Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà d304 và gà HA1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 105 trang )




1
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm.
Trứng và thịt gia cầm có giá trị dinh dưỡng cao, tương đối đầy đủ và cân đối các chất.
Trứng gia cầm có tới 12,5% protein và thịt gia cầm chứa 21 - 22,5% protein. Trong
chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà là nghề đã có từ rất lâu đời, gắn liền với đời sống của
nhiều nông hộ. Chăn nuôi gà có nhiều ưu điểm như: Gà là giống gia cầm có hiệu suất
chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm cao, thời gian cho sản phẩm ngắn hơn nuôi lợn,
trâu bò Một gà thịt đạt khối lượng 50 lần khối lượng sơ sinh chỉ sau 8 tuần lễ, con
số này ở lợn là 20 lần trong 26 tuần, ở bò là 6 - 7 lần trong 52 tuần.
Tuy ngành chăn nuôi gia cầm có khá nhiều điểm mạnh nhưng cũng bộc lộ
không ít những khó khăn như: giống có chất lượng thấp, thức ăn kém chất lượng,
chăn nuôi nhỏ lẻ, thường xuyên chịu tác động của dịch bệnh,… Do vậy muốn chăn
nuôi đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi phải có con
giống năng suất, chất lượng cao, thức ăn phải cân đối dinh dưỡng, quy trình thú y an
toàn sinh học phải thực hiện nghiêm ngặt. Trong các yêu cầu đó, con giống chất
lượng cao là yêu cầu đầu tiên.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, xuất phát từ yêu cầu của công tác nghiên
cứu và thực tế sản xuất, chúng tôi đã chọn hai đối tượng là gà D304 và HA1 làm
nguyên liệu lai, cho con lai chất lượng cao. Trong đó, gà HA1 được Trung tâm
nghiên cứu gia cầm Thụy Phương chọn tạo thành công và nghiệm thu năm 2010. Gà
HA1 có năng suất trứng đạt 232,88 quả/mái/72 tuần tuổi, trứng màu trắng hồng, khối
lượng trứng nhỏ 40,0 - 42,0g, chất lượng trứng rất thơm ngon phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng. Tuy nhiên, năng suất này vẫn thấp hơn so với một số gà trên thế giới.
Gà D304 được Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương nhập từ cộng hòa Séc vào
tháng 7/2011, gà có lông màu trắng, cổ có cườm đen, năng suất trứng cao đạt 273,6


quả/mái/năm, vỏ trứng màu trắng hồng, khối lượng trứng to đạt 61,12g lúc 38 tuần tuổi
nhưng chất lượng trứng chưa cao.



2
Để kết hợp được ưu điểm và khắc phục một số nhược điểm của hai giống gà trên,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh
trưởng và sinh sản của con lai giữa gà D304 và gà HA1”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được một số đặc điểm sinh học của gà lai giữa gà D304 và gà
HA1.
- Xác định khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản của gà lai giữa gà D304 và
gà HA1.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh
sản trong điều kiện chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, tại Trung tâm nghiên cứu Gia
cầm Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Trên cơ sở lí luận ưu thế lai, luận văn đã triển khai một số tổ hợp lai giữa các
giống gà tạo con lai có năng suất chất lượng cao.
- Kết quả đề tài luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Con lai tạo ra có năng suất trứng cao, chất lượng trứng thơm ngon, màu sắc
trứng đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Con lai tạo ra góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi,
giải quyết công ăn việc làm cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở
nông thôn.









3
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. Cơ sở khoa học của đề tài
1. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu ngoại hình
Ngoại hình là hình dáng bên ngoài mang đặc điểm của giống, phản ánh tình
trạng sức khỏe, kết cấu các bộ phận bên trong cũng như thể hiện khuynh hướng, khả
năng sản xuất, giá trị kinh tế và là đặc điểm hình dáng đặc trưng phẩm giá của vật
nuôi [17]. Vì vậy ngoại hình là một trong những tiêu chí đánh giá chọn lọc vật nuôi.
Ngoại hình của gà bao gồm: Vóc dáng, màu sắc lông, da, hình dạng, màu sắc mỏ,
mào, chân.
Vóc dáng của gà được thể hiện qua kích thước một số chiều đo. Vóc dáng là đặc
điểm thể hiện rõ nhất hướng sản xuất của gà. Gà hướng trứng thường có ngoại hình cân
đối, thân dài, rộng và sâu, ngực rộng, hơi nhô về phía trước, bụng rộng, khoảng cách
giữa hai chân rộng. Khoảng cách từ đầu mút của xương lưỡi hái đến điểm sau
cùng của xương ngồi và khoảng cách giữa hai mỏm xương háng rộng. Gà hướng
thịt có ngực sâu rộng, cơ ngực, cơ đùi, cơ ức, cơ lườn và cơ lưng phát triển, thân
tròn hình trụ, xương lưỡi hái to. Gà kiêm dụng có hình dáng trung gian, cơ thể có
hướng kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng. Schuberth và Ruhland (1978,

Nguyễn Chí Bảo dịch) [41] cho rằng có mối tương quan thuận giữa khối lượng
cơ thể với tất cả các chiều đo. Siegel và Dunington (1987) [70] cho biết tương
quan giữa góc ngực và khối lượng cơ thể từ 0,4 đến 0,68, trung bình là 0,42.
Bộ lông: Theo Đặng Hữu Lanh [28] màu sắc lông là mã hiệu của giống, là dấu
hiệu để nhận dạng con giống. Theo Jonhansson (1972) (dẫn theo Vũ Thị Đức
(2010) [12]), lông là một tính trạng của phẩm giống. Màu sắc lông, da rất đa dạng:
có những giống lông thuần nhất như gà Ác, Hisex Whiter có lông màu trắng



4
tuyền,…Ngược lại, có những giống màu lông rất đa dạng như gà Zoloti Stylerghorn
có màu vàng, cam, đỏ trắng, đen…xen kẽ sặc sỡ nhiều màu rất đẹp.
Màu sắc da, lông ở gia cầm được xác định bởi hai loại sắc tố là Melanin và
Xantofin. Sắc tố Xantofin ở dạng tinh thể màu vàng, chỉ nằm ở da, mỏ, chân. Tiền
sắc tố Melanin là Melanogen khi bị oxihóa cho ra các màu như vàng đất, vàng rỉ sắt,
nâu hung, nâu đen. Sắc tố Melanin ở dạng hạt, có ở da, gốc lông, xuất hiện không
phụ thuộc vào lứa tuổi. Màu sắc lông do ít gen kiểm soát nên có thể sử dụng để
phân tích di truyền, dự đoán màu của đời sau trong chọn lọc.
Màu sắc, độ bóng mượt của lông liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng,
sức khoẻ, sức sản xuất của gia cầm: khi gà khoẻ mạnh, khẩu phần cân đối thì bộ
lông đẹp. Ngược lại, dinh dưỡng kém, gia cầm ốm thì bộ lông xơ xác, dễ gãy, rụng.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi màu lông gà là: Do màu sắc, hình thức và sự
phân bố của các hạt màu trong tế bào và do số lượng các lớp tế bào cấu trúc và khả
năng nhạy cảm ánh sáng của các tế bào đó.
Mào: do gấp nếp của da tạo thành, tại đó tập trung rất nhiều dây thần kinh,
mạch quản và các hốc máu, làm cho mào có màu đỏ tươi. Có thể căn cứ vào màu
sắc của mào để đánh giá tình trạng sức khoẻ và sức sản xuất của gia cầm. Khi gia
cầm khoẻ mạnh, nhất là khi thành thục sinh dục, mào có màu đỏ rực rỡ. Trong mọi
trường hợp, khi gà ốm thì mào đều trở nên tím tái, đây là dấu hiệu đầu tiên để đánh

