáy lòng mình tác giả bày tỏ lòng biết ớn sâu sắc tới cha, mẹ và những
người thân yêu trong gia đình đã đồng cảm, sẻ chia bao nỗi vất vả, nhọc nhằn,
động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và làm Luận văn để đạt
được kết quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
đã tạo diều kiện thuận lợi để tác giả được trình bày luận văn này.





Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả




Vũ Ngọc Linh



THỐNG KÊ CÁC BẢNG BIỂU

6TBảng 1.1 : Tổng hợp diện tích tiêu theo hướng tiêu ra các sông6T 12
6TBảng 1-2 : Nhiệt độ trung bình thángnhiều năm tại trạm Hà Đông6T 26
6TBảng 1-3 : Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông6T 27
6TBảng 1-4 : Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông6T 27
6TBảng 1-5 : Tổng số giờ nắng trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông6T 27
6TBảng 1-6 : Lượng bốc hơi trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông6T 28
6TBảng 1-7 : Tốc độ gió trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông6T 28
6TBảng 1-8: Diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề đang hoạt
6T động, đã có quy hoạch chi tiết và dự kiến quy hoạch đến năm 2020
trên vùng Yên Nghĩa – Liên Mạc6T 31
6TBảng 1-9 : Thống kê danh sách các trạm bơm tiêu ra sông Nhuệ6T 33
6TBảng 2-1 : Lượng mưa lớn nhất năm thời đoạn ngắn tại trạm Hà Đông6T 39
6TBảng 2-2 : Sự xuất hiện của mưa thời đoạn ngắn trong các tháng qua các
năm tại trạm Hà Đông6T 41
6TBảng 2-3 : Tính chất bao của các trận mưa thời đoạn ngắn trạm Hà Đông6T 41
6TBảng 2-4 : Kết quả tính toáncác tham số thống kê6T 43
6TBảng 2-5 : Các dạng phân phối mưa 5 ngày max6T 45
6TBảng 2-6: Mô hình mưa điển hình6T 46
6TBảng 2-7 : Bảng tính mô hình mưa tiêu thiết kế trạm Hà Đông6T 47
6TBảng 2-8 : Mô hình mưa 24 giờ lớn nhất trạm Hà Đông tương ứng với tần suất 10%6T 48
6TBảng 2-9 : Thống kê kết quả tính toán hệ số tiêu6T 54
6TBảng 2.10 : Hệ số dòng chảy C cho các đối tượng tiêu nước có mặt trong các hệ
thống thủy lợi
6T 59
6TBảng 2-11 : Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc6T 63
6TBảng 2-12 : Dự báo cơ cấu sử dụng đất năm 2020 của vùng tiêu6T 64
6TBảng 2-13 : Bảng tính tiêu cho lúa trường hợp bR

o
R = 0,6 m/ha6T 65
6TBảng 2-14 : Bảng tính tiêu cho lúa trường hợp bR
o
R = 0,7 m/ha6T 66


6TBảng 2-15 : Hệ số tiêu của lúa (b = 0,7 m/ha)6T 67
6TBảng 2-16 : Hệ số tiêu của các đối tượng không phải là lúa6T 67
6TBảng 2-17 : Hệ số tiêu của vùng tiêu nghiên cứu6T 68
6TBảng 2-18 : Thống kê lượng mưa giờ max trong mô hình mưa 24 giờ lớn nhất trạm
Hà Đông tương ứng với tần suất 10%
6T 69
6TBảng 2-19 : Kết quả tính toán hệ số tiêu cho tiểu vùng Yên Nghĩa – Liên Mạc theo
mô hình mưa giờ của hai ngày lớn nhất ứng với tần suất 10 %
6T 70
6TBảng 2-20 : Tổng kết các kết quả tính toán hệ số tiêu cho lưu vực Yên Nghĩa – Liên
Mạc từ bảng 2-19 ứng với tần suất thiết kế P= 10 %
6T 72
6TBảng 3-1 : Kết quả tính toán thủy lực mặt cắt sông La Khê sau khi cải tạo mở rộng
có dạng mặt cắt chữ nhật, bề rộng đáy 20,0 m, độ dốc đáy i = 0,00, độ
nhám n=0,02. Trường hợp mực nước khống chế tại Hà Đông +5,8 m
6T 79
6TBảng 3-2 : Kết quả tính toán thủy lực mặt cắt sông La Khê sau khi cải tạo mở rộng
có dạng mặt cắt chữ nhật, bề rộng đáy 20,0 m, độ dốc đáy i = 0,00, độ
nhám n=0,02. Trường hợp mực nước khống chế tại Hà Đông +5,6 m
6T 79
6TBảng 3-3 : Kết quả tính toán thủy lực mặt cắt sông La Khê sau khi cải tạo mở rộng
có dạng mặt cắt chữ nhật, bề rộng đáy 20,0 m, độ dốc đáy i = 0,00, độ
nhám n=0,02. Trường hợp mực nước khống chế tại Hà Đông +5,4 m

6T 80
6TBảng 3-4 : Kết quả tính toán thủy lực mặt cắt sông La Khê sau khi cải tạo mở rộng
có dạng mặt cắt chữ nhật, bề rộng đáy 20,0 m, độ dốc đáy i = 0,00, độ
nhám n=0,02. Trường hợp mực nước khống chế tại Hà Đông +5,2 m
6T 80
6TBảng 3-5 : Kết quả tính toán thủy lực mặt cắt sông La Khê sau khi cải tạo mở rộng
có dạng mặt cắt chữ nhật, bề rộng đáy 20,0 m, độ dốc đáy i = 0,00, độ
nhám n=0,02. Trường hợp mực nước khống chế tại Hà Đông + 5,0 m
6T 81
6TBảng 3-6 : Kết quả tính toán thủy lực mặt cắt sông La Khê sau khi cải tạo mở rộng
có dạng mặt cắt chữ nhật, bề rộng đáy 20,0 m, độ dốc đáy i = 0,00, độ
nhám n=0,02. Trường hợp mực nước khống chế tại Hà Đông + 4,8 m
6T 81
6TBảng 3-7 : Kết quả tính toán thủy lực mặt cắt sông La Khê sau khi cải tạo mở rộng
có dạng mặt cắt chữ nhật, bề rộng đáy 20,0 m, độ dốc đáy i = 0,00, độ


