Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển rau an toàn, hữu cơ trên địa bàn gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.39 KB, 122 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
oOo


NGUYỄN THỊ NHUNG


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN, HỮU CƠ
TRÊN ðỊA BÀN GIA LÂM- HÀ NỘI




CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM TIẾN DŨNG



HÀ NỘI, NĂM 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Nhung


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu ñề tài, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình và những lời chỉ bảo
chân tình từ rất nhiều ñơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp.
Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân ñã dành cho
tôi sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp ñỡ
nhiệt tình của Thầy giáo – PGS. TS. Phạm Tiến Dũng là người trực tiếp
hướng dẫn và giúp ñỡ tôi về mọi mặt ñể tôi hoàn thành ñề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy,
cô trong khoa Nông học, các thầy cô trong Viện ðào tạo Sau ñại học.
Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Phòng Thống kê huyện Gia Lâm – Hà Nội và Ủy ban nhân dân các xã
ñã tạo ñiều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho ñề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, ñộng viên và giúp ñỡ của gia ñình, người thân, bạn bè
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Nhung



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
BẢNG KÝ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT viii
1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích nghiên cứu 2

1.3. Yêu cầu của ñề tài: 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lí luận 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của phát triển nông nghiệp bền vững 4
2.1.2. Cơ sở lý luận của việc sản xuất rau an toàn, hữu cơ 9
2.1.3. Chất lượng rau và các nguy cơ ô nhiễm sản phẩm rau trên thế giới 16
2.2. Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1. Phát triển sản phẩm rau trên thế giới 21
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam 26
2.2.3. Thực trạng và những nghiên cứu về sản xuất rau an toàn,hữu cơ 32
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 41
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 41
3.2.1. Nội dung 41
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu và sử lý số liệu: 45
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. ðặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm –Hà Nội 47
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

4.1.1. Vị trí ñịa lý 47
4.1.2. ðặc ñiểm khí hậu 48
4.1.3. ðiều kiện kinh tế - xã hội 50
4.2. Hiện trạng chung sản xuất rau của huyện Gia Lâm những năm gần ñây 53
4.3. Hiện trạng sản xuất rau an toàn, hữu cơ của Gia Lâm những năm gần ñây 57
4.3.1. Tình hình sản xuất rau an toàn tại ñịa phương 57
4.3.2. Tình hình sản xuất rau hữu cơ 87

4.4. Một số giải pháp phát triển rau an toàn, hữu cơ trên ñịa bàn huyện 91
4.5. Kết quả thử nghiệm chế phẩm sinh học trên cây măng tây 92
4.3.1 ðộng thái sinh trưởng của cây 92
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
5.1. Kết luận: 106
5.2. ðề nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Sự phát triển về diện tích ñất nông nghiệp hữu cơ 2000 - 2010 5
Bảng 2.2. Ngưỡng Nitrate (NO3-) cho phép trong rau tươi (mg/kg) 15
Bảng 2.3. Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng (mg/kg rau tươi) 15
Bảng 2.4. Ngưỡng giới hạn vi sinh vật gây bệnh trong rau tươi 16
Bảng 2.5. Mức dư lượng tối ña cho phép (MRL) của một số thuốc BVTV
trên rau tươi (theo FAO/WHO năm 1994) 18
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất rau của 10 nước trên thế giới năm 2001 22
Bảng 2.7. Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 1999-2003
(1000 USD) 23
Bảng 2.8. Các nước nhập khẩu rau tươi trên thế giới từ năm 1999-2003
(1000 USD) 24
Bảng 2.9. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng rau 29
các loại phân theo vùng (1999 - 2005) 29
Bảng 2.10. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số nước
trong tháng 1 năm 2010 31
Bảng 4.1. ðặc ñiểm về chế ñộ nhiệt, ẩm ñộ huyện Gia Lâm 49
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Gia Lâm 51
Bảng 4.3. Tình hình biến ñộng dân số và lao ñộng của huyện Gia lâm 53

Bảng 4.4. Phân bố ñất trồng rau ở huyện Gia Lâm 54
Bảng 4.5 Chủng loại rau trồng phổ biến tại huyện Gia Lâm 54
Bảng 4.6. Diện tích năng suất và sản lượng rau của một số ñịa phương trên
ñịa bàn huyện Gia Lâm 2010 56
Bảng 4.7. Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn 57
trên ñịa bàn huyện Gia Lâm giai ñoạn 2005 -2010 57
Bảng 4.8. Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn ở một số vùng trên ñịa
bàn huyện Gia Lâm- 2010 59
Bảng 4.9. Cơ cấu các loại rau an toàn chính sản xuất tại một số cơ sở trên ñịa
bàn huyện Gia Lâm năm 2010 61
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