giá sức khoẻ của gia cầm. Khi buồng trứng hoạt động bình thường thì mào lớn,
chứa nhiều máu nên gà đẻ mào có màu đỏ tươi. Trong chọn giống nếu chọn gà thịt
nên chọn con có mào màu đỏ tươi, nếu là giống gà mào đơn thì mào phải thẳng
đứng, răng cưa thưa đều.
Mào gà khá đa dạng về hình thù, kích thước, màu sắc, đặc trưng cho từng
giống và là đặc điểm phân biệt trống mái như: mào đơn (mào cờ) ở gà Ri, gà Mía;
mào hoa hồng (mào giống như hoa mào gà) ở gà Hồ, Đông Tảo; mào quả dâu và
mào hình hạt đậu (không có mào điển hình) ở gà chọi. Hình dạng mào gà do các
gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Khi có mặt gen Ab gà sẽ có dạng hoa



5
hồng (mào đôi). Khi có mặt gen aB thì gà có mào nụ và gen ab có dạng mào cờ
(mào đơn).
Mỏ: có nguồn gốc vảy sừng, cứng, chắc. Gà có mỏ dài và mảnh thì khả năng
sản xuất giảm. Ngược lại, gà mái đẻ tốt có mỏ ngắn, chân có vẩy chắc, móng ngắn.
Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, gà da đen thì mỏ cũng tối màu.
Chân: thường có 4 ngón, cá biệt có giống 5 ngón (gà Ác), chân có vảy sừng bao
bọc, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Da chân có thể màu vàng, trắng đen (gà Ác) hay
đỏ (gà Chọi). Đặc điểm chân cao có liên quan đến khả năng cho thịt thấp và khả năng
phát dục chậm, gà mái có chân thấp thì khả năng đẻ tốt.
1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu tập tính
Tập tính (behaviour): Tập tính động vật là những phản ứng, là cách mà cơ thể động
vật trả lời với các tác nhân kích thích. Hay tập tính là mọi vận động, cử động hoặc ngừng
cử động có thể quan sát trực tiếp trong đời sống hàng ngày của con vật.
Căn cứ vào đặc điểm và khả năng tiến hóa, phân biệt ba loại tập tính:
Tập tính bẩm sinh (bản năng, nguyên thủy): Là loại tập tính có tính bản năng
được quyết định bởi yếu tố di truyền, con vật mới sinh ra đã có, không thay đổi
được. Loại tập tính này thường gắn liền với hoạt động sống còn của con vật như

sinh sản, trú ẩn và kiếm mồi.
Tập tính thứ sinh: Là loại tập tính con vật có được do tiếp thu từ kinh nghiệm hay
học tập, do quan hệ giữa các cá thể trong bầy, đàn và có thể thay đổi với hoàn cảnh. Vì
thế tập tính này có thể được hình thành và có thể bị mất đi.
Tập tính tập nhiễm: Là tập tính trung gian giữa hai loại trên. Tập tính này sinh ra đã
có, nhưng còn được phát triển và hoàn thiện trong đời sống của con vật.
Cơ sở sinh học của tập tính động vật: Là cơ chế hoạt động thần kinh thông qua
các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Tập tính gồm các cơ quan tiếp nhận cảm giác trong, ngoài, cơ quan vận động
và cơ quan điều khiển. Mỗi hoạt động bất kỳ của cơ chế đều là một phần của tập
tính động vật [25].



6


Hình 1. Sơ đồ về cơ chế hình thành và điều khiển tập tính ở động vật
Tập tính bẩm sinh (bản năng, nguyên thủy): là chuỗi phản xạ không điều kiện
mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra.
Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi.
Tập tính thứ sinh: là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính
là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay
đổi. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của
hệ thần kinh và tuổi thọ.
Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và
hệ nội tiết.
Tập tính động vật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tính di truyền, chọn
lọc, nhiệt độ, mật độ, ánh sáng, độ ẩm, stress, động lực, sự cách ly và sự học tập,
thời gian và các chu kỳ tự nhiên.

Nhìn chung, tập tính là một tính trạng được sử dụng trong chọn giống bởi
chúng đảm bảo cho sự tồn tại của loài trước môi trường vốn luôn biến động. Mặt
khác, chỉ tiêu cơ bản của ngành chăn nuôi là năng suất, điều này liên
Cơ quan thụ cảm
(ngoài hoặc trong)
Kích thích trong
(hoocmon,
nội thể)
Kích thích ngoài
(vật lý, cơ học,
hóa học)
Cơ quan thực hiện
phản ứng thích
hợp
Thần kinh
trung ƣơng



7
quan tới trạng thái tối ưu của vật nuôi. Trạng thái đó biểu hiện bên ngoài bằng các
tập tính. Vì vậy nghiên cứu về tập tính có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý thuyết lẫn
thực tiễn.
2. Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, được nuôi
trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và
ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính
trạng về năng suất của gia cầm như sinh trưởng, sinh sản, tăng trưởng, đẻ trứng đều
là các tính trạng số lượng.
Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các gen quy định. Các tính

trạng số lượng bị chi phối bởi nhiều gen. Các gen này hoạt động theo ba phương
thức:
- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích luỹ của từng gen.
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một lô cút.
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác, của các gen không cùng một lô cút.
Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị giống thông thường (General breeding
value) có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần. Hiệu ứng trội
(D) và át gen (I) là những hiệu ứng không cộng tính, có ý nghĩa đặc biệt trong
các tổ hợp lai. Ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen
và sai lệch môi trường qui định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng
do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng
biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt.
Khác với tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
các yếu tố ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngoài không thể làm thay đổi cấu trúc
di truyền, nhưng nó tác động làm phát huy hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt
động của các gen. Các tính trạng số lượng được quy định bởi kiểu gen và chịu ảnh
hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan đó được biểu thị như sau:
P = G + E
Trong đó: P là giá trị kiểu hình



8
G là giá trị kiểu gen
E là sai lệch môi trường.
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo ba phương thức: cộng gộp, trội và át gen.
Từ đó, G cũng có thể biểu thị theo:
G = A + D + I
Trong đó: G là giá trị kiểu gen
A là giá trị cộng gộp

D là giá trị sai lệch trội
I là giá trị sai lệch tương tác
Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của môi trường. Có hai
loại môi trường chính:
- Môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên toàn
bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại yếu tố này có tính chất thường xuyên như:
thức ăn, khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
- Môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ
lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời
con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên.
Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh, quan hệ của kiểu hình
(P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị cụ thể:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua phân tích cho thấy các giống gia cầm, cũng như các giống sinh vật khác,
con cái đều nhận được ở bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó.
Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, nhưng khả
năng đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống như: chế độ
chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý,
Người ta có thể xác định các tính trạng số lượng qua mức độ tập trung (g),
mức độ biến dị (CV%), hệ số di truyền của các tính trạng (h
2
), hệ số lặp lại của các
tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, v.v
2.1. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà



9
Sức khỏe của gia cầm tốt sẽ làm tăng khả năng sản xuất của bản thân chúng,
đồng thời tạo ra thế hệ sau cũng khỏe mạnh và có sức sản xuất cao hơn, vì vậy nó

có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn lọc giống. Để nghiên cứu sức khỏe của
gia cầm thường căn cứ vào tỉ lệ nuôi sống.
Tỉ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Chỉ tiêu này không những là thước đo
việc thực hiện quy trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng mà còn dùng để đánh giá
sức sống, sức sản xuất, khả năng thích nghi của mỗi dòng, giống gia cầm.
Theo Hill và cs (1985), Gavora (1990) (dẫn theo Cao Bá Cường (2010) [5]),
hệ số di truyền của sức sống là 0,66, hệ số di truyền của sức kháng bệnh là 0,25. Ở
giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỉ lệ chết cao qua các giai đoạn
sinh trưởng (Brandsch và Biilchel (1978), Nguyễn Chí Bảo dịch [4]) cho rằng cận
huyết làm giảm tỉ lệ sống, ƯTL làm tăng tỉ lệ sống. Các giống vật nuôi nhiệt đới có
khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở
xứ lạnh.
Tỉ lệ nuôi sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giống, trạng thái cơ thể,
điều kiện môi trường, Theo Thummabood.S (1990) (dẫn theo Dương Thị Anh
Đào (2006) [8]), tỉ lệ nuôi sống phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sống và điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng, chỉ có vài phần trăm phụ thuộc vào giống.
2.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản
2.2.1. Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục được xác định bằng ngày tuổi của đàn gà mái khi bắt
đầu có 5% tổng số mái đẻ trứng. Mỗi giống gà có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên khác
nhau.
Tuổi thành thục về tính không phải do gen đặc thù quy định mà có liên quan
chặt chẽ đến sự tăng lên về thể trọng ở một thời điểm nhất định. Chế độ dinh dưỡng
có ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể cũng như sự tăng trọng của vật nuôi từ đó mà
ảnh hưởng tới tuổi thành thục sinh dục. Trong cùng một giống những cá thể nào



10

được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì thành thục sinh dục sớm hơn so với cá thể nuôi
kém.
Ngày tháng nở của gà con hay nói chính xác là độ dài của ngày chiếu sáng,
khoảng thời gian chiếu sáng tự nhiên hay nhân tạo cũng ảnh hưởng tới khả năng
thành thục về tính. Theo Lương Thị Hồng (2005) [21] gà Leghorn ấp nở quanh
năm, tuy nhiên những gà ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 có tuổi thành thục về tính
dục là 150 ngày, những gà ấp nở từ tháng 4 đến tháng 8 thì tuổi thành thục về tính
dục trên 170 ngày.
Trong chăn nuôi người ta rất chú trọng đến chương trình chiếu sáng. Các nhà
chăn nuôi thường áp dụng chương trình chiếu sáng giảm dần trong giai đoạn nuôi
hậu bị. Trước thời gian đẻ vài ngày, người ta thường tăng thời gian chiếu sáng để
kích thích phát dục và sau đó chiếu sáng theo quy trình chăn nuôi gia cầm đẻ để ánh
sáng tăng dần tới 15 - 16 giờ chiếu sáng/ngày.
Hướng sản xuất cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính dục. Các giống gà
hướng trứng có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm hơn. Gà TP1: 168 ngày, TP2 165 ngày,
TP3: 169 ngày, TP4: 185 ngày, gà TM1: 143 ngày, gà TM2: 141 ngày, gà HA1: 140
ngày, gà HA2: 143 ngày theo Phùng Đức Tiến và cs (2010) [52].
Thông thường gà bắt đầu đẻ từ 20 - 21 tuần và chỉ sản xuất trong vòng một
năm, sau đó mức độ đẻ giảm sút so với lượng thức ăn tiêu thụ nên nếu tiếp tục nuôi
sẽ không có hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra để đánh giá khả năng sinh sản của giống người ta còn chú ý tới tuổi
đạt 50% và tuổi đẻ đạt đỉnh cao.
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2011) [53] khối lượng cơ thể và khối lượng trứng gà
TMH1, TMH2 ở các thời điểm 5% và 50% đạt 1444,33 - 42,33g; 1618,66 - 50,84 và
1418,66 - 41,69g; 1669,33 - 46,98g.
2.2.2. Năng suất trứng
Năng suất trứng là số trứng trung bình của mái đẻ trong một khoảng thời gian
nhất định. Đây là chỉ tiêu quan trọng xác định khả năng hoạt động của hệ sinh dục ở gia
cầm. Theo Brandsch và Bichel (1978) [12] năng suất trứng được tính theo năm sinh




11
học 365 ngày kể từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên. Do nhiều gen tương tác quy định nên
năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, nhưng dao động lớn khoảng 0,12 - 0,3
[53]. Hệ số di truyền trong ba tháng đầu ở gà h
2
= 0,22 [23].
Số lượng tế bào trứng của gà mái ở thời kỳ đẻ trứng có thể đếm được khoảng
3.600 trứng, nhưng chỉ có 1 số lượng rất hạn chế được chín và rụng. Trong thời gian
phát triển ban đầu, các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào, không có liên
kết với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này trở thành nhiều tầng, sự tạo thêm sẽ tiến
tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun, bên trong follicun có một
khoang hở chứa đầy một chất dịch. Bề ngoài follicun trông giống như một cái túi.
Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều follicun trở nên chín làm thay đổi hình dạng buồng
trứng trông giống như “chùm nho”. Sau thời kỳ đẻ trứng lại trở thành hình dạng ban
đầu, các follicun chín vỡ ra, tế bào trứng chín ra ngoài cùng với dịch follicun và rơi
vào phễu ống dẫn trứng.
Các tài liệu nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết vật chất lòng đỏ trứng gà được
tạo thành trước khi đẻ trứng 9 - 10 ngày, tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ từ 1 đến 3
ngày đầu rất chậm, khi đường kính của lòng đỏ đạt tới 6mm, bắt đầu vào thời kỳ
sinh trưởng cực nhanh, đường kính có thể tăng 4mm trong 24 giờ, cho tới khi đạt
đường kính tối đa 40mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ không tương quan với
cường độ đẻ trứng. Thời gian từ lúc đẻ quả trứng và thời gian rụng trứng sau kéo
dài 15 - 75 phút. Quá trình hình thành trứng và rụng trứng là một quá trình sinh lý
phức tạp phụ thuộc 4 nhóm nhân tố chính:
Hoocmon: Tuyến yên và tuyến sinh dục là hai yếu tố chính quyết định đến việc
nâng cao sản lượng trứng. Ba loại hoocmon là estrogen, androgen và progesteron do
buồng trứng tiết ra có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của ống dẫn trứng ở gia
cầm. Ngoài tuyến sinh dục thì tuyến giáp cũng ảnh hưởng tới sản lượng trứng gà.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, gà mái già hàm lượng tiroxin ít hơn các gà
mái tơ khá nhiều.
Nuôi dưỡng: Sản lượng trứng sẽ giảm sút nếu không cung cấp đầy đủ các chất
dinh dưỡng cho cơ thể. Gà có thể không đẻ nếu các chất dinh dưỡng được cung cấp