nhám n=0,02. Trường hợp mực nước khống chế tại Hà Đông + 4,75 m6T
82
6TBảng 3-8 : Kết quả tính toán thủy lực mặt cắt sông La Khê sau khi cải tạo mở rộng
có dạng mặt cắt chữ nhật, bề rộng đáy 20,0 m, độ dốc đáy i = 0,00, độ
nhám n=0,02. Trường hợp mực nước khống chế tại Hà Đông + 4,6 m
6T 82
6TBảng 3-9 : Kết quả tính toán thủy lực mặt cắt sông La Khê sau khi cải tạo mở rộng
có dạng mặt cắt chữ nhật, bề rộng đáy 20,0 m, độ dốc đáy i = 0,00, độ
nhám n=0,02. Trường hợp mực nước khống chế tại Hà Đông + 4,4 m
6T 83
6TBảng 3-10 : Tổng hợp kết quả tính toán thủy lực xác định đường mực nước thiết kế
sông La Khê sau khi cải tạo nâng cấp có bề rộng đáy 20 m, mặt cắt hình
chữ nhật, độ dốc đáy i = 0,00, hệ số nhám n = 0,02 và lưu lượng lớn

nhất có thể dẫn được
6T 84



THỐNG KÊ CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ MINH HOẠ

Hình 1-1 : Bản đồ hành chính khu vực phía Tây Hà Nội 24
Hình 2-1 : Đường tần suất thiết kế mưa 5ngày max trạm Hà Đông 43
Hình 2-2 : Biểu đồ mô hình mưa thiết kế trạm Hà Đông 47
Hình 2-3 : Sơ đồ tính toán tiêu nước mặt ruộng bằng đập tràn, chế độ chảy tự do 55
Hình 2-4 : Sơ đồ mực nước trong ao hồ điều hoà 56
Hình 2-5 : Biểu đồ quan hệ aR
i
R ~ t ứng với bR
0
R =0,6 (m/ha) 65
Hình 2-6 : Biểu đồ quan hệ aR
i
R ~t ứng với bR
0
R = 0,7 (m/ha) 66



MỤC LỤC

6TMỞ ĐẦU 6T1
6T1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU6T 1
6T2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU6T 3

6T3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU6T 3
6T4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU6T 3
6T5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU6T 3
6T5.1. Phương pháp kế thừa6T 3
6T5.2. Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá6T 3
6T6. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU6T 4
6TCHƯƠNG 16T 5
6TTỔNG QUAN HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG NHUỆ VÀ TIỂU VÙNG YÊN
NGHĨA - LIÊN MẠC
6T 5
6T1.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG NHUỆ6T 5
6T1.1.1. Vị trí địa lý6T 5
6T1.1.2. Quá trình nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống thuỷ lợi Sông Nhuệ6T 5
6T1.1.2.1. Thời kỳ phong kiến6T 5
6T1.1.2.2. Thời kỳ thuộc Pháp6T 6
6T1.1.2.3. Thời kỳ 1954 - 19736T 6
6T1.1.2.4. Thời kỳ 1973 - 19976T 7
6T1.1.2.5. Thời kỳ 1997 - 20076T 8
6T1.1.2.6. Từ năm 2007 đến nay6T 11
6T1.1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên6T 12
6T1.1.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội và định hướng phát triển6T 14
6T1.1.4.1. Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp6T 14
6T1.1.4.2. Hiện trạng và định hướng phát triển đô thị6T 16
6T1.1.1.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng6T 17
6T1.1.4.4. Tiềm năng du lịch và định hướng phát triển6T 18


6T1.1.4.5. Cơ sở hạ tầng xã hội6T 19
6T1.1.4.6. Chất lượng đời sống và xã hội6T 20
6T1.1.5. Đánh giá chung6T 21

6T1.2. TỔNG QUAN VÙNG TIÊU YÊN NGHĨA - LIÊN MẠC6T 23
6T1.2.1. Đặc điểm tự nhiên6T 23
6T1.2.1.1. Vị trí địa lý6T 23
6T1.2.1.2. Đặc điểm địa hình6T 24
6T1.2.1.3. Đặc điểm cấu tạo địa chất6T 24
6T1.2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng6T 25
6T1.2.1.5. Đặc điểm các yếu tố khí tượng, khí hậu6T 26
6T1.2.1.6. Đặc điểm sông ngòi6T 29
6T1.2.1.7. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên6T 30
6T1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất6T 30
6T1.2.3. Hiện trạng tiêu nước6T 32
6T1.2.4. Các vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu đề xuất giải pháp tiêu nước cho tiểu
vùng
6T 36
6T1.3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 16T 36
6TCHƯƠNG 26T 37
6TYÊU CẦU TIÊU NƯỚC CỦA VÙNG YÊN NGHĨA - LIÊN MẠC6T 37
6T2.1 MÔ HÌNH MƯA TIÊU6T 37
6T2.1.1. Khái niệm về mô hình mưa tiêu thiết kế6T 37
6T2.1.2. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán6T 37
6T2.1.2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc tính toán6T 37
6T2.1.2.2. Nội dung tính toán6T 38
6T2.1.3. Chọn trạm đo mưa tính toán, tần suất thiết kế6T 38
6T2.1.3.1. Chọn trạm đo mưa tính toán6T 38
6T2.1.3.2. Chọn tần suất thiết kế6T 38
6T2.1.4. Phương pháp tính toán6T 38
6T2.1.5. Phân tích tài liệu mưa6T 39


