Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

nghiên cứu đề xuất giải pháp xã hội hóa quản lý đê điều và phòng, chống lụt, bão thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.17 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI




CHỬ QUANG MINH




NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA
QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO
THÀNH PHỐ HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI - 2012
BẢN CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Thạc sĩ: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp


xã hội hóa quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão thành phố Hà Nội” là đề
tài do cá nhân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần
Viết Ổn.
Các số liệu sử dụng để tính toán là trung thực, những kết quả nghiên cứu
trong đề tài luận văn chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài luận văn của mình./.


Học viên



Chử Quang Minh

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
- Họ và tên: CHỬ QUANG MINH Giới tính: Nam
- Ngày, tháng, năm sinh: 15/11/1979 Nơi sinh: Đông Anh - Hà Nội
- Quê quán: Đông Anh - Hà Nội Dân tộc: Kinh
- Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu:
Công chức, Chi cục đê điều và PCLB thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội
- Chỗ ở hiện nay hoặc địa chỉ liên lạc: Hội Phụ - xã Đông Hội – huyện Đông Anh - Hà
Nội.
- Điện thoại cơ quan: 043. 8276905 Fax: 043. 8276905
- Email: Di động: 0902151179
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
- Hệ đào tạo:
Thời gian từ: / đến /

- Nơi học (trường, thành phố):
- Ngành học:
2. Đại học:
- Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian từ: 8/1998 đến 6/2003.
- Nơi học: Đại học Thủy lợi Hà Nội.
- Ngành học: Thủy nông - Cải tạo đất.
- Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:
Quy hoạch hệ thống thủy lợi lấy phù sa cải tạo đồng ruộng hệ thống Ấp Bắc – Nam
Hồng - huyện Đông Anh – Hà Nội.
- Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Ngày …./…./1998, tại Trường đại học Thủy Lợi
- Người hướng dẫn: TS Trần Viết Ổn
3. Thạc sĩ:
- Hệ đào tạo: Sau đại học Thời gian từ: 9/2009 đến 6/2010
- Nơi học: Đại học Thủy lợi Hà Nội.
- Ngành học: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước.



Ảnh 4x6

1
- Tên luận văn:
Nghiên cứu đề xuất giải pháp xã hội hóa Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão
thành phố Hà Nội.
- Ngày và nơi bảo vệ:………………
- Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Viết Ổn
4. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh, TOEFL. ITP
5. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày cấp và nơi
cấp:


III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:

Thời gian Nơi công tác
Công việc
đảm nhiệm
Từ 10/2003

đến 01/2007
Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam -
VINACONEX
Kỹ thuật thi công
Từ 02/2007
đến nay
Chi cục đê điều và PCLB Hà Nội Quản lý đê điều

IV. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC CAO HỌC:
Không.

V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:
Không.


Hà Nội, ngày tháng năm 2012

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC

Người khai ký tên





Chử Quang Minh



2
BẢN CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Thạc sĩ: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
xã hội hóa quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão thành phố Hà Nội” là đề
tài do cá nhân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần
Viết Ổn.
Các số liệu sử dụng để tính toán là trung thực, những kết quả nghiên cứu
trong đề tài luận văn chư
a từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài luận văn của mình./.


Học viên



Chử Quang Minh

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Thạc sỹ khoa học “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xã hội hóa
quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Thành phố Hà Nội” hoàn thành
ngoài sự nỗ lực của bản thân học viên còn có sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của

PGS.TS Trần Viết Ổn, các thầy cô giáo khoa Kỹ thuật tài nguyên nước -
trường Đại học Thủy lợi.
Học viên xin chân thành cảm ơn đến
đến Trường đại học Thủy lợi, các
thầy cô giáo trong và ngoài trường, các bạn bè và đồng nghiệp, Trung tâm
Khí tượng thủy văn Quốc gia, Chi cục đê điều và PCLB Hà Nội.
Học viên xin bày tỏ lòng cảm chân thành đến các cơ quan, đơn vị và cá
nhân nêu trên. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Viết Ổn đã tạo
điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần thiết cho bản
lu
ận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2012

HỌC VIÊN



Chử Quang Minh



CÁC TỪ VIẾT TẮT

PLĐĐ : Pháp lệnh đê điều
LĐĐ : Luật đê điều
PLPCLB : Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão.
XHH : Xã hội hóa
UBND : Ủy ban nhân dân
BNN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và PTNT.
PCLB TW : Phòng chống lụt, bão trung ương