12
kém phẩm chất. Theo Phùng Đức Tiến (dẫn theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
(2003) [32]) khi bổ sung vào khẩu phần ăn cho gà mái đẻ methionin 0,1% làm tăng
tỉ lệ đẻ tới 67,78%. Gà mái đẻ nhu cầu về nước uống rất quan trọng, nước uống
không những giúp duy trì sống mà còn đảm bảo sự sản xuất trứng. Gà đẻ sản lượng
trứng càng cao thì nhu cầu về nước uống càng lớn.
Sự thay lông: Gà thay lông sớm, thời gian thay lông kéo dài sức đẻ thấp, gà
thay lông muộn và thay lông nhanh sức đẻ phục hồi nhanh và cao.
Khí hậu: Gà rất nhạy cảm với ánh sáng vì ánh sáng có tác động mạnh đến tuổi
thành thục về tính theo cơ chế: ánh sáng tác động lên mắt, thông qua dây thần kinh
lên não bộ, từ đó tác động lên vùng dưới đồi, kết quả giải phóng hoocmon LH và
hoocmon Gonandotropin. Các hoocmon này kích thích sự phát triển của nang trứng
và điều tiết quá trình rụng trứng. Gà mái đẻ được chuyển từ chế độ chiếu sáng ngắn
sang chế độ chiếu sáng dài sẽ có sức đẻ trứng tăng lên và chuyển từ chế độ chiếu
sáng dài sang chế độ chiếu sáng ngắn sẽ giảm sức đẻ trứng. Gà mái đẻ cần 14 - 16
giờ chiếu sáng/ngày [20]. Ngoài ánh sáng, sản lượng trứng còn chịu tác động của
nhiệt độ, độ ẩm, …
Nghiên cứu của Hays (1944), Albada (1955) (dẫn theo Trịnh Đình Đạt (2002) [9])
cho rằng sản lượng trứng do 5 yếu tố quyết định và được sắp xếp theo thứ tự quan trọng là:
Thời gian kéo dài sự đẻ trứng, cường độ đẻ, thời gian nghỉ đẻ mùa đông, tuổi thành thục và
bản năng đòi ấp. Cụ thể:
Thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ: do cặp gen P và p điều hành.
Cường độ đẻ: yếu tố này do hai cặp gen R và r, R’ và r’ điều hành.

Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt là nghỉ đẻ vào mùa đông): do các gen M và m điều
khiển. Gia cầm có gen mm thì về mùa đông vẫn tiếp tục đẻ đều.
Tuổi thành thục về sinh dục: người ta cho rằng ít nhất có hai cặp gen chính
tham gia vào yếu tố này: gen E (gen liên kết giới tính) và e; còn cặp thứ hai là E’ và
e’. Gen trội E chịu trách nhiệm tính thành thục về sinh dục.
Bản năng đòi ấp: do 2 gen A và C phối hợp với nhau điều khiển.
Hai yếu tố 1 và 4 kết hợp với nhau, cũng có nghĩa là các cặp gen Pp và Ee có



13
phối hợp với nhau. Tất nhiên, ngoài các gen chính tham gia vào việc điều khiển các
yếu tố trên, có thể còn có nhiều gen khác phụ lực vào.
Bảng 1. Ảnh hưởng của tuổi thành thục đến năng suất trứng [57]
Ngày tuổi bắt đầu đẻ
Số trứng trong năm
135
> 280
145
260
164
210
185
203
204
190
224
178

Kết quả nghiên cứu về năng suất trứng của một số giống gà: Theo Phạm Thị

Thanh Bình (2012) [3] gà TP1, TP3 có năng suất trứng lúc 68 tuần tuổi lần lượt là
181,140 trứng /máivà 183,53 trứng/mái. Nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2010)
[52] trên đàn gà Hung nhập nội đạt tỉ lệ đẻ cao nhất vào tuần đẻ thứ 8: 65,12%. Nghiên
cứu của Nguyễn Ngọc Dụng và cs (2010) (dẫn theo Phùng Đức Tiến (2010) [52]) cho
thấy tỉ lệ đẻ của 2 dòng gà tây màu đồng và gà tây màu thiếc đều đạt đỉnh cao ở tháng đẻ
thứ 2 là 50,73% - 48,95%.
2.2.3. Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là khối lượng trung bình của các trứng đẻ trong một năm. khối
lượng trứng của gia cầm thuộc nhóm tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của nhiều
gen, do vậy có thể nâng cao tính trạng bằng cách chọn lọc. Tuy nhiên, đến nay người ta
cũng chưa xác định được chính xác số lượng gen quy định tính trạng này.
Sau sản lượng trứng thì khối lượng trứng là một chỉ tiêu cấu thành năng suất ở gia
cầm. Hệ số di truyền của tính trạng này theo một số kết quả nghiên cứu là: 0,48 - 0,8
theo Brandsch và Buelchel (dẫn theo Nguyễn Viết Thái (2012) [45]), 0,6 - 0,74 theo
Nguyễn văn Thiện [46], 0,46 - 0,48 theo Comstock và cs [62], 0,44 - 0,74 theo Waters
[72], 0,54 theo Pencheva [68].



14
Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Giống và tuổi thành thục về tính của gia cầm: Gia cầm đẻ càng sớm thì trứng
càng nhỏ, tuổi gia cầm càng cao thì khối lượng trứng càng lớn.
Môi trường: Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến khối lượng trứng của gia
cầm. Theo Moris (1973) (dẫn theo Phạm Thị Minh Thu và cs (2004) [47]) ở chế độ
chiếu sáng 14 giờ sáng và 13 giờ tối thì khối lượng trứng gà tăng 1,4g so với chế độ
chiếu sáng 14 giờ sáng và 10 giờ tối, trong khi đó ở chế độ chiếu sáng 14 giờ sáng
và 16 giờ tối thì khối lượng trứng tăng lên 2,9g so với chế độ 14 giờ sáng và 10 giờ
tối.
Chế độ dinh dưỡng: Khi thiếu protein có ảnh hưởng rõ đến khối lượng trứng.

Thiếu lysine ảnh hưởng đến tỉ lệ lòng đỏ, trong khi đó thiếu methionine lại ảnh
hưởng chủ yếu tới lòng trắng. Thiếu vitamin B chỉ ảnh hưởng đến sản lượng trứng
nhưng không ảnh hưởng đến khối lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến chất
lượng vỏ.
Ngoài ra, nhiều tác giả còn cho rằng, giữa khối lượng và số lượng trứng có
tương quan nghịch. Theo Janva (1967) (dẫn theo Bùi Quang Tiến và Nguyễn Thị
Hoài Tao (1985) [48]), hệ số tương quan giữa sản lượng trứng và khối lượng trứng
là -0,11.
Kết quả nghiên cứu về khối lượng trứng của một số giống gà: Lúc 38 tuần tuổi
khối lượng trứng gà TM1, TM2 đạt 61,12g và 62,78g. Khối lượng trứng trung bình ở
37 - 38 tuần tuổi của gà lông màu Huba dòng nhỏ là 55,18g/quả, 55,96g/quả đối với gà
lông màu dòng trung [53].
2.2.4. Chất lượng trứng
Hình thái trứng
Trứng gia cầm thường có hình oval hoặc hình e-lip: một đầu lớn và một đầu
nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số hình thái của
trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói và liên quan đến tỉ lệ ấp nở
của trứng gia cầm. Những trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho tỉ lệ ấp nở kém.