6T2.1.6. Kết quả tính toán6T 42

6T2.1.6.1. Tính toán xác định các tham số thống kê6T 42
6T2.1.6.2. Chọn mô hình mưa tiêu điển hình6T 43
6T2.1.6.3. Xác định mô hình mưa tiêu thiết kế với tần suất thiết kế P = 10%6T 46
6T2.2. TÍNH TOÁN HỆ SỐ TIÊU6T 48
6T2.2.1. Khái quát chung về hệ số tiêu.6T 48
6T2.2.2. Phân loại đối tượng tiêu6T 49
6T2.2.1.1. Tiêu cho nông nghiệp6T 49
6T2.2.1.2. Tiêu cho thành thị6T 50
6T2.2.1.3. Tiêu cho nông thôn6T 50
6T2.2.1.4. Tiêu cho khu vực công nghiệp và làng nghề6T 50
6T2.2.1.5. Tiêu cho các loại đất khác6T 50
6T2.2.3. Phương pháp tính toán hệ số tiêu thiết kế6T 51
6T2.2.3.1. Phương pháp tính toán hệ số tiêu cho các đối tượng không phải là lúa nước6T
51
6T2.2.3.2. Phương pháp tính toán hệ số tiêu cho lúa nước:6T 52
6T2.2.3.3. Phương pháp tính toán áp dụng cho một số trường hợp cụ thể.6T 55
6T2.2.3.4. Phương pháp tính toán hệ số tiêu cho hệ thống thuỷ lợi.6T 59
6T2.2.4. Tài liệu tính toán6T 62
6T2.2.4.1. Tài liệu mưa6T 62
6T2.2.4.2. Cơ cấu sử dụng đất6T 62
6T2.2.4.3. Khả năng chịu ngập6T 64
6T2.2.4.4. Hệ số dòng chảy C6T 64
6T2.2.4.5. Tổn thất nước6T 64
6T2.2.4.6. Các điều kiện ràng buộc khác6T 65
6T2.2.5.Kết quả tính toán hệ số tiêu cho tiểu vùng Yên Nghĩa – Liên Mạc6T 65
6T2.2.5.1. Đối với năm 20106T 65
6T2.2.5.2. Đối với năm 20206T 68
6T2.3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 26T 73



6TCHƯƠNG 36T 74
6TPHƯƠNG ÁN TIÊU NƯỚC6T 74
6T3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TIÊU NƯỚC6T 74
6T3.1.1. Hiện trạng tiêu nước vào trục chính sông Nhuệ và yêu cầu tiêu nước của vùng
tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc
6T 74
6T3.1.2. Tính toán cân bằng tiêu nước cho vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc6T 74
6T3.2. PHƯƠNG ÁN TIÊU NƯỚC VÙNG YÊN NGHĨA – LIÊN MẠC6T 75
6T3.2.1. Đề xuất phương án tiêu nước6T 75
6T3.2.2. Mực nước yêu cầu tiêu6T 75
6T3.2.3. Tính toán xác định quy mô hợp lý của các công trình tiêu6T 76
6T3.2.3.1. Trạm bơm Đào Nguyên6T 76
6T3.2.3.2. Trạm bơm Yên Thái6T 77
6T3.2.3.3. Trạm bơm Yên Nghĩa6T 77
6T3.2.3.4.Trạm bơm Liên Mạc6T 87
6T3.2.3.5. Cống điều tiết Xuân Phương6T 89
6T3.2.3.6.Yêu cầu chung đối với các trạm bơm lớn tiêu ra sông ngoài sẽ xây dựng
hoặc cải tạo nâng cấp trong vùng Yên Nghĩa – Liên Mạc
6T 89
6T3.3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 36T 90
6TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ6T 91
6TA. KẾT LUẬN6T 91
6TB. KIẾN NGHỊ6T 93
6TNHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN6T 95
6TTÀI LIỆU THAM KHẢO6T 96








1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Khu vực nằm phía tây sông Tô Lịch và phía trên cống Hà Đông thuộc Hệ
thống thủy lợi Sông Nhuệ bao gồm các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, quận Hà
Đông và huyện Từ Liêm có tổng diện tích tự nhiên 20.814 ha trong đó diện tích cần
tiêu là 19.438 ha (quận Hà Đông 3.281 ha, các huyện Từ Liêm 930 ha, Đan Phượng
6.648 ha, Hoài Đức 8.679 ha).
Theo các quy hoạch lập từ năm 2007 trở về trước, khu vực nghiên cứu có tên
là tiểu vùng Đan Hoài Từ - một trong 9 tiểu vùng tiêu của hệ thống thủy lợi Sông
Nhuệ. Ngoài trạm bơm là Đào Nguyên (Song Phượng) lắp 25 máy loại 2.500 m
P
3
P/h
tiêu 2.200 ha ra sông Đáy và trạm bơm Nam Thăng Long có lưu lượng 9,0 m
P
3
P/s tiêu
ra sông Hồng cho 450 ha khu đô thị Nam Thăng Long, phần diện tích còn lại của
tiểu vùng hiện nay đều được tiêu vào sông Nhuệ qua hệ thống kênh tiêu tự chảy và
trạm bơm tiêu. Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư
phát triển thủy lợi Sông Nhuệ, hiện nay tổng diện tích đang tiêu trực tiếp vào sông
Nhuệ thông qua các điểm nhận nước tiêu lên tới 57.503 ha.
Theo kết luận của quy hoạch năm 2007 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phê duyệt thì hệ số tiêu của khu vực phía trên cống Hà Đông và
phía trên đường Văn Điển – Hà Đông lấy theo hệ số tiêu thiết kế đã áp dụng cho
Thủ đô Hà Nội khi xây dựng trạm bơm tiêu Yên Sở là q = 11,6 l/s.ha, các khu vực
còn lại lấy hệ số tiêu là 6,20 l/s.ha. Cũng theo quy hoạch này, trong tổng số 19.438

ha của tiểu vùng, các trạm bơm Yên Nghĩa (xây dựng mới) và trạm bơm Đào
Nguyên (cải tạo nâng cấp) có tổng lưu lượng thiết kế không ít hơn 166 m
P
3
P/s tiêu ra
sông Đáy, tương đương với diện tích tiêu 14.292 ha. Tổng lưu lượng của tiểu vùng
cho phép tiêu vào sông Nhuệ qua cống Hà Đông không quá 60 m
P
3
P/s, tương đương
với diện tích 5.146 ha. Tổng diện tích của hệ thống được phép tiêu vào sông Nhuệ
không quá 35.374 ha.


