BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
NGUYỄN THỊ HÀI
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2012
[Ơ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
NGUYỄN THỊ HÀI
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Kinh tế TNTN và môi trường
Mã số : 60 - 31 - 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân
Hà Nội - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hài
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được
sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân, những ý kiến chuyên
môn quý báu của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học
Thủy lợi, và sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo và các phòng, ban chuyên môn
Chi cục Thủy lợi Phú Thọ.
Tác giả xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn khoa
học, sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, của cơ quan cung cấp số liệu trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu hạn chế nên Luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng
góp.
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học
Thủy lợi.
Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hài
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH
THỦY LỢI PHÍ 5
1.1. Quá trình hình thành chính sách thủy lợi phí 5
1.1.1. Khái niệm về thủy lợi phí 5
1.1.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách thuỷ lợi phí 7
1.1.3. Sự cần thiết ban hành chính sách thủy lợi phí 13
1.1.4. Cơ sở ban hành chính sách và thiết lập định mức thủy lợi phí 15
1.2. Nội dung của chính sách miễn, giảm thủy lợi phí 23
1.2.1. Sự cần thiết và cơ sở ban hành chính sách miễn, giảm thủy lợi phí 23
1.2.2. Nội dung của chính sách miễn, giảm thủy lợi phí 25
1.2.3. Tình hình triển khai thực hiện những nội dung của chính sách miễn, giảm
thủy lợi phí 32
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thủy lợi phí 41
1.3.1. Các yếu tố khách quan 41
1.3.2. Các yếu tố chủ quan 41
Kết luận chương 1 43
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
PHÚ THỌ 45
2.1. Giới thiệu chung về công trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ 45
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 45
2.1.2. Đặc điểm kinh tế 50
2.1.3. Dân số và lao động 51
2.1.4. Hệ thống các công trình thủy lợi 52
2.2. Tình hình tổ chức quản lý, khai thác các công trình thủy lợi 58
2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý, khai thác chung trên địa bàn tỉnh 58
2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý, khai thác của công ty TNHH nhà nước MTV khai
thác công trình thủy lợi 59
2.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý, khai thác của các HTX dịch vụ thủy lợi 60
2.2.4. Những kết quả đạt được và những tồn tại 61
2.3. Thực trạng chính sách miến, giảm thủy lợi phí 64
2.3.1. Các chính sách quy định thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 64
2.3.2. Các kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí 65
2.3.3. Các vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện chính sách miễn, giảm
thủy lợi phí 69
Kết luận chương 2 75
CHƯƠNG 3. ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 77
3.1. Định hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 77
3.1.1. Mục tiêu 77
3.1.2. Định hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 78
3.2. Mục tiêu, phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ 88
3.2.1. Mục tiêu 88
3.2.2. Phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ 89
3.3. Các giải pháp để hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ 90
3.3.1. Giải pháp về chính sách 90
3.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý 95
3.3.3. Giải pháp về tài chính 100
Kết luận chương 3 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 108
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng PL1. Dự toán kinh phí miễn thu thủy lợi phí năm 2011 tỉnh Phú Thọ
Bảng PL2. Dự toán kinh phí miễn thu thủy lợi phí năm 2012 tỉnh Phú Thọ
Bảng PL3. Thống kê thu, chi kinh phí cấp bù thủy lợi phí tỉnh Phú Thọ năm
2008, năm 2009
Bảng PL4. Thống kê thu, chi kinh phí cấp bù thủy lợi phí tỉnh Phú Thọ năm
2010
Bảng PL5. Thống kê thu, chi kinh phí cấp bù thủy lợi phí tỉnh Phú Thọ năm
2011
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
QLKTCTTL Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
KTCTTL Khai thác công trình thuỷ lợi
CTTL Công trình thuỷlợi
HTX Hợp tác xã
TLP Thuỷ lợi phí
TL Thuỷ lợi
NN Nông nghiệp
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CP Chính phủ
UBND Uỷ ban nhân dân
HĐBT Hội đồng Bộ trưởng
QĐ Quyết định
NĐ Nghị định
TC Tài chính
UBTVQH Uỷ ban thường vụ quốc hội
PL
Pháp lệnh
SL Sắc lệnh
BVTV Bảo vệ thực vật
NSNN Ngân sách Nhà nước
THT Tổ hợp tác
TW Trung ương
CP Chính Phủ
CPSX Chi phí sản xuất
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn có vai trò quan trọng trong nền kinh
tế, chính trị và xã hội. Khi kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, nền kinh
tế Việt Nam suy giảm tốc độ tăng trưởng, các ngành công nghiệp xuất khẩu giảm
mạnh, duy nhất ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì được tăng trưởng, trở thành
trụ đỡ cho nền kinh tế. Do đó thủy lợi có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh
tế, công tác thủy lợi là biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc phục vụ sản
xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất cây trồng.