QLĐĐ : Quản lý đê điều
PCLB : Phòng chống lụt bão
NĐ: : Nghị định
CP : Chính phủ
QLĐND : Quản lý đê nhân dân
QLDA : Quản lý dự án
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Mục đích của Đề tài: 3
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 3
4. Phạm vi nghiên cứu: 4
5. Kết quả dự kiến đạt được: 4
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÃ HỘI HÓA ĐÊ ĐIỀU VÀ
PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO THÀNH PHỐ HÀ NỘI 5
1.1. Hiện trạng đê điều thành phố Hà Nội 5
1.1.1 Đặc đ
iểm địa hình và dân sinh 5
1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 7
1.2. Hiện trạng về chính sách quản lý đê điều thành phố Hà Nội 11
1.2.1 Cơ chế chính sách trung ương 11
1.2.2 Cơ chế chính sách địa phương 12
1.3. Hiện trạng về tổ chức quản lý đê điều và phòng chống lụt bão 14
1.3.1 Hệ thống tổ chức nhà nước về QLĐĐ và PCLB 14
1.3.2 Mô hình hoạ
t động của đội quản lý đê chuyên trách: 19
CHƯƠNG II: CÁC MÔ HÌNH QLĐĐ và PCLB ĐÃ TRIỂN KHAI Ở
MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 21
2.1. Mô hình xã hội hóa QLĐĐ và PCLB tại tỉnh Ninh Bình 21

2.1.1 Mô hình xã hội hóa tại huyện Gia Viễn và Yên Khánh 21
2.1.2 Mô hình xã hội hóa tại huyện Kim Sơn: 22
2.2 Mô hình xã hội hóa QLĐĐ và PCLB của thành phố Hải Phòng 23
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA
QLĐĐ và PCLB THÀNH PHỐ HÀ NỘI 26
3.1. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp QLĐĐ và PCLB
theo hướng xã hội hóa 26
3.1.1 Hệ thống đê điều mang tính cộng đồng 26
3.1.2 Quản lý đê điều có tính truyền thống, xã hội hóa 26
3.1.3 Khái niệm xã hội hóa quản lý đê điều 27
3.2. Giải pháp về chính sách 35
3.2.1 Nội dung chính sách 35
3.2.2 Phương pháp xây dựng chính sách 37
3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý 38
3.3.1 Giới thiệu về mô hình QLĐĐ và PCLB 38
3.3.2 Mô hình thí điểm 40
3.4. Hỗ trợ hoạt động cho mô hình 53
3.4.1 Trang thiết bị kiểm tra đê: 53
3.4.2 Duy tu, bảo dưỡng đê 53
3.4.3 Hộ đê, phòng lũ 53
3.4.4 Thông tin, liên lạc: 53
3.5. Giải pháp tuyên truyền nâng cao năng lực 53
3.5.1 Phổ biến những kiến thức cơ bản về
đê điều và QLNN về đê điều
55
3.5.2 Phổ biến về công tác PCLB 56
3.5.3 Chế độ tuần tra, canh gác 57
3.5.4 Kỹ thuật xử lý sự cố đê điều trong mùa mưa bão 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, lũ lớn thường xuyên xuất hiện ở nhiều nước
trên thế giới và khu vực, trận lụt thế kỷ xảy ra trong năm 1998 ở Trung Quốc
là sự cảnh báo về tính chất khác thường của thời tiết gây lũ lớn trên nhiều lưu
vực sông với nhiều đợ
t liên tiếp khác nhau. Việt Nam cũng là một trong
những nước chịu sự tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các yếu tố bất
lợi về thời tiết cũng gia tăng và có những đột biến như trận lũ tháng 8 năm
1996 do cơn bão số 2 và số 4 kết hợp với triều cường, hồ Hoà Bình trên sông
Đà xả 7 cửa là trận lũ lớn nhất trên sông Đà trong khoả
ng thời gian 100 năm
gần đây.
Do tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, mức độ và ảnh hưởng của lũ ngày
càng gia tăng. Các trận lũ lớn trên lưu vực sông Hồng phần lớn xảy ra vào
nửa sau của thế kỷ XX, trong vòng 50 năm đã xảy ra 2 trận lũ vượt mực nước
thiết kế và 2 trận lũ xấp xỉ mực nước thiết kế đ
ê tại Hà Nội. Đó là các trận lũ
tháng 8 năm 1945 có mực nước tại Hà Nội đạt 14,43m và lũ tháng 8 năm
1969 có mực nước tại Hà Nội đạt 13,66m, lũ tháng 8 năm 1971 là 14,82m, lũ
tháng 8 năm 1996 đạt 13,46m (kết quả hoàn nguyên lũ theo địa hình lòng dẫn
năm 1993 -1996). Đặc biệt năm 2008 đợt mưa lớn lịch sử xảy ra từ 30/10 đến
3/11/2008 đã gây úng ngập sâu trên diện rộng, lượng mưa trung bình đo đượ
c
là 604mm làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân và gây thiệt hại lớn
cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội toàn thành phố Hà Nội.