2
Theo kết quả nghiên cứu trong các quy hoạch lập năm 1997 và 2007, khi làm
việc với mực nước thiết kế tại Hà Đông +5,80 m và tại Phủ Lý +4,80 m, sông Nhuệ
chỉ có khả năng tải được lưu lượng không quá 248 m
P
3
P/s.
Tiểu vùng nghiên cứu (gọi tắt là tiểu vùng Yên Nghĩa - Liên Mạc) là khu vực
có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra sôi động vào bậc nhất miền Bắc.
Theo số liệu thống kê năm 2008, trên tiểu vùng đã có 31 khu công nghiệp và tiểu
công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết hoặc đang xây dựng với tổng diện tích mặt
bằng 1.139 ha, dự kiến đến năm 2020 sẽ có thêm 3 khu công nghiệp mới được xây
dựng đưa tổng diện tích đất dành cho khu công nghiệp và tiểu công nghiệp trong
khu vực này lên tới 1.475 ha, chiếm tỷ lệ 7,59 % diện tích tiêu của tiểu vùng. Một
số khu công nghiệp có quy mô lớn xây dựng thành tổ hợp công nghiệp và đô thị.
Theo quy hoạch phát triển Thủ đô, dự kiến đến năm 2020 toàn bộ tiểu vùng này sẽ

trở thành đất đô thị, không còn đất sản xuất nông nghiệp.
Các công trình thủy lợi đã xây dựng trên hệ thống sông Nhuệ nói chung và
tiểu vùng nghiên cứu nói riêng trong suốt nhiều thập kỷ đều hướng vào mục đích
chủ yếu là đảm bảo tiêu cho nông nghiệp lấy sông Nhuệ làm trục tiêu chính tiêu ra
sông Đáy. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá trong những năm qua đã có tác
động cực kỳ sâu sắc đến vận hành tiêu nước của hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ. Mâu
thuẫn giữa yêu cầu tiêu nước nhanh, tiêu nước kịp thời của các đối tượng có mặt
trên các tiểu vùng và toàn hệ thống với khả năng tiêu nước của sông Nhuệ và của
các công trình thủy lợi đã có đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. H
ệ quả của
mâu thuẫn trên là cứ đến mùa mưa là xuất hiện tình trạng úng ngập triền miên, kéo
dài trong nhiều ngày, nhiều giờ trong suốt mùa mưa trên hầu khắp hệ thống đặc biệt
là ở các quận nội thành Hà Nội. Ngày 20-8-2006 chỉ với trận mưa trên 100 mm rải
đều trên lưu vực sông Nhuệ nằm phía trên cống Hà Đông đã làm cho phần lớn thành
phố Hà Đông bị ngập trong nước, nhiều đoạn đê sông Nhuệ thuộc xã Mễ Trì và Mỹ
Đình (Từ Liêm) đã bị tràn bờ. Do vậy đề tài luận văn cao học “Nghiên cứu đề xuất
giải pháp công trình tiêu nước hợp lý cho khu vực nằm phía tây sông Tô Lịch và
phía trên cống Hà Đông thuộc Hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ” là rất cần thiết.


3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất được giải pháp công trình tiêu hợp lý cho tiểu vùng Yên Nghĩa –
Liên Mạc phù hợp với quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội và cơ sở khoa học của
các giải pháp đề xuất.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các công trình tiêu sẽ được cải tạo và xây dựng mới
trên tiểu vùng Yên Nghĩa – Liên Mạc phù hợp với quy hoạch tiêu nước chung của
hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến
năm 2020.

Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là các cơ sở khoa học khi đề xuất quy mô và vị
trí của các công trình tiêu sẽ được xây dựng bổ sung.
4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng tiêu và tính toán cân bằng giữa yêu cầu tiêu với khả
năng tiêu nước của các công trình tiêu nước đã có trên tiểu vùng.
- Nghiên cứu đề xuất các công trình tiêu trên tiểu vùng bao gồm vị trí xây
dựng, lưu lượng tiêu và khu vực tiêu phù hợp với quy hoạch tiêu nước chung của hệ
thống thủy lợi Sông Nhuệ cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
- Phân tích cơ sở khoa học, khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các giải
pháp đề xuất.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp kế thừa
Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu và thành tựu
khoa học công nghệ của các tác giả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá
và tổng hợp tài liệu để từ đó rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào
thực tiễn.


4
6. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là khu vực phía tây sông Tô Lịch và phía trên
cống Hà Đông thuộc hệ thống thuỷ lợi Sông Nhuệ.


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG NHUỆ VÀ
TIỂU VÙNG YÊN NGHĨA - LIÊN MẠC


1.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG NHUỆ
1.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ được bao bọc bởi sông Hồng ở phía đông và
bắc, sông Đáy ở phía tây, sông Châu Giang ở phía nam, kéo dài từ 20
P
o
P32’40” đến
21
P
o
P09’0” vĩ độ bắc, 105P
o
P37’30” đến 106P
o
P02’0” kinh độ đông, bao gồm một phần
diện tích đất đai của Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam:
- Thủ đô Hà Nội có 9 quận nội thành nằm phía bờ nam sông Hồng gồm Ba
Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh
Xuân, Hà Đông và 8 huyện nằm phía đông sông Đáy gồm Đan Phượng, Hoài Đức,
Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hoà, Thường Tín, Phú Xuyên;
- Tỉnh Hà Nam có thành phố Phủ lý và 2 huyện Duy Tiên, Kim Bảng nằm
phía bắc sông Châu Giang và phía đông sông Đáy.
Hệ thống Thủy lợi Sông Nhuệ có tổng diện tích tự nhiên phần nằm trong đê
là 107.530 ha trong đó khoảng 75.342 ha là đất canh tác. Tính đến ngày 31-12-2009
dân số của các quận huyện trong hệ thống có khoảng trên 4,15 triệu người. So với
15 năm trước đây (1994), dân số các địa phương nói trên đã tăng khoảng 1,2 triệu
người với tốc độ tăng trung bình mỗi năm 2,53 % .
1.1.2. Quá trình nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống thuỷ lợi Sông
Nhuệ

1.1.2.1. Thời kỳ phong kiến
Để đấu tranh với thiên tai, phòng chống lũ lụt, từ ngàn xưa người dân Hà
Nội, Hà Tây (cũ) và Hà Nam đã bỏ nhiều sức người và sức của tôn tạo nên các
tuyến đê dọc theo sông Hồng, sông Đáy. Đê sông Hồng bao bọc phía bắc và phía
đông hệ thống là tuyến đê được xây dựng lâu đời nhất Việt Nam.