Công tác thủy lợi nước ta cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông
nghiệp, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đến nay, Nhà nước và nhân dân ta
đã xây dựng và hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi tương đối hoàn
chỉnh, góp phần quan trọng trong việc tưới, tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, phòng chống lũ lụt, cấp nước
công nghiệp, sinh hoạt, giao thông, du lịch và nhiều ngành kinh tế - xã hội khác.
Hiệu quả của công tác thuỷ lợi mang lại cho sản xuất, đời sống xã hội là hết sức
to lớn, có những hiệu quả tính quy ra được bằng tiền, nhưng cũng có những hiệu
quả khó định lượng được, đó là những tác động tích cực về dân trí, xã hội, môi
trường,
Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi ngày một cao của xu thế toàn cầu hóa và
đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới WTO, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ chịu tác động nhiều nhất do sức
cạnh tranh sản phẩm kém. Cùng với những bất lợi về thời tiết do biến đổi khí
hậu toàn cầu gây ra, nhiệm vụ của công tác thủy lợi đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức. Yêu cầu đặt ra là nhà nước cần phải đề ra những chính sách
phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác thủy lợi phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
- 2 -
Chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta đối với người nông dân, nhằm giảm gánh nặng và giảm bớt các khoản
đóng góp cho hộ nông dân, từng bước cải thiện đời sống của người dân. Trước
khi thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí, tình trạng thu thủy lợi phí ở
nhiều địa phương thường đạt tỷ lệ rất thấp dẫn đến tình trạng dây dưa nợ đọng
kéo dài. Mặt khác, mức thu theo quy định thấp nên các đơn vị quản lý và khai
thác công trình thủy lợi luôn trong tình trạng nợ tiền điện, nợ lương cán bộ, công
nhân viên. Các công trình xuống cấp không có kinh phí để tu bổ, sửa chữa, hiệu
quả phục vụ ngày càng giảm. Do đó, chính sách miễn, giảm thủy lợi phí của Nhà
nước ra đời đã nhận được sự hưởng ứng của hầu hết tất cả các tác nhân tham gia
quản lý Nhà nước các cấp, ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước. Việc miễn,
giảm thủy lợi phí đã được Chính phủ quy định theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP
ngày 28/11/2003, trong đó quy định rõ các trường hợp được miễn, giảm thủy lợi
phí. Tuy nhiên, việc miễn, giảm thuỷ lợi phí mới chỉ được giới hạn trong phạm
vi các địa bàn có điều kiện, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trong trường
hợp thiên tai, mất mùa. Ngày 15/10/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
154/2007/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ - CP. Theo
Nghị định này miễn, giảm thủy lợi phí tại các công trình do Nhà nước đầu tư xây
dựng trên tất cả các địa bàn, không miễn thủy lợi phí đối với những công trình
được xây dựng từ nguồn vốn khác. Và gần đây nhất được thay thế bằng Nghị
định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008, sửa đổi một số điều của Nghị định
143/2003/NĐ - CP, trong đó quy định miễn thuỷ lợi phí đối với các hộ nông dân
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn
mức giao đất nông nghiệp.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc và đã thực hiện chính sách
miễn, giảm thủy lợi phí từ năm 2008, Qua 4 năm thực hiện miễn, giảm thuỷ lợi
phí cho sản xuất nông nghiệp, đã đạt được những kết quả nhất định. Quá trình
thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí gặp nhiều thuận lợi, có những tác
- 3 -
động tích cực đối với kinh tế - xã hội của địa phương. Song trong quá trình thực
hiện chính sách này cũng nảy sinh một số tồn tại, bất cập. Vậy vấn đề đặt ra là
làm thế nào để phát huy hiệu quả nhất những thuận lợi có được trên địa bàn và
phương hướng giải quyết các tồn tại, vướng mắc đảm bảo người nông dân tiếp
tục được hưởng dịch vụ tưới, tiêu một cách tốt nhất và hệ thống tưới, tiêu được
quản lý tốt, hiệu quả và bền vững khi không phải trả tiền nước?
Trên cơ sở những luận điểm trên, việc lựa chọn và thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ” là cấp thiết và phù hợp với thực tiễn.
2. Mục đích của đề tài
Phân tích cơ sở lý luận quá trình hình thành chính sách thủy lợi phí và
thực trạng quá trình thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ. Đánh giá những mặt hạn chế, phân tích nguyên nhân và đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận quá trình hình thành
chính sách thủy lợi phí, thực trạng của quá trình thực hiện chính sách miễn, giảm
thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc
phục những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ
lợi phí và khuyến nghị hoàn thiện hơn chính sách.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau để phân
tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách miễn, giảm thủy lợi phí
đối với hoạt động tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp:
- Phân tích và hệ thống hóa lý luận;
- Điều tra thu thập và xử lý thông tin thứ cấp;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, phân tích thống kê;
- Phương pháp chuyên gia.