Bảng 4.10. Tình hình sử dụng phân bón trên rau an toàn của nông hộ tại Gia
Lâm (số liệu ñiều tra 60 hộ) 63
Bảng 4.11. Mức ñộ sử dụng phân chuồng trong sản xuất rau an toàn tại xã
VĂn ðức 65
Bảng 4.12. Mức ñộ sử dụng phân ñạm trong sản xuất rau an toàn tại xã Văn
ðức 68
Bảng 4.13. Mức ñộ sử dụng phân lân và kali trong sản xuất rau tại HTX Văn
ðức 71
Bảng 4.14. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau an toàn tại HTX Văn ðức 73
Bảng 4.15. Kết quả ñiều tra nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trên rau
an toàn tại Gia Lâm 75
Bảng 4.16: Tồn dư kim loại nặng tồn tại trong rau an toàn trồng tai Gia Lâm
(mg/kg tươi) 78
Bảng 4.17. Kết quả ñiều tra nông dân về thực trạng sử dụng nước và kỹ thuật tưới
rau an toàn 79
Bảng 4.19. Hệ thống tưới tiêu cho rau an toàn ở các Xã tại Gia Lâm 82
Bảng 4.20. Nguồn tiêu thụ rau an toàn của nông dân 84

Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế của một số loại rau an toàn trên ñịa bàn huyện Gia
Lâm 86
Bảng 4.22. Báo cáo giá trị kinh tế canh tác hữu cơ cà chua và cải bắp tại Văn ðức 87
Bảng 4.23. ðộng thái sinh trưởng chiều cao 93
của các công thức trong thí nghiệm 93
Bảng 4.24 Tốc ñộ ra lá của các công thức trong thí nghiệm 96
Bảng 4.25 Tốc ñộ tăng trưởng số thân của các công thức thí nghiệm 97
Bảng 2.26 Tốc ñộ tăng trưởng ñường kính thân (mm) 99
Bảng 2.27 : Một số ñặc ñiểm của chồi măng 100
Bảng 4.28 Các yếu tố cấu thành năng suất các công thức trong thí nghiệm 101
Bảng 4.29. Ảnh hưởng của nồng ñộ Nashi 778 ñến năng suất thực thu 103
Bảng 4.30 Hiệu quả kinh tế trong các công thức thí nghiệm 104
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sự phát triển diện tích nông nghiệp hữu cơ của các vùng 1999 - 2010 6
Hình 4.1. Tình hình sử dụng ñất ở Huyện Gia lâm 51
Hình 4.2. Cơ cấu bố trí mùa vụ tại các nông hộ(từ 1/2010- 12/2010) 62
Hình 4.3: ðồ thị biểu thị ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các công
thức trong thí nghiệm 94
Hình 4.5: Biểu thị tốc ñộ tăng trưởng số lá của các công thức thí nghiệm 96
Hình 4.6. Biến ñộng số thân của các công thưc thí nghiệm 98
Hình 4.7. Tốc ñộ ra thân của các công thức thí nghiệm 98
Hình 4.8. Biến ñộng ñường kính thân của các công thưc thí nghiệm 99
Hình 4.9 Tốc ñộ tăng trưởng ñường kính thân 100
Hình 4.10. So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu giữa các công thức 102




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

BẢNG KÝ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt Chữ viết ñầy ñủ
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
3 HTX Hợp tác xã
4 KLN Kim loại nặng
5 KTST Kích thích sinh trưởng
6 NK Nhập khẩu
7 NNVC Nông nghiệp vô cơ
8 RAT Rau an toàn
9 Sở KHCN&MT Sở Khoa học công nghệ và môi trường
10 SX Sản xuất
11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
12 TB Trung bình
13 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
14 VSV Vi sinh vật
15 XK Xuất khẩu


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

1. ðẶT VẤN ðỀ

1.1.Tính cấp thiết của ñề tài

Thực phẩm rất cần thiết cho mọi người trong ñời sống hàng ngày, trong ñó
rau là loại thực phẩm không thể thay thế ñược. Bởi lẽ cây rau cung cấp rất
nhiều chất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người như: protein,
lipid, vitamin, muối khoáng và nhiều chất quan trọng khác. ðặc biệt cây rau
có ưu thế hơn một số cây trồng khác về vitamin và chất khoáng. Hơn nữa,
chất xơ trong rau chiếm một khối lượng lớn tuy không có giá trị về mặt dinh
dưỡng song bản thân chúng rất xốp nên có tác dụng nhuận tràng, làm tăng khả
năng tiêu hóa, làm giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ ñiều trị bệnh ñái tháo
ñường, ñiều chỉnh cân nặng Như vậy, cây rau có giá trị dinh dưỡng rất
phong phú và ñặc biệt quan trọng với ñời sống con người, là thành phần quan
trọng trong mỗi bữa ăn của mọi người trên hành tinh này (Tạ Thu Cúc, 2007).
Rau xanh cũng như những cây trồng khác, ñể có giá trị kinh tế cao, ngoài
yêu cầu về giống tốt, chủng loại ña dạng, thì vấn ñề về kỹ thuật canh tác góp
phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, sản lượng rau. Chính vì vậy,
người trồng rau không ngừng cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao ñầu tư phân
bón, bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên hiện nay xu hướng
sản xuất rau hàng hóa ngày càng gia tăng, chạy theo lợi nhuận, ñã dẫn ñến
tình trạng rau bị ô nhiễm do vi sinh vật, hóa chất ñộc hại, dư lượng kim
loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng ñến sức khỏe
cộng ñồng. Vì vậy, vấn ñề vệ sinh an toàn thực phẩm ñối với mặt hàng
nông sản nhất là sản phẩm rau ñang ñược xã hội ñặc biệt quan tâm. Sản
xuất rau an toàn, rau hữu cơ bảo vệ người tiêu dùng, không chỉ là vấn ñề tất
yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng cao tính cạnh
tranh của nông sản hàng hóa trong ñiều kiện Việt Nam vừa trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại thế giới, mở ra thị trường lớn tiêu thụ trong và
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất. Nhưng làm thế nào ñể có sản
phẩm rau an toàn và ña dạng về chủng loại, cho năng suất và hiệu quả kinh tế