15
Trứng mỗi loại gia cầm đều có chỉ số hình dạng riêng. Theo Nguyễn Hoài Tao, Tạ An
Bình (1985) [48] chỉ số hình thái của trứng gà biến thiên từ 1,32 đến 1,36. Nghiên cứu của
Phùng Đức Tiến và cs (2011) [53] cho thấy chỉ số hình dạng của HI1: 1,33, gà HI2:
1,32, TM1: 1,33, TM2: 1,30.
Chất lượng vỏ trứng
Màu sắc vỏ trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao h
2
= 0,55 - 0,75

(Brandsch và Biilchel, 1978, Nguyễn Chí Bảo dịch) [4], đặc trưng cho mỗi giống.
Màu sắc vỏ trứng được quyết định bởi các hạt sắc tố porphyrin tiết ra ở phần tử
cung của ống dẫn trứng. Màu sắc vỏ trứng gia cầm đa dạng: nâu, xanh, trắng,
đốm Thường những quả trứng đẻ đầu chu kỳ có màu đậm hơn. Phần lớn trứng gà
siêu trứng có vỏ màu nâu, gà siêu thịt có vỏ màu trắng hồng hay trắng sáng. Do
phần lớn gà nội có vỏ màu trắng hồng hay trắng sáng nên người tiêu dùng cũng ưa
chuộng trứng có hai màu.
Màu sắc vỏ trứng không ảnh hưởng đến chất lượng trứng nhưng có ảnh hưởng
đến kỹ thuật soi trứng khi ấp và thị hiếu của người tiêu dùng.
Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, dòng, chế độ chăm sóc,…
Bề mặt vỏ trứng: Thông thường trứng gia cầm đẻ ra có bề mặt trơn, đều, song
bên cạnh đó cũng có một số cá thể thường đẻ ra những trứng có bề mặt xấu, xù xì,
méo mó có vệt canxi hay đường gờ lượn sóng, loại trứng này có ảnh hưởng xấu đến tỉ
lệ ấp nở cũng như thị hiếu của người tiêu dùng .
Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất
lượng trứng và sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm.
Trong kỹ thuật lựa chọn trứng ấp, những quả trứng có khối lượng xung quanh
khối lượng trung bình của giống luôn có kết quả ấp nở tốt nhất. Khối lượng trứng càng
xa trị số trung bình thì tỉ lệ nở càng thấp. Trong một đời gà đẻ, khối lượng trứng tăng
dần từ khi đẻ bói, cho đến khi đẻ đỉnh cao thì ổn định, vì vậy để xác định khối lượng
trứng của một dòng hay giống, nên xác định ở thời điểm 28 - 32 tuần tuổi đối với gà
hướng trứng, 30 - 34 tuần tuổi đối với gà hướng thịt.



16
Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loài, giống, hướng sản xuất, cá
thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái
Vỏ trứng bảo vệ trứng tránh tác động cơ học và các vi khuẩn xâm nhập. Thành

phần vỏ trứng gồm 98% muối canxi, còn lại là photpho và magie, chất hữu cơ chỉ
khoảng 2 - 3%. Mặt ngoài vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ, mặt trong có nhiều mỏm nhô
ra, mềm hơn mặt ngoài, là nguồn canxi hình thành nên bộ xương của phôi, do đó vỏ
trứng mỏng dần và giòn hơn trong quá trình ấp.
Độ dày vỏ có tương quan với độ bền vỏ, do đó ảnh hưởng đến tỉ lệ ấp nở. Độ
dày vỏ trứng gà biến động trong khoảng 0,2 - 0,4mm. Thường những trứng có vỏ
quá dày hoặc quá mỏng đều có tỉ lệ nở kém. Nguyên nhân là vỏ trứng quá dày hạn
chế sự bốc hơi nước, cản trở quá trình phát triển của phôi, gia cầm con khó đạp vỡ
vỏ khi nở. Vỏ trứng quá mỏng dễ bay hơi nước, khối lượng trứng giảm nhanh, dễ
chết phôi, sát vỏ, nở yếu và tỉ lệ chết cao. Ngoài ra, độ dày vỏ trứng còn có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình đóng gói, vận chuyển…
Độ dày vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là hàm lượng
canxi, phospho, vitamin D, …, trong khẩu ăn và phụ thuộc mùa vụ nuôi gà.
Chất lượng lòng trắng: Lòng trắng chứa 85 - 89% là nước, còn lại là các chất dinh
dưỡng như đường, vitamin B
2
, …, cung cấp cho nhu cầu phát triển của phôi.
Cấu trúc của lòng trắng được chia làm 4 lớp: Trong cùng sát lòng đỏ là lớp
lòng trắng đặc, bên trong lớp này có sợi dây giữ hai đầu lòng đỏ bằng trục ngang
gọi là dây chằng. Lớp lòng trắng tiếp theo chiếm 16,8%. Lòng trắng đặc ở giữa
chiếm 57% chứa nhiều sợi nhày, là lớp đệm của lòng đỏ và là nơi bám của một đầu
sợi dây chằng. Lớp lòng trắng loãng ngoài chiếm 23%.
Chỉ số lòng trắng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng, được tính bằng tỷ số giữa
chiều cao lòng trắng và trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó.
Chỉ số này càng lớn thì chất lượng lòng trắng càng cao. Chỉ số lòng trắng bị ảnh
hưởng bởi giống, tuổi và chế độ nuôi dưỡng. Theo Marco (1982) [67], hệ số di
truyền của khối lượng lòng trắng h
2
= 0,22 - 0,78. Orlov (1974) [69] cho biết, chỉ số
lòng trắng trứng gà về mùa đông cao hơn mùa xuân và mùa hè, ở giống gà nhẹ cân




17
chỉ số này không dưới 0,09 và ở giống kiêm dụng khoảng 0,08. Nguyễn Huy Đạt và
cs (2001) [10] cho biết, trứng gà Lương Phượng có chỉ số lòng trắng và lòng đỏ ở
38 tuần tuổi tương ứng là 0,14 và 0,53; ở 60 tuần tuổi tương ứng là 0,091 và 0,49.
Ngoài chỉ số lòng trắng, chất lượng lòng trắng còn được xác định qua đơn vị
Haugh. Đơn vị này phụ thuộc vào khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc.
Đơn vị Haugh càng cao, chất lượng trứng càng tốt. Thực nghiệm đã chứng minh
rằng những quả trứng chênh lệch nhau dưới 8 đơn vị Haugh thì có chất lượng trứng
tương đương nhau [11].
Đơn vị Haugh bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm mái (gà
càng già trứng có đơn vị Haugh càng thấp), bệnh tật, nhiệt độ, thay lông (sau thay lông
đơn vị Haugh cao hơn trước thay lông) và giống. Theo Peniond Jkevich và cs (dẫn theo
Bạch Thanh Dân (1995) [6]), chất lượng trứng được đánh giá rất tốt nếu có chỉ số
Haugh: 80 - 100, tốt: 65 - 79, trung bình: 55 - 64 và xấu dưới 55. Nguyễn Huy Đạt và
cs (2001) [10] cho biết, trứng gà Lương Phượng có chỉ số Haugh ở 38 tuần tuổi đạt
94,4 và 60 tuần tuổi đạt 91,1. Phùng Đức Tiến và cs (2011) [53] cho biết, trứng gà
TM1 và trứng gà TM2 có chỉ số Haugh ở 38 tuần tuổi lần lượt đạt 84,81 và 83,37.
Chất lượng lòng đỏ: Lòng đỏ là một tế bào khổng lồ được bao bọc bởi một lớp
màng mỏng có tính đàn hồi lớn, là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho phôi.
Lòng đỏ trứng có cấu tạo: lớp màng dày 6 - 11mm, đĩa phôi màu trắng sáng có
đường kính 3 mm. Lòng đỏ có các lớp đậm nhạt khác nhau sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi
dào cho phôi. Ngoài ra, còn có mầm sống gắn chặt vào lòng đỏ tạo thành đĩa phôi.
Chỉ số lòng đỏ được tính bằng tỷ số giữa chiều cao và đường kính của nó. Chỉ số
lòng đỏ biểu hiện trạng thái và chất lượng của lòng đỏ, chỉ số này này cao chứng tỏ
trứng có chất lượng tốt, trứng gia cầm tươi chỉ số này là 0,4 - 0,5.
Chỉ số lòng đỏ phụ thuộc vào đặc điểm loài, giống, cá thể, thời gian bảo quản trứng.
Chỉ số lòng đỏ của một số giống gà: Gà TM1, TM2 lần lượt là 26,05% và