- 4 -
5. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, Luận văn gồm có 3 chương là:
Chương 1: Cơ sở lý luận quá trình hình thành chính sách thủy lợi phí
Chương 2: Thực trạng áp dụng thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ
- 5 -
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH THỦY LỢI PHÍ
1.1. Quá trình hình thành chính sách thủy lợi phí
1.1.1. Khái niệm thủy lợi phí
Thủy lợi phí (TLP) là gì? Theo Nghị định số 66-CP ngày 5 tháng 6 năm
1962 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) thì “phí tổn về quản lý và tu
sửa của các hệ thống nông giang” mà người dùng nước phải trả được gọi là "thủy
lợi phí”.
Trong nghị định này đã khẳng định “…Tất cả các hệ thống nông giang do
Nhà nước đầu tư vốn phục hồi hoặc xây dựng mới và sản lượng của ruộng đất
được tưới hay tiêu nước đã tăng lên, đều do nhân dân, hợp tác xã có ruộng đất
được hưởng nước chịu phí tổn về quản lý và tu sửa. Phí tổn này gọi là thủy lợi
phí”
Như vậy đối tượng phải trả thủy lợi phí chủ yếu là nông dân và khi nói đến
thủy lợi phí là nói đến nông dân.
Công trình thủy lợi ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh và hiện đại hơn,
nhằm phục vụ tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước ngày càng lớn của nhiều đối
tượng khác nhau, trong đó có cả đối tượng là các tổ chức làm dịch vụ, kinh
doanh. Chi phí cho quản lý, khai thác công trình lớn hơn, nhà nước không bao
cấp nổi, thiếu vốn cho tu sửa bảo dưỡng công trình ngày càng xuống cấp …nên
chính sách TLP đã phải thay đổi nhiều lần.
Nhiều nhà hoạch định chính sách đến nay vẫn chưa thừa nhận chính thức
và thống nhất về tính chất hàng hóa của nước được cung cấp từ công trình thủy
lợi, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu khẳng định nước là một loại hàng hóa đặc
biệt vì nó không giống bất kỳ loại hàng hóa nào, vì nó là loại vật tư hay nguyên
liệu quí hiếm không có gì thay thế được. Nhiều người đã coi nước là loại vàng
trắng. Sự tranh cãi kéo dài, không có trọng tài phân xử.
- 6 -
Có chuyên gia đã khẳng định TLP thực chất là một khoản chi phí đầu vào
của sản phẩm nông nghiệp có tưới tương tự như phân, giống, điện, dầu bơm
nước vào ruộng của hộ nông dân mà người nông dân phải trả và đặt ra câu hỏi
đơn giản là: Tại sao phân thì có giá phân, điện có giá điện, nhưng tại sao nước lại
không có giá nước? Nhà nước đã có chính sách đối với từng đối tượng cụ thể,
như giá điện đối với doanh nghiệp, kinh doanh (phải tính đủ) còn điện bơm nước
tưới, tiêu, điện sinh hoạt được bao cấp…Như vậy, nước (nước sạch) đã có giá,
thì nước tưới cho nông nghiệp cũng phải có giá, tuy phải được nhà nước bao cấp
nhiều hơn (áp dụng chính sách đối với nông dân, nông nghiệp). Mức giá này
được nhà nước bao cấp, chỉ tương đương với mức TLP mà nông dân phải trả. Có
nghĩa là nên sử dụng cụm từ giá nước nhằm tác động mạnh vào ý thức của người
dùng nước là dùng nước phải trả tiền (vì nước đã có giá như các vật tư khác) như
đã được Luật Tài nguyên nước qui định.
Ngày 04/4/2001, Quốc hội ban hành Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công
trình thủy lợi (số 32/2001/PL-UBTVQH10). Trong Pháp lệnh bước đầu đã có sự
phân biệt hai cụm từ : Thủy lợi phí và tiền nước. Cụ thể như sau :
"Thủy lợi phí” là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước
hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để
góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi.
"Tiền nước“ là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá
nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích sản
xuất nông nghiệp”
Như vậy, Thủy lợi phí là một trong những chi phí đầu vào (tương tự như
chi phí tiền điện, phân, giống ) của sản xuất sản phẩm nông nghiệp có tưới mà
người sản xuất phải trả. Với mức thu TLP như những năm vừa qua thì số tiền
TLP thu được chỉ để phục vụ cho việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình
thủy lợi (mà thường là thấp xa so với nhu cầu) và cho người dùng nước ngay trên
địa bàn của họ (không thu cho ngân sách như các loại thuế, không dùng để chi
cho mục đích khác).