cao, ñồng thời ñảm bảo yếu tố bền vững ñối với môi trường cho ñến nay vẫn
ñang là vấn ñề lớn ñược ñặt ra.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất rau hiện nay vẫn chưa có một quy hoạch hợp
lý, chưa có một hệ thống phân phối hợp lý và bền vững, hầu hết vẫn ở tình
trạng manh mún, nhỏ lẻ. Thêm vào ñó, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm rau
cũng chưa ñược tiến hành ñồng bộ. ðầu ra cho sản phẩm còn hạn hẹp, không
ổn ñịnh, giá cả bấp bênh ñã ảnh hưởng không nhỏ tới quyết ñịnh của người
dân trong việc tiếp thu và ứng dụng những quy trình này vào sản xuất thay
cho lối trồng rau cũ. Dẫn ñến sản phẩm rau không ñảm bảo chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, ảnh hưởng rất lớn ñến sức khoẻ cộng ñồng.
ðánh giá ñúng thực trạng sản xuất rau hiện nay nhằm tìm ra những hạn
chế, tạo cơ sở cho việc ñề xuất các giải pháp hữu hiệu, thúc ñẩy phát triển sản
xuất rau an toàn, hữu cơ nâng cao chất lượng sản phẩm rau, bảo vệ người tiêu
dùng, tăng cao thu nhập cho người lao ñộng vùng sản xuất rau là cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn ñó, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và ñề xuất một số giải pháp phát triển rau an toàn, hữu cơ
trên ñịa bàn Gia Lâm- Hà Nội.”
1.2. Mục ñích nghiên cứu
ðánh giá thực trạng sản xuất, tiềm năng phát triển rau an toàn trên ñịa
bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội. Từ ñó, tham gia xây dựng một số giải pháp
nhằm thúc ñẩy phát triển sản xuất rau an toàn, hữu cơ bảo vệ người tiêu dùng,
nâng cao thu nhập cho người lao ñộng vùng sản xuất rau.
1.3. Yêu cầu của ñề tài:
a. ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ cho sản xuất rau
an toàn, rau hữu cơ của huyện Gia Lâm – Hà Nội
b. ðánh giá ñược tình hình sản xuất rau an toàn, hữu cơ trên ñịa bàn
huyện Gia Lâm – Hà Nội.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3


c. ðánh giá ñược thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
sử dụng nguồn nước trong sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ.
d. ðề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển sản xuất rau an
toàn, hữu cơ trên ñịa bàn huyện
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả việc ñánh giá những ñiều kiện thuận lợi và khó khăn của vùng
sản xuất rau an toàn, hữu cơ huyện Gia Lâm - Hà Nội, sẽ là cơ sở cho những
chỉ ñạo sản xuất của ñịa phương theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần cho việc phát triển rau an
toàn, hữu cơ (về kỹ thuật, sản xuất, tiêu thụ).
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của huyện, ñáp ứng ñược
nhu cầu của người tiêu dùng, bảo vệ cộng ñồng.





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cơ sở lý luận của phát triển nông nghiệp bền vững
2.1.1.1.

Nông nghiệp hữu cơ
* Lịch sử ra ñời và phát triển của Nông nghiệp hữu cơ

Những người tiên phong như Rudolf Steiner, Robert Rodale, Sir Albert
Howard và bà Eva Balfour lần ñầu tiên xuất bản cuốn sách ý tưởng của họ về
nông nghiệp hữu cơ vào những năm 1920, 1930, 1940, nó ñã dần hoàn thiện
và ñã xác ñịnh ñược thế nào là phong trào sinh học và nông nghiệp hữu cơ.
Họ nêu ra sự quan tâm chú ý về cơ sở sinh học của ñộ phì ñất và mối liên hệ
của nó với sức khỏe của người và ñộng vật.
Lớn mạnh cùng với các hoạt ñộng của các nhà tiên phong, ñã xuất hiện
nhóm các nhà nông dân ở châu Âu, Mỹ phát triển theo hướng này. ðến những
năm 1940, 1950 mô hình của những nhà sản xuất hữu cơ ñã ñược hình thành.
Vấn ñề thanh tra, giám sát ñã ñược nêu ra, ñược thực hiện và hình thành các
tiêu chuẩn, hệ thống phát triển ở châu Âu, Mỹ và úc.
Người ñề xuất nhãn hàng hóa cho sản phẩm của phong trào sinh học là
Rudolf Steiner và có lẽ ñây là nhãn hữu cơ ñầu tiên ñược phát triển. Năm
1967 hội ðất ñược sự giúp ñỡ của bà Eva Balfour ñã xuất bản tiêu chuẩn về
sản xuất nông nghiệp hữu cơ ñầu tiên trên thế giới. Năm 1970, lần ñầu tiên
các sản phẩm hữu cơ ñược ra ñời. (Nowakovski T.Z. 1960)[41]
Trong những năm 1970, nhóm các trang trại khác nhau ở Mỹ ñã ñưa ra
nguyên tắc của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ trang trại. Nhiều nhóm ñã phát
triển hệ thống cấp giấy chứng chỉ của họ ñể ñảm bảo với người mua rằng sản
phẩm ñược gắn nhãn hữu cơ ñã ñược sản xuất theo tiêu chuẩn của họ.
Vào cuối những năm 1970 và ñầu năm 1980, cơ quan chứng nhận ñã
phát triển và vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhiều chương trình
công nhận ñã sớm phát triển như công nhận cho người sản xuất Phần lớn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

