Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

khai thác và sử dụng nguồn nước tổng hợp có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội vùng núi tỉnh viêng chăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 93 trang )

1




MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Viêng Chăn là một tình thuộc miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào, với tổng diện tích tự nhiên 15,927 km
P
2
P , trong đó 11,82 kmP
2
P là vùng
núi chiếm khoảng 68 %. Vùng núi Viêng Chăn bao gồm nhiều dân tộc sinh
sống, trình độ dân trí còn rất thấp, cơ sở hạ tầng rất nghèo nàn. Đặc biệt là
tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt rất phổ biến, hiện
đang là một thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung và
các công tác thủy lợi nói riêng.
Đảng và nhà nước đã rất chú trọng tới việc đầu tư, thực hiện các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, trong đó chủ yếu là các vùng sâu
vùng xa đặc biệt khó khăn. Các dự án có nguồn vốn trong nước và vốn nước
ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và đã đang được triển khai ngày một
nhiều. Ở những vùng địa hình cao các hệ thống công trình thủy lợi đã được
xây dựng nhằm khai thác nguồn nước mặt, các song suối để cung cấp nước
cho sinh hoạt, nông nghiệp thủy điện để phát triển cho kinh tế - xã hội cho địa
phương, thường nhằm khai thác mà còn mang tính tự phát giải quyết tổng thể
chưa có quy hoạch một cách khoa học, đặc biệt là các vùng khan hiếm nguồn
nước. Vì vậy nhu cầu về nguồn nước để đáp ứng được các mục tiêu nói trên
ngày càng cao.Việc nghiên cứu tìm ra giải pháp khoa học nhằm ‘‘Sử dụng


nguồn nước tổng hợp có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội vùng núi tỉnh
Viêng Chăn’’ là rất cần thiết và cấp bách, tạo tiền đề cho việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng nhằm tăng giá trị hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp, giải
2




quyết thiếu nước sinh hoạt, nâng cao đời sống cho nhân dân, từ đó đảm bảo
ổn định chính trị, an ninh quốc phòng.
Yêu cầu đặt ra cho công tác thủy lợi phục vụ cho chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội vùng núi Viêng Chăn trong thời gian tới là : coi trọng vấn đề
đảm bảo an ninh lương thực, tập trung phát tiển sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh và phát tiển kinh tế đa ngành.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu và đề xuất mô hình khai thác và sử dụng nguồn nước tổng
hợp có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội vùng núi tỉnh Viêng chăn.
3. CÁCH TIẾP CẬN
Tiếp cận tổng hợp: xem khu vực nghiên cứu là một phần lưu vực sông,
trong đó các điều kiện cấu thành hệ thống bao gồm: địa chất, khí hậu, nước,
sinh vật, con người, phương thức quản lý và khai thác.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điềuu tra, thu thập tài liệu, phân tích tài liệu thực tế
- Phương pháp đánh giá và kế thừa kết quả nghiên cứu về các biện
pháp khai thác và sử dụng nguồn nước tổng hợp vùng núi
- Phương pháp kiểm nghiệm các mô hình.






3




CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1- ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NÚI
TỈNH VIÊNG CHĂN
1.1.1- Vị trí địa lý
Viêng Chân là một tỉnh nằm trong miền Trung của Lào, nằm trong giới
hạn: Từ 17
P
o
P48’ vĩ độ Bắc và Từ 102P
o
P06’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh : Luông Pra bang
- Phía Nam giáp Thủ đô Viêng Chăn
- Phía Đông giáp với Xiêng khoảng
- Phía Tây giáp tỉnh Xayabouly và Tháilan
Tỉnh lỵ của Viêng Chăn là Muang Phonhong cách thủ đô Viêng Chăn
khoảng 80 km, có 13 huyện tất cả, trong đó có 9 huyện thuộc ở vùng miền núi
nằm tập trung ở phía Tây Bắc và Đông Nam.
1.1.2- Đắc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh miền núi nhìn chung là địa hình đa dạng và phức tạp
bao gồm: miền núi, trung du và đồng bằng. Hường dốc chính của địa hình theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Tỉnh Viêng chăn có 4/5 diện tích tự nhiên là vùng núi, địa hình bị chia

cắt mạnh mẽ, có nhiều đồi núi, khe lạch. Đặc trưng cơ bản của vùng này là độ
dốc lớn, độ dốc trung bình tới trên 25
P
o
P, giao thông đi lại hết sức khó khăn, bên
cạnh đó việc cung cấp cho sản suất nông nghiệp và cho sinh hoạt của đồng bảo
hiện cũng là một vấn đề khó khăn. Diện tích đất có thể phát triển nông nghiệp
thì nhỏ lẻ, phân tán. Các cánh đông tương đối bằng phằng để sản xuất cây
4




lương thực chỉ khoảng vài ngàn ha. Còn lại các cây trồng khác chỉ có thể trồng
trên các diện tích đất dốc.
Địa hình vùng núi Vieng chan nhìn chung có thể chia thành 2 dạng chính
như sau:
a. Địa hình núi cao
Vùng này cao độ tương đối dốc theo hướng Bắc Nam, tập trung ở các
huyện: Vangvieng, kasy, Hinheup. Phần lớn các loại địa hình này là có thể
trồng cây lâm nghiệp và đất có khả năng nông nghiệp rất ít, năng suất thu nhập
cũng thấp do nguồn nước tưới còn hạn chế, sản xuất nông nghiệp đồng bảo chủ
yếu trông chờ vào nước mưa.
Tuy khó khăn về nguồn nước nhưng ở vùng này lại có nhiều yếu tố
thuận lợi về mặt địa hình, đó là có nhiều khe suối, thung lũng sông có lưu vực
hứng nước lớn, phù hợp với việc xây dựng các kho nước lợi dụng tổng hợp,
phục vụ cho phát triển kinh tế khu hạ du.
b. Địa hình gò đồi
Địa hình dạng này chủ yếu ở trên các huyện Saysomboun, Phuong,
Xanakham, Viengkham, diện tích mặt bằng khá lớn, với cao độ bình quân từ