Trận lũ tháng 8 năm 1971 có lưu lượng lớn nhất tại Sơn Tây 37.800
m3/s, trước đây coi là lũ có tần suất 0,4% ( chu kỳ tái diễn 250 năm ), sau khi
xảy ra các trận lũ lớn của thập kỷ 80-90, thì nay chỉ có thể đánh giá lũ tháng 8
năm 1971 có t
ần suất 0,8% ( chu kỳ tái diễn 125 năm ). Xu thế gia tăng của lũ

2
trên thế giới và trong khu vực cho thấy khả năng xảy ra trận lũ tháng 8 năm
1971 là rất có thể.
Sự suy giảm khả năng thoát lũ của hệ thống lòng sông và nhất là bãi
sông do bồi lắng, xây dựng các cầu qua sông, các tuyến đê bối ngày càng
nâng cao, dân cư lấn chiếm làm nhà ngoài bãi đã làm cho mực nước lũ trên
sông Hồng ngày càng dâng cao, vì thế chỉ để duy trì mức chống lũ hiện hành
thì cao trình đê cũng phả
i nâng theo. Mực nước lũ thiết kế đê Hà Nội từ
11,5m vào đầu thế kỷ tăng lên 13,0m vào thập kỷ 50 và 13,6m (tương ứng
13,4m theo cao độ chuẩn Quốc gia) vào thập kỷ 70 cho đến nay. Đê càng cao
thì sự cố càng nhiều và rủi ro càng lớn và vì vậy, mực nước lũ thiết kế đê Tại
Hà Nội 13,4m có thể coi là giới hạn cuối cùng đối với toàn vùng đồng bằng
sông Hồng.
Mặt khác, sau khi sáp nh
ập tỉnh Hà Tây cũ vào Hà Nội, công trình đê
điều thành phố Hà Nội hiện tăng lên với: 20 tuyến đê chính, tổng chiều dài
469,913 Km. Trên các tuyến đê có 87 kè lát mái hộ bờ với tổng chiều dài là
106,612 Km. Tổng số có 194 cống qua đê (trong đó có 11 cống đã hoành triệt
tạm).
Hai công trình đầu mối phân lũ là Vân Cốc và Đập Đáy; 25 vị trí đường
tràn điều tiết trong vùng chậm lũ Chương Mỹ và Mỹ
Đức; Công trình chậm lũ
Lương Phú có 2 đường tràn; Hệ thống nổ mìn gồm 360 ống nhồi bằng bê tông

đã được chôn trong đê tương ứng từ K0+130-K0+350 đê hữu Đà.
Hệ thống Giếng giảm áp (GGA) trên tuyến đê hữu Hồng gồm 279 giếng,
trong đó: huyện Phúc Thọ có 56 GGA; huyện Đan Phượng có 16 GGA;
huyện Từ Liêm có 55 GGA; quận Hoàng Mai có 90 GGA; huyện Thanh Trì
có 62 GGA.
Tổng số trụ sở và kho bãi vật tư dự
trữ chống lụt bão: 36 vị trí trải dài
trên các tuyến đê.