các tổ chức này thu hút một số hoạt ñộng khác ngoài chứng nhận. Vào giữa
những năm 1980, một số cơ quan chuyên về chứng nhận ñã ñược hình thành
như SKAL (Hà Lan), KRAV (Thụy ðiển), FVO (Mỹ) Cuối cùng, vào năm
1990 với sự ra ñời của qui ñịnh tại châu Âu về chứng nhận hữu cơ ñã trở

thành mối quan tâm theo hướng thương mại hóa, các công ty chứng nhận
ñược ra ñời.
Các cơ quan cấp giấy chứng nhận ñược phát triển, các tiêu chuẩn và qui
ñịnh về sản xuất hữu cơ ñược hoàn thiện và phong trào sản xuất hữu cơ ñược
phát triển trên quy mô toàn thế giới. IFOAM là Liên ñoàn Quốc tế về phong
trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các tiêu chuẩn cơ sở của IFOAM và
chương trình công nhận của IFOAM ñược tôn trọng như một hướng dẫn quốc
tế chung cho các hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận của các quốc gia có thể
ñược xây dựng về sản xuất hữu cơ
Bảng 2.1. Sự phát triển về diện tích ñất nông nghiệp
hữu cơ 2000 - 2010 theo vùng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6


Hình 2.1. Sự phát triển diện tích nông nghiệp hữu cơ
của các vùng 1999 - 2010
Hiện nay, các qui ñịnh về sản xuất hữu cơ ñã ñược ban hành như năm
1970, các bang Oregon và California ở Mỹ thông qua luật về sản xuất hữu cơ.
Năm 1980, một số sản phẩm hữu cơ mới bắt ñầu ñưa vào châu Âu nhiều hơn
và ở Mỹ các cơ quan thương mại về hữu cơ ñược tăng lên và nhanh chóng
vượt qua ngoài biên giới. ở Mỹ, người ta ñã thông qua sắc luật về sản xuất
thực phẩm hữu cơ năm 1990. Cuối cùng, tháng 12 năm 2000, Bộ Nông
nghiệp Mỹ ñã ban hành quy ñịnh về thực phẩm hữu cơ và có hiệu lực vào
tháng 10 năm 2002. Ở châu Âu, quy ñịnh 2092/91 về thực phẩm hữu cơ ñược
thông qua năm 1991. ở mức quốc tế, các quốc gia ñã hợp tác và xây dựng lên
tiêu chuẩn Codex Alimentarius hướng dẫn nông nghiệp hữu cơ từ năm 1992.
Codex Alimentarius tham gia vào nhiệm vụ của tổ chức FAO/WTO về tiêu
chuẩn lương thực. Những hướng dẫn của Codex Alimentarius về sản phẩm

hữu cơ ñã ñược thông qua năm 1999.
2.1.1.2. Quan ñiểm về nông nghiệp bền vững:
Theo quan ñiểm của Bill Mollison và Remy Mia Slay thì Nông nghiệp
bền vững ñược ñịnh nghĩa là: việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

con người: ñó là một triết lý và một cách tiếp cận về việc sử dụng ñất tạo ra
mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật,
ñất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng ñồng chặt
chẽ và có hiệu quả.
- Mục ñích của nông nghiệp bền vững là: Tạo ra một hệ sinh thái bền
vững, có tiềm lực kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của con người mà không làm hủy
hoại môi trường sống. Hay chính là việc thỏa mãn nhu cầu hiện tại mã không
lảm ảnh hưởng ñến nhu cầu của thế hệ mai sau.
Nông nghiệp bền vững tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp sản xuất
lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi nhiều hơn so với
hệ sinh thái tự nhiên.Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh
thái có sẵn trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái ñã bị
suy thoái.
- Triết lý của nông nghiệp bền vững là hợp tác với thiên nhiên, tuân
theo các quy luật tự nhiên, không ñi ngược lại, chống lại các quy luật tư
nhiên. Trong nông nghiệp bền vững xây dựng những hệ sinh thái nông nghiệp
với việc áp dụng các khoa học kỹ thuật khác nhau tùy vào ñiều kiện khí hậu
từng vùng miền và ñiều kiện kinh tế của từng ñịa phương. Việc áp dụng các
biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hay việc sử dụng các hóa chất làm phân bón
cần phải tính toán cẩn thận, việc áp dụng cần thức hiện theo nguyên tắc bốn
ñúng kết hợp với việc sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả.
- Nguyên tắc xây dựng nông nghiệp bền vững:
+ Tính ña dạng: ðây là một nguyên tắc tắc rất quan trọng ñể xây dựng