200 m đến 300 m. Các vùng này là có tiềm năng để phát triển cây công nghiệp,
cây đặc sản. Tuy nhiên về diện tích hiện đang canh tác thì còn hạn chế ít.
Những nguyên nhân dẫn tưới tình trạng này là: nguồn nước rất khan hiếm,
chưa đáp ứng được thực tế sản xuất hiện tại cũng như mở rộng diện tích đất
canh tác, mặt khác việc đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông
nghiệp và cấp nước sinh hoạt hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tuy có
nhiều khó khăn về mặt khai thác nguồn nước, nhưng trên dạng địa hình này
cungc có thuận lợi đó là: có nhiều sông suối nhỏ, có khả năng xây dựng các hồ
chứa tưới và cấp nước tại chỗ.
5




1.1.3- Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng
a. Địa chất kiến tạo
Khu vưc vùng núi Viêng Chăn được cấu tạo bởi các trầm tích Paleozoi
nằm dưới, phủ lên trên là các trầm tích vụn thô lục địa Kainozoi. Dựa vào đặc
điểm thành phần thạch học, quan hệ địa tầng có thể chia ra các phần vi địa tầng
như sau :
+ Hệ tầng Phu pha Nang : phân bố thành những dải núi dạng Cuesta,
thành phần thạch học gồm cát kết màu xám xét bột kết, chiều dầy hệ tầng
khoảng 350 m.
+ Hệ Champa: Lộ ra ở rìa bồn trũng nằm lót trầm tích chữa muối của
hệtầng Thangon. Thành phần thạch học bao gồm cuội kết, đôi khi là dăm kết,
sạn kết và các kết màu xám, chiều dày khoảng 400 m.
+ Hệ tầng Vientaine: có diện phân bố khá rộng chủ yếu là bờ phải sông
NamNgum và sông Tong, thành phần cuội kết, cát, sét, chiều dầy hệ tầng thay
đổi từ 10 - 70 m.
b. Địa chất thủy văn

Phần thượng nguồn, nước ngầm chứa trong tầng khe nứt vỉa và tầng
trầm tích lục nguyên. Nguồn cấp chính cho nước ngầm là nước mưa, lương cấp
từ 0,1 đến 1 L/s/km
P
2
P, cao nhất khoảng 2 L/s/kmP
2
P.
Trên khu vực nguyên cứu ít có mỏ nước áp lực xuất hiện và hầu như
không có sông ngầm, khả năng sử dụng nước ngầm chủ yếu cho sinh hoạt nông
thôn và cũng chỉ sử dụng được một số vùng.
c. Địa chất khoáng sản
Theo tài liệu của Cục mỏ địa chất, trong phạm vi khu vực có những điểm
chứa muối lớn, phạm vi phân bố tương đối rộng, những điểm chứa dưới dạng
6




sa khoáng, như ở Caolia, dọc sông Namngum, mỏ than bùn ở bản Maknao, mỏ
cát thủy tinh ở bản Ilay, mỏ đất sét hầu hết các mỏ trên đang ở giai đoạn tìm
kiếm chưa xác định được trữ lượng. Phần thượng nguồn hầu như không có mỏ
khoáng sản mà chủ yếu là sa khoáng không tập trung. Các vị trí dự định xây
dựng kho nước đều không có mỏ khoáng sản.
d. Thổ nhưỡng
Đất trong vùng nghiên cứu chủ yếu là đất mùn miền núi cao. Các loại đất
chính gồm có như sau:
- Đất cát (Arenosol)
- Đất phù sa (Fluvisols)
- Đất xói mòn mạnh (Leptosols)

- Đất mùn trên núi cao (Acrisols)
- Đất xám nâu (Lixsols)
- Đất mặn (Solonet)
- Đất đen nhiệt đới (Luvisols)
- Đất ao hồ, sông suối
- Đất vùng núi cao có độ dốc >25% .
Các loại đất này dọc theo sông NamLik, Namngum và dọc theo các suối
là đất phù sa được bồi tự và đất cát. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là đất
cát pha thịt và đất thịt trung bình, chiều dày tầng đất canh tác chừng 30 - 60 cm,
phía dưới là đất sét và đất thịt. Nói chung thành phần đất trên khu vực cho phép
đa dạng hóa cây trồng cao, đát thuộc loại dễ cải tạo nếu được tưới tiêu hợp lý sẽ
có năng suất cao, đây là một tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp, chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản.


7




1.1.4- Đặc điểm khí tượng thủy văn
1.1.4.1. Mạng lưới quan trắc trên khu vực
Bảng 1-1. Danh sách trạm thủy văn trong khu vực nghiên cứu
TT Tên trạm Tên sông
Tọa độ
FR
Lưuvực
R (KmP
2
P)

Kinh độ
Vĩ độ
1
Kasy
Lik
19
P
o
P
13’09’’
102
P
o
P
15’04’’
374
2
Hineheup
Lik
18
P
o
P
39’08’’
102
P
o
P
21’03’’
5,115

3
Vang vieng
Xong
18
P
o
P
39’08’’
102
P
o
P
26’09’’
864
4
Naluang
Ngum
18
P
o
P
11’50’’
102
P
o
P
46’07’’
5,220
5
Thalat

Ngum
18
P
o
P
54’08’’
102
P
o
P
31’00’’
8,280
6
Pakkanhoung
Ngum
18
P
o
P
31’00’’
102
P
o
P
33’00’’
13,560
7
Veunkham
Ngum
18

P
o
P
11’00’’
102
P
o
P
17’00’’
15,230
8
Thangon
Ngum
18
P
o
P
35’01’’
102
P
o
P
37’03’’
16,500
1.1.4.2- Đặc điểm khí hậu, khí tượng.
1- Đặc điểm thời tiết khí hậu
Nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Viêng Chăn nói riêng thuộc
vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, rất đa dạng, phong phú và ôn hòa. Có 2 mùa
rõ rẹt trong năm: mùa khô và mùa mưa.
2- Mưa

Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng IV và kết thúc vào tháng X, đó là
lương mưa chủ yếu trên toàn vùng đồng bằng, trung bình chiếm từ 85 – 90%.
Mùa khô thường kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa trong
thời gian này rất ít chỉ chiếm sắp xỉ 10 - 15 % lượng mưa cả năm.
Mưa hàng năm tại vùng Viêng Chăn có xu hướng tăng từ thấp đến cao, từ
phía Nam lên Bắc, với số liệu thực đo ta thấy lượng mưa khu vực tại trạm
Thangon 1600 mm, Napheng 2200 mm đến Phon Hong 2200 mm và lên phía
8




trên trạm Văng viêng là 3400 mm.Với số liệu thực đo lượng mưa trung bình
nhiều năm tại các trạm có trong (bảng 1-2) như sau:
Bảng 1-2: Mưa hàng năm trung bình nhiều năm tại một số trạm.
Trạm đo Thời kỳ đo đạc XR
o
R(mm)
Năm mưa lớn
Năm mưa nhỏ
X(mm)
Năm
X(mm)
Năm
Văng viêng
1969-2005
3456.178
4544.7
2000
2623.4

1988
Phôn hông
1971-2005
2259.55
3488.2
1995
1198.5
1974
Tha ngon
1951-2005
1688.81
2425.80
1971
1144.2
1977
Na pheng
1971-1998
2068.87
3360.1
1995
1376.8
1972
3- Gió
Gió được chia làm 2 màu rõ rệt như : mùa mưa là hướng gió Tây Nam và
mùa khô là hướng gió Đông Bắc , nước Lào không có biển nên thường gió
không lớn trung bình các tháng biến đổi từ 1 – 3 m/s. Và tốc độ gió lớn nhất
nằm khoảng 30 m/s, nhưng thời gian kéo dài không lâu, chủ yếu là do gió lốc
có tính cục bộ. Do vị trí địa lý nên Lào không ảnh hưởng trực tiếp mà chỉ bị
ảnh hưởng gián tiếp.
4- Nhiệt độ

Nhiệt độ bình quân năm dao động từ 21
P
o
P đến 26P
o
P. Nhiệt độ trong các
tháng chênh lệch nhau khoảng từ 1-5
P
o
P. Các tháng có nhiệt độ cao thường vào
tháng IV và tháng V, còn tháng có nhiệt độ thấp thường vào tháng XII đến
tháng II năm sau.




9




Bảng 1-3. Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại các trạm vùng Viêng Chăn
Đơn vị:
P
o
Pc
Trạm Thời kỳ

I II III IV V VI VII VIII


IX X XI XII Năm

Phonghong

71-2000

21.4

23.3

26.3

28.3

28.0

27.7

27.3

27.1

27.1

26.4

24.1

21.3


25.7

Vangvieng 73-2000

21.6

23.3

26.0

27.6

27.6

27.5

27.0

26.7

27.2

26.5

24.6

22.5

25.7


Napheng 71-2000

22.5

24.0

26.6

28.6

28.4

27.7

27.8

27.3

27.6

25.9

23.9

22.4

26.1

Thangon 71-2000


22.1

24.4

27.2

28.9

28.7

28.1

27.6

27.3

27.4

26.6

24.5

21.8

26.2

Veunkham 87-2000

23.5


24.8

27.6

29.5

28.6

28.3

27.8

26.7

27.5

26.6

25.4

23.2

26.6

5- Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trên khu vực là khá lớn, độ ẩm tối đa là 88% thường
vào tháng V đến tháng X hàng năm là trên 80%. Độ ẩm tối thấp vào tháng XI
đến tháng IV năm sau, độ ẩm thường thấp hơn 70%.
Bảng 1-4: Độ ẩm tương đối tháng năm trung bình nhiều năm tại các trạm
vùng Viêng Chăn

Đơn vị: %
Trạm
Thời kỳ
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Phonhong
71-2000
72
71
70
72
78
82
83
84
82
79
75
74

77
Vangvieng
73-2000
72
70
68
72
77
81
84
85
81
77
74
73
76
Napheng
71-2000
67
66
64
65
74
76
76
75
74
76
73
69

71
Thangon
71-2000
72
69
67
69
76
82
82
85
83
80
76
74
76
Veunkham
87-2000
81
79
79
77
82
87
86
88
88
85
81
81

83
6- Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi năm trên lưu vực là 1881 mm/năm. Bốc hơi bình
quân tháng nhỏ nhất là 1,3 mm/ngày, lớn nhất 6,6 mm/ngày. Lượng bốc hơi
trên lưu vực lớn nhất vào tháng III, IV, V.
10




Bảng 1-5: Lượng bốc hơi tháng, năm tại các trạm vùng Viêng Chăn
Đơn vị: mm
Trạm Thời kỳ I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII Năm

Phonghong
71-2000
61.6
73.2
99.1
88.8
62.6
47.9
43.5
39.4
41.7
50.6
55.9
58.8

723
Vangvieng 73-2000 120 132 160 147 111 75.3

68.5

57.6

66.0

91.3

100 113 1245

Napheng
71-2000
55.1
58.6
73.1
74.9
67.5
57.5
56.3
55.3
52.2
56.3
54.9
57.9
719
Thangon
71-2000

135
151
192
184
122
79.9
77.7
67.5
73.8
90.9
112
125
1413
Veunkham
87-2000
135
95.7
167
185
200
149
139
138
134
186
170
178
1880
1.1.4.3- Đặc điểm thủy văn
1- Dòng chảy năm

Dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên khu vực là 7.12
R
*
R10P
9
PmP
3
P với
môduyn dòng chảy bình quân là 42.16 l/s.km
P
2
P. Về cơ bản nguồn nước trên hệ
thống sông đều do mưa nên chế độ dòng chảy năm phụ thuộc vào chế độ mưa,
mùa mưa thì dòng chảy lớn còn mùa khô hầu như cạn kiệt.
Bảng 1-6: Dòng chảy năm trung bình nhiều năm ở một số vị trí
Trạm Sông F (kmP
2
P)
Dòng chảy năm
Q
R
o
R
(m
P
3
P
/s)
M
R

o
R
(l/s.km
P
2
P
)
W
R
o
R
.10
P
9
P
(m
P
3
P
)
Kasy
Namlik
374
9.62
25.72
0.30
R
*
R
10