- 7 -
1.1.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách thuỷ lợi phí
1.1.2.1. Tổng quan
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi nước từ công trình thủy lợi là loại
hàng hóa “đặc biệt”, là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất sản phẩm
nông nghiệp có tưới, mà người dùng phải trả. Mỗi một quốc gia đều có chính
sách riêng (trực thu, gián thu TLP), nhưng hầu hết chính phủ các nước đó đều có
chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu xây dựng công trình thủy lợi đầu mối, công
trình có qui mô lớn, không thu hồi vốn, hỗ trợ kinh phí cho sửa chữa lớn, công
trình bị hư hỏng do thiên tai. Kinh phí quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng các
công trình này được huy động từ người sử dụng nước, nhằm mục đich nâng cao
ý thức của người dùng nước trong việc sử dụng nước, bảo vệ, vận hành công
trình an toàn, là biện pháp cải thiện được nguồn nước đang thiếu hụt nhờ tiết
kiệm nước, đồng thời giảm được chi phí quản lý, công trình ít hư hỏng, đảm bảo
công bằng xã hội, phát huy vai trò của cộng đồng tham gia (PIM).
Nhiều quốc gia thu TLP theo mét khối nước sử dụng, với mục đích đảm
bảo được tính công bằng trong việc sử dụng và khuyến khích tiết kiệm nước,
“dùng nhiều, phải trả tiền nhiều và ngược lại”
Như vậy việc thiết lập mức thu thuỷ lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp
phải dựa vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là điều kiện kinh tế
xã hội và mức sống của người dân để quyết định. Hầu hết các nước, việc thu
thuỷ lợi phí (giá nước) chỉ đề trang trải chi phí vận hành và bảo dưỡng và hầu
như vẫn chưa đủ chỉ bù đắp được khoảng 20-70% cho phí vận hành và bảo
dưỡng. Thực tế hiện nay, cả các nước phát triển và đang phát triển cũng đang
tính lại chính sách về phí sử dụng nước và một số nước đã bắt đầu thu lại ít nhất
một phần kinh phí đầu tư ban đầu từ người sử dụng như Australia và Brazil.
Bên cạnh đó việc chuyển giao quản lý, vận hành cho người sử dụng cũng là
một tiếp cận trong chính sách thiết lập mức thủy lợi phí ở các nước. Nhiều nước
đang có xu hướng chuyển giao quản lý, vận hành cho người sử dụng hay các tổ
- 8 -
chức phi chính phủ, đặc biệt là chuyển giao hệ thống thủy lợi cho người hưởng
lợi và tự thu phí sử dụng nước để đảm bảo chi phí vận hành. Madagasca là nước
điển hình tốt về công tác chuyển giao và hiện nay như Ấn Độ, Pakistan và nhiều
nước khác, Việt Nam cũng đàng xúc tiến chương trình chuyển giao này.
Hoặc vấn đề thúc đẩy thị trường nước ở các nước phát triển cũng là một
chương trình đang được triển khai. Các nước đang phát triển đang chuyển sang
thương mại hóa các dịch vụ về nước như Mỹ, Australia, Israel cũng tương tự như vậy.
1.1.2.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách thuỷ lợi phí
Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Chính phủ ban hành chính sách về giá nước mang tính nguyên tắc (quy định
khung), giao quyền cho địa phương trực tiếp quản lý công trình quy định cụ thể
cho phù hợp trên cơ sở lợi ích kinh tế và mức chi phí thực tế đã sử dụng, mức chi
phí tính toán và ý kiến tham gia của người dân.
Giá nước bao gồm các khoản mục:
+ Các loại khấu hao
+ Chi phí quản lý vận hành
+ Các loại thuế và lãi
Cơ cấu giá nước bao gồm:
+ Đảm bảo chi phí cho đơn vị quản lý vận hành
+ Đảm bảo tính công bằng (dùng nước phải trả tiền, dùng nhiều trả nhiều,
dùng ít trả ít)
Kinh nghiệm của Trung quốc cho thấy từ khi bắt đầu thu thuỷ lợi phí (giá
nước), việc sử dụng nước được tiết kiệm hơn, đặc biệt là từ khi thuỷ lợi phí được
tính bằng m
P
3
P. Nhưng điều này cũng là một thách thức đối với các đơn vị quản lý,
điều này đòi hỏi đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi phải có các biện pháp để quản
lý tốt, giảm các tổn thất để có nhiều nước bán cho nông dân theo yêu cầu của họ
và giảm thiểu chi phí.
- 9 -
Giá nước tưới có chính sách riêng, được quy định phù hợp với điều kiện cụ
thể, mang tính công ích và căn cứ vào chi phí thực tế. Nhà nước có chính sách hỗ
trợ cho các trường hợp sau:
+ Vùng nghèo khó khăn, mức sống thấp.
+ Khi công trình hư hỏng nặng cần phải sửa chữa.
+ Hỗ trợ chi phí cho diện tích tiêu phi canh tác.
+ Hỗ trợ chi phí tiền điện tưới tiêu.