nền nông nghiệp bền vững. Chúng ta nhận thấy trong hệ sinh thái rừng tự
nhiên rất ít sâu bệnh hại ñó là nhờ sự ña dạng các loài sinh vật, hệ sinh vật
phong phú. Từ ñó ñảm bảo sự cân bằng sinh thái, còn nền nông nghiệp của
chúng ta hiện nay là nên nông nghiệp ñộc canh, gây mất cân bằng sinh thái
dẫn ñến sự bùng phát dịch hại nghiêm trọng như ñộc canh lúa dẫn ñến bùng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

phát dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn lùn xoắn lá ðể giảm tổn thất trong nông
nghiệp thì nền nông nghiệp cần phải ña dạng, có thể sử dụng các biện pháp
trồng xen canh, luân canh, trồng cây phân tầng ở những vùng trồng cây ăn
quả cây công nghiệp, kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm
+ ðất là một thực thể sống. ðất của chúng ta không chỉ là một giá thể
một môi trường sống cho sinh vật với ñơn thuần có các tính chất lý hóa mà nó
còn là một thực thể sống với một hệ vi sinh vật ña dạng ñang sống trong ñó,
chúng là tác nhân tạo nên ñộ phì của ñất, tạo nên ñộ mầu mỡ kết cấu ñất. Việc
bảo vệ ñất, bảo vệ hệ vi sinh vật ñất góp phần quan trọng vào nền nông
nghiệp bền vững. ðể chăm sóc ñất, bồi dưỡng ñất chúng ta cần tăng cường
bón phân hữu cơ, che phủ ñất chống xói mòn rửa trôi và hạn chế các chất ñộc
hại ñưa vào ñất.
+ Tái chu chuyển: Trong hệ sinh thái tự nhiên có hai chu trình quan
trọng là chu trình năng lượng và chu trình dinh dưỡng. Với hệ sinh thái nông
nghiệp chúng ta cần quan tâm ñến chu trình dinh dưỡng, việc tái chu chuyển
dinh dưỡng là rất quan trọng ñảm bảo một nền nông nghiệp bền vững. Mọi
thứ bắt ñầu từ ñất sẽ trở về ñất. Trong sản xuất nông nghiệp của chúng ta thì
sao? Chúng ta trồng cây cây lấy ñi từ ñất các dinh dưỡng, khoáng và hầu hết
các sản phẩm ấy mất theo sản phẩm thu hoạch, chúng ta trả lại ñất chỉ một số
rất ít do chúng ta bón phân và một phần nhỏ tàn dư thực vật, ñiều ñó ñã làm
ñất của chúng ta cạn kiệt. Còn trong chăn nuôi công nghiệp hiện nay thì
chúng ta khu vực hóa các khu chăn nuôi do ñó chủ yếu sử dụng thức ăn công

nghiệp, lượng phân thải ra tập chung ở một nơi nhất ñịnh gây ô nhiễm môi
trường mà lại gây lãng phí một nguồn phân hữu cơ cho nông nghiệp. Vì vậy
cần phải có kế hoạch quy hoạch nông nghiệp như thế nào ñể tránh gây lãng
phí lại gây ô nhiễm môi trường. Việc tái chu chuyển là ñiều rất quan trọng.
+ Kết cấu nhiều tầng: Năng suất của cây trồng hơn 90% là do quang
hợp do năng lượng bức xạ mặt trời. Năng lượng mặt trời mà cây trồng sự
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

dụng là rất nhỏ, lượng lãng phí là rất lớn. lượng bức xạ bị lãng phí rất nhiều,
với cầu trúc nhiều tầng thì chúng ta có thể sử dụng tốt nguồn năng lượng tự
nhiên này. Hơn nữa, với cấu trúc nhiều tầng thì hạn chế sự công phá của mưa
hàng năm, hạn chế sự bốc thoát hơi nước. Với cấu trúc nhiều tầng sẽ góp phần
bảo vệ ñất, hệ sinh vật, góp phần ña dạng hệ sinh thái nông nghiệp.
2.1.2. Cơ sở lý luận của việc sản xuất rau an toàn, hữu cơ
2.1.2.1. Khái niệm về rau an toàn, hữu cơ
+ Rau: Rau là cây hoặc phần có thể ăn ñược và thường mọng nước,
ngon và bổ ñược sử dụng như là một món ăn chính hoặc ñồ phụ gia ñể nấu
hoặc ăn sống.
+ Rau an toàn: Rau an toàn những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các
loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng ñúng với ñặc tính giống của chúng,
hàm lượng các hoá chất ñộc và mức ñộ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức
mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường
+ Rau hữu cơ: Là loại rau canh tác trong ñiều kiện hoàn toàn tự nhiên; không
bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật; không phun thuốc kích thích
sinh trưởng; không sử dụng thuốc diệt cỏ; không sử dụng sản phẩm biến ñổi gen.
* Rau hữu cơ khác với rau an toàn và rau thường như thế nào?
Tiêu chí Rau thường Rau an toàn Rau hữu cơ
Phân bón hóa học
S