26,15%. Gà lông màu Huba là 30,24 - 30,26% theo Phạm thị Minh Thu (2011) (dẫn
theo Phùng Đức Tiến (2011) [53]).
2.2.5. Tỷ lệ thụ tinh và ấp nở



18
Tỷ lệ thụ tinh
Tỉ lệ thụ tinh là một tính trạng để đánh giá khả năng sinh sản của đời bố mẹ.
Hệ số di truyền của tính trạng này h
2
= 0,3 - 0,4 [39]. Sự thụ tinh được thực hiện
ngay tại loa kèn sau khi trứng rụng 15 đến 20 phút. Nếu trong thời gian đó trứng
không gặp tinh trùng thì mất khả năng thụ tinh.
Trứng đã thụ tinh có sự thay đổi sinh hóa, tăng thêm độ dính của bào tương,
tăng sinh nhiệt để chuyển nguồn dự trữ năng lượng cho sự phát triển tiếp theo của
phôi. Trứng thụ tinh là trứng có phôi phát triển tốt, dưới đèn soi thấy hệ thống mạch
máu lan khắp vỏ trứng, vỏ trứng ánh lên màu hồng. Trứng không thụ tinh khi soi
dưới đèn thấy trứng sáng đều, những trứng có phôi chết sớm thấy hệ thống mạch
máu bị đứt quãng, tạo những điểm tụ máu trong trứng.
Hiệu quả thụ tinh phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Di truyền: Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỉ lệ thụ tinh khác nhau. Nguyễn
Đăng Vang và cs (1997) [59] cho biết ở gà Đông Tảo tỉ lệ trứng có phôi đạt 89,54%
và tỉ lệ nở loại I/trứng ấp đạt 70,08%. Nguyễn Ngọc Dụng và cs (2010) (dẫn theo
Phùng Đức Tiến (2011) [53]) cho biết gà tây Huba tỉ lệ trứng có phôi đạt 95,07 -
96,06%.
Tuổi gia cầm: Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở cao nhất thường vào những năm đẻ đầu
tiên. Ở gà trống, tinh hoàn đạt kích thước tối đa ở 28 - 30 tuần tuổi, giai đoạn này đạt tỉ
lệ thụ tinh rất cao. Tinh hoàn có hiện tượng suy thoái sau 48 tuần tuổi nên gà trống một
năm tuổi cho tỉ lệ thụ tinh tốt hơn gà trống hai năm tuổi.

Tỉ lệ trống/mái: Tỉ lệ trống/mái trong một đàn gà tùy từng giống. Nếu thiếu
trống phải bổ xung cho phù hợp. các giống gà nhẹ cân tỉ lệ này là 1 trống với 10 -
15 mái, gà kiêm dụng loại cân nặng trung bình là 1 - 8 đến 1 - 10, giống gà chuyên
hướng thịt tỉ lệ này thấp hơn. Khi đàn gia cầm già thì giảm số gà mái/trống.
Kỹ thuật nhân giống: Ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối đồng
huyết sẽ giảm tỉ lệ thụ tinh.
Yếu tố dinh dưỡng: Dinh dưỡng của đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ
thụ tinh. Khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết làm giảm tỉ lệ thụ



19
tinh. Nếu khẩu phần ăn thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là nguyên
liệu cơ bản để hình thành tinh trùng. Nếu thiếu các vitamin, đặc biệt là vitamin A, E
thì cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ đó ảnh hưởng đến khả năng
sinh tinh và các hoạt động sinh dục.
Điều kiện ngoại cảnh: Là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ
tinh.
Thời gian chiếu sáng 10 - 12 giờ/ngày cho tỉ lệ trứng có phôi tốt nhất, nếu
chiếu sáng quá 14 giờ/ngày, gà mái bị kích thích, gà mái bị hưng phấn quá giảm
tỉ lệ thụ tinh [57].
Nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn so với quy định đều ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ tinh do
rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tỉ lệ thụ tinh thường cao vào mùa xuân và
mùa thu, giảm vào mùa hè nhất là vào những ngày nắng nóng.
Khi độ ẩm chuồng nuôi quá cao, lớp độn chuồng ẩm ướt, gà trống rất dễ mắc
bệnh ở chân, kết quả tỉ lệ thụ tinh giảm. Tuy nhiên, nếu độ ẩm quá cao gà dễ mắc
các bệnh đường ruột, chuồng nuôi kém thông thoáng, hàm lượng khí độc trong
chuồng nuôi tăng lên, do vậy ảnh hưởng đến sức khoẻ và gián tiếp làm giảm tỉ lệ thụ
tinh.
Tỷ lệ ấp nở

Tỉ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỉ lệ phần trăm số con con nở ra so
với tổng số trứng vào ấp. Tỉ lệ nở cao có ý nghĩa kinh tế lớn. Nếu kết quả ấp nở kém
thì tỉ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dưỡng sau này cao, chất lượng con giống không
được đảm bảo.
Hệ số di truyền của sự thụ tinh và ấp nở cũng được nhiều tác giả quan tâm:
Shoffner và Soan (1948) [71] là 0,13, Willson (1948) [73] là 0,04, Hill và cs (1954)
[64] là 0,08.
Tỉ lệ ấp nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Hình dạng trứng: Những trứng có hình ovan cho tỉ lệ nở cao hơn những
quả dị hình.
Khối lượng trứng: Ý kiến của nhiều tác giả cho rằng trong cùng một giống, một