+ Khi có thiên tai gây mất mùa phải giảm mức thuế sử dụng đất.
Tuỳ theo loại hình công trình, tự chảy hay động lực, điều kiện cụ thể của hệ
thống công trình để quy định mức thu và có chính sách hỗ trợ. Cơ quan nào
quyết định miễn giảm giá nước tưới thì cơ quan đó có trách nhiệm cấp bù hỗ trợ
tài chính cho đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi.
Kinh nghiệm ở Australia
Tại lưu vực miền nam Murray-Darling năm 1992 thuỷ lợi phí từ nông
nghiệp thu đáp ứng được 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng và đến năm 1996
thu được 100% chi phí vận hành và bảo dưỡng. Giá nước cũng khác nhau giữa
các vùng. Ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng
(năm 1995), ở New South Wales thu trong nội bang thu khoảng 0,92
USD/1000m
P
3
P (chỉ tương đương khoảng gần 13 đ năm 1995) trong khi đó nếu
nước được đưa sang bang Victoria thì giá nước tăng hơn 3,6 lần giá nước trong
nội bang New South Wales. Tương tự như vậy ở bang Queensland giá thu trong
nội bang khoảng 1,5USD/1000m
P
3
P trong khi đó giá nước khi chuyển ra ngoài
ranh giới bang tăng hơn 4,2 lần; cuối cùng đối với vùng miền nam, lưu vực
Muray-Darlinh năm 1991-1992 mức thu đồng đều hơn 7,8USD/1000m
P
3
P (tương
đương với 80% phí vận hành và bảo dưỡng, và từ năm 1992 trở đi giá nước cao
hơn giá thành là 11% để thu hẹp khoảng cách giữa chi phí đầu tư và thu hồi vốn.
- 10 -
Kinh nghiệm ở Mỹ
Mỹ là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú.
+ Trước kia thuỷ nông địa phương (xí nghiệp thuỷ nông huyện hoặc tỉnh)
thu thuỷ lợi phí dựa trên cơ sở chi phí vận hành và bảo dưỡng cho các vùng đất
canh tác khác nhau. Ví dụ mức thu đối với những vùng tưới động lực sẽ cao hơn
mức thu những vùng tưới tự chảy.
+ Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nước đã xây dựng
luật mà nó bao hàm cả việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Thuỷ lợi phí đã được
thu tăng lên đáng kể. Ví dụ: thời điểm năm 1988 thuỷ nông huyên Broadview đã
tăng mức thu từ 40USD/ha lên 100USD/ha với mức nước sử dụng được tính
toán; năm 1987 tại thuỷ nông huyện Pacheco mức thu tính theo 2 bậc, bậc thứ
nhất mức thu 90USD/ha và bậc thứ 2 thu 150USD/ha; đối với mức thu dựa trên
khối lượng sử dụng ở hệ thống thuỷ nông bang Califonia tăng mức thu từ từ
4,4USD/1000m
P
3
P lên 11,9USD/100mP
3
P. Với mức thu như vậy thì thực tế đã cao
hơn mức cần thiết để thu hồi các chi phí.
+ Riêng đối với hệ thống thuỷ nông bang California, thu bình quân mức
6,3USD/1000m
P
3
P, và sau đó tăng lên 11,0-16,3USD/1000mP
3
P tuỳ thuộc vào mức
đảm bảo tưới; trong khi đó đối với hệ thống tưới huyện Madera mức thu tương
ứng là 19,9 tăng lên 24,7-42,3USD/1000m
P
3
P.
Kinh nghiệm của Pháp và một số nước châu âu
Giá nước tưới ở Pháp từ 0,049-0,171USD/m
P
3
P (nước tưới) và thu
0,022USD/m
P
3
P nước thải trở lại sông. Mức thu của các tổ nhóm nông dân
0,081$/m
P
3
P (giá ở trên là tính đối với tự chảy còn đối với những vùng phải bơm
động lực thì giá phải cộng thêm chi phí bơm nên giá sẽ cao hơn mức trên).
Đối với một số nước ở châu Âu khác như Hy Lạp, trong sản xuất nông
nghiệp có mức tưới khoảng 6000-12.000m
P
3
P/ha, thuỷ lợi phí thu ở mức 187,5-
350USD/ha đối với diện tích canh tác lúa, còn đối với các loại cây trồng khác tư
ở mức từ 87,5-218,75USD/ha tuỳ theo loại cây trồng. Ở Italy, nước sử dụng cho
- 11 -
nông nghiệp thu thuỷ lợi phí dựa trên cơ sở diện tích và mức thu khác nhau giữa
các vùng từ 22,11-82,36USD/ha (trung bình 37,38USD/ha đây là mức thu kế
hoạch) nhưng thực tế chỉ thu được khoảng 80% so với kế hoạch và chỉ đảm bảo
được khoảng 60% chi phí vận hành và bảo dưỡng.