ử dụng không có
liều lượng
Mức ñộ cho phép Không sử dụng
Thuốc trừ sâu
S
ử dụng không có
liều lượng
Liều lượng cho phép Không sử dụng
Chất kích thích
Sinh trưởng
S
ử dụng không có
liều lượng
ðược sử dụng
có liều lượng
Không s
ử dụng. Rau sinh
trưởng chậm tự nhiên.
* Giá trị dinh dưỡng của rau hữu cơ
Rau hữu cơ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn các loại thực
phẩm khác.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

- Tỷ lệ hợp chất chống oxi hoá trong trái cây và rau quả hữu cơ ≥ 40%
so với loại bình thường ( theo các nhà khoa học thuộc ðại học Newcastle Anh
quốc )
- Chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể hơn (sắt, kẽm…).
2.1.2.2 Tiêu chuẩn rau an toàn
Theo tác giả Trần Khắc Thi: Sản phẩm rau ñược coi là sạch (an toàn)

phải ñáp ứng các yêu cầu:
+ Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất, thu ñúng ñộ
chín, không có triệu trứng bệnh, có bao bì vệ sinh, hấp dẫn.
+ Sạch, an toàn về chất lượng: sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, nitrat, kim loại nặng và lượng vi sinh vật có hại không vượt
ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế Thế giới.
Theo tác giả Tô Kim Oanh: RAT là rau không bị dập nát, hư hỏng,
không có ñất bụi bao quanh, dư lượng chất hoá học, ñộc hại, hàm lượng nitrat,
kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải
ñược hạn chế theo tiêu chuẩn RAT và ñược trồng trên ñất không bị nhiễm kim
loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật ñược gọi là quy trình tổng
hợp, hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối
thiểu cho phép.
Theo Quyết ñịnh số 67 - 1998/Qð - BNN - KHCN ngày 28/4/1998 về
sản xuất rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì “rau an toàn“ ñược
khái niệm như sau: những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn
củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng ñúng với ñặc tính giống của chúng, hàm
lượng các hoá chất ñộc và mức ñộ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức
mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì ñược
coi là ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn.
Áp dụng các nguyên tắc HACCP vào sản xuất rau an toàn theo tiêu
chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), nguyên tắc 6 có ñoạn viết:
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

Người nông dân sản xuất sản xuất RAT buộc phải làm ñúng theo luật
quốc tế và trong nước. Mọi nông dân ñều có khả năng chứng tỏ sự cam kết của họ
về:
+ Duy trì trách nhiệm với khách hàng về chất lượng vệ sinh an thực phẩm
+ Giảm thiểu các ảnh hưởng xấu ñến môi trường, ñồng thời bảo vệ

nguồn có ích trong tự nhiên và ñời sống của ñộng vật hoang dó.
+ Giảm việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật.
+ Tăng hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
+ ðảm bảo thái ñộ có trách nhiệm ñối với sức khoẻ và sự an toàn của
người lao ñộng.
Căn cứ vào ñiều kiện sản xuất cụ thể nước ta và yêu cầu về rau sạch,
Hà Nội ñó ra quyết ñịnh số 562 Qð/KH - CN quy ñịnh tạm thời về tiêu chuẩn
chất lượng rau sạch. Rau an toàn là rau ñược sản xuất tuân thủ theo một quy
trình an toàn cho sức khoẻ con người, do Sở khoa học - Công nghệ và Môi
trường quy ñịnh. Cụ thể là rau phải ñược trồng trên vùng thổ nhưỡng không
có nguồn nước ô nhiễm, không có kim loại nặng, cây giống không có bệnh và
việc chăm bón phân, thuốc bảo vệ thực vật phải theo lịch trình chặt chẽ, ñể
ñến khi ñưa ra thị trường trong rau không có vi lượng ñộc hại và không còn
có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy ở giác ñộ các nhà kỹ thuật, nhà quản lí và người sản xuất ñều
ñó ñưa ra các khái niệm về rau an toàn. Tuy có nhiều quan ñiểm khác nhau về
rau an toàn, nhưng tựu trung lại rau an toàn là loại rau ñảm bảo các tiêu chuẩn
về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại
nặng và vi sinh vật gây hại của tổ chức y tế thế giới và Việt Nam. An toàn cho
người tiêu dùng và môi trường.
Nghiên cứu về các nguyên nhân gây ô nhiễm tới môi trường canh tác
và sản phẩm rau xanh. ðó là các hoá chất dùng trong nông nghiệp (thuốc
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

BVTV, phân khoáng) ñược các ñề tài cấp nhà nước KC.02.07 và KN.01.12
thực hiện giai ñoạn 1991 - 1995 ñề cập. ðó là các vi sinh vật gây hại có trong
nước tưới, trong phân hữu cơ, trong ñất ñược nghiên cứu trong giai ñoạn 1996
- 2000. ðó cũng là tác ñộng của các kim loại nặng tồn dư trong ñất và nước tưới.
Các yêu cầu chất lượng của RAT:

Tiêu chuẩn về hình thái: sản phẩm ñược thu hoạch ñúng thời ñiểm,
ñúng yêu cầu của từng loại rau (ñúng ñộ chín kỹ thuật hay thương phẩm),
không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
Về chỉ tiêu nội chất phải ñảm bảo các quy ñịnh cho phép:
• Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau.
• Hàm lượng Nitrate (NO
3
-
) tích lũy trong sản phẩm rau.
• Hàm lượng tích lũy một số kim loại nặng như: chì (Pb), thủy ngân
(Hg), asen (As), cadimi (Cd), ñồng (Cu).
• Mức ñộ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Salmonella
sp.) và ký sinh trùng ñường ruột (trứng giun ñũa Ascaris sp.).
Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của RAT phải nằm dưới mức cho
phép theo tiêu chuẩn của FAO, WHO, hoặc một số nước tiến tiến trên thế giới
như Nga, Mỹ. (Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2005) [19].
Nhìn chung, RAT ñược trồng trên các vùng ñất không bị nhiễm kim loại
nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật tổng hợp, sử dụng phân bón,
thuốc BVTV ở mức tối thiểu cho phép.
Sản xuất RAT là một bộ phận của ngµnh sản xuất nông nghiệp, bên
cạnh những ñặc ñiểm chung, sản xuất RAT còn có những yêu cầu riêng
(Nguyễn Vũ Mai Anh, 2007) [2]:
• Phải xử lý kỹ vườn ươm ñể phòng chống sâu, bệnh cho cây giống.
• Là loại cây trồng yêu cầu kỹ thuật cao, ñầu tư vật chất cũng như lao
ñộng lớn hơn cây trồng khác.
• Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên các nhiều loại sâu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

bệnh hại, cần phải sử dụng thuốc BVTV, phân bón ñóng quy ñịnh (về liều

lượng, chủng loại, thời gian ) và tổ chức sử dụng lao ñộng hợp lý, khoa học
ñể vừa cho năng suất, sản lượng cao vừa ñảm bảo chất lượng.
• ðòi hỏi của thị trường tiêu thụ rất nghiêm ngặt, người sản xuất
phải tôn trọng các tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm mới tồn tại ñược trên
thị trường.
• Do sản xuất RAT phải tuân thủ những quy ñịnh ngặt nghèo của kỹ
thuật, năng suất và sản lượng thấp nên giá thành cao hơn nhiều so với sản
phẩm cùng loại, do vậy ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ.
• RAT là sản phẩm tươi sống có hàm lượng nước cao, cồng kềnh, dễ
hư hỏng, khó vận chuyển và bảo quản nên thường ñược tiêu thụ tại chỗ.
• Tiêu thụ rau mang tính thời vụ nên lượng cung cấp và giá là hai yếu
tố biến ñộng tỷ lệ nghịch với nhau. Sự khan hiếm vào ñầu, cuối vụ làm cho
giá bán tăng và giá bán giảm vào giữa vụ do lượng cung tăng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội ñã ra quy ñịnh
562/QDKHCN về RAT, sản xuất rau an toàn phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu
chuẩn chất lượng của Sở KHCN & MT (Nguyễn Vũ Mai Anh 2007) [2]
 Sản xuất các loại RAT phải vận dụng các yêu cầu cụ thể cho từng
loại rau, với ñiều kiện thực tế của từng ñịa phương.
 Môi trường sản xuất như: ñất, nước, không khí cần phải sạch.
 Rau phải ñược sản xuất ở những nơi ñã quy hoạch và quản lý chặt
chẽ về phân bón, thuốc BVTV.
 Hạt giống ñược kiểm ñịnh chất lượng, có khả năng kháng sâu bệnh
cao, không chứa mầm bệnh hại.
 ðất trồng rau không ñược nhiễm bẩn. Cấu trúc ñất trung bình, pH từ
5,5 - 6,8. Hàm lượng mùn > 1,5%. Không chứa tàn dư sâu bệnh.
 Nguồn nước sử dụng phải ñược lấy trực tiếp từ sông Hồng, sông
ðuống hoặc từ giếng khoan.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14


 Chỉ sử dụng phân ñã ñược ủ hoai mục.
 Áp dụng nghiêm ngặt phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
Chỉ sử dụng thuốc các ñộ ñộc thấp, thời gian phân hủy nhanh trong trường
hợp cần thiết và phải ñảm bảo thời gian cách ly.
 Thu hoạch tại thời ñiểm rau ñạt chất lượng tốt nhất. Rau cần ñược
phân loại theo tiêu chuẩn chất lượng và phải ñược bán ngay.
Nguyên nhân làm RAT “chưa an toàn”: rau “chưa an toàn” là do trong
quá trình canh tác người dân ñã không thực hiện ñúng các yêu cầu (Trung tâm
UNESCO, 2004) [22]
• Thuốc BVTV sử dụng không ñóng cách và quá nhiều loại, dư lượng
thuốc cao.
• Tình trạng bón phân ñạm, lân, kali không cân ñối, hợp lý; bón lót ít,
kéo dài thời gian bón thúc, dẫn ñến tích lũy các chất, ñặc biệt là (NO
3
-
).
• Sử dụng nguồn nước không sạch hay nước ñã bị ô nhiễm bởi chất
thải của bệnh viện, khu công nghiệp ñể tưới nên rau tích lũy nhiều chất ñộc,
kim loại nặng.
• Sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý, ñưa vào sản phẩm các trứng
giun, sán và các yếu tố khác gây bệnh ñường ruột cho con người.
Nitrate (NO
3
-
): ñối với cây rau, dạng ñạm dễ hút là dạng Nitrate (NO
3
-
).
Khi vào trong cây, loại ñạm này ñược một loại men làm nhiệm vụ khử ñể tạo
ra NH