3
Những năm gần đây đê điều trên địa bàn thành phố đã được Nhà nước
quan tâm đầu tư củng cố, nhưng giai đoạn vừa qua chưa được thử thách với lũ
cao, hơn nữa trên hệ thống đê vẫn còn 8 khu vực trọng điểm và trong thực tế
mấy năm vừa qua tuy lũ nhỏ nhưng vẫn thường xuyên có nhiều sự c
ố phải xử
lý trong lũ. Do vậy sự cố đê điều luôn có yếu tố bất ngờ mà chúng ta chưa
lường hết, nên chỉ có tăng cường tuần tra phát hiện ngay từ đầu và chuẩn bị
tốt mọi điều kiện vật tư, kỹ thuật xử lý kịp thời mọi diễn biến hư hỏng mới có
thể đảm bảo an toàn hệ thố
ng đê điều.
Hiện nay, thành phố Hà Nội, là thủ đô của cả nước, là đô thị đặc biệt,
trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở chính của các
cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ
quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; trung tâm lớn về văn hóa, khoa học
và công nghệ, giáo dục, y tế, kinh tế
và giao dịch quốc tế; nơi diễn ra các hoạt
động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước, đã và đang có tốc độ đô
thị hóa nhanh, với nhiều thành phần kinh tế phát triển thì việc đặt vấn đề
nghiên cứu đề xuất giải pháp xã hội hóa quản lý đê điều và phòng chống lụt
bão thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo an toàn đê đ

iều, tăng cường khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu – nước biển dâng là hết sức cần thiết.
2. Mục đích của Đề tài:
Đề xuất các giải pháp xã hội hóa quản lý đê điều và phòng chống lụt bão
thành phố Hà Nội.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nội dung đề tài có các cách tiếp cận sau:
- Phân tích đánh giá các mô hình quản lý đ
ê điều và phòng chống lụt bão
trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất giải pháp xã hội hóa quản lý đê điều
và phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa và phân tích, sử dụng

4
các tài liệu hiện có, các cơ chế chính sách của ngành và địa phương, đánh giá
hiện trạng về điều kiện khí hậu thủy văn, đặc điểm của lũ bão đưa ra các giải
pháp về chính sách, tổ chức quản lý, phương thức hỗ trợ và công tác tuyên
truyền nâng cao năng lực nhằm đẩy mạnh xã hội hóa quản lý đê điều và
phòng chống lụt bão địa bàn thành phố
Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Kết quả dự kiến đạt được:
Các giải pháp nhằm xã hội hóa công tác quản lý đê điều và phòng chống
lụt bão trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5
CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÃ HỘI HÓA ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG,
CHỐNG LỤT, BÃO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Hiện trạng đê điều thành phố Hà Nội
1.1.1 Đặc điểm địa hình và dân sinh
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02'
kinh độ Đông.
Phía Bắc tiếp giáp với các t
ỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
Phía Nam tiếp giáp các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình
Phía Đông tiếp giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên
Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ

Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố
Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập
trung chủ yếu bên hữu ngạn.

6
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù
sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện
tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,
v
ới các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m,
Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m Khu vực nội thành có một số gò đồi
thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Hiện nay, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô
có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng
4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2010
là 6.561.900 người .
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số
cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những
huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000
ng
ười/km².
Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà
Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao,
Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73 % dân số,
người Mường 0,76 % và người Tày chiếm 0,23 %.
Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư
dân nông thôn chiếm 58,1%

7
1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
1. Mưa, bão

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận
nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng
cận nhiệt đới ấm, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất
dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và
lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mư
a một năm. Một đặc điểm rõ nét
của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa
nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình
28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt
độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng

10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thườ
ng. Vào tháng 5
năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1
năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C. Đầu tháng 11 năm 2008,
một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư
dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.
2. Về lũ:

Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ hệ thống sông Hồng. Hàng năm
thường xuất hiện nhiều đợt lũ từ báo động cấp II, III trở lên. Đến nay, Hà Nội
đã từng phải trải qua những trận lũ lịch sử, gây thiệt hại lớn về người và của,
ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Chẳng hạn, trận l
ũ tháng
III/1971 là trận lũ lịch sử trên lưu vực sông Hồng từ đầu thế kỷ cho đến nay,
với mực nước thực đo tại Hà Nội lên tới 14.13m, vượt quá mức thiết kế của
đê là 83cm. Trận lũ năm 1996, với mực nước đỉnh lũ tại Hà Nội là 12.43m,
vượt quá mức báo động III 0,93m, thời gian lũ trên mức báo động III kéo dài
6 ngày. Trận lũ từ ngày 10 đến ngày 16/8/2002, mự
c nước tại Hà Nội cao nhất

8
ở mức 12,01m trên BĐIII là 0,51m, mực nước trên BĐIII kéo dài 36 giờ.
Tuy nhiên, ở Bắc Bộ nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, trong
vòng 10 năm trở lại đây chưa xảy ra lũ lớn, mặt khác sau khi hồ Sơn La đi
vào hoạt động, về lý thuyết có thể khống chể được mực nước tại Hà Nội
không vượt quá 13,40m, các vùng khác không vượt quá 13,10m. Do vậy , dễ
sinh tư tưởng chủ quan trong phòng chống.
3. Đặc đ
iểm về chất lượng công trình

Sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây cũ vào Hà Nội, công trình đê điều thành
phố Hà Nội hiện tăng lên với: 20 tuyến đê chính, tổng chiều dài 469,913 Km,
trong đó: 37,709 Km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt; 211,569 Km đê cấp I
(hữu Hồng, tả Hồng, hữu Đuống, tả Đáy); 67,464 Km đê cấp II (hữu Đà, tả
Đáy, La Thạch, Ngọc Tảo, tả Đuống); 87,325 Km đê c
ấp III (Vân Cốc, Tiên
Tân, Quang Lãng, Liên Trung, hữu Cầu, tả-hữu Cà Lồ); 65,846 Km đê cấp IV
(tả Tích, tả Bùi, Đường 6 Chương Mỹ, Mỹ Hà). Ngoài ra còn có 22 tuyến đê
bối với tổng chiều dài 59,050 Km.
Trên các tuyến đê có 87 kè lát mái hộ bờ với tổng chiều dài là 106,612
Km (hữu Đà 5 kè, hữu Hồng 30 kè, tả Hồng 6 kè, hữu Đuống 5 kè, tả Đuống
6 kè, tả Đáy 9 kè, hữu Đáy 6 kè, tả Bùi 4 kè, hữu Cầu 4 kè, hữ
u Cà Lồ 2 kè, tả
Cà Lồ 10 kè).
Tổng số có 194 cống qua đê (trong đó có 11 cống đã hoành triệt tạm).
Hai công trình đầu mối phân lũ là Vân Cốc và Đập Đáy; 25 vị trí đường
tràn điều tiết trong vùng chậm lũ Chương Mỹ và Mỹ Đức; Công trình chậm lũ
Lương Phú có 2 đường tràn; Hệ thống nổ mìn gồm 360 ống nhồi bằng bê tông
đã được chôn trong đê tương ứng từ K0+130-K0+350 đê hữ
u Đà.
Hệ thống Giếng giảm áp (GGA) trên tuyến đê hữu Hồng gồm 279 giếng,
trong đó: huyện Phúc Thọ có 56 GGA; huyện Đan Phượng có 16 GGA;
huyện Từ Liêm có 55 GGA; quận Hoàng Mai có 90 GGA; huyện Thanh Trì

9
có 62 GGA.
Tổng số trụ sở và kho bãi vật tư dự trữ chống lụt bão: 36 vị trí trải dài
trên các tuyến đê.
Đánh giá về chất lượng công trình: Hệ thống đê điều thành phố Hà Nội
được hình thành từ lâu, những năm gần đây đê điều trên địa bàn thành phố đã

được Nhà nước quan tâm đầu tư củng cố. Hàng năm, trước và sau lũ chất
l
ượng công trình trên các tuyến đê được rà soát đánh giá cụ thể theo tiêu chí
về: cao trình đê; mặt cắt ngang đê, tre chắn sóng, gia cố mặt đê, đường hành
lang chân đê; thân đê, nền đê; kè; cống dưới đê; các công trình quản lý… trên
cơ sở đó để xác định các vị trí xung yếu nhằm xử lý và bố phòng trong mùa
mưa lũ. Chất lượng công trình của các tuyến đê được đánh giá như sau:
* Vể chất lượ
ng các tuyến đê:
Các tuyến đê: hữu sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông
Cầu, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi, sông Mỹ Hà
- Về cao trình: qua so sánh với mực nước lũ thiết kế tương ứng với các
tuyến đê cho thấy đều đủ cao trình.
- Về mặt cắt ngang đê: phần lớn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, còn một số
đoạn đê có hệ số mái chưa đả
m bảo như: tại Cổ Đô, Phong Vân (tuyến đê hữu
Hồng), từ K31+000 – K33+500, từ K28+503 – K48+165 (tuyến tả Hồng), tại
đê Yên Thường, Dương Hà, Phù Đổng (tuyến đê tả Đuống), tại đê Dương
Liễu, Quế Cát, Yên Sở, An Thượng… (tuyến đê tả Đáy). Mặt đê đều đã được
cứng hóa bằng bê tông và bê tông nhựa, tuy nhiên còn một số đoạn thuộc các
tuy
ến đê hữu Hồng, tả Đáy mặt đê một số đoạn đang bị xuống cấp nghiêm
trọng.
- Về thân đê và nền đê: Trong những năm qua công tác khoan phụt vữa
gia cố thân đê, lấp các hồ ao gần chân đê, xây dựng hệ thống giếng giảm áp
được thực hiện trên các tuyến đê. Song vẫn còn nhiều vị trí thường xuyên xảy