P
9

Vangvieng
Namxong
864
46.83
54.20
1.47
R
*
R
10
P
9

Hinheup
NamLik
5.115
238.17
46.56
7.5
R
*
R
10
P
9

Thalat

Namngum
8.280
610.58
73.74
19.23
R
*
R
10
P
9

Bảng 1-7: Tần suất dòng chảy năm ở một số trạm.
Trạm Sông
F
(kmP
2
P)
Q
R
o
(mP
3
P/s)
Cv Cs
Q
R
p
R
(m

P
3
P
/s)
10
50
75
85
Kasy
Namlik
374
9.62
0.66
0.74
18.06
8.81
4.99
3.20
Hinheup Namlik 5.115 238.17 0.99 1.31 551.27 189.21 65.62 15.07
Vangvieng Namxong 864 46.83 1.01 1 109.82 38.98 12.12 0.27
11




2- Dòng chảy lũ
Trong khu vực nghiên cứu, dòng chảy lũ tập trung vào sông Namlik,
sông Namlik mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào nửa tháng X, chiếm
80% tổng lượng nứoc năm, mùa kiệt từ cuối tháng XI đến tháng V năm sau, 3
tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng VII,VIII,IX chiếm khoảng 65% tổng

lượng nước năm. Ta thấy rằng lượng dòng chảy năm tập trung vào mùa lũ tới
80%, còn mùa kiệt thì rất ít chỉ khoảng 15% tổng lượng dòng chảy năm.
3- Dòng chảy kiệt
Tại vùng núi Viêng Chăn dòng chảy kiệt nhất bắt đầu từ tháng XI đến
tháng V năm sau, tháng II,III là có dòng chảy kiệt nhất, lưu lượng tập trung
rất nhỏ, chỉ đạt trung bình 0,01 l/s, có nghĩa là hết sức nhỏ. Ta thấy rằng vào
mùa khô trong khu vực cực kỳ khan hiếm nước.
Bảng 1-8: Dòng chảy bình quân 3 tháng kiệt (I,II,III)
Vị trí Sông F(kmP
2
P) QR
tb
Cv Cs
Qp(m
P
3
P
/s)
50
75
85
Kasy
Namlik
374
4.46
0.66
0.74
8.81
4.99
3.20

Vangvieng
Namxong
864
9.36
1.01
1
38.98
12.12
0.27
Hinheup Namlik 5.115 42 0.99 1.31 189.21 65.62 15.07
1.1.4.4- Đặc điểm sông ngòi, lòng dẫn
1- Hình thái lưới sông
Vùng núi Viêng Chăn nằm trong lưu vực sông Namngum , vì vậy đặc
điểm sông ngòi trong khu vực điều nằm trong phụ lưu của con sông lớn này.
2- Sông Namngum
Namngum là một phụ lưu lớn của sông Mekhong, nó gồm có hai nhánh
chính là Namngum và Nam Lik bắt nguồn từ vùng núi với cao độ trên 1000
12




m, chúng gặp nhau tại bản Thinkeo tạo nên sông chính Namngum đoạn sông
có chiều dài 210 km từ Thinkeo đến Pakkhanhoung, sông chảy theo hướng
Bắc-Nam, từ Pakkhanhoung đến Thangon dòng sông uốn khúc quanh có liên
tiếp , chảy rất ngoằn nghèo. Các chi lưu quan trọng của sông là: Namcheng,
Namsouang, Namthon, Huốihum và Namkhan.
3- Sông NamLik
Sông NamLik là phụ lưu lớn của sông Namngum nó bắt nguồn từ núi
cao Phukhun thuộc tỉnh Luangpabang, chảy chủ yếu theo hướng Bắc – Nam

tổng chiều dài dòng chính của sông là 160 km, thượng nguồn sông gồm có
phụ lưu nhỏ như: sông Tong, song xong.
Lòng sông NamLik từ thượng nguồn đến cửa sông điều mang tính chất
của sông vùng đồi, nguồng nước sông đóng vai trò quan trọng trong khu phát
triển của 4 huyện vùng đồi tỉnh Viêng Chăn.
1.2- HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NÚI TỈNH VIÊNG
CHĂN
1.2.1- Đặc điểm xã hội
a. Tình hình dân số
Trong năm 2010 tổng số của 9 huyện miền núi của Viêng Chăn là :
350.700 người, mật độ bình quân là 23 ng/km
P
2
P, phân bố dân cư rất không đều,
tập chung chủ yếu ở các vùng đồi thấp. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên chỉ là
2,7%/năm .
Các nguyên nhân của thực trạng này là do: địa bàn vùng núi cao, điều
kiện địa hình phức tạp, sản xuất lương thực khó khăn do khan hiếm nước. Vì
vậy các đồng bảo chuyển xuống vùng thấp hơn, gần nguồn nước và điều kiện
sinh hoạt tốt hơn.
13




b. Về đời sống
Đời sống sinh hoạt của đồng bào miền núi Vieng chan hiện nay vấn
đang còn rất nhiều khó khăn, an ninh lương thực chưa được đảm bảo, sản
lượng lương thực đang ở mức thấp, với bình quân lương thực đầu người chỉ
khoảng 90 kg/ng/năm. Bên cạnh những thiếu thốn, khó khăn về nguồn nước