4
+
, chất này ñược cây sử dụng tạo ra các axit amin và protit nuôi cây.
Khi bón quá nhiều ñạm, mặc dù quá trình khử Nitrate trong cây rau làm việc
tích cực nhưng vẫn không thể loại trừ hết gây nên dư thừa NO
3
-
. Mặt khác, ở
trong ñất NO
3
-

còn thừa sẽ di chuyển vào nguồn nước ngầm, chảy vào giếng,
sông, suối gây ra ô nhiễm NO
3
-
. Cây rau hút nhiều ñạm thường có màu xanh
ñậm, nhìn hấp dẫn nhưng thực tế chất lượng giảm, chứa nhiều nước gây khó
khăn cho công tác bảo quản, cất trữ. Hơn nữa, cây còn là tiêu ñiểm thu hút sâu
bệnh hại (Trung tâm UNESCO 2004), [22].
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

Kim loại nặng: kim loại nặng như: Chì (Pb), ñồng (Cu), kẽm (Zn), thuỷ
ngân (Hg), Asen (As), Cadimi (Cd) tồn tại sẵn trong ñất, nước ngầm và một
số có chứa trong thuốc BVTV.
• Tiêu chuẩn cho phép nồng ñộ của một số kim loại nặng tối ña có
trong nước tính theo ppm (1 ppm tương ñương 1 mg/l): Cd = 0,01; Pb = 0,1;
Hg = 0,001; As = 0,1.
Bảng 2.2. Ngưỡng Nitrate (NO3-) cho phép trong rau tươi (mg/kg)

Tên rau Mức giới hạn tối ña cho phép
Xà lách 1500
Rau gia vị 600
Cải bắp, su hào, súp lơ, củ cải, tỏi 500
Hành lá, bầu bí, ớt cay, cà tím 400
Ngô rau 300
Khoai tây, cà rốt 250
ðậu quả, măng tây, ớt ngọt 200
Cà chua, dưa chuột 150
Dưa bở 90
Hành tây 80
Dưa hấu 60
Nguồn: Phụ lục kèm theo quyết ñịnh số 106/2007/Qð-BNN

• Tiêu chuẩn cho phép nồng ñộ của một số kim loại nặng tối ña có
trong ñất tính theo ppm: As = 12; Cd = 2,0; Pb = 70.
Rau trồng ở gần các khu công nghiệp gây mất an toàn cho người sử
dụng bởi các chất thải không ñược xử lý vào môi trường ñất, nước ngầm, tích
lũy một lượng quá tiêu chuẩn cho phép. Cây trồng do quá trình hút nước, dinh
dưỡng ñã tích luỹ một lượng kim loại nặng ñáng kể.
Bảng 2.3. Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng (mg/kg rau tươi)
Nguyên tố Mức giới hạn tối ña cho phép
Asen (As) 1,0
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

Chì (Pb)
Cadimi (Cd):
- Rau ăn củ
- Rau ăn lá

- Xà lách
- Rau khác
Thủy ngân (Hg)
ðồng (Cu)
Kẽm (Zn)
Thiếc (Sn)
1,0

0,05
0,2
0,1
0,02
0,3
30
40
200
Nguồn: Phụ lục kèm theo quyết ñịnh số 106/2007/Qð-BNN
Bảng 2.4. Ngưỡng giới hạn vi sinh vật gây bệnh trong rau tươi
Vi sinh vật Mức giới hạn (CFU/g)
Salmonella (không có trong 25 g)
Coliforms
E.coli, S.aureus
0
100
10
Nguồn: Phụ lục kèm theo quyết ñịnh số 106/2007/Qð-BNN
Vi sinh vật và ký sinh trùng: rau không sạch do nhiễm ký sinh trùng và
vi sinh vật gây bệnh chủ yếu do ñất trồng, nguồn nước tưới bị nhiễm bẩn hoặc
sử dụng phân tươi của gia súc, gia cầm bón cho rau. Việc sử dụng rau có vi
trùng, nấm bệnh, ký sinh trùng gây cho con người các bệnh ñường ruột

(giun sán, tiêu chảy )( Trung tâm UNESCO, 2004), [22].
2.1.3. Chất lượng rau và các nguy cơ ô nhiễm sản phẩm rau trên thế giới
Ở các nước trồng rau trên thế giới, nghề trồng rau rất phát triển và ñã
có một quá trình lịch sử lâu ñời, vì vậy họ rất quan tâm ñến chất lượng sản
phẩm, năng suất và hiệu quả kinh tế.
Chất lượng rau ñược ñánh giá qua 2 chỉ tiêu: Hàm lượng dinh dưỡng và
ñộ an toàn về thực phẩm của sản phẩm rau. Giá trị dinh dưỡng cơ bản của sản

×