6
1.1.2.2. Thời kỳ thuộc Pháp
Năm 1932 người Pháp đã nghiên cứu quy hoạch xây dựng hệ thống công
trình thủy lợi cho một vùng lớn bao bọc bởi sông Hồng, sông Đáy và sông Châu
Giang với diện tích tự nhiên 107.530 ha (tại thời điểm đó có 94.000 ha đất canh tác)
đã chính thức hình thành hệ thống thủy nông Liên Mạc - Phủ Lý (hệ thống thủy lợi
Sông Nhuệ ngày nay). Theo quy hoạch này, sông Hồng là nguồn cung cấp nước
tưới, sông Đáy là nơi nhận nước tiêu và sông Nhuệ là trục chính tưới tiêu kết hợp
của hệ thống. Và hàng loạt công trình thủy lợi lớn được đề xuất xây dựng để đáp
ứng yêu cầu tưới, tiêu và phòng chống lũ cho khu vực như sau:
1. Về tưới
Các chân ruộng có cao độ trên 7,5 m và dưới 1,5 m không đặt vấn đề tưới. Hệ
số tưới áp dụng cho những chân ruộng có cao độ từ 1,5 m đến 2,0 m là 0,20 l/s.ha,
từ 2,0 m đến 4,15 là 0,5 l/s.ha, từ 4,14 m đến 7,5 m là 0,6 l/s.ha. Để đảm bảo cấp
nước tưới cho hệ thống, quy hoạch 1932 đã đề xuất xây dựng các công trình chính
như : cống Liên Mạc; các cống đập điều tiết Hà Đông, Đồng Quan, Nhật Tựu, Điệp
Sơn, 60 cống lấy nước tưới dọc theo các trục tưới tiêu kết hợp.
2. Về tiêu
a) Xây dựng Đập Đáy và đập Nam Định với nhiệm vụ chắn lũ sông Hồng, hạ
thấp mực nước sông Đáy tại Phủ Lý xuống cao trình + 1,20 m để tiêu tự chảy cho
toàn hệ thống với hệ số tiêu trung bình 1,50 l/s.ha.
b) Xây dựng các cống và đập điều tiết trên sông Nhuệ và sông Duy Tiên 3)
Xây dựng các cống tiêu tự chảy ra sông Đáy và chắn lũ sông Đáy

Đến trước năm 1954, trên hệ thống Sông Nhuệ mới xây dựng được Đập Đáy
(1934-1937), các cống tiêu ra sông Đáy gồm Lương Cổ (1936-1938), La Khê, Vân
Đình (1938-1940) và 50 cống tiêu nằm dưới bờ các trục tiêu chính.
1.1.2.3. Thời kỳ 1954 - 1973
Đầu năm 1955, nhân dân Hà Tây (cũ) đã ra quân rầm rộ đào khai thông cửa
cống Liên Mạc , nạo vét trục chính sông Nhuệ, đào mới hàng loạt các tuyến kênh


7
cấp 2 nên đã phục hồi được nguồn nước đảm bảo tưới tự chảy cho 30.000 ha. Từ
năm 1955 đến trước năm 1973 đã có 3 lần nghiên cứu bổ sung quy hoạch xây dựng
thêm các công trình trên hệ thống (thực hiện vào các năm 1960, 1965 và 1969).
1. Về tưới
Kết luận của quy hoạch 1960 và 1965 không khác nhiều so với quan điểm
của quy hoạch năm 1932, chủ yếu là điều chỉnh bổ sung thêm các trạm bơm tưới và
hoàn thiện vùng tưới tự chảy.Tính đến năm 1973 trên hệ thống đã xây dựng được
23 trạm bơm tưới với tổng lưu lượng thiết kế đạt 44,34 m
P
3
P/s phụ trách diện tích tưới
lên đến 45.168 ha.
2. Về tiêu
Các quy hoạch lập năm 1959-1960 và 1965 đã nghiên cứu tính toán lại
phương án làm đập Nam Định và chứng minh rằng phương án này không có hiệu
quả. Thời kỳ này vẫn tiếp tục nghiên cứu mở rộng khả năng tiêu tự chảy của hệ
thống ra sông Đáy bằng việc xây dựng thêm một số cống tiêu qua đê sông Đáy như
Quế, Bược, Lạc Tràng, Ngoại Độ Mặt khác, khả năng tiêu tự chảy ngày một khó
khăn nên từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, ý định xây dựng trạm bơm để tiêu
cho các vùng trũng đã hình thành và mau chóng được triển khai.
Đến trước năm 1973 toàn hệ thống Sông Nhuệ đã xây dựng được 41 trạm

bơm tiêu có tổng lưu lượng thiết kế lên tới 234,47 m
P
3
P/s phụ trách lưu vực rộng trên
58.000 ha.
1.1.2.4. Thời kỳ 1973 - 1997
Năm 1973-1974, hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ chính thức được nghiên cứu lập
quy hoạch hoàn chỉnh. Khác với các lần nghiên cứu trước đây, nghiên cứu lần này là
hoàn chỉnh nhất. Dưới đây là tóm tắt một số nội dung chính của quy hoạch 1973-1974:


8
1. Về tưới
Kết quả nghiên cứu, tính toán khẳng định nguồn nước đã đủ bảo đảm, chỉ cần
hoàn chỉnh cho một số trạm bơm tưới cho vùng cao cục bộ, hoàn chỉnh hệ thống
kênh mương và các công trình trên kênh.
2. Về tiêu
Theo cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hệ thống, quy hoạch 1973-1974 đã chia
hệ thống thành 9 tiểu vùng với tổng diện tích tiêu ra các sông như sau:
- Tiêu ra sông Hồng cho 13.718 ha do 4 trạm bơm lớn phụ trách là: Vĩnh Tuy,
Đông Mỹ, Khai Thái, Yên Lệnh.
- Tiêu ra sông Đáy 44.247 ha bằng các trạm bơm trong đó Vân Đình, Ngoại Độ,
Quế, Lạc Tràng.
- Tiêu ra sông Nhuệ 46.300 ha và sông Châu Giang 3.265 ha trong đó có 10.326
ha tiêu tự chảy, 39.239 ha còn lại được tiêu bằng động lực do 28 trạm bơm phụ trách.
3. Sử dụng sông Nhuệ vào vận tải thủy:
Cải tạo sông Nhuệ đáp ứng yêu cầu vận tải thủy cho các tàu đẩy 90 mã lực và sà
lan dưới 100 tấn đi lại dễ dàng. Mở 5 âu tàu là Lương Cổ, Nhật Tựu, Đồng Quan, Hà
Đông và Liên Mạc. Làm lại các cầu trên sông.
Theo quy hoạch 1973 - 1974 toàn bộ vùng phía tây sông Nhuệ được tiêu ra sông