cũng đang là vấn đề hết sức gây gắt, tỷ lệ dân số được cấp nước còn rất thấp
chỉ đạt khoảng 30 – 35 %. Đặc biệt trong mùa khô càng khó khăn. Những khu
vực có nguồn nước cung cấp cũng rất hạn chế, về cả số lượng mà chất lượng
cũng chưa được đảm bảo.
c. Về văn hóa - xã hội
- Văn hóa: Về đời sống văn hóa của người dân trong vùng đã được
nâng cao so với trước đây, nhưng vẫn còn một số phong tục tập quán lạc hậu
như trong việc cưới, việc tang con mang những thủ tục năng nề, nhất là những
làng, bản nằm trên núi cao.
Với đặc trưng của địa hình vùng núi phức tạp, mật độ dân cư thưa thớt,
đường giao thông khó khăn, tỷ lệ có điện còn thấp, sóng truyền hình chưa phủ
tới, các loại sách khoa học kỹ thuật chậm đến nơi, đó cúng là một trong những
hạn chế để nâng cao đời sống văn hóa của đông bảo.
- Giáo dục:
Về giáo dục tỷ lệ mù chữ ơ vùng núi vẫn còn cao, số lượng học sinh ở
bậc trung học và trung học cơ sở thấp hơn so với vùng xuôi, giáo dục ở bậc
tiểu học vẫn chưa được phổ cập, số lượng giáo viên đang công tác tại vùng
cao còn rất ít, nhất là ở bậc tiểu học.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên hầu hết các trường đạt tại điểm
xa làng bản , cơ sở còn nghèo nàn, đường giao thông đi lại rất khó khăn, mặt
14




khác áp lực từ việc lao động kiếm sống vẫn còn lớn, vậy trẻ em chưa có điều
kiện được đi học. Đây là một chính thiệt thòi lớn cho các em.
- Y tế: Ở các huyện miền núi đều có các trung tâm y tế. Tại các bản
làng xa trung tâm cũng có trạm xá xã, nhưng số liệu còn hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu của người dân, phương tiện kỹ thuật lạc hậu, thuốc men còn

thiếu thốn, không đảm bảo được sức khỏe cho nhân dân.
Bên cạnh những khó khăn về mặt y tế, nước sạch sinh hoạt cũng đang
là một vấn đề lớn.Về mùa khô các đồng bảo thiếu nước sử dụng như: ăn uống,
tắm giặt. Do vậy dẫn đến các bệnh truyền nhiễm, đường ruột, đâu mắt.
1.2.2- Hiện trạng các ngành kinh tế trong vùng
1- Hiện trạng các ngành kinh tế
a. Về nông nghiệp
Nói chung nền sản xuất nông nghiệp trong khu vực chủ yếu là trông
chờ vào nước mưa, vậy năng suất cây trồng còn đang ở mức thấp. Sản lượng
lương thực có hạt vụ mùa gieo trồng được 62.690 ha, còn vụ chiêm thì thiếu
nước tưới, một số công trình dảm bảo gieo cấy chỉ khoảng 12.604 ha, do thiếu
nước cộng với là trình độ canh tác còn lạc hậu chính là nguyên nhân làm cho
năng suất lương thực chưa được nâng cao. Mặt khác hiện nay diện tích đất
hoang con nhiều và do cơ sở hạ tầng như giao thông, bệnh xá, trường học
chưa có nên dân chưa đến ở lập nghiệp. Muốn dân đến khai thác phải đầu tư
vật chất ban đầu, công trình giao thông, thủy lợi tạo điều kiện tối thiểu để dân
đến sinh sống và sản xuất được.
Qua cơ sở trên ta thấy rằng trước hết phải tập trung giải quyết công
trình tưới để phát triển lương thực.

15




b. Về trồng trọt:
Trong khu vực hiện nay vẫn còn khó khăn, chủ yếu vẫn đang dựa vào
sản xuất nông nghiệp, tự cấp tự túc là chính, gieo cấy chỉ tập trung vào vụ
mùa, còn vụ đông thì gần như không có sản xuất được do thiếu nước. Các
công trình thủy lợi chỉ đáp ứng một phần, vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để

sử dụng hiệu quả nguồn nước.
Các cây trồng khác ngoài lúa như đậu, lạc và các loại cây ăn quả khác
vẫn chưa được gieo trồng do không có hệ thống cấp nước.
c. Về chăn nuôi
Về chăn nuôi trong khu vực có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên
hình thức chăn nuôi hiện nay vẫn theo phương thức chăn nuôi từng hộ gia
đình, quy mô nhỏ. Vật nuôi chủ yếu là: trâu, bò, lợn và các loại gia cầm, giá
trị sản lượng trong chăn nuôi còn thấp do không đủ nguồn thức ăn.
d. Về thủy sản
Nguyên nhân để thu thập từ thủy sản chưa được phát triển là do thiếu
môi trường nước, dân mới chỉ tận dụng các ao hồ nhỏ trong vườn, các hồ
chứa nước nhỏ để nuôi trồng. Tuy nhiên về mùa khô các ao hồ đều cạn kiệt
nguồn nước, đây cũng là một khó khăn rất lớn trong khu vực.
2- Hiện trạng lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 191.155 ha nhưng do khai thác tràn lan,
không co kế hoạch nên hầu hết không còn rừng nguyên sinh do dân phá rừng
làm rẫy, chặt phá rừng bừa bãi. Đây là những tệ nạn cần sớm được ngăn chặn
càng sớm càng tốt.


16




3- Hiện trạng công nghiệp
Trên vùng núi Viêng Chăn, công nghiệp đã có nhà máy sản xuất nước
ngô đóng hộp, nhà máy sản xuất bột sắn tại huyện Mưn, nhưng hai nhà máy
này chưa tận dụng hết khả năng là do thiếu nguyên liệu như ngô, củ sắn. Việc
đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cũng rất khó khăn cũng như là việc cung