Ở Tây Ban Nha thuỷ lợi phí nông dân phải trả hầu hết toàn bộ chi phí từ
xây dựng cơ bản, quản lý vận hành hệ thống thuỷ nông và cả quản lý cấp lưu
vực. Có 3 cách tính thuỷ lợi phí: dựa trên diện tích; dựa trên khối lượng sử dụng
hoặc kết hợp cả hai cách trên. Thuỷ lợi phí trung bình ở thời điểm năm 1994
khoảng 84,7USD/ha-năm (dao động khác nhau giữa các hệ khu vực từ 8,3-266
USD/ha-năm) và từ 0.008-0,16USD/m
P
3
P sử dụng. Ví dụ ở hợp tác thuỷ lợi Grnil-
Cabra vùng San Martin de Rubiales quản lý kiểu hợp tác xã, tổng thuỷ lợi phí
cho tưới bằng bơm nông dân phải trả là 258USD/ha-năm trong đó khoảng
112,5USD/ha-năm (phần cứng) 145,8USD/năm (phần mềm) trên cơ sở khối
lượng sử dụng.
Kinh nghiệm ở Brazil và một số quốc gia khác
Về chính sách thuỷ lợi phí được tính bằng 2 mức thu gọi là K1 và K2. Mức
thu K1 = 3,69USD/ha-tháng trên cơ sở tính kinh phí xây dựng công trình và lãi
xuất ưu đãi trong 50 năm tuổi thọ của công trình, kinh phí này được chuyển trả
ngân sách Liên bang. Mức thu thuỷ lợi phí chi cho công tác vận hành và bảo
dưỡng dao động từ 3-40USD/1000m
P
3
P phụ thuộc vào công trình do nhà nước hay
tư nhân đầu tư và phụ thuộc vào tưới tự chảy hay tưới bằng bơm điện. Tuy nhiên
mức thu thuỷ lợi phí cho vận hành và bảo dưỡng cũng có thể theo loại cây trồng,
đối với cây trồng giá trị kinh tế thấp mức thu trung bình khoảng 20USD/1000m
P
3
P,
đối với cây trồng giá trị kinh tế cao mức thu dao động từ 50-400USD/1000m
P
3
P.
Tunisia là một quốc gia đang phát triển ở Châu phi có nguồn tài nguyên
nước tính theo đầu người gần tương đương với Việt nam. Thuỷ lợi phí thu để
đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng, mức thu này dao động từ 0,012-
0,037USD/m
P
3
P.
- 12 -
Kinh nghiệm ở Namibia: Thuỷ lợi phí gồm hai thành phần là giá cứng tính
theo diện tích mức thu là 15,6USD/ha-năm cộng với giá dịch vụ tưới (vận hành
và bảo dưỡng) là 40,4USD/ha-năm
Kinh nghiệm ở Algeria: Đây là quốc gia đang phát triển ở Bắc Phi có tài
nguyên nước rất khan hiếm. Thuỷ lợi phí thu gồm hai thành phần là phần cứng
tính theo diện tích ha và phần mềm tính theo khối lượng nước sử dụng. Mức thu
thuỷ lợi phí không ngừng tăng lên từ năm 1995 phần mềm mức thu từ 1-
1,25USD/m
P
3
P vào năm 1995). Phần mềm không thay đổi từ 0,02-0,03USD/mP
3
P
nước sử dụng.
Ấn Độ: Mức thu dao động ở mức từ 6-1000Rs/ha. Mức thu thuỷ lợi phí
cũng tính theo diện tích và loại câu trồng. Cũng trong thời gian từ 1979-1990,
mức thu đối với lúa nước từ 40-220Rs/ha tuỳ theo vùng lãnh thổ, mức thu đối
với lúa mỳ từ 29-143Rs/ha và mức thu đối với mía từ 62-830Rs/ha.
Pakistan là một quốc gia đang phát triển, đông dân và có chỉ số nguồn tài
nguyên nước tính trên đầu người hàng năm tương đương với Việt nam. Mức
thuỷ lợi phí là rất thấp 0,55USD/ha-vụ, ngô 0,33USD/ha-vụ, thuỷ lợi phí thu từ
nông dân khoảng 20% chi phí vận hành và bảo dưỡng còn lại là nhà nước trợ cấp.
Đài Loan: Trước năm 1991, mức thu dao động từ 20-300kg thóc/ha-năm
tuỳ theo vùng, điều kiện nước (nông dân trả thuỷ lợi phí bằng tiền dựa trên giá
thóc). Mức thu đó nhìn chung tương đương 2% tổng chi phí đầu vào cho sản
xuất nông nghiệp (dao động từ 0,44-7,66%). Đến năm 1991, Chính phủ trợ cấp
1,43 tỷ nhân dân tệ (tương đương 52 triệu USD) và thuỷ lợi phí thu ở mức đồng
đều là 20kg/ha-năm. Đến năm 1992, tổng trợ cấp thuỷ lợi phí từ nhà nước và địa
phương là 1,87 tỷ NT$ (68 triệu USD) trong đó ngân sách trung ương chiếm
74% và ngân sách địa phương 26%. Mức trợ cấp như vậy tương đương với mức
hỗ trợ hàng năm là 183USD/ha đất canh tác.