Đáy bằng 62 trạm bơm tiêu lớn nhỏ với lưu vực rộng tới 20.742 ha.
1.1.2.5. Thời kỳ 1997 - 2007
Từ năm 1980 trở đi tình trạng úng trên hệ thống Sông Nhuệ đã diễn ra
thường xuyên với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn mà đỉnh điểm là năm 1994
có tới 35.000 ha đất canh tác bị úng ngập nặng. Trong bối cảnh đó, năm 1995 việc
nghiên cứu rà soát bổ sung quy hoạch được tiến hành với nội dung được ưu tiên số
1 là giải quyết vấn đề tiêu thoát nước cho hệ thống. Dưới đây là một số nội dung
chính của quy hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt
năm 1997:


9
1. Về tưới
Quy hoạch xác định rõ tổng diện tích canh tác lấy nước trực tiếp từ sông
Nhuệ qua cống Liên Mạc là 53.769 ha trong đó khu vực phía trên Đồng Quan có
21.288 ha và khu vực dưới Đồng Quan là 32.481 ha. Hệ số tưới dưỡng áp dụng
chung cho hệ thống (tại mặt ruộng) là 0,89 l/s.ha. Mặt khác, quy hoạch cũng khẳng
định năng lực của cống Liên Mạc cũng như các hạng mục công trình khác trong hệ
thống có thể đáp ứng được nhu cầu cấp nước tưới đến sau năm 2000. Ngoài ra, quy
hoạch còn đề xuất là phải nạo vét lòng dẫn, cải tạo và nâng cấp trục chính sông
Nhuệ và sông Duy Tiên để đáp ứng yêu cầu dẫn nước, nâng cấp các công trình phục
vụ tưới khác.
2. Về tiêu
Quy hoạch 1995-1997 kế thừa các nguyên tắc phân vùng và xác định ranh
giới vùng tiêu trong quy hoạch 1973-1976 chia hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ được
chia thành 4 vùng tiêu lớn theo hướng tiêu ra các sông với quy mô như sau:
- Vùng tiêu ra sông Hồng có 18.432 ha bao gồm lưu vực tiêu của các trạm
bơm Nam Hà Nội (Yên Sở), Đông Mỹ, Bộ Đầu, Khai Thái, Yên Lệnh.
- Vùng tiêu ra sông Đáy bao gồm lưu vực tiêu của các trạm bơm đã xây dựng
như Song Phương, Vân Đình, Ngoại Độ, Quế và một số trạm bơm nhỏ khác có tổng

diện tích tiêu 29.974 ha.
- Vùng tiêu ra sông Nhuệ có diện tích tiêu là 47.423 ha (có 6.080 ha tiêu tự
chảy) bao gồm toàn bộ vùng Đan Hoài ở phía tây sông Nhuệ, lưu vực của các trạm
bơm đã xây dựng tiêu vào sông Nhuệ.
- Vùng tiêu vào sông Duy Tiên và sông Châu Giang được giới hạn bởi sông
Duy Tiên ở phía đông, sông Mai Trang ở phía đông bắc, sông Châu Giang ở phía
nam và quốc lộ 1A ở phía tây. Diện tích tiêu của vùng là 11.701 ha.
Theo mô hình tổ chức quản lý, hệ thống Sông Nhuệ được chia thành 9 tiểu
vùng do các Công ty khai thác công trình thủy lợi phụ trách là: Đan Hoài Từ, La
Khê, Nam Ứng Hòa, Kim Bảng, Hà Nội,Thanh Trì, Hồng Vân, Phú Xuyên, Duy
Tiên.


10
3. Các công trình đề xuất trong quy hoạch
- Cải tạo và nâng cấp trục chính sông Nhuệ và sông Duy Tiên
- Cải tạo, nâng cấp các cống Lương Cổ và Nhật Tựu
- Xây dựng các trạm bơm sau đây tiêu ra sông Đáy như: Ngoại Độ II, Quế II.
- Xây dựng trạm bơm Tiên Hồng tại vị trí trạm bơm Lạc Tràng cũ
Sau khi hoàn thành nâng cấp hệ thống đê sông Nhuệ đảm bảo mặt cắt ổn
định, cho phép xây dựng các công trình trên các vùng như: tiểu vùng Hồng Vân,
vùng phía tây sông Tô Lịch thuộc tiểu vùng Hà Nội, tiểu vùng Đan Hoài, khu vực
phía bắc của tiểu vùng La Khê từ Hà Đông đến Thanh Thùy, toàn bộ khu vực phía
nam của tiểu vùng La Khê.
 Đến năm 2007, các công trình thuỷ lợi sau đây đã được xây dựng theo kết
quả nghiên cứu:
a) Trạm bơm Khai Thái, Yên Lệnh là những dự án nằm trong quy hoạch
1973-1974, đến giữa những năm 90 của thế kỷ trước mới được lập BCNCKT bằng
vốn vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế. Và dự án cải tạo nâng cấp toàn bộ công
trình đầu mối và hệ thống tưới tiêu của trạm bơm Vân Đình bằng nguồn vốn vay

ADB đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ mùa mưa năm 2010. Trạm bơm Ngoại Độ
II với quy mô 30 m
P
3
P/s đang chuẩn bị khởi công xây dựng.
b) Từ cuối năm 2004 đến nay sông Nhuệ và sông Duy Tiên được nạo vét
nhiều đoạn phục vụ chống hạn khẩn cấp vụ đông xuân.
c) Một số công trình điều tiết trên sông Nhuệ đã và đang được cải tạo nâng
cấp, xây mới để đáp ứng yêu cầu tưới như: cống Hà Đông, đập Đồng Quan được
xây lại và đập Hoà Mỹ đang chuẩn bị khởi công xây dựng.
d) Một số trạm bơm tiêu lớn đã và đang được xây dựng tiêu vào sông Nhuệ
để thay thế các trạm bơm cũ đã hết thời hạn sử dụng như: Khê Tang II, Vĩnh
Mộ,Thần,…
e) Các công trình sau đây đã đề xuất trong quy hoạch cần ưu tiên đầu tư
nhưng vẫn chưa được thực hiện:


11
+ Cải tạo, nâng cấp đảm bảo ổn định hệ thống đê sông Nhuệ và công trình
dưới đê đáp ứng yêu cầu tiêu nước, phòng chống lũ lụt và giao thông quản
lí vận hành;
+ Xây dựng mới các trạm bơm Quế 2 và Tiên Hồng (Lạc Tràng);
+ Các cống đập Nhật Tựu, Lương Cổ chưa được cải tạo nâng cấp (còn đang
trong giai đoạn chuẩn bị dự án).
1.1.2.6. Từ năm 2007 đến nay
Trong khoảng thời gian này đã có một vài nghiên cứu về hệ thống thuỷ lợi
Sông Nhuệ như :
+ Điều chỉnh bổ sung quy hoạch tiêu nước hệ thống thủy lợi sông Nhuệ do
Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi lập năm 2007 cũng chia thành 4
vùng tiêu lớn theo hướng tiêu ra các sông. Quy mô của từng vùng tiêu như sau:

 Tiêu ra Sông Hồng có 18.350 ha do các trạm bơm Yên Sở, Khai Thái, Yên
Lệnh, Đông Mỹ, Bộ Đầu và một số trạm bơm nhỏ khác phụ trách.
 Tiêu ra sông Đáy có 44.618 ha gồm toàn bộ phần lưu vực phía tây sông Tô
Lịch và phía trên cống Hà Đông do các trạm bơm Yên Nghĩa, Song
Phương, Vân Đình, Ngoại Độ, Quế và một số trạm bơm nhỏ khác phụ
trách.
 Vùng tiêu ra sông Nhuệ có 33.689 ha do 44 trạm bơm nhỏ đã có nằm dọc
hai bờ sông Nhuệ đoạn từ cống Hà Đông đến Lương Cổ phụ trách.
 Vùng tiêu ra sông Duy Tiên và Châu Giang có 10.873 ha thuộc lưu vực tiêu
của 11 trạm bơm nhỏ đã có.
+ Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ : Nghiên cứu ảnh hưởng của
công nghiệp hóa và đô thị hóa đến hệ số tiêu của đồng bằng Bắc Bộ đã chia hệ
thống thủy lợi Sông Nhuệ thành 4 vùng tiêu lớn theo hướng tiêu ra các sông như
sau:


12
Bảng 1.1: Tổng hợp diện tích tiêu theo hướng tiêu ra các sông
TT Vùng tiêu
F
R
cần tiêu
R
(ha)
Tiêu vào các sông
Hồng Đáy Nhuệ
Duy Tiên +
Châu Giang
1
Yên Sở - Nam Thanh Trì

10.954
9.700
0
1.254
0
2
Yên Nghĩa - Liên Mạc
19.438
8.794
10644
0
0
3
Bắc cống Đồng Quan
30.659
3.693
13356
13.610
0
4
Nam cống Đồng Quan
46.379
8.364
17702
9.132
11.181

Cộng
107.530
27.088

45165
23.996
11.181
Trong luận văn cao học này sẽ tập trung nghiên cứu biện pháp tiêu nước cho
tiểu vùng Yên Nghĩa - Liên Mac.
1.1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên
+ Về đặc điểm địa hình: Nhìn tổng thể lưu vực của hệ thống Sông Nhuệ có
dạng địa hình lòng máng: cao ở các vùng ven sông Hồng, sông Đáy, thấp
dần vào trục chính sông Nhuệ ở giữa và dốc dần từ bắc xuống nam. Cao độ
mặt đất biến đổi từ +0,7m đến +10,0m song phổ biến nhất là từ +2,0m đến
+6,0m.
+ Về đặc điểm khí hậu – khí tượng
 Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23P
o
PC - 24P
o
PC. Tổng nhiệt độ
toàn năm khoảng 8.600
P
o
PC
 Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm trên toàn
hệ thống dao động trong khoảng từ 83 - 85%.
 Mưa: Đây là vùng có lượng mưa tương đối lớn. Tổng lượng mưa trung
bình thay đổi từ 1.554 mm đến 1.836 mm với số ngày mưa khoảng 130 ÷
140 ngày mỗi năm.
 Bốc hơi: Theo số liệu thống kê lượng bốc hơi bình quân năm ở toàn vùng
đạt khoảng gần 1.000mm. Các tháng 5, 6,7 có lượng bốc hơi lớn nhất
trong năm.



13
 Gió, giông, bão: Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió nam và đông
nam còn mùa đông thường có gió bắc và đông bắc. Tốc độ gió trung bình
khoảng 2-3m/s.
 Mây: Lượng mây trung bình năm chiếm khoảng 75% bầu trời.
 Nắng: Số giờ nắng hàng năm khoảng 1.600 ÷ 1.700 giờ. Các tháng mùa
hè từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiều nắng nhất, trên dưới 200 giờ mỗi
tháng.
 Mưa phùn: Hệ thống Sông Nhuệ là một trong những vùng có nhiều mưa
phùn nhất nước. Hàng năm có khoảng trên 40 ngày có mưa phùn.
 Sương mù: Trung bình mỗi năm có khoảng từ 10 ngày đến 20 ngày có
sương mù.
 Các hiện tượng thời tiết bất thường khác: Vào nửa đầu mùa hạ thỉnh
thoảng xuất hiện các đợt gió tây khô nóng. Trung bình hàng năm có
khoảng dưới 10 ngày khô nóng.
+ Đặc điểm thủy văn, sông ngòi
 Sông Hồng: Hệ thống sông Hồng được hợp thành bởi 3 sông chính là
sông Lô, sông Thao, sông Đà và 5 phân lưu là sông Đuống, sông Luộc,
sông Trà Lý, sông Nam Định và sông Ninh Cơ. Sông Hồng dài 1.126 km
trong đó có 556 km chảy trên lãnh thổ Việt Nam, đoạn chảy dọc theo biên
phía bắc và phía đông hệ thống thuỷ lợi Sông Nhuệ dài 90 km.
 Sông Đáy: nguyên là phân lưu tự nhiên của sông Hồng, bắt nguồn từ bãi
Yên Trung huyện Đan Phượng, có diện tích lưu vực 5.800 km
P
2
P. Sông Đáy
dài khoảng 245 km chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Đoạn sông chảy
dọc theo biên giới phía tây của hệ thống thuỷ lợi Sông Nhuệ dài 132 km.
 Sông Nhuệ: Dài 74 km nối liền sông Hồng qua cống Liên Mạc với sông

Đáy qua cống Lương Cổ, là trục tưới tiêu kết hợp của hệ thống Nhuệ.
 Các sông nội đồng khác: Nối liền sông Nhuệ với sông Đáy còn có các
sông Duy Tiên, Vân Đình, La Khê, Ngoại Độ và một số sông nhỏ khác