cấp nước tưới.
1.3- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC VÙNG NÚI VIÊNG CHĂN
Nói đến sản xuất nông nghiệp trước hết phải đề cập đến vấn đề nguồn
nước. Đây chính là yếu tố quyết định đến năng suất và sản lượng cây trồng.
Để nắm được một cách tổng quan về hiện trạng và khả năng phụ vụ của các
hệ thống cấp nước trong khu vực thì cũng phải giới thiệu sơ bộ về nguồn
nước và phương thức khai thác hiện đang đựoc sử dụng.
Trong khu vực vùng núi Viêng Chăn có nguồn nước rất đa dạng và
phong phú , bao gồm: nước mưa, nước mặt và nước ngầm. Tuy nhiên để phục
vụ sản xuất và sinh hoạt hiện chỉ đang sử dụng được một phần nhỏ, nước mưa
thì sử dụng một cách tự nhiên chưa có biện pháp giữ tận dụng một cách hiệu
quả, nước ngầm thì hầu như chưa được khai thác và sử dụng, chỉ có một vài
nơi khai thác the hình thức giếng để phục vụ nước sinh hoạt.
Về mặt thủy lợi: do điều kiện tự nhiên về địa hình địa mạo về khí tượng
thủy văn hết sức khó khăn, phức tạp vì vậy công tác thuỷ lợi miền núi còn
đang rất hạn chế. Các công trình thuỷ lợi phần lớn là các đập dâng, hồ chữa
hoặc cống lấy nước tự chảy, các trạm thuỷ điện loại nhỏ và trạm thuỷ luân. Hệ
thống thuỷ lợi vùng núi thường nhỏ, nằm phân tán và xa khu dân cư nên công
tác quản lý, bảo dưỡng gặp rất nhiều khó khăn.

17




1.3.1- Về công trình đầu mối
Công trình đầu mối thuỷ lợi miền núi có nhiều dạng nhưng chỉ tập
trung vào các dạng chính:
1- Hồ chứa

a. Đặc tính kỹ thuật
Các hồ chứa vùng núi thường nằm cao hơn so với các thung lũng
ruộng, bụng hồ hẹp và trải dài theo thung lũng núi. Do vậy muốn tăng được
dung tích hồ thì thường đập phải cao.
Ví dụ như hồ chứa nước Nam Houm, hồ chứa này nhằm phục vụ tưới là
chính, nhưng do hồ có dung tích hứu ích bé vì vậy diện tích tưới được cúng
hạn chế, chỉ phục vụ cho vài trục ha đất canh tác trong phạm vi thôn bản.
Công trình đầu mối , hồ chứa nước miền núi bao gồm: đâp đất, tràn xả lũ,
cống lấy nước.
 Đâp đất
Đất đắp đập chủ yếu sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương do dân tự
làm. Mặt đập bé và thấp, mãi thượng hạ lưu dốc, không có thiết bị tiêu nước,
chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn thiết kế.
 Tràn xả lũ
Phần lớn là các đường tràn tự nhiên, lợi dụng các ao núi sẫn có, đa số
các đường tràn đều là tràn đất, không được gia cố, hoặc có cũng rất sơ sài, chỉ
bằng đá xếp hoặc đá xây chất lượng kém, không đảm bảo ổn định, chưa tương
ứng với dung tích hiệu quả và dung tích phòng lũ của hồ.
Trên vùng núi do độ dốc sườn núi lớn, thàm phù thực vật bị phá hoại
nên về mùa mưa lũ về tập trung rất nhanh, lưu lượng và vân tốc rất lớn làm
cho đường tràn phải tập trung hoạt động với công suất cao. Mặt khác tiết diện
18




đường tràn thường bé, không được gia cố, giải pháp kỹ thuật tiêu năng sau
tràn chưa phù hợp dẫn đến xói hạ lưu tràn.
 Cống lấy nước
Cống lấy nước ở miền núi dùng các ống bê tông đúc sẵn hoặc các thân

cây đục rỗng, vì thế thường bị rò rỉ mất nước, chiều dài cống thường ngắn
hơn so với thân đập, thiết bị tiêu năng không có, qua thời gian khai thác khá
dài , phần lớn xung quanh thân cống và hạ lưu cống đều bị xói lở có thể dẫn
đến vỡ đập.
Bên cạnh đó thiết bị đóng mở cống cũng rất thô sơ, chủ yếu bằng van
phằng, bằng các thân cây gỗ hoặc cục bê tông nên chất lượng kín nước kém
hay rò rỉ, đóng mở nặng nề, vân hành hết sức khó khăn.
b. Khả năng phục vụ
Nhìn chung các hồ chứa miền núi hiện này mới chỉ đang làm nhiệm vụ
cấp nước cho nông nghiệp, chủ yếu phục vụ tưới cho lúa, còn các loại cây
trồng khác hầu như chỉ dựa vào nước trời.
Phát điện nhỏ là một trong những nhiệm vụ quan trọng việc lợi dụng
tổng hợp nguồn nước miền núi, nhưng đến đây vẫn chưa được chú trọng phát
triển. đây là một lãng phí rất lớn đặc biệt trong lúc đồng bảo đang rất cần điện
để phát triển mọi mặt của cuộc sống hiện nay.
Ngoài ra việc cung cấp nước tưới và phát điện các hồ chứa còn có
nhiệm
vụ là cấp nước sinh hoạt. Mặc dù lưu lượng cấp nước sinh hoạt là rất nhỏ,
nhưng các hồ chứa vẫn chưa đảm nhiệm đựoc đặc biệt là trong mùa kho lại
càng hết sức khó khăn.

19




c. Tính lợi dụng tổng hợp
Hiện nay các hồ chứa, ao núi nhỏ ở vùng miền núi nói chung hiệu quả
sử dụng còn rất thấp, tính bền vững kém, dễ bị hư hỏng. hiện mới chỉ phục vụ
cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là lúa, nhưng vẫn chưa

đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó tính lợi dụng tổng hợp không cao, các hồ
chứa phục vụ đa mục tiêu như: phát điện, cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy
sản…nên nguồn nước chưa được sử dụng một cách hiệu quả.
Vì thế tất cả các hồ chứa nhỏ hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
2- Đập dâng
a. Đặc tính kỹ thuật
Ở vùng núi thường sử dụng đập dâng ngăn dòng suối, chủ yếu nhằm sử
dụng dòng chảy cơ bản, nâng cao đầu nước để dẫn vào kênh. Có thể đưa ra ví
dụ như đập dâng Houay Son, đập này nhằm phục vụ tưới cho các diện tích
nhỏ lẻ ven thềm suối, về quy mô đập nhỏ, đơn giản, tính bền vững không cao.
Ở các địa phương thường dùng loại đập rọ đá xếp, rọ tre hoặc bằng
thép đan. Để ngăn nước chảy qua thân đập, thường dùng các tấm phen nứa có
phủ đất phía thượng lưu. Cấu tạo đập tuy đơn giản , rẻ tiền và có thể dùng vật
liệu tại chỗ, nhưng rất dễ bị phá huỷ trong mùa mưa lũ.
b. Khả năng phụ vụ
Đập dâng có những đặc tính kỹ thuật rất thuận lợi, nhưng thường khả
năng phục vụ thường rất thấp, kém bền vững, chỉ tồn tại qua một vài năm.
Mùa mưa lũ thì phải tu bổ thường xuyên, mùa khô khi cần nước thì hầu như
không phát huy được hiệu quả, do trong mùa này lưu lượng cơ bản của các
suối rất nhỏ.
20




c. Tính lợi dụng tổng hợp
Tính lợi dụng tổng hợp của đập dâng hiện nay còn rất thấp, nguyên
nhân do dễ hư hỏng, phải thường xuyên sửa chữa, khó tạo được chênh lệch
đầu nước tương đối ổn định để chảy máy phát điện mini hoặc các trạm bơm

nước va, bơm thuỷ luân. Vì thế việc cấp nước cho các vùng đổi cao, cấp nước
sinh hoạt, cấp điện cho các hộ gia định là không thể thực hiện được.
3- Các loại công trình khác
Ở một số địa phương hiện vẫn còn dùng guồng nước, lợi dụng tốc độ
của dòng chảy làm quay guồng đưa nước lên cao đổ vào kênh tưới ruộng. Đây
là các công trình mang tính truyển thống, đơn giản dễ làm nhưng hiệu quả
phục vụ rất thấp, diện tích được tưới rất nhỏ, nhưng loại công trình này kém
bền và tuổi thọ không cao.
1.3.2- Hệ thống kênh mương
1- Đặc tính kỹ thuật
Kệnh ở miền núi phần lớn là kênh đất, độ dốc lớn, mặt cắt kênh nhỏ,
tuyến kênh dài nên tổn thất nước trên hệ thống rất lớn.
Kênh ở miền núi không những làm nhiệm vụ chuyển nước tưới mà còn
đảm nhiệm cả việc chuyển nước mặt từ sườn dốc do mưa, hoặc dòng chảy từ
các lưu vực dọc hai bên tuyến kênh. Trong mùa mưa hiện tượng nước lũ suối
chảy cắt ngang kenh thường xuyên xảy ra. Mặt khác do kênh đi ven dưới
sườn dốc nên rất dễ xay ra hiện tượng lở, sạt đất bồi lấp kênh, dòng chảy bị
chặn lại, nước dâng tràn bờ gây vỡ kênh. Hiện nay các hệ thống phần lớn
chưa có công trình đảm bảo an toàn như tràn bên, công trình chống bồi lấp và
xói mòn trên kênh.

21




2- Khả năng phục vụ
Do kênh ở miền núi thường bị tồn thất, sạt lở, ách tắc, xa dân cư, không
được tu bổ thường xuyên nên khả năng phục vụ rất thấp.
Trong hệ thống có nhiều vùng cao cục bộ chưa được giải quyết tưới,

diện tích bị hạn xen kẽ trong khu tưới còn khá lớn.
3- Tính lợi dụng tổng hợp
Các hệ thống kênh miền núi do đã hoạt động khá lâu, xuống cấp
nghiêm trọng. Trong qúa trình sử dụng đồng bảo thường lợi dụng tổng hợp
một cách tự phát như: xẻ bờ kênh để lấy nước tưới, nước ăn hoặc lấy nước
vào ao nuôi cá. Làm cho mức độ xuống cấp của hệ thống kênh càng tăng
nhanh, tính lợi dụng tổng hợp thấp không đáp ứng được mục tiêu đề ra.












22




CHƯƠNG II
CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
2.1- ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NÚI TỈNH VIÊNG
CHĂN
Nguồn nước vùng núi ở Viêng Chăn về mùa mưa khá phong phú dồi
dào cả về nước mặt, nước mạch và nước ngầm. Tuy nhiên việc giữ lại nguồn

nước và sử dụng trong mùa kiệt lại là một vấn đề khác. Để tìm hiểu một cách
thấu đáo về nguồn nước của vùng núi Viêng Chăn chúng tôi đi sâu vào một số
đặc điểm như sau.
2.1.1- Đặc điểm địa hình
Vùng núi Viêng Chăn có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh mẽ,
có nhiều đồi núi, độ dốc lớn, bên cạnh những khó khăn đó lại cũng xuất hiện
những mặt thuận lợi, có thể tận dụng để cung cấp nguồn nước cho khu vực đó
là:
1- Có khả năng xây dụng hồ chứa
Đặc trưng địa hình vùng núi là có nhiều gò đồi, thung lũng, nhiều lưu
vực có khả năng hứng nước. Đây chính là những điều kiện rất lý tượng, cần
triệt để lợi dụng để xây dụng các hồ chứa lợi nhằm tích nước cho mùa lũ để
sử dụng cho mùa kiệt và chúng còn có khả năng lợi dụng tổng hợp, nhằm phát
triển đa mục tiêu như: phục vụ tưới, cấp nước sinh hoạt, phát điện nuôi trồng
thủy sản, kết hợp với các loại trạm bơm sử dụng năng lượng nước để tưới cho
cây trồng cạn.
2- Tận dụng nước từ các lưu vực khác
Song song với việc xây dựng các hồ chứa ở các lưu vực hứng nước
chính, cần tận dụng các khe suối nhỏ nhằm ngoài lưu vực có điều kiện địa
23




hình cho phép để tạo ra các ao hồ nhỏ trên núi, các đập dâng. Các công trình
này có nhiệm vụ cung cấp nước cho các khu vực hẹp, tăng thêm khả năng
điều tiết của lưu vực, tích nước mùa lũ và bổ sung nước cho công trình chính
trong mùa kiệt. Bên cạnh đó chúng còn góp phần giữ ẩm cho đất để phát triển
vườn rừng, phát triển chăn nuôi thủy sản, gia cầm. Mặt khác, các công trình
này còn có khả năng làm giảm nguồn nước, tăng nguồn sinh thủy, giảm mức