- 13 -
1.1.3. Sự cần thiết ban hành chính sách thủy lợi phí
Hiệu quả của công tác thuỷ lợi mang lại cho sản xuất đời sống xã hội là hết
sức to lớn, có những hiệu quả tính được bằng tiền thông qua thu nhập quốc dân,
bổ sung vào nguồn tài chính quốc gia cũng như tăng thu nhập của người dân.
Tuy nhiên, còn nhiều hiệu quả quan trọng mà khó định lượng được hoặc quy đổi
thành tiền, như việc giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt ở vùng hạ du, tác động về dân
trí, xã hội do việc khai hoang, phục hoá do việc mở rộng diện tích đất canh tác,
tạo nên những vùng đất sản xuất trù phú mới, hoặc tạo ra những vùng có môi
trường thiên nhiên trong lành phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt ở vùng có hồ
chứa hoặc thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn dựa trên kết quả đầu tư thủy
lợi Những kết quả đó càng khẳng định chủ trương đầu tư phát triển công tác
thuỷ lợi của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn và hiệu quả.
Để đáp ứng cho yêu cầu quản lý và khai thác khép kín các công trình, hệ
thống công trình này, hiện nay đã hình thành một hệ thống các tổ chức để quản
lý, khai thác các công trình như sau:
- Cấp quản lý các công trình đầu mối, kênh trục chính (cấp 1, cấp 2): Bao
gồm các tổ chức, đơn vị thuộc nhà nước với gần 110 công ty nhà nước, công ty
TNHH một thành viên 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước thực hiện nhiệm vụ
quản lý, khai thác chủ yếu là các công trình đầu mối, kênh trục chính chưa bao
gồm các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc nhà nước cũng được giao nhiệm vụ
quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
- Cấp quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ, mặt ruộng: Khoảng 13.000 tổ
chức hợp tác dùng nước bao gồm các hợp tác xã nông lâm nghiệp có làm dịch vụ
thuỷ lợi, hợp tác xã dùng nước, tổ chức hợp tác, Ban quản lý KTCTTL, tổ thuỷ
nông, … làm chức năng cầu nối giữa các đơn vị quản lý khai thác của nhà nước
với các hộ nông dân và quản lý, khai thác những công trình thủy lợi nhỏ, có quy
mô phù hợp.
- 14 -
- Một số loại hình có tính chất đặc thù khác: Bao gồm Ban Quản lý
KTCTTL công trình liên huyện, liên xã, Trung tâm quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi, Chi cục Thuỷ lợi, Công ty Xây dựng thuỷ lợi cũng được giao chức năng
quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
Muốn đảm bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi vận hành an toàn, hàng
năm yêu cầu phải có một khoản kinh phí để vận hành, duy tu, bảo dưỡng, chưa
kể đến kinh phí yêu cầu xây dựng mới, nâng cấp, khôi phục công trình hư hỏng
do sử dụng lâu ngày và do thiên tai gây ra và kinh phí khắc phục hạn hán, úng
lụt.
Nhằm bù đắp một phần kinh phí yêu cầu nói trên, giảm nhẹ gánh nặng bao
cấp ngân sách nhà nước, Nhà nước đã có chủ trương thu thuỷ lợi phí từ người
hưởng lợi và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các đơn vị quản lý khai
thác công trình thủy lợi. Vì vậy, ngay từ năm 1962, Hội đồng chính phủ, nay là
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/CP ngày 5/6/1962 quy định điều lệ thu
thuỷ lợi phí, tuy nhiên Nghị định này chỉ áp dụng đối với các hệ thống nông
giang lớn.
Để nâng cao trách nhiệm của người hưởng lợi về nước từ công trình thuỷ
lợi, có thêm kinh phí phục vụ cho quản lý, duy tu, vận hành, ngày 25/8/1984 Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 112-HĐBT thay
thế cho nghị định số 66/CP nói trên, quy định mức thu thuỷ lợi phí mới theo tỷ lệ
% năng suất lúa (4÷8%).