10
ra hiện tượng thẩm lậu ở mái đê như tại huyện Phú Phượng, Ba Vì, Thường
Tín, Phú Xuyên (tuyến đê hữu Hồng); số lượng hồ ao gần chân đê chưa được

lấp còn nhiều (tập trung chủ yếu trên các tuyến đê hữu Hồng, tả Đuống, tả Cà
Lồ…; các vị trí có hiện tượng xuất hiện các mạch sủi ở chân đê như tại xã L

Chi, huyện Gia Lâm (tuyến đê hữu Đuống), xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm
(tuyến đê Tả Hồng), xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ (tuyến đê Vân Cốc)…; tổ
mối hầu hết phát triển hầu khắp trên các tuyến đê. Ngoài ra, dù các tuyến đê
đã được đầu tư gia cố thân đê, nền đê song mực nước trên các sông những
năm gần đây thấp nên chưa được thử thách qua lũ
, còn nhiều ẩn họa khó
lường.
Ngoài ra, việc phát triển hệ thống đường hành lang chân đê, tre chắn
sóng nhằm phục vụ công tác quản lý, an toàn đê điều trên các tuyến còn
chậm. Theo số liệu thống kê của Chi cục đê điều và PCLB Hà Nội, đến năm
2012: có 166,209km đường hành lang được xây dựng, có 77,556km tre chắn
sóng được trồng.
Nhìn chung, chất lượng đê trên địa bàn thành phố đảm bảo chống lũ song
c
ần được tiếp đầu tư gia cố tu bổ, theo dõi thường xuyên trong mùa mưa lũ.
* Vể chất lượng các kè:
Với tổng số kè hiện có trên các tuyến đê là 87 kè (với chiều dài
148,889km), phần lớn có hình thức kè lát mái hộ bờ, hiện trạng ổn định. Tuy
nhiên, một số kè đang có hiện tượng sụt lún mái kè, chân kè mất ổn định. Như
kè Tòng Lệnh (tuyến đê hữu Đà); kè Minh Châu, kè Thụy Phương (tuyế
n đê
hữu Hồng), kè Sen Hồ (tuyến đê hữu Đuống), kè Dương Hà (tuyến đê tả
Đuống)… cần được đầu tư gia cố để đảm bảo an toàn cho đê.
* Vể chất lượng các cống:
Toàn thành phố hiện có 194 cống qua đê, với kết cấu bê tông cốt thép,
phần lớn được xây dựng từ lâu do vậy nhiều cống bị xuống cấp như
cống tưới


11
trạm bơm Bội Đầu (tuyến đê hữu Hồng), cống tưới trạm bơm Lời (tuyến đê
hữu Đuống), cống tưới Cống Thôn trạm bơm Cống Thôn. Hàng năm, trước
mùa mưa lũ, Chi cục QLĐĐ và PCLB thành phố Hà Nội phối hợp với Ban
chỉ huy PCLB và TKCN các quận huyện, các công ty khai thác công trình
thủy lợi kiểm tra, đánh giá chất lượng cống qua đê. Qua đ
ó, có cơ sở đề xuất
sửa chữa và lập phương án vận hành, cũng như tuân thủ quy trình vận hành
cống theo quy định.
1.2. Hiện trạng về chính sách quản lý đê điều thành phố Hà Nội

1.2.1 Cơ chế chính sách trung ương
- Quyết định số 43/1997-PCLBTƯ ngày 25/4/1997 của Ban chỉ đạo
phòng chống lụt bão Trung ương về trực ban PCLB của Văn phòng Ban chỉ
đạo Trung ương, vă
n phòng Ban chỉ huy PCLB các cấp và văn phòng Ban chỉ
huy PCLB các ngành.
- Quyết định số 2016 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT về việc
phụ cấp nặng nhọc, đọc hại, nguy hiểm.
- Công văn số 262/TCCP-BCTL ngày 16/2/1998 của Ban tổ chức cán bộ
Chính phủ về việc chế độ phụ cấp lưu động đối với kiểm lâm viên và quản lý
đê.
- Thông tư liên tịch ban tổ chức cán bộ, bộ tài chính, B
ộ nông nghiệp và
PTNT số 18/1999/TTLT-BTCCP-BTC-BNN&PTNTngày 28/6/1999 về
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 93/1999/QĐ-TTG ngày 5/4/1999 của Thủ
tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với Kiểm soát viên đê điều tham
gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt, bão.
- Quyết định số 132/2006/QĐ-TTG ngày 31/5/2006 của Thủ tướng

Chính phủ về chế độ phụ cấp ư
u đãi theo nghề đối với công chức, viên chức
ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát viên đê điều.