14
tạo thành một mạng lưới tưới tiêu tự chảy cho hệ thống khi điều kiện cho
phép.
+ Đặc điểm địa chất : Do quá trình chuyển động kiến tạo đã trải qua với các
kỷ Permier, Trias, Đệ Tam, Đệ Tứ cùng với tác động mạnh của các điều
kiện tự nhiên làm cho đất đá bị phong hoá mạnh tạo nên nền địa chất nham
thạch, đất đai không đồng nhất. Nhìn chung cấu trúc địa chất hệ thống Sông
Nhuệ có dạng sau: Trầm tích Pleixtoxen, trầm tích Tholoxen. Đánh giá một
cách tổng quát thì nền địa chất của hầu hết các khu vực trên hệ thống Sông
Nhuệ đều rất yếu.
+ Đặc điểm thổ nhưỡng : Hệ thống Sông Nhuệ là vùng đồng bằng được tạo
thành do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Đáy. Ở
những vùng cao ven sông Hồng và sông Đáy đất có thành phần cơ giới nhẹ,
chủ yếu là loại đất cát hoặc cát pha, khá chua và nghèo chất dinh dưỡng. Ở
các vùng trũng ven sông Nhuệ, sông Duy Tiên và sông Châu Giang đất có
thành phần cơ giới nặng hơn, chủ yếu là loại đất thịt nặng và sét nhẹ. Đất ít
chua và giàu các chất dinh dưỡng hơn.
+ Tài nguyên nước ngầm : Nguồn nước ngầm trong hệ thống Sông Nhuệ rất
phong phú và mức độ khai thác cũng rất cao, chủ yếu dùng để cấp nước
sinh hoạt cho nhân dân cho các quận nội thành Thủ đô Hà Nội, thành phố
Phủ Lý, các khu vực đô thị, công nghiệp và dịch vụ.
1.1.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội và định hướng phát triển
1.1.4.1. Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp
1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp trong hệ thống không ngừng thay đổi. Theo báo

cáo quy hoạch của Pháp đề ngày 27-2-1932 thì " Diện tích ruộng đất trong khu
vực có 94.000 ha”.


15
Theo số liệu thống kê năm 1971, tổng diện tích đất nông nghiệp trên hệ thống
còn 77.497 ha (Hà Nội 60239 ha, Hà Nam 17258 ha); so với năm 1962 giảm 3.651
ha.
Đến nay, theo nhiều nguồn số liệu khác nhau, diện tích đất canh tác trong hệ
thống chỉ còn khoảng trên 75.000 ha, chủ yếu được trồng lúa nước còn diện tích đất
chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày chỉ chiếm khoảng 19%. Hệ số sử dụng
đất bình quân cả hệ thống đạt khoảng 2,4 – 2,5. Năm 2010, giá trị sản xuất nông
nghiệp trên 1 ha canh tác của Hà Nội đạt 141 triệu đồng (tăng 8,78% so với năm
2009), Hà Nam đạt 48,2 triệu đồng (tăng 4% so với năm 2009).
2. Kết quả sản xuất nông nghiệp
a) Sản xuất cây lương thực
Từ năm 2005 đến nay, diện tích trồng lúa vụ đông xuân trên cả hệ thống giảm
7,91%. Tuy nhiên, do làm tốt công tác thủy lợi cấp nước tưới chủ động nên năng
suất lúa tăng 10,49% và sản lượng tăng 1,75%. Ngoài ra, ngô là loại cây lương thực
quan trọng chỉ sau lúa có diện tích trồng cả năm so với năm 2005 cũng giảm tới
37,1% nhưng năng suất tăng 42,1% và sản lượng tăng 10,6%.
b) Sản xuất rau xanh
Mặc dù diện tích trồng rau, đậu khu vực ngoại thành Hà Nội giảm mạnh do
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và quá trình đô thị hóa nhưng các khu vực khác nằm
ngoài Hà Nội đặc biệt là khu vực thành phố Hà Đông và các huyện Đan Phượng,
Hòai Đức và Thanh Oai thuộc Hà Tây diện tích trồng rau xanh lại tăng rất nhanh .
c) Chăn nuôi
So với các địa phương khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ thì điều kiện tự
nhiên của hệ thống Sông Nhuệ có nhiều thuận lợi hơn cho phát triển chăn nuôi đặc
biệt là các loại gia súc lớn như trâu, bò, lợn và các loại gia cầm.

3. Định hướng phát triển nông nghiệp đến sau năm 2020
+ Đảm bảo an toàn lương thực
+ Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất


16
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Giải phóng sức lao động và nâng cao dân trí trong nông nghiệp
1.1.4.2. Hiện trạng và định hướng phát triển đô thị
1. Hiện trạng
Hiện nay, thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam đang tập trung chỉ đạo rà soát,
kiên quyết xử lý các công trình xây dựng sai phép, trái phép, lấn chiếm đất công,
xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn các quận. Tại Hà Nội, nhu cầu xã
hội hóa nhà ở cho mọi đối tượng vẫn chưa đáp ứng được. Theo thống kê cho thấy,
hiện 25% cư dân thành thị Hà Nội không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị
bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, ở Hà Nội khoảng 30% dân số có
diện tích nhà ở dưới 3m2/người. Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật tại các khu dân cư
đô thị thành phố nhìn chung không đồng bộ. Năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà
Nội là 32%, Hà Nam là 10% ( mức bình quân của cả nước là 27 %) .
2. Định hướng phát triển đô thị
Theo quy hoạch phát triển không gian vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 thì
hệ thống Sông Nhuệ là địa bàn chính để mở rộng Thủ đô Hà Nội về phía tây và
nam. Tốc độ đô thị hoá các huyện Từ Liêm Thanh Trì Đan Phượng, Hoài Đức và
thành phố Hà Đông đang diễn ra với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Dưới đây là khái
quát một số quy hoạch phát triển không gian đô thị Hà Nội:
+ Toàn bộ quỹ đất đất nằm hai bên trục đường Láng – Hoà Lạc được khai
thác để : Xây dựng các khu đô thị, các khu dân cư tập trung, các khu công
nghiệp và hệ thống các trung tâm.
+ Toàn bộ nước thải từ các khu vực dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và
các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trên lưu vực sông Nhuệ phần nằm phía

tây sông Tô Lịch sau khi qua hệ thống xử lý đều thải vào sông Nhuệ.
+ Các chất thải rắn được đưa về bãi xử lý chất thải rắn đặt tại xã Nam Sơn
huyện Sóc Sơn. Chất thải rắn có hàm lượng hữu cơ cao có thể đưa về nhà
máy chế biến phân rác Cầu Diễn. Phế thải xây dựng đưa về bãi chôn lấp

×