Tuy vậy, Nghị định số 112-HĐBT ngày 25/8/1984 nói trên được ra đời
trong giai đoạn đất nước còn bao cấp nặng nề, sau gần 20 tồn tại không còn phù
hợp với quá trình biến đổi của xã hội hiện nay như mức thu thuỷ lợi phí của địa
phương đều ở mức thấp so với mức quy định của Nghị định, thường chỉ từ 3÷5%
năng suất, tình trạng thất thu thuỷ lợi phí do dân nợ đọng, chiếm dụng thuỷ lợi
phí sử dụng vào các mục đích khác của địa phương, cộng với giá đầu vào (điện,
xăng dầu, nguyên nhiên vật liệu) luôn biến động theo chiều hướng tăng trong khi
- 15 -
mức thuỷ lợi phí vẫn giữ nguyên theo mức cũ nên không đảm bảo cho các Doanh
nghiệp KTCTTL hoạt động.
Để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các Doanh nghiệp KTCTTL, Chính
phủ đã ban hành Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, trong đó có quy định
mức thu thuỷ lợi phí mới bằng tiền, đồng thời quy định mức thu tiền nước đối
với các đối tượng sử dụng nước khác: Cấp nước tưới cây công nghiệp, cấp nước
sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, phát điện ,đồng thời Nghị
định cũng quy định rõ các trường hợp được miễn, giảm thủy lợi phí. Tuy nhiên,
việc miễn, giảm thuỷ lợi phí mới chỉ được giới hạn trong phạm vi các địa bàn có
điều kiện, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trong trường hợp thiên tai, mất
mùa. Việc miễn, giảm thuỷ lợi phí theo Nghị định 143/2003/NĐ - CP được thực
hiện từ năm 2004. Ngày 15/10/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
154/2007/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ - CP. Theo
Nghị định này miễn, giảm thủy lợi phí tại các công trình do Nhà nước đầu tư xây
dựng trên tất cả các địa bàn, không miễn thủy lợi phí đối với những công trình
được xây dựng từ nguồn vốn khác. Và gần đây nhất được thay thế bằng Nghị
định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008, sửa đổi một số điều của Nghị định
143/2003/NĐ - CP, trong đó quy định miễn thuỷ lợi phí đối với các hộ nông dân
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn
mức giao đất nông nghiệp.
1.1.4. Cơ sở ban hành chính sách và thiết lập định mức thủy lợi phí
Như vậy, tính đến nay Chính phủ đã ban hành 05 văn bản quy định về
Chính sách thủy lợi phí, trong đó có 02 văn bản (Nghị định số 66 và Nghị định
số 112) là có hiệu lực thi hành lâu nhất 22 năm và 19 năm. Để giải được bài toán
về chính sách miễn, giảm thủy lợi phí, nếu không có sự tính toán để xác định
mức cấp bù hợp lý, đáp ứng được chi phí trong quản lý, duy tu, sửa chữa thì các
công trình thủy lợi sẽ bị xuống cấp, đe dọa đến an toàn công trình, thậm chí đến
- 16 -
an ninh lương thực, an toàn xã hội. Do vậy, việc đề ra và xây dựng chính sách
thuỷ lợi phí có một ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội hết sức to lớn. Ngoài việc
giúp cho chúng ta có được một khoản kinh phí đáng kể cho công tác vận hành,
duy tu, bảo dưỡng công trình, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng xã hội, chúng ta
còn nâng cao được ý thức tiết kiệm của người nông dân trong việc sử dụng nước,
trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ công trình thuỷ lợi. Các chính sách về
thủy lợi phí đã được ban hành và áp dụng trên cơ sở như sau:
1.1.4.1. Đối với Nghị định 66/CP ngày 5/6/1962
Nghị định 66/CP là văn bản pháp lý đầu tiên của Chính phủ ra đời quy định
về mức thu thuỷ lợi phí trong các hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên, Nghị định này
chỉ được thi hành đối với tất cả các hệ thống nông giang thuộc loại đại thuỷ
nông, còn đối với những hệ thống trung thuỷ nông thì Uỷ ban hành chính khu,
thành, tỉnh sẽ căn cứ vào điều lệ này để quy định việc thu thuỷ lợi phí sao cho sát
với hoàn cảnh địa phương nhằm mục đích tổ chức việc quản lý, khai thác sử
dụng tốt hệ thống nông giang, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nghị định này được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý và khai
thác các hệ thống nông giang, làm cho việc đóng góp của người dân được công
bằng, hợp lý, đảm bảo đoàn kết ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện tiến lên,
quản lý các hệ thống nông giang theo chế độ hạch toán kinh tế, thúc đẩy việc tiết
kiệm nước, hạ giá thành quản lý để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp.
Mức thuỷ lợi phí - được gọi là phí tổn về quản lý và tu sửa các hệ thống
nông giang sẽ được căn cứ vào lợi ích hưởng nước của ruộng đất và phí tổn về
quản lý và tu sửa của hệ thống nông giang tuỳ theo từng loại. Thủy lợi phí được
quy định để chi các khoản như: “Trả lương cho cán bộ, công nhân của nông
giang và chi cho việc quản lý, khai thác, tu bổ sửa chữa thường xuyên trong hệ
thống nông giang để tiến tới xây dựng các xí nghiệp địa phương”