12
1.2.2 Cơ chế chính sách địa phương
Quyết định số 2028/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc
thành lập Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội ngày 12/12/2008,
trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban chức
năng với các nhiệm vụ cục thể như sau:
1. Xây dựng, quy hoạch, kế hoạch, chương trình: Chỉnh trị sông, tu b
ổ đê
điều, tổ chức phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai do lũ, bão gây ra trên
địa bàn thành phố, khi kế hoạch được duyệt giúp Giám đốc Sở tổ chức thực
hiện;
2. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đê điều và PCLB trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong đó trực tiếp quản lý công trình từ cấp 3 trở lên, phối
hợp giúp UBND các quận, huyện thực hiện quản lý công trình đ
ê điều cấp 4;
3. Kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện Luật đê điều, Pháp lệnh PCLB và
các Nghị định, quyết định pháp quy được ban hành có liên quan đến công tác
đê điều và phòng , chống lụt, bão trên địa bàn thành phố;
4. Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, tu bổ đê điều, chỉnh trị sông, hành
lang thoát lũ và những mặt liên quan đến phòng, chống lụt, bão, phân lũ,
chậ
m lũ;
5. Phối hợp với các Ban QLDA công trình thủy lợi, giao thông (của
thành phố, Trung ương) trong việc tổ chức, giám sát thi công xây dựng công
trình có liên quan đến đê điều và phòng chống lụt, bão và nghiệm thu bàn
giao công trình vào quản lý sử dụng;

6. Trực tiếp quản lý mọi hoạt động, công tác của các Hạt quản lý đê trên
địa bàn thành phố, theo đúng nội dung ghi trong Luật đê điều và các Nghị
định của Chính Phủ;
7. Quản lý tài sản, d
ụng cụ, vật tư dự trữ phòng chống lụt, bão của thành
phố, Trung ương đầu tư, quản lý tài chính, tài sản, quản lý cán bộ công chức,

13
viên chức, lao động hợp đồng của chi cục theo đúng quy định hiện hành của
Thành phố và Nhà nước;
8. Thu thập và quản lý thông tin, tư liệu, lưu giữu hồ sơ, lý lịch công
trình về hệ thống đê điều và công trình liên quan đến an toàn đê điều và
phòng, chống lụt, bão. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
9. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thường tr
ực phòng, chống lụt bão
& Tìm kiếm cứu nạn Thành phố. Tham mưu giúp Sở Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão Thành phố chuẩn bị lực
lượng, thực hiện chỉ đạo mọi mặt phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả
do lũ gây ra;
10. Theo dõi nguồn vốn đầu tư, tu bổ đê điều , phòng chống lụt, sử dụng,
thực hiện có hiệu quả
các nguồn vốn sự nghiệp quản lý đê điều, dự án đầu tư,
tu bổ, duy tu, bảo dưỡng, sủa chữa các công trình đê điều, phòng chống lụt,
bão theo phân cấp hiện hành;
11. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ,
pháp luật về đê điều, phòng, chống lụt, bão cho các lực lượng tuần tra canh
gác đê, bảo vệ đê đ
iều. Tham gia chỉ đọa xử lý sự cố ở đê, đập, hồ chứa nước
vừa và lớn;
12. Thẩm định và lập thủ tục trình, cấp phép xây dựng các công trình có

liên quan đến đê điều, hành lang thoát lũ và khai thác tài nguyên ở lòng sông,
thềm sông theo quy định;
13. Nghiên cứu ứng dụng, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật về tu
bổ đê, gia cố và quản lý đê điều, chỉnh tr
ị sông và tổ chức phòng tránh, giảm
nhẹ thiên tai do lũ, bão gây ra;
14. Phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền vận động quần chúng
nhân dân thực hiện Luật đê điều, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên về đê
điều và phòng, chống lụt, bão. Kiểm tra, lập biên bản, đình chỉ những hành vi