độ và tác hại của lũ quét gây xói mòn bạc màu trong mùa lũ.
2.1.2- Sự khan hiếm nguồn nước trong khư vực
1- Yếu tố tự nhiên
Trong vùng núi Viêng Chăn, mùa kho bắt đầu từ tháng XI và kết thúc
vào tháng IV năm sau. Trong khoảng thời gian này nước trong vùng hết sức
khan hiếm, tổng lượng mưa chỉ chiếm từ 15 – 20% tổng lượng mưa cả năm.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt
của người dân.
2- Yếu tố con người
Ở miền núi Viêng chăn dân thường có tập tục canh tác du canh du cư,
đốt nương làm rẫy, chính điều này đã tác động rất lớn tới môi trường, làm suy
thoái mạnh mẽ nguồn nước cả về lượng lẫn về chất.
Nạn chặt phá rừng khi rừng bị tàn phá, thảm phù không còn, hơn nữa
đất đai vùng núi phần lớn là đất dốc, chính vì vậy vào mùa mưa nước lũ tập
trung về rất nhanh, hệ số dòng chảy tăng, nước chaỷ với tố độ lớn gây ra xói
mòn, kết cấu bị phá vỡ, hệ số thấm giảm, tính trữ nước và giữ ẩm của đất bị
suy giảm nghiêm trọng.
Trên đây là các yếu tố chính tác động mạnh mẽ tới nguồn nước, đồng
thời cũng là nguyên nhân dẫn đến một thực trạng hết sức khó khăn:
Những khó khăn này sinh do khan hiếm nước:
24




- Do nguồn nước bị hạn chế dẫn tới sản xuất nông nghiệp không phát
triển được, sản lượng lương thực thấp, chất lượng không cao, mặt khác do
thiếu nước nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, áp dụng các khoa
học kỹ thuật cao. Chính vì vây đời sống người dân càng khó khăn hơn.
- Do khan hiếm nước, bên cạnh những khó khăn về sản xuất nông

nghiệp, sức khỏe người dân cũng không được đảm bảo, thiếu nước cho sinh
hoạt dẫn tới các bệnh chuyền nhiễm, đường ruột có môi trường phát triển
mạnh.
- Ở vùng núi đồng bào các dân tộc thiểu số thường sống tại các bản xa
trung tâm, dân cư thưa thớt, đường điện quốc gia chưa có. Chính vì vậy người
dân không được theo dõi các phương tiện như nghe, nhìn, không nắm được
các chính sách của nhà nước, không học được các phương thức làm ăn tiến
bộ, dẫn tới đời sống ngày càng đói nghèo, dân trí ngày càng thấp.
- Để đảm bảo đời sống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt người dân lại tiếp
tục đốt phá rừng làm rẫy, đốn cây rừng để bán, làm cho đất đai ngày càng suy
kiệt độ màu mỡ, nguồn nước ngày càng bị suy thoái và khan hiếm.
2.1.3- Các loại nguồn nước ở vùng núi
Như đã nêu trên vùng núi Viengchan rất khan hiếm nước, đặc biệt là
mùa kho. Tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều loại nguồn nước khác nhau có khả
năng sử dụng được, trong đó chủ yếu là nước mưa và nước mặt.
1- Nguồn nước mưa
Mưa trong khu vực khá dồi dào, lương mưa bình quân nhiều năm biến
đổi từ 1200 mm đến 1860 mm. do tác động của địa hình và khí hậu nhiệt đới
gió mùa đã ảnh hưởng sâu sắc đến khối lượng và biến động của nguồn nước
mưa.
25




2- Nguồn nướ mặt
Nước mặt trong vùng khá phong phú với nhiều nguồn nước khác nhau
như: nước mạch, nước từ các sông suối lớn, nước từ các lưu vực hứng nước,
ao núi , thung lũng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa, các nguồn nước này
cũng bị biến đổi theo không gian và thời gian, mùa mưa rất dồi dào, mùa kho

thì rất khan hiếm. Sau đây chúng tôi đi sâu vào từng loại cụ thể.
- Nước mạch
Nguồn nước mạch có trong hầu hết các huyện vùng núi Viêng Chăn.
Loại nước này thường xuất hiện các khe lạnh hoặc điểm lộ ở sườn núi, chúng
có đặc điểm cơ bản là lưu lượng rất nhỏ, thậm chí vô cùng nhỏ.
- Nước từ các suối nhỏ
Vùng núi thường có mạng lưới khe suối khá đáng kể, đây cúng là
nguồn có thể tận dụng để khai thác được. Tuy nhiên do địa hình vùng núi
thường bị chia cắt và thay đổi đột ngột, địa chất giữ nước kém, nguồn nước
lại nhỏ, ở xa và thấp hơn khu nhân cư rất nhiều, vì vậy rất cần có công trình
tập trung nước và dẫn nước tới nơi canh tác và sinh hoạt của dân.
- Nước từ sông suối lớn
Trong địa bàn vùng núi Viêng Chăn nằm trong phạm vi lưu vực sông
Namngum, lưới sông phát triển theo dạng cành cây bao gồm: sông Namlik,
sông NamTong, sông NamHai
Ở khu vực miền núi là có tiềm năng về nước mặt, nhưng do điều kiện
địa hình của lòng sông dốc, hơn nữa mực nước sông giữa hai mùa kiệt và mùa
lũ biến động rất lớn, chênh lệch cao độ giữa lòng sông và khu vực cần cấp
nước khá cao, điều này gây ra nhiều khó khăn cho khai thác và sử dụng.
- Nước từ các ao núi, thung lũng, lưu vực hứng nước

×