20
dòng, một đàn, nhóm trứng có khối lượng lớn nhất hoặc bé nhất đều cho tỉ lệ nở thấp,
khối lượng trứng to thì sẽ kéo dài thời gian ấp nở.
Orlov (1974) [69] cho biết, trứng ấp nhận được từ một nhóm gà mái đẻ có khối
lượng trứng trung bình sẽ cho kết quả ấp tốt. Tác giả Nguyễn Quý Khiêm (2003) [24] khi
khảo sát những ảnh hưởng đến kết quả nở của gà Tam Hoàng cho thấy, trứng có khối
lượng trung bình từ 45 - 55g có kết quả nở tốt nhất từ 86,95 - 88,89%. Kết quả nghiên
cứu của Olsen và Haynes (1949) [66] cũng cho thấy, khối lượng trứng 45 - 64g tỉ lệ nở
87%, trứng có khối lượng nhỏ hơn 45g tỉ lệ nở 80%, trên 64g chỉ nở 71%.
Chất lượng bên trong trứng: Các trứng có khiếm khuyết như có đốm máu,
đốm thịt do chúng rụng ra từ đường sinh dục và được bao lại trong phần lòng đỏ có
tỉ lệ ấp nở thấp.
Cường độ đẻ trứng: Ảnh hưởng đến tỉ lệ nở, con giống nào đẻ càng nhiều trứng thì
tỉ lệ nở càng thấp, chỉ đạt được 60 - 65% do tỉ lệ có phôi của trứng thấp.
Chế độ nuôi dưỡng, dinh dưỡng: Nếu cho đàn bố mẹ ăn thiếu chất như thiếu
vitamin D, E thì tỉ lệ có phôi giảm, vì những vitamin này có liên quan đến chất

lượng tinh trùng, mật độ của chúng sẽ thấp, lâu dài có thể gây thoái hóa dịch hoàn.
Bên cạnh đó, các yếu tố di truyền gây chết và nửa gây chết cũng làm giảm tỉ lệ ấp
nở do các gen làm gà con không thể nở ra hết hoặc chết trong giai đoạn đầu của phôi.
2.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn
2.3.1. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình sinh học phức tạp, được duy trì từ khi phôi thai
được hình thành, đến khi con vật thành thục về tính. Hay sinh trưởng là sự tích lũy
chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất (đồng hóa, dị hóa) làm cho cơ thể tăng lên về
khối lượng, thể tích của từng cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem là quá trình tổng hợp protein, nên
thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Tuy
nhiên, không phải cứ tăng trọng là có sinh trưởng như béo mỡ do tích nước, không
có sự phát triển của mô cơ. Với gia cầm, sinh trưởng được chia thành hai giai đoạn
chính là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.



21
Thực chất của sinh trưởng là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong
cơ thể vật nuôi. Sự sinh trưởng thông qua ba quá trình: Phân chia tế bào để tăng số
lượng, thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào.
Thí nghiệm cổ điển của Hammond (1959) (dẫn theo Vũ Ngọc Sơn (2006) [42])
đã chứng minh sự sinh trưởng của các mô cơ được diễn ra theo các trình tự sau:
Hình thành hệ thống chức năng tiêu hóa, nội tiết; hình thành hệ thống khung xương;
hình thành và phát triển hệ thống xương khớp và tích lũy mỡ.
Theo Chambers J. R (1990) [61] đường cong sinh trưởng của gà có 4 đặc
điểm chính:
Pha sinh trưởng tích lũy tăng nhanh tốc độ sau nở
Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất
Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn

Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành
Trong giai đoạn đầu của sự sinh trưởng, thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa
cho sự phát triển xương, mô cơ và một phần rất ít tạo mỡ. Giai đoạn cuối của sự
sinh trưởng nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để tạo hệ thống xương, cơ
nhưng lúc này hai hệ thống này đã giảm bớt tốc độ phát triển. Khi con vật càng già
thì hàm lượng chất dinh dưỡng được chuyển sang tích lũy mỡ càng nhiều.
Khi nói tới sinh trưởng không thể không nói tới phát dục vì sinh trưởng và
phát dục là hai quá trình thống nhất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá
trình phát triển của vật nuôi. Phát dục là quá trình thay đổi về chất của cơ thể. Sự
thay đổi này bao gồm sự hình thành và hoàn thiện của từng tổ chức, bộ phận mới
của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai cũng như trong suốt quá trình
phát triển của con vật. Sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời, đan xen, bổ xung,
hỗ trợ nhau làm cho cơ thể phát triển ngày càng hoàn thiện.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
Yếu tố di truyền của giống: Sự di truyền tính trạng này được quy định bởi sự
tham gia của nhiều gen và ở mức độ nào đó có thể liên kết với giới tính, tuổi, tính



22
biệt, trạng thái sức khỏe và đặc điểm riêng của cá thể. Ảnh hưởng của di truyền tới
khối lượng gà được thể hiện qua hệ số di truyền (h
2
).
Tính biệt: Do khác nhau về đặc điểm, chức năng sinh lý nên khả năng đồng
hóa, dị hóa của con trống và con mái không giống nhau, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ
sinh trưởng. Tốc độ sinh trưởng của gà trống lớn hơn gà mái, thể hiện rõ ở gà kiêm
dụng và gà thịt so với gà hướng trứng. Do vậy, trong cùng giai đoạn như nhau, gà
trống có khối lượng lớn hơn gà mái. Trong độ tuổi sinh sản, khi tuổi càng tăng thì
sự chênh lệch này càng lớn.

Theo Jull M.A (1972) (dẫn theo Phùng Đức Tiến (1996) [51]) gà trống có tốc
độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 - 32%. Tác giả cũng cho biết sự sai khác này
do gen liên kết với giới tính, những gen ở gà trống (2 nhiễm sắc thể) hoạt động
mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể). Theo North M.O và cs (1990) (dẫn theo
Nguyễn Viết Thái (2012) [45]) đã rút ra kết luận: lúc mới nở gà trống nặng hơn gà
mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn. Ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi
hơn 11%, 4 tuần tuổi hơn 27%, 5 tuần tuổi hơn 17%, 6 tuần tuổi hơn 20%, 7 tuần
tuổi hơn 23%, 8 tuần tuổi hơn 27%.
Dựa vào sự chênh lệch khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái, người ta đã
tách riêng trống, mái từ một ngày tuổi, phương pháp này đem lại hiệu quả cao trong
chăn nuôi. Tùy mục đích chăn nuôi mà từng đàn có thể có tỉ lệ trống, mái khác
nhau. Đàn nuôi lấy trứng có tỉ lệ mái nhiều hơn trống, đàn nuôi thịt tỉ lệ trống nhiều
hơn.
Tuổi: Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng phát dục ở gia
cầm chịu sự chi phối của quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn. Theo
BoZKO P.E (1973) (dẫn theo Lê Huy Liễu (2010) [30]) cho thấy, trong độ tuổi từ
mới nở đến 60 ngày, quá trình sinh trưởng của gà chia làm 3 giai đoạn:
Từ mới nở đến 10 ngày: gà con chưa điều tiết được thân nhiệt, chưa có sự khác
nhau về sinh trưởng giữa gà trống và gà mái, cơ xương mềm yếu, gà ít vận động, buồn
ngủ, phản ứng với ngoại cảnh kém, gà có tốc độ sinh trưởng nhanh.



23
Từ 11 đến 30 ngày: gà sinh trưởng rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt giữa con
trống và con mái về tốc độ sinh trưởng, màu sắc lông và các đặc điểm thứ cấp, gà
chuyển hóa thức ăn tốt, cơ quan điều tiết thân nhiệt đã hoàn thiện.
Từ 31 đến 60 ngày: khối lượng tăng nhanh, các phản xạ về thức ăn, nước
uống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đã được củng cố bền vững, gà con kết thúc
quá trình thay lông tơ bằng lông vũ.