14
vi phạm pháp luật đê điều và Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão. Kiến nghị các
cấp có thẩm quyền, xử lý những vi phạm Luật đê điều, Pháp lệnh phòng
chống lụt, bão theo quy định hiện hành của Nhà nước.
15. Được đăng ký làm những dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến chuyên
môn về tu bổ, gia cố đê điều, thủy lực công trình.
16. Thực hiện một s
ố nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở nông nghiệp và
PTNT thành phố giao.
1.3. Hiện trạng về tổ chức quản lý đê điều và phòng chống lụt bão
1.3.1 Hệ thống tổ chức nhà nước về QLĐĐ và PCLB
1. Quản lý nhà nước về đê điều
:
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh nhân dân ta đã lựa chọn phương án
đắp đê để phòng chống lụt, bão nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, do
đó hệ thống đê sông, đê biển do nhân dân ta xây dựng, củng cố và duy trì từ
đời này qua đời khác để bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và của
nhân dân. Mỗi chế độ xã hội, mỗi triều đại, công trình đê điều được coi trọng
và có những văn bản pháp quy, quy định chặt chẽ. Nhất là đối với chế độ ta,
công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão càng được coi trọng hơn.

Ngay từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã ký sắc
lệnh 70 là văn bản đầu tiên của nhà nước ta về việc thành lập Ủy ban nhân
dân hộ đê. Sau hòa bình, Nhà nước ta ra Nghị định 173/CP ngày 20/10/1963,
ban hành điều lệ bả
o vệ đê điều, nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền
các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội và mỗi công dân trong việc
quản lý, bảo vệ, xây dựng tu bổ đê điều và phòng chống lụt bão, khắc phục
hậu quả do lụt bão gây ra. Để kế thừa và phát triển các quan điểm cơ bản của
sắc lệnh số 70 và điều lệ bảo v
ệ đê điều, đồng thời nhằm sửa đổi, bổ xung cho
phù hợp với tình hình phát triển, đổi mới của đất nước, Nhà nước đã ban hành
sắc lệnh về đê điều ngày 16/11/1989, Pháp lệnh phòng chống lụt bão ngày

15
20/3/1993, Pháp lệnh về đê điều được sửa đổi thông qua ngày 24/8/2000 và
Pháp lệnh phòng chống lụt bão được sửa đổi, bổ xung ngày 24/8/2000 và các
Nghị định số 171/2003/NĐ-CP ngày 26/12/2003 của Chính phủ, Nghị định số
08/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về quy định, hướng dẫn chi
tiết một số điều của Pháp lệnh đê điều và pháp lệnh phòng chống lụt bão.
Hiện nay, hệ th
ống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đê điều
và phòng chống lụt bão đã được Nhà nước thể chế hóa bằng Luật, các Nghị
định hướng dẫn một cách đồng bộ, đó là: Luật đê điều số 79/2006/QH11 đã
được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006; Nghị định
113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một s
ố điều của Luật đê điều; Nghị định 129/2007/NĐ-CP ngày
02/8/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều.
Với đặc điểm về địa hình, khí hậu, thủy văn và chất lượng đê điều Thành
phố Hà Nội nêu trên, hệ thống đê điều Thành phố Hà Nội có vị trí đặc biệt

quan trọng. Nế
u xảy ra các sự cố đê điều ở bất kỳ tuyến đê nào, địa phương
nào trên địa bàn thành phố đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân, đặc biệt nếu xảy ra sự cố vỡ đê sông ở bất kỳ
vị trí nào đều gây ra những hậu quả khó lường về con người, kinh tế của
thành ph
ố, do đọ sâu ngập lụt lớn. Chính vì vậy, thành phố Hà Nội rất quan
tâm đến công tác quản lý, bảo vệ công trình đê điều, hộ đê phòng lụt. Ngoài
các văn bản pháp quy do Nhà nước ban hành, để tăng cường hiệu lực công tác
quản lý đê, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan nhà nước
và mọi công dân về công tác bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão, Ủy ban
nhân dân thành phố đã ra một s
ố văn bản như: Quyết định số 1790/QĐ-
UBND ngày 15/4/2009 của UBND thành phố Hà Nôi về việc thành lập Ban
chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố; Quyết định số 1152/QĐ-UBND
ngày 15/2/2012 của UBND thành phố Hà Nội về kiện toàn Ban chỉ huy

×