Theo Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Hữu Đạt (2011) [11] gia cầm
non sinh trưởng rất nhanh, sau 2 - 3 tháng tuổi, khối lượng đã tăng lên hàng chục
lần so với khối lượng ban đầu. Gà con giống chuyên thịt cao sản một ngày tuổi có
khối lượng trung bình 38 - 40g, tăng lên 1500 - 2000g ở 5 tuần tuổi (tăng 40 - 50 lần
so với khi mới nở).
Tốc độ mọc lông: Có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng. Theo Kushener
K. F (1974) [26] gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn.
Nguyên nhân dẫn tới sai khác về tốc độ mọc lông là do một cặp gen liên kết với giới
tính quy định, gen quy định tốc độ mọc lông chậm (trội) so với gen quy định mọc
lông nhanh (lặn). Nghiên cứu của Siegel và Dunington (1987) [70] cho rằng gen
quy định tốc độ mọc lông nhanh cũng quy định tốc độ tăng trọng nhanh.
Chế độ dinh dưỡng: Khả năng di truyền không thể đưa đàn gà tới tốc độ sinh
trưởng tối đa của mức giới hạn di truyền vốn có nếu không có chế độ dinh dưỡng
hợp lí. Nếu mức dinh dưỡng phù hợp, con vật sẽ tăng khối lượng nhanh, đạt được
khối lượng tối đa trong thời gian ngắn và ngược lại. Nghiên cứu của Nguyễn Duy
Hoan (1998) [19] cho thấy khẩu phần ăn cho gia cầm phải cân đối, đầy đủ dinh
dưỡng, phù hợp tuổi, với dòng, giống và đặc điểm tiêu hóa của gà. Ở gà con sự
tích lũy protein cao và giảm dần theo tuổi, gà đẻ nhu cầu năng lượng không vượt
quá 3000Kcal/kg thức ăn, vì năng lượng cao gà sẽ tích lũy chất béo, sức đẻ giảm.
Khí hậu: Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống, trời lạnh, gà phải điều tiết thân
nhiệt bằng cách tăng cường hoạt động của tuyến giáp và cường độ trao đổi chất và
ngược lại. Ngoài ra, ánh sáng, độ ẩm và thoáng khí cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng
của gà.



24
Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Khối lượng cơ thể: Đây là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, không chỉ
đối với gia cầm nuôi thịt mà còn rất quan trọng đối với gia cầm nuôi sinh sản, đặc

biệt là giai đoạn gà con, gà hậu bị. Khối lượng cơ thể gà phản ánh chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng có hợp lý hay không và chúng liên quan chặt chẽ tới khả năng sinh sản.
Khối lượng cơ thể là tính trạng có hệ số di truyền khá cao (40 - 60%) và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: tính di truyền, tính biệt, tuổi, tốc độ mộc lông, chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng,… Khối lượng thường được theo dõi theo tuần tuổi.
Khối lượng cơ thể của gà mái trong giai đoạn đẻ là một chỉ tiêu quan trọng, có
liên quan tới khối lượng trứng đẻ ra và hiệu quả sử dụng thức ăn. Khối lượng gà
mái được kiểm tra ở 20 tuần tuổi (quan trọng nhất), khi tỉ lệ đẻ đạt 5%, 50% và đẻ
đỉnh cao. Theo Nguyễn Thị Mai (2000) [33] yêu cầu đạt được với gà mái sinh sản
hướng trứng: Đạt khối lượng chuẩn ở 20 tuần tuổi từ 1500 - 1650g, tùy giống mà có
độ đồng đều trên 80%, trong giai đoạn đẻ trứng gà không quá béo.
Tốc độ sinh trưởng: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm vì
chúng phản ánh mức độ tăng lên về khối lượng, thể tích của bộ phận hay toàn bộ cơ
thể trong thời gian nhất định. Tốc độ sinh trưởng là những tính trạng tính di truyền
có liên quan đến những đặc điểm trao đổi chất. Điều này có ý nghĩa kinh tế rất lớn
với các gia cầm hướng thịt vì những giống, dòng gia cầm có khả năng sinh
trưởng nhanh thì có thể vỗ béo và giết thịt sớm hơn. Với gia cầm đẻ khối lượng
cơ thể gia cầm có ý nghĩa quan trọng bởi nó liên quan tới khả năng đẻ trứng và
hiệu quả sử dụng thức ăn. Gia cầm quá béo hoặc quá gầy đều có ảnh hưởng
không tốt đến khả năng đẻ trứng. Chính vì vậy, trong chăn nuôi gà đẻ, cần có
một chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý để gà mái có khối lượng cơ thể đạt
chuẩn từ đó cho sức sản xuất trứng cao nhất.
Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tính di truyền,
tính biệt, tốc độ mọc lông, chế dộ chăm sóc nuôi dưỡng,… Thông thường, người ta
sử dụng khối lượng ở các tuần tuổi, thể hiện bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ. Đồ thị sinh
trưởng tích lũy luôn có dạng hình chữ S.



25

Để đánh giá khả năng sinh trưởng chúng ta cũng sử dụng tốc độ sinh trưởng
tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối.
Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong khoảng thời
gian giữa hai lần khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, sinh trưởng
tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần.
Sinh trưởng tương đối: là tỉ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể từ
lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát. Đơn vị tính là %. Đồ thị sinh
trưởng tương đối có dạng hyperbol. Sinh trưởng tương đối giảm dần qua các tuần
tuổi.
2.3.2. Cơ sở tiêu tốn thức ăn
Gà nói riêng và gia cầm nói chung được coi là vật nuôi chuyển hóa thức ăn
nhanh và hiệu quả. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thể hiện qua chỉ tiêu
TTTA. Ta thường chú ý đến các chỉ tiêu TTTA/kg tăng trọng (gà thịt), TTTA/giai
đoạn (g/con/tuần), TTTA/10 trứng (đối với gà trứng)
Trong chăn nuôi hàng hóa, thức ăn chiếm 65 - 70% giá thành các loại sản phẩm
động vật. Do vậy, nếu TTTA lớn thì hiệu quả kinh tế thấp và ngược lại.
TTTA liên quan đến tính biệt, biện pháp nuôi dưỡng và những biện pháp kỹ
thuật. Do vậy để hạ thấp TTTA cần thực hiện cho gia cầm ăn theo nhu cầu đặc điểm
sinh lý, cải thiện khả năng tăng trọng, giảm thời gian nuôi vỗ béo kết hợp với quá
trình chọn lọc.
TTTA phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tác giả Ferket và Sell (1990) (dẫn theo Chế Minh Tùng, Lâm Thị Minh Thuận,
Bùi Thị Kim Phụng (2012) [57]), Bùi Quang Tiến và cs (1994) [49] khi nghiên cứu
trên gà Tây, gà Ross - 208 và Hybro đã đưa ra kết luận: TTTA phụ thuộc vào tuổi cũng
như chất lượng dinh dưỡng của thức ăn. Trong cùng một giống gia súc, gia cầm, độ
tuổi có ảnh hưởng lớn đến TTTA.
Lê Hồng Mận và cs (1993) [36] cho biết nuôi gà Broiler đến 9 tuần tuổi tiêu tốn
2,39 - 2,41kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể. Đoàn Xuân Trúc và cs (1993) [56]
khi nghiên cứu các công thức lai gà Hybro AV
35

, AV
53
, AV
135
cho biết TTTA/kg tăng

×